BG MoLienKet MoPhoi

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 31

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.

HCM
BỘ MÔN MÔ PHÔI – DI TRUYỀN
217 Hồng Bàng, Q.5, Tp.HCM
Lầu 10 tòa nhà 15 tầng
ĐT: 028 3855 8411

Bài giảng mô học

MÔ LIÊN KẾT
Đối tượng: sinh viên Y1

TS. BS. Bùi Võ Minh Hoàng


Lượng giá kiến thức trước buổi học

1. 3 thành phần cấu tạo của mô liên kết?


2. Có bao nhiêu loại tế bào trong mô liên kết?
3. Sợi liên kết nào có số lượng nhiều nhất?

Ts. Bs. Bùi Võ Minh Hoàng


2
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền, khoa Y, ĐHYD TP.HCM
Mục tiêu

1. Trình bày cấu tạo và chức năng của mô liên kết.


2. Mô tả cấu tạo và nêu chức năng các loại tế bào của mô liên kết.
3. Mô tả cấu tạo của sợi tạo keo.
4. Liệt kê các thành phần hóa học của chất căn bản mô liên kết
5. Phân biệt các loại mô liên kết.

Ts. Bs. Bùi Võ Minh Hoàng


3
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền, khoa Y, ĐHYD TP.HCM
Đại cương

1. Mô liên kết có cấu tạo gồm: các tế bào liên kết


và chất nền ngoại bào
* Chất nền ngoại bào: sợi liên kết + chất căn bản
2. Mô liên kết có nguồn gốc trung bì phôi.
3. Mô liên kết là mô duy nhất có mạch máu nuôi
dưỡng.

Ts. Bs. Bùi Võ Minh Hoàng


4
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền, khoa Y, ĐHYD TP.HCM
Đại cương
4. Vai trò:
- giúp các mô khác gắn kết với nhau.
- giữ cơ thể có hình dạng nhất định.
- giúp trao đổi chất, bảo vệ, và tổng hợp các chất có hoạt tính sinh học.
5. Phân loại:
 Mô liên kết chính thức
-> vai trò nâng đỡ và nối kết.
 Mô liên kết chuyên biệt
mô lưới, mô mỡ, mô sụn và mô xương
Ts. Bs. Bùi Võ Minh Hoàng
5
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền, khoa Y, ĐHYD TP.HCM
Các tế bào liên kết
1. Tế bào trung mô
2. Nguyên bào sợi – Tế bào sợi
3. Chu bào - Tế bào nội mô
4. Đại thực bào
5. Tương bào
6. Masto bào
7. Tế bào mỡ
8. Tế bào sắc tố

Ts. Bs. Bùi Võ Minh Hoàng


6
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền, khoa Y, ĐHYD TP.HCM
Các tế bào liên kết
Tế bào trung mô

• Hiện diện nhiều ở phôi thai.


• Ở người trưởng thành: vẫn tồn tại
một ít -> tế bào gốc (adult stem cell).
• Tế bào hình thon dài / hình sao, nhân
bầu dục, kết nối qua nhánh bào
tương.

Ts. Bs. Bùi Võ Minh Hoàng Nguồn: Histology: A Text and Atlas (2016)
7
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền, khoa Y, ĐHYD TP.HCM
Các tế bào liên kết
Nguyên bào sợi – Tế bào sợi

• Hình thoi, nhân kéo dài theo trục dọc, bào tương ít.
• KHV điện tử: có nhiều lưới nội bào hạt trong bào tương.
• Nguyên bào sợi (dạng hoạt động) – tế bào sợi (dạng không hoạt động)
• Chức năng của nguyên bào sợi
- tổng hợp & chế tiết sợi (collagen, chun) và chất căn bản của mô liên kết.
- sản xuất enzyme phân hủy protein chất nền -> tái hấp thu chất cặn.
=> đảm bảo đổi mới liên tục

Ts. Bs. Bùi Võ Minh Hoàng


8
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền, khoa Y, ĐHYD TP.HCM
Các tế bào liên kết
Nguyên bào sợi – Tế bào sợi

Ts. Bs. Bùi Võ Minh Hoàng Nguồn: Junqueira’s Basic Histology: Text and Atlas (2016)
9
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền, khoa Y, ĐHYD TP.HCM
Các tế bào liên kết
Đại thực bào
• có kích thước lớn.
• có nguồn gốc mono bào trong máu.
• 3 loại:
- đại thực bào tại chỗ
- đại thực bào viêm
- các tế bào phụ trợ miễn dịch
• Chức năng chính: loại trừ chất lạ,
tham gia phản ứng viêm & miễn dịch.
Ts. Bs. Bùi Võ Minh Hoàng
10
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền, khoa Y, ĐHYD TP.HCM
Các tế bào liên kết
Đại thực bào

Ts. Bs. Bùi Võ Minh Hoàng


11
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền, khoa Y, ĐHYD TP.HCM Nguồn: Histology: A Text and Atlas (2016)
Các tế bào liên kết
Tương bào
• Tế bào thực hiện miễn dịch dịch thể.
• Nhân tròn, lệch 1 bên, chất nhiễm sắc
cô đặc tạo khối bám màng nhân.
• Bào tương ái kiềm.
• Lưới nội sinh chất phát triển, tích trữ
globulin miễn dịch.
• Hệ Golgi phát triển mạnh.

Ts. Bs. Bùi Võ Minh Hoàng


12
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền, khoa Y, ĐHYD TP.HCM
Các tế bào liên kết
Tế bào masto (mast cell)
• Từ tế bào gốc tủy xương.
• Ở gần các mạch máu trong mô liên kết.
• Nhân tròn, bào tương nhiều hạt ái kiềm
chứa histamine, protease, ECF-A,
heparin.
• Có thụ thể bề mặt IgE -> có vai trò trong
phản ứng dị ứng.

Ts. Bs. Bùi Võ Minh Hoàng


13
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền, khoa Y, ĐHYD TP.HCM
Các tế bào liên kết
Tế bào masto (mast cell)

Ts. Bs. Bùi Võ Minh Hoàng Nguồn: https://sites.google.com/a/gertzresslerhigh.org/ap-biology-allergies-and-the-


14
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền, khoa Y, ĐHYD TP.HCM immune-system/
Các tế bào liên kết
Chu bào
• Tế bào trung mô gần mao mạch.
• Có chức năng điều chỉnh lòng mao mạch.

Tế bào nội mô
• Lót mặt trong mạch máu / bạch huyết.
• Tạo hàng rào sinh học & đảm bảo sự
trao đổi chất – khí giữa máu – mô.

Nguồn: Mills S.J. et al., 2013

Ts. Bs. Bùi Võ Minh Hoàng


15
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền, khoa Y, ĐHYD TP.HCM
Các sợi liên kết
Sợi collagen
• Phổ biến nhất.
• Tạo bó lớn xen kẽ giữa các tế bào.
• 1 tập hợp các vi sợi xếp song song, có vân.

Nguồn: Junqueira’s Basic Histology: Text and Atlas (2016)

Ts. Bs. Bùi Võ Minh Hoàng


16
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền, khoa Y, ĐHYD TP.HCM C = collagen
Các sợi liên kết
Sợi collagen

• Mỗi vi sợi cấu tạo bởi các phân tử


tropocollagen.
• Mỗi phân tử có 3 chuỗi alpha xoắn quanh.
• 29 loại collagen.

Ts. Bs. Bùi Võ Minh Hoàng


17
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền, khoa Y, ĐHYD TP.HCM
Các sợi liên kết Sợi collagen

Ts. Bs. Bùi Võ Minh Hoàng


18
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền, khoa Y, ĐHYD TP.HCM
Nguồn: Histology: A text and Atlas (2016)
Các sợi liên kết
Sợi chun
• Ít phổ biến hơn.
• Tạo bởi nguyên bào sợi & tế bào cơ trơn.
• Gồm phân tử elastin và vi sợi collagen.
• Gặp ở phổi & các động mạch lớn.

Ts. Bs. Bùi Võ Minh Hoàng


19
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền, khoa Y, ĐHYD TP.HCM
Nguồn: Junqueira’s Basic Histology: Text and Atlas (2016)
Chất căn bản
• Vô định hình.
• Gel ưa nước
-> đảm bảo tính căng phồng của mô liên kết.
-> nơi trao đổi chất giữa tế bào liên kết & tuần hoàn máu.
• 3 đại phân tử chính:
- glycosaminoglycan (GAG)
- proteoglycan
- glycoprotein đa kết dính

Ts. Bs. Bùi Võ Minh Hoàng


20
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền, khoa Y, ĐHYD TP.HCM
Chất căn bản
GAG

• Đảm bảo những đặc tính vật lý của chất căn bản.
• Là những polymer dài của những đơn vị disaccharide lặp lại
- hexosamine (đường): glucosamine / galactosamine
- uronic acid: glucoronate / iduronate
• Có các nhóm sulfate và carboxyl trên các đường -> tích điện âm -> hấp thu
nước.

Ts. Bs. Bùi Võ Minh Hoàng


21
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền, khoa Y, ĐHYD TP.HCM
Chất căn bản
GAG
• Hyaluronan: GAG phổ biến nhất, có
trọng lượng phân tử lớn nhất, không
sulfate và được tạo ở màng tế bào.
- giảm shock (mô sụn)
- đóng góp quan trọng trong tăng trưởng
và di cư của tế bào hay tiến triển của 1
số u ác tính.

Ts. Bs. Bùi Võ Minh Hoàng


22
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền, khoa Y, ĐHYD TP.HCM
Chất căn bản
Proteoglycan

• 1 protein trục liên kết đồng hóa trị với hàng


trăm GAG.
• Ở chất căn bản của các MLK & phân tử gắn
màng ở bề mặt nhiều loại tế bào.

Ts. Bs. Bùi Võ Minh Hoàng


23
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền, khoa Y, ĐHYD TP.HCM Nguồn: Junqueira’s Basic Histology: Text and Atlas (2016)
Chất căn bản
Glycoprotein đa kết dính

• Là những phân tử đa chức năng đóng vai


trò quan trọng trong ổn định chất căn bản
& gắn kết lên bề mặt tế bào.
• Fibronectin: phổ biến nhất, đảm bảo sự
liên kết giữa các thành phần sợi và tế bào
của mô liên kết.

Ts. Bs. Bùi Võ Minh Hoàng


24
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền, khoa Y, ĐHYD TP.HCM
Phân loại (1)
• Mô liên kết nhầy: chất căn bản (+++) • Mô liên kết thưa: tế bào (+++)
• Mô liên kết đặc: sợi collagen (+++)

MLK
thưa

MLK
đặc
Nguồn: Junqueira’s Basic Histology: Text and Atlas (2016)

Ts. Bs. Bùi Võ Minh Hoàng


25
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền, khoa Y, ĐHYD TP.HCM
Phân loại (2)
• Mô chun: sợi chun (+++)

Ts. Bs. Bùi Võ Minh Hoàng


26
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền, khoa Y, ĐHYD TP.HCM
Phân loại (3)
• Mô lưới: tế bào lưới + sợi collagen type III
- tế bào lưới hình sao, nhiều nhánh bào
tương, đan nhau tạo mạng lưới.
- tạo khung đỡ trong các cơ quan tạo
huyết (hạch, lách, tủy xương).

Ts. Bs. Bùi Võ Minh Hoàng


27
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền, khoa Y, ĐHYD TP.HCM
Nguồn: Junqueira’s Basic Histology: Text and Atlas (2016)
Phân loại (4)
• Mô mỡ:
- tế bào mỡ + mạng lưới collagen type III.
- tế bào mỡ liên kết nhau tạo tiểu thùy, phân cách bởi vách mỏng (MLK đặc).
- Bào tương có giọt mỡ lớn.
- Giàu mạch máu.

Ts. Bs. Bùi Võ Minh Hoàng


28
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền, khoa Y, ĐHYD TP.HCM
Phân loại (5)
• Mô mỡ:
- 2 loại:

Mô mỡ trắng Mô mỡ nâu

Người trưởng thành Trẻ sơ sinh

Tế bào mỡ chứa 1 giọt lipid lớn Tế bào mỡ chứa nhiều giọt lipid

Mao mạch phong phú

Ts. Bs. Bùi Võ Minh Hoàng


29
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền, khoa Y, ĐHYD TP.HCM
Phân loại (6)
• Mô mỡ:

Ts. Bs. Bùi Võ Minh Hoàng


30
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền, khoa Y, ĐHYD TP.HCM Nguồn: Histology: A Text and Atlas (2016)
Phân loại (7)
• Mô mỡ:

Ts. Bs. Bùi Võ Minh Hoàng


31
Bộ môn Mô Phôi – Di truyền, khoa Y, ĐHYD TP.HCM Nguồn: Histology: A Text and Atlas (2016)

You might also like