Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

______________________

Báo cáo nghiên cứu về


văn học dân gian
Thánh Gióng
_________________________

Thành viên:
Phạm Hải Linh Trần Ánh Ngọc Châu Anh
Hoàng Nguyệt Anh Ứng Như Ngọc
Nguyễn Thanh Hương Dương Hà Ly
Trần Đức Trung Thạnh Khánh Vân
Phạm Lê Minh
Mục Lục
l.Giới thiệu
1.Đề tài lựa
chọn...............................................................................................2
2.Mục đích nghiên cứu....................................................................................2
3.Lí do chọn đề tài............................................................................................2
4.Ý nghĩa đối với việc học hành?....................................................................3
5.Điều kiện thực tế...........................................................................................3
6.Phát huy sở trường trong học tập...............................................................3

ll.Tìm hiểu về văn học dân gian


1.Khái quát về văn học dân gian....................................................................4
2.Phân loại........................................................................................................5
3.Khái quát về truyện truyền thuyết..............................................................5

lll.Giải quyết vấn đề nghiên cứu


1.Rèn luyện gì về tư duy với các kỹ năng tìm hiểu nghiên cứu một vấn đề.
.....................................................................................................................5,6,7
2.Khái quát qua về nhân vật Thánh Gióng...................................................8
3.Tóm tắt qua về tác phẩm truyện “Thánh Gióng”..................................8,9
4.Tìm hiểu tác phẩm truyện?....................................................................9,10
5.Những dị bản được lưu truyền........................................................11,12,13

lV.Kết Luận
1.Kết luận chung............................................................................................13
2.Kết luận riêng.........................................................................................13,14

V.Tài liệu tham khảo


1

l.Giới thiệu

1.Đề tài lựa chọn:


-Nghiên cứu về tác phẩm “Thánh Gióng”.
2.Mục đích nghiên cứu.
Truyện Thánh Gióng là một câu chuyện cổ tích hay và mang nhiều ý nghĩa.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng ta có thể biết được thêm nhiều điều của
truyện Thánh Gióng như sự ra đời, những chiến công của Thánh Gióng hay sự
đoàn kết trong công cuộc chống giặc ngoại xâm của nhân dân và mong ước một
cuộc sống yên bình dưới sự bảo vệ của thần linh.
3.Lí do chọn đề tài.
Truyện cổ dân gian là một trong những thể loại lâu đời nhất của kho tàng văn
học Việt Nam ta. Truyện cổ dân gian bao gồm nhiều thể loại từ xưa đến nay thu
hút không ít sự tò mò của người đọc, người nghe về thể loại này. Bởi nhẽ, thể
loại này được xây dựng với nội dung phong phú, đa dạng cùng với hệ thống
nhân vật không kém phần đặc sắc được tạo nên nhàm phản ánh xã hội và những
khao khát, mong ước của nhân dân.
Đã có rất nhiều những cách tiếp cận với thể loại này phù hợp với mọi lứa tuổi,
với mọi thời điểm. Nhưng đặc biệt thể loại này không bị công nghệ hoá, khi vẫn
có thể giữ cho riêng mình một phong cách cổ điển nhưng không lỗi thời, dù vẫn
có sự kết hợp song hành với đương đại. Đến nay có rất nhiều tài liệu lữu dữ lại
và vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu về thể loại này đạt được thiều thành tựu
đáng ghi nhận. Dù vậy nhưng những cách thức để giúp thể loại truyện cổ dân
gian tạo hứng thú cho ngày này là vô cùng “bất cập”, khi chỉ dựa theo nền tảng
có sẵn của những người đi trước mà chưa tạo nên cái mới. Có lẽ, đã nhiều người
quên đi bản chất của truyện cổ dân gian hình thành không chỉ để nói lên nỗi
lòng, mong muốn, khát vọng của nhân dân thời ấy. Mà còn có những câu truyện
thuộc thể loại này được tạo nên dựa trên hoàn cảnh thực tại, tương tác song
hành với sinh hoạt đời sống một cách cụ thể.
Vậy nên việc cải tiến thêm cho thể loại này là điều vô vùng cần thiết, góp phần
bổ sung cho thể loại này. Cũng có rất nhiều người đã và đang tiếp tục nghiên
cứu về thể loại này theo nhiều hướng khác nhau và tìm ra được nhiều vấn đề
mới.
2

4.Ý nghĩa đối với việc học hành?


Truyện Thánh Gióng mang ý nghĩa vô cùng to lớn. Truyện có thể tăng vốn tư
duy, hiểu biết của mỗi chúng ta và cũng hiểu được giá trị mà tác phẩm đem lại.
Có thể nói truyện Thánh Gióng là một bài học quý giá có ý nghĩa giáo dục cho
các thế hệ trẻ về lòng yêu nước và sự kiên cường, bất khuất trong công của cuộc
chống giặc ngoại xâm của ông cha ta. Đem lại bài học sức mạnh của tinh thần
đoàn kết. Nhờ có tinh thần đoàn kết mà nhân dân cả nước có thể vượt qua mọi
khó khăn để dành lại độc lập tự do cho đất nước và cho ta một cuộc sống bình
yên như bây giờ. Thánh Gióng sinh ra từ nhân dân, là đứa con và một dân tộc vĩ
đại, như một lời khẳng định cho tầm vóc cao lớn của người Việt Nam chúng ta.
5.Điều kiện thực tế.
Truyện Thánh Gióng là một câu truyện nổi tiếng xuất hiện trên mọi nền tảng
mạng xã hội. Không khó để tìm thấy những từ khóa về “Thánh Gióng”. Để có
thể tìm hiểu về truyện Thánh Gióng chúng ta có thể tham khảo qua sách, truyện
hay là những video phim ảnh được các nhà sản xuất tái diễn lại để dễ tiếp cận
với mọi người hơn. Ngoài ra chúng ta cũng có thể làng Gióng hay chính là nơi
Thánh Gióng sinh ra để có thể thu thập tài liệu hay là nghe những người dân kể
lại về những câu truyện xoay quanh Thánh Gióng. Chúng ta cũng có thể đến
xem tượng Gióng để hiểu thêm về ngoại hình của ông, Đền Gióng để xem cách
người dân nơi đây thờ cúng ông.
6.Phát huy sở trường trong học tập.
Trong quá trình làm bài nhóm, môi trường học nhóm với nhau góp phần đảm
bảo chất lượng cho bài làm. Mỗi người sẽ nhận ra được điểm mạnh cũng như
điểm yếu của nhau khi làm việc nhóm. Qua đó ta có thể biến điểm yếu thành
điểm mạnh và cùng sửa khi làm việc nhóm. Làm việc nhóm giúp chúng ta có
thể tiết kiệm thời gian khi chúng ta phân chia công việc đúng cách và cũng giúp
chúng ta tăng khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh khi làm việc nhóm.
Khi làm việc nhóm chúng ta cũng có thể tăng khả năng tư duy và phản biện,
mọi người sẽ dễ dàng chia sẻ kiến thức trong việc học, giúp nhóm hoàn thiện
bài tốt hơn. Khi làm bài nhóm, chúng ta sẽ nâng cao được tinh thần tự giác và
đoàn kết khi làm bài, mọi người sẽ biết hỗ trợ nhau để tốt hơn trong việc học
tập, giúp bài hoàn thành nhanh chóng. Tăng khả năng sáng tạo của mỗi người
khi làm việc chung.Ngoài ra việc lựa chọn đúng đề tài cùng giúp ta phát huy hết
khả năng học tập và sáng tạo. Giúp tăng khả năng tư duy và phát huy hết sở
trường của bản thân.Kích thích não bộ khi nó được vận dụng một cách linh
hoạt, đúng cách. 3

ll.Tìm hiểu về văn học dân gian


1.Khái quát về văn học dân gian
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập
thể sáng tạo, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau
trong đời sống cộng đồng. Với người Việt Nam, văn học dân gian là nguồn sữa
trong lành nuôi dưỡng bao thế hệ trẻ lớn lên trong chiếc nôi tre Việt Nam, trong
tiếng ru ầu ơ dân tộc. Văn học dân gian không chỉ góp phần thể hiện đời sống
lao động và tâm hồn người bình dân mà còn là mảnh đất màu mỡ chắp cánh cho
vườn hoa tình yêu tỏa hương khoe sắc. Qua văn học dân gian, ta cảm nhận rõ
hơn sự kỳ diệu của ngôn ngữ tình yêu, thấy thương hơn gốc lúa, vườn rau,
thương hơn cuộc sống quanh ta.
Về chức năng nhận thức: Văn học dân gian được xem như "bộ bách khoa toàn
thư về kiến thức, tôn giáo, triết học" của nhân dân. Văn học dân gian gìn giữ và
lưu truyền hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tâm linh, kinh nghiệm sống, ứng
xử… Văn học dân gian là người thầy lớn đem lại cho nhân loại những bài học
sinh động, gần gũi và sâu sắc về mọi phương diện của đời sống.
Về chức năng giáo dục: Văn học dân gian có khả năng định hướng đạo đức,
luân lí cho con người trong đời sống xã hội. Chức năng này gần gũi và có sự
giao thoa với phương diện xã hội của chức năng nhận thức. Tuy nhiên, nếu chức
năng nhận thức là sự phản ánh các hiện tượng xã hội một cách khách quan thì
chức năng giáo dục lại là sự tác động, ảnh hưởng, chi phối cả trực tiếp lẫn gián
tiếp đến cộng đồng. Có những tác phẩm, nhiều nhất thuộc thể loại hát nói, mang
ý nghĩa giáo dục trực tiếp, tức ý nghĩa giáo dục được thể hiện một cách tường
minh. Song, phần lớn các sáng tác dân gian chứa đựng ý nghĩa giáo dục hàm ẩn,
tức ý nghĩa giáo dục gián tiếp.Về chức năng thẩm mĩ: Văn học dân gian là nghệ
thuật, là quan niệm thẩm mĩ của cộng đồng, nó mang vẻ đẹp hồn hậu, giản mộc
của nhân dân. Mang bản chất nguyên hợp, văn học dân gian chỉ thực sự phô
diễn vẻ đẹp của mình khi sống trong môi trường nảy sinh và tồn tại, tức thành
phần nghệ thuật ngôn từ phải được kết nối với thành phần nghệ thuật âm nhạc,
vũ đạo trong môi trường diễn xướng.
Về chức năng sinh hoạt: Khác với văn học viết, văn học dân gian ra đời và trở
thành một bộ phận hữu cơ trong môi trường sinh hoạt và lao động của nhân dân.
Văn học dân gian gắn bó mật thiết với cuộc đời mỗi người xuyên suốt "từ chiếc
nôi ra tới nấm mồ". Môi trường và thói quen sinh hoạt của nhân dân là điều kiện
quan trọng cho văn học dân gian hình thành và phát triển. 4

2.Phân loại
Văn học dân gian có 12 loại, gồm:thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, sử thi,
truyện ngụ ngôn, truyện cười, ca dao tục ngữ, thành ngữ, vè, câu đố và chèo.
3.Khái quát về truyền thuyết
Truyền thuyết là một thể loại văn học có vị trí quan trọng trong hệ thống văn
học của Việt Nam và có số lượng đa dạng, phong phú. Truyền thuyết là các câu
chuyện được lưu truyền hay truyền miệng trong dân gian để giải thích về các
phong tục, tập quán hoặc là để kể về các nhân vật trong lịch sử. Qua đó thể hiện
sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất
nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng hay có những truyền thuyết
vừa đề cao vừa phê phán nhân vật lịch sử.
Truyền thuyết được chia làm 2 loại là: truyền thuyết thời Hùng Vương và truyền
thuyết của các triều đại phong kiến.Truyền thuyết thời Hùng Vương thường gắn
với việc giải thích nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước thời
đại vua Hùng. Còn truyền thuyết của các triều đại phong kiến thường bám sát
lịch sử hơn, và sử dụng ít yếu tố hoang đường, kì ảo hơn các truyền thuyết thời
Hùng Vương.
Truyền thuyết thường bắt nguồn từ những sự kiện hay câu chuyện có trong lịch
sử. Mang ý nghĩa to lớn và quan trọng. Truyện được sử dụng nhiều yếu tố kì ảo,
tưởng tượng và hư cấu.Nhân vật trong truyền thuyết được xây dựng đơn gian,
không cầu kì về ngoại hình hay cuộc đời. Thường có những đặc điểm mang tính
kì ảo và phi thường, thần thánh hóa. Cốt truyện đơn giản, thường không có
nhiều sự kiện cao trào.

lll.Giải quyết vấn đề nghiên cứu


1.Rèn luyện gì về tư duy với các kỹ năng tìm hiểu nghiên cứu một vấn đề
Khi làm một bài nghiên cứu ta có thể rèn luyện được nhiều về tư duy với kỹ
năng nghiên cứu một vấn đề nào đó.
Nhờ bài nghiên cứu có thể giúp ta tư duy logic hơn. Tư duy logic được hiểu là
hoạt động tư duy, suy luận của não bộ về một vấn đề cụ thể. Qua việc tư duy
logic, ta có thể nhận ra những điểm liên quan, suy luận, giúp ta sắp xếp lại
chúng theo các nhóm khác nhau như sự vật, hiện tượng theo trình tự cụ thể, rõ
ràng. Và từ đó tạo nên một phương án phù hợp, khả thi, một sơ đồ dễ hiểu như
để tổng kết lại một bài, một chủ đề, một nội dung mà ta đang nghiến cứu, hay
đang học tập, tìm tòi. Vai trò của việc tư duy logic là vô cùng quan trọng không
chỉ trong việc học, mà còn cả về những kỹ năng trong đời sống, nó vô cùng thiết
yếu trong cả một quá trình của một việc nào đó như học tập hay làm việc. 5

Việc ta tư duy logic là cơ sở giúp ta phát triển trí não toàn diện hơn, giúp ta phát
huy được khả năng sáng tạo, nhạy bén và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả,
nhanh chóng. Nếu ta thành thạo được kỹ năng này thì việc học tập và làm việc
của ta từ đó sẽ trở nên dễ dàng, thoải mái hơn, và còn giúp ta có hứng thú hơn.
Vậy cách nào để ta rèn luyện tính tư duy logic? Để rèn luyện được tư duy logic
ta đầu tiên quan trọng ta cần đáp ứng đủ các tiêu chí nỗ lực không ngừng rèn
luyện, nâng cao vốn kiến thức của cá nhân. Khi ta đã quen với việc nỗ lực tiếp
thu, rèn luyện thì việc tiếp thep ta cần làm để hỗ trợ cho tư duy logic là có một
phương pháp rèn luyện đúng đắn, hiệu quả thì việc tư duy logic sẽ không còn
khó. Nghe thì có vẻ việc này không có gì là quan trọng, thế những nếu ta không
có một kế hoạch cụ thể để làm một điều gì đấy thì sẽ khiến ta rất khó có thể xác
định được đích đến, và mực tiêu để cố gắng. Những phương pháp sau đây góp
phần rèn luyện tính tư duy logic hiệu quả, khoa học:
Rèn luyện bộ não để khoẻ mạnh: như ta đã biết, não bộ đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong việc điều khiển, suy nghĩ và đưa ra những quyết định, mong
muốn của bản thân. Vậy nên để trở nên khoẻ mạnh thì bộ não của ta cũng cần
phải rèn luyện, hãy dành thời gian để rèn luyện cho bộ não của mình. Việc này
không chỉ giúp tư duy nhanh hơn mà còn cải thiện trí nhớ, bộ não khoẻ mạnh.
Có nhiều cách để rèn luyện nên hãy chọn cách phù hợp, hiệu quả
Tiếp theo, là tạo nên nền tảng toán học vững chắc: môn toán học được xem là
môn học tư duy nhiều nhất, cũng bất đầu từ tuổi học sinh. Những kiến thức mà
ta được tiếp cận đầu tiên sẽ vô cùng đơn giản dần nâng cao theo cấp bậc, độ
tuổi. Những kiến thức này được luyện hằng ngày sẽ đi theo ta rất lâu và vô cùng
quan trọng trong đời sống. Vậy nên để tư duy logic ta cũng cần nắm chắc, ghi
nhớ những kiến thức cơ bản của toán học, vì điều này có thể hỗ trợ trong việc
giúp bộ não rèn luyện vận động nhiều hơn. Khi ta động não suy nghĩ một bài
toán cố gắng giải chúng thì bộ não cũng sẽ vận động hết công xuất để giải bài
toán ấy. Cơ sở toán học vững vàng, gặp những vấn đề khó khăn lúc ấy bộ não
của hõ sẽ hoạt động vô cùng linh hoạt, nhạy bén và logic
Dựa trên những gì đã học tạo thêm kiến thức mới: việc lamg nào cũng quan
trọng không kém, khi suốt quá trình học ta vận dụng những kiến thức sẵn có để
giảng giải và tìm ra những lối đi mới, giúp ta tiếp thu kiến thức mới dễ dàng
hơn. Theo nghiên cứu việc ôn lại kiến thức cũ là nâng cấp nó lên là một điều tôt
giúp naoc bộ hoạt động ngày càng sắc xảo, nhạy bén
Có thể rèn luyện tư duy qua các trò chơi: việc rèn luyện tư duy qua các trò chơi
từ trước đến nay đã thu hút không ít sự hứng thú và tò mò của bao người. 6

Việc rèn luyện tư duy bằng cách này cũng đã giúp nhiều người mở ra lối tư duy
mới linh hoạt và nhạy bén hơn. Không chỉ vậy lối rèn luyện này còn dễ tiếp cận
với mọi lưới tuổi và nhiều cách thức khác nhau giúp nâng cao trí óc, lối sáng tạo
Tư duy phản biện: việc này cũng là lối rèn luyện vô cùng hiệu quả khi có sự
tranh luận giúp ta có được kỹ năng phân tích, đánh giá giải quyết vấn đề từ góc
độ quan điểm khác nhau.
Và cuối cùng là học ác ngôn ngữ: việc học các ngôn ngữ bắt ta phải ghi nhớ lâu
và mở rộng phạm vi ghi nhớ, từ đó rèn luyện cho ta tính kiên trì và trí nhớ tốt.
Như vậy tổng quan lại việc rèn luyện tư duy logic là vô cùng quan trọng, và có
rất nhiều cách khác nhau để rèn luyện.
2.Khái quát về truyện Thánh Gióng
Thánh Gióng là nhân vật trong thời Hùng Vương thứ 6 dựng nước, lấy hiệu là
Phù Đổng Thiên Vương. Ông được xem là biểu tượng cho tinh thần chống giặc
ngoại xâm và sức mạnh của tuổi trẻ. Ông sinh ra trong một gia đình nông nghèo
ở làng Gióng hay còn gọi là làng Phủ Đổng, huyện Gia Lâm (nay thuộc Hà Nội)

Ông sinh ra trong hoàn cảnh kì lạ khi bố mẹ ông đã già nhưng chưa có một mụ
con. Một hôm mẹ ông ra đồng trông thấy một bàn chân lớn liền ướm thử để
xem thua kém bao nhiêu. Bất ngờ là sau khi về nhà mẹ ông mang thai và sau 12
tháng thì sinh ra ông. Điều đặc biệt là khi ông lên 3 tuổi, ông vẫn không biết
nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy. Sự ra đời kì lạ của ông khác với những đứa trẻ
bình thường như báo hiệu cho cuộc đời phi thường của một cậu bé làng Gióng.

Hoàn cảnh lúc ấy vô cùng khó khăn khi đất nước ta bị giặc Ân xâm lược và nhà
vua phải sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài cứu nước. Một hôm sứ giả đi qua
làng Gióng, ông nghe tiếng giao liền cất tiếng nói đầu tiên:“Mẹ mời sứ giả vào
đây”. Và từ đó bao câu chuyện kì lạ xảy ra. Ông yêu cầu sứ giả về nói với nhà
vua chuẩn bị “Một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một tấm áo giáp sắt” với
lời hứa sẽ phá tan lũ giặc này. Từ đó ông lớn nhanh như thổi, cơm ăn bao nhiêu
không đủ, quần áo vừa mặc đã sứt chỉ. Bố mẹ ông làm bao nhiêu không đủ phải
ảchạy đi nhờ bà con, làng xóm. Cả làng chung tay góp gạo nuôi ông với mong
ước cậh đánh đuổi giặc cứu nước.

Và ngày ông ra trận cũng đến, ông mạnh mẽ oai phong đánh đuổi quân thù.

Có thể nói hình ảnh cây tre cũng gắn liền với ông khi nhổ những cụm tre quất
vào giặc, đánh đuổi quân thù, dành lại hòa bình cho đất nước. Để tưởng nhớ
công ơn to lớn của ông, người dân làng Gióng đã lập đền thờ Phủ Đổng.

3.Tóm tắt qua về tác phẩm truyện “Thánh Gióng”

Truyền thuyết Thánh Gióng là một truyền thuyết vô cùng nổi tiếng trong kho
tàng văn học dân gian Việt Nam.Đây là một truyền thuyết được xếp vào loại
hay nhất diễn tả lòng yêu nước của nhân dân. Tình yêu đất nước là một tình cảm
thiêng liêng của mỗi người dân nước Việt. Tình cảm đó được nảy nở từ lâu đời,
từ rất xa xưa. Dân ta yêu nước nên khi có giặc xâm lược, ai cũng muốn chống
giặc để cứu nước. Mà khi đứng lên bảo vệ đất nước, ai cũng cảm thấy mình như
lớn lên, mạnh thêm. Và khi đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, con người lại trở về cuộc
sống những ngày trước đó. Thánh Gióng là hình ảnh tiêu biểu cho nhân dân ta,
là hình tượng người anh hùng đánh giặc giữ nước đầu tiên trong lịch sử đất
nước. Câu chuyện diễn biến theo những sự kiện chính như: Sự ra đời kì lạ của
Thánh Gióng; Thánh Gióng nhận đi đánh giặc và lớn vụt lên thật kì lạ; Thánh
Gióng đánh giặc và khi dẹp xong giặc thì bay lên trời cũng rất kì lạ; Dấu tích
còn lại đến giờ. Nhân dân ta vốn quan niệm rằng người anh hùng phải là người
có ngoại hình, tài năng phi thường. Bởi vậy mà nhân vật Thánh Gióng được
sinh ra một cách kì lạ. Mẹ Gióng có thai do “ướm chân mình vào vết bàn chân
không lộ”. Mẹ Gióng mang thai không phải là chín tháng mười ngày như mọi
phụ nữ khác mà là mười hai tháng. Đến khi sinh ra, cậu bé Gióng đã lên ba tuổi
rồi mà vẫn chưa biết nói biết cười, ai đặt đâu thì ngồi đấy. Thực ra Gióng không
phải là đứa trẻ tật nguyền. Ba năm không nói năng chi nhưng lời nói đầu tiên
của Gióng là lời nói yêu nước. Ngay sau khi sứ giả ra về, Gióng bỗng thay đổi.
Dân gian truyền tụng rằng ăn thì “bảy nong cơm với ba nong cà”; uống thì
“uống một hơi, nước cạn đi khúc sông”. Vậy là Gióng cũng được nuôi dưỡng
bằng cơm, gạo, những thứ vẫn nuôi sống con người. Gióng không hề xa lạ với
nhân dân, được nuôi dưỡng bằng chính nhân dân.Khi sứ giả đem ngựa sắt, roi
sắt, áo giáp sắt đến, Gióng mới “vùng dậy, vươn vai một cái bồng biến thành
một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt”. Dân gian kể rằng: “Ngựa
của Gióng phun ra lửa, thiêu cháy bao quân giặc; ngọn roi của Gióng làm quân
giặc chết như ngả rạ.

Ai cũng theo Gióng đi đánh giặc - từ quan đến dân, từ già đến trẻ, từ đàn ông
đến đàn bà. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường để đánh giặc”. Cây tre quê
hương lúc đó cũng lập công cùng con người. Gióng đã đánh giặc bằng sức mạnh
kì diệu của sắt, bằng tất cả những gì mà quê hương đất nước ban cho.Giặc tan,
đến chân núi Sóc, Gióng trút bỏ bộ áo giáp sắt rồi “cả người lẫn ngựa từ từ bay
lên trời”, biến mất. Từ đó, nhân dân muốn gửi gắm mong muôn bất tử hóa
người anh hùng.Đoạn cuối truyện giới thiệu về những dấu tích còn lại. Ở huyện
Sóc Sơn (ngoại thành Hà Nội) vẫn còn đền thờ Thánh Gióng. Ngày hội làng -
Hội Gióng hằng năm, nhân dân văn biểu diễn mô phỏng cách đánh giặc ngày
xưa. Nhân dân vẫn tin rằng : những bụi tre cháy, những vết chân ngựa lún thành
hồ ao là có thật cốt để chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta có từ ngàn
xửa ngàn xưa.Thánh Gióng là một truyền thuyết lịch sử.

4.Tìm hiểu tác phẩm truyện

a. Sự ra đời của Thánh Gióng:Bà mẹ ra đồng, ướm chân mình lên một vết chân
rất to, về nhà bà thụ thai.Mười hai tháng mang thai, sinh ra một đứa bé khôi
ngôĐến ba tuổi, đứa bé không biết nói, biết cười, không biết đi, cứ đặt đâu thì
nằm đấy

→ Sự ra đời kì lạ, khác thường của Thánh Gióng

b. Thánh Gióng đòi đi đánh giặc và sự lớn lên kì lạ

Khi nghe tiếng rao của sứ giả, Thánh Gióng cất tiếng nói đầu tiên – tiếng nói
xin được đi đánh giặc. Gióng đòi một con ngựa sắt,một cái roi sắt và một áo
giáp sắt cùng lời hứa sẽ đánh tan quân xâm lược
→ Câu nói của Thánh Gióng mang sức mạnh tiềm ẩn của lòng yêu nước. Điều
đó thể hiện ý thức, trách nhiệm đối với đất nước và ý chí, lòng quyết tâm đánh
thắng giặc Ân.

- Từ khi gặp sứ giả,Thánh Gióng lớn nhanh như thổi: Cơm ăn mấy cũng không
no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng
không đủ nuôi.

Cả làng góp gạo nuôi chú bé, ai cũng mong chú giết giăc, cứu nước

→ Sự lớn mạnh của lòng yêu nước, của quyết tâm đánh thắng giặc Ân xâm
lược. Gióng sinh ra, lớn lên trong vòng tay của nhân dân, mang trên mình
nguyện vọng của nhân dân.

c. Gióng cùng nhân dân đánh thắng giặc Ân và bay về trời

- Gióng vươn vai một cái trở thành một tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai
phong lẫm liệt

- Gióng ra trận đánh giặc:Mặc áo giáo, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Thúc
ngựa, phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp
khác. Khi roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Kết
quả: giặc chết như rạ, giẫm đạp lên nhau chạy trốn. Cho ta thấy sự dũng mãnh,
oai phong, lẫm liệt của Thánh Gióng.Ca ngợi lòng yêu nước, sức mạnh chống
ngoại xâm của nhân dân ta

- Gióng bay về trời: một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ
lại, cả người lẫn ngựa bay lên trời

→ Thánh Gióng về với cõi bất tử. Qua đó, cho thấy thái độ ngợi ca, tôn trọng
của nhân dân đối với những người anh hùng.

d. Nhân dân ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng.Lập đền thờ ở làng Phù Đổng,
tục gọi là làng Gióng, hàng năm làng mở hội to lắm. Dấu tích còn để lại đến
ngày nay: những bụi tre đằng ngà ở huyện Ba Vì, những ao hồ liên tiếp, làng
Cháy…
Giá trị nội dung: Hình tượng Thánh Gióng với nhiều sắc màu thần kì là biểu
tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện
quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh
hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.

Giá trị nghệ thuật: Xây dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo tạo nên sức hấp
dẫn cho truyền thuyết.

10

5.Những dị bản được lưu truyền

Hiện nay có vô số những dị bản về câu chuyện 'Thánh Gióng' được viết nên.
Theo một cuộc nghiên cứu tại Thụy Điển cho rằng Thánh Gióng hiện thân của
Trúc Vương (vua sinh ra từ thân cây tre) trong huyền thoại Dạ Lang. Mối liên
hệ xa hơn với “giặc Ân”. Về huyền thoại Thánh Gióng đã có công trình nghiên
cứu đồ sộ của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian lão thành Cao Huy Đỉnh . Trong
đó cây tre đóng một vai trò rất cơ bản trong huyền thoại này : tre dùng làm vũ
khí đánh giặc sau khi gậy sắt bị gãy, tre đằng ngà màu vàng, đặc sản của rừng
Sóc được coi như dấu tích lửa cháy từ chiến trận đánh giặc Ân. Về mặt ngôn
ngữ học thì cả “Gióng” và “Sóc” đều ít nhiều liên quan đến loài cây có đốt rất
gắn bó với đời sống cư dân Việt cổ. Gióng là một khúc đoạn dùng riêng cho
thân cây có đốt, nay còn dùng phổ biến khi nói đến “gióng mía” và Sóc còn lại
trong thành ngữ “đòn sóc hai đầu”, chỉ một loại đòn gánh thời xưa làm bằng
thân tre đực vót nhon hai đầu, rất tiện dùng khi gánh củi bó, lúa giạ cũng như
làm vũ khí.Về một khía cạnh nào mà nói, có thể hiểu Thánh Gióng là một vị
thần tre trúc đã hóa thân thành một anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm. Giả
thiết này được ủng hộ bởi hình ảnh vị thần huyền thoại của người Dạ Lang là
Trúc Vương (vị vua đầu tiên được sinh ra từ thân cây tre). Sau đây là một số dị
bản truyện Thánh Gióng, những dị bản này đều mang hình thức thần tích.

1.Thạnh tướng quân. Đời Hùng Vương, ở làng Yên-việt có hai vợ chồng hiếm
con. Một hôm chồng lên núi, được thần Núi (Sơn thần nhạc phủ) báo mộng cho
đá đất làm con (do mẹ đá thụ thai đã ba năm). Một hôm bỗng có tiếng sét nổ
vang, phiến đá trong ao nhà họ tự nhiên nứt ra, xuất hiện một em bé. Hai vợ
chồng đưa về nuôi. Bảy tuổi chưa biết nói.

Bấy giờ có 50 vạn người Man cầm đầu là Lục Đinh thần tướng sang chiếm
nước ta, thế rất dữ dội. Vua Hùng được thần mách, sai "xá nhân" đến Yên-việt
cầu tài. Lúc đó em bé đang nằm trên giường. Người bố vỗ vào em nói: - "Nước
nhà có giặc vua sai xá nhân đi tìm, sao không dậy giúp nước còn ngủ mãi ư?".
Thạch tướng - đứa bé - nghe nói, bèn đứng dậy mời xá nhân vào, rồi bảo về nói
với vua làm cho một voi đá cao mười trượng cùng lá cờ thiên đế, sẽ dẹp xong

11

giặc. Vua cũng sai thợ đá tạc như lời yêu cầu. Được voi và cờ, em bé vươn cao
mười trượng, mặt đỏ như mặt trời mọc, nhảy lên voi cầm cờ có quân sĩ theo sau.
Quân Man hồn kinh phách tán, xô nhau chạy trốn, tướng của chúng bị chém làm
ba đoạn.Thắng trận, Thạch tướng quân trở về làng rồi cưỡi voi lên trời.

2. Lân Hồ đô thống đại vương. Một người đàn bà không chồng ở làng Đồng-
bảng một hôm vào rừng kiếm củi bỗng nghe một tiếng hổ gầm, tâm thần chuyển
động, có mang mười bốn tháng sinh một trai, đặt tên là Lân Hổ, cao một trượng,
có sức khỏe hơn người.

Bỗng có giặc từ phương Bắc tràn xuống tàn phá đến vùng Bạch-hạc. Vua nhà
Trần xuống chiếu cầu bậc có tài dẹp giặc. Lân Hổ ứng mệnh bảo sứ tâu vua rèn
cho mình một ngựa sắt, một roi sắt để ra trận. Được mọi thứ, Lân Hổ nhảy lên
mình ngựa đánh cho giặc tan tành. Vua Trần ban cho tám chữ: "Nam phương
chính khí, Bắc khấu hàn tâm" (Chính khí phương Nam làm cho giặc Bắc lạnh

vía). Ông không nhận quan tước, chỉ trở về quê nuôi mẹ. Mẹ chết rồi, Lân Hổ
cưỡi ngựa đi đến xã Toàn-mỹ mà hóa.

Trên đây là một số dị bản được viết bởi tới nay còn nhiều sự kiện trong truyện
'Thánh Gióng' sau khi nghiên cứu người ta cho rằng vô lý. Đối với nghiên cứu
Tiền sử học thì có một số điểm gắn liền với huyền thoại Thánh Gióng cho đến
nay vẫn chưa làm rõ được như :
1- Tại sao Thánh Gióng đời vua Hùng thứ 6 lại đánh nhau với “giặc Ân mũi
đỏ”, khi mà trong lịch sử chỉ có một nhà nước Ân, là cách gọi khi nhà Thương
đống đô ở đất Ân (Ân Khư, Hà Nam, Trung Quốc). Tuy rằng vào khoảng thời
gian này (Ân Thương) đã xuất hiện mối bang giao của thủ lĩnh văn hóa Phùng
Nguyên với vùng Tứ Xuyên, Hà Nam thông qua những chiếc nha chương phát
hiện ở Xóm Rền và Phùng Nguyên.

2- Di tích khảo cổ học gắn với thời tiền sử muộn có thể liên quan đến thần thoại
Thánh Gióng lại gần như vắng bóng quanh chân núi Sóc, mà hơi chệch về phía
tây và phía nam. Khu vực đền thờ mẹ Gióng cũng là nơi sinh ra Gióng là làng

12

Phù Đổng mới là khu vực phân bố dày các di tích khảo cổ học, trong đó ở viền
xa hơn một chút có cả những di tích niên đại sớm tương đương với thời Ân
Thương (như Bãi Tự, Từ Sơn, Đại Trạch, Dương Xá…). Tuy nhiên, trực tiếp
quanh vùng Phù Đổng lại tập trung chủ yếu là các di tích Đông Sơn có niên đại
từ thế kỷ 3 trở về sau (Trung Mầu, Dương Nội, Đa Tốn, Đình Tổ, Luy Lâu…).

3- Bản chất Thánh Gióng là vị thần cổ đại nào của người Việt và “Phù Đổng”
hàm nghĩa gì khi gắn với Thánh Gióng.

IV.Kết luận
1.Kết luận chung

Văn học dân gian là những câu truyện và những câu cả dao bài thơ được truyền
miệng từ đời này sang đời khác những bài học ý nghĩa được cha ông ta từ xưa
chuyền lại cho con cháu hiện tại và sau này.Những câu truyện thần thoại lí giải
về những hiện tượng thời tiết mưa gió kì ảo mà người xưa đã đặt ra.Những câu
chuyện ý nghĩa, bài học bổ ích.Những câu chuyện cổ tích: Nói về những bài học
trong truyện cổ tích tất nhiên sẽ dễ để dẫn giắt trẻ em vào những bài học ý nghĩa
của truyện cổ tích.
Truyền thuyết: là những truyện kể truyền miệng kể lại truyện tích các nhân
vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan
điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương,
phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và
thần thoại.
2.Kết luận riêng
Thánh Gióng là một truyền thuyết lịch sử. Từ đó, nhân dân ta cũng gửi gắm
nhiều bài học nhân văn, ý nghĩa. Cho ta nhận thấy được tinh thần yêu nước
luôn hiện hữu trong mỗi con người của dân tộc Việt Nam. Họ có thể sống yên
lặng cả một cuộc đời nhưng khi có chiến tranh thì tinh thần yêu nước lại trỗi
dậy khiến họ quyết tâm dành lại độc lập, hòa bình cho dân tộc. Qua đó thấy
được tinh thần đoàn kết của nhân dân, trái tim như hòa làm một sẵn sàng
chiến đấu, hy sinh vì tự do của dân tộc. Thể hiện ước mơ về một cuộc sống
yên bình của nhân dân dưới sự che chở của thần linh. Có thể nói, truyền
thuyết Thánh Gióng đã phản ánh nhiều về lịch sử văn hóa của người Việt nói
13

chung. Ở đó, các tín ngưỡng dân gian cũng được thể hiện như sự hội tụ đủ tư
tưởng tam giáo: Nho, Phật và Đạo. Trong đó, các yếu tố Phật giáo được thể
hiện đậm đà hơn cả.Kể từ khi ra đời, truyền thuyết Thánh Gióng mang đậm
những giá trị tiêu biểu, đặc thù của người Việt.Kể từ khi ra đời, truyền thuyết
Thánh Gióng mang đậm những giá trị tiêu biểu, đặc thù của người Việt.

V.Tài liệu tham khảo


14

You might also like