BT Tết - Ngữ Văn

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Bài 3:

1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là Nghị luận
2. Người viết muốn gửi gắm thông điệp : mỗi người trong chúng ta đều được sinh ra
với những giá trị riêng của bản thân. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải
biết mình, phải nhận ra những giá trị đó. Chúng ta cần không ngừng nỗ lực học tập
và rèn luyện bản thân,bồi dưỡng và phát huy ưu điểm sẵn có của bản thân
3. Bài làm
Có người đã từng nói: “Đừng hỏi bản thân mình thế giới cần gì. Hãy hỏi chính bản
thân bạn điều gì làm cuộc sống của bạn trở nên thú vị và hãy làm nó. Bởi vì những gì thế
giới cần là những con người sống động.”, quả đúng là như vậy, mỗi con người sinh ra đều
có những đặc điểm, cá tính riêng vì vậy để đạt được những thành công mà chúng ta mong
đợi, trước hết chúng ta cần phải hiểu rõ giá trị của bản thân mình. Vậy giá trị của bản
thân là gì? Đó là những thành quả kiến thức, đạo đức tốt đẹp mà chúng ta rèn luyện được.
Mỗi người cần cố gắng học hỏi, nâng cao giá trị của bản thân, thay đổi bản thân để trở
thành một công dân có ích cho xã hội. Đó cũng chính là những ưu điểm, điểm mạnh vượt
trội của mỗi người so mọi người xung quanh khiến mình có một cái riêng giữa đám đông.
Trong cuộc sống cũng có rất nhiều người biết được giá trị của bản thân để rồi thay đổi và
khiến cho cá nhân họ ngày càng phát triển. Đó là những con người không ngừng nỗ lực
học tập, tích lũy, tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Ngoài ra, họ còn biết nhìn
nhận vào những lỗi sai của mình, từ đó rút ra bài học và khắc phục. Và đặc biệt, đó chính
là những con người có ý thức vươn lên trong cuộc sống, sống có đam mê và cố gắng theo
đuổi đam mê đó. Vậy những ý nghĩa của việc biết xác định giá trị bản thân trong cuộc
sống là gì? Nó giúp cho bản thân mình ngày càng phát triển, mở mang tầm hiểu biết và
nó khắc phục được những khuyết điểm của bản thân mình, từ đó chúng ta sẽ được mọi
người tín nhiệm và tin tưởng. Ngoài ra, khi ta xác định được giá trị của mình, bản thân ta
sẽ ngày càng hoàn thiện, tiến bộ. Một ví dụ điển hình cho việc can đảm theo đuổi giá trị
bản thân chính là sự thành công của Steve Jobs khi sáng chế ra máy tính Mac. Dù chán
ghét việc học tập ở môi trường đại học nhưng Steve Jobs lại có một niềm đam mê đặc
biệt với các kiểu chữ. Chính niềm say mê này đã khiến ông theo học một khóa luyện viết
chữ đẹp. Tại đây, ông đã học hỏi mọi thứ về các kiểu chữ, khoảng cách giữa các tổ hợp kí
tự khác nhau và về kỹ thuật in. 10 năm sau, Jobs cho ra đời chiếc máy tính Mac đầu tiên
với một đặc điểm chưa từng có: người dùng có thể tùy chọn các kiểu font chữ phong phú
và nhìn thấy kiểu chữ hiển thị ngay trên màn hình chứ không cần phải đợi cho đến khi in
ra. Khi tham gia khóa học viết chữ đẹp này, hẳn Steve Jobs không hề nghĩ đến việc một
ngày mình sẽ thay đổi cả thế giới như thế nào. “Hiệp sĩ” Ba Dân ở Cần Thơ, dù đôi chân
ông không được lành lặn như những người bình thường sau cơn sốt bại liệt ngày nhỏ. Dù
phải mưu sinh vì cơm áo bằng công việc bán vé số dạo nhưng nhiều năm nay với đôi
chân khập khiễng, và với số tiền ít ỏi trích ra từ tiền bán vé số, ông đã đi vá lại những
đoạn đường có ổ gà để mọi người đi lại dễ dàng hơn. Công việc thầm lặng ấy quả thật đã
khiến cho mọi người thêm cảm phục tinh thần vì cộng đồng và tấm lòng nhân ái của
người hiệp sĩ ấy. Tuy vậy, trong xã hội vẫn còn có nhiều người sống an phận, nghe theo
sự sắp đặt của người khác hoặc quá lười biếng, không có ý thức vươn lên để hoàn thiện
bản thân mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán. Qua đó, ta thấy
được ý nghĩa của việc xác định giá trị của bản thân trong cuộc sống, vì vậy chúng ta cần
phải phấn đấu mỗi ngày, mỗi ngày phải không ngừng nỗ lực để khẳng định mình và đừng
tự đánh mất giá trị bản thân.

Bài 4:
1. Bài thơ được sáng tác năm 1980 khi con gái đầu lòng của nhà thơ vừa tròn 1 tuổi.
Đó là thời điểm đất nước ta gặp vô vàn khó khăn. Thời kỳ cả nước mới thoát khỏi
cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ
2. - Câu được gạch chân trong đoạn thơ trên là phó từ
- Câu thơ “Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con" nhằm diễn tả người đồng mình tuy nhỏ
bé, nhưng có khí phách, giàu ý chí, niềm tin vươn lên trong cuộc sống gian khổ và
sự lớn lao của ý chí, nghị lực, cốt cách, tâm hồn của người đồng mình. Từ đó, câu
nói phủ định này như 1 lời khẳng định rằng : con phải luôn tự hào về bản lĩnh, chí
khí, tinh thần thép của người đồng mình
3. Câu thơ “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” sử dụng nghệ thuật ẩn
dụ:
- Gợi tả : Ta thấy được ý thức tự lực, tự cường của người đồng mình (bằng
tinh thần lao động. họ đã xây dựng và nâng cao tầm vóc của quê hương
mình)
- Gợi cảm : Ta thấy được tác giả là người có tình yêu và niềm tự hào cho quê
hương sâu sắc, ông luôn tự hào về bản lĩnh, chí khí của người đồng mình
4. Bài làm
(1)Bốn câu thơ trên được trích từ bài thơ “Nói với con” của Y Phương được mở ra bằng 2
câu thơ đầy sức gợi:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”
(2)Mở đầu là hình ảnh “thô sơ da thịt” gợi cho ta thấy hình ảnh vẻ bề ng của những con
người mang vóc dáng, hình hài nhỏ bé, mộc mạc, giản dị. (3)Vậy cụm từ “chẳng mấy ai
nhỏ bé” có ý nghĩa gì? (4) Nó đã khẳng định sự lớn lao của ý chí, nghị lực, cốt cách, tâm
hồn của người đồng mình. (5)Từ đó, hai câu thơ này đã gợi lên sự đối lập giữa ngoại hình
vóc dáng với tâm hồn tính cách của người đồng mình. (6)Ở đây, nghệ thuật tương phản
đã làm tôn lên “tầm vóc” của người đồng mình, họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không
hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí. (7)Và chính cái hồn nhiên và mộc mạc ấy lại chứa đựng
sức sống mạnh mẽ, giàu chí khí, bản lĩnh, niềm tin của dân tộc. (8)Và đặc biệt, cách nói
phủ định “chẳng mấy ai nhỏ bé” như một lời khẳng định rằng : con phải luôn tự hào về
bản lĩnh, về tinh thần thép của người đồng mình. (9)Tiếp đến là hai câu thơ miêu tả tinh
thần tự lực, tự cường xây dựng quê hương với những nét văn hoá riêng của người dân
“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”
(10)Hình ảnh “tự đục đá kê cao quê hương” mang nghĩa thực nhằm miêu tả công việc lao
động của người miền núi: phá đá, cải tạo tự nhiên để làm đường, dựng nhà. (11) Ngoài ra,
hiểu theo ý nghĩa sâu xa hơn, thì nó là ẩn dụ cho ý thức tự lực, tự cường của người đồng
mình, bằng tinh thần lao động , họ đã xây dựng, nâng cao tầm vóc của quê hương mình.
(12)Và đặc biệt , trong quá trình xâu dựng làng, dựng bản, dựng xây quê hương, chính họ
đã làm nên phong tục, bản sắc riêng cho cộng đồng. (13)Qua đó, câu thơ cuối đã khái
quát rõ tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức bảo tồn, giữ gìn cội nguồn và những nét đẹp
truyền thống riêng của người đồng mình. (14)Tóm lại, bốn câu thơ trên trích từ bài thơ
“Nói với con” của Y Phương đã khiến cho ta thấy được vẻ ngoài mộc mạc, giản dị, chất
phác nhưng tâm hồn và chí khí lớn lao; tinh thần tự lực, tự cường xây dựng quê hương
của người dân.
*Chú thích:
Câu hỏi tu từ : Câu 3
Phép thế : cụm từ “chẳng mấy ai nhỏ bé” (Câu 3), nó (Câu 4)
5. Tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có đề tài về tình cảm cha con
là “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng

Bài 5:
1. Đoạn trích trên thuộc tác phẩm “Làng” của Kim Lân. Tác phẩm này được viết
trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
2. Đoạn văn trên chủ yếu sử dụng hình thức độc thoại nội tâm vì đoạn trích bộc lộ
cảm xúc trong lòng của nhân vật ông Hai khi làng chợ Dầu theo giặc
3. Câu “Hay là quay về làng” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu nghi vấn. Dấu
ngoặc kép có tác dụng đánh dấu và trích dẫn lời thoại trực tiếp
4. Bài làm
(2)Khi mụ chủ nhà biết chuyện và có ý muốn đuổi gia đình ông đi, ông Hai đã roi vào
tình trạng tuyệt vọng, bế tắc hoàn toàn. (3)Vậy gia đình phải đi đâu bây giờ vì không một
ai muốn chứa chấp dân của cái làng Việt gian. (4) Và khi ấy, ông Hai đã thoáng có ý nghĩ
muốn trở về làng, nhưng ông đã gạt bỏ ý nghĩ ấy bởi “Làng đã theo Tây, về làng nghĩa là
rời bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, là cam chịu trở về kiếp sống nô lệ". (5) Khi ấy, ta cảm nhận
được rõ mối mâu thuẫn trong nội tâm và tình thế của nhân vật như đã thành sự bế tắc, đòi
hỏi phải được giải quyết. (6)Và trong giờ phút đau khổ ấy, ông không biết phải tâm sự
cùng ai ngoài đứa con út bé bỏng của mình. (7)Vì yêu làng chợ Dầu, ông càng muốn khắc
sâu vào trái tim bé nhỏ của con bằng tình cảm với làng, với kháng chiến, với cụ Hồ.
(8)Từ đó, ta thấy được tâm lòng thuỷ chung “trước sau như một" với cách mạng của ông
Hai. (9) Mặc dù ông đã nhiều tuổi nhưng khi nghĩ về làng, ông cứ ròng ròng nước mắt.
(10) Và nỗi đau ấy mới thật đáng trân trọng làm sao bởi đó là nỗi đau của một con người
coi danh dự của Làng như chính bản thân mình. (11)Tóm lại, đoạn văn này đã diễn tả rất
cảm động và sinh động những tâm trạng, nỗi lòng sâu xa, bền chặt, chân thành của ông
Hai với quê hương, đất nước, với cách mạng và kháng chiến khi bị mụ chủ nhà đánh
tiếng đuổi đi và khi ông tâm sự nỗi lòng của mình với đứa con út.
*Chú thích:
Câu ghép : Câu 9
Trợ từ : những (câu 11)

You might also like