Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 60

Vận chuyển

1.1 Khái niệm vận chuyển:

-Vận chuyển (trong tiếng anh gọi là freigh ) là cách gọi việc chuyển bất kỳ một loại hàng
hóa nào từ địa điểm này đến địa điểm khác với nhiều hình thức, nhiều phương tiện
chuyên chở khác nhau như: sử dụng xe tải, tàu, thuyền,… trên những loại hình giao thông
khác nhau như đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không.

1.2 Phân loại vận chuyển:

Vận chuyển đường sắt (Railway): có chi phí cao, kém linh hoạt, khối lượng vận chuyển
nhiều với cự ly dài. Mặt hạn chế của vận chuyển đường sắt là kém linh hoạt. Tàu hoả chỉ
có thể cung cấp dịch vụ từ ga này tới ga kia (terminal-to-terminal), chứ không thể đến
một địa điểm bất kì (point-to-point) theo yêu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tàu hỏa
thường đi, đến theo lịch trình cố định, tần suất khai thác các chuyến không cao, tốc độ
chậm và thường được phối hợp sử dụng với các phương tiện khác.
Vận chuyển đường thủy (Waterway): Đường thuỷ (tàu thuỷ và thiết bị trên tàu) có chi
phí nằm ở mức thấp, có thể là thấp nhất trong các loại hình vận chuyển (1/6 so với vận tải
hàng không; 1/3 so với đường sắt;1/2 so với đường bộ).
Vận chuyển đường bộ (Motorway): với mức chi phí trung bình, có tính cơ động và tính
tiện lợi cao, có thể đến được mọi nơi, mọi chỗ, với lịch trình vận chuyển rất linh hoạt.
Bởi vậy đây là phương thức vận chuyển nội địa phổ biến, cung cấp dịch vụ nhanh chóng,
đáng tin cậy, an toàn, thích hợp với những lô hàng vừa và nhỏ, tương đối đắt tiền với cự
li vận chuyển trung bình và ngắn.
Đường hàng không (Airway): Đường hàng không có chi phí cao, tuy nhiên có tốc độ
nhanh nhất, an toàn hàng hoá tốt, nhưng vì chi phí rất cao, nên thƣờng chỉ thích hợp với
những mặt hàng mau hỏng, gọn nhẹ, có giá trị lớn, nhất là khi có yêu cầu vận chuyển
gấp. Bên cạnh cước vận tải cao, hàng không còn bị hạn chế bởi thủ tục kiểm tra hàng hoá
và chứng từ khá phức tạp, mất nhiều thời gian. Hơn nữa, khối lượng vận chuyển bị hạn
chế bởi dung tích khoang chứa hàng và sức nặng của máy bay.

2, Vận chuyển dược phẩm:

Vận chuyển dược phẩm là phần quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng logistics vì các sản
phẩm được vận chuyển dùng cho tiêu thụ con người. Do đó, cần có một kiểm soát toàn
diện của toàn bộ chuỗi phân phối để đảm bảo rằng các loại thuốc đến tay người tiêu dùng
trong điều kiện hoàn hảo. Nhà sản xuất các sản phẩm dược phẩm sẽ yêu cầu nhà vận
chuyển hàng hóa đáp ứng tất cả các yêu cầu khi xử lý và vận chuyển loại hàng này. An
toàn, khả năng theo dõi hoặc bảo quản nhiệt độ trong vận chuyển dược phẩm là các yếu
tố quan trọng mà một nhà vận chuyển logistics như Logisber đảm bảo. chuyển dược
phẩm là phần quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng

2.1, Khái niệm:

Ngành công nghiệp dược phẩm đã tiến bộ rất nhiều trong vài thập kỷ qua với sự
phát triển của các loại thuốc và công nghệ mới để điều trị các bệnh khác nhau. Vận
chuyển dược phẩm đề cập đến việc di chuyển các loại thuốc, dược phẩm, vaccine và các
sản phẩm dược phẩm khác từ một địa điểm này đến địa điểm khác. Điều này có thể bao
gồm vận chuyển giữa các địa phương hoặc với nước ngoài. Vận chuyển dược phẩm là
một yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng các loại thuốc và nguyên liệu y tế có sẵn cho
bệnh nhân khi và nơi nào cần thiết. Tuy nhiên, việc vận chuyển dược phẩm không đơn
giản vì nó liên quan trực tiếp đến các yếu tố khác nhau, bao gồm kiểm soát nhiệt độ, xử
lý sản phẩm và đóng gói. Có một số loại thuốc có thể được vận chuyển, bao gồm thông
thường, mát và đông lạnh. Việc vận chuyển dược phẩm là phần quan trọng nhất trong
chuỗi cung ứng do đó phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt để đảm bảo chất
lượng sản phẩm không bị ảnh hưởng vì nếu xảy ra sai sót hoàn toàn có thể biến đổi dược
tính của dược phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của khách hàng.

2.2, Vận chuyển dược phẩm:

2.2.1 Phương thức vận chuyển dược phẩm:

+ Đường hàng không: Đây là phương pháp vận chuyển nhanh nhất và rủi ro thấp nhất
thường được sử dụng để vận chuyển ở quãng đường dài giữa các nước khác nhau.
Phương pháp này thường được sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp như trong giai
đoạn covid 19 khi chính phủ UAE đã sử dụng dịch vụ vận chuyển của hãng hàng không
Emirates nhằm viện trợ vắc xin cho các quốc gia khác kém phát triển. Tuy nhiên phương
pháp này không phổ biến ở thời điểm hiện tại do việc kiểm soát nhiệt độ kho hàng kém
của sân bay cũng như là của các hãng hàng không dẫn đến dược tính của sản phẩm thay
đổi ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh nhân.

+ Đường bộ: Đường bộ dường như là phương pháp vận chuyển phổ biến nhất hiện nay
khi hệ thống đường giao thông được đầu tư bài bản, việc di chuyển từ tỉnh thành này đến
các tỉnh thành khác cũng tiện lợi, dễ dàng hơn. Thuốc thường sẽ được vận chuyển bằng
các xe tải thường,tuy nhiên có một số loại thuốc đặc biệt như thuốc mỡ,thuốc tiêm,… cần
phải được vận chuyển bằng các xe tải lạnh với thùng xe được trang bị hệ thống máy lạnh
và khả năng cách nhiệt tốt để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.Với những đơn hàng có
số lượng lớn các doanh nghiệp vận chuyển dựa trên khối lượng của đơn hàng có thể cân
nhắc sử dụng các loại công như công khô hoặc công lạnh (có khả năng điều chỉnh nhiệt
độ trong khoảng -30 đến 30 độ C và khả năng cách nhiệt tốt) để vận chuyển. Ngoài ra
cước phí vận chuyển dược phẩm bằng đường bộ cũng rẻ hơn rất nhiều so với các hình
thức vận chuyển khác cũng như hình thức vận chuyển bằng đường bộ có thể tiếp cận
nhiều khu vực do đó nó được nhiều doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm lựa chọn để
giao hàng cho khách.

+ Đường biển: Đây là phương pháp vận chuyển phù hợp cho các đơn hàng có khối lượng
lớn. Thế mạn của hình thức vận chuyển này là vận chuyển được nhiều loại hàng, nhiều
trọng lượng, độ an toàn cao. Thuốc thường sẽ được để trong các công ten nơ để vận
chuyển, đối với những loại đặc biệt cần phải để trong các công ten nơ lạnh. Nhưng thời
gian giao hàng khá chậm và không thể trực tiếp giao hàng tại nhiều khu vực mà phải tốn
thêm chi phí vận chuyển bằng các phương tiện khác. Chưa kể đến việc các hệ thống làm
lạnh xảy ra vấn đề trong lúc đang ở trên tàu ảnh huỏng đến chất lượng của dược phẩm.

+ Đường sắt: Thuốc sẽ được để trong các toa hàng hoặc trong các công ten nơ. Thế mạnh
của hình thức vận chuyển dược phẩm bằng đường sắt là việc đảm bảo độ an toàn hàng
hóa cao. Hệ thống đường sắt bắc nam cũng như các nước láng giềng tương đối phát triển
nên việc vận chuyển hàng hóa cũng diễn ra thông suốt và nhanh chóng. Tuy nhiên, nhược
điểm của hình thức này là thời gian vận chuyển chậm hơn so với các hình thức vận
chuyển bằng đường hàng không và đường bộ chưa kể đến giá cước vận chuyển cũng cao
hơn rất nhiều so với đường bộ nên không được nhiều doanh nghiệp lựa chọn .

2.2.2, Các yếu tố ảnh hưởng đến dược phẩm trong quá trình vận chuyển:

2.2.2.1, Nhiệt độ:

Do thuốc là một loại sản phẩm đặc biệt khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cũng
như tính mạng của chính người dùng ở đây là những người bệnh. Do đó việc kiểm soát
nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển nhằm tránh việc sản phẩm bị thay đổi chất lượng
cũng như dược tính là vô cùng quan trọng. Mỗi một loại thuốc khác nhau thì sẽ có một
nhiệt độ bảo quản khác nhau:

 Thuốc viên và viên nang: Để trong hộp kín, tránh ánh sáng, giữ nguyên bao bì
đóng gói của nhà sản xuất. Không dùng tay ướt/bẩn khi lấy thuốc. Nhiệt độ bảo
quản lí tưởng là từ 2-8°C.
 Thuốc tiêm và vắc-xin: Nhiệt độ bảo quản vắc-xin lý tưởng là 2-8°C (36° – 46°F).
 Insulin: Insulin chưa mở được bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ từ 2° – 8°C (36° –
46°F).
 Siro thuốc: Siro Thuốc chỉ được sử dụng trong vòng 1 tháng sau khi mở nắp, bảo
quản lạnh khi vận chuyển từ 2° – 8°C (36° – 46°F), không để đông lạnh.
 Các thuốc nhỏ mắt, mũi, tai: Nhiệt độ để bảo quản sản phẩm này là dưới 15°C.

Thông thường, thuốc được vận chuyển trong các xe tải hộp được điều chỉnh đặc biệt. Các
hộp này duy trì nhiệt độ ổn định thường nằm trong khoảng từ 2 đến 8 độ C. Một số sản
phẩm được đặt trong các pallet xốp Styrofoam với túi đá. Tuy nhiên, các container lạnh là
giải pháp tốt nhất. Chúng cho phép kiểm soát liên tục các điều kiện bảo quản sản phẩm
và vận chuyển các loại thuốc y tế yêu cầu các mức nhiệt độ khác nhau. Tuy nhiên các
công ten nơ này sẽ gặp trục trặc về hệ thống làm lạnh nên các doanh nghiệp vận chuyển
cần phải kiểm tra kịp thời nhằm phát hiện vấn đề sớm tránh để lâu gây hư hỏng sản
phẩm. Nếu bị phơi ở nhiệt độ cao, có thể làm suy giảm chất lượng và hiệu quả của thuốc.
Nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến thuốc theo nhiều cách khác nhau.

 Phân hủy hóa học: Nhiệt độ cao có thể gây phân hủy hoá học trong thuốc, khiến
các thành phần chính bị thay đổi hoặc mất đi tính chất. Điều này có thể làm giảm
hiệu quả của thuốc hoặc tạo ra các chất phụ phẩm có thể gây hại.
 Sự biến đổi vật lý: Nhiệt độ cao có thể làm thay đổi cấu trúc vật lý của thuốc, như
sự tan chảy, hoặc sự biến đổi hình dạng. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng
hấp thụ, phân tán hoặc sử dụng thuốc.
 Mất tính ổn định: Nhiệt độ cao có thể làm mất tính ổn định của thuốc, đặc biệt là
khi thuốc được lưu trữ trong điều kiện không phù hợp. Việc mất tính ổn định có
thể dẫn đến sự giảm chất lượng và hiệu quả của thuốc.
 Tác động tới dung môi: Nhiệt độ cao có thể làm thay đổi dung môi trong các
dạng dùng thuốc như dung dịch, hòa tan, hoặc thuốc uống. Điều này có thể ảnh
hưởng đến khả năng hòa tan và hấp thụ của thuốc trong cơ thể.

2.2.2.2, Độ ẩm

-Việc đóng gói thuốc cần phải được thực hiện ở trong môi trường vô khuẩn và không có
bụi do đây là một loại sản phẩm đặc biệt dễ bị biến đổi chất lượng cũng như dược tính.
Nếu có một hạt bụi lọt vào sản phẩm hoặc trong gói có vật thể lạ như ruồi hoặc các loại vi
khuẩn có thể khiến người bệnh bị nhiễm khuẩn. Từ đó dẫn đến quá trình điều trị bệnh trở
nên dài hơn và chi phí cũng cao hơn rất nhiều. Độ ẩm vượt ngưỡng an toàn sẽ gây ảnh
hưởng đến quá trình bảo quản cũng như vận chuyển thuốc. Các loại thuốc được sản xuất
theo dạng viên nhộng, viên nang nếu bảo quản cũng như vận chuyển trong môi trường có
độ ẩm quá cao, các loại thuốc viên này sẽ bị hư hỏng biến đổi hình dạng cũng như dược
tính có trong thuốc.
2.2.2.3: Ánh sáng
- Ánh sáng đặc biệt là ánh sáng mặt trời có thể làm tăng nhiệt độ bảo quản thuốc, dẫn đến
việc dược phẩm bị hư hỏng.Trong quá trình vận chuyển nếu để sản phẩm tiếp xúc trực
tiếp với ánh nắng mặt trời hoàn toàn có thể biến đổi màu sắc cũng như dược tính của
thuốc ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh của bệnh nhân. Thuốc phải được che chắn
bằng vải đen hoặc bọc giấy đen nhằm hạn chế tối đa việc ánh sáng mặt trời tác động trực
tiếp đến thuốc gây hư hỏng.

2.2.2.4 Bao bì đóng gói:

- Đối với lĩnh vực y tế, chất lượng là yêú tố quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khoẻ của chính chúng ta. Đồng thời, bao bì dược phẩm tiếp xúc trực tiếp với dược
chất bên trong nên việc sử dụng bao bì kém chất lượng sẽ gây ra những tác hại như sau:
-Bề mặt bao bì kém chất lượng có thể khiến bụi bẩn cũng như vi khuẩn từ môi trường bên
ngoài lọt vào bên trong gây phân huỷ.
-Bao bì kém chất lượng có thể phản ứng trực tiếp với chính các thành phần bên trong
thuốc. Những chất hoá học này có thể biến đổi đặc tính của thuốc khiến chũng mất tác
dụng hoặc gây nguy hiểm cho người bệnh.
-Đối với những loại dược phẩm như siro những loại cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực
tiếp với ánh sáng mặt trời nếu bao bì đóng gói kém chất lượng có thể khiến ánh sáng lọt
vào trong và tiếp xúc với sản phẩm gây đổi màu cũng như dược tính của thuốc.

2.2.2.5 Con người:

Chất lượng nhân lực đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận chuyển
cũng như bảo quản thuốc.Bởi thuốc là một loại sản phẩm cực kỳ nhạy cảm dễ bị biến đổi
về chất lượng nếu như bị tác động bởi nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng nếu như nhân viên vận
chuyển không có kiến thức chuyên môn về thuốc cũng như bảo quản trong quá trình vận
chuyển làm sao cho chúng không bị biến đổi chất lượng có thể khiến thuốc bị phân huỷ
và không còn giữ được những dược tính sẵn có. Sẽ thật nguy hiểm nếu như bệnh nhân sử
dụng.
Yếu tố con người có tác động quan trọng đến hoạt động vận chuyển trong ngành dược
phẩm. Dưới đây là một số cách mà yếu tố con người ảnh hưởng đến hoạt động vận
chuyển trong ngành này:
1. Quản lý và lập kế hoạch: Nhân viên quản lý và lập kế hoạch đóng vai trò quan trọng
trong việc lên lịch, tổ chức và điều phối các hoạt động vận chuyển. Họ phải đảm bảo rằng
các lô hàng dược phẩm được vận chuyển đúng theo lịch trình, đáp ứng các yêu cầu về
thời gian và đảm bảo tính toàn vẹn của sản phẩm trong suốt quá trình vận chuyển.

2. Chuyên gia vận chuyển: Nhân viên chuyên gia vận chuyển phải có kiến thức và kỹ
năng đặc biệt trong việc vận chuyển dược phẩm. Họ phải hiểu rõ các quy định và quy
trình liên quan đến vận chuyển dược phẩm, bao gồm các yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm,
đóng gói và bảo quản. Họ cần có khả năng kiểm soát các yếu tố này để đảm bảo tính an
toàn và chất lượng của sản phẩm trong suốt quá trình vận chuyển.

3. Giao tiếp và phối hợp: Giao tiếp hiệu quả và phối hợp giữa các bên liên quan trong
chuỗi cung ứng dược phẩm là rất quan trọng. Nhân viên vận chuyển phải có khả năng
giao tiếp và làm việc cùng nhau với các nhà sản xuất, nhà cung cấp, và các bên liên quan
khác để đảm bảo thông tin chính xác và đúng lúc, giải quyết các vấn đề nhanh chóng và
hiệu quả, và đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của khách hàng.

4. Đào tạo và tuân thủ quy định: Đối với tất cả các nhân viên tham gia hoạt động vận
chuyển dược phẩm, đào tạo và tuân thủ các quy định là rất quan trọng. Nhân viên cần
được đào tạo về các quy trình vận chuyển đúng quy định, kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm,
đóng gói và bảo quản, và các biện pháp bảo vệ khác để đảm bảo tính an toàn và chất
lượng của sản phẩm. Sự tuân thủ các quy định và quy trình này là cần thiết để đảm bảo
tuân thủ pháp luật và ngăn ngừa rủi ro trong vận chuyển dược phẩm.

Tóm lại, yếu tố con người, bao gồm quản lý, chuyên gia vận chuyển, giao tiếp và
đào tạo, có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động vận chuyển trong ngành dược phẩm. Sự
hiểu biết, kỹ năng và tuân thủ các quy định là quan trọng để đảm bảo tính an toàn, chất
lượng và hiệu quả của quá trình vận chuyển.

2.3, Các quy định đối với việc vận chuyển thuốc tại Việt Nam:

Trong vài thập kỷ qua, ngành dược phẩm đã tiến bộ đáng kể với việc phát triển các
loại thuốc và công nghệ mới để điều trị các bệnh khác nhau. Khi đề cập đến đóng gói và
vận chuyển các sản phẩm dược phẩm, các yếu tố liên quan đến chuỗi cung ứng cũng
được nâng cao đi kèm đó là việc vận chuyển dược phẩm phải hiệu quả và tuân thủ
nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn để đảm bảo chất lượng sản phẩm không bị ảnh
hưởng. Do thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt nên có một số quy định về việc vận
chuyển mà bộ y tế quy định nhằm đảm bảo chất lượng của thuốc trước khi đến tay khách
hàng.

2.3.1, Quy định đối với các trang thiết bị vận chuyển:

Đối với các trang thiết bị vận chuyển thuốc các doanh nghiệp vận chuyển cần tuân
theo những quy định được nêu rõ trong khoản 10 phụ lục thuộc thông tư 03/2018/TT-
BYT nêu rõ:
10. Phương tiện vận chuyển và trang thiết bị
10.1. Tất cả các phương tiện vận chuyển, hang thiết bị được sử dụng trong hoạt động bảo quản, phân phối hoặc xử
lý thuốc phải phù hợp với mục đích sử dụng và phải bảo vệ được thuốc tránh khỏi các điều kiện có thể ảnh hưởng
xấu đến tính toàn vẹn của bao bì, độ ổn định của thuốc và phòng tránh việc ô nhiễm, nhiễm bẩn dưới bất kỳ hình
thức nào.
10.2. Việc thiết kế và sử dụng các phương tiện vận chuyển và trang thiết bị phải đảm bảo mục đích giảm thiểu nguy
cơ sai sót và cho phép làm vệ sinh và/hoặc thực hiện bảo trì hiệu quả nhằm tránh tạp nhiễm, tích tụ bụi bẩn và/hoặc
bất kỳ ảnh hưởng có hại nào đối với chất lượng thuốc được phân phối, vận chuyển. Việc dọn vệ sinh phương tiện
vận chuyển phải được thực hiện phù hợp, được kiểm tra và ghi chép đầy đủ.
10.3. Nếu khả thi, cần xem xét bổ sung các thiết bị điện tử định vị toàn cầu (GPS) và các công tắc ngắt động cơ của
phương tiện vận chuyển nhằm tăng cường đảm bảo an ninh cho thuốc đang ở trên phương tiện vận chuyển.
10.4. Nên sử dụng các phương tiện vận chuyển và trang thiết bị bảo quản chuyên dụng để vận chuyển thuốc. Khi
không có phương tiện vận chuyển và trang thiết bị chuyên dụng thì phải có quy trình phù hợp để bảo đảm chất lượng
của thuốc không bị ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển.
10.5. Các phương tiện vận chuyển, trang thiết bị vận chuyển, các thùng chứa hàng cần phải được lựa chọn, đánh giá
phù hợp nhằm đảm bảo thuốc, nguyên liệu làm thuốc được bảo quản ở điều kiện yêu cầu trong quá trình vận
chuyển.
10.6. Phải có các quy trình để bảo đảm tính toàn vẹn của sản phẩm không bị ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển.
10.7. Trường hợp sử dụng dịch vụ vận chuyển do bên thứ ba cung cấp, cơ sở phân phối phải có thỏa thuận/hợp
đồng bằng văn bản với bên cung cấp dịch vụ vận chuyển để đảm bảo các biện pháp phù hợp được thực hiện nhằm
bảo vệ sản phẩm, kể cả duy trì sổ sách ghi chép và hồ sơ phù hợp. Các thỏa thuận này phải tuân thủ các quy định
của pháp luật.
10.8. Không được sử dụng các phương tiện chuyên chở và trang thiết bị đã bị hỏng. Các phương tiện và trang thiết
bị này phải được dán nhãn hỏng hoặc bị loại bỏ.
10.9. Phải có các quy trình vận hành và bảo trì cho tất cả các phương tiện vận chuyển và trang thiết bị tham gia vào
quá trình phân phối, bao gồm cả các quy trình vệ sinh và cảnh báo an toàn.
10.10. Các phương tiện chuyên chở, thùng chứa hàng (container) và trang thiết bị bảo quản phải luôn được giữ sạch
sẽ và khô ráo và không có rác bẩn tích tụ. Cơ sở phân phối phải bảo đảm phương tiện vận chuyển được sử dụng
phải thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ.
10.11. Các phương tiện chuyên chở, thùng đựng hàng (container) và trang thiết bị bảo quản phải được giữ để tránh
khỏi các loài gặm nhấm, sâu bọ, chim chóc và các loài vật gây hại khác. Phải có các chương trình bằng văn bản và
sổ sách ghi chép dành cho việc kiểm soát các động vật gây hại. Các chất dùng để tẩy rửa và xông khói không được
gây ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng sản phẩm.
10.12. Các trang thiết bị được chọn và sử dụng để làm sạch các phương tiện chuyên chở không được trở thành
nguồn gây ô nhiễm. Các chất dùng để tẩy rửa các phương tiện chuyên chở phải được sự cho phép của người quản
lý của cơ sở trước khi sử dụng.
10.13. Phải đặc biệt lưu ý đến việc thiết kế, sử dụng, làm vệ sinh và bảo dưỡng các trang thiết bị dùng để xử lý các
loại thuốc không được bảo vệ bởi các thùng các tông hoặc bao bì vận chuyển.
10.14. Trong quá trình vận chuyển, trường hợp thuốc có yêu cầu các điều kiện bảo quản đặc biệt (như nhiệt độ
và/hoặc độ ẩm tương đối) khác hoặc chặt chẽ hơn so với các điều kiện dự kiến của môi trường xung quanh thì các
điều kiện này phải được cung cấp, kiểm tra, giám sát và ghi chép. Tất cả các sổ sách theo dõi phải được lưu giữ ít
nhất cho đến hết tuổi thọ của sản phẩm được phân phối cộng thêm một năm nữa hoặc theo quy định của pháp luật,
sổ sách ghi chép các dữ liệu theo dõi phải có sẵn để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý hoặc
cơ quan có thẩm quyền khác.
10.15. Các trang thiết bị được sử dụng để theo dõi các điều kiện bảo quản, như nhiệt độ và độ ẩm, trên các phương
tiện chuyên chở và thùng chứa hàng (container) phải định kỳ được hiệu chuẩn.
10.16. Các phương tiện chuyên chở và thùng chứa hàng (container) phải đủ lớn để cho phép sắp xếp, bảo quản có
trật tự các sản phẩm, nhóm sản phẩm khác nhau trong quá trình vận chuyển.
10.17. Trong quá trình vận chuyển, phải có biện pháp cách ly các thuốc bị loại bỏ, bị thu hồi hoặc bị trả về cũng như
các sản phẩm nghi ngờ bị làm giả. Các sản phẩm này phải được đóng gói cẩn thận, ghi nhãn rõ ràng và phải có sổ
sách theo dõi phù hợp.
10.18. Cần có các biện pháp ngăn ngừa những người không có nhiệm vụ đi vào và/hoặc lục lọi phương tiện chuyên
chở và/hoặc trang thiết bị bảo quản; cũng như phòng tránh khả năng thuốc bị trộm cắp hoặc biển thủ.

2.3.2,Quy định đối với việc vận chuyển thuốc:

Trong quá trình vận chuyển doanh nghiệp cần phải tuân theo một số quy định được nêu
trong Thông tư 36/2018/TT-BYT đối với việc xuất thuốc cũng như là việc vận chuyển
thuốc:
8. Xuất hàng và vận chuyển
8.1. Việc xuất và vận chuyển thuốc, nguyên liệu làm thuốc chỉ được tiến hành sau khi nhận được lệnh xuất hàng.
Việc tiếp nhận lệnh xuất hàng và việc xuất hàng phải được ghi chép vào hồ sơ.
8.2. Chỉ được xuất, cấp phát các thuốc, nguyên liệu làm thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng, còn trong hạn sử dụng.
8.3. Các thuốc, nguyên liệu làm thuốc đang trong quá trình biệt trữ phải được người chịu trách nhiệm về chất lượng
cho phép mới được xuất kho.
8.4. Cơ sở có quyền nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhưng không được thực hiện quyền phân phối tại Việt
Nam chỉ được xuất hàng và giao hàng cho cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại kho bảo quản thuốc,
nguyên liệu làm thuốc của cơ sở. Không được thực hiện việc vận chuyển thuốc, nguyên liệu làm thuốc, trừ hoạt động
vận chuyển từ kho hải quan về kho của cơ sở hoặc giữa các kho của cơ sở.
8.5. Cơ sở bảo quản phải tiến hành kiểm soát điều kiện bảo quản trong quá trình vận chuyển thuốc, nguyên liệu làm
thuốc theo đúng điều kiện bảo quản ghi trên trên nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được phê duyệt hoặc công
bố theo quy định. Phải lưu hồ sơ theo dõi để rà soát.
8.6. Khi sử dụng đá khô trong dây chuyền lạnh, phải đặc biệt chú ý đảm bảo thuốc, nguyên liệu làm thuốc không tiếp
xúc trực tiếp với đá khô, vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, ví dụ bị đông
băng.
8.7. Việc vận chuyển phải đảm bảo tính toàn vẹn của thuốc, nguyên liệu làm thuốc và điều kiện bảo quản được duy
trì.
8.8. Thùng chứa bên ngoài phải cho phép bảo vệ thuốc và nguyên liệu làm thuốc khỏi các tác động từ bên ngoài và
được dán nhãn rõ ràng, không tẩy xóa được.
8.9. Việc giao, nhận, vận chuyển thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt phải theo đúng quy định của
pháp luật có liên quan
Link tham khảo
1https://phongsachgmp.vn/so-do-kho-gsp-so-do-kho-thuoc-dat-chuan-gsp/
2https://www.sensitech.com/en/blog/blog-articles/blog-ultimate-guide-pharma-
transport.html
3https://mgsicestorm.com/shipping-pharmaceuticals/
4. https://www.tive.com/blog/pharmaceutical-transport-best-practices-for-shippers-to-
know#:~:text=Transportation%3A%20The%20medicines%20or%20pharma,inventory
%20at%20the%20correct%20temperature.
5. https://www.shiphub.co/transport-of-pharmaceutical-products/
6. https://thermoking.intechgroup.vn/huong-dan-van-chuyen-duoc-pham/
7. https://bmppack.com/cac-tieu-chuan-bao-bi-duoc-pham-ma-ban-nen-biet/#:~:text=Bao
%20bì%20kém%20chất%20lượng,sức%20khỏe%20của%20người%20bệnh.
8. https://www.healthdesign.org/sites/default/files/CHD_Issue_Paper2.pdf
9. https://baoquangninh.vn/nang-nong-nhiet-do-cao-bao-quan-thuoc-nhu-the-nao-cho-
dung-3246169.html
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1 Quản lý kho chứa
1.1.1 Định nghĩa
1.1.2 Phân loại kho chứa
1.1.3 Chức năng
1.1.4 Nhiệm vụ
1.1.5 Công tác quản lý trong kho dược
1.2 Cách thức vận chuyển dược phẩm:
1.2.1 Định nghĩa
1.2.2 Phân loại

1.3Cơ sở lý thuyết
Do các điều kiện đặc biệt mà thuốc phải được lưu trữ và sự ưu tiên giao hàng nhanh, các
đơn vị vận chuyển ưa thích vận chuyển bằng đường bộ. Mặc dù vận chuyển bằng đường
hàng không là nhanh nhất, đặc biệt là đối với các khoảng cách xa, nhưng do thiếu tiêu
chuẩn chung và tính minh bạch, sự quan tâm đối với hình thức này của giao thông đã
giảm đáng kể. Khi những loại thuốc cần được giao càng sớm càng tốt, cũng có một lựa
chọn vận chuyển chúng trong các container lạnh đặc biệt bằng đường biển hoặc đường
sắt. Nhiều công ty dược phẩm chọn vận chuyển biển vì sự tổ chức tốt của chuỗi cung
ứng. Trong trường hợp của loại thuốc, rủi ro xảy ra cao trong suốt quá trình xử lý. Các
nhà vận chuyển đường bộ và đường biển có vẻ kiểm soát toàn bộ quá trình tốt nhất.
Thông thường, các loại thuốc được vận chuyển trong các xe tải hộp được điều chỉnh đặc
biệt. Các hộp giữ nhiệt độ ổn định thường nằm trong khoảng từ 2 đến 8 độ C. Một số sản
phẩm đặc biệt như vắc xin, thuốc được đặt trong các pallet bằng xốp Styrofoam với túi
đá. Tuy nhiên, các container lạnh là giải pháp tốt nhất. Do thuốc là một loại hàng hoá đặc
biệt nên các điều kiện đặc biệt mà thuốc phải được lưu trữ và giao hàng trong thời gian
nhanh chóng do đó chúng thường được các đơn vị vận chuyển ưa thích vận chuyển bằng
đường bộ vì tốc độ nhanh cũng như rủi ro trong vận chuyển cũng thấp hơn nhiều so với
vận chuyển bằng tàu biển. Mặc dù vận chuyển bằng đường hàng không là nhanh nhất,
đặc biệt là đối với các khoảng cách xa, nhưng do thiếu tiêu chuẩn chung và tính minh
bạch, sự quan tâm đối với hình thức này của giao thông đã giảm đáng kể. Khi cần giao
những loại thuốc ngay lập tức, cũng có tùy chọn vận chuyển chúng trong các container
lạnh đặc biệt bằng đường bộ hoặc đường sắt. Trong trường hợp của thuốc, rủi ro cao xảy
ra trong quá trình xử lý. Các nhà vận chuyển đường bộ và đường biển có vẻ kiểm soát
quá trình tốt nhất.

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu bao gồm các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân (theo Luật Dược
2005 là các nhà thuốc, quầy thuốc và đại lý thuốc), người bán lẻ thuốc và khách
hàng mua thuốc tại các cơ sở nói trên và lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước
(Phòng Y tế và Trung tâm Y tế) 2 huyện tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn lựa chọn cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân:
Các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân có đăng ký kinh doanh và đang hoạt động tại 2
huyện với các loại hình bán lẻ nhà thuốc, quầy thuốc và đại lý thuốc tại thời điểm
điều tra.
- Tiêu chuẩn loại trừ:

 + Tủ thuốc lưu động và hoạt động bán lẻ thuốc lưu động.
 + Mẹt thuốc tại các chợ.
 + Cơ sở kinh doanh thuốc y học cổ truyền.
 + Các cơ sở bán lẻ được cấp phép hoạt động (mở cửa) sau thời điểm
nhóm nghiên cứu hoàn thành điều tra trước can thiệp (tháng 8-

9/2012).

 + Không đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Tiêu chuẩn lựa chọn người bán lẻ thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân:

 + Trên 18 tuổi
 + Là những người trực tiếp tham gia bán thuốc tại các cơ sở bán lẻ -
Tiêuchuẩnloạitrừ:

 + Người bán lẻ được cơ sở bán lẻ tuyển mới sau thời điểm can thiệp được
tiến hành (từ tháng 4/2013).
 + Không đồng ý tham gia nghiên cứu.

 + Khách hàng từ 18 tuổi trở lên.


 + Khách hàng đã mua thuốc xong tại cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân và đồng

ý tham gia trả lời phỏng vấn. Tiêu chuẩn loại trừ:

 + Khách hàng không có khả năng hiểu hoặc không có khả năng trả lời câu
hỏi.
 + Khách hàng chỉ mua một số loại vật tư y tế thông thường: bông, băng dán,
cồn, gạc, khẩu trang y tế.
 + Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Nghiên cứu này sử dụng thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng, đánh

38

- Tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng mua thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân:

giá trước sau có đối chứng. Do đó, đối tượng nghiên cứu của khảo sát trước và sau
sau can thiệp có thể đồng nhất hoặc không đồng nhất. Ví dụ, đại diện các cơ quan
quản lý nhà nước, các cơ sở bán lẻ có thể đồng nhất một phần, khách hàng mua
thuốc đa số sẽ không đồng nhất giữa khảo sát trước và sau can thiệp. Nội dung chi
tiết được trình bày phần chọn mẫu dưới đây.

2.2. Địa điểm nghiên cứu


Nghiên cứu được tiến hành tại 2 huyện Kim Thành và Gia Lộc của tỉnh Hải
Dương. Trong nghiên cứu can thiệp, huyện Kim Thành là huyện can thiệp và Gia
Lộc là huyện đối chứng.

Tiêu chí lựa chọn 2 huyện nghiên cứu dựa trên mong muốn tính đại diện của khu
vực nông thôn nhưng đảm bảo các tiêu chí tương đương để có thể so sánh đối
chứng, các tiêu chí bao gồm:

 - Là 2 huyện nông thôn;


 - 2 huyện có chỉ tiêu số dân bình quân một điểm bán thuốc phục vụ tương

đương nhau.

Thông tin

Số đơn vị hành chính


(xã/thị trấn)
Số cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân Số dân bình quân một điểm bán thuốc phục vụ
Diện tích
Dân số
Mật độ dân số
Thu nhập bình quân đầu người

Kim Thành

21
(1 TT, 20 xã) 52

1.919

19,5 triệu đồng

Gia Lộc

23
(1 TT, 22 xã) 46

1.969

20,7 triệu đồng


39

 - 2 huyện có số lượng cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân tương đương nhau;
 - 2huyệncóđiềukiệndânsố-kinhtế-xãhộitươngđồng;
 - 2 huyện không nằm tiếp giáp nhau về địa lý và địa giới hành chính.
 - Trong quá trình triển khai nghiên cứu, các can thiệp lĩnh vực dược tại 2

huyện nghiên cứu cũng được theo dõi và giám sát để đảm bảo không có sự
khác nhau do các can thiệp của các chương trình, dự án khác.

Bảng 2.1. Một số thông tin cơ bản về 2 huyện nghiên cứu
112,9 km2

122 km2

124.439 người

137.586 người
1.102 người/km2

1.127 người/km2

Đặc điểm kinh Địa bàn có 03 khu công nghiệp Địa bàn có 02 khu công nghiệp
tế xã hội khác lớn và các cụm công nghiệp nhỏ lớn và các cụm công nghiệp nhỏ

Nguồn: UBND tỉnh Hải Dương, tháng 1/2012

2.3. Thời gian nghiên cứu


Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8/2012 đến tháng 12/2015 bao gồm 4 giai
đoạn:

 - Giai đoạn 1: Điều tra trước can thiệp: tháng 8-9/2012.


 - Giai đoạn 2: Chuẩn bị nội dung can thiệp: xây dựng nội dung can thiệp và

chỉ số theo dõi đánh giá: tháng 1-3/2013.

 - Giai đoạn 3: Triển khai can thiệp: triển khai các hoạt động can thiệp và
giám

sát trong thời gian 24 tháng, từ tháng 4/2013 đến tháng 4/2015.

40

- Giai đoạn 4: Đánh giá hiệu quả can thiệp: được tiến hành từ tháng 8-9/2015 (sau
kết thúc can thiệp 3 tháng).

2.4. Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang và can thiệp cộng đồng trước - sau có đối
chứng, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp định tính.

2.5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu

2.5.1. Nghiên cứu định lượng

2.5.1.1. Cỡ mẫu

 Cơ sở bán lẻ thuốc


Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho kiểm định không thua kém hoặc vượt trội
trong thiết kế nghiên cứu can thiệp có nhóm chứng:

Trong đó:

 - €=p1 –p2 :tỷlệkhácbiệtvềkếtquảgiữanhómcanthiệpsovớinhóm

chứng.

 - p1 : tỷ lệ đáp ứng của nhóm can thiệp; p2 : tỷ lệ đáp ứng của nhóm chứng.

Với p1=20% và p2=61% theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Chúc [24].
 - : giá trị thể hiện vượt trội hay không thua kém về mặt ý nghĩa lâm sàng,

chọn =0.1.

 - , β: lần lượt là xác suất chọn sai lầm loại I và loại II. Chọn =0,05 và

β=0.2.

 - k: tỷ số giữa 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng, chọn k=1.
Thay vào công thức trên ta có cỡ mẫu tối thiểu là n1=n2= 28 (cơ sở bán lẻ)
Trên thực tế, chúng tôi chọn toàn bộ các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân có đăng
ký kinh doanh tại 2 huyện Kim Thành và Gia Lộc trong nghiên cứu. Trước
can

41

thiệp số lượng cơ sở bán lẻ tham gia vào nghiên cứu của hai huyện Kim Thành và
Gia Lộc lần lượt là 45 và 47 cơ sở.

Tuy nhiên sau can thiệp số cơ sở của cả 2 huyện đều giảm đi, Kim Thành giảm đi 3
cơ sở bán lẻ (3 đại lý thuốc), Gia Lộc giảm 4 cơ sở bán lẻ (3 đại lý thuốc, 1 nhà
thuốc). Lý do tại thời điểm điều tra sau can thiệp, các đại lý thuốc đến thời hạn
phải cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc (sau 5 năm), đồng thời
khi đó quy định mới yêu cầu các đại lý thuốc phải chuyển đổi loại hình kinh doanh
sang quầy thuốc, và bắt buộc thẩm định theo tiêu chuẩn GPP. Tại Kim Thành có 3
đại lý thuốc và Gia Lộc có 3 đại lý thuốc không đạt được các điều kiện này, do đó
phải đóng cửa. Ngoài ra, Gia Lộc còn 1 nhà thuốc đóng cửa do chủ nhà chuyển lên
thành phố sinh sống.

Để đảm bảo cỡ mẫu được đồng nhất, các cơ sở bán lẻ bắt đầu hoạt động (mở mới)
sau thời điểm nhóm nghiên cứu hoàn thành điều tra trước can thiệp (tháng 8-
9/2012) sẽ không nằm trong mẫu điều tra sau can thiệp. Tuy nhiên, các cơ sở này
vẫn được mời tham gia các hoạt động can thiệp của nghiên cứu trên địa bàn.

Bảng 2.2. Số lượng cơ sở bán lẻ được chọn tham gia nghiên cứu

Cơ sở bán lẻ thuốc

Kim Thành Gia Lộc TCT SCT TCT

SCT
Nhàthuốc 1 1 2 1 Quầy thuốc 37 39 26 35 Đại lý thuốc 7 2 19 7

Tổng 45 42 47 43

 Người bán lẻ thuốc


Khảo sát toàn bộ người bán lẻ thuốc tham gia hành nghề tại các cơ sở bán

lẻ ở giai đoạn triển khai nghiên cứu và thoả mãn các tiêu chí lựa chọn được mô tả ở
trên.
\
42

Với người làm việc ở 2 cơ sở bán lẻ trở lên, chỉ chọn 1 cơ sở bán lẻ chính để tham
gia nghiên cứu. Trong nghiên cứu, không có người bán lẻ nào nằm trong tình
huống này.

 Đối với khách hàng mua thuốc


Khảo sát toàn bộ khách hàng mua thuốc tại các cơ cở bán lẻ trong mẫu

nghiên cứu và thoả mãn các tiêu chí lựa chọn được mô tả ở trên. Để đảm bảo thu
được cỡ mẫu khách hàng tối đa, mỗi nhóm điều tra viên được phân công chịu trách
nhiệm một cơ cở bán lẻ từ khi cơ sở đó mở cửa đến khi đóng cửa.
Bảng 2.3. Số lượng khách hàng được chọn tham gia nghiên cứu

Khách hàng

Tổng số khách hàng đến CSBLT tư nhân Khách hàng mua vật tư y tế thông thường
Khách hàng từ chối trả lời
Khách hàng tham gia nghiên cứu

2.5.1.2. Chọn mẫu

 Chọn huyện nghiên cứu:

Kim Thành TCT SCT 220 236 26 33 24 19 170 184


Gia Lộc TCT SCT 213 221 35 28 11 12 167 181
Chọn chủ đích hai huyện nghiên cứu là Kim Thành và Gia Lộc. Lựa chọn huyện
can thiệp/đối chứng giữa hai huyện bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên. Theo đó, Kim
Thành đã được lựa chọn làm huyện can thiệp, Gia Lộc được làm huyện đối chứng.

 Chọn mẫu các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân:

Chọn mẫu toàn bộ cho các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân đang hoạt động trên địa bản
2 huyện có đăng ký kinh doanh. Như vậy, tất cả các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân
đang hoạt động tại 2 huyện Kim Thành và Gia Lộc đều được lựa chọn mời tham
gia nghiên cứu.
43

Các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân trên địa bàn 2 huyện được xác định theo các bước
sau:

 - Bước 1: thu thập thông tin từ Sở Y tế


Thu thập danh sách các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân của 2 huyện từ phòng
quản lý hành nghề Y Dược tư nhân của Sở Y tế Hải Dương. Các thông tin về
tên cơ sở bán lẻ, tên chủ cơ sở bán lẻ, loại hình kinh doanh (nhà thuốc, quầy
thuốc, đại lý thuốc), địa chỉ, số điện thoại.
 - Bước 2: làm việc với Phòng Y tế huyện và trưởng trạm y tế xã trên địa bàn
huyện.

Trên cơ sở danh sách từ Sở Y tế, rà soát lại các thông tin với phòng Y tế và
các trưởng trạm y tế xã để loại bỏ các cơ sở đã chuyển đi hoặc không còn
hoạt động hoặc bổ sung một số cơ sở mới không có tên trong danh sách từ
Sở Y tế.

 - Bước3:làmviệcvớitấtcảcáccơsởbánlẻthuốctrênđịabàn2huyệnđể cung cấp


thông tin và mời tham gia vào nghiên cứu. Loại bỏ các cơ sở không đồng ý
tham gia nghiên cứu và các cơ sở trong tiêu chuẩn loại trừ.
 - Bước 4: Cùng với Phòng Y tế huyện xác nhận lại danh sách các cơ sở điều
tra, dưới đây là bảng tổng hợp số lượng các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân tham
gia trong nghiên cứu theo các loại hình hoạt động.

Quyền lợi của các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân khi tham gia nghiên cứu
 - Được tham dự miễn phí các buổi đào tạo kiến thức chuyên môn và cập
nhật

thông tin về chính sách hiện hành.

 - Được nhận miễn phí các tài liệu khoa học để tham khảo và tra cứu.

Tất cả các cơ sở bán lẻ thuốc có đăng ký kinh doanh trên địa bàn đều đồng ý
tham gia nghiên cứu.

 Chọn mẫu đối với người bán lẻ thuốc tư nhân

44

Tất cả người bán lẻ thuốc trực tiếp tham gia hoạt động bán lẻ thuốc tại ngày khảo
sát đều được lựa chọn theo tiêu chí đã nêu phần trên.

Người bán lẻ thuốc được tuyển dụng mới sau khi can thiệp được bắt đầu (từ tháng
4/2013) sẽ không được khảo sát sau can thiệp. Tuy nhiên, với quan điểm vì các
hoạt động can thiệp đem lại nhiều lợi ích về kiến thức và thực hành cho các cá
nhân tham gia và đem lại giá trị cho cộng đồng, nên với nhóm đối tượng này vẫn
được mời tham dự các hoạt động can thiệp.

 Chọn mẫu khảo sát khách hàng mua thuốc


Mỗi cơ sở bán lẻ thuốc được khảo sát các thông tin trong một ngày, từ khi
cơ sở bán lẻ mở cửa đến khi đóng cửa. Thời gian hoạt động trung bình của 1 cơ sở
bán lẻ từ 12 - 15 giờ/ngày.

Mỗi khi có khách hàng đến mua thuốc tại cơ sở bán lẻ (thoả mãn tiêu chuẩn lựa
chọn) sẽ được nghiên cứu viên quan sát hành vi của người bán thuốc và khách
hàng. Sau khi khách hàng kết thúc việc mua thuốc sẽ được nghiên cứu viên mời
tham gia trả lời phiếu phỏng vấn.

Tình huống khi có nhiều khách cùng mua một lúc, nghiên cứu viên sẽ mời khách
hàng chờ và phỏng vấn tối đa số lượng khách hàng đồng ý tham gia trả lời phỏng
vấn.

2.5.2. Nghiên cứu định tính

Trong nghiên cứu này, nghiên cứu định tính được thiết kế để tìm hiểu những thông
tin mang tính định tính liên quan đến tìm hiểu nguyên nhân; những khó khăn,
thuận lợi; những bất cập trong thực hiện chính sách và những giải pháp đề xuất
hoặc mong muốn của đối tượng được phỏng vấn... Các nhóm đối tượng tham gia
nghiên cứu định tính được lựa chọn chủ đích như sau:

 - Phỏng vấn sâu đại diện lãnh đạo của 2 Trung tâm y tế huyện Kim Thành
và Gia Lộc.
 - Phỏng vấn sâu Trưởng Phòng Y tế của 2 huyện trên.

45
- Thảo luận nhóm với người bán hàng của các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân trên địa
bàn từng huyện Kim Thành và Gia Lộc.

2.6. Các biến số và chỉ số nghiên cứu

Các biến số và chỉ số nghiên cứu được thiết kế để trả lời ba mục tiêu cụ thể của
nghiên cứu. Mối liên hệ giữa mục tiêu nghiên cứu, chỉ số nghiên cứu, và các kỹ
thuật thu thập thông tin của nghiên cứu được thể hiện ở sơ đồ dưới đây. Trong đó,
nghiên cứu định lượng được sử dụng để trả lời các nội dung cụ thể trong từng mục
tiêu nghiên cứu; nghiên cứu định tính được sử dụng để tìm hiểu về bối cảnh xung
quanh nghiên cứu, về những nguyên nhân, khó khăn, thuận lợi, bất cập trong thực
hiện chính sách và những giải pháp đề xuất của các bên liên quan trong quá trình
cung ứng thuốc.

Hình 2.1. Sơ đồ về mối liên hệ giữa mục tiêu nghiên cứu, các nhóm chỉ số, và kỹ
thuật thu thập thông tin trong nghiên cứu

46

2.6.1. Biến số, chỉ số nghiên cứu


Luận án tập trung nghiên cứu và can thiệp vào hai bước cuối cùng của chu trình
cung ứng thuốc, bao gồm (i) bảo quản – phân phối thuốc và (ii) sử dụng thuốc. Do
vậy biến số, chỉ số nghiên cứu được xây dựng theo 2 nội dung này. 2.6.1.1. Thực
trạng thực hiện một số nguyên tắc, tiêu chuẩn theo tiêu chí thực hành tốt nhà thuốc
(GPP) của các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân.

Tại thời điểm triển khai nghiên cứu, Thông tư 46/2011/TT-BYT đang có hiệu lực,
nên các tiêu chuẩn về nhà thuốc trong nghiên cứu được dựa trên các quy định trong
Thông tư này.

 - Số lượng và loại hình các cơ sở bán lẻ.
 - Tỷ lệ cơ sở đạt tiêu chuẩn GPP
 - Tỷ lệ cơ sở tuân thủ điều kiện về nhân sự (dược sĩ đại học, trung học...
theo

loại hình đăng ký, thực trạng cập nhật, nâng cao kiến thức của người bán lẻ)

 - Tỷ lệ cơ sở tuân thủ điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật (xây dựng và
thiết

kế, diện tích và bố trí, cơ sở vật chất và vệ sinh môi trường ...)

 - Tỷ lệ cơ sở tuân thủ điều kiện về trang thiết bị (trang thiết bị bảo quản
thuốc,

trang thiết bị, dụng cụ và bao bì ra lẻ thuốc...)

 - Tỷ lệ cơ sở tuân thủ các nguyên tắc về hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên
môn.
 - Tỷ lệ cơ sở tuân thủ các nguyên tắc, quy chế chuyên môn. 2.6.1.2. Thực
trạng kiến thức và thực hành của người bán lẻ thuốc

 - Thông tin chung về người bán lẻ thuốc


 - Tỷ lệ người bán lẻ có kiến thức đạt về các thuốc phải bán theo đơn.
 - Tỷ lệ khách hàng mua được thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc.
 - Tỷ lệ người bán lẻ có kiến thức phù hợp trong ra lẻ và ghi nhãn thuốc khi
ra

lẻ.

 - Tỷ lệ thuốc ra lẻ được bán mà không được ghi nhãn phù hợp.
Thực trạng thực hiện một số nguyên tắc, tiêu chuẩn theo tiêu chí thực hành tốt

Tỷ lệ cơ sở đạt tiêu chuẩn GPP

Định tính

Phỏng vấn (Phiếu 1B)

47

 - Tỷ lệ người bán thuốc có kiến thức phù hợp trong tư vấn sử dụng thuốc
cho khách hàng.
 - Tỷ lệ người bán thuốc tư vấn đúng về thời điểm uống thuốc.
 - Tỷ lệ người bán thuốc tư vấn đúng về cách uống thuốc.
 - Tỷ lệ người bán thuốc có kiến thức và thực hành trong tư vấn một số tình

huống cấp cứu cần đến cơ sở y tế khám chữa bệnh.

2.6.1.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp nhằm cải thiện tuân thủ một số tiêu
chuẩn, thực hành GPP của các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân.

 - Tỷ lệ cơ sở đạt tiêu chuẩn GPP sau can thiệp.
 - Hiệu quả can thiệp (HQCT) đối với việc tuân thủ điều kiện cơ sở vật chất,

kỹ thuật

 - HQCT đối với việc tuân thủ các điều kiện về trang thiết bị
 - HQCT đối với việc tuân thủ các tiêu chuẩn về ghi nhãn thuốc
 - HQCT đối với việc tuân thủ một số tiêu chuẩn về thực hiện quy chế
chuyên

môn (thực hành sắp xếp, bảo quản thuốc; thực hành bán thuốc theo đơn;

thực hành tư vấn cho khách hàng)

 - Đánh giá về các hoạt động can thiệp từ phía đối tượng nghiên cứu.
 - Phân tích các điều kiện các cơ sở khó tuân thủ hoặc khó duy trì tuân thủ.

Bảng 2.4. Các nhóm chỉ số chính trong nghiên cứu định lượng

Mục Tên nhóm biến số/ chỉ số Loại biến Phương pháp & công cụ thu
tiêu chính số thập
Tỷ lệ cơ sở tuân thủ điều kiện về nhân sự (dược sĩ đại học, trung học... theo loại
hình đăng ký, thực trạng cập nhật,

Phỏng vấn (Phiếu 1B)

nhà thuốc (GPP) của các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân.

nâng cao kiến thức của người bán lẻ)

48

Mục Tên nhóm biến số/ chỉ số Loại biến Phương pháp & công cụ thu
tiêu chính số thập
Tỷ lệ cơ sở tuân thủ điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật (xây dựng và thiết kế,
diện tích và bố trí, cơ sở vật chất và vệ sinh môi trường ...)
Tỷ lệ cơ sở tuân thủ điều kiện về trang thiết bị (trang thiết bị bảo quản thuốc, trang
thiết bị, dụng cụ và bao bì ra lẻ thuốc...)
Tỷ lệ cơ sở tuân thủ các nguyên tắc về hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn.
Quan sát (Phiếu 1A)
Quan sát (Phiếu 1A)
Quan sát (Phiếu 1A)
Tỷ lệ cơ sở tuân thủ các nguyên tắc, quy chế chuyên môn.

Tỷ lệ người bán lẻ có kiến thức đạt về các thuốc phải bán theo đơn.

Phỏng vấn (Phiếu 2)


Tỷ lệ khách hàng mua được thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc.

Phỏng vấn (Phiếu 3)

Tỷ lệ người bán lẻ có kiến thức phù hợp trong ra lẻ và ghi nhãn thuốc khi ra lẻ.

Phỏng vấn (Phiếu số 2)


Thực trạng kiến thức và thực hành của người bán lẻ thuốc

Định tính

Tỷ lệ thuốc ra lẻ được bán mà không được ghi nhãn phù hợp.

Tỷ lệ người bán thuốc tư vấn đúng về thời điểm uống thuốc. Tỷ lệ người bán thuốc
tư vấn đúng về cách uống thuốc.

Phỏng vấn (Phiếu số 3)

Phỏng vấn (Phiếu số 2) Phỏng vấn (Phiếu số 2)


Tỷ lệ người bán thuốc có kiến thức phù hợp trong tư vấn sử dụng thuốc cho khách
hàng.

Phỏng vấn (Phiếu số 2)


49

Mục Loại Phương pháp &


Tên nhóm biến số/ chỉ số chính
tiêu biến số công cụ thu thập
Tỷ lệ người bán thuốc có kiến thức và thực hành
Phỏng vấn
trong tư vấn một số tình huống cấp cứu cần đến cơ
(Phiếu số 3)
sở y tế khám chữa bệnh.

Đánh giá hiệu quả can thiệp nhằm cải thiện tuân thủ một số tiêu chuẩn, thực hành
GPP của các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân.

Tỷ lệ cơ sở đạt tiêu chuẩn GPP sau can thiệp.

HQCT đối với việc tuân thủ các điều kiện về trang thiết bị

Định tính

Phỏng vấn (Phiếu 1B)

Quan sát (Phiếu 1A)

Hiệu quả can thiệp (HQCT) đối với việc tuân thủ điều Định Quan sát
kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật lượng (Phiếu 1A)

HQCT đối với việc tuân thủ các tiêu chuẩn về ghi nhãn Phỏng vấn (Phiếu
thuốc 2 và 3)
HQCT đối với việc tuân thủ một số tiêu chuẩn về thực Quan sát (Phiếu
hiện quy chế chuyên môn (thực hành sắp xếp, bảo quản 1A), Phỏng vấn
thuốc; thực hành bán thuốc theo đơn; thực hành tư vấn
(Phiếu 2 và 3)
cho khách hàng)
Đánh giá về các hoạt động can thiệp từ phía đối tượng Định Phỏng vấn (Phiếu
nghiên cứu. tính 2B)
Phân tích các điều kiện các cơ sở khó tuân thủ hoặc khó Định Phỏng vấn (Phiếu
duy trì tuân thủ. tính 2B)

2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá

2.7.1. Phạm vi nghiên cứu


Các cơ cở bán lẻ thuốc tư nhân trong phạm vi của nghiên cứu này bao gồm các loại
hình kinh doanh: nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý thuốc, không bao gồm các cơ sở
kinh doanh thuốc y học cổ truyền và tủ thuốc của trạm y tế xã.

50

Thông tin về các cơ sở bán lẻ thuốc được rà soát và tổng hợp từ Danh sách quản lý
Phòng quản lý hành nghề Y Dược tư nhân, Sở Y tế Hải Dương và Phòng Y tế 2
huyện Kim Thành và Gia Lộc cung cấp (tại thời điểm nghiên cứu, bao gồm cả cơ
sở có chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và không có chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh thuốc)

2.7.2. Một số thước đo, tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu

2.7.2.1. Tiêu chuẩn cơ sở vật chất và vệ sinh môi trường

Nghiên cứu này tham khảo các tiêu chuẩn xây dựng, thiết kế, và diện tích đối với
cơ sở bán lẻ theo thông tư 46 [6]. Tuy nhiên, chúng tôi chia thành 2 nhóm vấn đề
chính với các điều kiện cho 2 nhóm vấn đề cụ thể như sau:
Tuân thủ điều kiện về cơ sở vật chất của cơ sở bán lẻ:

Cơ sở bán lẻ đạt điều kiện về cơ sở vật chất khi có các điều kiện

 - Diện tích ≥ 10 m2
 - Có trần chống bụi
 - Tường và sàn làm bằng vật liệu dễ lau chùi

 Tuân thủ về điều kiện vệ sinh môi trường:


Cơ sở bán lẻ đạt điều kiện về vệ sinh môi trường khi có địa điểm thoáng
mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm.
2.7.2.2. Sắp xếp và bảo quản thuốc

Cơ sở bán lẻ được đánh giá là xếp thuốc đúng quy định nếu thuốc được xếp
theo từng nhóm tác dụng dược lý, chủng loại, thời hạn sử dụng.
2.7.2.3. Bảng hiệu đúng quy định

Cơ sở bán lẻ được đánh giá là có bảng hiệu đúng quy định nếu có đầy đủ tên
cơ sở, địa chỉ, tên người đứng đầu cơ sở, phạm vi hành nghề, số điện thoại,
và thời gian hoạt động.
2.7.2.4. Kiến thức của người bán lẻ
 Điểm kiến thức về các loại thuốc kê đơn:
51

Thông qua thảo luận nhóm chuyên gia, chúng tôi xây dựng danh mục 10 loại thuốc
điều trị các bệnh thông thường, hay gặp tại cộng đồng và được bán phổ biến tại địa
bàn nghiên cứu để khảo sát về kiến thức của người bán lẻ về các loại thuốc cần
phải kê đơn và không cần kê đơn. Trong số 10 thuốc, có 5 thuốc phải kê đơn
(Amlordipine, Amoxicilin, Dexamethasone, multivitamin dịch truyền, Biseptol) và
5 thuốc không cần kê đơn (Acetylcystein, Alaxan, Cimetidine, Salbutamol,
Mebendazole). Nếu người bán lẻ phân loại đúng mỗi thuốc thì được 1 điểm. Tổng
số điểm tối đa là 10 điểm.
 Điểm số kiến thức về các loại thuốc cần bảo quản:

Tương tự với các thuốc phải kê đơn, nhóm nghiên cứu xây dựng danh mục 10 loại
thuốc để khảo sát kiến thức của người bán lẻ về các thuốc cần phải bảo quản đặc
biệt. Trong đó, có 5 thuốc thuộc diện phải bảo quản đặc biệt (Alpha trymotrypsin,
Vitamin C, Vitamin 3B, Cefalexin, Cloxacillin) và 5 thuốc bảo quản theo thông
thường (Amoxicillin, Paracetamol, Acemuc, Argyrol, Ameflu). Nếu người bán lẻ
phân loại đúng mỗi thuốc thì được 1 điểm. Tổng số điểm tối đa là 10 điểm.
 Tư vấn đúng về cách uống thuốc:

Người bán lẻ được đánh giá là tư vấn đúng về cách uống thuốc (loại nước sử dụng
để uống thuốc) nếu tư vấn cho khách hàng sử dụng nước lọc để uống thuốc.
 Thực hành xử trí một số tình huống khẩn cấp:
Để đánh giá tỷ lệ người bán thuốc có thực hành phù hợp trong tư vấn một số tình
huống cấp cứu hoặc cần đến cơ sở y tế khám chữa bệnh, nhóm nghiên cứu xây
dựng 3 ca bệnh mô phỏng (tình huống giả định) bao gồm: trẻ 6 tháng tuổi, ho, sốt,
bú kém; người lớn sốt cao; khách hàng đau răng (Phụ lục). Điều tra viên sẽ đọc các
ca bệnh mô phỏng này, và ghi chép lại câu trả lời của người

52

bán lẻ về cách xử trí cho từng ca bệnh mô phỏng này. Điểm thực hành được đánh
giá như sau:

 - Trẻ 6 tháng tuổi, ho, sốt, bú kém: thực hành đạt nếu tư vấn mẹ cháu đưa
cháu đến ngay cơ sở y tế để khám bệnh.
 - Người lớn sốt cao: thực hành đạt nếu chỉ bán cho khách hàng paracetamol
và oresol.
 - Khách hàng đau răng: thực hành đạt khi người bán lẻ hỏi kỹ khách hàng
các thông tin sau:
 Khách hàng có bị đau dạ dày không?
 Khách hàng đã uống kháng sinh chưa?
 Thời gian bị đau răng?
 Khách hàng đã đến cơ sở y tế nào điều trị chưa?

2.8. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin

2.8.1. Kỹ thuật thu thập thông tin

Nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin bao gồm: phỏng vấn trực tiếp
bằng bộ câu hỏi cấu trúc và bán cấu trúc, quan sát và lượng giá qua bảng kiểm,
phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.

2.8.2. Công cụ thu thập thông tin

2.8.2.1. Công cụ thu thập thông tin định lượng

- Các thông tin định lượng được thu thập thông qua các công cụ được xây dựng và
hiệu chỉnh sẵn, bao gồm: Bảng kiểm các thông tin về cơ sở vật chất, điều kiện bảo
quản thuốc; Biểu mẫu các thông tin về nhân lực và tình hình hoạt động của cơ sở
bán lẻ thuốc tư nhân; Phiếu phỏng vấn người bán thuốc nhằm tìm hiểu kiến thức và
thực hành chuyên môn của người bán thuốc (ra lẻ, ghi nhãn, tư vấn...); Phiếu hỏi
khách hàng mua thuốc nhằm tìm hiểu thực hành của người bán thuốc và kiến thức
của họ trong mua và sử dụng thuốc an toàn hợp lý.

53

- Các công cụ thu thập thông tin được xây dựng và tiến hành thử nghiệm trên một
số cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân nhằm hiệu chỉnh về mặt nội dung, ngôn ngữ, cách
diễn đạt,...
2.8.2.2. Công cụ thu thập thông tin định tính

Các thông tin định tính được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn sâu và thảo
luận nhóm các đối tượng nghiên cứu có liên quan. Bản hướng dẫn phỏng vấn sâu
(PVS) và thảo luận nhóm (TLN) được xây dựng, hiệu chỉnh và thống nhất giữa các
thành viên trong nhóm nghiên cứu.

Bảng 2.5. Tổng hợp các kỹ thuật thu thập thông tin trong nghiên cứu
Đối tượng NC Nghiên cứu định lượng

Chủ cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân hoặc người được ủy quyền

Người bán lẻ thuốc tư nhân

Khách hàng mua thuốc tại các cơ sở tư nhân
Nghiên cứu định tính Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Kim Thành và Gia Lộc

Trưởng phòng Y tế huyện Kim Thành và Gia Lộc Người bán lẻ thuốc tại các cơ sở
bán lẻ thuốc tư nhân

2.8.3. Điều tra viên

Phương pháp thu thập số liệu

Bảng kiểm các thông tin về cơ sở vật chất
Biểu mẫu các thông tin về nhân lực và tình hình hoạt động

Bảng hỏi thông qua phỏng vấn Bảng hỏi thông qua phỏng vấn

Phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu Thảo luận nhóm

Bộ công cụ


Phiếu số 1A

Phiếu số 1B

Phiếu số 2 Phiếu số 3

Hướng dẫn PVS

Hướng dẫn PVS


Hướng dẫn TLN
Điều tra viên bao gồm các nghiên cứu viên có kinh nghiệm của Viện Chiến lược và
Chính sách Y tế (bao gồm cả bản thân nghiên cứu sinh). Các điều tra

54

viên được tập huấn kỹ lưỡng trước khi tiến hành khảo sát nhằm giảm thiểu sai số
hệ thống và đảm bảo tính thống nhất trong cách thức tiến hành điều tra.

2.8.4. Quy trình thu thập số liệu

 - Điều tra trước can thiệp: tại mỗi huyện nhóm nghiên cứu thực hiện điều
tra trong 5 ngày và triển khai cuốn chiếu tại từng huyện trong 10 ngày liên
tiếp, Kim Thành là huyện được khảo sát trước, Gia Lộc được khảo sát 5
ngày tiếp theo. Địa bàn nghiên cứu từng huyện được chia thành 5 cụm theo
khu vực địa lý và đường giao thông thuận tiện. Mỗi ngày sẽ khảo sát 10 đến
11 cơ sở bán lẻ ở từng cụm đến khi khảo sát hết số cơ sở trên toàn huyện.
 - Điềutrasaucanthiệp:mặcdùsốcơsởbánlẻcủa2huyệncógiảmđi, nhưng nhóm
nghiên cứu vẫn khảo sát 5 ngày/huyện và theo cách triển khai của điều tra
trước can thiệp.

2.9. Các hoạt động can thiệp

2.9.1. Cơ sở xác định đối tượng và nội dung can thiệp

Xác định chủ đề, nội dung can thiệp được dựa trên nguyên tắc như sau:

 - Phân tích thực trạng từ số liệu điều tra trước can thiệp theo mục tiêu 1 và
2.
 - Xác định các vấn đề tồn tại có thể can thiệp.
 - Tổ chức Hội thảo với TTYT huyện, Phòng Y tế, TYT xã trên địa bàn
huyện

Kim Thành nhằm mục đích trao đổi thực trạng và xây dựng nội dung can

thiệp.

 - Tổ chức Hội thảo với các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân trên địa bàn huyện
can

thiệp nhằm trao đổi và thống nhất các nội dung can thiệp có liên quan.

2.9.2. Nội dung can thiệp

Qua phân tích thực trạng thực hiện một số nguyên tắc, tiêu chuẩn theo tiêu
chí thực hành tốt nhà thuốc (GPP) của các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân, các
nội dung can thiệp được xây dựng nhằm cải thiện tiến độ và chất lượng thực
hiện GPP, cụ thể:

55

- Tăng cường kết nối giữa cơ quan QLNN và CSBL;
- Tập huấn nâng cao năng lực cho người bán lẻ thuốc tư nhân;
Nội dung can thiệp được xây dựng cho từng nhóm đối tượng nghiên cứu, theo từng
nhóm vấn đề, dựa trên cơ sở đã được trình bày ở trên.

Đối với Sở Y tế, tuy không phải là đối tượng nghiên cứu nhưng Sở Y tế là cơ quan
quản lý Nhà nước tuyến tỉnh có cùng tham gia với nhóm nghiên cứu trong một số
hoạt động của quá trình triển khai can thiệp. Sở Y tế ban hành công văn số
617/SYT-QLHN ngày 26/07/2013 về việc Tăng cường phối hợp quản lý hành nghề
y, dược tư nhân trên địa bàn huyện Kim Thành (huyện can thiệp). Lãnh đạo Sở Y
tế và Phòng quản lý hành nghề Y Dược tư nhân, Sở Y tế đã phối hợp với nhóm
nghiên cứu trong một số hoạt động như hội thảo, tập huấn kiến thức chuyên môn
và văn bản qui phạm pháp luật cho người bán lẻ thuốc tư nhân.

Triển khai can thiệp:

 Tăng cường kết nối giữa cơ quan QLNN và CSBL
 Vận động hoạch định chính sách, ban hành các văn bản chỉ đạo phù hợp

nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với dược tư nhân

Can thiệp đối với QLNN trong nghiên cứu này chỉ tập trung vào củng cố hệ thống
cung cấp thông tin và tăng cường kết nối, trao đổi giữa cơ quan QLNN và người
hành nghề. Can thiệp không áp dụng qui định xử phạt hay tăng cường xử phạt
trong hoàn cảnh người hành nghề chưa tuân thủ đúng qui định. Đối với các cơ
quan QLNN, can thiệp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước thông
qua việc ban hành các văn bản chỉ đạo, tạo điều kiện cho các hoạt động can thiệp
tiếp theo.
- Ủy ban nhân dân huyện Kim Thành: ban hành văn bản chỉ đạo công tác

quản lý nhà nước đối với hoạt động y tế tư nhân trên địa bàn huyện. Trong thời
gian can thiệp UBND huyện ban hành 2 văn bản sau:

56

 + Công văn số 426/UBND-PYT ngày 8/11/2013 của Chủ tịch UBND huyện
về việc tăng cường công tác quản lý y tế tư nhân, gửi UBND các xã, thị trấn.
Công văn nêu rõ vai trò và trách nhiệm của các đơn vị y tế trên địa bàn
huyện trong quản lý hành nghề của các cơ sở y dược tư nhân trên địa bàn
 + Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 17/3/2014 của Chủ tịch UBND huyện về
việc tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động y tế tư nhân, trong đó
đề cập 2 nội dung chính là: 1) Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức
pháp luật, kiến thức chuyên môn cho người hành nghề y dược tư nhân; 2)
Tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm

 Tổ chức các hoạt động giám sát hỗ trợ


Phòng Y tế làm đầu mối triển khai các hoạt động về giám sát hỗ trợ. Trong
đó, Phòng Y tế, phối hợp với Trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã trên địa
bàn triển khai thông qua Bảng kiểm giám sát hỗ trợ đã được xây dựng (phụ
lục).

 Nhân sự thực hiện hoạt động giám sát hỗ trợ:
Trưởng đoàn: Trưởng Phòng Y tế huyện
Thành phần đoàn: 3-4 người, gồm chuyên viên Phòng Y tế 01 người, 02
người từ TTYT huyện, 01 cán bộ TYT xã trên địa bàn triển khai giám sát hỗ
trợ và nhóm nghiên cứu cùng tham gia.

 Kế hoạch giám sát hỗ trợ: được xây dựng cụ thể định kỳ hàng tháng do
trưởng phòng y tế thực hiện.

Nội dung Bảng kiểm giám sát hỗ trợ được xây dựng dựa trên các yêu cầu
tuân thủ theo qui định của các văn bản qui phạm pháp luật hiện hành như
Nghị định 79/2006/NĐ-CP; Thông tư 02/2007/TT-BYT; Thông tư
46/2011/TT-BYT GPP.

Kế hoạch giám sát hỗ trợ được thực hiện được 154 lượt giám sát trong 24
tháng can thiệp. Mỗi buổi triển khai giám sát hỗ trợ 1 cơ sở bán lẻ. Trong

57

đó, 41 cơ sở được thực hiện giám sát hỗ trợ 3 lần, 4 cơ sở giám sát 2 lần. Một số cơ
sở mở mới trong thời gian can thiệp cũng được giám sát hỗ trợ 1 lần/cơ sở.

 Xây dựng và duy trì mô hình giao ban chuyên môn có sự tham gia của các cơ
sở bán lẻ

Tổ chức hoạt động giao ban định kỳ hàng quí với các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân:
Tổ chức giao ban 3 tháng/lần giữa Phòng Y tế, Trạm y tế xã với các cơ sở bán lẻ
thuốc tư nhân nhằm cung cấp thông tin, văn bản chính sách mới, hướng dẫn thực
hiện các qui định liên quan hiện có (văn bản đang thực hiện và văn bản mới ban
hành), cũng như trao đổi về các vấn đề thu được từ hoạt động kiểm tra, giám sát
liên quan đến tuân thủ các qui định cũng như hoạt động bán thuốc hàng ngày và
thảo luận về hướng khắc phục.
Đầu mối tổ chức hoạt động giao ban: Phòng Y tế huyện và nhóm nghiên cứu. Theo
kế hoạch sẽ tổ chức giao ban được 8 buổi/24 tháng. Tuy nhiên thực tế chỉ triển khai
được 6 buổi giao ban do 2 buổi giao ban không thực hiện liên quan đến thời điểm
Tết.
 Tập huấn nâng cao năng lực cho người bán lẻ thuốc tư nhân

+ Về các kiến thức về bệnh/tình huống thường gặp tại cộng đồng đối với các bệnh:

  Kiến thức cơ bản của cộng đồng về các bệnh không lây nhiễm (Tăng
huyết áp, đái tháo đường);
  Kiến thức cơ bản của cộng đồng về các bệnh lây nhiễm (Viêm phổi mắc
phải tại cộng đồng, Nhiễm khuẩn hô hấp trên);
  Kiến thức cơ bản của cộng đồng về Hướng dẫn xử trí sơ cấp cứu một số
trường hợp cấp cứu tại cộng đồng (bỏng, đuối nước, gãy xương, rắn cắn...);

58

 Kiến thức cơ bản của cộng đồng về cách xử trí và tư vấn một số bệnh thường gặp
ở trẻ em (viêm đường hô hấp, tiêu chảy...)

+ Về những kiến thức cơ bản về sử dụng thuốc nhằm mục đích cung cấp kiến thức
để người bán lẻ thuốc tư nhân hiểu có thể hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng sử
dụng thuốc đúng và hợp lý. Nội dung của các lớp tập huấn gồm:

  Kháng sinh và điều trị một số nhiễm khuẩn thường gặp tại cộng đồng;
  Kiến thức cơ bản về Dược động học –Tương tác – Tương kỵ của

thuốc;

  Hướng dẫn sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;
  Cách nhận biết tác dụng phụ, phản ứng có hại của thuốc;
  Hướng dẫn sử dụng nhóm thuốc hạ nhiệt, giảm đau đúng cách.

 - Tổng số có 4 buổi tập huấn, thời lượng mỗi buổi tập huấn 01 ngày (sáng
và chiều)
 - Các lớp tập huấn này được tổ chức bởi Viện Chiến lược và Chính sách y tế
phối hợp thực hiện bởi các giảng viên có kinh nghiệm với cộng đồng gồm:
o + 01 chuyên gia Dược lâm sàng – Dược cộng đồng
o + 01 chuyên gia lâm sàng về bệnh thường gặp tại cộng đồng
o + 01 chuyên gia lâm sàng Nhi
o + 01 bác sỹ làm trong lĩnh vực y tế công cộng, chăm sóc sức khỏe ban
đầu
o + 01 cử nhân y tế công cộng
 - Ngoài ra người bán lẻ thuốc tư nhân còn được cung cấp một số tài liệu tra
cứu gồm:
o + Dược thư quốc gia dành cho tuyến y tế cơ sở (loại cầm tay): học
viên được hướng dẫn và thực hành tra cứu ngay tại lớp tập huấn.
o + Phụ lục tra cứu về cách dùng thuốc liên quan đến bữa ăn (trước,
trong, sau ăn).

59

+ Phụ lục tra cứu những lưu ý khi dùng thuốc cho người già, trẻ em và phụ nữ có
thai, phụ nữ cho con bú.

2.9.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp

Các nội dung và phương pháp xác định hiệu quả của nghiên cứu can thiệp được mô
tả như sơ đồ dưới đây:

Trước can thiệp

Huyện Kim Thành (can thiệp)

Huyện Gia Lộc (chứng)


Chỉ số hiệu quả (can thiệp)

Hiệu quả can thiệp

Chỉ số hiệu quả (chứng)

Sau can thiệp

Huyện Kim Thành (can thiệp)

Huyện Gia Lộc (chứng)

2.10.

Hình 2.2. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu can thiệp Xử lý và phân tích số liệu

2.10.1. Số liệu định lượng

Các phiếu thu thập thông tin sẽ được làm sạch và sử dụng phần mềm Epi- Data để
nhập số liệu. Sau đó thông tin được xử lý và phân tích bằng phần mềm STATA
15.1. Các kỹ thuật phân tích thống kê được sử dụng chủ yếu bao gồm phân tích mô
tả, kiểm định sự khác biệt giữa hai tỷ lệ (kiểm định χ2), kiểm định sự khác biệt giữa
hai giá trị trung bình (kiểm định Student và kiểm định Mann-Whitney). Đánh giá
mức độ ý nghĩa thống kê bằng xem xét khoảng tin cậy 95% và giá trị p-value trong
mỗi trắc nghiệm. Chỉ số hiệu quả được sử dụng để tính toán hiệu quả can thiệp.
Các test thống kê phù hợp được sử dụng để kiểm định sự khác biệt.

60

Cách đánh giá hiệu quả can thiệp được xác định theo các bước sau:

 - Bước 1: Tính Chỉ số hiệu quả (CSHQ) của nhóm can thiệp

pTCT  pSCT
CSHQ của nhóm can thiệp = x100 pTCT
 - Bước 2: Tính CSHQ của nhóm chứng
pTC  pSC
CSHQ của nhóm chứng = x100

pTC

Trong đó PTC là tỷ lệ ở nhóm trước can thiệp PSC là tỷ lệ ở nhóm sau can
thiệp

 - Bước 3: Hiệu quả can thiệp (HQCT) được xác định dựa trên hiệu 2 CSHQ
trên, cụ thể như sau:

(CSHQ của nhóm can thiệp) – (CSHQ của nhóm chứng)

 - Bước 4: Nhận định kết quả bằng cách so sánh HQCT với giá trị 0

Với các chỉ số “dương tính” (ví dụ: tỷ lệ kiến thức đúng), nếu HQCT >0
chứng tỏ can thiệp là hiệu quả.
Với các chỉ số “âm tính” (ví dụ tỷ lệ thuốc ra lẻ không được ghi nhãn đầy
đủ), nếu HQCT <0 chứng tỏ can thiệp có hiệu quả.

2.10.2. Số liệu định tính

Thông tin từ các cuộc thảo luận nhóm và phân tích phỏng vấn sâu được gỡ băng
ngay sau khi thu thập từ cộng đồng. Số liệu định tính được mã hóa theo chủ đề và
tổng hợp. Sau đó nghiên cứu viên phân tích các thông tin này theo từng nội dung,
chủ đề cụ thể.

2.11. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành với sự đồng ý của Bộ Y tế, Viện Chiến lược và chính
sách Y tế cùng các địa phương thuộc địa bàn nghiên cứu. Các thông tin thu được từ
nghiên cứu này chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu về cung ứng thuốc từ các cơ
sở bán lẻ thuốc tại cộng đồng. Nghiên cứu mang tính chất
61

cộng đồng và không can thiệp trực tiếp vào tính mạng người bệnh. Các đối tượng
tham gia phỏng vấn đều được giải thích về mục đích của nghiên cứu và có sự đồng
ý tham gia của người trả lời phỏng vấn một cách tự nguyện. Nghiên cứu tuân thủ
nguyên tắc đảm bảo tính bí mật, trung thực và chính xác đối với thông tin thu được
từ nghiên cứu. Các thông tin thu được đều được mã hoá và bảo mật.

Cơ sở bán lẻ thuốc

Nhà thuốc Quầy thuốc Đại lý thuốc Tổng

SL: Số lượng

Kim Thành SL (%) 1(2,2) 37(82,2) 7(15,6) 45(100)

Gia Lộc SL (%) 2(4,3) 26(55,3) 19(40,4) 47(100)

Chung SL (%) 3(3,2) 63(68,5) 26(28,3) 92(100)

62

You might also like