NGUYÊN NHÂN TIẾN TỚI CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

NGUYÊ N NHÂ N TIẾ N TỚ I CUỘ C CÁ CH

MẠ NG CÔ NG NGHIỆ P LẦ N THỨ 1
I. Bối cảnh lịch sử trước cuộc cách mạng công nghiệp lần 1:
- Nền kinh tế thế giới trước thế kỉ XVIII bị chi phối bởi nông nghiệp và thủ
công nghiệp. Các hoạt động sản xuất nông sản nhằm phát triển kinh tế hầu
hết được thực hiện bằng sức người và các loại máy cơ đơn giản.

- Bước tiến lớn là cuộc cách mạng nông nghiệp được diễn ra ở Anh vào
giữa thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII, làm gia tăng năng suất lao động,
đẩy nhanh sự suy giảm tỉ trọng lực lượng trong nông nghiệp, góp phần gia
tăng lực lượng lao động đô thị, đồng thời đưa con người đến gần hơn với
tư duy dùng máy móc hỗ trợ cho sản xuất.
II. Nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ nhất
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào giữa thế kỉ XVIII, bắt
đầu ở Anh, sau đó lan rộng ra các quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ. Nguyên
nhân chính là do nhu cầu phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu vật chất
và tinh thần ngày càng cao của con người. Sự ra đời và phát triển máy
móc đã làm gia tăng năng suất và giảm sức lao động thủ công.

1. Nguyên nhân chung:


- Kinh tế:
 Kế thừa thành tựu từ các cuộc phát kiến địa lý kéo dài từ thế kỷ
XV đến thế kỷ XVI.
 Giao thương trên biển phát triển thúc đẩy nền kinh tế công,
thương nghiệp và một mạng lưới thị trường mang tính mở
rộng.
- Tình hình chính trị:
 Các cuộc cách mạng tư sản tạo điều kiện nắm quyền lực cho
giai cấp tư sản.
- Tình hình xã hội:
 Tư sản chiếm đất và nông dân mất ruộng đất trở thành người
lao động tự do.
- Áp dụng thành tựu khoa học:
 Cải tiến và sử dụng kỹ thuật mới tiên tiến trong các công
trường thủ công.
2. Nguyên nhân cách mạng công nghiệp bắt đầu phát triển tại Anh:
- Tác động của cách mạng Nông nghiệp giữa thế kỉ XVII
 Kết quả của cuộc Cách mạng Nông nghiệp: sự gia tăng sản xuất
lương thực
 Cho phép dân số vương quốc Anh cũng tăng lên, điều này mang
lại lợi ích cho Cách mạng Công nghiệp theo hai cách:
 Cung cấp công nhân cho các nhà máy và hầm mỏ
 Tạo ra một thị trường để bán hàng hóa, giúp chủ sở hữu của các nhà
máy kiếm được lợi nhuận từ việc bán hàng hóa.
- Nguồn cung than lớn: Do than là nguồn nhiên liệu chính cung cấp năng
lượng cho động cơ hơi nước, được sử dụng trong tùa hỏa, tàu thủy và các
loại máy móc khác.
- Giao thông thuận lợi: Vận chuyển hàng hóa thuận lợi trên cả nước, sau
này phát triển hệ thống tàu thủy hơi nước giúp mở rộng thị trường quốc tế

- Cách mạng tư sản thành công sớm, tạo ra yếu tố chính trị thuận lợi: Giai
cấp tư sản nắm chính quyền trong tay, lại đòi hỏi phải có một nền kĩ thuật
mới tương ứng với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
 có đủ sức mạnh và nhu cầu để thực hiện một cuộc cách mạng
công nghiệp thắng lợi (tập trung được các điều kiện, tiền để).

- Những tiến bộ trong ngành dệt: Diễn ra ngay trong các công trường thủ
công và làm biến đổi nhanh chóng hệ thống tổ chức sản xuất quá độ này

- Đế chế thực dân rộng lớn:

 Khả năng tiếp cận đến lượng tài nguyên khổng lồ

 Nguồn nhân lực dồi dào, thương mại độc quyền

You might also like