Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

MỞ ĐẦU

Triết học Hy Lạp cổ đại nói chung và phép biện chứng Hy Lạp cổ đại nói
riêng luôn nhận được sự quan tâm từ phía các nhà triết học, đặc biệt là các nhà triết
học mácxít. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lê Nin là những người rất quan
tâm đến triết học Hy Lạp cổ đại nói chung và phép biện chứng Hy Lạp cổ đại nói
riêng.

Trong thực tiễn của công cuộc đổi mới, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải nâng
cao văn hoá tư duy lý luận, Ph. Ăngghen đã từng viết: “Một dân tộc đứng vững trên
đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”, nhưng tư duy lý luận ấy
“cần phải được phát triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay, không có
một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước”. Theo tư tưởng của
các nhà sáng lập triết học Mác- Lê Nin về vai trò, vị trí của triết học Hy Lạp cổ đại
cũng như vai trò của phép biện chứng cổ đại trong lịch sử triết học thế giới, bởi như
Ph. Ăngghen đã viết: “Từ các hình thức muôn hình muôn vẻ của triết học Hy Lạp, đã
có mầm mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này”. Ngoài ra,
xuất phát bản chất của phép biện chứng mácxít và vai trò to lớn của nó trong việc cải
tạo tự nhiên và xã hội con người. Để hình thành tư duy biện chứng duy vật thực sự thì
tất yếu cần phải nắm bắt được lịch sử hình thành của bản thân phép biện chứng với tư
cách một khoa học.

Chính từ những lí do đó nhóm 5 đã chọn vấn đề “ Phân tích tư tưởng biện


chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại. Giá trị và hạn chế” làm đề tài nghiên cứu của
nhóm để tìm hiểu và làm rõ hơn về vấn đề này.
1. Những điều kiện và tiền đề hình thành tư tưởng biện chứng trong triết
học Hy Lạp cổ đại

1.1 Sơ lược lịch sử Hy Lạp cổ đại

a. Khái quát lịch sử Hy Lạp cổ đại

Hy Lạp cổ đại là một nền văn minh khởi đầu từ thời kỳ Tăm tối của Hy Lạp,
khoảng từ thế kỷ XII TCN cho tới thế kỷ thứ IX TCN, và kéo dài đến cuối thời kỳ cổ
đại (khoảng năm 600 Công Nguyên). Đây là giai đoạn quan trọng trong lịch sử Hy
Lạp, với nhiều sự phát triển về văn hóa, xã hội và chính trị.

Các giai đoạn chính trong lịch sử Hy Lạp cổ đại bao gồm:

Thời kỳ đồ đá mới: Khoảng ba thế kỷ sau giai đoạn sụp đổ cuối thời kỳ Đồ
đồng của nền văn minh Mycenaean, các thành bang Hy Lạp đã hình thành vào thế kỷ
thứ VIII trước Công nguyên. Đây là giai đoạn mở ra thời kỳ Hy Lạp cổ xưa và quá
trình thuộc địa hóa khu vực Địa Trung Hải.

Thời kỳ Hy Lạp cổ điển: Kỷ nguyên này bắt đầu bằng các cuộc Chiến tranh Hy
Lạp-Ba Tư, kéo dài từ thế kỷ thứ V cho đến thế kỷ thứ IV TCN. Nhờ vào các cuộc
chinh phạt của Alexandros Đại Đế của Macedonia, nền văn minh Hy Lạp hóa đã phát
triển rực rỡ trải dài từ khu vực Trung Á cho đến tận cùng phía tây của khu vực biển
Địa Trung Hải.

Tầm ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp cổ điển: Nền văn hoá cổ điển của Hy Lạp,
đặc biệt là về triết học, đã có một ảnh hưởng mạnh mẽ đến La Mã cổ đại và nhiều
vùng đất khác nhau của khu vực Địa Trung Hải và Châu Âu. Vì lý do này, nền văn hóa
Hy Lạp cổ điển thường được coi là cội nguồn văn hóa mà góp phần tạo ra nền tảng cho
nền văn hoá phương Tây thời kỳ cận đại và còn được coi là cái nôi của nền văn minh
phương Tây 123.

Niên đại Kỷ nguyên cổ điển ở khu vực Địa Trung Hải thường được cho là đã
bắt đầu vào thế kỷ thứ VIII trước Công nguyên và kết thúc vào thế kỷ thứ VI Công
Nguyên. Trước khi bước vào kỷ nguyên cổ điển, Hy Lạp đã trải qua kỷ nguyên tăm tối
(khoảng từ 1200 - 800 TCN), đặc trưng khảo cổ học của thời kỳ này đó là phong cách
thiết kế tiền hình học phẳng, và hình học phẳng trên các đồ gốm. Thời kỳ cổ xưa đã
chứng kiến những bước phát triển ban đầu trong văn hoá và xã hội Hy Lạp, cái mà đã
tạo nên nền tảng cho thời kỳ cổ điển.

b. Sự kế thừa văn hoá, khoa học của các nước ở Cận Đông Địa Trung Hải

- Chữ viết: Hy Lạp tiếp thu hệ thống chữ viết Linear B từ người Mycenae, sau
đó cải tiến thành bảng chữ cái Hy Lạp, ảnh hưởng đến nhiều ngôn ngữ khác.

- Tôn giáo: Hy Lạp tiếp thu và biến đổi các vị thần, nghi lễ từ các nền văn minh
Cận Đông, tạo nên hệ thống thần thoại Hy Lạp độc đáo.

- Khoa học:

o Toán học: Thales, Pythagoras, Euclid,... đặt nền móng cho toán học hiện đại.
o Vật lý: Archimedes, Democritus,... đưa ra những lý thuyết quan trọng về vật chất,
vũ trụ.
o Thiên văn học: Aristarchus of Samos,... đưa ra thuyết nhật tâm.
o Nghệ thuật: Kiến trúc, điêu khắc, hội họa Hy Lạp cổ đại đạt đến đỉnh cao, ảnh
hưởng mạnh mẽ đến nghệ thuật phương Tây sau này.
o Triết học: Socrates, Plato, Aristotle,... đặt nền móng cho triết học phương Tây, với
những tư tưởng về con người, xã hội, đạo đức, tri thức.
 Nền văn minh Hy Lạp cổ đại đóng góp to lớn cho sự phát triển văn hóa,
khoa học, nghệ thuật của nhân loại. Di sản Hy Lạp cổ đại vẫn còn giá trị đến
ngày nay, là nguồn cảm hứng cho nhiều lĩnh vực trong đời sống.

1.2 Tính đặc thù của chế độ kinh tế xã hội và đời sống tư tưởng – văn hoá ở
Hy Lạp cổ đại

Xã hội chiếm hữu nô lệ được định hình ở Hy Lạp cổ đại lúc đó bắt đầu sản xuất
và sử dụng các công cụ bằng sắt đã mở ra khả năng to lớn để phát triển nông nghiệp,
tạo ra uy quyền đối của con người với tự nhiên. Vai trò của sở hữu tư nhân, vai trò của
thành thị trong đời sống kinh tế - xã hội ở Hy Lạp cổ đại cũng lớn hơn và mang tính
quyết định hơn so với các nước Cận Đông. Bản thân vị trí địa lý của thế giới Hy Lạp -
Êgin, thế giới nằm giữa các nước Cận Đông cùng với chế độ nhà nước và nền văn hóa
nhiều thế kỷ của nó, đã khiến các thị thành Hy Lạp cổ đại thành trung tâm buôn bán và
sản xuất hàng hoá hết sức sôi động vào thời kỳ đó.
Tất cả những điều đó cho thấy sự khác biệt về nguyên tắc của nền văn minh Hy
Lạp cổ đại so với nền văn minh ở các nước phương Đông cổ đại. Nó đem lại sự tự do
ngày một lớn hơn cho sáng kiến cá nhân. Xã hội Hy Lạp cổ đại bị phân hóa một cách
đáng kể. Đấu tranh giai cấp khốc liệt là nét đặc trưng cho nhà nước - thị thành Hy Lạp
cổ đại.

Nét đặc trưng nhất cho cả Aten lẫn nhiều nhà nước - thị thành Hy Lạp cổ đại
khác là sự thống trị của tầng lớp dân tự do - những người luôn thể hiện ở mức độ cao
tính tích cực chính trị của mình, lao động cưỡng bức của người nô lệ giữ vai trò to lớn
hơn nhiều. Các đặc điểm nêu trên của chế độ kinh tế - xã hội ở nhà nước - thị thành Hy
Lạp cổ đại đã đem lại một tính chất rất độc đáo cho một nền văn hóa phong phú.

Một trong các nguyên nhân quyết định sự hưng thịnh của nền văn hóa này là
mức độ tách biệt cao của lao động trí óc khỏi lao động chân tay. Vai trò của lao động
trí óc cũng tăng lên nhờ quá trình phổ biến chữ viết ở người Hy Lạp cổ đại mà xét về
phương diện này hơn hẳn các dân tộc phương Đông cổ đại.

Như vậy, xã hội và văn hóa của Hy Lạp cổ đại không chỉ phản ánh sự tiến bộ về
kinh tế và công nghệ mà còn là sự kết hợp của nhiều yếu tố văn hóa và xã hội đặc
trưng. Điều này đã tạo ra một bức tranh phong phú và đa dạng cho nền văn minh Hy
Lạp, đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong lịch sử nhân loại.

1.3 Thần thoại Hy Lạp với sự hình thành những tư tưởng biện chứng trong
triết học Hy Lạp cổ đại

1.3.1. Tư tưởng biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại

Tư tưởng biện chứng đã hình thành ngay từ khi triết học ra đời. Trong quá trình
phát triển, phép biện chứng có 3 hình thức cơ bản là phép biện chứng chất phác, phép
biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.

Vào thời kì cổ đại Hy Lạp: thuật ngữ “Biện chứng” được dùng để chỉ nghệ
thuật tranh luận nhằm tìm ra chân lý. Những yếu tố của quan điểm biện chứng – tức là
quan điểm coi toàn bộ thế giới, từ cái nhỏ đến cái lớn, từ sự vật đến những sự phản ánh
của chúng ở trong đầu óc con người đều ở trong quá trình vĩnh viễn vận động, biến
hóa, sinh thành và tiêu vong, chứ không phải là một tập hợp gồm những sự vật vốn sẵn
có và hoàn toàn bất biến.

Những tư tưởng biện chứng về căn bản vẫn còn mang tính chất ngây thơ, chất
phác. Phép biện chứng chất phác thời Hy Lạp cổ đại nhận thức đúng về tính biện
chứng của thế giới bằng trực kiến thiên tài, trực quan chất phác, ngây thơ và cảm tính,
mặc dù còn thiếu sự chứng minh bởi những thành tựu phát triển của khoa học tự nhiên.

1.3.2. Thần thoại Hy Lạp với sự hình thành những tư tưởng biện chứng
trong triết học Hy Lạp cổ đại

Thần thoại Hy Lạp là những truyền thuyết về các vị thần và anh hùng của Hy
Lạp cổ đại, là những câu chuyện truyền khẩu qua nhiều thế hệ và tồn tại đến ngày nay
nhờ sự ghi chép của nhiều thế hệ người Hy Lạp sau này. Trong kho tàng văn hóa cổ
đại, ngay từ khi mới xuất hiện, thần thoại Hy Lạp đã trở thành cội nguồn lý luận cho
sự hình thành tư tưởng biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại. Chính vai trò này đã
góp phần đem lại cho thần thoại Hy Lạp vị thế của một di sản văn hóa nhân loại cho
đến tận ngày nay.

Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã tiếp nhận và sử dụng những tư tưởng và đề
tài cơ bản của thần thoại để xây dựng học thuyết của mình nói chung, tư tưởng biện
chứng nói riêng, như sự thống nhất của thế giới, tính linh hồn hóa của Vũ trụ, sự đấu
tranh giữa các mặt đối lập trong thần thoại Hy Lạp.

Quan điểm mang tính chỉnh thể về giới tự nhiên, trong đó bao hàm cả bản thân
chủ thể của sự tri giác đó là biểu hiện đầu tiên của quan niệm biện chứng tự phát về thế
giới. Định hướng biện chứng này có nguồn gốc từ tư duy thần thoại. Tuy nhiên, điều
đó không có nghĩa rằng, ý thức nguyên thủy của thời đại thống trị của thần thoại đã
mang tính biện chứng. Bởi tư tưởng biện chứng đó là một biểu hiện của ý thức triết
học. Khác với tri giác thần thoại về tự nhiên, tư tưởng biện chứng này quan niệm bản
thân cái chỉnh thể cũng luôn nằm trong một sự thống nhất nhất định với các bộ phận
ngày một phân hóa của nó.

Một đặc điểm khác của quan niệm mang tính biện chứng tự phát về thế giới là ở
chỗ, nó thừa nhận sự biến đổi không ngừng, có thể thường xuyên quan sát được trong
tự nhiên. Tư duy thần thoại cũng ghi nhận tính chất biến đổi như vậy, song dường như
nó lại không nhận thấy một yếu tố thực thể ổn định nào.

Khi quan sát bức tranh về những biến đổi đó, tư duy triết học và tư duy biện
chứng tự phát trong triết học Hy Lạp cổ đại đã cố xác định trong tự nhiên một tính ổn
định nhất định và cố tìm ra một hình thức thực thể cho nó.

Vấn đề cụ thể hóa quan niệm về tính chỉnh thể của tự nhiên và về sự vận động
không ngừng của nó là vấn đề xuyên suốt toàn bộ lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại. Sự
cụ thể hóa đó dường như là điều quan trọng nhất trong việc phân tích nguyên lý phát
triển.

Định hướng biện chứng tự phát của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại còn thể hiện
rõ ở việc lý giải theo lối tự nhiên chủ nghĩa về thế giới, về con người với tư cách sự kết
hợp khác nhau giữa các mặt đối lập. Mầm mống của những quan niệm như vậy đã có
trong tư duy thần thoại. Ví dụ trong sử thi của Hôme, khởi nguyên đầy sức sống và
xán lạn được đối lập với khởi nguyên phá hủy và đen tối. Trong “Trôgôni” của Hêxiot,
nguồn gốc của các vật thể vũ trụ - tự nhiên quan trọng nhất được xem là hậu quả của
tình yêu giữa nam và nữ.

Như vậy, những tư tưởng biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại đã có tiền đề
từ thần thoại Hy Lạp như tư tưởng về tính thống nhất, tính chỉnh thể của vạn vật trong
thế giới và sự vận động không ngừng của nó, tư tưởng thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập.

2. Tư tưởng biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại

2.1 Tư tưởng về tính thống nhất của vạn vật trong thế giới vũ trụ, sự vận
động, biến đổi vĩnh viễn của thế giới

2.1.1 Nội dung

a. Ở cái đơn nhất

Tư tưởng này đã thể hiện rõ ở những nhà triết học Hy Lạp đầu tiên, như nước
của Talet, đặc tính vốn có của nước được nâng lên cấp độ thần linh. Các thần là những
lực lượng vận động trong thế giới, chúng đóng vai trò là nguồn gốc của sự vận động,
biến đổi trong thế giới hữu hình.
Anaximandro đã phát triển một cách sâu sắc hơn nguyên lý về sự thống nhất
của vật chất. Nếu như yếu tố cảm tính trực tiếp đã chiếm yêu thế ở Talet, thì ở
Anaximandro yếu tố ấy uđã trở nên chìu tượng hơn, mặc dù về thực chất nó vẫn còn ở
trình độ tính đơn nhất. Có thể nói, nếu Talet không giải thích một cách chi tiết làm sao
chất liệu sơ đẳng hóa thành nhiều sự vật khác nhau, nhưng Anaximandro tự đặt cho
mình câu hỏi này.

Anaximen đã trở lại quan niệm về khởi nguyên đầu tiên với tư cách là một dạng
vật chất xác định – không khí. Không khí của Anaximen là sự kết hợp khái niệm về
một thể nhất định của Talet với khái niệm mới của Anaximandro về cái vô hạn trong
trạng thái chuyển động liên tục.

Vũ trụ xét về tổng thể, theo Heraclit là cái đơn nhất nhưng cái đơn đó phải là
cái tổng thể của sự thống nhất của vạn vật, trong vũ trụ đơn lẻ này những sự vật hiện
tượng nội lại tự nó biến đổi đa dạng, vận động chuyển hóa, biến đổi sang những mức
độ khác nhau mà cơ sở của chúng là ngọn lửa. Theo Heraclit mọi thứ trôi đi không
ngừng, vận động không ngừng, bởi vì các mặt đối lập chuyển hóa cho nhau không
ngừng, tuy nhiên Heraclit bằng mọi cách nhấn mạnh sự lưu lại trong quá trình thay thế
sự ổn định trong quá trình biến đổi.

b. Ở cái đặc thù

Empedoclo đồng ý với Pacmenit rằng cái hiện hữu là tự có và không thể hủy
diệt, đơn giản là nó tồn tại nhưng ông không đồng ý rằng cái hiện hữu chỉ đơn thuần
bao gồm một cái. Theo ông, mặc dù các sự vật có thể thay đổi, như Heraclit đã nói,
nhưng những phân tử cấu thành chúng thì không thay đổi trong các mặt đối lập chúng
chuyển hóa, liên hệ và tác động lẫn nhau song sự vận động biến hóa trong quan niệm
của Heraclit chỉ dừng lại trong vòng tuần hoàn. Các phần tử vật chất ấy là: đất, nước,
lửa và không khí. Empedoclo đã cho rằng sự vận động của bốn căn nguyên này diễn ra
theo sự vận động của hai lực đối lập nhau là tình yêu “philia” và căm thù “Neikos”.

Anaxago đã coi quá trình biến đổi là quá trình kết hợp và phân tách theo lối cơ
học của các phần tử vật chất và mắt thường không nhận thấy được bản nguyên vô hạn
về số lượng và chàn ngập khắp nơi thâm nhập vào mọi thứ, và từ mọi thứ mà và một
trật tự phức tạp đòi hỏi một cái còn gọi là tri thức và năng lực làm nguyên lý giải thích.
Một nguyên lý, lý trí như thế được ông đưa ra là khái niệm tinh thần “Nous”.

c. Ở cái phổ biến

Lơxip và Đêmôcrit cho rằng: “ bản nguyên của vũ trụ - đó là nguyên tử và


khoảng không Lơxip và Đêmôcrêt không thừa nhận có sự khác biệt về chất giữa các
nguyên tử. Nguyên tử là các hạt vật chất cực nhỏ, không thể phân chia được, nguyên
tử là vĩnh viễn, bất biến. Nguyên tử khác nhau về hình dạng, trật tự, vị trí Đêmôcrit
còn đưa ra một quan niêm độc đáo của cái gọi là “nguyên tử hình học” hay “ nguyên
tử toán học”. Vũ trụ thay thế giới này trong quan niệm của Lơxip và Đêmôcrit, là vật
chất đang vận động đó là sự vận động của các nguyên tử trong chân không, vận động
là vốn có trong nguyên tử, không gian là điều kiện chứ không phải là nguyên nhân của
sự vận động.

Tuy nhiên ông đã không lý giải được nguồn gốc của sự vận động giựa trên học
thuyết nguyên tử Đêmôcrit đã đi tới quan điểm quyết định luận đó là sự dàng buộc lẫn
nhau.

d. Học thuyết về các nguyên tố

Trong triết học tự nhiên của Aixtot, khởi nguyên của các vật thể là các yếu tố
cảm tính:lửa nước không khí được tạo thành từ bốn dạng chất lược đối lập: lạnh và
nóng, khô và ướt ngoài bốn đặc tính cơ bản đó còn tồn tại hai đặc tính đối lập nữa là
nặng và nhẹ. Các đặc tính này chủ yếu đặc trưng cho sự vận động cơ học của các vật
thể và các vật thể phương hướng vận động của chúng. Như vậy, các nguyên tố là phức
tạp nhưng các chất lượng kết hợp với nhau trong chúng lại đơn giản, mang tính thống
nhất và không thể phân hủy được. Arixtot đã gần đi tới chỗ thừa nhận rằng vận động
có nguồn gốc nội tại và tự thân nhưng ông lại đi tìm động cơ đầu tiên. Ông còn cho
rằng vận động gắn liền với các vật thể, với mọi hiện tượng sự vật của tự nhiên, ông
cũng khẳng định rằng “vận động là không thể bị tiêu diệt” đã có vận động và mãi mãi
có vận động ông đã tiến gần đến quan niệm vận động là tự thân của vật chất. Arixtot
còn phân loại các hình thức vận động. Arixtot còn chỉ ra rằng, vận động không gian,
thời gian đều là đại lượng “liên tục” và “gián đoạn”.
2.1.2 Giá trị và hạn chế của tư tưởng tính thống nhất của vạn vật trong vũ
trụ, về sự vận động, biến đổi vĩnh viễn của thế giới

- Giá trị và hạn chế của tư tưởng về tính thống nhất của vạn vật trong vũ trụ:

Tư tưởng về tính thống nhất của vạn vật trong thế giới của các nhà triết học Hy
Lạp cổ đại ra đời đã xóa đi vết tính của thần thoại là cơ sở, là nguồn gốc cho cho các
học thuyết của các nhà triết học thế hệ sau. Đặt cơ sở cho các ngành khoa học cụ thể
sau này phát triển. Tuy nhiên, “những nhà triết học Hy Lạp cổ đại sau này đều là đều là
nhứng nhà biện trứng tự phát, bẩm sinh”. Hơn nữa, “ chính vì người Hy Lạp chưa đạt
tơí trình độ mổ sẻ, phân tích giới tự nhiên, cho nên học hãy còn quan niệm giới tự
nhiên là một chỉnh thể và đứng về mặt toàn bộ mà xét chỉnh thể ấy. Mối liên hệ phổ
biến giữa các hiện tượng tự nhiên ấy chưa được chứng minh về chi tiết, đối với họ mối
liên hệ ấy là kết quả cho sự quan sát trực tiếp”. Tư tưởng về tính thống nhất của vạn
vật trong thế giới của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại “ là trực giác thiên tài” nó chưa
phải là kết của những quả nghiên cứu và thực nghiệm khoa học. Ngoài ra, cũng như
nhiều tư tưởng biện chứng khác của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại khác, tư tưởng
biện trứng này mang tính “chất phác” “được hiểu là đơn giản nhưng sâu sắc” “ngây
thơ” như các nhà sáng lập triết học Mác – Leenin đã khẳng định.

- Giá trị và hạn chế của tư tưởng về sự vận động, biến đổi vĩnh viễn của thế giới:

Các nhà triết học Hy Lạp thời kỳ đầu chưa lập tức rời bỏ được thế giới quan
thần thoại, chưa đặt vấn đề giải thích nguồn gốc của vận động. Người có đóng góp to
lớn trong quan niệm vật chất vận động thuộc về Heraclit.

Lần đầu tiên Heraclit trình bày một cách rỗ ràng: mỗi vật đều tồn tại và mọi vật
đều không tồn tại vì mọi vật đang trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật
đều không ngừng phát sinh và tiêu vong. Đặc biết Heraclit còn nhấn mạnh sự lưu lại
trong quá trình thay thế, sự ổn định trong quá trình biến đổi. Ông còn nhận rõ nguồn
gốc biến hóa của tự nhiên là mâu thuẫn nội tại trong mỗi một sự việc và ở sự tranh đấu
nội tại của các mâu thuẫn đó. Tuy nhiên, vận động trong quan niệm của ông không
phải là vận động đi lên, mà là vận động vòng quanh, tuần hoàn hơn nữa ở một chừng
mực nào đó vẫn là những trực giác, mặc dù là trực giác thiên tài. Lý luận nhận thức
của Heraclit còn mang tính chất duy vật và biện chứng sơ khai, nhưng về cơ bản là
đúng đắn. Tuy nhiên ông lại có hạn chế về mặt chính trị. Và sự vận động của thế giới
là do logic quy định, logic khách quan là trật tự kết quả mọi cái đang diễn ra trong vũ
trụ.

Có thể nói Anaxago và Empedoclo thậm chí cả Đemocrit đã dừng ở quan niệm
cơ học siêu hình về vận động và so với Hêraclit thì đó là một bước lùi. Sau này công
lao to lớn khi xem xét phạm trù vận động thuộc về Arixtot.

2.2 Tư tưởng về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong thế
giới vật chất

2.2.1. Nội dung tư tưởng về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập trong thế giới vật chất

a. Tư tưởng về sự thống nhất của các mặt đối lập

Ngay từ Talet, tư duy của nhà triết học này đã muốn hướng vào việc xem xét
các mặt đối lập trong sự thống nhất của chúng. Vấn đề về sự thống nhất của các thuộc
tính đối lập đã trở thành đối tượng quan tâm sâu sắc của học trò của Talet là
Anaximanđrơ. Anaximen – nhà triết học Mile thứ ba cũng giữ lại học thuyết về các
mặt đối lập nhưng có sửa đổi.

Khẳng định tính thống nhất của thế giới, của Vũ trụ ở ngọn lửa sống duy nhất,
vĩnh hằng, Heraclit cho rằng thế giới hiện thực hay Vũ trụ đang tồn tại ấy là cái duy
nhất, đồng thời cũng là cái bội đa. Quan niệm này đã đưa Heraclit đến một trình độ
khái quát triết học cao hơn, trừu tượng hơn về sự thống nhất của các mặt đối lập trong
Vũ trụ. Theo Heraclit, mọi cái đồng nhất đều luôn tồn tại trong sự khác biệt và đó là
cái hài hòa của những cái căng thẳng, độc lập, cũng như sức căng của dây cung, dây
đàn. Ông cho rằng “thiện và ác chỉ là một”, “sống và chết, thức và ngủ, trẻ và già trước
sau cũng đều là một”. Coi đó là sự “tương phản”, “tương thành” của sự vật trong vũ
trụ Heraclit khẳng định: “Đối lập tạo ra hài hòa”. Hết thảy mọi sự vật trong vũ trụ đều
tồn tại trong thể thống nhất của cái phân chia được – cái không phân chia được, cái
toàn bộ - cái bộ phận, cái đồng nhất – cái không đồng nhất, cái được sinh ra – cái
không được sinh ra,…giống như cây cung, tên gọi của nó là sống nhưng tác dụng của
nó là chết”. Các mặt đối lập của sự vật, theo Heraclit luôn “trao đổi” với nhau trong sự
thống nhất, như lạnh trao đổi với nóng để nóng lên và ngược lại, nóng trao đổi với lạnh
để lạnh đi: ướt trao đổi với khô và khô trao đổi với ướt. Ngay trong mỗi con người
Heraclit khẳng định, sống và chết, trẻ và giả, thức và ngủ, tỉnh táo và mơ mộng…cũng
luôn trao đổi với nhau. , “cái sau biến hóa thành cái trước và cái trước biến hóa trở lại
thành cái sau”. Và khi cùng tồn tại trong một sự vật, các mặt đối lập này luôn có mối
quan hệ ràng buộc lẫn nhau như “bệnh tật khiến cho người ta cảm thấy sức khỏe quý
hơn, cái ác làm cho cái thiện trở nên cao cả hơn, cái đói làm cho cái no dễ chịu hơn,
cái mệt mỏi làm cho việc nghỉ ngơi có sự thú vị hơn”. Quan niệm như vậy về các mặt
đối lập trong sự vật cho thấy, Heraclit đã nói đến “sự phân đôi của cái thống nhất” mà
việc “nhận thức các bộ phận mâu thuẫn của nó”, cái làm nên thực chất, bản chất, đặc
trưng, đặc điểm cơ bản nhất trong tư tưởng biện chứng của ông đã được tiếp tục thể
hiện trong học thuyết của các nhà triết học khác sau ông, nhưng nói chung, ở họ không
có sự phát triển gì thêm, nếu không nói là thụt lùi.

b. Tư tưởng về sự đấu tranh của các măt đối lập

Anaximanđrơ là nhà triết học đầu tiên trong triết học Hy Lạp cổ đại dưới hình
thức chung, đã đưa ra tư tưởng về sự đấu tranh với tư cách nguồn gốc của mọi thứ
đang diễn ra. Ông xem đấu tranh là sự xâm nhập của một vật này vào lĩnh vực của một
vật khác, là một loạt hành vi bất công được các sự vật tiến hành trong quan hệ với
nhau, là “sự đền bù” tất yếu cho sự bất công đó. Tư tưởng về sự đấu tranh của các mặt
đối lập trong triết học Hy Lạp cổ đại, đã được Heraclit phát triển đỉnh cao. Cái làm nên
nét độc đáo, sự khác biệt rõ ràng nhất giữa Heraclit và các nhà triết học Hy Lạp cổ đại
khác chính là quan niệm về sự hài hòa và đấu tranh của các mặt đối lập – quan niệm
được coi như là một phỏng đoán thiên tài của Heraclit về quy luật thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập.

Theo Heraclit, trong vũ trụ này không có cái gì là bất biến, là tuyệt đối, vĩnh
viễn, ngoại trừ sự vận động. Mọi sự hoàn hảo, hài hòa của vũ trụ đều có thể bị phá vỡ
bởi cuộc chiến tranh giữa các mặt đối lập vốn có của nó. Nhờ sự đấu tranh, trao đổi và
chuyển hóa của các mặt đối lập mà mọi sự vật, hiện tượng và cả vũ trụ có thể chuyển
hóa từ trạng thái này sang trạng thái khác, vận động và biến đổi. Đấu tranh của các mặt
đối lập đó là nguồn gốc của vận động và biến đổi, là cái tạo nên “dòng chảy” liên tục
của vũ trụ. Đấu tranh là cái nội tại, vốn có ở sự hoàn hảo, hài hòa, bởi mọi sự hoàn hảo
và hài hòa đều được tạo thành không phải từ một cái gì đó ở bên ngoài, mang tính
huyền bí, mà từ các phương diện khác nhau và đối lập nhau của chính nó. Ông viết:
“Sự hài hòa được tạo ra bởi cái chỉnh thể và cái chưa chỉnh thể (cái bộ phận), cái phù
hợp với nhau và cái không phù hợp với nhau, cái tích tụ và cái phân tán, cái hòa điệu
và cái không hòa điệu, và từ cái chỉnh thể (đối lập) sinh ra cái một và từ cái một sinh
ra cái chỉnh thể”.

Heraclit nhấn mạnh, làm rõ sự khác biệt giữa các mặt đối lập để chỉ ra sự thống
nhất của chính và nhấn mạnh, làm rõ sự thống nhất của các mặt đối lập để chỉ ra
những khác biệt giữa chúng. Qua đó, Heraclit muốn nói rằng, con người không nên
phán đoán về các sự vật qua cái vẻ bề ngoài mà dường như là hài hòa, hoàn hảo ấy của
chúng, “không nên kết luận quá sớm về một việc nào đó” khi chưa nhận thức được các
mặt đối lập của nó đấu tranh với nhau như thế nào để tạo nên sự hài hòa và trong sự
hài hóa ấy, chúng lại đấu tranh với nhau như thế nào để tạo nên sự hài hòa mới. Người
ta thường nhận thấy các mặt đối lập của sự vật tách rời nhau và cho rằng chúng có thể
tồn tại một cách tách biệt, không phụ thuộc vào nhau, song thực tế, các mặt đối lập ấy
lại tồn tại trong một thể thống nhất, chúng thiết định lẫn nhau, quy định lẫn nhau, tạo
thành sự hài hòa, thành một chỉnh thể hòa hợp, hoàn hảo. Đối lập là bản chất của cái
hài hòa. Không có các mặt đối lập theo Heraclit, mọi sự hài hòa trong nghệ thuật,
trong cuộc sống và trong cả vũ trụ này cũng đều không có, bởi thiếu chúng sẽ không
có gì để hòa hợp. Không có các mặt đối lập thì mọi sự đấu tranh đều không có, vì
không có chúng sẽ không có gì để đấu tranh. Hài hòa và đấu tranh là đó là hai mặt của
một chỉnh thể thống nhất.

Mọi chỉnh thể thống nhất (sự vật, hiện tượng thế giới, vũ trụ) theo Heraclit,
luôn vận động và biến đổi, luôn là một “dòng chảy” liên tục, nó vừa đồng nhất, vừa
không đồng nhất với chính mình, nó tự khác biệt với chính mình một cách nội tại, vốn
có. Khi được hình thành và ngày một tăng lên, muốn sự khác biệt ấy ngày càng “làm
suy yếu” sự hòa hợp, tính hài hòa, tính chỉnh thể nội tại của sự vật. Đó là cuộc đấu
tranh giữa các mặt đối lập. Các mặt đối lập cũng mất đi sự phù hợp với nhau thì chúng
càng hợp với nhau cho một cuộc đấu tranh và sự đấu tranh giữa chúng càng mang tính
chất căng thẳng, có được sự thắng lợi của một mặt đối lập, cuộc đấu tranh giữa các mặt
đối lập sẽ tạo ra một sự vật mới, một chỉnh thể hòa hợp mới, chỉnh thể mới này lại tuân
theo quy luật của “dòng chảy” vĩnh hằng và biến đổi phổ biến để đến lượt mình, nó lại
sinh ra trong bản thân nó những sự khác biệt mới, những mặt đối lập mới và theo đó
một cuộc đấu tranh mới giữa các mặt đối lập mới lại xuất hiện

2.2.2 Giá trị và hạn chế của tư tưởng về sự thống nhất và đấu tranh giữa
các mặt đối lập trong thế giới

Triết học Hy Lạp cổ đại với những tư tưởng biện chứng sâu sắc tuy nhiên cách
thức thể hiện lại rất phức tạp và khó hiểu, tối nghĩa. Những quan niệm duy vật trong
thời kỳ này rất mộc mạc, thô sơ bởi nó xuất phát từ việc các nhà triết học hầu như chỉ
dựa vào quan sát thực nghiệm để kết luận. Tuy vậy, những quan niệm về sự thống nhất
và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong thời kỳ này cũng đã góp phần chống lại những
tư tưởng mang tính chất tôn giáo thời bấy giờ. Nó cũng khẳng định quá trình nghiên
cứu tư tưởng không thể không dựa vào việc tìm hiểu nguyên nhân từ thực tiễn cũng
như cơ sở và nguồn gốc của tư tưởng từ thực tiễn.

Hầu hết các nhà triết học Hy Lạp cổ đại như Talet, Anaximanđrơ đã đưa ra
phỏng đoán về sự thống nhất của các mặt đối lập dưới hình thức thô thiển. Vấn đề về
các mặt đối lập ở các nhà triết học chủ yếu có liên quan với vấn đề về chất lượng của
các hiện tượng tự nhiên. Dưới hình thức ngây thơ các nhà triết học này đã đưa ra tư
tưởng về sự phân đôi của sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Tuy nhiên, những dự
đoán thiên tài này không đi xa hơn để đạt đến thuật ngữ thống nhất các mặt đối lập.

Những suy luận của các nhà triết học Mile được phát triển sâu sắc trong triết
học của Heraclit. Heraclit đưa ra cách trình bày đầu tiên về quy luật thống nhất và đấu
tranh giữa các mặt đối lập. Tất nhiên, các thuật ngữ “mặt đối lập”, “thống nhất của các
mặt đối lập”, “đấu tranh của các mặt đối lập” hoàn toàn chưa được ông đưa ra. Hơn
nữa, những phỏng đoán của Heraclit về quy luật thống nhất của các mặt đối lập mới
dừng lại trong các khái niệm – hình ảnh. Đó là khiếm khuyết, hạn chế cơ bản của ông.

3. Tư tưởng biện chứng trong nhận thức luận của triết học Hy Lạp cổ đại

3.1 Tư tưởng biện chứng về quá trình nhận thức

3.1.1 Nội dung tư tưởng biện chứng về quá trình nhận thức

Mặc dù rất đề cao vai trò của lý tính trong nhận thức, Hêraclít vẫn đánh giá cao
vai trò của các dữ liệu cảm tính do các giác quan của con người mang lại. Ông đữ
phân biệt nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, đã thấy sự tương tác giữa hai giai
đoạn nhận thức này.

Trường phái Êlê đã góp phần thúc đẩy đáng kể sự phát triển của các vấn đề
nhận thức luận. Tuy nhiên, có thể nói, tất cả các đại biểu của trường phái này đều tách
rời nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính, đem đối lập nhận thức cảm tính với nhận
thức lý tính, thậm chí, phủ nhận vai trò của nhận thức cảm tính.

Đêmôcrít đã chia nhận thức con người thành hai dạng: nhận thức mờ tối và
nhận thức chân lý. Đêmôcrít, một mặt, khẳng định vai trò quan trọng và ý nghĩa không
thể thiếu của nhận thức cảm tính; mặt khác, lại tỏ ra nghi ngờ, hoài nghi xác thực tuyệt
đối của những hiện tượng, những bằng chứng có được nhờ trực quan cảm tính. Để luận
chứng cho quan niệm của mình về sự nan giải và những trở ngại trên con đường nhận
thức chân lý, Đêmôcrít đã đưa ra khái niệm giới hạn của cảm giác. “Iđôlơ” hay “hình
tượng” đóng vai trò rất quan trọng trong lý luận nhận thức của Đêmôcrít. Theo ông,
nhờ có Iđôlơ người ta mới có cảm giác

Arixtốt cho rằng loài người có thể nhận thức được thế giới chung quanh, có thể
đạt tới khoa học. Arixtốt phản đối việc coi quá trình nhận thức là quá trình bị động
thuần tuý và khẳng định rằng, nhận thức của con người không thể tách rời xã hội,
không thể tách rời sự quan sát tự nhiên. Theo Arixtốt, quá trình nhận thức diễn ra như
sau: trước tiên sự vật bên ngoài tác động vào cảm thụ của con người mà dẫn tới cảm
giác, ký ức lại dành được kinh nghiệm qua cảm giác, sau cùng từ kinh nghiệm lên tới
khái niệm của khoa học và nghệ thuật. Trong lĩnh vực lý tính, việc Arixtốt bơm to tác
dụng của lý tính, tư duy thì lại đi gần với chủ nghĩa Platôn. Hơn nữa, Arixtốt không hề
nói tới sự chuyển hoá từ biểu tượng sang khái niệm.

3.1.2. Giá trị và hạn chế trong tư tưởng biện chứng của quá trình nhận
thức

Cái làm nên sự độc đáo trong học thuyết về nhận thức của Hêraclít là ở lối tư
duy suy luận theo kiểu trực giác trí tuệ, nhưng đó cũng chính là cái làm nên sự hạn chế
của ông.

Trường phái Êlê đã chỉ ra mâu thuẫn giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý
tính, các mâu thuẫn biện chứng trong việc phản ánh bằng khái niệm các quá trình diễn
ra một cách khách quan và tính ước chừng của các quan niệm cảm tính và toán học
trừu tượng của chúng ta về vận động hiện thực, về thời gian và không gian.

Khẳng định mối liên hệ qua lại giữa nhận thức theo “dư luận chung” và nhận
thức chân lý, song nội dung, những nguyên tắc cơ bản và cơ chế của mối liên hệ đó đã
không được Đêmôcrít luận giải một cách rõ ràng. Tuy nhiên, Đêmôcrít đã luận chứng
cho quan niệm của mình về sự nan giải và những trở ngại trên con đường nhận thức
chân lý. Ông đã khắc phục được tính chất hạn chế trong chủ nghĩa hiện thực ngây thơ
ở các nhà triết học thuộc trường phái lôni. Và, đặc biệt, Đêmôcrít đã đưa ra khái niệm
Iđôlơ (hình ảnh, hình tượng) để lý giải sự tác động của khách thể nhận thức đến chủ
thể nhận thức.

Sự thừa nhận của Arixtốt về tính khách quan của cảm giác và cảm giác là nguồn
gốc của mọi nhận thức, nhận thức lý tính cần phải dựa vào nhận thức cảm tính, phản
đối tri thức lý tính do trời phú sẵn, nhấn mạnh ý nghĩa kinh nghiệm trong thực tiễn - đó
là những tinh hoa trong nhận thức luận của Arixtốt. Trong nhận thức lý tính, Arixtốt đã
rơi vào chủ nghĩa duy tâm theo con đường Platôn. Tuy nhiên, Arixtốt đã cố gắng tìm
tòi, thăm dò con đường đi từ nhận thức cảm tính, kinh nghiệm lên tới nhận thức lý
tính, khoa học mặc dù ông không thành công

3.2 Tư tưởng biện chứng của khái niệm trong triết học Hy Lạp cổ đại

3.2.1. Nội dung tư tưởng biện chứng của khái niệm trong triết học Hy Lạp
cổ đại

Theo Xôcrát, sự nghiên cứu biện chứng về đối tượng trước hết là ở sự xác định
khái niệm về đối tượng đó. Phép biện chứng của Xôcrát là sự phát hiện cái chung
trong cái khác biệt, cái thống nhất trong cái đa dạng, loài trong giống, bản chất trong
các biểu hiện của nó. Theo Xôcrát, ý thức về sự vật của những người trong đàm thoại,
ngoài những yếu tố chủ quan còn có nội dung khách quan, có tri thức phổ biến mang
tính tổng quát. Ông cho rằng nếu không hiểu cái chung, cái phổ biến thì người ta
không thể phân biệt được cái thiện - cái ác, cái tốt - cái xấu. Muốn phát hiện ra cái
thiện phổ biến thì phải có phương pháp tìm ra chân lý thông qua các cuộc tranh luận,
toạ đàm, luận chiến. Đây chính là yếu tố biện chứng trong triết học Xôcrát, song nó lại
dựa trên lập trường duy tâm vì Xôcrát cho rằng giới tự nhiên là do thần thánh an bài.
Vấn đề cơ bản trong phép biện chứng của Platôn là vấn đề xác định vai trò của
các khái niệm chung trong việc nhận thức chân lý. Ở cái mà Platôn gọi là phép biện
chứng có các cách tiếp cận thật sự với phép biện chứng duy tâm của các khái niệm
(thông qua sự thâm nhập lẫn nhau của chúng). Ông thừa nhận sự vận động của thế giới
song đó chỉ là vận động theo sự điều khiển của ý niệm. Ông chia thế giới thành hai
loại:

Thế giới của những ý niệm: là thế giới tồn tại chân thực, bất biến, vĩnh viễn,
tuyệt đối và là cơ sở tồn tại của thế giới các sự vật cảm tính.

Thế giới của các sự vật cảm tính: là thế giới tồn tại không chân thực, thường
xuyên biển đổi và phụ thuộc vào thế giới của những ý niệm.

Lý luận nhận thức của Platôn cũng chứa đựng những yếu tố biện chứng thông
qua các khái niệm đối lập và phương pháp đổi chiều những mặt đối lập. Nhưng đó là
biện chứng duy tâm - biện chứng của các khái niệm, tách rời hiện thực, từ bỏ cảm giác,
chỉ nhận thức bảng tư duy thuần tuý.

3.2.2. Giá trị và hạn chế trong tư tưởng biện chứng của khái niệm

Xôcrát đã có công thúc đẩy việc phát triển các khái niệm chung trong triết học.
Tuy vậy, khoảng cách từ sự thúc đẩy đến việc làm sáng tỏ chức năng biện chứng của
khái niệm chung vẫn còn là đáng kể. Xôcrát đã không đi qua được khoảng cách đó
không phải vì thiếu khả năng, mà bởi lẽ ông chú trọng không đúng tới lĩnh vực lý luận
chung về phép biện chứng, mà nghiêng về lĩnh vực đạo đức.

Platôn đã luận chứng tính chân lý của các nguyên tắc lôgíc sơ đẳng, sự luận
chứng được ông để chống lại phép nguỵ biện. Platôn đã xây dựng cơ sở cho học thuyết
về phạm trù, về chủng loại và tiều loại của các khái niệm, về sự thống nhất quy nạp –
suy diễn như phương pháp tiếp cận chân lý, về sự phát triển thông qua các mặt đối lập.
Quan điểm của ông về sự thống nhất biện chứng của tồn tại và không tồn tại, của cái
đơn và cái đa, của cái đồng nhất và cái khác biệt, của đứng yên và vận động có một ý
nghĩa rất lớn trong sự phát triển nhận thức con người, nó có ảnh hưởng quyết định đến
sự phát triển tư tưởng của các nhà biện chứng lỗi lạc Arixtốt và Hêghen. Tuy nhiên, tác
giả thường trình bày lý thuyết của mình bằng những ẩn dụ hình ảnh, biến ngôn, tích
truyện, nhất là huyền thoại. Những yếu tố ấy đã gây phức tạp không ít cho việc nghiên
cứu của hậu thế, nhất là khi sáng tác ấy đã đến với ta mà không mang một niên kỷ hay
tên tuổi nào đích xác.

KẾT LUẬN

Tính đặc thù của điều kiện tự nhiên, chế độ kinh tế - xã hội và đời sống văn
hoá ở Hy Lạp cổ đại, ảnh hưởng của nền văn hoá cổ đại ở các nước Cận Đông Địa
Trung Hải, đặc biệt là tính “chín muồi” của thần thoại Hy Lạp là những điều kiện và
tiền đề cho sự ra đời tư tưởng biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại.

Việc nghiên cứu những tư tưởng biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại
luôn là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Nghiên cứu vấn đề này chẳng
những giúp chúng ta hiểu rõ hơn tiến trình phát triển của phép biện chứng, có được
những nhận thức đúng đắn về giá trị và hạn chế của phép biện chứng Hy Lạp cổ đại
nói riêng, triết học Hy Lạp cổ đại nói chung, mà còn giúp chúng ta nắm vững phép
biện chứng mácxít, hình thành tư duy biện chứng duy vật thật sự. Tuy nhiên, đây là
mảng vấn đề vô cùng rộng lớn, cần phải được tiếp tục nghiên cứu, bởi đúng như
Ph.Ăngghen đã khẳng định, từ các hình thức muôn hình muôn vẻ của triết học Hy Lạp,
đã có mầm mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Thị Hồng Minh – “Các nhà triết học cổ Hy Lạp là những nhà biện chứng bẩm
sinh, còn arixtot là “bộ óc bách khoa toàn thư” thời cổ Hy Lạp”
2. Đinh Thanh Xuân – “Thần thoại Hy Lạp với sự hình thành tư tưởng biện chứng
trong triết học Hy Lạp cổ đại”
3. https://luanvan.co/luan-van/de-tai-quan-niem-cua-heraclit-ve-su-hai-hoa-va-dau-
tranh-cua-cac-mat-doi-lap-ve-tinh-thong-nhat-cua-vu-tru-46478
4. https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-ngan-hang-thanh-pho-ho-
chi-minh/triet/quy-luat-thong-nhat-va-dau-tranh-cua-cac-mat-doi-lap-van-dung-
quy-luat-vao-lam-ro-mot-so-loai-mau-thuan-cua-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-
huong-xhcn-o-nuoc-ta-hien-nay/39628026

You might also like