Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

“Nhà mẹ Lê” là tác phẩm kể về chuyện về số phận những người dân ngụ cư mà trung tâm là mẹ Lê và

mười một đứa con. Xuyên suốt tác phẩm, Thạch Lam kể về cuộc sống của gia đình mẹ Lê khi chuyển đến
sống tại Đoàn Thôn từ những ngày vui sướng, yên ấm đến những ngày nghèo khổ, thiếu thốn nhất.

Mẹ Lê xuất thân là một người phụ nữ nông thôn. số phận đưa đẩy,một mình mẹ Lê tự tay nuôi nấng
mười một người con, trong đó đứa lớn mới có mười bảy tuổi và đứa bé nhất hãy còn bế trên tay. Đàn
con nheo nhóc ấy khiến người dân Đoàn Thôn phải giật mình chú ý khi thấy bác ta. Nghèo lại đông con,
mẹ Lê vắt kiệt bản thân mình để chăm lo cho gia đình nhỏ. Những chi tiết ấy cho thấy sự lạc hậu, nghèo
khổ cùng hạn chế trong nhận thức của những người dân quê lúc bấy giờ. Không chỉ nghèo, bác ta còn bị
gọi một cách khinh miệt “những kẻ ngụ cư”, phải làm thuê để kiếm sống .Dẫu đã khổ đến vậy,mái nhà
của mẹ Lê lại chỉ được ví với ổ rơm. Hình ảnh người đàn bà hiện lên cô độc, vất vả quá đỗi khiến độc giả
không khỏi xót xa

Ngoại hình của mẹ Lê càng tô đậm vẻ khắc khổ cùng với “ngoại hình chắc chắn và thấp bé, da mặt và
chân tay nhăn nheo như một quả trám khô.”. một người đã quen với làm lụng ,dù thân thể nhỏ bé
nhưng đảm đương được biết bao việc cực nhọc. Cuộc sống khó khăn cùng đàn con đã khiến người phụ
nữ đen đúa và gầy còm.

Như là mội minh chứng cho sự khổ cực mà người dân phải chịu trong xã hội thời xưa, với những chi tiết
ngắn ngủi, giản đơn mà vẫn vạch trần được xã hội thời phong kiến đương thời đang dần gặm nhấm số
phận đời dân.

Thạch Lam luôn tìm ra những chiều sâu khuất lấp ở con người và vạn vật. Ông đã phát hiện ra chiều sâu
tâm hồn, nét đẹp phẩm chất ngời lên ở những con người nghèo khổ như mẹ Lê và biến chúng thành
điểm nhấn của tác phẩm. Đầu tiên, mẹ Lê là người yêu thương gia đình và con cái hết mực, sẵn sàng hi
sinh tất cả vì những người thân yêu. Hình ảnh mọi người quây quần bên nồi cơm bốc hơi, trong khi bên
ngoài gió lạnh rít qua mái tranh cho thấy sự đầm ấm, tràn đầy tình yêu thương của gia đình này. Khung
cảnh “Những ngày nắng ấm trong năm, hay những buổi chiều mùa hạ, mẹ con bác Lê cùng nhau ngôì
chơi ở trước cửa nhà” là hình ảnh rất đỗi nên thơ, đẹp tựa như một bức tranh đầy màu sắc. Chi tiết “bác
yêu thằng Hy hơn cả...” cho thấy tình cảm yêu thương con vô bờ bến mà bác Lê dành cho những đứa
con.

Từ sáng sớm, mùa nực cũng như mùa rét, bác đã trở dậy để đi làm mướn cho những người trong làng.
Khi cả phố trở nên đói kém, bác vẫn cần mẫn đi khắp các nhà xin làm mướn, kể cả làm không công và chỉ
thu về có nửa bát gạo, đùm bọc về không đủ cho ba đứa con ăn. Phẩm chất nổi bật tiếp theo mà Thạch
Lam đã rất tinh tế phát hiện ra ở nhân vật này chính là đức tính chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó.
Dù công việc bấp bênh, lận đận nhưng bác không bao giờ từ bỏ.

Nhân vật mẹ Lê mang những phẩm chất tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống
như yêu thương gia đình, giàu lòng nhân hậu, cần mẫn và lạc quan. Thạch Lam thật sự là một nhà văn
luôn “chắt chiu cái đẹp”.

Có những phẩm chất đáng quý như vậy nhưng số phận của nhân vật mẹ Lê lại vô cùng bi thảm. Bóng
đêm của giặc giã, nạn đói hiện lên rất rõ trong tác phẩm dù tác giả không nhắc đến trực tiếp. Sự thống
trị tàn ác của thực dân phong kiến đã đẩy cuộc sống con người rơi vào bế tắc.buổi họp chợ,vạn vật
chẳng còn mấy đông đúc như trước kia. rồi gia đình ngụ cư của mẹ Lê,khi Quá xót xa khi nhìn đàn con đã
nhịn đói suốt buổi, bác Lê vá lại manh áo rét, đánh liều sang nhà ông Bá xin gạo lần nữa dù ban sáng đã
bị cậu Phúc dọa nạt sẽ thả chó ra cắn. Bác Lê không xin được gạo, bị chúng thả chó ra đuổi. Trên bắp
chân bác, máu đỏ chảy ròng ròng. Trong giây phút đau đớn, bác Lê vẫn khổ tâm: “Thế là mẹ con lấy gì ăn
cho đỡ đói bây giờ.”tuy nhân vật ông Bá và cậu Phúc không xuất hiện trực tiếp một lần nào, cũng không
có bất kì lời thoại nào nhưng bộ mặt gian ác, vô nhân tính vẫn hiện lên rõ nét.

Tác phẩm khép lại bằng cái kết gây ám ảnh tột cùng. Bác Lê chết sau cơn mê sảng. Những đứa con ngồi
bên bậc cửa, ngơ ngác và vô định. Người ta tự hỏi tương lai chúng sẽ ra sao khi thiếu đi người mẹ. Cái
chết của mẹ Lê xoáy vào vào lòng người đọc những trăn trở, day dứt khôn cùng.

Như vậy, qua nhân vật mẹ Lê, nhà văn Thạch Lam đã thể hiện tình yêu thương, trân trọng những phẩm
chất tốt đẹp và đồng cảm với nỗi bất hạnh của những con người có cuộc sống khổ cực, u ám, tựa như
những kiếp ve sầu. Tác giả còn lên án, tố cáo thực dân phong khiến tàn ác đã đày đọa người dân.

Với ngôn ngữ trong sáng, kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn, nghệ thuật xây dựng và miêu tả
tâm lí nhân vật tài tình, Thạch Lam đã khắc họa thành công nhân vật mẹ Lê.

You might also like