Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

HÀN BĂNG CHƯỞNG TRONG HÌNH HỌC (version 1, 240206)

Bài viết này trình bày một cách tiếp cận bài hình học: tính toán mọi đại lượng mục tiêu của lời giải qua các
bậc tự do của bài toán. Tên của phương pháp, xin tạm bịa một cái tên thật bá đạo là HÀN BĂNG CHƯỞNG
để hút khách, hay nếu khiêm tốn hơn một chút, là ĐÓNG BĂNG. Bạn hãy để ý đến các từ khóa sau đây khi
đọc phần mô tả bên dưới để hiểu về ý tưởng: bậc tự do, yếu tố độc lập, cố định, đại lượng mục tiêu.
Bài viết, cũng như các ví dụ sử dụng để minh họa cho phương pháp, được các thành viên đăng ở trong nhóm
Facabook Thế Giới Toán Học: https://www.facebook.com/groups/thegioitoanhoc
A. Mô tả
Trước hết ta giới thiệu khái niệm trung tâm của phương pháp: bậc tự do của bài toán. Bậc tự do nếu bạn nào
học không gian véc tơ rồi, thì nó tương tự như là số lượng của hệ cơ sở. Còn bạn nào chưa học thì có thể
hiểu đơn giản là với bài toán này, nếu ta biết được n đại lượng độc lập với nhau nào đó, và từ n đại lượng
này, ta tính được mọi đại lượng khác cần tính, thì bậc tự do của bài toán là n.
Ví dụ thế này cho thêm dễ hiểu, nếu đề bài cho một tam giác ABC, thì nó là một tam giác lông bông, có hàng
10 tỷ tam giác ABC và ta chưa biết nó cao thấp béo gầy ra sao, và các đại lượng sinh ra từ ABC cũng toàn bộ
là chưa có gì xác định. Nhưng nếu ta đưa vào đặt các cạnh của tam giác là a,b,c, thì lập tức ABC được cố định
thành một tam giác duy nhất. Nó trở nên ngoan hiền dễ bảo, và mọi đại lượng sinh ra từ ABC sẽ đều nhận 1
giá trị duy nhất và giá trị đó có thể được tính toán qua a,b,c. Vì thế bậc tự do của một tam giác là n = 3. Thêm
vào đó, không nhất thiết phải là 3 cạnh, bạn có thể chọn 3 yếu tố độc lập bất kỳ để xác định một tam giác. Ví
dụ 2 cạnh và 1 góc xen giữa (c.g.c), 2 góc và 1 cạnh xen giữa (g.c.g), hay các bộ ba độc lập khác từ
a,b,c, A, B, C,r,R,p,S... Tính “đủ” là điều dễ nhận thấy khi xem xét lựa chọn các bậc tự do, một tam giác
không thể xác định duy nhất nếu chỉ biết 2 yếu tố bất kỳ. Tính chất độc lập của bậc tự do cũng cần được
nhấn mạnh, vì ví dụ, 3 yếu tố là các góc A, B, C không thể là cùng nhau tạo nên 3 bậc tự do của một
tam giác, vì nếu chỉ biết 3 góc tại đỉnh thì tam giác đó vẫn chưa xác định duy nhất. Lý do là vì 3 đại lượng này
không là độc lập với nhau do chúng có liên hệ A  B  C  1800 .
Trong những trường hợp đơn giản nhất, thì bậc tự do chính là số lượng yếu tố độc lập cần có để cố định toàn
bộ các điểm của bài toán, tức là bắt chết mọi thứ, bắt chúng ngoan ngoãn đứng yên đấy nhận một giá trị duy
nhất, xếp hàng chờ ta tìm đến và đo đạc (đây là lý do cho tên gọi ĐÓNG BĂNG). Còn trong các trường hợp ít
đơn giản hơn, hoặc là để đỡ phức tạp hơn, thì bậc tự do sẽ chỉ là số lượng yếu tố độc lập cần thiết để đóng
băng toàn bộ những đại lượng mục tiêu mà chúng ta cần cho lời giải.

1
Với ý tưởng như vậy, thì ta có các bước thực hiện như sau:
Bước 1: xác định bậc tự do n của bài toán, tức là số lượng đại lượng cần được cố định cho việc đóng băng
Bước 2: sau khi xác định được bậc tự do là n rồi, thì công việc tiếp theo là chọn n yếu tố độc lập để tính toán
các đại lượng mục tiêu. Giống như việc lựa chọn 3 đại lượng trong số a,b,c, A, B, C,r,R,p,S... để đóng
băng một tam giác, ở bước này ta cần chọn đúng và khéo để phần tính toán không bị cồng kềnh và khả thi.
Bước 3: xuất phát từ các bậc tự do đã được chọn, gặm dần bài toán cho đến hết: dùng các bậc tự do đã chọn
để tính toán toàn bộ các đại lượng mục tiêu cần thiết và đi đến kết quả cũng như lời giải. Công việc của bước
này nếu bị quá cồng kềnh hoặc bất khả thi, thì có thể quay lại bước 2 xem xét các lựa chọn khác khả dĩ hơn.
B. Nhận xét
1. Quan sát bước đầu thì cách làm này có màu sắc đại số hóa hình học, tất nhiên không phải là cách làm tối
ưu và nhanh nhất trong mọi trường hợp, hay là vạn năng có thể giải quyết mọi bài toán. Nhưng trong những
đề bài mà nó phù hợp để giải, thì cách này có ưu điểm là: hệ thống, giản dị và...ít phải sáng tạo. Sử dụng cách
này thì người giải giống như một người công nhân cần mẫn, lần lượt tìm cách thu thập các đại lượng mục
tiêu. Nói cách khác, khi đã xác định xong các bậc tự do, thì ta chỉ việc biến thành một cái máy, lao vào tính
toán đến chết là xong, không cần nghĩ ngợi sáng tạo thêm gì cả. Với những đặc điểm này thì mặc dù có cái
tên rất phô trương là HÀN BĂNG CHƯỞNG, nhưng bản chất của phương pháp lại rất ít hoa mĩ, ngược lại nó
còn có phần nông dân, chân chất thậm chí là...cục súc.
2. Cách làm này cũng không phải là điều gì mới mẻ, chưa ai làm cả. Thực tế nó còn là một trong những cách
phổ biến nhất mà rất nhiều người áp dụng để giải bài hình. Nhưng họ giải và trình bày không thông qua các
bậc tự do. Còn ở đây trình bày cùng lời giải đó nhưng thông qua, diễn đạt bằng các bậc tự do, để mọi thứ
trở nên rõ ràng và sáng sủa ngay từ những bước đầu tiên. Mọi thứ được định hình rõ ràng, sáng sủa ngay từ
đầu đối với người giải, đây cũng chính là một ưu điểm khác, và là ưu điểm nổi bật, của ĐÓNG BĂNG.
3. Nhận xét này được viết bổ sung sau một số trao đổi với các bạn trong nhóm, về phạm vi áp dụng của
phương pháp: với trải nghiệm chưa nhiều của người viết trong việc giải các bài toán hình học ở các cấp độ
khác nhau, xin đưa ra một số phân tích tiếp theo các quan sát ban đầu trong nhận xét 1 như sau. Thứ nhất,
việc có thể biểu diễn được mọi đại lượng trong bài qua các bậc tự do, là một khẳng định luôn đúng đối với
mọi bài toán (chỉ là cồng kềnh hay không, nghiệm hiển qua công thức hay không). Thứ hai, như đã nói ở nhận
xét 2, ĐÓNG BĂNG không hẳn là đưa ra một lời giải mới cao siêu tầm cỡ gì, mà chỉ là một cách diễn đạt khác,
một ngôn ngữ khác, trình bày lại những biến đổi quen thuộc thông qua các bậc tự do. Vì vậy, phương pháp
này không tách rời chính nó ra khỏi những phương pháp hay công cụ hình học khác. Nên mặc dù mang màu
sắc đại số hóa hình học, nhưng ĐÓNG BĂNG hoàn toàn có thể sử dụng mọi công cụ hình học. Không hề có
hạn chế nào về việc kết hợp ĐÓNG BĂNG với những biến đổi, đường phụ, hay các liên kết thuần hình học,
để giúp quá trình tính toán các đại lượng mục tiêu từ chỗ đang bất khả thi trở nên khả thi, hoặc từ chỗ đang
cồng kềnh trở nên mịn màng gọn đẹp. Điều này phụ thuộc vào trình độ và sự khéo léo của người giải. Cũng
giống như một thanh đao dù cùn, nhưng nếu được sử bởi một một tuyệt thế cao thủ, thì ngọn đao đó chém
gì cũng đứt. Nên có thể tạm nói, mạnh dạn hơn nhận xét 1 bên trên, rằng ĐÓNG BĂNG cũng là một thanh
đao như mọi thanh đao khác trong hình học, dùng để chém các đề bài, và người sử dụng nếu là cao thủ, thì
dùng ĐÓNG BĂNG để chém đâu cũng được. Xuất phát điểm và bản chất của phương pháp có thể là từ một
tư tưởng cục súc, nhưng với sự vận dụng của những cao thủ tinh hoa, mình hi vọng và tin rằng nó hoàn toàn
có thể tạo nên những lời giải xịn mịn xinh ngoan, à nhầm xịn mịn thôi.

2
C. Minh họa
Xin phép minh họa phương pháp với một số bài toán gần đây trong nhóm. Một là để mang tính thời sự, và
hai là để cứu mình khỏi việc tìm kiếm các ví dụ minh họa khác, vì sau thời gian khá dài không làm toán, thì
ngân hàng đề bài của mình hiện nay là không có. Các lời giải sau đây không phải tất cả là của mình, mà có
những phần lời giải là từ comment của các bạn khác.

Ví dụ 1. (Duy Chuyen My)


Cho hình vuông ABCD. Lấy E,F trên AB,AD sao cho AE = AF. Vẽ tam giác đều GEC. Tính GFD
Lời giải.
Để đóng băng toàn bộ bài toán, thì cần biết cạnh của ABCD và vị trí của E trên AB. Nên đầy đủ ra, bậc tự do
của bài toán bằng 2. Tuy nhiên ở đây cạnh của ABCD không đóng vai trò nào trong các tính toán, nên chỉ cần
xét 1 bậc tự do là vị trí của E. Vì bài toán yêu cầu tính góc, nên ta đưa vào yếu tố biểu diễn vị trí của E trên
AB thông qua một góc nào đó.
Đặt BCE  x như trong hình vẽ. Tiếp theo với đà cục súc thường có khi sử
dụng hàn băng chưởng, mình đã định lao vào lượng giác đến chết để tìm
GFD . May mà được chủ thớt cảnh tỉnh nên quay sang tìm cách cộng trừ góc
để đi đến kết quả, cụ thể là
a  900  2x  f  600  ax  x  300

 
CF  CE  CG  CFG cân tại C  ce  1800  xf / 2  1050  x

 e  1050  x  c  1050  x   900  x   150 . Kết luận GFD  150

Ví dụ 2. (Tan Nguyen)
Cho ABC và trung tuyến AM. Trên tia đối của MA lấy điểm E sao cho CE có thể cắt AB tại K. D là trung
điểm CK. AD cắt BC tại G. Chứng minh rằng DM chia đôi đoạn GE.

Lời giải.
Nhận thấy DM là đường trung bình của BCK , nên DM∥ AK và DM sẽ đi
qua trung điểm của AC. Do DM chia đôi AC nên nếu GE∥ AC thì DM sẽ
chia đôi GE nhờ bổ đề hình thang. Vì vậy ta tìm cách chứng minh GE∥ AC
Khi đã có tam giác ABC, thì mọi thứ sẽ được đóng băng nếu như E được
xác định, ta có n = 1. Ban đầu mình định biểu diễn vị trí của E qua các góc
ở C, rồi dùng góc để chứng minh GE∥ AC . Nhưng làm cách này một hồi
không ra, nên chuyển sang biểu diễn vị trí của E trên AM bằng yếu tố tỉ lệ,
và dùng Menelaus để giải. Điều này sau đó nghĩ lại thì cũng rất tự nhiên
và thuận theo luật hoa quả, vì bài toán yêu cầu chứng minh tỉ lệ, thì ta
đưa vào bậc tự do là tỉ lệ. Cụ thể như sau
ME DE DE DE DG DG MG
Đặt x    . Để GE∥ AC thì cần có x   . Lại có DM∥ AB   .
MA DK DC DC DA DA MB
MG
Nên tóm lại, để GE∥ AC thì cần có x  (1). Áp dụng Menelaus cho GCD và cát tuyến AME, ta có
MB
MG EC AD MG DC  DE BM MG 1  x MG x MG MG x
. . 1  . . 1  . 1      x
MC ED AG MC DE BG BG x BG 1  x MB MG  BG 1  x  x
Như vậy là ta có (1), nghĩa là có GE∥ AC . Theo phân tích ở phần đầu thì từ đó suy ra đpcm

3
Ví dụ 3. (Con Bò)
Cho ABC và các điểm M,N,P trên các cạnh BC,CA,AB sao cho AM,BN,CP đồng quy tại O. Qua O kẻ đường
thẳng song song với BC cắt MN,MP tại H và K. Chứng minh rằng OH = OK

Lời giải.
Khi đã có tam giác ABC, thì mọi thứ sẽ được đóng băng nếu như
O được xác định. Việc đóng băng O sẽ không thuận tiện cho các
tính toán, nên ta chuyển sang đóng băng M,N,P. Chỉ cần đóng
băng 2 trong số 3 điểm này, thì sẽ kéo theo xác định điểm còn
lại và mọi điểm khác của bài toán. Vì bài này chỉ có các đường
thẳng giao nhau, và yêu cầu chứng minh tỉ lệ, nên ta dự đoán
có thể dùng Menelaus và Ceva để giải quyết, và vì thế ta đưa
vào các yếu tố tỉ lệ để cố định N và P. Cụ thể như sau:
PB NC 1 MC
Đặt  x,  y . Áp dung Ceva cho ABC và điểm O  x. . 1 (1)
PA NA y MB
MD KA
Áp dung Menelaus cho ABD và cát tuyến MKP  .x.  1 (2)
MB KD
ME HA
Áp dung Menelaus cho ACE và cát tuyến MHN  .y. 1 (3)
MC HE
ME MB y ME OH
(3) chia (2)  . .  1 . Nhân vế và với với (1)  1   1 (theo bổ đề hình thang)
MD MC x MD OK
Bình luận.
Nếu M là trung điểm của BC, thì ví dụ 3 sẽ đưa về ví dụ 2, với PN song song BC và bị chia đôi bởi AO. PN ở ví
dụ 3 chính là GE ở ví dụ 2. Và việc chứng minh cả song song lẫn bị chia đôi của GE ở ví dụ 2 có thể thực hiện
bởi 1 lần Ceva cho ADC và điểm M (Nguyễn Hồng Tâm). Cách làm này nhanh và ngắn hơn nhiều lời giải đã
trình bày. Sau ví dụ 2 và 3 thì có thể thấy Menelaus và Ceva quả thật rất bá đạo. Gặp những bài có các đường
giao nhau, những tam giác bị xiên qua, các tứ giác toàn phần, cứ thỉnh hai cụ này vô là sẽ ra được rất nhiều
thứ thậm chí đi thẳng đến cái đích cuối cùng (xem thêm ví dụ 7 bên dưới). Talet thực ra cũng là trường hợp
đặc biệt của Menelaus khi cho cát tuyến song song với một cạnh (giao điểm ở vô cùng).

Ví dụ 4. (Tuong Huynhcongcat)
Cho hình chữ nhật ABCD với hai cạnh a,b. Điểm M chạy trên BC. Tìm
vị trí của M để đường tròn nội tiếp tam giác MAD có diện tích lớn nhất.
Lời giải.
Với hai cạnh a,b đã biết thì hcn ABCD là hoàn toàn xác định. Toàn bộ các đại lượng sẽ được đóng băng nếu
như M được xác định. Như vậy bậc tự do của bài toán này là n = 1. Ta đặt MB = x và MC = y để thực hiện
phần tính toán. Lưu ý rằng n = 1 nên chỉ cần một mình x hoặc y là đã đủ. Ở đây đưa vào y thay vì viết (b - x)
là để cho phần tính toán được gọn và đẹp.
Từ công thức S = pr, ta thấy vì diện tích MAD là không đổi, nên bán kính của đường tròn sẽ lớn nhất khi chu
vi MAD là nhỏ nhất. Nói cách khác, diện tích hình tròn sẽ lớn nhất nếu MA + MD là nhỏ nhất.

Bài toán đưa về việc tìm GTNN của Q  a2  x2  a2  y2 với điều kiện x + y = b
Áp dụng bất đẳng thức Minkowski (bất đẳng thức về tổng độ dài véc tơ và độ dài véc tơ tổng), ta có
Q  a2  x2  a2  y2   a  a2   x  y 2  4a2  b2 . Dấu “=” xảy ra khi x/a = y/a hay x = y. Ta kết luận
diện tích hình tròn là lớn nhất khi M là trung điểm của BC.
4
Ví dụ 5. (Truc Doan)
Cho ABC nhọn  A  B  C  nội tiếp đường tròn (O). Điểm D thuộc cạnh BC. Trên AB,AC lấy E,F sao
cho DE = DB và DF = DC. Chứng minh rằng diện tích AEOF không phụ thuộc vào vị trí của D.

Lời giải.
SAEOF  SABC  SBOC   SOBE  SOCF  nên đề bài   SOBE  SOCF   D (1)
Bài toán sẽ đóng băng nếu như ABC là xác định và vị trí của D
trên BC là xác định. Như vậy số bậc tự do là n = 4.
Để xác định D ta đặt BD = d. Để xác định tam giác ABC, ta đưa
vào các góc x,y,z như trong hình vẽ, đồng thời đặt R = OA ; a = BC.
Việc đưa ra tận 5 yếu tố để xác định ABC chứ không phải là 3 là
để giúp phần tính toán được gọn gàng hơn. Trong 5 yếu tố này cũng chỉ có 3 yếu tố là độc lập, tức là khi cần
ta có thể xây dựng được 2 đẳng thức liên hệ giữa 5 yếu tố này. Ta có
1 1
SOBE  BE.cao  dcos  x  z Rsinx ; SOCF  CF.cao  a  d cos  y  z Rsiny
2 2
 
 SOBE  SOCF  f  x,y,z,a,R   dR cos  x  z  sinx  cos  y  z  siny   f  x,y,z,a,R   d  có (1)  đpcm

 
 siny sinx 

Ví dụ 6. (Truc Doan)
Cho ABC nhọn có A  600 . Lấy E,F trên AB,AC sao cho BCE  CBF  300 . Chứng minh BE = EF = FC

Lời giải.
Gọi D là giao điểm của CE và BF, dễ thấy các góc ở D là 600 và 1200
 tứ giác AEDF nội tiếp và BDE ∽ BAF, CDF ∽ CAE (1)
Bài toán sẽ đóng băng nếu tam giác ABC là cố định. Ta tạm thời đưa
vào 3 yếu tố là các độ dài a,b,c tương ứng với DE,DF và DB để đóng
băng bài toán. Lưu ý rằng ABC đã có A  600 nên chỉ còn lại 2 bậc tự
do. Tức là a,b,c chỉ có 2 thành phần độc lập, và khi cần ta có thể xây
dựng 1 đẳng thức liên hệ giữa 3 yếu tố này.
BE FA DC
Áp dụng Menelaus cho CAE và cát tuyến BDF  . . 1
BA FC DE
FA BA BE BA DC
(1)    . .  1  BE  FC . Tiếp theo áp dụng định lý hàm số cosin cho các tam giác chứa
DE BD BA BD FC
BE,EF,FC là BDE, CDF, DEF sẽ thu được nốt dấu “=” còn lại trong yêu cầu của đề bài. Cụ thể là
BE2  a2  c2  ac BE2  a2  c2  ac

 2 2 2 
 2 2 2 a  b
CF  b  c  bc  DE  a  b  ab  
 2 2 2  2 2 c  a  b
DE  a  b  ab a  ac  b  bc
 
Cả hai trường hợp trên đều có thể dễ dàng dẫn tới kết quả BE  EF  đpcm

5
Ví dụ 7. Bài toán cái nơ (Trần Công Băng)
Cho ABC , điểm D trên AB, điểm E,F trên BC, điểm G trên AC sao cho DF cắt GE tại H nằm trong ABC như
hình vẽ. BH cắt GF tại J, CH cắt DE tại I. Chứng minh rằng AH,BI,CJ đồng quy.
Lời giải.
Bài toán chỉ có các tam giác cùng cát tuyến và các giao điểm,
chính là môi trường lý tưởng để áp dụng Menelaus và Ceva
(với cấp 2) hay tâm tỉ cự (với cấp 3), hoặc thậm chí là phương
pháp diện tích (Hoang Ha). Ta đi tìm lời giải sử dụng Menelaus.
Khi ABC đã xác định, thì bài toán sẽ bị đóng băng nếu như 4
điểm D,E,F,G là xác định. Như vậy bậc tự do là n = 4. Ta sẽ đưa
vào 4 bậc tự do là 4 yếu tố tỉ lệ xác định vị trí của 4 điểm này
trên các cạnh của ABC . Việc lựa chọn 4 bậc tự do như bên
dưới là để thuận tiện cho việc áp dụng BỔ ĐỀ 3 CÂY CHỤM LẠI. Gọi M là giao điểm của AH và BC.
BD CG BE CF ID JG
Đặt  x,  y,  z,  t để đóng băng bài toán. Đặt thêm  u,  v để cho phần tính toán
BA CA BM CM IE JF
được gọn đẹp. Khi đó, nếu gọi P là giao điểm của AH với BI, Q là giao điểm của AH với CJ, thì theo bổ để 3
PA x QA y
cây chụm lại ta có . u , .  v . Đề bài  P  Q  xtv  yzu (1)
PM z QM t
(các điểm P,Q không được vẽ trên hình để đỡ rối vì chúng không có vai trò gì trong các tính toán tiếp theo)
Ta chứng minh (1) bằng cách áp dụng Menelaus đến chết (6 lần) như sau:
 CE HF  BF HE
DEF, IHC  u. CF . HD  1 GEF, JHB  v. BE . HG  1
 
 EM y HA  FM x HA
(2) AMC, EHG  . . 1 (3) AMB, DHF  . . 1
 EC 1  y HM  FB 1  x HM
 HD MF 1  HG ME 1
FDB, AHM  . . 1 EGC, AHM  HE . MC . 1  y  1
 HF MB 1  x 
Nhân vế với vế của (2) và (3) thu được:
u y MF 1 v x ME 1 BE CF
.EM . . .  1  .FM . . .  yu.  xv  yuz  xvt  có (1)  đpcm
CF 1  y MB 1  x BE 1  x MC 1  y BM CM

Bổ đề 3 cây chụm lại (phiên bản tổng quát của bổ đề hình thang):
Cho ABC , lấy các điểm D,E trên AB,AC. Lấy F trên DE, AF cắt BC tại G.
AD AE FD GB x
Đặt  x,  y,  u . Khi đó ta có .  u
AB AC FE GC y
KD AH FE
Kẻ DH∥BC với H AC và Menelaus cho DEH và cát tuyến KFA ta có . . 1
KH AE FD
KD AH AC FE KD 1 1 KD x GB KD
 . . .  1  .x. .  1  .  u . Theo bổ đề hình thang thì   đpcm
KH AC AE FD KH y u KH y GC KH

Lời kết. Với việc đưa ra các bậc tự do ngay từ đầu, chúng ta có thể yên tâm rằng, không chóng thì chậm, kiểu
gì cũng có cách, cùng lắm là hùng hục sao đó, để tính toán được toàn bộ các đại lượng mục tiêu thông qua
các bậc tự do, và giải được bài toán. Đây là một bảo đảm giúp tạo tâm lý thoải mái, an toàn cho người giải.
Các lời giải trong các ví dụ minh họa có thể không phải là tối ưu, nhưng hi vọng giúp các bạn có thêm một
cách tiếp cận giản dị, sáng sủa cho những bài hình học với phương pháp ĐÓNG BĂNG. Thân mến !
6

You might also like