SWG Triết TN-tuần-1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Tài liệu trắc nghiệm tuần

Triết học Mác-Lênin

TRẮC NGHIỆM TUẦN


Môn: Triết học Mác-Lênin

Biên soạn: Study with Genie


[SWG] Tài liệu ngành Dược

Triết học Mác-Lênin Trắc Nghiệm Tuần


BÀI 1: TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Câu 1. Bộ phận nào dưới đây không phải là một trong ba bộ phận cấu thành của Chủ nghĩa Mác – Lênin?
a. Kinh tế chính trị Mác – Lênin b. Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
c. Triết học Mác – Lênin d. Chủ nghĩa xã hội khoa học
Câu 2. Chọn phương án đúng nhất trong các phương án sau đây. Ở triết học Mác:
a. Có sự thống nhất hữu cơ giữa tính đảng và tính khoa học
b. Có sự thống nhất giữa nguyên nhân và kết quả
c. Có sự thống nhất giữa tính chất siêu hình và biện chứng
d. Có sự thống nhất giữa tính chất duy vật và duy tâm
Câu 3. Chức năng trang bị cho con người hệ thống những nguyên tắc phương pháp chung nhất cho hoạt động nhận thức
và thực tiễn là chức năng thuộc về:
a. Siêu hình học b. Phương pháp luận c. Nhận thức luận d. Thế giới quan
Câu 4. Thời kỳ thứ nhất trong sự hình thành và phát triển của triết học Mác là:
a. Thời kỳ C.Mác và Ph.Ăngghen bổ sung và phát triển toàn diện lý luận triết học
b. Thời kỳ đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
c. Thời kỳ C.Mác và Ph.Ăngghen phân ngành triết học
d. Thời kỳ hình thành tư tưởng triết học với bước quá độ từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang
chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản
Câu 5. Tiền đề lý luận của sự ra đời chủ nghĩa Mác? Chọn câu trả lời đúng
a. Kinh tế học của Anh, Chủ nghĩa xã hội Pháp, Triết học cổ điển Đức
b. Triết học biện chứng của Hêghen, Kinh tế chính trị cổ điển Anh, tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Pháp
c. Chủ nghĩa duy vật triết học của Phoiơbắc, Kinh tế học Anh, Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp
d. Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị cổ điển Anh, Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp
Câu 6. Một trong các vai trò cơ bản của triết học Mác – Lênin là:
a. Triết học Mác – Lênin làm sáng tỏ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
b. Triết học Mác – Lênin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng cho con người trong
nhận thức và thực tiễn
c. Triết học Mác – Lênin trang bị cho con người hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật
d. Triết học Mác – Lênin trang bị cho con người các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
Câu 7. Khẳng định nào sau đây là sai?
a. Triết học Mác kế thừa và cải tạo phép biện chứng của Hêghen trên cơ sở chủ nghĩa duy vật
b. Triết học Mác ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử tư tưởng của nhân loại
c. Triết học Mác có sự thống nhất giữa phương pháp biện chứng và thế giới quan duy vật
d. Triết học Mác là sự lắp ghép phép biện chứng của Hêghen và chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc
Câu 8. C.Mác đã kế thừa “hạt nhân hợp lý” trong triết học của ông để xây dựng phép biện chứng duy vật. Ông là ai?

Video bài giảng được chia sẻ miễn phí tại: https://www.youtube.com/@geniedayui Trang 1
Tài liệu trắc nghiệm tuần

Triết học Mác-Lênin

a. Platôn b. Phoiơbắc c. Ăngghen d. Hêghen


Câu 9. Vai trò nào sau đây không phải là vai trò của triết học Mác – Lênin:
a. Triết học Mác – Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách mạng để phân tích xu hướng
phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ.
b. Triết học Mác – Lênin là cơ sở để sáng tạo ra các khoa học chuyên ngành
c. Triết học Mác – Lênin là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và sự
nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
d. Triết học Mác – Lênin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng cho con người trong nhận thức
và thực tiễn.
Câu 10. Chủ nghĩa Mác – Lênin gồm mấy bộ phận cấu thành?
a. 5 b. 4 c. 6 d. 3
Câu 11. Hình thức nào dưới đây không phải là hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật?
a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng b. Chủ nghĩa duy vật tầm thường
c. Chủ nghĩa duy vật chất phác Cổ đại d. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
Câu 12. Triết học Mác – Lênin do ai sáng lập và phát triển?
a. V.I.Lênin, C. Mác và Hồ Chí Minh b. Ph.Ăngghen, C. Mác và Hồ Chí Minh
c. C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin d. C.Mác, Hêghen và Ph.Ăngghen
Câu 13. Chức năng của triết học mácxít là gì? Chọn câu trả lời đúng
a. Chức năng khoa học của các khoa học b. Chức năng làm sáng tỏ cấu trúc ngôn ngữ
c. Chức năng làm cầu nối cho các khoa học d. Chức năng thế giới quan và phương pháp luận
Câu 14. Tiền đề khoa học tự nhiên của sự ra đời chủ nghĩa Mác? Chọn phương án sai
a. Học thuyết tiến hoá b. Học thuyết nguyên tử luận
c. Học thuyết tế bào d. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng
Câu 15. Chọn luận điểm đúng trong các luận điểm sau đây:
a. Triết học Mác – Lênin là con đẻ của các khoa học cụ thể
b. Triết học Mác – Lênin có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các khoa học cụ thể
c. Triết học Mác – Lênin là thể thống nhất với các khoa học cụ thể
d. Triết học Mác – Lênin không có mối quan hệ gì với các khoa học cụ thể.
Câu 16. Triết học ra đời từ nguồn gốc cơ bản nào?
a. Nguồn gốc tư tưởng và nguồn gốc triết lý b. Nguồn gốc xã hội và nguồn gốc thế giới quan
c. Nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội d. Nguồn gốc ý thức và nguồn gốc tư tưởng
Câu 17. Đối tượng của triết học Mác – Lênin là:
a. Toàn bộ những quan điểm về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó.
b. “Đơn thuốc vạn năng” có thể giải quyết được mọi vấn đề.
c. Mối quan hệ giữa con người với con người.
d. Giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu. những
quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Câu 18. Chọn luận điểm sai về thế giới quan duy vật biện chứng:
a. Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò đặc biệt quan trọng định hướng cho con người nhận thức đúng đắn thế
giới hiện thực
b. Thế giới quan duy vật biện chứng giúp con người hình thành quan điểm khoa học định hướng mọi hoạt động
c. Thế giới quan duy vật biện chứng nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con người
d. Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò là nền tảng cho thế giới quan duy tâm chủ quan
Câu 19. Triết học Mác ra đời là kết quả kế thừa trực tiếp:
a. Thế giới quan duy vật của Hêghen và phép biện chứng của Phoiơbắc

Video bài giảng được chia sẻ miễn phí tại: https://www.youtube.com/@geniedayui Trang 2
Tài liệu trắc nghiệm tuần

Triết học Mác-Lênin

b. Thế giới quan duy vật của Phoiơbắc và phép biện chứng của Hêghen
c. Thế giới quan duy vật của Hêghen và Phoiơbắc
d. Thế giới quan duy tâm của Hêghen và Platon
Câu 20. Triết học Mác ra đời vào thời gian nào?
a. Những năm 20 của thế kỷ XIX b. Những năm 50 của thế kỷ XIX
c. Những năm 40 của thế kỷ XIX d. Những năm 30 của thế kỷ XIX

Video bài giảng được chia sẻ miễn phí tại: https://www.youtube.com/@geniedayui Trang 3

You might also like