Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 54

trời

 I. dt. 1. Khoảng không gian nhìn thấy như hình vòm úp trên mặt đất: trời đầy sao trời
xanh ngắt. 2. Thiên nhiên: trời hạn mong trời mưa nắng thuận hoà. 3. Lực lượng siêu
nhân trên trời cao, có vai trò sáng tạo và quyết định mọi sự ở trần gian, theo mê tín: cầu
trời bị trời đánh.
 II. tt. Hoang dại, không do con người nuôi, trồng: vịt trời cải trời.
 III. tt. Từ nhấn mạnh một khoảng thời gian đã qua được coi là rất dài, lâu: mười ngày trời
gần ba năm trời.
 IV. tht. Tiếng thốt lên để than thở hoặc ngạc nhiên: Trời, sao lại làm như thế?

ông trời
 Người sinh ra muôn vật, theo mê tín.

DẪN NHẬP 4
CHƯƠNG I: BỐI CẢNH XÃ HỘI TRUNG QUỐC THỜI XUÂN THU-CHIỂN
6
QUỐC
1.1. Khái quát về lịch sử xã hội Trung Quốc thời Xuân thu - chiến quốc 6
1.2. Một số tác giả tiêu biểu 6
1.2.1. Khổng Tử (551 - 479 TCN) 8
1.2.2. Mạnh Tử (372 - 289 TCN) 9
1.2.3. Tuân Tử (khoảng 298 - 238 TCN) 10
CHƯƠNG II: QUAN NIỆM VỀ ÔNG TRỜI CỦA NHO GIÁO 11
2.1. Khái niệm về ông Trời 11
2.1.1. Khái niệm theo từ ngữ 12
2.1.2. Khái niệm theo Phật giáo 14
2.2. Quan niệm về Thượng đế trong Nho giáo 16
2.2.1. Quan niệm về Thiên mệnh 16
2.2.2. Ngôi vị Thượng Đế trong Khổng giáo 17
2.2.3. Quan niệm về Thượng Đế của Mạnh Tử 18
2.2.3. Quan niệm khác về Thượng Đế của Tuân Tử. 23
CHƯƠNG III: THƯƠNG ĐỂ (TRỜI) TRONG QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI
25
VIỆT
3.1. Ông Trời trong văn chương 25
3.1.1. Ông Trời trong ca dao tục ngữ 25
3.1.2. Thượng Đế (ông Trời) trong chuyện cổ tích 27
3.1.3. Ông Trời trong văn học 29
3.1.4. Niềm tin vào ông Trời trong thư mục lưu ký 31
3.2. Thờ Trời trong văn hóa dân gian Việt Nam 33
3.2.1. Thờ Trời trong dân gian 34
3.2.2. Lễ Tế Nam Giao 37
3.2.3. Giá trị và hạn chế của quan niệm ông Trời theo Nho giáo 39
Kết luận
"TRỜI" TRONG TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM

Dẫn Nhập
Những phong tục, tập quán, niềm tin là những nét đẹp của người Việt Nam được các thế
hệ cha ông truyền lại cho con cháu. Họ đã sống tốt với cuộc sống làm người và họ muốn con
cháu họ sống làm sao cho tốt. Những tâm tình được họ gửi gắm rất nhiều nơi những lời hay ý
đẹp và đặc biệt là những ngôn ngữ thông thường bằng ca dao, tục ngữ hoặc những áng văn
chương bất hủ được lưu giữ muôn đời. Nhưng dường như con người ngày nay đang dần đánh
mất đi những gì là phong tục, tập quán và truyền thống của cha ông ta để lại, đánh mất đi những
gì là tinh tuý cao quí của con người vốn mang trong mình niềm tin khát khao trở về nguồn cội
đích thực.
Tuy nhiên, niềm tin vẫn không thể nào bị bỏ ra khỏi cuộc sống vì con người cho dù có
giỏi, có giàu tới đâu cũng có những khiếm khuyết, bất toàn, trống vắng trong thâm sâu cõi lòng.
Do đó, tín ngưỡng dân gian vẫn tồn tại ít nhất là trong lời nói hay trong suy nghĩ của mỗi
người. Niềm tin vào một Ông Trời vẫn mãi đi theo mỗi người và từng thế hệ đã thể hiện niềm
tin này. Vậy phải chăng tín ngưỡng thờ Trời của người dân Việt Nam đã có từ xa xưa? Qua mọi
thời, người Việt đã thể hiện niềm tin đó với những suy nghĩ riêng của mình nơi truyền khẩu,
nơi văn chương... Trời là Đấng mà từ xa xưa, người dân Việt Nam cũng như người Trung Hoa
đều tin Ngài là Đấng rất linh diệu, rất thông minh, công bằng vô cùng, rất dễ yêu và hay tha thứ
mỗi khi con ngươi xúc phạm đến Ông. Đặc biệt, Ông là Đấng quyền phép vô cùng không một
ai có thể sánh ví như được.
Để hiểu rõ tín ngưỡng thờ Trời ở Việt Nam, chúng ta đi tìm hiểu nguồn gốc, các cách thế
mà người Việt đã thể hiện. Bài viết tìm hiểu Trời trong tín ngưỡng Việt Nam sau đây sẽ được
trình bày qua các mục sau:
1/ Từ Ngữ “Trời”
2/ Chức Năng Của Trời
3/ Trời Trong Văn Hóa Người Việt
4/ Trời Trong Văn Chương Thi Ca
5/ Trời Trong Tín Ngưỡng Dân Gian
6/ Nghi Thức Thờ Trời
7/ Nhận Định

1/ TỪ NGỮ
Với niềm tin trong tín ngưỡng dân gian từ xưa cho đến nay, dường như tất cả mọi người,
đều tin Ông Trời là Đấng cao cả và vĩ đại. Ngài là Đấng vĩ đại vượt trổi hơn hết. Không một vị
thần thánh nào sánh được như Ngài và không một quyền lực nào ví được như Ngài. Vì thế,
ngay cách viết chữ Trời bằng Hán Nôm người xưa đã ngụ ý tôn vinh Trời:
1.1/ Chữ Hán- Việt: Trời là Thiên. Trước kia người ta phân tích chữ Thiên làm hai phần:
nét nhất là một, nét đại là lơn, ngụ ý chỉ Thiên là một Đấng Vĩ Đại, trổi vượt trên tất cả mọi
loài. Không một sự gì, hoặc bất cứ ai sánh được và ví được như Ngài.
Nhưng theo cách giải thích của linh mục Wieger, ngày nay được nhiều nhà khảo cổ công
nhận. Chữ Thiên theo nguyên tự, nét (-) chỉ không trung bao la và hình chữ Đại chỉ hình người
giang hai tay, hai chân: hội ý có ý chỉ Thiên là Một Vị Duy Nhất, ở trên hết mọi người, vị Thiên
ở trên cai quản mọi người ở dưới[1]..
1.2 Chữ Hán Nôm: Trời ghép bởi chữ Thiên ở trên chữ Thượng. Điều này ngụ ý Ngài
cao cả hơn trời đất, hơn suy tưởng của muôn vật. Từ đó người ta tâm niệm rằng:
Đi đâu cho khỏi lưới Trời,
Ở đâu cho hạp mệnh Trời thì êm.[2]
1.3/ Trời theo Từ Điển Tiếng Việt Phổ Thông: Chữ trời có năm nghĩa; 1/ trời là một
khoảng không gian vô tận ta nhìn thấy như một hình vòm úp trên mặt đất, 2/ trạng thái của khí
quyển, của khoảng không gian bao quanh con người ở một nơi, vào một lúc nào đó, 3/ thiên
nhiên, về mặt đối lập với con người, 4/ hoang dại, có sẵn trong tự nhiên, không phải do người
nuôi trồng, 5/ lực lượng siêu tự nhiên, coi như ở trên cao, sáng tạo và quyết định số phận muôn
loài trên mặt đất, theo tôn giáo, tín ngưỡng dân gian.[3]

2/ Ý NGHĨA CỦA “TRỜI”


Có thể nói khái niệm Trời rất thông dụng và phổ biến đã ăn sâu vào trong tâm thức của
người Việt. Khái niệm này đã ăn sâu vào trong huyết mạch mọi người dân không bất kể người
đã có tôn giáo hay chưa. Điều này nói lên một sự gắn bó giữa một bên là thụ tạo bất toàn, một
bên là Đấng nào đó sáng tạo và quan phòng, mà con người chỉ biết một cách loại suy và gọi là
Trời. Tuy nhiên, tùy theo bối cảnh mà người ta có thể dùng từ này trong những bối cảnh khác
nhau và ý nghĩa cũng khác nhau. Chúng ta nhận thấy có ba ý nghĩa chính của Trời sau đây:
2.1 Vật lý: Trời theo nghĩa này chỉ những sự vật, hiện tượng thiên nhiên cụ thể. Những
hiện tượng này chúng ta có thể quan sát được bằng mắt thường và người ta thường dùng chữ
trời để làm chủ từ khi trong câu khi nói về những hiện tượng đó.
2.2 Theo nghĩa tâm lý: Người ta thường chỉ “Trời” như một ngôi vị, là một Đấng toàn
năng, có ý chí thưởng phạt, hoặc như một thế lực thiện. Trời che chở, bảo vệ chúng sinh, nuôi
dưỡng vạn vật, để nhân loại nhờ vào đó mà tồn tại. Trời là Đấng mọi người kính sợ, để người ta
làm lành lánh dữ hay kêu cầu khi gặp cùng cực, đau khổ.
2.3 Trời theo nghĩa khách quan: Trời là tiếng nói của lẽ phải như một đạo lý đại đồng,
bảo tồn trật tự nhân sinh và vũ trụ. Đạo Trời đồng nhất với tính chất sinh lý hay tâm lý di truyền
huyết thống: “Cha mẹ sinh con, Trời sinh tánh”. Đây là quan niệm về Trời vừa hữu hình vừa
siêu hình luân lý đã có sẵn trong ca dao tục ngữ từ ngàn xưa.[4] Và trong lời tựa về Tế Nam
Giao, linh mục Léopold Cadière nhận xét:
Cảm thức về quyền năng tối thượng của Trời đã ấn dấu sâu xa trong tâm thức tôn giáo người
Việt. Ngôn ngữ bình dân không thiếu những dẫn chứng bày tỏ niềm tin vào quyền lực của Trời:
người ta viện dẫn Trời như một nhân chứng, kêu đến Trời như một quan án, cầu Trời như một
vị cứu tinh. Trời thấu suốt mọi chuyện, Trời phán xét và trừng phạt, Trời nhân từ, Trời yêu
thương, Trời tác sinh, Trời bảo vệ: Trời làm chủ vận mạng nhân sinh.[5]
Và “Trời” theo sự diễn giải của cha Léopold Cadière có hai nghĩa: Một là nghĩa thiên
nhiên như bầu trời, trời đất..., trời như nguồn năng lực; trời sấm, trời sét... Hai là “Trời” được
nhân cách hóa: Ong Trời, vv.
3/ TRỜI TRONG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT
Ý niệm “Trời” vốn đã hiện hữu trong tâm thức của người Việt xưa từ thuở nguyên
sơ, trước khi những tôn giáo khác du nhập vào Việt Nam. Người Việt nhân cách hóa vị thần
không biết ấy và xưng gọi là: “Ông Trời”. Trong tâm thức người Việt, từ ngữ “Trời” là một từ
rất thông dụng. Từ ngữ này có thể là một khoảng không gian bao phủ trên trên không, thiên
nhiên, thời tiết. Trời là sức mạnh thiên nhiên, sáng tạo và quyết định mọi sự. Những vật hoang
dại người ta cũng quy về cho trời vun trồng hay nuôi dưỡng: rau diếp trời, vịt trời, của trời…
Trời cũng dùng cho thời gian: ba năm trời xa cách… Hay khi con người gặp chuyện không
may, luyến tiếc, con người thốt lên: trời ơi! Trời như là Đấng Thần linh có quyền phép và là
chỗ dựa cho muôn loài và con người. Tiếng “Trời” là tiếng mà người Việt, bất kể thuộc tầng
lớp nào trong xã hội, có tín ngưỡng hay không, vẫn thường thốt lên trong bất kỳ tình huống
nào, dù vui sướng hay đau buồn, than trách hay cầu cứu. “Ông Trời” là ông thần không biết,
không thấy được của người Việt, nhưng vẫn luôn hiện hữu cùng dân tộc Việt qua ngôn ngữ phổ
thông của người bình dân Việt Nam, được truyền tụng rộng khắp trong dân gian và vẫn trường
tồn trải qua bao nhiêu cuộc đổi thay.
Đời sống của người Việt luôn gắn liền với niềm tin vào “Ông Trời”. Người Việt không
biết Ông Trời một cách cụ thể, nhưng cảm nhận được Ông Trời khi quan sát những cảnh vật
chung quanh mình như núi cao vời vợi, sông sâu thăm thẳm, biển rộng mênh mông, cùng với
quy luật sinh tồn của chúng. Người Việt ý thức được điều này do ai đó đã dựng nên:
Núi kia ai đắp nên cao
Sông kia biển nọ ai đào mà sâu?
Gai trên rừng ai bứt mà nhọn
Trái trên cây ai vo mà tròn?[6]
4/ TRỜI TRONG VĂN CHƯƠNG, THI CA

4.1/ Ông Trời Trong Ca Dao Tục Ngữ


Rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ lưu truyền trong văn hóa dân tộc Việt Nam đã nói
đến Ông Trời. Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống người ta luôn nhắc đến Ông Trời và được lưu
truyền qua ngôn ngữ bình dân có vần điệu. Điều này đã để lại một kho tàng quý báu mà từ thế
hệ này tới thế hệ khác đã góp phần làm phong phú cho văn chương dân gian Việt Nam. Trời
thường là hậu cảnh, làm tăng lời hay ý đẹp, cho cảnh thêm tình.
Trời mưa cho lúa chín vàng
Cho anh đi gặt, cho nàng đem cơm.[7]
Với cuộc sống nông nghiệp, người Việt quen xem Trời để biết thời tiết cho mùa màng
hay chăn nuôi gia cầm, gia súc.
Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa.
Hay: Trời đang nắng có gà trắng thì mưa.[8]

4.2/ Trời Trong Truyện Cổ Tích


Người Việt tin vào Ông Trời còn thể hiện trong các truyện cổ tích hay truyện ngụ ngôn.
Những câu truyện có vẻ ly kỳ, hoang đường, nhưng thật ra chứa đựng niềm tin sâu xa của
người Việt mang triết lý nhân sinh. Và qua đó, các câu truyện cũng dạy con người về lối sống
cho phù hợp luân thường đạo lý, dạy con người phải đối xử tốt với nhau. Có những truyện cổ
tích được truyền khẩu, từ xa xưa tới ngày nay, như truyện Tấm cám, Trầu cau... Và truyện “Mai
An Tiêm và Quả Dưa Hấu” nói lên tín ngưỡng con người đối với Đấng làm phát sinh vạn vật và
luôn phù hộ, nuôi dưỡng chúng ta như câu tục ngữ: “Trời sinh, Trời dưỡng”. Câu truyện này
nói tới một bé trai tài giỏi, siêng năng, con vua Hùng Vương thứ 18, tên là An Tiêm. Nhưng An
Tiêm thích sống tự lập không cậy nhờ ai, chỉ cậy nhờ và tin ở ông trời, anh thường nói cho bạn
bè biết rằng “Sự thành công của anh là nhờ Trời ban và công lao khó nhọc, tần tiện của vợ
chồng anh, chứ anh chẳng cậy nhờ ai, không nhờ vả ơn vua ban lợi lộc”. Vua Hùng biết An
Tiêm đã nói như thế, nên nhà vua nổi giận, bắt vợ chồng và đứa con trai đầy ra đảo Nga Sơn. Ở
ngoài đảo hiu quạnh, An Tiêm vẫn an ủi vợ con, hãy can đảm lên và tin tưởng vào Ông Trời:
“Trời sinh voi, Trời sinh cỏ”. Sống chết do Trời và cũng tại ta. Một hôm đi dạo trên đảo, An
Tiêm thấy con bạch hạc nhả hột xuống đất, và một loại cây giây leo mọc lên, tàu lá xanh tươi,
xum xuê lạ thường, lại có trái thơm ngon, lắm nước ngọt ngào và rất sai trái. An Tiêm bảo vợ
con:” Không trồng mà được ăn, đó là Trời cho ta đấy”[9].
4.3/ Trời Trong Văn Chương
Nhiều tác phẩm văn chương nhìn theo phương diện tín ngưỡng, ta có thể quả quyết: niềm
tin cổ truyền vào Ông Trời rất sâu xa và mãnh liệt, vì các tác giả đã hấp thụ được các quan niệm
triết lý về Thiên Mệnh của Khổng giáo. Các văn thi sĩ cũng như giới bình dân Việt nam cho
rằng vũ trụ nhân sinh được điều khiển do một Vị Chủ Tể càn khôn mà họ gọi là Thiên.
Dưới đây là vài thơ văn tiêu biểu cho niềm tin cổ truyền vào Ông Trời, là Vị Hóa Công
tạo thành vũ trụ. Ông Trời đã định đoạt cuộc sống cũng như số mệnh cho dân tộc.

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,


Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. (Lý thường Kiệt)
Hoặc:
Trời sinh, Trời ắt đã dành phần
Tu hãy cho bền, dạ có nhân.
Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ,
Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần.
Bạo hung chỉn đã gươm mài đá,
Phúc Đức rành hay cỏ đượm xuân
Chớ có hại nhân mà ích kỉ,
Giấu người, khôn dấu được Linh-Thần. (Nguyễn Bỉnh Khiêm)[10]

Đây là một áng thơ đượm tính chất triết lý tôn giáo về nhân sinh, về đạo lý làm người, về
mối liên hệ giữa Ông Trời và phận sự con người sống trên đời này, và phần phúc về đời sau.
Cũng như nhiều tác giả đã đưa Ông Trời vào văn chương, thi ca của mình để làm nổi bật cuộc
sống nhân sinh của mình đối với sự tín thác vào Ông Trời trong các tác phẩm như: Nguyễn
Khuyến, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du...

5/ TRỜI TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN


Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, có thể nói được rằng; niềm tin vào Ông Trời, Đấng
Cao Cả là điều không thể thiếu được. Bởi vì chỉ có Ông Trời mới thực là Đấng cao cả và vĩ đại,
Đấng sáng tạo và quan phòng, Đấng công minh và thông hiểu…
Đứng trước vũ trụ bao la, bát ngát, đầy những huyền bí, mầu nhiệm, con người tự cảm
thấy mình vô cùng bé nhỏ, yếu đuối. Có biết bao nhiêu sự lạ lùng, ngoài trí tưởng tượng con
người đã, đang và sẽ xảy ra. Tất cả đều ở nằm ngoài con người, ta không có một quyền lực gì
trên chúng cả. Ta còn hay mất thì chúng vẫn tồn tại như thường. Đứng trước những huyền bí
của vũ trụ bao la đó, con người biết suy nghĩ và đặt niềm tin về một Đấng Tạo Hóa có quyền
năng giải đáp mọi thắc mắc ưu tư của đời sống. Niềm tin về một Đấng cao cả đó, từ ngàn xưa,
người Việt gọi là “Ông Trời"[11]!

5.1/ Ông Trời


Ông trời là từ ngữ thông dụng nhất đối với mọi người, ngoài ra người Việt còn dùng
nhiều từ khác nữa để chỉ ông trời như: Tạo Hóa, Hóa Công, Hóa Nhi. Và còn nhiều từ nữa mà
mọi người cũng quen thuộc với các danh xưng như: Ngọc Hoàng, Hoàng Thiên, Thượng Đế,
Thiên Chúa, Chúa Trời…
Mọi người nhìn lên vòm trời bao la làm gợi cho mình một Ông Trời: Ai làm nên trời
xanh lạ lùng như thế? Chắc hẳn, phải có một vị làm Chủ đã tạo dựng nên những sự vật hùng vĩ
đó. Do đó, con người hướng niềm tin vào một Chủ Tể muôn loài. Vì thế, người ta đã gọi “Đấng
ấy” là“Ông” như một Ngôi vị toàn năng, uy quyền, thương xót và có thể lắng nghe, ban ơn
phúc cho mình:
Lạy Trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày...[12] (Ca dao)
Ông Trời đã tài tình tạo dựng muôn vật muôn loài, quan tâm, điều khiển, dưỡng dục,
nuôi nấng và bảo vệ cho vũ trụ và con người được tồn tại, cho hòa điệu trong trời đất; “Trời
sinh, Trời dưỡng”, hay “Trời sinh voi, Trời sinh cỏ”...

5.2/ Bà Trời
Tác giả Phan Ngọc có nhận đinh về sự xuất hiện Bà Trời như sau:
Trong tín ngưỡng xa xưa, văn hóa nông nghiệp phát sinh tín ngưỡng phồn thực và phụ nữ sẽ là
chủ chốt. Nền văn hóa nông nghiệp thường gắn liền với các hiện tượng thiên nhiên, liên quan
tới con người như là máu thịt. Có hai hiện tượng quyết định cuộc sống là nắng và mưa. Ơ
phương Nam, việc thờ trời là chung cho toàn dân. Xưa gọi là Bà Trời (“Ông trăng mà lấy Bà
trời”), sau này chịu ảnh hưởng Trung Quốc mới đổi thành Ông trời.[13]
Nền văn hóa nông nghiệp từ xa xưa luôn phụ thuộc vào môi trường tự nhiên nên con
người thường thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên làm phát sinh tục thờ đa thần. Dần dần
phát sinh tín ngưỡng thờ Mẫu vốn mang gốc từ tín ngưỡng phồn thực, là sự cầu mong sinh sôi
nẩy nở của tự nhiên và con người. Lối sống của cư dân trồng lúa, phụ thuộc môi trường tự
nhiên, dẫn đến tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, thần hóa các hiện tượng: Đất, nước, lửa, cây, mây,
mưa, sấm, chớp… thành những vị thần, mà nữ thần chiếm địa vị áp đảo. Và các thần phải là các
Bà Mẹ, các Mẫu. Sau đó, từ tên cổ: Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước, Bà Lửa, do ảnh hưởng văn hoá
Trung Hoa, mà có tên: Bà Thiên, Bà Địa, Bà Thuỷ, Bà Hoả. Có ba Bà quản ba vùng; Trời - Đất
- Nước, người ta gọi là Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải (Thuỷ)… Ngày nay
vẫn còn một số dân tộc tồn tại chế độ mẫu hệ như dân tộc Chăm, C’Hoh... Các dân tộc này vẫn
còn giữ được tín ngưỡng cổ xưa.
Theo nguyên lý âm dương, đã có Ông Trời thì phải có Bà Trời. Trong các dân tộc, huyền
thoại và truyền thuyết dành cho nữ thần phần đáng kể. Để tạo lập vũ trụ có công của Nữ thần
Mặt Trời, Mặt Trăng, các Bà đã soi sáng và sưởi ấm cho mặt đất thuở chỉ có bùn, nước và bóng
tối. Huyền thoại Bà Nữ Oa cùng Ông Tứ tượng đội đá vá trời, xây núi khơi sông, mà trong cuộc
thi tài Bà Nữ Oa đã chứng tỏ được sức mạnh của mình nên đã giành chiến thắng. Rõ ràng người
xưa đã khoác cho tự nhiên, vũ trụ thuộc tính nữ, mang tính sinh sản, tồn trữ và che chở. Do ảnh
hưởng của Đạo giáo Trung Quốc dạng thờ Tiên, tín ngưỡng Mẫu Thần dân gian phát triển
thành Đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ.[14]

5.3/ Trời Sinh Trời Dưỡng


Từ thuở còn nằm nôi cho đến khi khôn lớn, con người luôn được các bậc cha mẹ, anh chị
đi trước bảo ban dạy dỗ, qua nhiều cách thức khác nhau như; truyền khẩu, hát ru… để dạy cho
con cháu thế hệ đi sau nhận biết vũ trụ bao la do Trời tạo dựng nên, và lại dùng các ông thần để
tiếp tục công trình sáng tạo của mình là sáng tạo muôn loài như bài “Ông Đếm”:
Ông tát bể.
Ông kể sao.
Ông đào sông...
Từ những chân lý này, dân gian nghiệm thấy rằng; vũ trụ vạn vật này có
được là do chính Ông Trời làm ra. Nếu không có Ngài thì làm sao vũ trụ vạn vật này có đó và
tồn tại:
Non kia ai đắp mà cao,
Sông kia ai bới, ai đào mà sâu.[15] (Ca dao)
Một khi đã tạo dựng vũ trụ vạn vật rồi thì cũng chính Ông Trời sẽ xếp đặt cho chúng có
thứ tự ngăn nắp đâu vào đó, và cũng chính Ngài đã an bài và quan phòng tất cả mọi sự để cho
chúng được hiện hữu và sinh sôi nảy nở ra nhiều trên mặt đất luôn mãi:
Trời sinh, Trời dưỡng.
Hoặc: Trời sinh voi, Trời sinh cỏ.[16] (Ca dao)
Như vậy, Ông Trời đã tài tình tạo dựng muôn vật muôn loài và sắp đặt an bài mọi sự cho
chúng hiện hữu, đồng thời “Ông” quan phòng, điều khiển, bảo vệ và dưỡng nuôi chúng. Sống
hay chết đều ở trong quyền hạn của Ông Trời, kể cả tình yêu và duyên phận.
Vì Trời là sinh ra vạn vật, nên tất cả được Ông quan phòng và đều phải lệ thuộc vào, đều
phải qui hướng về Ông. Ông “cai quản như một vị Chủ Tể Tối Cao và không một điều gì thoát
khỏi vòng ảnh hưởng huyền diệu của Ngài. Ngài là nguyên nhân nội tại của tất cả những sự
việc xảy ra trên trần gian này. Vận mạng của con người cũng hoàn toàn lệ thuộc quyền năng
của Ngài. Không một sự việc gì xảy ra trong đời sống của con người mà lại có thể nằm bên
ngoài sự xếp đặt của Ông Trời”[17].
Tuy nhiên, đứng trước những khó khăn vất vả của cuộc sống và của xã hội, con người
khó lòng mà giữ được sự bình thản để không bộc lộ những tâm tình buồn chán, thất vọng và
phẫn nộ. Vì thế, đôi khi họ có những cử chỉ, hành động đỗ lỗi cho Trời.
Trời sao Trời ở chẳng cân
Người ăn không hết người lần không ra. (Ca dao)
Hoặc:
Lá vàng còn ở trên cây,
Lá xanh rụng xuống Trời chăng hỡi Trời. (Ca dao)
Với những lời than thân trách phận và oán Trời như trên, một cách gián tiếp, họ đã công
nhận quyền năng phép tắc quản cai của Trời. Vì thế nếu con người có than thân trách phận,
phản đối hay lăng mạ cả đến Ông Trời thì cũng uổng lời, cũng sẽ chẳng thay đổi được gì nếu
không đặt niềm tin vào Trời. Vậy phải bằng lòng với số phận là hơn cả, vì hạnh phúc hay đau
khổ của ta đều tuỳ thuộc vào ý Trời, Trời định:
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn Trời gần Trời xa.
Thiên căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. (Truyện Kiều)

5.4/ Trời - Đấng Giáng Phúc


Yêu thương là bản tính của Ông Trời, nên Ông Trời đã tạo dựng vũ trụ vạn vật cho con
người tận hưởng. Ngài hằng phù giúp những ai thành tâm, thiện chí và can đảm chấp nhận,
chiến đấu với những nghịch cảnh, những bất trắc của xã hội. Với người hiền hoà nhân hậu, ăn ở
nết na, có tình có nghĩa giữa người với người thì làm sao họ lại không gặp được điều lành, điều
may, điều phước…, làm sao Trời lại không ban ơn giáng phúc cho người ấy:
Ở hiền gặp lành
Những người nhân đức Trời dành phúc cho. (Ca dao)
5.5/ Trời - Đấng Công Minh
Người Việt tin Ông Trời là Đấng có uy quyền tuyệt đối, soi thấu được vạn vật, kể cả
những gì thầm kín nhất ẩn dấu sâu tận đáy lòng con người. Đối diện với những điều bí mật nhất
mà con người vô phương phát hiện thì người ta thường nói: “Chỉ có Trời mới biết”. Người Việt
tin Ông Trời nhìn thấy tất cả những sự việc xảy ra trên đời. Niềm tin này nói lên Trời là Đấng
công bằng, thưởng phạt công minh.
Đi đâu cho khỏi lưới Trời
Ở đâu cho hạp mệnh trời thì êm. (Ca dao)
Trời là Đấng cầm cân nảy mực phân xử mọi vấn đề trong cuộc sống nhân sinh. Không
một sự việc gì ta làm mà Ông không biết và cũng không một hành vi, cử chỉ nào của ta mà lọt
được mắt Ngài: “Ai bảo Trời không có mắt”. (tục ngữ)
Trời không bao giờ đối xử bất công với những con người thành tâm thiện chí, với những
con người vô tội: “Trời nào có dong kẻ gian, có oán người ngay”. (Ca dao)

5.6/ Trời - Cứu Cánh Của Con Người.


Nếu như Phật giáo coi cái chết là bị Nghiệp cuốn vào luân hồi, là đầu thai tiếp sang kiếp
khác, thì người Việt Nam luôn quan niệm Trời là nguyên nhân và là mục đích tối hậu, mục đích
cuối cùng của con người. Bởi thế đối với họ, cái chết không phải là hết, là hư vô, là sự tiêu diệt
hoàn toàn, mà cái chết là giải thoát cuộc đời tạm bợ này để trở về với Trời, về với Đấng Cội
nguồn mọi thụ tạo: “Sống gửi thác về”. Trong tiếng Việt “Chết” hay “qua đời” dân gian thường
dùng những kiểu nói như: “về Trời”, “quy Tiên”, “về chầu Trời”...
Bao giờ ông lão chầu Trời. (Ca dao)
Hoặc: Sinh ký tử qui.
Tóm lại, trên đây ta chỉ sơ lược về ưu phẩm, đặc tính của Trời và vài ý nghĩa của tiếng
Trời, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều những vấn đề chưa tìm hiểu hết. Và trong bài viết này chỉ nêu
ra một cách tổng quát về niềm tin ở Ông Trời.

6/ NGHI THỨC THỜ TRỜI


Trải qua năm tháng, tín ngưỡng thờ Trời đã để lại nhiều chứng tích ở miền Nam hơn ở
miền Bắc. Phải chăng miền Bắc chịu nhiều ảnh hưởng của người Trung Hoa hơn miền Nam bởi
những ảnh hưởng của các đạo: Lão, Nho, Phật giáo đã làm cho tâm thức người Việt Nam phần
nào cũng bị thay đổi. Tuy nhiên, tín ngưỡng thờ Trời vẫn là điểm nòng cốt, vẫn là điều không
thể thiếu đối với người dân Việt Nam. Và người Việt có tin Ông Trời nhưng cũng ít ai làm lễ
thờ Trời. Sau đây là một vài kiểu thờ Trời của người Việt.

6.1 Bàn thờ Trời.


Nếu những ai không theo một tôn giáo đặc thù nào thì người ta thường làm một bàn thờ
ngay trước sân, bàn thờ đó được gọi là“bàn thờ Ông Thiên” hay “bàn thờ Thông Thiên”, “bàn
thờ Bà Thiên”, “bàn thờ Bà Thiên Đài”. Nếu gia đình nào không có sân thì bàn thờ này được
đặt ngay trước hiên nhà hay bất cứ nơi nào tiện cho việc tôn kính Trời. Bàn thờ này rất đơn
giản, chỉ có một tấm ván trên một trụ gỗ, hoặc một tấm đan trên một cột đúc... Tấm ván đó
chính là “Bàn Thờ Trời”.
Lễ dâng cúng Ông Trời thật là đơn giản: chỉ một bình bông hoa tươi, một bát nhang thơm
với một chén nước lã tinh khiết là đủ lễ vật để dâng kính Trời. Với những lễ vật như thế thì đối
với một gia đình nông dân, dù có nghèo đến mấy đi chăng nữa hàng ngày cũng có thể kiếm
được những lễ vật như thế để dâng kính Ông Trời. Mỗi sáng chiều, ít nhất là người gia trưởng
ra đứng trước bàn thờ tay cầm nhang vái lạy bốn phương, miệng lâm râm với những lời khấn
cho gia đình an vui hạnh phúc, làm ăn tấn tới, cho mưa thuận gió đều…
Lạy Trời mưa thuận gió hoà,
Để cho chiêm tốt mùa tươi em mừng.
Ngô khoai chẳng tươi thì đừng,
Có nếp có tẻ trông chừng có ăn. (Ca dao)
Và:
Mỗi đêm mỗi thắp đèn Trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con. (Ca dao)
Với bàn thờ, lễ vật và cung cách tế Trời như thế nói lên một niềm tin, tín ngưỡng rất
thâm sâu của dân gian vào Đấng có toàn quyền trên con người. Chính nơi đây họ luôn ý thức về
mối liên hệ giữa Trời và Đất, giữa người với người trong tâm tình tương thân tương ái.

6.2/ Lễ Tế Nam Giao.


Ở trong cấp độ gia đình, nếu người gia trưởng là người xứng hợp và là người đại diện gia
đình để tế Trời thì trong cấp độ quốc gia, Vua chính là người xứng hợp nhất và là người đại
diện toàn dân để tế Trời.
Học giả Đào Duy Anh có viết:
Trong loài người, gần với thiên lý nhất là thánh nhân, rồi đến quân tử. Cho nên thánh nhân là
người được trời uỷ cho cái thiên chức thống trị nhân dân, tức là thiên tử, còn quân tử là những
người giúp vua mà cai trị nhân dân, tức là các quan. Theo học thuyết ấy thì quan lại chỉ biết
mệnh vua, mà vua chỉ biết mệnh Trời. Cho nên chỉ vua và các quan được tế Trời, còn nhân dân
chỉ được thờ tổ tiên và quỉ thần. Mỗi năm vua phải ngự đến đàn Nam Giao, là tế đàn hình tròn
xây ở phía nam cung thành để tế Trời là gốc sinh thành của vạn vật[18].
Linh mục Léopold Cadière một nhà truyền giáo rất am tường về văn hoá, về tín ngưỡng
của người Việt cũng nhận xét:
Có lẽ việc thờ Trời được tập trung nhiều nhất trong việc Tế Nam Giao. Trong nghi lễ này, việc
tế tự mang sắc thái hoành tráng uy nghi tương xứng với sự cao cả của đấng tôn thờ, thể hiện
sự tinh tuyền của niềm tin vào Trời, phản ánh những tâm tình sâu lắng mà Trời khơi dậy trong
tâm hồn họ. Hoàng đế được xem như là vị thừa ủy, đại diện của toàn dân: Nhân danh hết thảy
thần dân, ông ta phủ phục, dâng tế, tạ ơn và cầu khẩn. Nếu như niềm tin vào quyền năng cao
cả của Trời là cao quý nhất, thuần khiết nhất của toàn bộ tín ngưỡng người Việt, thì việc Tế
Nam Giao thể hiện một cách trang trọng tín ngưỡng ấy cũng là hành vi cao cả nhất của việc
sùng bái tôn thờ của họ.[19]
Một vài nhận xét trên, ta cũng thấy tục lệ Tế Nam Giao ở chế độ quân chủ trước đây là
một việc tốt và rất cần thiết trong niềm tin, tín ngưỡng của người Việt.
Với hoàn cảnh và thời đại hôm nay, ở nước ta, tục lệ tế đàn Nam Giao không còn nữa
nhưng nó vẫn in sâu vào trong văn hoá của người Việt. Đây là một việc mang đầy ý nghĩa linh
thiêng, đậm mầu sắc văn hoá tín ngưỡng của người Việt với tâm tình kính thờ Trời. Mục đích
của việc làm này là để Trời ban phước, cho dân an nước mạnh. Đàn Nam Giao là nơi giao hoà
giữa Trời và Đất, là nơi nối kết tình Trời, tình người.

6.3/ Thờ Trời trong các Lễ cổ truyền


Trong các ngày lễ tết cổ truyền của người Việt, người ta nghĩ tới cội nguồn đích thực của
mình mà họ nghĩ là Ông Trời. Ngày tết, người ta nhớ đến Trời và họ tâm niệm những lời cám
ơn, cử chỉ tế Trời, vái Trời với những cây nhang và khấn xin cho gia đình sang năm mới được
an khang, thịnh vượng và mọi người được sống trong mạnh khoẻ, an vui, hạnh phúc. Như thế
Ông Trời luôn được người Việt Nam nhớ đến đầu tiên của những ngày lễ, ngày tết cổ truyền.
Tín ngưỡng này có lẽ xuất phát từ lối sống nông nghiệp và tập trung theo làng xã, cho nên trời
đất và con người luôn luôn gắn kết với nhau. Họ sống trong sự liên kết, đùm bọc nhau và họ
biết sống, biết suy xét, biết suy nghĩ có trước có sau, có trên có dưới, có cao có thấp. Họ chỉ mơ
hồ biết Ông Trời và coi đó là nguyên lý phát sinh mọi loài và do đó, trong các nghi lễ cổ truyền,
họ nhớ đến Ông Trời đầu tiên. Trời như là Đấng thưởng phạt cuộc sống con người và do đó họ
phải biết cách xử sự với nhau cho phải lẽ, biết sống cho tròn bổn phận và trách nhiệm hầu sinh
nhiều hữu ích cho cuộc sống. Nhờ biết sống tình nghĩa với Ông Trời và với người, người việt
cũng mong mai này sẽ được hưởng phần phúc Trời ban. Lễ vật tế Trời cổ truyền mà người Việt
hầu như ai cũng tự làm được đó là Bánh Chưng, Bánh Dày (còn gọi là bánh Tét, chữ tét có lẽ là
đọc trệch của chữ tết). Bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dày tượng trưng cho Trời. Hai
thứ bánh này làm lễ vật như là một sự kết giao giữa Trời với đất, là nơi phát sinh, sinh sống và
trở về của con người.[20]

7/ NHẬN ĐỊNH.
Sau khi tìm hiểu sơ lược mấy điểm trong quan niệm về Trời nơi tín ngưỡng dân gian Việt
Nam, một vấn đề được đặt ra: phải chăng Ông Trời mà bao người Việt Nam minh nhiên nhìn
nhận thật sự có hiện hữu không? Và sao lại gán cho Ngài quá nhiều những ưu phẩm như vậy?
Để trả lời cho câu hỏi này, thiết tưởng nếu ai đó trả lời có hoặc không có ngay lập tức, e
rằng hơi vội vàng và nếu quả quyết rõ ràng Trời đó đích thực là Đấng Tối Cao, Duy nhất, có
bản vị, ngôi vị như Thiên Chúa trong Kitô giáo thì sợ rằng lại quá bạo dạn và thái quá. Đành
rằng niềm tin của người dân tin tưởng vào Ông Trời là có thực. Nhưng Ông Trời đó hẳn thật có
Ngôi vị, có nhân tính và thiên tính như Thiên Chúa trong Kitô giáo hay không lại là một
chuyện, thực tế như ta đã tìm hiểu ở trên thì niềm tin vào Ông Trời trong tín ngưỡng dân gian
Việt Nam còn chung chung, mơ hồ và khác rất nhiều với niềm tin đích thực vào Một Thiên
Chúa của mặc khải. Vả lại việc thờ trời trước đây cũng như bây giờ được biểu lộ rất ít, có
những vùng không thấy có tục tế tự này.

Kết Luận
Tín ngưỡng thờ Trời trong dân gian Việt Nam là một tín ngưỡng tự nhiên đã có từ rất lâu.
Vì là tín ngưỡng tự nhiên nên mọi cung cách thờ tự trông có vẻ như đơn sơ mộc mạc, có vẻ như
mông lung mơ hồ… nhưng đây là một tín ngưỡng rất đáng trân trọng trong kho tàng văn hoá
Việt Nam. Tuy tín ngưỡng này vẫn còn mang màu sắc bình dân nhưng không thể thiếu đối với
người dân Việt Nam.
Vì thế cho dù bất cứ ở thời đại nào, phương trời nào, người Việt Nam trong mọi tầng lớp
từ vua quan, sĩ phu đến dân thường vẫn luôn tôn thờ Trời là Đấng Cao Cả vĩ đại. Ngài là Đấng
có toàn quyền trên vũ trụ, trên sinh mạng con người. Ngài là Đấng công minh chính trực, khoan
dung nhân hậu và giầu lòng thương xót đối với mọi người không phân biệt địa vị giai cấp,
không phân biệt mầu da sắc tộc. Và cho dù gia đình nào có nghèo khổ đến đâu đi chăng nữa thì
việc sắm lễ vật dâng kính Trời cũng không phải là chuyện khó khăn vượt sức họ.
Khái niệm về Ong Trời của tín ngưỡng người Việt được thể như một Đấng tối cao, Siêu
Việt. Trời sinh ra vạn vật, Trời quan tâm nuôi dưỡng, nên mọi người đến với Trời hằng ngày
trong ngôn ngữ thông thường, được thể hiện rất nhiều trong ca dao, tục ngữ, văn chương.

Đạo trời và tín ngưỡng dân gian qua ca dao

Posted on 16 Tháng Mười, 2021 by admin


Trong ca dao, chúng ta gặp rất nhiều câu có chữ trời. Thường nhất là những câu mà trời dùng
để chỉ toàn bộ cảnh vật thiên nhiên tồn tại quanh con người, trước hết là không gian và cảnh vật
trên không:
Ai vô xứ Huế mà coi
Sông Hương núi Ngự cảnh trời đẹp thay
(CDTTH)(1)
Nhưng bên cạnh trời như một hình ảnh thiên nhiên còn có trời như một lực lượng siêu tự nhiên,
một đấng quyền uy quyết định tất cả:
Trời làm bão lụt mênh mông
Sông khô hồ cạn, cá trên đồng còn chi
(KTCDXN)
Trời không chỉ làm ra núi sông, mưa gió, bão bùng, mà còn làm ra vạn vật, thậm chí cả cái
sướng, cái khổ của con người:
Trời sinh cái cực mần chi
Bán thì nỏ được, cho thì không ai xin.
(KT CDXN)
Tóm lại, trời là một đấng toàn năng, tạo ra tất cả:
Trời làm một lặng gió Đông
Chồng tôi đi lưới rổ không trở về
Trời làm ghê gớm, gớm ghê
Bạn thời chết đói, nhà nghề thời không
Trời làm cho vợ chửi chồng
Đi vay đi tạm luống công đêm ngày
(KTCDXN)
Gần trăm năm trước, nhà bác học Nguyễn Văn Huyên đã nhận xét: “Ông giời đối với người dân
quê Việt Nam là nguồn gốc mọi sự sống và mọi lẽ công bằng. Đấy không phải là một vị thần
trừu tượng và không thể hiểu. Người ta xem ông như một con người, vua của các vua. Ông có
một triều đình, ông điều khiển tất cả cuộc sống trên trời và dưới đất. Ông trừng phạt kẻ xấu và
ban thưởng người tốt”(2).
Ông trời, ông giời với người nông dân là hiện thân của sức mạnh siêu nhiên và do đó cũng trở
thành một vị thần linh như bao nhiêu thần khác (sấm, sét, gió, mưa…), chỉ có điều ông trời là
vua của các vua, là vị thần cao nhất, là Ngọc hoàng Thượng đế, ông có một triều đình ở tận trên
cao, ở một cõi khác:
Thang đâu dám bắc tận trời
Lưới đâu dám bủa những nơi cá thần
(KTCDXN)
Người nông dân Việt xưa tin có một đấng thiêng liêng, một cõi thiêng liêng như vậy. Niềm tin
ấy chính là một tín ngưỡng dân gian tồn tại trong tâm linh, thể hiện trong sinh hoạt văn hóa của
người Việt.
Một trong những biểu hiện của tín ngưỡng ấy là tục thờ tứ pháp ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tác
giả Ngô Đức Thịnh viết: “Trong tâm tưởng của con người thời đại đó, ai ai cũng phải tuân theo
đạo trời đất, phải tôn vinh, thờ phụng trời đất, khi có hạn hán hay bão lụt phải cầu xin trời đất
làm mưa hay cho tạnh. Từ đó hình thành nên các nghi lễ cầu mưa, trong đó tập trung nhất là tín
ngưỡng tứ pháp”(3).
Tứ pháp là bốn hiện tượng trời tạo nên mưa, do vậy cũng có thể xem tín ngưỡng tứ pháp là tín
ngưỡng thờ trời, hay có thể gọi là đạo trời.
Trong ca dao Việt có nhiều câu nhắc đến đạo trời:
Theo nhau cho trọn đạo trời
Dẫu mà không chiếu, trải tơi mà nằm
(CDNTB)
Vì là đạo nên đạo trời cũng có vị trí, giá trị trong tâm linh người Việt như những đạo khác.
Điều này giải thích vì sao trong ca dao, trời và phật thường được đặt gần nhau, được xem như
những đấng thiêng liêng như nhau, những đạo giống nhau:
Chắp tay vái lạy bụt giời
Gió đông phẳng lặng, đạo trời theo nhau (4)
(KTCDXN)
Tín ngưỡng đạo trời cũng như những tín ngưỡng khác, một mặt gắn với nghi lễ thờ cúng, mặt
khác nằm sâu trong tâm linh, thể hiện ở lòng tôn kính, biết ơn, cầu xin, van vái mỗi khi hoạn
nạn hay ăn năn hối lỗi khi phạm điều gì sai, mắc tội.
Tín ngưỡng và tôn giáo (5) là một trong những môi trường nảy sinh và nuôi dưỡng các giá trị
văn hóa. Nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa (lễ hội, thờ cúng…), nhiều sáng tác dân gian như
văn chầu, thần tích, thần phả, thần thoại, truyền thuyết, thơ giáng bút… gắn liền với việc thờ
cúng đạo Mẫu hay các vị thần khác. Ca dao không thuộc loại các giá trị này. Cho đến nay hình
như vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào chỉ ra mối quan hệ của ca dao với các nghi lễ tín
ngưỡng, chưa dẫn ra những câu ca dao nào trực tiếp bắt nguồn từ các hoạt động tín ngưỡng. Ca
dao trước hết vẫn là những câu hát dân gian được hình thành trong lao động và sinh hoạt hàng
ngày, nói lên kinh nghiệm sản xuất, cảm nghĩ và tình cảm của người nông dân, nhất là tình yêu
nam nữ. Nhưng trong ca dao, chúng ta cũng có thể tìm thấy dấu vết của các sự tích lịch sử, đời
sống vật chất và tinh thần của xã hội trong những hoàn cảnh khác nhau, dấu vết của các phong
tục, tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa dân gian.
Xét theo phương diện này, nếu tín ngưỡng là “niềm tin vào cái thiêng”(6) thì có thể thấy ca dao
phản ánh khá rõ tín ngưỡng dân gian về trời, đạo trời.
Ông trời trong ca dao là một đấng thiêng liêng. Người nông dân Việt coi trời như thánh thần, tất
cả đều phụ thuộc vào trời, vào ý trời:
Được thua là sự bởi trời
Chớ thấy sóng cả mà rời tay ra
(KTCDXN)
Người nông dân nhắc đến trời với niềm tin thiêng liêng rằng cái gì trời cũng biết:
Ai mà ở bạc có trời
Lòng em khăng khẳng một lời như xưa
(CDTTH)
Trời là thánh, thần, mọi thứ có được đều nhờ ơn trời, do trời phù hộ, ban cho:
Nhờ trời hạ kế sang đông
Lúa khoai no đủ, thong dong con người
(KTCDXN)
Trời thương ai người ấy được, trời ghét ai thì người ấy phải chịu, đó là số trời, tất cả đều do trời
định:
Lương duyên trời định đất kề
Lòng em khăng khắng một bề thương anh
(CDTTH)
Với sức mạnh và quyền uy ấy, không ai có thể chống lại được ý trời, một khi trời đã quyết thì
không gì cứu vãn được:
Của trời, trời lại lấy đi
Giương hai con mắt làm chi được trời
(CDTTH)
Người nông dân xưa đã tin vào một sức mạnh huyền bí, vô hình, tồn tại ở đâu đó, thường là ở
tận trên cao (trời xanh có phụ ai đâu) và con người không giải thích được, không can dự được,
hoàn toàn phụ thuộc vào nó. Nhưng tin chưa phải đã là tín ngưỡng. Tín ngưỡng vừa là niềm tin
vào cái thiêng vừa là thái độ, cách ứng xử với cái thiêng. Thái độ tiêu biểu của mọi tín ngưỡng
là sự tôn kính và cầu xin.
Trong ca dao, bên cạnh niềm tin có trời như một đấng toàn năng thiêng liêng, chúng ta dễ dàng
bắt gặp thái độ tôn kính và cầu xin của người nông dân đối với trời, thể hiện ứng xử có tính chất
tín ngưỡng của họ.
Hình ảnh trời luôn luôn hiện ra trong tâm thức của người nông dân như đấng thiêng liêng, thành
kính:
Nửa ngày mưa bụi gió bay
Anh bưng thau nước chắp tay vái trời
(CDTTH)
Họ luôn luôn mong được trời phù hộ trong mọi công việc hàng ngày, từ chuyện đồng áng cho
đến những chuyện tình duyên riêng tư:
Trông trời một trận mưa sa
Để cho ngoài ruộng trong nhà được vui
(KTCDXN)
Và cũng như trong mọi tín ngưỡng khác, đứng trước trời, thái độ tiêu biểu nhất của con người
là van vái, cầu xin.
Xin cho con trẻ ăn ngoan, khỏe mạnh:
Lạy trời phù hộ ấu nhi
Ăn no chóng lớn, biết đi biết đùa
(KTCDXN)
Xin cho tình duyên không bị trắc trở, người mình yêu thương chung thủy, trước sau vẹn toàn:
Vái trời cho đặng vuông tròn
Trăm năm giữ vẹn lòng son cùng chàng
(CDNTB)
Xin cho tuổi già bình an, trường thọ:
Lạy trời cho miễn sống lâu
Ai kêu bằng chó bằng trâu cũng ừ
(CDTTH)
Nhưng xin nhiều nhất vẫn là cho chuyện làm ăn. Trong hoàn cảnh một nước nông nghiệp lạc
hậu, chủ yếu là trồng lúa và đánh cá, toàn bộ hoạt động sản xuất đều phụ thuộc vào thời tiết,
vào điều kiện tự nhiên, người nông dân chỉ biết cầu trời, mong sao công việc làm ăn thuận lợi,
mùa màng tươi tốt, người đi làm xa trở về bình an:
Lạy trời trăm lạy trời ơi
Trông cho trong ruộng ngoài khơi được mùa
(KTCDXN)
Thành kính, cầu xin là những dấu hiệu của tín ngưỡng nhưng cảm giác tội lỗi cũng rất điển hình
cho cách ứng xử mang tính chất tôn giáo. Trong ca dao chúng ta bắt gặp khá nhiều câu diễn tả
cảm giác của người nông dân thấy mình có tội với trời khi làm điều gì đó không phải:
Đã thành gia thất thì thôi
Đèo bòng chi lắm, tội trời ai mang
(CDNTB)
Cảm giác mắc tội ấy rõ ràng là một cảm giác tín ngưỡng, chỉ có điều tín ngưỡng ở đây không đi
kèm với những lễ nghi như trong các tín ngưỡng khác. Người ta nói mình mắc tội với trời
nhưng không đi đến nơi có thờ trời (7) để dâng lễ và cầu xin tha tội. Có lẽ đây cũng là một đặc
điểm của tín ngưỡng trời, một tín ngưỡng dân gian nặng về tâm linh hơn là nghi thức.
Một điểm khác biệt nữa của tín ngưỡng dân gian này là khi lạy trời, người nông dân không chỉ
van vái cầu xin trời rủ lòng thương, ban ơn cứu vớt, ban phước lành như khi đến cửa phật hay
vào nhà thờ mà còn kêu cầu sự công minh, trừng phạt cái ác, cái xấu:
Những người nói láo nói không
Xin trời quăng xuống giữa sông Bồ Đề
(KTCDXN)
Trời ở đây không chỉ là vị thần từ bi, bác ái, cứu độ chúng sinh mà còn là hiện thân của “mọi lẽ
công bằng… thường phạt kẻ xấu và ban thưởng người tốt” (8). Người dân quê tin hoặc chí ít
cũng muốn tin là có điều đó:
Em mà ăn ở hai lòng
Trời tru đất diệt không mong thấy chàng
(CDNTB)
Yêu cầu về công lý, niềm tin vào mọi lẽ công bằng làm cho tín ngưỡng trời không còn thuần
túy là tín ngưỡng tâm linh, tinh thần nữa. Ông trời đã mang dáng dấp của Bao công mang tính
chất thế tục, tính chất xã hội, như một con người…
Điều này giải thích vì sao hình ảnh trời trong ca dao hiện ra không phải lúc nào cũng thiêng
liêng, thần thánh mà nhiều khi rất người, rất quen thuộc:
Mẹ cha là biển là trời
Phận con đâu dám cãi lời mẹ cha
(CDNTB)
Vì trời không chỉ là thánh, thần mà còn là người nên quan hệ của con người với trời cũng có
khác. Trời với người gần gũi, thân thiện:
Trời mưa thì mặc trời mưa
Tôi không tơi nón, trời đưa tôi về
(CDTTH)
Trời tham gia vào những chuyện rất đời thường:
Ông tra mà đội nón cời
Muốn đi ve gái mà trời không cho
(KTCDXN)
Bản thân trời cũng như người, có kẻ ghét người thương:
Trời còn có kẻ không ưa
Huống chi phận thiếp, ở cho vừa lòng ai
(CDTTH)
Với quan niệm về trời như vậy nên thái độ của người nông dân với trời cũng trở nên bình đẳng,
không còn sợ sệt. Người ta không chỉ lạy trời, xin trời, vái trời mà còn mạnh dạn hỏi trời, muốn
tận mặt gặp trời:
Phải chi lên đặng ông trời
Hỏi xem duyên nợ đổi dời về đâu
(CDNTB)
Thậm chí đùa giỡn, sàm sỡ với trời:
Trông trời, trời mưa cho to
Không mai thì mốt, tôi gả chị cho trời
(KTCDXN)
Từ chỗ kéo trời từ trên cao xuống mặt đất, nhìn trời không phải như thần thánh mà như người,
một quan hệ bình đẳng, người ta tự cho phép mình có thể có thái độ bất kính với trời:
Một lòng chỉ quyết lấy anh
Ong bay bướm lượn xung quanh mặc trời
(KTCDXN)
Đến đây xuất hiện vấn đề: liệu một thái độ như vậy có phản ánh đúng tín ngưỡng trời của người
nông dân xưa, có thực là một phần trong cách ứng xử với trời như một tín ngưỡng hay chỉ là
hình tượng nghệ thuật về trời trong ca dao… Câu trả lời quả không đơn giản.
Một mặt, bản thân tín ngưỡng dân gian là hiện tượng phức tạp, chứa đựng, pha trộn nhiều yếu
tố gắn liền với tư duy cổ sơ, với lối nhân hóa tự nhiên, tất cả những gì siêu nhiên đều được quy
về con người, đời sống con người. Ở đây cái trừu tượng, không hiểu thì biến thành cụ thể, dễ
hiểu (trời thành ông trời), còn cái cụ thể, dễ hiểu thì biến thành huyền bí, xa vời (mưa thành
thần mưa, bếp thành ông đầu hỏa, ông đầu rau…). Thêm nữa cũng cần thấy rằng đối với người
nông dân xưa, tín ngưỡng không thuần túy là chiêm nghiệm tinh thần, nó còn là một phương
tiện để sống, để tồn tại; cái thiêng và cái thực dụng xen kẽ với nhau. Điều đó phần nào giải
thích vì sao mặc dù sùng bái trời, người ta vẫn có thể coi trời như bạn, có khi còn chế diễu,
chống lại.
Mặt khác, ca dao không phải là giá trị văn hóa trực tiếp nảy sinh từ những nghi thức tín ngưỡng
mà là khúc hát tình, gắn liền với đời sống lao động sản xuất và sinh hoạt của người nông dân.
Trong những hình tượng, biểu tượng ca dao có thể pha trộn nhiều thứ: kinh nghiệm sản xuất,
nhận thức tự nhiên, tín ngưỡng, triết lý xã hội, con người, tình cảm… Hình tượng ca dao – cụ
thể ở đây là hình tượng trời – bởi vậy có thể không thuần khiết, đơn nghĩa. Thái độ của người
nông dân với trời có chỗ phản ánh tín ngưỡng của họ nhưng có chỗ thuộc về cái nhìn xã hội,
đạo đức của sáng tạo của dân gian.
Học giả Đào Duy Anh viết: “Trước khi có Cơ đốc giáo du nhập, người nước ta đồng thời sùng
bái cả trời, phật, các thần linh ở trong vũ trụ, các quỷ thần hay là linh hồn người chết” (9).
Sùng bái trời chính là tín ngưỡng trời, đạo trời, đã để lại dấu vết trong nhiều sáng tác dân gian,
trong đó có ca dao. Khảo sát nhỏ 598 câu có chữ trời trong ca dao miền Trung trên đây phần
nào minh chứng điều đó. Rất tiếc là hiện tượng này đến nay còn chưa được đề cập nhiều trong
các công trình nghiên cứu tín ngưỡng dân gian cũng như văn hóa dân gian ở nước ta (10).
_______________
1. Những câu ca dao được dẫn trong bài lấy trong các công trình:
Hát ví đồng bằng Hà Bắc, Mã Giang Lân, Nguyễn Đình Bưu sưu tầm, biên soạn, Ty Văn hóa
Hà Bắc xb, Bắc Giang, 1976 (viết tắt HVĐBHB).
Ca dao ngạn ngữ Hà Nội, Triêu Dương, Phạm Hòa, Tảo Trang, Chu Hà, Hội văn nghệ Hà Nội
xb, 1972 (viết tắt CDNNHN).
Kho tàng ca dao Xứ Nghệ, tập 1 và 2, Ninh Viết Giao chủ biên, Nxb Nghệ An, Vinh, 1996
(viết tắt KTCDXN).
Ca dao Thừa Thiên Huế, Triều Nguyên, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế xb,
Huế, 2005 (viết tắt CDTTH).
Ca dao Nam Trung Bộ, Thạch Phương, Ngô Quang Hiển, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1994
(viết tắt CDNTB)
Ca dao dân ca Nam Bộ, Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị,
Nxb TP.HCM, 1984 (viết tắt CDDCNB).
2, 8. Nguyễn Văn Huyên, Nghiên cứu văn hóa Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội, tr.111.
3, 6. Ngô Đức Thịnh chủ biên, Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội, 2001, tr.361, 17.
4. Trong Văn học dân gian, tập 1, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1972,
tr.197, tá giả Đinh Gia Khánh cho rằng: “Hai tên gọi khác nhau là bụt và phật phản ánh hai còn
đường du nhập của đạo Phật, một đằng thì trực tiếp từ Ấn Độ sang (bụt là phiên âm thẳng từ Ấn
Độ, buddha); một đằng thì thông qua Trung Quốc (phật, phù đồ là âm Hán Việt của các từ ngữ
Trung Quốc). Bụt lại là từ ngữ dân gian, còn phật thì là từ ngữ bác học”. Trong cuốn Những
tiếng trống qua cửa nhà sấm, Nxb Trẻ, TP.HCM, 2004, tác giả Huệ Thiên không đồng tình.
Ông cho rằng cả bụt lẫn phật đều là những hình thức phiên âm của từ Sanskrit buddha. Từ này
đã được người Trung Hoa phiên âm bằng nhiều cách, đọc theo âm Hán Việt hiện đại là Phật
Đà, Phật Đồ, Phù Đồ. Phật là dạng tắt đã trở thành thông dụng của Phật Đà và Phật Đồ. Còn
Bụt là âm xưa còn Phật là âm nay của cùng một chữ Hán, chứ không phải một đằng là âm dân
gian, một đằng là âm bác học, càng không phải bụt là âm do người Việt Nam phiên thẳng từ
tiếng Ấn Độ (tr.195-196).
5. Chúng tôi quan niệm tín ngưỡng là hình thức thể hiện niềm tin của con người vào cái thiêng
liêng, còn tôn giáo cũng là tín ngưỡng, nhưng có hình thức biểu hiện và tổ chức riêng, xuất hiện
trong một điều kiện và giai đoạn lịch sử cụ thể.
7. Trong ca dao, có khi ông trời được đồng nhất với Ngọc hoàng, tuy nhiên ở Việt Nam việc
thờ cúng Ngọc hoàng chủ yếu gắn với vị thần linh cao nhất trong tục thờ tiên của Đạo giáo
Trung Hoa nhập vào Việt Nam chứ không phải gắn với ông trời trong tín ngưỡng dân gian.
Ngay cả đối với Ngọc hoàng nghi lễ và thờ cúng cũng rất mờ nhạt (Xem Ngô Đức Thịnh chủ
biên, sđd tr.130).
9. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Bốn phương, 1951, tr.203.
10. Trong sách do tác giả Ngô Đức Thịnh chủ biên, sđd, không thấy có phần nói về tín ngưỡng
trời, sự sùng bái trời.
Nguồn : Tạp chí VHNT số 360, tháng 6-2014
Tác giả : Nguyễn Thị Kim Ngân

Người Việt Nam với khái niệm về Ông Trời


Submitted by HTHL on Sun, 12/11/2016 - 18:13

Từ lâu người Việt Nam đã biết có ông Trời, tin ông Trời và cầu khẩn ông Trời. Niềm tin nầy
vốn có trong tiềm thức của người dân Việt ngay cả trước khi có các tôn giáo khác du nhập vào
nước ta. Niềm tin nầy thể hiện qua ngôn ngữ và qua nếp sống của chúng ta.
Kêu Trời
Điều dễ hiểu nhất và không ai phủ nhận được là hễ gặp bất cứ việc gì bất chợt xảy đến, dù vui
hay buồn, dù tốt hay xấu, câu nói buột miệng của người Việt Nam trước hết là kêu: "Trời ơi!"
giống như người Mỹ kêu: "Oh my God!"
Khi rủi ro đứt tay, vấp chân, té ngả, người ta kêu Trời. Khi gặp buồn khổ, chán nản, chết chóc,
thất bại, người ta kêu Trời. Khi thành công, hạnh phúc, bình an, người ta nói Nhờ Trời. Khi gặp
tai nạn người ta kêu Trời cứu, cầu Trời cho tai qua nạn khỏi...
Kính Trời
Tuy không biết rõ ông Trời là Đấng như thế nào, nhưng người Việt Nam ai cũng kính Trời vì
hiểu rằng có ta đây là vì có ông Trời. Trong ngôn ngữ bình dân, dù là câu nói vui đùa, mỗi khi
xưng hô nhắc đến Trời thì người ta không dám nói thiếu chữ ông đi trước chữ Trời. Người ta
gọi ông Trời với lòng tôn kính. Người Tin Lành tôn thờ Ngài nên gọi Ngài là Đức Chúa Trời.
Một cô gái quê vui đùa hỏi bí bạn trai:
Thấy anh hay chữ
Em hỏi thử đôi lời
Thuở tạo thiên lập địa
Ông Trời tròn ai xây?
Cầu Trời
Người Việt phần lớn sống bằng nông nghiệp, biết rằng mùa màng được hay mất cũng do Trời.
"Nhờ Trời năm nay được mùa!"
Người nông dân lúc nào cũng tâm nguyện cầu Trời cho cơm no áo ấm:
Lạy Trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm...
Hoặc họ truyền tụng về ơn Trời bằng những câu ca dao, bài hát bình dân:
Nhờ Trời mưa thuận gió hòa
Nào cày nào cấy trẻ già đua nhau.
Lạy Trời mưa thuận gió đều
Cho đồng lúa tốt, cho chiều lòng em.
Người Việt thường tôn trọng chữ hiếu và mong cho cha mẹ sống lâu, gia đình được phước. Vì
thế họ lập bàn thờ Thiên để thờ Trời ngay trước cửa nhà. Người con có hiếu từng đêm đến
trước bàn thờ cầu khẩn:
Mỗi đêm mỗi thắp đèn Trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
Tin Trời
Trải bao đời, người Việt tin ông Trời là Đấng Tạo Hóa, tạo thiên lập địa, Đấng cầm quyền sống
chết, làm chủ vận mệnh muôn loài, quyền phép vô cùng. Người Việt Nam quen thuộc với
những khái niệm:
Thiên sinh vạn vật, duy nhân tối linh.
Đại phú do Thiên, tiểu phú do cần.
Trời sinh voi sinh cỏ.
Trời cho ai nấy hưởng.
Trời kêu ai nấy dạ.
Sống nhờ ơn Trời, chết về chầu Trời.
Cũng có câu: "Trời cho không ai thấy, Trời lấy không ai hay."
Người Việt công nhận và tin tưởng ông Trời cầm quyền thành bại trong cuộc sống của loài
người:
Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên.
Người Việt tin Trời là Đấng công bình, cầm quyền họa phúc, vì vậy đã thường nhắn nhủ với
nhau:
Ở hiền thì lại gặp lành
Những người nhân đức Trời dành phúc cho.
Người Việt cũng tin tưởng "Hoàng Thiên bất phụ hảo tâm nhân," nghĩa là Trời không phụ bạc
người có lòng tốt bao giờ.
Trong hôn nhân lứa đôi, người Việt tin tưởng hạnh phúc vợ chồng do ông Trời sắp đặt:
Duyên ba sinh Trời đã sẵn dành.
Tuy nhiên đôi khi thấy số phận không may hoặc tình duyên dang dở, người ta thường ngửa mặt
lên trời than thở, dường như muốn nói với Đấng Hóa Công hết nỗi lòng mình:
Chữ bạc mệnh ai ơi thấu với
Câu đa đoan Trời hỡi thấu chăng?
(trong Tự Tình Khúc của Cao Bá Nhạ).
Trong cuộc sống với những nghịch lý, những bất công xã hội, những mơ ước không thành,
người Việt cũng nhiều khi đã đưa ra thắc mắc với ông Trời:
Trời ơi, Trời ở chẳng cân
Người ăn không hết, người mần không ra
Người thì mớ bảy mớ ba
Người thì áo rách như là áo tơi?
Trong Cung Oán Ngâm Khúc cũng có câu:
Quyền họa phúc Trời giành mất cả
Chút tiện nghi chẳng trả phần ai.
Nói thì nói vậy nhưng người Việt thường chấp nhận hài lòng với khái niệm về Thiên Mệnh. Thi
hào Nguyễn Du đã khuyên trong Truyện Kiều:
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn Trời gần Trời xa
Thiện căn tự bởi lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Kết luận Truyện Kiều, Nguyễn Du đã viết:
Ngẫm hay muôn sự tại Trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Nhờ Trời
Lịch sử Việt Nam có ghi chép chuyện về Danh Tướng Lý Thường Kiệt, trong lúc kháng cự
quân Tống xâm lăng, đã làm 4 câu thơ và loan truyền là do Thần Linh báo mộng ban cho để
khích lệ tinh thần binh sĩ yên tâm đánh giặc:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại Thiên Thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm>
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Học giả Hoàng Xuân Hãn đã dịch như sau:
Sông núi nước Nam vua Nam coi
Rành rành một phận ở sách Trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Bây sẽ tan tành, chết sạch toi.
Đây là cách áp dụng chiến tranh tâm lý, mượn oai Trời. Kết quả là quân lính nức lòng đánh
giặc, quân Tống không tiến được đành giảng hòa. Rõ ràng câu chuyện nầy nói lên niềm tin
mãnh liệt của dân tộc Việt nơi sự tể trị của ông Trời, trong đó mọi vận mệnh nhân dân đất nước
do Trời định đoạt.
Nước non là nước non Trời
Ai chia được nước ai dời được non.
Thờ Trời
Trải qua nhiều thế kỷ, ngay cả sau khi có các triết lý tôn giáo của Khổng Giáo, Lão Giáo và
Phật Giáo truyền đến, người dân Việt vẫn lấy tín ngưỡng thờ Trời làm nền tảng để giữ gìn
truyền thống dân tộc, gia đình. Cả ba tôn giáo chính nói trên đã góp phần củng cố thêm cho
niềm tin hợp với Đạo Trời. Ngay cả Phật Giáo với khái niệm mờ nhạt về ông Trời khi đến Việt
Nam cũng phải chấp nhận ý niệm "Cầu Trời Khẩn Phật".
Hợp lẽ Trời, thuận lòng người là đạo lý của người Việt Nam. Dù thực hành tín ngưỡng nào,
người Việt ai nấy cũng công nhận: "Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong" nghĩa là thuận
với Trời thì còn, nghịch với Trời thì mất.
Chính vì đó mà người dân Việt thờ Trời. Ngay từ thời các Vua Hùng dựng nước, người ta đã
biết thờ Trời. Mỗi năm nhà Vua thay mặt nhân dân lập đàn Tế Trời, Cầu Trời cho dân chúng an
cư lập nghiệp. Trong gia đình, người cha thay mặt để cầu Trời phù hộ cho gia đình, con cháu
hạnh phúc. Các triết lý du nhập vào từ Trung Quốc hoặc Ấn độ đã không đồng hóa hoàn toàn
tín ngưỡng của người dân Việt. Trái lại những tín ngưỡng nào phù hợp với tình cảm thiêng
liêng trong sáng của người dân Việt thì được tiếp thu với tinh thần chọn lọc, phê phán.
Chịu ảnh hưởng của đạo đức Lão Trang, người Việt thường bảo nhau về cách ăn ở cho phải
đạo, nhất là đạo làm con, đạo vợ chồng:
Đạo làm con chớ hững hờ
Phải đem hiếu kính mà thờ mẹ cha.
Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau.
Người Việt Nam cũng tiếp thu truyền thống giữ gìn "luân thường đạo lý" của Khổng Giáo thật
nhuần nhuyễn và bình dị như cuộc sống gần gũi lễ phép thân thương kính trên nhường dưới
trong gia đình. Luân là cái mà con người phải noi theo trong mối tương quan xã hội. Thường là
sự việc không biến đổi theo không gian và thời gian mà con người phải giữ. Trong Ngũ luân
với quan hệ quân thần, phụ tử, phu thê, huynh đệ, bằng hữu, người Việt trân trọng những đức
tính Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa. Trong Ngũ thường, người Việt trân trọng giữ gìn nhân, nghĩa, lễ,
trí, tín theo đạo lý làm người.
Anh làm trai học đạo thánh hiền
Năm hằng chẳng trễ, ba giềng chớ sai.
Chữ hiếu được mọi người đặt lên hàng đầu:
Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên
Chữ rằng mộc bổn thủy nguyên
Làm người phải biết tổ tiên ông bà.
Bổn phận hiếu đễ được minh giải thêm:
Thờ cha mẹ ở hết lòng
Ấy là chữ hiếu ở trong luân thường
Chữ đễ có nghĩa là nhường
Nhường anh, nhường chị,lại nhường người trên
Ghi lòng tạc dạ chớ quên
Con em phải giữ lấy nền con em.
Trong tinh thần phê phán chọn lọc, người Việt đã phân biệt chân giả, đúng sai trong từng tín
ngưỡng thực hành. Chẳng hạn:
Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu.
Hoặc ai nấy đều đồng ý:
Dẫu xây chín bậc phù đồ
Không bằng làm phước cứu cho một người.
Người Việt Nam phần lớn không tin ở thuyết luân hồi. Bằng cớ là nhiều người Việt thờ cúng
ông bà, tin rằng vong linh ông bà vẫn còn đó. Mỗi năm nhân dịp Tết cổ truyền, người ta rước
ông bà về vui xuân với con cháu rồi tiễn ông bà đi. Nếu tin ở thuyết luân hồi thì phải tin ông bà
cha mẹ đã hóa kiếp thành người ngoại quốc nào khác, hoặc con thú nào đó trong rừng, hoặc
một con vật nào đó trong bầy gia súc trong vườn. Tin như thế, người ta sẽ không rước tiễn ông
bà, cũng không dám ăn thịt, đánh đập hoặc giết chết một con vật nào. Người Việt Nam tin ở giá
trị thiêng liêng bất tử của linh hồn, tin ở đời sau. Linh hồn của mọi người chết là về chầu Trời.
Người Việt Nam là dân tộc hiền hòa nhưng bất khuất. Lúc có cần ai nấy đều có thể chịu đựng
hy sinh vì nghĩa lớn. Trong quan hệ bình thường, người Việt áp dụng tinh thần dĩ hòa vi quí.
Trong cuộc sống với nhiều điều không lý giải được, người Việt vẫn tin tưởng ở mệnh Trời, hy
vọng một ngày mai tươi sáng hơn.
Không ai giàu ba họ
Không ai khó ba đời.
Còn trời còn đất còn non nước
Có lẽ ta đâu mãi thế nầy?
Người Việt tin tưởng và yêu chuộng những nguyên tắc như:
Ở hiền gặp lành,
Ông Trời có con mắt,
Thiện ác đáo đầu chung hữu báo,
Lưới Trời lồng lộng, thưa mà không lọt,
Thiên bất dung gian.
Người Việt quí trọng và ao ước những giá trị Trời ban như thiên ân, thiên tài, thiên bẩm, thiên
chức, thiên hương, thiên tướng, thiên tư. Người Việt giữ gìn truyền thống tương thân tương trợ
những khi tối lửa tắt đèn.
"Bà con xa không bằng láng giềng gần."
Câu tục ngữ "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng," đã
được đem ra áp dụng thường xuyên trong những lúc hoạn nạn, tai ương với nhiều kết quả tốt
đẹp.
Trong quan hệ giữa người với người, người Việt luôn luôn giữ lấy chữ tình:
Phàm sự lưu nhân tình
Hậu lai hão tương kiến.
Chính nhờ đó mà dân Việt Nam muôn đời vẫn còn tồn tại.
Người Việt hiểu biết về "ông Trời" chưa đầy đủ
Giống như nhiều dân tộc khác trên thế giới, sự nhận biết về Đức Chúa Trời có thể nói là một
thứ nguyên tri tự nhiên mà ông Trời ban cho nhân loại. Dân tộc nào cũng có chữ ông Trời hay
Đấng Tạo Hoá trong ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.
Thật vậy, khi nhìn xem vạn vật, thiên nhiên, với cảnh trí đẹp đẽ tuyệt vời, với không gian bao la
vô tận, với sự cấu tạo tinh vi, diệu kỳ, muôn hình vạn trạng, với qui luật bốn mùa xuân hạ thu
đông trật tự chính xác vô cùng, với bản năng lạ lùng bất biến của các loài vật... rồi nhìn lại con
người với thân thể kỳ diệu, với mầu nhiệm sinh sản, với tình cảm thiêng liêng, với những giá trị
tinh thần, với những kinh nghiệm về qui luật đạo đức trải qua các đời, với ý chí tự do lựa
chọn... cùng với bao nhiêu chứng cớ khác nữa trong cuộc sống, người ta phải thừa nhận có
Đấng Tạo Hóa, có ông Trời. Chính ông Trời đã tạo dựng nên tất cả, Ngài đang điều khiển, bảo
tồn tất cả những qui luật thiên nhiên và đạo đức trên thế giới nầy.
Nhưng thiên nhiên chưa đủ để con người biết rõ về thuộc tánh, ý muốn và chương trình vĩnh
cửu của Đức Chúa Trời. Bởi trong thực tế khi nhìn thiên nhiên có người suy luận hữu thần, có
người suy luận phiếm thần, hoặc có người suy luận đa thần, thậm chí cũng có người suy luận vô
thần. Thiên nhiên chưa đủ để người ta biết rõ Đức Chúa Trời thực hữu độc lập với các tạo vật
do Ngài dựng nên và Ngài là Chân Thần Duy Nhất.
Người Việt biết có ông Trời nhưng chưa biết Đức Chúa Trời là Chân Thần, là Đấng Tạo Hoá
duy nhất tối cao.
Người Việt biết ông Trời có bản tính công bình nhưng chưa biết Đức Chúa Trời là Đấng đầy ân
điển và yêu thương.
Người Việt tin mệnh Trời không ai thay đổi được, kể cả số phận của mỗi người cũng được an
bài, nhưng người Việt chưa biết Đức Chúa Trời là Đấng tôn trọng ý chí tự do của con người và
là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài.
Người Việt biết mình cần ăn hiền ở lành, nhưng không biết rằng tất cả những việc lành mình
làm dù cao quí vẫn còn thiếu hụt, không thể sánh với tiêu chuẩn trọn lành Đức Chúa Trời đòi
hỏi, chẳng khác nào ngọn đèn cầy đem so với ánh mặt trời. Người Việt cần đón nhận chân lý
của Chúa để bù đắp cho sự thiếu hụt của mình.
Người Việt biết nguyên tắc "Thiện ác đáo đầu chung hữu báo" nhưng không biết căn nguyên
của mọi nỗi đau khổ bất hạnh trong cuộc đời là do tội lỗi loài người xây lưng phản nghịch lại
với Đức Chúa Trời. Người Việt cần trước hết được Chúa tha tội.
Người Việt biết mình cần được cứu rỗi và đã khổ công đi tìm sự cứu rỗi nhưng chưa biết con
đường cứu rỗi duy nhất là chương trình do Đức Chúa Trời vạch sẵn đã được thực hiện bởi Con
Ngài là Chúa Giê-xu. Người Việt cần đặt đức tin nơi sự toàn năng, toàn tri, tồn thiện, tồn mỹ
của một Đức Chúa Trời chân thật. Nhiều niềm tin của người Việt về ông Trời rất gần với Thánh
Kinh, nhưng chưa đầy đủ.
Một số người do không biết Thánh Kinh nên cứ tưỡng ông Trời là hình ảnh Ngọc Hoàng
Thượng đế tưỡng tượng của người Trung Hoa. Thậm chí có người tin chuyện Tề Thiên Đại
Thánh là thật, theo đó Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng chịu thua Tôn Ngộ Không.
Chính vì thế mà người Việt chúng ta cần có sự mạc khải đặc biệt, đúng đắn, trực tiếp từ Đức
Chúa Trời. Sự mạc khải đặc biệt nầy chỉ có thể tìm được trong Thánh Kinh và qua Chúa Cứu
Thế Giê-xu.
Mục sư Nguyễn Văn Huệ

Charlie Nguyễn
http://sachhiem.net/CHARLIE/CN_TTDTG/Alexandre.php
2007
Quan niệm “Ông Trời” của người Việt

Từ ngàn xưa, dân tộc Việt Nam đã có nhiều ý niệm về “Ông Trời”. Những ý niệm đó đã
được bộc lộ qua các câu ca dao tục ngữ hoặc trong thi phú của giới trí thức nho học uyên
thâm mà ta thường gọi là “văn chương bác học”. Tuy nhiên, muốn hiểu ý nghĩa thật sự
của Ông Trời Việt Nam chúng ta cần phải khảo sát văn chương bình dân vì chỉ trong văn
chương bình dân tâm hồn chất phác của nông dân Việt Nam mới được thể hiện trọn vẹn và
trung thực. Đối với các nhà nho chịu ảnh hưởng văn hóa Trung quốc thì Ông Trời là “Ngọc
Hoàng Thượng Đế” mà người Hoa thường lập bàn thờ để thờ, hoặc có thể là “Hoàng Thiên”
như trong câu “Hoàngthiên bất phụ hảo tâm nhân”. Điểm khác biệt giữa quan niệm của người
Tàu về Ngọc hoàng Thượng đế (hoặc Hoàng Thiên) với quan niệm về “Ông Trời” của người
Việt Nam là người Việt không tôn trọng Ông Trời. Ngay cách gọi Trời bằng “Ông” cũng đã là
một cách diễu cợt. Người Việt Nam coi Trời không hơn ông hàng xóm: “Bắc thang lên hỏi ông
trời!”.
Có lẽ chỉ có người Việt nam “dám” gọi Trời bằng Ông mà thôi vì chúng ta không hề thấy một
cách gọi tương đương trong các ngôn ngữ khác. Chúng ta không hề thấy người Tàu gọi “Ngọc
hoàng Thượng đế” là Ngọc hoàng tiên sinh, Thượng đế tiên sinh hoặc Hoàng thiên tiên sinh....
Chúng ta cũng không hề thấy người Anh hoặc người Pháp gọi Thiên Chúa là Mr. God!
Monsieur Dieu!.... Hơn thế nữa, người Việt Nam còn tỏ thái độ xem thường ông Trời qua cách
gọi Trời là “Con Tạo” hoặc “Trẻ Tạo Hóa”, thậm chí còn gọi con cóc là cậu ông trời!
- “Con cóc là cậu ông trời
Hễ ai đánh nó thì trời đánh cho” (Ca dao)
- “Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán” (Nhị Độ Mai)
- “Đố kỵ sá chi con tạo
Nợ tang bồng quyết trả cho xong” (Nguyễn Công Trứ)
Đối với người Việt Nam bình dân, “Ông Trời” cũng tương tự như “Ông Trăng” “Ông Sao” mà
thôi, tuyệt nhiên không hề có ý nghĩa là Đấng Tối Cao hoặc Đấng Toàn Năng theo quan điểm
của Kitô giáo.
Một sĩ phu nổi tiếng trong Phong trào Cần Vương là Trần cao Vân đã lột tả quan niệm của ông
về “Ba Ngôi” trong vũ trụ là: Trời, Đất, Người (Thiên - Địa –Nhân) có mối tương quan đồng
cảm và đồng dẳng qua bài thơ sau đây:
Trời đất sinh ta có ý không?
Chưa sinh trời đất, có Ta trong
Ta cùng Trời Đất, ba Ngôi sánh
Trời đất sinh ta một chữ Đồng
Đất nứt ta ra, Trời chuyển động
Ta thay trời mở đất mênh mông
Trời che đất chở, ta thong thả
Trời, Đất, ta đây đủ hóa công.
Đối với Hồi giáo, Do thái giáo và Ki tô giáo, các tín đồ đều được gọi là “những kẻ kính sợ
Chúa” (God-fearers). Trái lại, người Việt Nam bình dân không hề “sợ Trời”. Họ tin rằng nếu
con người cố gắng phấn đấu cũng có thể “thắng trời” như thường:
- Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều!
hoặc cứ liều làm theo ý mình và mặc cho trời muốn làm gì thì làm:
- Cũng liều nhắm mắt đưa chân
Thử xem Con tạo xoay vần đến đâu. (Nguyễn Du)
Ý niệm thông thường nhất của người Việt Nam về “Ông Trời” chính là bầu trời xanh vật chất ở
trên đầu chúng ta. Đó là môi trường thiên nhiên của mọi biến chuyển về thời tiết như mưa nắng,
gió bão v.v... thể hiện nổi bật ý niệm này là bài thơ “Vịnh Ông Trời” của Nguyễn Khuyến
(1835-1909):
Cao cao muôn trượng ấy là Tao
Dẫu pháo thăng thiên chẳng tới nào
Nhắn bảo dưới trần cho chúng biết
Tháng ba, tháng tám tớ mưa rào.
Khi người Việt nam nói “trời mưa”, “trời nắng” thì chỉ có nghĩa là thời tiết mưa hay nắng chứ
không hề có nghĩa là “Đức Chúa Trời mưa” hay “Đức Chúa Trời nắng”!
Nguyễn Bính có hai câu thơ rất hay:
Nắng mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
Trời của Nguyễn Bính trong câu thơ trên cũng chỉ là thời tiết mà thôi. Trong những
trường hợp khác, Trời được hiểu là Luật thiên nhiên trong vũ trụ như:
- Cha mẹ sinh con, trời sinh tính
- Trời sinh, trời dưỡng
- Trời sinh voi, trời sinh cỏ
Người Việt nam bình dân cũng quan niệm “Ông Trời” như số mệnh của con người hoặc số
phận được quyết định bởi những yếu tố vuợt quá tầm kiểm soát của con người, chẳng hạn như:
Ngẫm hay muôn sự tại trời (số mệnh !)
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong tràn
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Nguyễn Du
hay:
Trời sao ăn ở chẳng cân
Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra
Ông Trời cũng có thể được hiểu là luật Nhân Quả, nếu ta cố gắng tu thân và có lòng nhân
ái, chắc chắn sẽ gặt kết quả tốt:
Trời sinh, trời ắt đã dành phần
Tu hãy cho bền, dạ có nhân
Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Có trời mà cũng có ta
Tu là cõi phúc, tình là dây oan (Nguyễn Du)
Trên đây là những ý niệm của người Việt nam về ông Trời đã được thể hiện qua ca dao, tục ngữ
và văn chương bác học, tuyệt nhiên không có ý nghĩa là Đấng Tòan Năng hoặc Thiên Chúa
của đạo Kitô. Ông Trời trong tâm thức của người Việt nam luôn luôn chân chất hồn nhiên và rất
hiền hòa, hòan tòan trái ngược với Thiên Chúa trong Kinh thánh Cựu ước là một ác thần
hay đúng hơn là một ác quỷ.
Vả lại, nước ta vốn là một nước nông nghiệp, truyền thống dân giả Việt nam vốn tin vào Trời
như sự tuần hoàn tự nhiên của vũ trụ thiên nhiên. Người nông dân luôn luôn phải quan sát thiên
nhiên để đoán trước các biến chuyển về thời tiết hầu ứng dụng vào công cuộc trồng cấy:
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông gió, trông ngày trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng
Khi thấy người dân Việt nam hay nói đến Trời, các mục sư Tin lành và các tu sĩ Công giáo
mừng khấp khởi như bắt được vàng. Các vị này đã hết sức trổ tài hùng biện để chứng
minh rằng: Mỗi khi người Việt nam kêu “Trời ơi!” chính là lúc họ kêu cứu một đấng
Thiên Chúa đang làm chủ trên vòm trời xanh!
Họ trí trá ca ngợi cái kho tàng bốn ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt nam có một giá trị cao
quí nhất là niềm tin vào ông Trời. Các mục sư Tin lành và các linh mục Công giáo truyền đạo
ra sức gò ép ý niệm Ông Trời Việt nam vào ý niệm Thiên Chúa của đạo Kitô. Đây là một thủ
đoạn gian trá nhằm vào mục đích xiềng xích trì trệ chất phác của người dân quê Việt nam vào
những cái khung cứng ngắc của niềm tin giả tạo vào Thiên Chúa của họ.
Những hành động này hoàn toàn tương phản với tâm hồn chất phác của người dân Việt vốn chỉ
tin tưởng vào Thiên Nhiên và Định Mệnh con người mà thôi.
Có nhiều trí thức và tu sĩ Công giáo khai thác ý niệm Ông Trời Việt nam để truyền đạo. Chúng
ta có thể nêu lên một số trường hợp điển hình sau đây:
1. Linh mục (Lm) Trần cao Tường: Trên báo “Thế kỷ 21” số 125 tháng 9/99 có đăng bài “Đạo
kính tổ tiên, điểm gặp gỡ chung cho các tín ngưỡng Việt” của Lm Trần cao Tường. Trong
bài này, Lm Tường cố ý xuyên tạc đạo hiếu và Ông Trời để phục vụ cho mục tiêu truyền
đạo. Lm Tường viết: “Có thể nói, niềm tin vào ông Trời đã có sẵng trong tâm thức người Việt
trước cả khi các tôn giáo du nhập...” Cuối cùng, Lm Tường cố ý gán ghép ý niệm Ông Trời (tức
Thiên Nhiên) của dân tộc Việt với ý niệm Thiên Chúa của đạo Kitô (The Christian God). Khi
gán ghép như vậy, Lm Tường đã tự tố cáo sự hiểu biết nông cạn của mình vì thực sự ông ta
không hiểu gì về sự khác biệt như nước với lửa giữa Ông Trời Việt nam và Thiên Chúa ba ngôi
của đạo Kitô. Tôi sẽ phân tích rõ về sự khác biệt ở phần cuối bài này.
2. Trí thức Công giáo Nguyễn huy Lai: Ông lai là một trí thức Công giáo sinh trưởng tại Hà nội.
Cuối thập niên 1920 ông du học tại Paris và đậu tiến sĩ luật năm 1935. Trong đầu thập niên
1930, ông viết sách “La Tradition Religieuse Spirituelle Sociale au Vietnam” (Truyền thống
Tôn giáo Tâm linh Xã hội tại Việt nam) nhưng đến năm 1981 sách này mới được xuất bản lần
đầu tại Pháp. Ông Lai qua đời năm 1992 tại VN, thọ 84 tuổi.
Báo Đất mẹ (số 103, tháng 2/2003, trang 23) trích dịch một phần sách của ông Lai, trong đó có
đoạn viết: “Ông Trời được người Việt nam tôn kính không phải là một ông thần hộ mệnh
mà là một Thiên Chúa Ngôi vị (Dieu personnel / Thiên Chúa Ba ngôi) ngự trị trên các tầng
trời”. Trường hợp của trí thức Công giáo Nguyễn huy Lai cũng như Linh mục Trần cao Tường
nói trên, cả hai đều không nhận ra sự khác biệt sâu xa giữa Ông Trời Việt nam và Thiên Chúa
của đạo Kitô (tức Thiên Chúa Ba ngôi). Đây là sự khác biệt như hai thái cực tương phản khiến
cho không một ai có thể đồng hóa được.
3. Linh mục Giuse Trương đức Kỷ tức Cao phương Kỷ, giáo sư môn thần học tại nhiều chủng
viện Việt nam và Hoa kỳ, tác giả sách “Thiên Chúa giáo và Tam giáo”, 536 trang, xuất bản tại
Mỹ năm 2000. Đây là một cuốn sách triệt để khai thác và xuyên tạc ý niệm Ông Trời để
phục vụ cho nhu cầu truyền đạo Kitô.
Trong Lời giới thiệu, Lm Trần công Nghị (thuộc Hội đồng Chỉ đạo Liên tôn) đã viết về tác giả
của cuốn sách như sau: “Sọan giả nêu ra những chân lý chung làm nền tảng mà bất cứ giáo
phái nào cũng công nhận... mẫu số chung cho các tín ngưỡng của người Việt nam là niềm tin ở
Ông Trời, tức Đấng Siêu Việt”.
Rõ ràng một điều là cả Lm Trần công Nghị lẫn Lm Cao phương Kỷ đã cương ẩu vì trong ca dao
tục ngữ cũng như trong thi phú Việt nam chẳng có câu nào ca ngợi Ông Trời là “Đấng Siêu
Việt” cả. Ngay danh xưng “Ông Trời” cũng đã hàm ý - phủ nhận cái ý nghĩa “Đấng Siêu Việt”
rồi, vì liệu Lm Cao phương Kỷ có thể gọi Đấng Siêu Việt là “Ông Siêu Việt” được không? Nếu
coi Trời là Đấng Siêu Việt thì tại sao người Việt nam lại gọi Trời là Con Tạo, Trẻ Tạo Hóa, con
cóc là cậu ông Trời? Chẳng lẽ con cóc là cậu của Đấng Siêu Việt?
Nơi trang 4 sách dẫn chiếu, Lm Cao phương Kỷ ca ngợi cố đạo Alexandre de Rhodes là người
am trường tín ngưỡng đặc biệt của Việt nam: “Cha Đắc Lộ đề cao niếm tin cổ truyền ở một Vị
Thần Siêu Việt mà dân chúng thường kêu xin là Ông Trời.”
Quả thật, Đắc Lộ đã sáng tác ra danh từ “Đức Chúa Trời” và y là người đầu tiên xử dụng danh
từ này trong nhiều trường hợp:
- Đắc Lộ lập ra hội “Nhà Đức Chúa Trời” có mục tiêu đào tạo các thầy giảng cho giáo hội Việt
nam.
- Đắc Lộ dịch sách giáo lý bằng tiếng La-tinh “Cathéhismes” ra tiếng Việt, đó là sách “Phép
giảng tám ngày cho kẻ muốn chịu phép rửa tội mà vào đạo thánh Đức Chúa Trời.”
- Đắc Lộ thay thế tiếng “Chúa Dêu” phiên âm từ tiếng La-tinh “DEUS” bằng danh từ “Đức
Chúa Trời” trong các bài kinh nguyện của Việt nam. Thí dụ như kinh Kính Mừng trước kia
được phiên âm từ tiếng La-tinh như sau: “Ave Maria, đầy ga-ra-xi-a, Đức Chúa Dều ở cùng
bà...”.
Đắc Lộ là người đầu tiên đưa đạo Công giáo hội nhập vào văn hóa Việt nam bằng cách mô
phỏng danh từ “Ông Trời” để sáng chế ra danh từ “Đức Chúa Trời” đã trở thành rất thông dụng
trong quần chúng Công giáo Việt. Nhưng Đắc Lộ đã thất bại khi gò ép chứng minh Ông Trời là
“Vị Thần Siêu Việt” mà Linh mục Cao phương Kỷ muốn chúng ta hiểu là Thiên Chúa của đạo
Kitô (Christian God).
Trong thực tế, Matteo Ricci ở Trung-Quốc và cố đạo Đắc Lộ tại Việt nam đều không dám
đề cập đến Thiên Chúa của đạo Kitô là Thiên Chúa Ba ngôi (Christian Gos is Trinity
God) trong các sách giáo lý của họ. Bởi lẽ Thiên Chúa Ba ngôi là một thứ “toán học kỳ quặc”:
Ba là Một, Một là Ba. Jesus là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người, đồng thời cũng là
Đức Chúa Cha tạo thành vũ trụ vạn vật và cũng là Đức Chúa Thánh thần, chồng của mẹ ông.
Nói đúng hơn, Thiên Chúa Ba ngôi là một quái thai tư tưởng mà bản thân Matteo Rici và
Alexandre de Rhodes cũng không hiểu nổi và cũng không thể giảng giải cho người khác hiểu
được. Vì thế họ đành phải câm miệng. tuy nhiên, Alexandre de Rhodes nhận thấy người Việt
có phong tục ăn mừng suốt ba ngày trong dịp tết Nguyên đán nên y thực hiện quỉ kế là khuyên
giáo dân dành ba ngày tết để tôn thờ Thiên Chúa Ba ngôi: Ngày mồng một tết tôn thờ Đức
Chúa Cha, ngày mồng hai tôn thờ Đức Chúa Con (tức Jeus) và ngày mồng ba tôn thờ Đức
Chúa Thánh thần. Trải qua trên ba thế kỷ, nhiều giáo xứ Công giáo Việt nam hiện vẫn còn giữ
tập tục tôn thờ Thiên Chúa Ba ngôi trong ba ngày tết. Hành động này đã khiến cho giáo dân
Việt nam mặc nhiên chấp nhập tín điều Thiên Chúa Ba ngôi mà không cần phải dùng lý trí để
phân biệt đúng sai.
Tiếp tục tán láo trong chiều hướng gò ép nhằm cưỡng chế người đọc phải hiểu Ông Trời là
Thiên Chúa, Linh mục Cao phương Kỷ viết: “Theo truyền thống cố hữu của dân tộc Việt nam
thì niềm tin vào một Đấng Bề Trên đã được biểu lộ trong nghi lễ tế tự, ca dao tục ngữ, văn thơ
và đặc biệt trong lời kêu cứu cầu xin chân thành đặt hết ước vọng của cuộc đời vào sự quan
phòng của Ông Trời (sđd, Thiên Chúa giáo và Tam giáo, trang 387); “con người hướng tâm
linh lên một Quyềnlực Thiêng liêng làm chủ tể muôn loài.... đầy tình thương xót, có thể lắng
nghe những lời cầu kinh:
Lạy Trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cầy
Lấy dầy bát cơm,
Lấy rơm đun bếp.”
(sđd, trang 392)
Linh mục Cao phương Kỷ đã trắng trợn cưỡng đoạt bài ca dao Việt nam “Lạy Trời mưa xuống”
và biến nó thành một bài kinh nguyện (prayer) của đạo Công giáo!
Linh mục Kỷ nên nhớ rằng: tuyệtđại đa số dân Việt là những nhà nông, chuyện nắng mưa là
vấn đề sinh tử đối với họ. Bài ca dao nói trên chỉ mô tả ước vọng của nông dân Việt nam mong
sao cho mưa thuận gió hòa để họ được mùa và có gạo mà ăn. Đơn giản chỉ có vậy thôi! Khi
người nông dân Việt nam nói: “Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày...” họ
không hề quì gối chấp tay với nét mặt thẩn thờ mất trí như khi người Công giáo đọc kinh
cầu Chúa. Vậy không thể nói người nông dân Việt nam “cầu kinh” với ông Trời!
Trong suốt cuốn sách dầy trên 500 trang, Linh mục Cao phương Kỷ luôn luôn bẻ cong ngòi bút
để viết những lời cường điệu thô bỉ khiến người đọc phải “lợm giọng”. Tôi thật sự phải “lợm
giọng” khi đọc những dòng sau đây:
“Lịch sử của vũ trụ, của nhân loại cũng là lịch sử Cứu Độ, vì tất cả mọi sự hiện hữu đều do
Đấng Cứu Thế (Jesus) mà có. Không có Đấng Cứu Thế thì không có vũ trụ, không có lịch sử,
không có nhân loại, nhân sinh.” (Sách đã dẫn, trang 113)
Tôi không biết trình độ trí thức của Linh mục Cao phương Kỷ tới mức nào mà viết lời ca ngợi
Jesus như lời của một kẻ mê sảng: “Tất cả mọi sự hiện hữu đều do Jesus mà có”. nếu quả thật
như vậy thì chuyện Jesus chết trên thập giá chỉ là một trò hề vì cây thập giá và đoàn quân La
mã đóng đinh y trên núi Sọ đều là những sản phẩm do y tạo ra, tất cả đều do Jesus sinh ra và do
y hoàn toàn làm chủ. Vậy làm sao y có thể là một nạn nhân phải chịu cực hình để chuộc tội
thiên hạ? Ngay cả mẹ của Jesus cũng do Jesus đẻ ra hay sao?
Tôi mong Linh mục Cao phương Kỷ và Linh mục Trần công Nghị (cả hai đều là tiến sĩ thần
học) hãy bình tâm coi lại Thánh kinh Tân ước, chỉ cần tìm ra vài câu nói điển hình của Jesus
cũng đủ thấy Jesus là một kẻ khùng:
Nếu không phải là kẻ khùng thì tại sao Jesus lại dạy tín đồ: “Phúc cho ai không thấy mà
tin”? Cái giá trị cao nhất khiến con người “linh ư vạn vật” là trí tuệ, vậy muốn xứng đáng làm
người thì phải biết xử dụng trí tuệ suy xét mọi việc trước khi tin vào bất cứ điều gì. Jesus dạy
tín đồ vứt bỏ cái giá trị quí báu nơi con người là trí tuệ để nhắm mắt tin bừa vào những điều y
nói. Vậy y chẳng phải là một kẻ khùng hay sao?
Phải chăng hai tiến sĩ thần học Cao phương Kỷ và Trần công Nghị đã vâng theo “Lời u mê” mà
vất bỏ trí tuệ của mình để viết nên cuốn sách “Thiên Chúa giáo và Tam giáo” và viết lời giới
thiệu cho cuốn sách “cỏ rác” này?
Truyền thống cao quí của dân tộc Việt nam từ xưa đến nay là Đạo Hiếu. Nói đúng hơn, đó là
truyền thống biết ơn các đấng sinh thành, các bậc tổ tiên và còn nới rộng ra tới các vị anh hùng
dân tộc nữa. Vì thế mới có bàn thờ gia tiên trong mỗi gia đình, có đền thờ tổ, đền thờ Hai Bà
Trưng, đền thờ Đức Thánh Trần v.v... Nhưng Jesus hoàn toàn không biết đến đạo hiếu là gì.
Jesus đã công khai dạy các tín đồ của y như sau: “Bất cứ kẻ nào đến với ta mà không thù ghét
cha mẹ vợ con và anh chị em, thậm chí không ghét bỏ cuộc sống của chính nó, thì không thể
là môn đệ ta” (If any man comes to me and hate not his father, and mother, and wife, and
children, and brother, and sisters, yea, even his own life, he can not be my discipline – Luke
14:26).
Vậy những kẻ tự xưng là tín đồ đạo Kitô (Christians) phải là những kẻ đại bất hiếu vì nếu
không thù ghét cha mẹ thì không thể là môn đệ của Jesus! Chẳng những thế, họ còn phải thù
ghét vợ con (bất nghĩa) và ghét cả anh chị em họ hàng (bất nhân) nữa! Thiên Chúa của đạo Kitô
dạy các tín đồ những điều vô giáo dục như vậy sao? Vậy chính Jesus là tác giả của lời dạy
đó là người như thế nào, nếu không phải là một người vô giáo dục? Theo tôi, nếu Jesus quả
thực đã thốt ra những lời như vậy thì ông là một kẻ khốn nạn.

Ngoài ra, Jesus còn tuyên bố: “Ta không đem hòa bình cho thế gian nhưng chỉ mang gươm giáo
mà thôi” (I came not to send peace to the world, but a sword – Revelation 22:11). Riêng về
điều này thì Jesus nói đúng vì từ ngày có đạo Kitô đến nay, trên 200 triệu người đã bị giết chết
bởi những dàn hỏa, các cuộc thập tự chinh và các cuộc chiến tranh do Kitô giáo trực tiếp hoặc
gián tiếp gây ra (Deceptions and Myth of the Bible – Lloyd M. Graham, p. 463).
Jesus đã hiển nhiên là một kẻ khùng, và là một kẻ gieo tai họa cho nhân loại như lời tự thú của
chính hắn. Vậy Jesus có đáng được chúng ta tôn thờ hay chỉ đáng cho chúng ta “phỉ nhổ”?
Tôi yêu cầu Linh mục Cao phương Kỷ hãy lên tiếng trả lời câu hỏi này. Nếu linh mục khẳng
định “Jesus đáng cho chúng ta tôn thờ” thì ông là một người đã mất hết lý trí và niềm tin của
ông chỉ là một đức tin mù (a blind faith) ! Thật sự ông chỉ là một kẻ đáng thương hại mà thôi.
Dầu sao chăng nữa tôi cũng nhận thấy Lm Cao phương Kỷ là một “trí thức” rất thông thạo Anh
ngữ vì ông đã từng là giáo sư thần học tại nhiều chủng viện Công giáo Hoa kỳ nên tôi
khuyên ông hãy tìm đọc cuốn sách best-seller của sử gia nổi tiếng Lloyd M. Graham, đó là
cuốn Deceptions and Myths of the Bible. Mong ông hãy bình tâm suy nghĩ về những lời
khuyên chí lý và chí tình của tác giả:
- “Hiểu đúng là do biết đúng chứ không do lòng tin” (Right understanding comes from
knowing, not just believing. Page 419).
- “Cái gọi là Đức Tin chỉ là niềm tin vào cái không biết. Cái không biết cũng là cái không
có thật. Đức tin vào cái không biết và không thật là sự điên rồ. Đó chỉ là niềm tin vào những
sự phỏng đoán ngu ngốc của kẻ khác” (Faith is belief in the unknown. But since the unknown is
likely the unreal also. Faith in the unknown is foolishness, only belief in other believers’
ignorant asumptions – page 413).
Nếu ông còn chút lương tri, chắc chắn ông sẽ nhận ra Lloyd M. Graham là vị thầy dạy về Đức
Tin Thông Minh (Intelligent Faith) còn Jesus là một “kẻ khốn nạn” đã dậy các tín đồ và tông đồ
của nó một thứ Đức Tin Mù (Blind Faith):
“Phúc cho ai không thấy mà tin”!
(độc giả có thể tìm đọc hai trang viết tay rong bài viết Công giáo là Đạo Thờ Bò Cải Biến
trong cuốn “ Thực Chất Đạo Công giáo và các Đạo Chúa” do GĐ xuất bản, Xuân 2003 - từ
các trang 89-111).
Lịch sử đã chứng minh: Thiên Chúa Ba Ngôi là sản phẩm của công đồng Nicea nhằm tôn Jesus
lên làm Ngôi Hai Thiên Chúa. Chính cái tín điều quái gở này đã phát sinh ra hai hệ quả sau đây:
1. Về ngoại hình, Thiên Chúa là một “quái vật ba đầu” gồm có đầu bò El (Chúa Cha) đều Jesus
(Chúa Con) và đầu con chim bồ câu (Chúa Thánh Thần).
2. Về đức hạnh, tín điều ThiênChúa Ba ngôi đã biến Jesus thành một đứa con loạn luân với mẹ
ruột y. Chẳng cần phải tìm bằng cớ ở đâu xa: Trong sách Chứng nhân Hy Vọng (trang 293) tác
giả là Hồng y Nguyễn Văn Thuận đã viết về mối tương quan giữa bà Maria với ba ngôi Thiên
Chúa như sau:
“Là nữ tử của Thiên Chúa Cha, Đức Mẹ đã trở thành mẹ của Ngôi Lời Nhập Thể (Jesus / Chúa
Con) và là hiền thê của Chúa Thánh Thần”. Vì cả ba ngôi chỉ là một Thiên Chúa Duy Nhất
(Tam Vị Nhất Thể) nên cùng một lúc bà Maria là con gái, mẹ, và vợ của Jesus. Ngược lại Jesus
cùng một lúc vừa là Cha, là Con và là chồng của bà Maria. Nếu đã tin vào tín điều Thiên Chúa
Ba ngôi thì đương nhiên phải tin Jesus là một thằng con mất dạy vì y đã loạn luân với mẹ ruột
của y. Tôi thách đố toàn giáo hội Công giáo Việt nam phản bác lại điều này.
Ngoài ra, theo đúng tinh thần của Cựu ước thì Chúa Cứu Thế phải là người thuộc dòng dõi của
vua David. Nếu Jesus là Chúa Cứu Thế thuộc dòng dõi David thì không thể là Con của Chúa
Thánh Thần. Nếu thuộc dòng dõi vua David thì Jesus phải là con ruột của Giuse và như vậy thì
bà Maria đã bị mất “chữ trinh đáng giá ngàn vàng” !
Ngược lại, nếu Jesus là con của Chúa Thánh Thần thì y không thể là Chúa Cứu Thế vì y
không thuộc dòng David. Và như vậy Jesus cũng chẳng phải là Thiên Chúa mà chỉ là người
thường như chúng ta. Vậy tại sao phải tôn thờ Jesus?
Tục ngữ Việt nam có câu “dấu đầu hở đuôi” để lột tả cái hậu quả đương nhiên của những kẻ
chuyên môn dối trá bịp bợm. Dù sớm hay muộn, những điều dối trá cuối cùng cũng bị lật tẩy
mà thôi.
Công cuộc lật tẩy mọi dối trá bịp bợm của Kitô giáo - gồm cả Công giáo lẫn Tin lành – là
nhiệm vụ hàng đầu của mọi chiến sĩ văn hóa chân chính của dân tộc Việt nam trong giai đoạn
hiện tại. Phơi bày bộ mặt thật, bỉ ối của Kitô giáo trước công luận rộng rãi trong và ngoài nước
là một phương cách hữu hiệu để cứu nguy dân tộc và bảo vệ tiền đồ văn hóa của Tổ quốc.
Một trong những thái độ cần thiết của người chiến sĩ văn hóa là phải tự coi mình như một người
lính gác giặc, luôn luôn đề cao cảnh giác để kịp thời phát hiện mọi tên gián điệp văn
hóa của địch. Trong số các chiến sĩ văn hóa hàng đầu trong lãnh vực này, chúng ta phải kể đến
nhà nghiên cứu văn hóa chính trị Lê trọng Văn qua nhiều tác phẩm của ông, đặc biệt là cuốn
“Lột Mặt Nạ Những Con Thò Lò Chính Trị”, 455 trang, do tác giả xuất bản tại hải ngoại
năm 1991. Tác giả đã dành ra 100 trang sách để lột mặt nạ tên gián điệp đội lốt thầy tu là Linh
mục Lương kim Định trong nhiệm vụ thực hiện y khuôn sách lược lừa bịp của Vatican. Tác giả
đã chỉ cho chúng ta thấy rõ cái thủ đoạn rất quen thuộc của bọn gián điệp là “tìm cách hòa đồng
để rồi đồng hóa”. Điểm mặt những tên gián điệp văn hóa theo những tiêu chuẩn nói trên, tôi
nhận thấy có hai tên đáng chú ý là:
1. Linh mục Cao phương Kỷ thuộc Dòng Đồng Công ở Carthage, bang Missouri, Mỹ, tác
giả cuốn “Thiên Chúa giáo và Tam Giáo” mà tôi đã trình bày sơ lược ở phần trên của bài viết
này. Nhân tiện tôi cũng xin nói thêm vài điều về Dòng Đồng Công. Dòng tu này được thành lập
tại Bùi Chu vào đầu thập niên 1940 do lệnh của Giáo hoàng Pio XII. Chúng ta đã biết Pio XII
đã nối tiếng là tên tội phạm chiến tranh đứng hàng thứ hai sau Hitler. Tên giáo hoàng phát xít
này rất muốn công bố tín điều: “Đức Mẹ Đồng Công cứu cuộc” (the dogma of Co-Redemtrix)
nhưng y đã không thực hiện được vì gặp phải những phản ứng mãnh liệt của Anh giáo,
Chính thống giáo và các giáo phái Tin lành. Họ lý luận rằng: Chỉ một mình Jesus Christ có tư
cách Thiên Chúa cứu chuộc loài người và Chúa không cần tới sự cộng tác của bất cứ ai, kể
cả bà Maria, để hoàn thành công cuộc Cứu độ. Tín điều “Đức Mẹ Đồng Công cứu chuộc” đã
làm hạ giá Chúa Jesus và là “chiếc đinh cuối cùng đậy nắp hòm của sự hòa giải giữa các giáo
phái Kitô” (Newsweek số ra ngày 25-8-1997).
Do đó, Vatican đã phải tạm hoãn việc công bố tín điều Đức Mẹ Đồng Công nhưng đồng thời
tìm nhiều phương cách chuận bị dư luận để sẽ công bố tín điều đó khi có cơ hội. Một trong
những phương cách chuẩn bị dư luận là Vatican chỉ thị cho địa phận Bùi Chu lập ra dòng tu
mang danh hiệu “Đức Mẹ Đồng Công Cứu chuộc”, gọi tắt là dòng Đồng Công – Pio XII và
đồng bọn tại Vatican trong thời kỳ Đệ nhị Thế chiến đa số là người Đức rất hiếu chiến và cuồng
tín cực đoan.
Tập đoàn phe cực đoan của Pio XII đã bị Gioan XXIII loại trừ khỏi giai cấp lãnh đạo chóp
bu ở Vatican trong Công đồng Vaticano II năm 1962. Dòng Đồng Công là cặn bã của phe Pio
XII còn rơi rớt lại đến ngày nay. Mặc dầu như rắn mất đầu nhưng những thày tu của dòng này
vẫn giữ nguyên bản chất cuồn tín cực đoan rất nguy hiểm trong nghề gián điệp văn hóa. Tôi
thiết nghĩ việc loại trừ mọi sinh hoạt của dòng Đồng Công dưới bất cứ hình thức nào tại Việt
nam là điều cần thiết. Cuốn sách “Thiên Chúa giáo và Tam Giáo” của Cao phương Kỷ là một
sản phẩm văn hóa của dòng tu phản động này.
2. Linh mục Trần công Nghị là người viết Lời giới thiệu cho cuốn sách của Cao phương Kỷ nói
trên. Nghị sinh tại Phát Diệm, được gửi đi du học tại Rome năm 1967, thụ phong linh mục năm
1971 cũng tại Rome và được gửi đi du học tiếp tại Mỹ, sau đó trở lại Rome để lấy bằng Tiến sĩ
Thần học. Trong thập niên 1990, Lm Nghị được cử làm đại diện cộng đồng Công giáo Việt
nam tại địa phận Los Angeles. Từ 1997, Lm Nghị trở thành chủ nhiệm báo Dân Chúa kiêm
Giám đốc VietCatholic Network (vietcatholic.net) với sự cộng tác của trên 200 linh mục và trí
thức Công giáo (báo Công giáo Viet Tide số 55 tháng 8/2002, trang 20).
Để kết thúc bài viết này, tôi xin minh xác với quí vị độc giả về ba điều sau đây:
Điều thứ nhất: Xác định vấn đề ngôn từ và sự thật
Như đã nói ở đoạn trên, chiến sĩ văn hóa Lê trọng Văn đã chỉ cho chúng ta thấy thủ đoạn
quen thuộc của bọn gián điệp văn hóa của Vatican là “Tìm Cách Hòa Đồng Để Rồi Đồng Hóa”.
Linh mục Cao phương Kỷ đã áp dụng đúng thủ đoạn này trong cuốn sách “Thiên Chúa
giáo và Tam Giáo” của y: Trước hết, y vận dụng và xuyên tạc ca dao tục ngữ Việt nam để ngụy
biện cho rằng Ông Trời Việt nam là Đấng Siêu Việt. Bước kế tiếp, y xử dụng môn thần học
nhảm nhí của Vatican để chứng minh Jesus chính là Đấng Siêu Việt đó:
- “Tất cả vạn sự vạn vật đều vận chuyển theo một chiều hướng là quy tụ lại nơi Chúa Cứu Thế
(tức Jesus) như tâm điểm và tuyệt đỉnh của vũ trụ”, trang 168.
- “Chỉ nhờ vào đời sống và sự chết của Chúa Jesus mà nhân loại được tha tội và hy vọng được
hưởng phúc trường sinh”, trang 171.
- “Nhân loại và vũ trụ đang biến hóa theo chiều bản vị hóa và đang đồng qui vào ngôi Vị Tối
Cao, chính là Chúa Cứu thế (tức Jesus)”, trang 351.
- “Lịch sử của vũ trụ, của nhân loại cũng là lịch sử cứu độ vì tất cả mọi sự hiện hữu đều do
Đấng Cứu Thế (Jesus) mà có. Không có Đấng Cứu Thế (tức không có Jesus) thì không có
vũ trụ, không có lịch sử, không có nhân loại”, trang 113.
Tất cả những lý luận thần học ngu xuẩn nói trên chỉ là những lời nói vu vơ và hoàn toàn rỗng
tuếch vì không có một cơ sở lý luận nào cả và tuyệt nhiên không có bằng cớ nào để chứng
minh.
Có gì chứng minh là “vạn sự vạn vật đều qui tụ vào Chúa Cứu Thế Jesus như tuyệt đỉnh của vũ
trụ”? Liệu có gì chứng minh là Jesus hiện đang còn sống để cho “vạn vật qui tụ” vào y như tâm
điểm? Lịch sử khách quan chứng minh rằng: Tất cả các tử tội do La mã xử tử bằng cách
đóng đinh trên thập giá đều bị vứt xác cho kên kên, ác thú và chó rừng ăn thịt. Tuyệt đối không
có một xác tử tội nào được trao cho người nhà đem về chôn. Việc chôn xác Jesus trong hang đá
rồi sau đó vài ngày Jesus sống lại lên trời để rồi sẽ xuống thế gian lần thứ hai trong ngày tận thế
... là chuyện hoang đường tồi tệ và khốn nạn nhất trong lịch sử văn hóa của nhân loại.
Cái tư tưởng ngu xuẩn cho rằng “vạn vật đều qui tụ vào Jesus như tâm điểm vũ trụ” hoặc “nhân
loại và vũ trụ đang biến hóa theo chiều bản-vị-hóa và đang đồng qui vào Ngội Vị Tối Cao,
chính là Chúa Cứu Thế Jesu”.... chỉ có thể có trong những đầu óc thần học như Cao phương
Kỷ, Trần công Nghị. Đầu của bọn ngu xuẩn này chẳng khác gì đầu tôm vì không có óc mà
chỉ có phân mà thôi.
Bọn gián điệp ngu xuẩn này chẳng có một mục tiêu nào khác hơn là xử dụng các ngôn từ thần
học hoang tưởng nhằm lường gạt những đồng bào ngờ nghệch dại khờ để xiềng xích trí tuệ của
họ vào niềm tin Jesus là Đấng Siêu Việt và cũng là Ông Trời Việt nam.
Để đập tan luận điệu thần học vu vơ hoang tưởng của tên gián điệp Cao phương Kỷ, tôi đã
chứng minh ca dao tục ngữ Việt nam không có một câu nào nói Ông Trời là “Đấng Siêu Việt”.
Đồng thời tôi cũng chứng minh rằng: Jesus chẳng bao giờ là Đấng Siêu Việt, trái lại Jesus chỉ là
một kẻ khùng, một kẻ khốn nạn, một kẻ mất dạy loạn luân với mẹ của y, một kẻ ngu như
bò và y cũng là một kẻ gieo tai họa lớn nhất cho nhân loại.
Bọn linh mục ngu xuẩn làm gián điệp văn hóa cho Vatican xử dụng tòan những ngôn từ trống
rỗng và vô nghĩa để lừa gạt những người nhẹ dạ cả tin. Trái lại, tôi xử dụng những ngôn từ
thoạt đầu nghe chói tai nhưng nghĩ cho kỹ sẽ thấy những ngôn từ đó phản ảnh sự thật:
- Phúc âm Tân ước Mattew 1:18-24 nói về thiên thần Gabriel đến báo tin về việc giáng sinh của
Jesus: “Này, một trinh nữ sẽ mang thai và sẽ sinh ra một con trai và sẽ được đặt tên là
Emmanu-El” (Behold, a vurgin shall be with child and shall bring forth a son and they shall call
his name Emmanuel).
Theo ngôn ngữ tiếng Hebrew thì Emmanuel có nghĩa là “Con bò El ở cùng chúng ta” (El with
us – xin đọc thêm “Công giáo là đạo thờ bò cải biến” trên trang nhà GĐ tháng 6/2003).
Chính Kinh thánh của đạo Kitô đã xác nhận Jesus là một con bò . Dù là bò đực, bò cái, bò
mộng hay bò thần thì cũng là bò. Vậy tôi nói “Jesus là một thằng ngu ‘như bò’ vẫn còn nhẹ hơn
là ‘một con bò ở cùng chúng ta : Emmanu-El)!
- Khi trình bày về mối tương quan giữa bà Maria và Thiên Chúa Ba ngôi ở đoạn trên, chúng ta
đã thấy Jesus cùng một lúc vừa là cha, vừa là con và cũng là chồng của bà Maria! Vậy, theo
đúng giáo lý Kitô giáo, Jesus đích thị là một đứa mất dạy loạn luân với mẹ. Nếu tín đồ Kitô
giáo nào muốn phủ nhận cái sự thật đáng xấu hổ này thì họ chỉ có một con đường duy nhất là
phủ nhận Thiên Chúa giáo ba ngôi và phủ nhận tính cách Thiên Chúa của Jesus, ngoài ra họ
không còn con đường nào khác!
- Tôi đã căn cứ vào những lời của Jesus ghi trong Tân ước như: “Phúc cho ai không thấy mà
tin”, “Ai không thù ghét cha mẹ, vợ con, anh chị em mình thì không xứng đáng là môn đệ ta....”
Tôi khẳng định những lời trên đây đã thốt ra từ một thằng khốn nạn, một đứa vô giáo dục hoặc
nhẹ nhất là thằng khùng! Tôi thách thức bất cứ ai không đồng ý với những ngôn từ tôi xử dụng
để phản ảnh những thuộc tính của Jesus theo “Thánh kinh” hoặc giáo lý của đạo Kitô... thì xin
hãy lên tiếng. Tôi thật sự cầu mong có một cuộc tranh luận rộng rãi về vấn đề này để mọi sự
thật về Kitô giáo, cũng như về cá nhân Jesus, sẽ được sáng tỏ hơn nữa trong dư luận quần
chúng trong và ngoài nước.
Điều thứ hai: Xác định giới hạn cho công việc truyền đạo của các người truyền giáo Kitô.
Khi nói “các người truyền giáo Kitô” là tôi muốn nói đến tất cả các tu sĩ Công giáo, các
mục sư và các người làm công tác truyền giáo của đạo Tin lành (missionaries). Chúng ta cần
nói cho họ biết: mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng nghĩa là muốn tôn thờ ai thì thờ,
nhưng tự do tín ngưỡng không có nghĩa là tự do truyền đạo. Rất nhiều nước đã ban hành những
đạo luật nhằm hạn chế việc truyền đạo, nhất là đối với Công giáo và Tin lành. Chẳng hạn như ở
Nga thời Yelsin đã có đạo luật cấm truyền đạo Công giáo và Tin lành. Do thái cấm truyền đạo
Kitô với hình phạt dành cho người vi phạm là 5 năm tù và 4200 đôla tiền phạt. Mới đây nhất,
tại Ấn độ là nước có đa số dân theo Ấn giáo, mới ban hành đạo luật cấm cải đạo sang Kitô giáo
(New anti-conversion laws in Hindu – majority India – Houston Chronicle, Saturday April 19,
2003, page 6E).
Các người Công giáo hay Tin lành muốn đưa Jesus lên Ngôi Hai Thiên Chúa hoặc đấng Siêu
Việt, đấng Toàn Năng v.v... là quyền của họ. Nhưng những người truyền đạo Ktiô không có
quyền bóp méo, xuyên tạc ý niệm Ông Trời của người Việt nam để cuối cùng gán ghép
Ông Trời với Thiên Chúa Siệu Việt của đạo Kitô. Các người không được phép xử dụng những
ngôn từ thần học mập mờ, huênh hoang, lươn lẹo để lừa gạt đồng bào và lôi kéo họ vào bóng
tối tâm linh để cuối cùng biến họ thành tay sai mù quáng cho ngoại bang. Tất cả các âm mưu
đen tối của các người đều sẽ bị các chiến văn hóa yêu nước theo dõi, phát hiện và sẽ giáng trả
bằng những đòn đích đáng.
Điếu thứ ba: Xác định thái độ kiên quyết, không khoan nhượng đối với bọn gián điệp văn
hóa lưu manh và ngoan cố.
Luôn luôn đề cao cảnh giác để sớm phát hiện những âm mưu phá hoại của bọn gián điệp là điều
cần thiết tiên quyết nhưng sau đó chúng ta lại ngập ngừng hay e dè chẳng làm gì cả hoặc chỉ
hành động hời hợt thì kết quả cũng chỉ là con số không. Chúng ta cần phải khẳng định rằng:
bọn gián điệp văn hóa của Vatican hay của đế quốc Tin lành đều là bọn Việt gian cuồng tín,
vọng ngoại, chuyên dùng các thủ đoạn lưu manh lừa gạt đồng bào để mở rộng nước Chúa, thực
chất là mở rộng lãnh thổ của đế quốc. Bọn chúng đều là những kẻ thù nguy hiểm của dân tộc
Việt nam. Do đó, thái độ thích hợp nhất đối với kẻ thù là chúng ta phải đấu tranh với chúng một
cách kiên quyết không khoan nhượng nhằm mục đích cuốicùng là loại trừ hết mọi thứ “độc tố
văn hóa” mà bọn chúng đã gieo rắc trên đất nước ta từ trước tới nay.
Chúng ta không nên nhẹ tay đối với bọn gián điệp văn hóa, bởi lẽ chúng tuy rất lưu manh trong
hành động nhưng lại là những kẻ ngủ mê trên phương diện tâm linh. Nếu chúng ta đối xử
với chúng bằng thái độ lịch sự nhẹ nhàng thì chẳng khác nào gãi ngứa cho chúng và
chúng sẽ ngủ mê hơn nữa. Muốn đánh thức chúng dậy trong cơn ngủ mê chúng ta phải xối
một thùng nước lạnh vào mặt chúng hoặc đập vào người chúng một cú thật mạnh như trời giáng
thì may ra chúng mới tỉnh ngủ để nhìn thấy sự thật dưới ánh sáng mặt trời.
Câu hỏi trước nhất được đặt ra là: Làm thế nào để nhận diện một tên gián điệp văn hóa lưu
manh và nguy hiểm? Đó là những tên đã được bọn đại lưu manh quốc tế ở Rome huấn luyện
nhồi sọ và cấp cho học vị “tiến sĩ thần học”. Điển hình là những tên như Linh mục Cao phương
Kỷ và Lm Trần công Nghị. Bọn này thực hiện đúng theo sách lược xâm lăng văn hóa Á châu
của Vatican (Tông huấn Ecclesia in Asia của John Paul II).
Trong sách “Thiên Chúa giáo và Tam Giáo”, Cao phương Kỷ lươn lẹo ca ngợi Ông Trời là
Đấng Siêu Việt, và dùng lý luận thần học nhảm nhí chứng minh Đấng Siêu Việt đó là Thiên
Chúa Ba ngôi của đạo Kitô. Mục tiêu cuối cùng của họ là tạo cho đồng bào nhẹ dạ có ảo tưởng
rằng: Thiên Chúa của đạo Kitô chẳng phải là ai xa lạ mà chính là “Ông Trời Siêu Việt”
của mình và Đạo Kitô cũng không phải là một món hàng ngoại nhập mà là một niềm tin đã tiềm
ẩn từ lâu đời trong lòng dân tộc Việt nam.
Đây là một thủ đoạn vô cùng thâm độc của Vatican do bọn tham mưu đại lưu manh nghiên cứu
từ lâu và chỉ thị cho bọn gián điệp văn hóa thi hành.
Ngoài việc khai thác ý niệm Ông Trời phục vụ cho nhu cầu truyền đạo, Cao phương Kỷ còn
xuyên tạc Tam giáo (Phật, Khổng, Lão) là các đạo đều có niềm tin vào Đấng Tối Cao như Kitô
giáo. Việc đánh lận con đen Tam giáo với Kitô giáo là một chuyện hàm hồ đáng bị vạch mặt:
Trước hết, cả ba đạo Phật, Khổng, Lão đều là những đạo của lý trí, nói đúng hơn thì đó là
ba triết lý sống hoặc ba cách sống (ways of life). Cả ba không hẳn là ba tôn giáo vì không có
giáo hội, không có giáo đồ và nhất là không có giáo điều (tín điều). Cả ba đạo Phật,
Khổng, Lão đều coi trọng lý trí và khuyên mọi người phải vận dụng lý trí để suy xét mọi
điều trước khi tin vào điều đó. Sở dĩ có “tam giáo đồng lưu” tại nước ta vì người dân Việt nam
đã vậndụng lý trí để phân biệt những giá trị chung của cả ba tôn giáo để dung nạp vào văn
hóa dân tộc và để cuối cùng làm thăng hoa đời sống của dân tộc.
Khác hẳn với đặc tính căn bản của Kitô giáo là loại bỏ lý trí (Phúc cho ai không thấy mà tin -
lời của Jesus).
Toàn bộ hệ thống giáo lý của Kitô giáo là hàng loạt các tín điều được đưa ra để buộc các tín đồ
phải chấp nhận vô điều kiện. Do đó, cái gọi là Đức Tin Kitô hoàn toàn chỉ là Đức Tin Mù. Trái
hẳn với đức tin Tam giáo là đức tin sáng suốt vì là sản phẩm của lý trí.
Hậu quả của đức tin mù là các tín đồ Kitô luôn luôn phải sống trong mặc cảm tội lỗi, luôn luôn
tự xưng là kẻ có tội nên cần có Chúa và bọn tu sĩ lưu manh cứu giúp!
Bọn lãnh đạo Kitô giáo trở thành những kẻ ngạo mạn kiêu căng, lúc nào cũng nghĩ rằng tôn
giáo của mình là độc tôn và là duy nhất đúng. Điều này hàm ý rằng các tôn giáo khác với mình
đều phải chết.
Trong thực tế của lịch sử dân tộc, Tam giáo đã góp phần củng cố nền độc lập của nước nhà,
trong khi đó Kitô giáo đã đưa dân tộc vào vòng nô lệ thực dân Pháp hơn 80 năm và hiện nay
một bộ phận của dân tộc (Công giáo) vẫn là những kẻ nô lệ tinh thần của đế quốc Vatican. Các
vụ nổi loạn của những người thiểu số Tin lành ở miền cao nguyên chứng tỏ những tín đồ
Kitô giáo luôn luôn làm nội tuyến cho ngoại bang và đi ngược lại quyền lợi thiêng liêng của tổ
quốc.
Tất cả những tai họa đó đều do bọn gián điệp văn hóa gây ra. Cho nên thái độ cần thiết và cấp
bách của các chiến sĩ văn hóa yêu nước là phải cương quyết chiếm lãnh thế chủ động trên diễn
đàn văn hóa để giáng trả bọn kẻ thù của dân tộc những đòn đích đáng, buộc chúng phải câm
miệng, cúi mặt gục đầu và không dám ngóc đầu dậy.

Charlie Nguyễn
Tháng 6.2003

“Đạo Trời” và tín ngưỡng dân gian qua ca dao (phần 1)


Trang chủ > Văn học - nghệ thuật > Bài báo đã đăng
“Đạo Trời” và tín ngưỡng dân gian qua ca dao (phần 1)

TS. Nguyễn Thị Kim Ngân


(Bài đăng trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số Tháng 6/2014)

Tóm tắt:
Trong tín ngưỡng dân gian có tín ngưỡng thờ Thiên, tức đạo Trời. Trời cũng được thờ
cúng như các thánh thần khác. Thuận Thiên, tuân theo đạo Trời cũng như theo Đạo Phật,
Đạo Giáo:
Thương nhau cho trọn đạo Trời
Dù mà không chiếu nằm tơi cũng đành
(Ca dao Thừa Thiên Huế)
Nhưng tín ngưỡng này khác các tín ngưỡng khác. Con người quan hệ với Trời khác
với Phật hay các thánh thần khác. Đây vừa là tín ngưỡng vừa là thế giới quan, vừa là thái
độ sống của người nông dân Việt Nam.
Những điều này được phản ánh khá rõ trong ca dao.

Trong ca dao chúng ta gặp rất nhiều những câu có chữ Trời. Thường nhất là những câu mà
Trời dùng để chỉ toàn bộ cảnh vật thiên nhiên tồn tại quanh con người, trước hết là không gian
và cảnh vật trên không:
Ai vô xứ Huế mà coi
Sông Hương núi Ngự cảnh trời đẹp thay.
(CD TTH)[1]
Giơ tay anh hứng sương trời
Rửa sao cho sạch những lời thị phi.
(CD NTB)
Vì mây nên núi liền trời
Vì cơn gió thổi, hoa cười với trăng.
(KT CDXN)
Nhưng bên cạnh Trời như một hình ảnh thiên nhiên còn có hình ảnh Trời như một lực lượng
siêu tự nhiên, một đấng quyền uy làm ra tất cả, quyết định tất cả:

Trời làm bão lụt mênh mông


Sông khô hồ cạn, cá trên đồng còn chi.
(KT CDXN)
Trời mưa trời gió đùng đùng
Cha con ông Hùng đi gánh phân trâu.
(CD NTB)
Trời sinh có biển có nguồn
Có ta, có bạn, có buồn làm chi.
(CD NTB)

Trời không chỉ làm ra núi sông, mưa gió, bão bùng, mà còn làm ra vạn vật, thậm chí cả cái
sướng, cái khổ của con người:
Thân em như con quạ trời sinh
Đậu trên trái mít, thỏa tâm tình bạn chưa?
(CD TTH)
Hay
Trời sinh cái cực mần chi
Bán thì nỏ được, cho thì không ai xin.
(KT CDXN)
Tóm lại, Trời là một đấng toàn năng, tạo ra tất cả:
Trời làm một lặng gió Đông
Chồng tôi đi lưới rổ không trở về
Trời làm ghê gớm, gớm ghê
Bạn thời chết đói, nhà nghề thời không
Trời làm cho vợ chửi chồng
Đi vay đi tạm luống công đêm ngày
May sao may khéo là may
Trời cho hết lặng ngày rày phong lưu
(KT CDXN)
Đấng toàn năng ấy người Việt gọi là Ông Giời hay Ông Trời:

Ngó lên trên trời, trời cao lồng lộng


Ngó lên trên núi, núi rậm rừng xanh
Ông Trờikia khéo đoạt duyên anh nửa chừng
(CD TTH)
Đứa mô đã nói quên lời
Đi ra trộ sáo, ông Trời đánh ngay.
(CD TTH)
Trăm lạy ông Trời chớ điếc, đừng đui
Để hai con mắt coi người thế gian.
(CD NTB)
Gần một trăm năm trước, trong công trình Hát đối của nam nữ thanh niên, nhà bác học
Nguyễn Văn Huyên (chữ dùng của GS. Hà Văn Tấn) đã có nhận xét: “Ông giời đối với người
dân quê Việt Nam là nguồn gốc mọi sự sống và mọi lẽ công bằng. Đấy không phải là một vị
thần trừu tượng và không thể hiểu. Người ta xem ông như một con người, vua của các vua.
Ông có một triều đình, ông điều khiển tất cả cuộc sống trên trời và dưới đất. Ông trừng phạt kẻ
xấu và ban thưởng người tốt”. [2]
Ông Trời/Ông Giời với người nông dân là hiện thân của sức mạnh siêu nhiên và do đó
cũng trở thành một vị thần linh như bao nhiêu thần khác (thần sấm, thần sét, thần gió, thần
mưa…), chỉ có điều ông Trời là “vua của các vua”, là vị thần cao nhất, là Ngọc Hoàng
Thượng đế,“Ông có một triều đình” ở tận trên cao, ở một cõi khác:

Hai ba ông Táo về Trời


Dựng nêu trước ngõ ăn chơi suốt tuần
(CD TTH)
Ra đi vừa gặp bạn hiền
Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời
(KTCDXN)
Thang đâu dám bắc tận trời
Lưới đâu dám bủa những nơi cá thần
(KTCDXN)
Người nông dân Việt xưa tin có một đấng thiêng liêng như vậy, một cõi thiêng liêng như
vậy. Niềm tin ấy chính là một tín ngưỡng dân gian tồn tại trong tâm linh người Việt, thể hiện
trong sinh hoạt văn hóa của người Việt.
Một trong những biểu hiện của tín ngưỡng ấy là tục thờ Tứ pháp ở vùng đồng bằng Bắc
Bộ. Trong cuốn “Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam”, GS.Ngô Đức Thịnh viết:
“Trời với tư cách là vị thần linh tối cao có thể “tùy ý” tạo ra mưa nắng, mưa thuận gió hòa
hay sinh ra bão lụt, hạn hán… Nếu người dân cũng như vua quan trong triều đình làm những
việc không đúng, không theo đạo trời đất thì sẽ bị trời trừng phạt gây ra bão lụt hạn hán. Cho
nên trong tâm tưởng của con người thời đại đó, ai ai cũng phải tuân theo đạo trời đất, phải tôn
vinh, thờ phụng trời đất, khi có hạn hán hay bão lụt phải cầu xin trời đất làm mưa hay cho
tạnh. Từ đó hình thành nên các nghi lễ cầu mưa, trong đó tập trung nhất là tín ngưỡng tứ
pháp”.[3]
Tứ pháp, tức Pháp Vân (mây), Pháp Vũ (mưa), Pháp Lôi (sấm), và Pháp Điện (chớp) là bốn
hiện tượng trời tạo nên mưa, do vậy cũng có thể xem tín ngưỡng Tứ Pháp là tín ngưỡng thờ
Trời, hay có thể gọi là Đạo Trời.
Trong ca dao người Việt có nhiều câu nhắc đến Đạo Trời:

Thương nhau cho trọn đạo trời


Dẫu mà không chiếu nằm tơi cũng đành
(CD TTH)
Lấy nhau cho trọn đạo trời
Đổ chùa Thiên Mụ mới rời nhau xa
(CD TTH)
Theo nhau cho trọn đạo trời
Dẫu mà không chiếu, trải tơi mà nằm
(CD NTB)
Vì là đạo nên “đạo trời” cũng có vị trí, giá trị trong tâm linh người Việt như đạo Phật hay
những đạo khác. Điều này giải thích vì sao trong ca dao, Trời và Phật thường được đặt gần
nhau, được xem như những đấng thiêng liêng như nhau, những đạo giống nhau:
Nhà anh ước Phật, nhờ Trời
Bố mẹ sinh đã được mười anh em
(CD NTB)
Chắp tay vái lạy Bụt Giời
Gió đông phẳng lặng, đạo Trời theo nhau[4]
(KT CDXN)
Tín ngưỡng đạo Trời cũng như những tín ngưỡng khác, một mặt gắn với nghi lễ thờ cúng
(lễ thờ Tứ Pháp, bàn thờ Pháp Vân ở Chùa, bàn thờ Thiên ở mỗi nhà…), mặt khác nằm sâu
trong tâm linh, thể hiện ở lòng tôn kính, biết ơn, cầu xin, van vái mỗi khi hoạn nạn hay ăn năn
hối lỗi khi phạm điều gì sai, mắc tội.
Như chúng ta đều biết, tín ngưỡng và tôn giáo [5] là một trong những môi trường nảy sinh
và nuôi dưỡng các giá trị văn hóa. Nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa (lễ hội, thờ cúng…),
nhiều sáng tác dân gian, đặc biệt là văn học dân gian như Văn chầu, thần tích, thần phả, thần
thoại, truyền thuyết, các bài thơ giáng bút… gắn liền với việc thờ cúng đạo Mẫu hay các vị thần
khác. Ca dao không thuộc loại các giá trị này. Cho đến nay hình như vẫn chưa có công trình
nghiên cứu nào chỉ ra mối quan hệ của ca dao với các nghi lễ tín ngưỡng, chưa dẫn ra những
câu ca dao nào trực tiếp bắt nguồn từ các hoạt động tín ngưỡng. Ca dao trước hết vẫn là những
câu hát dân gian được hình thành trong lao động và sinh hoạt hằng ngày, nói lên kinh nghiệm
sản xuất, nói lên cảm nghĩ và tình cảm của người nông dân, nhất là tình yêu nam nữ. Nhưng
trong ca dao chúng ta cũng có thể tìm thấy dấu vết của các sự tích lịch sử, đời sống vật chất và
tinh thần của xã hội trong những hoàn cảnh khác nhau, dấu vết của các phong tực, tín ngưỡng,
sinh hoạt văn hóa dân gian.
Xét theo phương diện này, nếu tín ngưỡng là “niềm tin vào cái thiêng”[6] thì có thể thấy ca
dao phản ánh khá rõ tín ngưỡng dân gian về Trời hay có thể gọi là đạo Trời.
Ông Trời trong ca dao là một đấng thiêng liêng. Người nông dân Việt Nam coi trời như
thánh thần (“trời đánh, thánh vật”), tất cả đều phụ thuộc vào Trời, vào ý Trời (“xởi lởi trời cho,
lo xo trời co lại”).

Thề xưa lời đã nặng lời


Anh cố xa em đi nữa
Nếu chẳng phải ý trời thời cũng khó xa
(CD NTB)
Được thua là sự bởi trời
Chớ thấy sóng cả mà rời tay ra
(KT CDXN)
Người nông dân nhắc đến Trời với niềm tin thiêng liêng rằng cái gì Trời cũng biết:
Ai mà ở bạc có Trời
Lòng em khăng khẳng một lời như xưa
(CD TTH)
Trời xanh có phụ ai đâu
Trọng thầy trọng bạn sang giàu hiển nhiên
(KT CDXN)
Trời là thánh, là thần, mọi thứ có được đều nhờ ơn Trời, do Trời phù hộ, ban cho:
Nhờ Trời hạ kế sang đông
Lúa khoai no đủ, thong dong con người
(KT CDXN)
Nhờ Trời một trộ (trận) gió đông
Hoa gạo rụng xuống nằm cùng cỏ may
(KT CDXN)
Lời thề hớt mái tóc xanh
Theo nhau cho trọn tử sanh nhờ Trời
(CD NTB)
Trời thương ai người ấy được, Trời ghét ai thì người ấy phải chịu, đó là số trời, tất cả đều
do Trời định:
Tơi mang không cổ, nón đội không vành
Ông Trời đã định, rách lành phải theo
(CD TTH)
Lương duyên Trời định đất kề
Lòng em khăng khắng một bề thương anh
(CD TTH)
Mưa sa đấu bệ dễ cày
Trai anh đây chưa vợ, Trời đày đi đêm
(CD TTH)
Với sức mạnh và quyền uy ấy, không ai có thể chống lại được ý Trời, một khi Trời đã
quyết thì không gì cứu vãn được:
Của Trời, Trời lại lấy đi
Giương hai con mắt làm chi được Trời
(CD TTH)
Chỉ sợ Trời hại mà hư
Còn như người hại chỉ như phấn dồi
(CD TTH)
Người nông dân xưa đã tin như vậy. Đó là niềm tin vào một sức mạnh huyền bí, vô hình,
tồn tại ở đâu đó, thường là ở tận trên cao (“Trời xanh có phụ ai đâu”) và con người không giải
thích được, không can dự được, hoàn toàn phụ thuộc vào nó. Nhưng tin chưa phải đã là tín
ngưỡng. Tín ngưỡng vừa là niềm tin vào cái thiêng vừa là thái độ, cách ứng xử với cái
thiêng. Thái độ tiêu biểu của mọi tín ngưỡng là sự tôn kính và cầu xin. Dù là đến nhà thờ hay
đến đền, chùa, miếu mạo, ai cũng tỏ lòng tôn kính đối với Chúa, với Đức Phật, với Thánh Thần
và luôn van vái cầu xin một điều gì đó. Thái độ ấy cộng với niềm tin vào sự hiện hữu của đấng
vô hình là bản chất của mọi tín ngưỡng và tôn giáo..
(Còn nữa)

[1]Những câu ca dao được dẫn trong bài này lấy trong các công trình sau đây:
1. Hát ví đồng bằng Hà Bắc, Mã Giang Lân, Nguyễn Đình Bưu sưu tầm, biên soạn (1976), Ty
Văn hóa Hà Bắc xuất bản, Bắc Giang. (Viết tắt là HV ĐBHB)
2. Ca dao ngạn ngữ Hà Nội, Triêu Dương, Phạm Hòa, Tảo Trang, Chu Hà (1972), Hội văn
nghệ Hà Nội xuất bản. (Viết tắt là CD NNHN)
3. Kho tàng ca dao Xứ Nghệ, tập 1 và 2, Ninh Viết Giao chủ biên (1996), NXB Nghệ An,
Vinh. (Viết tắt là KT CDXN)
4. Ca dao Thừa Thiên Huế, Triều Nguyên (2005), Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Thừa
Thiên Huế xuất bản, Huế. (Viết tắt là CD TTH)
5. Ca dao Nam Trung Bộ, Thạch Phương, Ngô Quang Hiển (1994), NXB Khoa học Xã hội, Hà
Nội. (Viết tắt là CD NTB)
6. Ca dao dân ca Nam Bộ, Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị
(1984), NXB TPHCM. (Viết tắt là CD DCNB)

[2]Nguyễn Văn Huyên, Nghiên cứu văn hóa Việt Nam, 2 tập, NXB KHXH, Hà Nội, tập 1,
tr.111
[3]Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Ngô Đức Thịnh chủ biên, NXB KHXH, HN,
2001, tr.361
[4]Trong Văn học dân gian, tập 1, Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1972,
tr.197, GS. Đinh Gia Khánh cho rằng: “Hai tên gọi khác nhau là Bụt và Phật phản ánh hai còn
đường du nhập của đạo Phật, một đằng thì trực tiếp từ Ấn Độ sang (Bụt là phiên âm thẳng từ
Ấn Độ Buddha); một đằng thì thông qua Trung Quốc (Phật, Phù đồ là âm Hán Việt của các từ
ngữa Trung Quốc). Bụt lại là từ ngữ dân gian, còn Phật thì là từ ngữ bác học”. Trong cuốn sách
Những tiếng trống qua cửa nhà sấm, Nxb. Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, 2004, tác giả Huệ
Thiên không đồng tình. Ông cho rằng cả Bụt lẫn Phật đều là những hình thức phiên âm của từ
Sanskrit buddha. Từ này đã được người Trung Hoa phiên âm bằng nhiều cách, đọc theo âm
Hán Việt hiện đại là Phật Đà, Phật Đồ, Phù Đồ. Phậtlà dạng tắt đã trở thành thông dụng của
Phật Đà và Phật Đồ. Còn Bụt là âm xưa còn Phật là âm nay của cùng một chữ Hán, chứ không
phải một đằng là âm dân gian, một đằng là âm bác học, càng không phải Bụt là âm do người
Việt Nam phiên thẳng từ tiếng Ấn Độ (tr.195-196).

[5] Chúng tôi quan niệm tín ngưỡng là hình thức thể hiện niềm tin của con người vào cái
thiêng liêng, còn tôn giáo cũng là tín ngưỡng, nhưng có hình thức biểu hiện và tổ chức riêng,
xuất hiện trong một điều kiện và giai đoạn lịch sử cụ thể.
[6] Ngô Đức Thịnh: Phác họa về tín ngưỡng của các dân tộc Việt Nam, trong sách “Tín ngưỡng
và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam”, NXB KHXH, HN, 2001, tr.17

“Đạo Trời” và tín ngưỡng dân gian qua ca dao (phần 2)


Trang chủ > Văn học - nghệ thuật > Bài báo đã đăng
“Đạo Trời” và tín ngưỡng dân gian qua ca dao (tiếp theo và hết)
TS.Nguyễn Thị Kim Ngân

(Bài đăng trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số Tháng 6/2014)

Trong ca dao bên cạnh niềm tin có ông Trời như một đấng toàn năng thiêng liêng, chúng ta
dễ dàng bắt gặp thái độ tôn kính và cầu xin của người nông dân đối với Trời, thể hiện rõ ràng
ứng xử có tính chất tín ngưỡng của họ.
Hình ảnh ông Trời luôn luôn hiện ra trong tâm thức của người nông dân như đấng
thiêng liêng, thành kính:

Nửa ngày mưa bụi gió bay


Anh bưng thau nước chắp tay vái Trời
(CD TTH)
Lọt lòng nghe tiếng u oa
Ơn Trời, ơn Phật, mừng òa xiết bao
(KTCDXN)
Họ luôn luôn mong được ông Trời phù hộ trong mọi công việc hàng ngày, từ chuyện đồng
áng cho đến những chuyện tình duyên riêng tư:
Trông Trời một trận mưa sa
Để cho ngoài ruộng trong nhà được vui
(KTCDXN)
Trông Trời cho chóng đến mai
Ra đường gặp bạn trao vài ba câu
(KTCDXN)
Và cũng như trong mọi tín ngường khác, đứng trước Ông Trời, thái độ tiêu biểu nhất của
con người là van vái, cầu xin.
Xin cho con trẻ ăn ngoan, khỏe mạnh:
Lạy trời phù hộ ấu nhi
Ăn no chóng lớn, biết đi biết đùa
(KTCDXN)
Xin cho tình duyên không bị trắc trở, người mình yêu thương chung thủy, trước sau vẹn
toàn:
Vái trời cho đặng vuông tròn
Trăm năm giữ vẹn lòng son cùng chàng
(CD NTB)
Xin cho tuổi già bình an, trường thọ:
Lạy trời cho miễn sống lâu
Ai kêu bằng chó bằng trâu cũng ừ
(CD TTH)
Nhưng xin nhiều nhất vẫn là xin cho chuyện làm ăn.
Trong hoàn cảnh một nước nông nghiệp lạc hậu, chủ yếu là trồng lúa và đánh cá, toàn
bộ hoạt động sản xuất đều phụ thuộc vào thời tiết, vào điều kiện tự nhiên:

Người ta đi cấy lấy công


Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời trông đất trông mây
Trông mưa trông gió trông ngày trông đêm
Người nông dân chỉ biết cầu trời, mong sao công việc làm ăn thuận lợi, mùa màng tươi tốt,
người đi làm xa trở về bình an:

Lạy trời trăm lạy trời ơi


Trông cho trong ruộng ngoài khơi được mùa
(KTCDXN)
Lạy trời thổi ngọn gió Đông
Xuôi buồm thuận gió cho chồng tôi vô
(KTCDXN)
Tới đây lạ bến đậu nhờ
Vái trời lớn gió cho sóng trong bờ đừng chao
(CD NTB)
Thành kính, cầu xin là những dấu hiệu của tín ngưỡng nhưng cảm giác tội lỗi cũng rất điển
hình cho cách ứng xử mang tính chất tôn giáo. Trong ca dao chúng ta bắt gặp khá nhiều câu
diễn tả cảm giác của người dân quê thấy mình có tội với Trời khi làm điều gì đó không phải:
Hai ta nguyện ước sa lời
Đó bỏ đây không tôi mấy, đây bỏ đó tội trời ai manng
(CD NTB)
Đã thành gia thất thì thôi
Đèo bồng chi lắm, tội trời ai mang
(CD NTB)
Chữ “tội Trời” được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong ca dao:
Xương da ai cũng là người
Chàng mà đạp thiếp, tội Trời chàng mang
(KTCDXN)
Cha mẹ bú mớm nâng niu
Tội Trời đành chịu, không yêu bằng chồng
(CD NTB)
Cảm giác mắc tội ấy rõ ràng là một cảm giác tín ngưỡng, chỉ có điều tín ngưỡng ở đây
không đi kèm với những lễ nghi như trong các tín ngưỡng khác. Người ta nói mình mắc tội với
Trời nhưng không đi đến nơi có thờ Trời (không biết có nơi nào như vậy)[1] để dâng lễ và cầu
xin tha tội. Có lẽ đây cũng là một đặc điểm của tín ngưỡng Trời, một tín ngưỡng dân gian nặng
về tâm linh hơn là nghi thức.
Một điểm khác biệt nữa của tín ngường dân gian này là khi lạy Trời, qua ca dao chúng
ta thấy người nông dân không chỉ van vái cầu xin Trời rủ lòng thương, ban ơn cứu vớt, ban
phước lành như khi đến cửa Phật hay vào nhà thờ Thiên Chúa mà còn kêu cầu sự công minh,
trừng phạt cái ác, cái xấu.

Trăm lạy ông Trời chớ điếc, đừng đui


Để hai con mắt coi người thế gian
(CD NTB)
Những người nói láo nói không
Xin trời quăng xuống giữa sông Bồ Đề
(KTCDXN)
Ông Trời ở đây không chỉ là vị thần từ bi, bác ái, cứu độ chúng sinh mà còn là hiện thân của
“mọi lẽ công bằng. Ông thường phạt kẻ xấu và ban thưởng người tốt” (Nguyễn Văn Huyên,
Sđd.). “Trời quả báo, ăn cháo gãy răng”. Người dân quê tin hoặc chí ít cũng muốn tin là có
điều đó:
Đứa mô đã nói quên lơi
Đi ra trộ sáo, ông Trời đánh ngay
(CD TTH)
Em mà ăn ở hai lòng
Trời tru đất diệt không mong thấy chàng
(CD NTB)
Trời xanh có phụ ai đâu
Trọng thầy trọng bạn sang giàu hiển nhiên
(KTCDXN)
Yêu cầu về công lý, niềm tin vào “mọi lẽ công bằng” này làm cho tín ngưỡng Trời không
còn thuần túy là tín ngưỡng tâm linh, thuần túy tinh thần nữa. Ông Trời đã mang dáng dấp của “
Bao công” mang tính chất thế tục, tính chất xã hội, đúng như nhận xét của Nguyễn Văn Huyên:
“Đấy không phải là một vị thần trừu tượng và không thể hiểu. Người ta xem ông như một con
người…”
Điều này giải thích vì sao hình ảnh Trời / Ông Trời trong ca dao hiện ra không phải lúc
nào cũng thiêng liêng, thần thánh mà nhiều khi rất người, rất quen thuộc:
Ngó lên trời, trời buồn trời bực
Ngó về sông An Cựu, nắng đục mưa trong
(CD TTH)
Mẹ cha là biển là trời
Phận con đâu dám cãi lời mẹ cha
(CD NTB)
Vì Trời không chỉ là thánh là thần mà còn là người nên quan hệ của con người với Trời
cũng có khác. Trời với người gần gũi, thân thiện:
Trời mưa thì mặc trời mưa
Tôi không tơi nón, trời đưa tôi về
(CD TTH)
Hôm nay anh gặp em đây
Trời khuyên, đất bảo, làng sang lấy chồng
(KTCDXN)
Ông Trời tham gia vào nhưng chuyện rất đời thường:

Ông tra mà đội nón cời


Muốn đi ve gái mà Trời không cho
(KTCDXN)
Bản thân Trời cũng như người, có kẻ ghét người thương:
Trời còn có kẻ không ưa
Huống chi phận thiếp, ở cho vừa lòng ai
(CD TTH)
Với quan niệm về Trời như vậy nên thái độ của người nông dân với Trời cũng trở nên bình
đẳng, không còn sợ sệt nữa. Người ta không chỉ lạy trời, xin trời vái trời mà còn mạnh dạn hỏi
trời, muốn tận mặt gặp Trời:
Phải chi lên đặng ông trời
Hỏi xem duyên nợ đổi dời về đâu
(CD NTB)
Ngồi buồn nói chuyện láo thiên
Một bầy kiến lửa lên khiêng ông Trời
(CD TTH)
Thậm chí đùa giỡn, sàm sỡ với Trời:
Trông Trời trời mưa cho to
Không mai thì mốt, tôi gả chị cho trời
(KTCDXN)
Từ chỗ kéo ông Trời từ trên cao xuống mặt đất, nhìn ông Trời không phải như thần thánh
mà như người, từ một quan hệ bình đẳng như vậy, người ta tự cho phép mình có thể có thái độ
bất kính với Trời:
Ông Trời chết nứt chết trương
Ông ghét tôi khổ, ông thương nhà giàu
(KTCDXN)
Bất phục tùng Trời
Một lòng chỉ quyết lấy anh
Ong bay bướm lượn xung quanh mặc trời
(KTCDXN)

Hoặc có khi chống lại cả Trời:

Em mà nỡ phụ duyên anh


Núi cao anh xô đổ, trời xanh anh lật nhào
(KTCDXN)
Đến đây xuất hiện vấn đề: liệu một thái độ như vậy có phản ánh đúng tín ngưỡng Trời của
người nông dân xưa không, có thực là một phần trong cách ứng xử của dân gian với ông Trời
như một tín ngưỡng không hay đây chỉ là hình tượng nghệ thuật về ông Trời trong ca dao? Câu
trả lời quả không đơn giản.
Một mặt, bản thân tín ngưỡng dân gian là hiện tượng phức tạp. Trong mỗi tín ngưỡng
thường chứa đựng, pha trộn nhiều yếu tố, đó vừa là niềm tin, vừa là lối sống, vừa là cách cảm,
vừa là cách nghĩ; đó vừa là một cách nhìn về tự nhiên, một thế giới quan, vừa là cách ứng xử
mang nội dung đạo đức - xã hội. Đặc biệt, tín ngưỡng dân gian gắn liền với tư duy cổ sơ, với
lối nhân hóa tự nhiên, tất cả những gì siêu nhiên đều được quy về con người, đời sống con
người. Ở đây cái trừu tượng, không hiểu thì biến thành cụ thể, dễ hiểu (Trời thành ông Trời),
còn cái cụ thể, dễ hiểu thì biến thành huyền bí, xa vời. (Mưa thành Thần mưa (Pháp Vũ), Mây
thành Thần Mây (Pháp Vân), bếp thành Ông đầu hỏa, Ông đầu rau...). Thêm nữa cũng cần thấy
rằng đối với người dân quê xưa, tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng Trời nói riêng không
thuần túy là chiêm nghiệm tinh thần, nó còn là một phương tiện để sống, để tồn tại. Cái thiêng
và cái thực dụng xen kẽ với nhau. Tất cả điều đó phần nào giải thích vì sao mặc dù sùng bái
Ông Trời, người ta vẫn có thể coi Trời như bạn, có khi còn chế diễu, chống lại.
Mặt khác, như đã nói ở trên, ca dao không phải là giá trị văn hóa trực tiếp nảy sinh từ
những nghi thức tín ngưỡng mà là khúc hát tình, gắn liền với đời sống lao động sản xuất và sinh
hoạt của người dân quê. Trong những hình tượng, biểu tượng ca dao có thể pha trộn nhiều thứ:
kinh nghiệm sản xuất, nhận thức về tự nhiên, tín ngưỡng, triết lí về xã hội – con người, tình
cảm v..v..Hình tượng ca dao – cụ thể ở đây là hình tượng ông Trời – bởi vậy có thể không
thuần khiết, đơn nghĩa. Thái độ của người nông dân với ông Trời có chỗ phản ánh tín ngưỡng
của họ nhưng có chỗ không hẳn thuộc về tín ngưỡng mà thuộc về cái nhìn xã hội – đạo đức của
người sáng tác, vào tưởng tượng sáng tạo của dân gian.
Trong cuốn “Văn hóa Việt Nam sử cương” xuất bản lần đầu năm 1938, ở phần “Tín
ngưỡng và tế tự”, ông Đào Duy Anh viết: “Trước khi có Cơ đốc giáo du nhập, người nước ta
đồng thời sùng bái cả Trời, Phật, các thần linh ở trong vũ trụ, các quỉ thần hay là linh hồn
người chết”(nhấn mạnh của chúng tôi)[2]
“Sùng bái Trời” chính là tín ngưỡng Trời, “đạo Trời” đã để lại dấu vết trong nhiều sáng tác
dân gian, trong đó có ca dao. Qua một khảo sát nhỏ 598 câu có chữ “Trời” trong ca dao miền
Trung trên đây phần nào chúng ta cũng thấy điều đó[3]. Rất tiếc là hiện tượng này đến nay còn
chưa được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu tín ngưỡng dân gian cũng như văn hóa
dân gian ở nước ta.[4]

[1]Trong ca dao có khi ông Trời được đồng nhất với Ngọc Hoàng, “Trai lỗi lời thề, lấy vôi mà
tạc/ Gái lỗi lời thề, lấy đá mà ghi/ Nào ai ăn ở tiếng chi/ Dưới có vua Thập Điện, trên có Thiên
Tri Ngọc Hoàng”
(CD TTH , Tr.642), tuy nhiên ở Việt Nam việc thờ cúng Ngọc Hoàng chủ yếu gắn với vị thần
linh cao nhất trong tục thờ Tiên của Đạo giáo Trung Hoa nhập vào Việt Nam (Ngọc Hoàng
Thượng Đế) chứ không phải gắn với Ông Trời trong tín ngưỡng dân gian. Ngay cả đối với
Ngọc Hoàng nghi lễ và thờ cúng cũng rất mờ nhạt (Xem “Tín ngưỡng và văn hòa tín ngưỡng ở
Việt Nam”, Ngô Đức Thịnh chủ biên, Nxb. KHXH, HN, 2001, tr. 130

[2]Đào Duy Anh, Việt Nam Văn hóa sử cương, Nxb. Bốn Phương, 1951, tr.203
[3]Xem: Nguyễn Thị Kim Ngân, Thiên nhiên trong ca dao, NXB ĐHSP TPHCM, 2011
[4]Trong công trình “Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam” do Giáo sư Ngô Đức
Thịnh chủ biên, Nxb. KHXH ấn hành năm 2001 không thấy có phần nói về tín ngưỡng Trời, sự
“sùng bái Trời”

Định nghĩa
ông trời Theo tín ngưỡng người Việt cổ thì Ông trời là Đấng tạo hóa sáng thế tạo ra muôn vật
muôn loài làm chủ các thần thánh hiện tượng mưa gió sấm sét bão tố động đất...và là Đấng tạo
hóa sinh ra người Việt xưa. Sau 1000 năm Bắc thuộc thì người Trung Quốc đồng hóa và buộc
phải theo dòng tín ngưỡng của họ nên các chính sử không còn nhắc lại nhiều. Nhưng trong tín
ngưỡng dân gian và các dân tộc thường có điểm chung gọi là Ông trời và lưu truyền đến tận
nay.
1. Người sinh ra muôn vật, theo Tín ngưỡng.
Ông trời sinh ra: Mặt trời, Mặt trăng. các vì sao, tạo ra nước, ra núi đồi, đồng bằng cây cỏ, chim
muông, thú...cai quản các vị thần linh, thánh, loài người, tiên ....Theo quan niệm người Việt cổ.

You might also like