Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

Bài 5.

Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam và luật công an nhân dân
Câu 1. Ngày truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam là ngày nào?
A. 30/4.
B. 22/12.
C. 15/8.
D. 19/8.
Đáp án: B
Câu 2. Ở Việt Nam, “Ngày hội quốc phòng toàn dân” là ngày nào?
A. 30/4.
B. 22/12.
C. 15/8.
D. 19/8.
Đáp án: B
Câu 3. Trong quân đội nhân dân Việt Nam, sĩ quan biệt phái là
A. sĩ quan tại ngũ được cử đến công tác ở cơ quan, tổ chức ngoài quân đội.
B. sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên, được quản lí tại cơ quan quân sự địa phương.
C. sĩ quan đảm nhiệm công tác tác chiến, huấn luyện, xây dựng lực lượng trong quân đội.
D. sĩ quan đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội.
Đáp án: A.
Câu 4. Trong quân đội nhân dân Việt Nam, sĩ quan dự bị là
A. sĩ quan tại ngũ được cử đến công tác ở cơ quan, tổ chức ngoài quân đội.
B. sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên, được quản lí tại cơ quan quân sự địa phương.
C. sĩ quan đảm nhiệm công tác tác chiến, huấn luyện, xây dựng lực lượng trong quân đội.
D. sĩ quan đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội.
Đáp án: B.
Câu 5. Trong quân đội nhân dân Việt Nam, nhóm ngành sĩ quan chính trị là
A. sĩ quan tại ngũ được cử đến công tác ở cơ quan, tổ chức ngoài quân đội.
B. sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên, được quản lí tại cơ quan quân sự địa phương.
C. sĩ quan đảm nhiệm công tác tác chiến, huấn luyện, xây dựng lực lượng trong quân đội.
D. sĩ quan đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội.
Đáp án: D
Câu 6. Trong quân đội nhân dân Việt Nam, nhóm ngành sĩ quan chỉ huy, tham mưu là
A. sĩ quan tại ngũ được cử đến công tác ở cơ quan, tổ chức ngoài quân đội.
B. sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên, được quản lí tại cơ quan quân sự địa phương.
C. sĩ quan đảm nhiệm công tác tác chiến, huấn luyện, xây dựng lực lượng trong quân đội.
D. sĩ quan đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội.
Đáp án: C
Câu 7. Trong quân đội nhân dân Việt Nam, nhóm ngành sĩ quan hậu cần là các sĩ quan đảm
nhiệm
A. công tác hậu cần trong quân đội.
B. công tác kĩ thuật trong quân đội.
C. công tác tác chiến, huấn luyện, xây dựng lực lượng.
D. công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội.
Đáp án: A
Câu 8. Trong quân đội nhân dân Việt Nam, nhóm ngành sĩ quan kĩ thuật là các sĩ quan đảm
nhiệm
A. công tác hậu cần trong quân đội.
B. công tác kĩ thuật trong quân đội.
C. công tác tác chiến, huấn luyện, xây dựng lực lượng.
D. công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội.
Đáp án: B
Câu 9. Đội ngũ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đặt dưới sự thống lĩnh của
A. Chủ tịch nước.
B. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
C. Chủ tịch Quốc hội.
D. Thủ tướng Chính phủ.
Đáp án: A
Câu 10. Đội ngũ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đặt dưới sự chỉ huy, quản lí trực tiếp của
A. Chủ tịch nước.
B. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
C. Chủ tịch Quốc hội.
D. Thủ tướng Chính phủ.
Đáp án: B
Câu 11. Trong hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, cấp chuẩn
đô đốc Hải quân tương đương với
A. đại tướng.
B. thiếu tướng.
C. trung tướng.
D. thượng tướng.
Đáp án: B
Câu 12. Trong hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, cấp phó đô
đốc Hải quân tương đương với
A. đại tướng.
B. thiếu tướng.
C. trung tướng.
D. thượng tướng.
Đáp án: C
Câu 13. Trong hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, cấp đô đốc
Hải quân tương đương với
A. đại tướng.
B. thiếu tướng.
C. trung tướng.
D. thượng tướng.
Đáp án: D
Câu 14. Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm bao
nhiêu cấp, bậc?
A. 1 cấp, 4 bậc.
B. 2 cấp, 8 bậc.
C. 3 cấp, 12 bậc.
D. 4 cấp, 16 bậc.
Đáp án: C
Câu 15. Trong hệ thống chức vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các chức vụ: chỉ huy
trưởng, chính ủy Bộ chỉ huy quân sự, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương sẽ tương đương với
A. lữ đoàn trưởng.
B. sư đoàn trưởng.
C. đại đội trưởng.
D. trung đoàn trưởng.
Đáp án: B
Câu 16. Trong hệ thống chức vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các chức vụ: chỉ huy
trưởng, chính trị viên Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh sẽ
tương đương với
A. lữ đoàn trưởng.
B. sư đoàn trưởng.
C. đại đội trưởng.
D. trung đoàn trưởng.
Đáp án: D
Câu 17. Trong hệ thống chức vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các chức vụ: chỉ huy
trưởng, chính ủy vùng Hải quân, vùng Cảnh sát biển sẽ tương đương với
A. lữ đoàn trưởng.
B. sư đoàn trưởng.
C. đại đội trưởng.
D. trung đoàn trưởng.
Đáp án: B
Câu 18. Ngày truyền thống của công an nhân dân Việt Nam là ngày nào?
A. 30/4.
B. 22/12.
C. 15/8.
D. 19/8.
Đáp án: D
Câu 19. Ở Việt Nam, “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” là ngày nào?
A. 30/4.
B. 22/12.
C. 15/8.
D. 19/8.
Đáp án: B
Câu 20. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an nhân dân Việt Nam được hiểu là: công dân Việt
Nam
A. được tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và hoạt động trong lĩnh vực nghiệp vụ công an.
B. có trình độ chuyên môn kĩ thuật, hoạt động trong công an, được nhà nước phong hàm.
C. được tuyển chọn vào phục vụ trong công an, thời hạn 3 năm; được phong cấp bậc hàm.
D. được tuyển dụng vào làm việc trong công an, nhưng không được phong cấp bậc hàm.
Đáp án: A
Câu 21. Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân Việt Nam được hiểu là:
công dân Việt Nam
A. được tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và hoạt động trong lĩnh vực nghiệp vụ công an.
B. có trình độ chuyên môn kĩ thuật, hoạt động trong công an, được nhà nước phong hàm.
C. được tuyển chọn vào phục vụ trong công an, thời hạn 3 năm; được phong cấp bậc hàm.
D. được tuyển dụng vào làm việc trong công an, nhưng không được phong cấp bậc hàm.
Đáp án: C
Câu 22. Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật trong công an nhân dân Việt Nam được hiểu
là: công dân Việt Nam
A. được tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và hoạt động trong lĩnh vực nghiệp vụ công an.
B. có trình độ chuyên môn kĩ thuật, hoạt động trong công an, được nhà nước phong hàm.
C. được tuyển chọn vào phục vụ trong công an, thời hạn 3 năm; được phong cấp bậc hàm.
D. được tuyển dụng vào làm việc trong công an, nhưng không được phong cấp bậc hàm.
Đáp án: B
Câu 23. Công nhân, viên chức trong công an nhân dân Việt Nam được hiểu là: công dân Việt
Nam
A. được tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và hoạt động trong lĩnh vực nghiệp vụ công an.
B. có trình độ chuyên môn kĩ thuật, hoạt động trong công an, được nhà nước phong hàm.
C. được tuyển chọn vào phục vụ trong công an, thời hạn 3 năm; được phong cấp bậc hàm.
D. được tuyển dụng vào làm việc trong công an, nhưng không được phong cấp bậc hàm.
Đáp án: D
Câu 24. Nhà nước không phong cấp bậc hàm nào dưới đây cho các sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
môn kĩ thuật trong Công an nhân dân Việt Nam?
A. Cấp tướng.
B. Cấp tá.
C. Cấp úy.
D. Cấp hạ sĩ quan.
Đáp án: A
Câu 25. Lực lượng nào giữ vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp bảo
vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Việt Nam?
A. Công an nhân dân.
B. Quân đội nhân dân.
C. Dân quân tự vệ.
D. Bộ đội chủ lực.
Đáp án: A
Câu 26. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chức năng của Công an nhân dân Việt
Nam?
A. Tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an minh quốc gia, giữ gìn trật tự xã hội.
B. Đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm.
C. Thực hiện thống nhất quản lí về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
D. Trực tiếp tham gia đánh bại các thế lực ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc.
Đáp án: D
Câu 27. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
Công an nhân dân Việt Nam?
A. Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt.
B. Đặt dưới sự thống lĩnh của chủ tịch nước.
C. Đặt dưới sự chỉ huy, quản lí trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
D. Tổ chức tập trung, thống nhất theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.
Đáp án: C
Câu 28. Đội ngũ sĩ quan công an nhân dân Việt Nam đặt dưới sự thống lĩnh của
A. Chủ tịch nước.
B. Bộ trưởng Bộ Công an.
C. Chủ tịch Quốc hội.
D. Thủ tướng Chính phủ.
Đáp án: A
Câu 29. Đội ngũ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đặt dưới sự chỉ huy, quản lí trực tiếp của
A. Chủ tịch nước.
B. Bộ trưởng Bộ Công an.
C. Chủ tịch Quốc hội.
D. Thủ tướng Chính phủ.
Đáp án: B
Câu 30. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng quyền lợi của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ
công an nhân dân Việt Nam?
A. Có quyền công dân theo quy định của Hiến pháp và Pháp luật.
B. Được bảo đảm về chế độ chính sách ưu đãi phù hợp tính chất hoạt động đặc thù.
C. Được đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật…
D. Con/ em của sĩ quan, hạ sĩ quan công an sẽ được tuyển thẳng vào các trường đại học.
Đáp án: D
Bài 6. Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường
Câu 1. Trong chiến đấu, động tác đi khom được vận dụng trong trường hợp nào?
A. Nơi gần địch có địa hình, địa vật che đỡ, che khuất ngang tầm ngực.
B. Nơi cách xa địch, tác chiến vào đêm tối hoặc sương mù địch khó phát hiện.
C. Nơi có địa hình, địa vật che đỡ, che khuất ngang tầm người ngồi.
D. Nơi cách xa địch, có địa hình trống trải, không bị che khuất.
Đáp án: A
Câu 2. Chiến sĩ trong bức ảnh dưới đây đang thực hiện động tác nào?

A. Đi khom cao.
B. Đi khom thấp.
C. Chạy khom cao.
D. Chạy khom thấp.
Đáp án: A
Câu 3. Trong chiến đấu, động tác chạy khom được vận dụng trong trường hợp nào?
A. Cần vận động nhanh từ địa hình này sang địa hình khác.
B. Nơi gần địch, có địa hình, địa vật cao ngang tư thế người ngồi.
C. Nơi có địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động, cần phải dùng tay để dò mìn.
D. Nơi gần địch, sẵn sàng dùng súng hoặc một tay dò mìn, mang, ôm khí tài, trang bị.
Đáp án: A
Câu 4. Trong chiến đấu, động tác bò cao hai chân, một tay được vận dụng trong trường hợp
nào?
A. Cần vận động nhanh từ địa hình này sang địa hình khác.
B. Nơi gần địch, có địa hình, địa vật cao ngang tư thế người ngồi.
C. Nơi có địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động, cần phải dùng tay để dò mìn.
D. Nơi gần địch, sẵn sàng dùng súng hoặc một tay dò mìn, mang, ôm khí tài, trang bị.
Đáp án: D
Câu 5. Trong chiến đấu, động tác bò cao được vận dụng trong trường hợp nào?
A. Cần vận động nhanh từ địa hình này sang địa hình khác.
B. Nơi gần địch, có địa hình, địa vật cao ngang tư thế người ngồi.
C. Nơi gần địch, có địa hình địa vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực.
D. Nơi gần địch, sẵn sàng dùng súng hoặc một tay dò mìn, mang, ôm khí tài, trang bị.
Đáp án: D
Câu 6. Trong chiến đấu, động tác bò cao được vận dụng trong trường hợp nào?
A. Cần vận động nhanh từ địa hình này sang địa hình khác.
B. Nơi gần địch, có địa hình địa vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực.
C. Nơi có địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động, cần phải dùng tay để dò mìn.
D. Khi cần vượt qua địa hình bằng phẳng, nơi vật che khuất, che đỡ ngang tầm người nằm.
Đáp án: C
Câu 7. Trong chiến đấu, động tác trườn được vận dụng trong trường hợp nào?
A. Cần vượt qua địa hình trống trải hoặc khi địch tạm ngừng hỏa lực.
B. Nơi gần địch, có địa hình địa vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực.
C. Nơi có địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động, cần phải dùng tay để dò mìn.
D. Khi cần vượt qua địa hình bằng phẳng, nơi vật che khuất, che đỡ ngang tầm người nằm.
Đáp án: D
Câu 8. Trong chiến đấu, động tác vọt tiến được vận dụng trong trường hợp nào?
A. Cần vượt qua địa hình trống trải hoặc khi địch tạm ngừng hỏa lực.
B. Nơi gần địch, có địa hình địa vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực.
C. Nơi có địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động, cần phải dùng tay để dò mìn.
D. Nơi gần địch, để dò, gỡ mìn, chui qua hàng rào dây thép gai của địch,
Đáp án: A
Câu 9. Chiến sĩ trong bức ảnh dưới đây đang thực hiện động tác nào?

A. Đi khom cao khi không có chướng ngại vật.


B. Đi khom thấp khi có chướng ngại vật.
C. Bò cao hai chân, một tay.
D. Bò cao hai chân, hai tay.
Đáp án: C
Câu 10. Bức ảnh dưới đây mô tả lại động tác nào?

A. Đi khom cao khi không có chướng ngại vật.


B. Đi khom thấp khi có chướng ngại vật.
C. Bò cao hai chân, một tay.
D. Bò cao hai chân, hai tay.
Đáp án: D
Câu 11. Chiến sĩ trong bức ảnh dưới đây đang thực hiện động tác nào?

A. Lê cao.
B. Lê thấp.
C. Trườn.
D. Vọt tiến.
Đáp án: A
Câu 12. Chiến sĩ trong bức ảnh dưới đây đang thực hiện động tác nào?
A. Lê cao.
B. Lê thấp.
C. Trườn.
D. Vọt tiến.
Đáp án: C
Câu 13. Chiến sĩ trong bức ảnh dưới đây đang thực hiện động tác nào?

A. Lê cao.
B. Lê thấp.
C. Trườn.
D. Vọt tiến.
Đáp án: D
Câu 14. Chiến sĩ trong bức ảnh dưới đây đang thực hiện động tác nào?
A. Lê cao.
B. Lê thấp.
C. Trườn.
D. Vọt tiến.
Đáp án: B
Câu 15. Nội dung nào sau đây không phải là yêu cầu của các tư thế động tác vận động cơ bản
trên chiến trường?
A. Luôn quan sát địch, địa hình, địa vật và đồng đội.
B. Vận dụng các tư thế vận động phù hợp ở mọi địa hình.
C. Hành động mưu trí, mau lẹ, bí mật.
D. Hạn chế quan sát, chớp thời cơ tiến thẳng tới mục tiêu.
Đáp án: D
Câu 16. Khi thực hiện động tác lê thấp cần chú ý gì?
A. Thuận tay nào thì tay đó ép sát mặt đất.
B. Thuận tay nào thì tay kia ép sát mặt đất.
C. Súng luôn đặt trên mặt đất để bảo đảm an toàn.
D. Phải luôn đeo súng trên vai, không để súng chạm đất.
Đáp án: B
Câu 17. Trong chiến đấu, động tác trườn không được thực hiện trong trường hợp nào dưới đây?
A. Khi dò, gỡ mìn, chui qua hàng rào của địch.
B. Nơi có vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm người nằm.
C. Khi cần vượt qua địa hình bằng phẳng, gần địch.
D. Nơi có địa hình trống trải, không có vật che khuất, che đỡ.
Đáp án: D
Câu 18. Khi thực hiện động tác đi khom cần lưu ý điều gì?
A. Khi đi khom, người không được nhấp nhô, không ôm súng.
B. Khi đi khom, chỉ được đặt nửa bàn chân xuống mặt đất.
C. Khi mang súng trường, tay phải đặt vào ốp lót tay của súng.
D. Một tay cầm súng, một tay cầm vật chất, khí tài, trang bị.
Đáp án: A
Câu 19. Khi thực hiện động tác bò cao chân, một tay cần lưu ý điều gì?
A. Luôn để súng trên mặt đất để đảm bảo an toàn.
B. Không đặt cả bàn chân xuống khi di chuyển.
C. Khi tến phải luôn đảm bảo báng súng chạm mặt đất.
D. Súng đeo sau lưng; thực hiện 3 chắc 1 di để tiến tới đối tượng.
Đáp án: B
Câu 20. Nội dung nào dưới đây mô tả đúng động tác bò hai chân, hai tay?
Khi thực hiện động tác bò cao chân, một tay cần lưu ý điều gì?
A. Luôn để súng trên mặt đất để đảm bảo an toàn.
B. Thực hiện 2 chắc 1 di để tiến đến vị trí xác định.
C. Một tay cầm súng, tay còn lại cầm vật chất, khí tài.
D. Súng đeo sau lưng; khi tiến tay nào thì dò đường của chân đó.
Đáp án: D
Câu 21. Nội dung nào sau đây mô tả không đúng tư thế, động tác Trườn?
A. Người nằm sấp, bụng ép sát mặt đất.
B. Súng đặt bên phải dọc theo thân người.
C. Hai chân duỗi thẳng, mũi bàn chân chống xuống đất.
D. Người ngồi nghiêng xuống đất, mông trái và đùi trái tiếp đất.
Đáp án: D
Câu 22. Khi thực hiện động tác trườn, súng phải đặt dọc theo thân người, cách thân người từ
A. 10 – 15 cm.
B. 25 – 30 cm.
C. 45 – 50 cm.
D. 65 – 70 cm.
Đáp án: B
Câu 23. Trường hợp nào dưới đây có thể vận dụng động tác đi khom?
A. Nơi có vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm người nằm.
B. Gần địch trong đêm tối, sương mù địch khó phát hiện.
C. Hành quân trong đêm tối, địch ở xa không phát hiện được.
D. Vận động trong điều kiện có địa hình phức tạp.
Đáp án: B
Câu 24. Có thể vận dụng tư thế nào dưới đây khi tác chiến trong khu vực gần địch có địa hình,
địa vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực hoặc sương mù?
A. Đi khom.
B. Bò cao.
C. Lê cao.
D. Lê thấp.
Đáp án: A
Câu 25. Có thể vận dụng tư thế nào dưới đây khi tác chiến ở những nơi gần địch, có địa hình, địa
vật che khuất, che đỡ cao ngang tư thế người ngồi?
A. Đi khom.
B. Bò cao.
C. Trườn.
D. Vọt tiến.
Đáp án: B
Câu 26. Có thể vận dụng tư thế nào dưới đây khi vận động qua nơi địa hình, địa vật dễ phát ra
tiếng động như: nơi gạch, ngói, sỏi, đá lởm chởm… cần phảu dùng tay để dò mìn?
A. Đi khom.
B. Bò cao.
C. Trườn.
D. Vọt tiến.
Đáp án: B
Câu 27. Có thể vận dụng tư thế nào dưới đây khi vận động qua nơi có địa hình bằng phẳng, nơi
che khuất, che đỡ cao ngang tầm người nằm?
A. Đi khom.
B. Bò cao.
C. Trườn.
D. Vọt tiến.
Đáp án: C
Câu 28. Có thể vận dụng tư thế nào dưới đây khi vận động qua nơi có địa hình trống trải hoặc
khi địch tạm ngưng hỏa lực?
A. Đi khom.
B. Bò cao.
C. Trườn.
D. Vọt tiến.
Đáp án: D
Câu 29. Có thể vận dụng tư thế nào dưới đây khi cần vận động nhanh từ địa hình này sang địa
hình khác?
A. Chạy khom.
B. Bò cao.
C. Trườn.
D. Lê cao.
Đáp án: A
Câu 30. Động tác nào dưới đây thường được vận dụng khi gần địch, cần thu hẹp mục tiêu hoặc
khi vận động qua nơi có địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm người ngồi?
A. Đi khom.
B. Lê.
C. Trườn.
D. Vọt tiến.
Đáp án: B
Bài 7. Lợi dụng địa hình, địa vật
Câu 1. Địa hình, địa vật che khuất là những vật
A. có thể che được hành động nhưng không chống đỡ được mảnh bom, đạn của địch.
B. chống đỡ được đạn bắn thẳng, bom của địch đồng thời che kín được hành động.
C. chống đỡ được đạn bắn thẳng, bom của địch nhưng không che được hành động.
D. không che kín được hành động đồng thời không có khả năng chống đỡ bom, đạn.
Đáp án: A
Câu 2. Địa hình, địa vật che đỡ là những vật
A. có thể che được hành động nhưng không chống đỡ được mảnh bom, đạn của địch.
B. chống đỡ được đạn bắn thẳng, bom của địch đồng thời che kín được hành động.
C. chống đỡ được đạn bắn thẳng, bom của địch nhưng không che được hành động.
D. không che kín được hành động đồng thời không có khả năng chống đỡ bom, đạn.
Đáp án: B
Câu 3. Địa hình/ địa vật nào dưới đây là địa hình/địa vật che khuất?
A. Vật kiến trúc kiên cố.
B. Bờ ruộng.
C. Bụi cỏ rậm rạp.
D. Đồi trọc.
Đáp án: C
Câu 4. Địa hình nào dưới đây là địa hình trống trải?
A. Gốc cây.
B. Bờ ruộng.
C. Mô đất.
D. Đồi trọc.
Đáp án: D
Câu 5. Địa hình nào dưới đây là địa hình che đỡ?
A. Bãi bằng phẳng.
B. Bờ ruộng.
C. Đồi trọc.
D. Mặt đường.
Đáp án: B
Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những yêu cầu khi lựa chọn/ lợi dụng địa
hình, địa vật trong chiến đấu?
A. Ngụy trang phù hợp, có thể làm biến đổi hình dáng của địa vật lợi dụng.
B. Lựa chọn địa hình đảm bảo quan sát được địch nhưng địch khó phát hiện ra.
C. Khi lợi dụng địa hình/ địa vât, hành động phải khéo léo, bí mật, tinh khôn.
D. Lựa chọn địa hình đảm bảo việc: tiện đánh địch nhưng địch khó đánh ta.
Đáp án: A
Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những điểm cần chú ý khi lợi dụng địa
hình/ địa vật?
A. Hành động khi lợi dụng: nhẹ nhàng, thận trọng hay nhanh, mạnh…
B. Căn cứ vào nhiệm vụ, ý định hành động của mình để lợi dụng địa hình/ địa vật.
C. Căn cứ vào hình dáng, tính chất, màu sắc của vật lợi dụng để xác định cách lợi dụng.
D. Gặp bất kì địa hình/ địa vật nào đều tiến hành lợi dụng để thực hiện chiến đấu.
Đáp án: D
Câu 8. Lợi dụng địa hình, địa vật che khuất chủ yếu để
A. ngụy trang phù hợp, dung tư thế thấp, nhanh chóng tiếp cận vị trí quân địch.
B. che kín một số hành động như: quan sát, vận động, ẩn nấp hoặc làm công sự…
C. có tư thế vững vàng, dùng hỏa lực tiêu diệt địch đồng thời tránh bom, đạn của địch.
D. vận dụng động tác vọt tiến để nhanh chóng tiếp cận tới vị trí của quân địch.
Đáp án: B
Câu 9. Lợi dụng địa hình, địa vật che đỡ chủ yếu để
A. ngụy trang phù hợp, dung tư thế thấp, nhanh chóng tiếp cận vị trí quân địch.
B. che kín một số hành động như: quan sát, vận động, ẩn nấp hoặc làm công sự…
C. có tư thế vững vàng, dùng hỏa lực tiêu diệt địch đồng thời tránh bom, đạn của địch.
D. vận dụng động tác vọt tiến để nhanh chóng tiếp cận tới vị trí của quân địch.
Đáp án: C
Câu 10. Địa hình/ địa vật nào sau đây là vật che khuất?
A. Mô đất.
B. Bụi cây.
C. Đồi trọc.
D. Bãi cát.
Đáp án: B
Câu 11. Địa hình, địa vật nào sau đây là địa hình, địa vật che đỡ?
A. Mặt đường.
B. Mặt nước.
C. Mô đất.
D. Bụi cây.
Đáp án: C
Câu 12. Trong chiến đấu, ta chủ yếu lợi dụng vị trí nào đối với vật che khuất không thật kín đáo?
A. Phía trước.
B. Phía sau.
C. Bên phải.
D. Bên trái.
Đáp án: B
Câu 13. Đối vớt vật che khuất kín đáo, dù điều kiện thời tiết, ánh sang, màu sắc như thế nào, ta
đều có thể lợi dụng vị trí
A. phía trước vật.
B. phía sau vật.
C. bên phải vật.
D. bên trái vật.
Đáp án: B
Câu 14. Chiến sĩ trong bức hình dưới đây đang lợi dụng loại địa hình/ địa vật nào và lợi dụng
trong tư thế nào?

A. Lợi dụng địa hình che khuất ở tư thế khom cao.


B. Lợi dụng địa hình che đỡ ở tư thế khom cao.
C. Lợi dụng địa hình trống trải ở tư thế đứng.
D. Lợi dụng địa hình che khuất ở tư thế đứng.
Đáp án: B
Câu 15. Chiến sĩ trong bức hình dưới đây đang lợi dụng loại địa hình/ địa vật nào và lợi dụng
trong tư thế nào?
A. Lợi dụng địa hình che khuất ở tư thế khom cao.
B. Lợi dụng địa hình che đỡ ở tư thế khom cao.
C. Lợi dụng địa hình trống trải ở tư thế đứng.
D. Lợi dụng địa hình che đỡ ở tư thế đứng.
Đáp án: D
Câu 16. Khi lợi dụng địa hình, địa vật che đỡ để bắn súng, ném lựu đạn, làm công sự, bố trí vật
cản… ta có thể lợi dụng vị trí nào của vật?
A. Phía trước và phía sau của vật.
B. Phía sau và bên trái của vật.
C. Phía sau và bên phải của vật.
D. Phía bên phải và bên trái của vật.
Đáp án: C
Câu 17. Chiến sĩ trong bức hình dưới đây đang lợi dụng loại địa hình/ địa vật nào và lợi dụng
trong tư thế nào?

A. Lợi dụng địa hình che khuất ở tư thế đứng.


B. Lợi dụng địa hình che đỡ ở tư thế quỳ.
C. Lợi dụng địa hình trống trải ở tư thế quỳ.
D. Lợi dụng địa hình che khuất ở tư thế khom.
Đáp án: B
Câu 18. Lợi dụng địa hình, địa vật che khuất để
A. ẩn náu khi địch dùng bom cháy Napan.
B. che kín một số hành động của ta.
C. tránh đạn bắn thẳng và mảnh bom đạn của địch.
D. tránh thiệt hại khi địch ném bom.
Đáp án:
Câu 19. Khi lợi dụng các loại địa hình, địa vật che khuất cần lưu ý gì?
A. Trong mọi điều kiện đều phải lợi dụng vị trí phía sau địa vật.
B. Tư thế vận động luôn phải thấp và nhỏ hơn vật lợi dụng.
C. Chỉ được lợi dụng duy nhất một địa vật trong suốt thời gian chiến đấu.
D. Không được thay đổi vị trí khi lợi dụng địa vật che khuất.
Đáp án: B
Câu 20. Khi lợi dụng các loại địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cần lưu ý gì?
A. Khi bị địch phát hiện, phải nhanh chóng rời khỏi vị trí, tiếp tục lợi dụng vật khác.
B. Phải liên tục thay đổi vị trí (trước - sau - phải - trái) khi lợi dụng các địa hình, địa vật.
C. Chỉ được lợi dụng duy nhất một địa vật trong suốt thời gian chiến đấu.
D. Không được thay đổi vị trí khi lợi dụng địa vật để giữ vững vị trí chiến đấu.
Đáp án: A
Câu 21. Một trong những tác dụng của địa hình, địa vật che đỡ là gì?
A. Lợi dụng để vận dụng động tác vọt tiến, nhanh chóng áp sát địch.
B. Có tác dụng bảo vệ an toàn cho người khi địch sử dụng bom cháy.
C. Có khả năng tránh đạn bắn thẳng, mảnh bom, mảnh đạn của địch.
D. Giữ an toàn tuyệt đối cho người và vũ khí trong quá trình chiến đấu.
Đáp án: C
Câu 22. Địa hình, địa vật che khuất và địa hình, địa vật che đỡ đều có tác dụng
A. tránh đạn bắn thẳng của địch.
B. che giấu được hành động của ta.
C. tránh mảnh bom của địch.
D. đảm bảo an toàn tuyệt đối cho ta.
Đáp án: B
Câu 23. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cách vận động ở địa hình trống trải?
A. Vận dụng động tác vọt tiến để nhanh chóng vượt qua.
B. Lợi dụng sơ hở của địch hoặc sương mù, khói bụi… để nhanh chóng vượt qua.
C. Nếu không thể vọt tiến thì ngụy trang, vận dụng tư thế thấp để vượt qua.
D. Chỉ sử dụng duy nhất một tư thế là vọt tiến để nhanh chóng vượt qua.
Đáp án: D
Câu 24. Khi phải vận động vượt qua địa hình trống trải, cách xử lí nào sau đây phù hợp?
A. Báo cáo người chỉ huy cho tạm dừng vận động.
B. Luôn vận dụng tư thế: bò, trườn… để vượt qua.
C. Ngụy trang, vận dụng tư thế thấp, khéo léo vượt qua.
D. Chỉ sử dụng duy nhất tư thế vọt tiến để vượt qua.
Đáp án: C
Câu 25. Nếu người sử dụng súng thuận tay trái, mắt trái, lợi dụng địa hình, địa vật che dỡ
thường ở vị trí nào là tốt nhất?
A. Phía sau, bên phải.
B. Phía sau, bên trái.
C. Phía trước,bên phải.
D. Phía trước, bên trái.
Đáp án: B
Câu 26. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng yêu cầu khi lợi dụng địa hình, địa vật che
khuất, che đỡ?
A. Quan sát được địch nhưng địch khó phát hiện ta.
B. Tiện đánh địch nhưng địch khó đánh ta.
C. Hành động phải khéo léo, bí mật, tinh khôn.
D. Triệt để lợi dụng địa hình cao, đột xuất để dễ quan sát địch.
Đáp án: D
Câu 27. Chiến sĩ trong bức hình dưới đây đang vận dụng động tác nào và vận dụng trong loại địa
hình nào?

A. Vận dụng động tác vọt tiến trên địa hình trống trải.
B. Vận dụng động tác khom trên địa hình che khuất.
C. Vận dụng động tác đứng trên địa hình che đỡ.
D. Vận dụng động tác vọt tiến trên địa hình che khuất.
Đáp án: A
Câu 28. Nếu người sử dụng súng thuận tay trái, mắt trái, lợi dụng địa hình, địa vật che dỡ
thường ở vị trí nào là tốt nhất?
A. Phía sau, bên phải.
B. Phía sau, bên trái.
C. Phía trước,bên phải.
D. Phía trước, bên trái.
Đáp án: A
Câu 29. Chiến sĩ trong bức hình dưới đây đang lợi dụng loại địa hình/ địa vật nào và lợi dụng
trong tư thế nào?
A. Lợi dụng địa hình che khuất ở tư thế đứng.
B. Lợi dụng địa hình che đỡ ở tư thế quỳ.
C. Lợi dụng địa hình trống trải ở tư thế quỳ.
D. Lợi dụng địa hình che khuất ở tư thế khom.
Đáp án: B
Câu 30. Chiến sĩ trong bức hình dưới đây đang vận dụng động tác, tư thế nào và vận dụng trong
loại địa hình nào?

A. Ngụy trang, dùng tư thế thấp để vượt qua địa hình trống trải.
B. Ngụy trang, dùng tư thế vọt tiến để vượt qua địa hình che đỡ.
C. Ngụy trang, dùng tư thế đứng để vượt qua địa hình che khuất.
D. Ngụy trang, dùng tư thế bò, trườn để vượt qua địa hình trống trải.
Đáp án: A
Bài 8. Công tác phòng không nhân dân
Câu 1. Công tác phòng không nhân dân ở Việt Nam chủ yếu do lực lượng nào tiến hành?
A. Đông đảo quần chúng nhân dân.
B. Quân đội nhân dân Việt Nam.
C. Bộ đội chủ lực Việt Nam.
D. Quân chủng phòng không không quân.
Đáp án: A
Câu 2. Hoạt động chính trong công tác phòng không nhân dân ở Việt Nam là gì?
A. Chống trả quân địch quyết liệt để tránh tổn thất, hi sinh.
B. Sơ tán, phòng tránh khắc phục hậu quả để giảm bớt tổn thất.
C. Chỉ tập trung vào bắt giặc lái và bắn phá máy bay của địch.
D. Đánh trả tốt, quyết liệt; tích cực khắc phục hậu quả chiến tranh.
Đáp án: B
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng mục đích của công tác phòng không nhân
dân ở Việt Nam?
A. Đảm bảo an toàn cho nhân dân, đảm bảo lực lượng chiến đấu.
B. Bảo vệ các mục tiêu quan trọng của đất nước, giảm thiệt hại về người và của.
C. Giữ vững sản xuất đời sống, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
D. Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Việt Nam của các thế lực thù địch.
Đáp án: D
Câu 4. Công tác phòng không nhân dân được hiểu là: tổng hợp các biện pháp và hoạt động của
A. quần chúng nhân dân nhằm đối phó với các cuộc tiến công bằng đường không của địch.
B. quân đội nhân dân Việt Nam để đối phó với cuộc tập kích bằng máy bay B52của địch.
C. quân chủng phòng không không quân để đối phó với các cuộc tập kích của địch.
D. bộ đội chủ lực Việt Nam nhằm đối phó với cuộc tiến công bằng đường không của địch.
Đáp án: A
Câu 5. Đế quốc Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất vào
khoảng thời gian nào?
A. Năm 1968.
B. Năm 1964 – 1968.
C. Năm 1972.
D. Năm 1969 – 1973.
Đáp án: B
Câu 6. Đế quốc Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai vào
khoảng thời gian nào?
A. Năm 1968.
B. Năm 1964 – 1968.
C. Năm 1972.
D. Năm 1969 – 1973.
Đáp án: C
Câu 7. Nội dung nào không phản ánh đúng mục đích của Mĩ trong hai lần tiến hành chiến tranh
phá hoại miền Bắc Việt Nam?
A. Cứu nguy cho các chiến lược chiến tranh đang thực hiện ở miền Nam Việt Nam.
B. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của quân dân hai miền Nam – Bắc.
C. Ngăn chặn, cắt đứt sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.
D. Giành được thắng lợi quyết định, buộc Việt Nam kí kết Hiệp định Pari do Mĩ đưa ra.
Đáp án: D
Câu 8. Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam được đề cập đến trong đoạn trích dưới đây: “12
ngày đêm chiến đấu và chiến thắng trên bầu trời miền Bắc cuối năm 1972 là một chiến dịch
phòng không đạt tới mức tiêu diệt cao nhất, oanh liệt nhất, trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc
cũng như trong sự nghiệp chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta” ?
A. Trận “Điện Biên Phủ trên không”.
B. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi).
C. Trận tiến công Khe Sanh (Quảng Trị).
D. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
Đáp án: A
Câu 9. Đảng và nhà nước Việt Nam đã có chủ trương gì để đối phó với cuộc chiến tranh phá
hoại của Mĩ (1964 – 1972)?
A. Sơ tán nhân dân; bảo vệ các mục tiêu trọng điểm của đất nước, giữ vững sản xuất.
B. Kiên quyết đánh trả và tiêu diệt các lực lượng tiến công bằng đường không của địch.
C. Chủ động thực hiện việc sơ tán, phòng tránh kết hợp với đánh trả quyết liệt.
D. Chỉ tập trung vào việc bảo toàn lực lượng, kiên nhẫn chờ thời cơ để đánh trả địch.
Đáp án: C
Câu 10. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị định 112/CP về việc tổ chức công tác
phòng không nhân dân vàothời gian nào?
A. 20/5/1963.
B. 25/7/1963.
C. Tháng 1/1964.
D. Tháng 6/1964.
Đáp án: B
Câu 11. Hội nghị phòng không nhân dân toàn miền Bắc (Việt Nam) lần thứ nhất được triệu tập
vào thời gian nào?
A. 20/5/1963.
B. 25/7/1963.
C. Tháng 1/1964.
D. Tháng 6/1964.
Đáp án: C
Câu 12. Hội nghị phòng không nhân dân toàn miền Bắc (Việt Nam) lần thứ nhất đã
A. quy định rõ nhiệm vụ và tổ chức phòng không nhân dân ở các cấp, các ngành.
B. ra những chỉ thị đầu tiên về công tác phòng không nhân dân trên toàn miền Bắc.
C. ra Nghị định số 112/CP về việc tổ chức công tác phòng không nhân dân.
D. thành lập Ủy ban phòng không nhân dân Trung ương để điều hành công tác chiến đấu.
Đáp án: A
Câu 13. Nghị quyết số 184/CP về việc thành lập Ủy ban phòng không nhân dân Trung ương
được ban hành vào thời gian nào?
A. 20/5/1963.
B. 25/7/1963.
C. 24/6/1964.
D. 23/12/1964.
Đáp án: D
Câu 14. Trong những năm 1964 – 1972, hỏa lực phòng không của lực lượng dân quân, tự vệ
miền Bắc đã bắn rơi bao nhiêu chiếc máy bay của Mĩ?
A. 424 chiếc.
B. 425 chiếc.
C. 426 chiếc.
D. 427 chiếc.
Đáp án: A
Câu 15. Nghị định nào dưới đây được ban hành để thay thế cho Nghị định số 112/CP
(25/7/1963) của Hội đồng chính phủ về tổ chức công tác phòng không nhân dân?
A. Nghị định số 100/CP (24/6/1964).
B. Nghị quyết số 184/CP (23/12/1964).
C. Nghị định số 65/2002/NĐ-CP (1/7/2002).
D. Nghị định số 74/2015/NĐ-CP (9/9/2015).
Đáp án: C
Câu 16. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng xu hướng phát triển về vũ khí trang bị
trong tiến công hỏa lực hiện nay?
A. Mang tính đa năng, tầm xa, tác chiến điện tử mạnh.
B. Hệ thống điều kiển hiện đại, có độ chính xác cao.
C. Các loại vũ khí trang bị có sức công phá mạnh.
D. Vũ khí vẫn phụ thuộc vào yếu tố không gian tiến hành.
Đáp án: D
Câu 17. Chiến tranh bằng tiến công hỏa lực từ xa của chủ nghĩa đế quốc hiện nay có đặc điểm
gì?
A. Phụ thuộc nhiều vào thời gian và không gian của mục tiêu định tiến công.
B. Không cần đưa quân đi chiếm đất, nhưng vẫn đạt được mục đích chính trị.
C. Không thể tiến công vào vùng biển/ vùng trời của một quốc gia nào đó.
D. Trực tiếp tiếp xúc với các lực lượng đánh trả nên không tránh được thương vong.
Đáp án: B
Câu 18. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm trong tiến công hỏa lực từ xa
của chủ nghĩa đế quốc hiện nay?
A. Không phụ thuộc nhiều vào thời gian và không gian của mục tiêu định tiến công.
B. Không cần đưa quân đi chiếm đất, nhưng vẫn đạt được mục đích chính trị.
C. Không thể tiến công vào vùng biển/ vùng trời của một quốc gia nào đó.
D. Tránh được thương vong do không phải trực tiếp tiếp xúc với lực lượng đánh trả.
Đáp án: C
Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng phương thức phổ biến khi tiến công hỏa
lực bằng đường không của địch?
A. Tiến công từ xa.
B. Đánh đêm, bay tầm cao.
C. Tác chiến điện tử mạnh.
D. Sử dụng vũ khí công nghệ cao.
Đáp án: A
Câu 20. Một trong những phương thức phổ biến khi tiến công hỏa lực bằng đường không của
địch là
A. đánh đêm, bay tầm cao.
B. tiến công từ xa.
C. chỉ đánh các đợt nhỏ lẻ.
D. chủ yếu bắn phá các mục tiêu nhỏ.
Đáp án: B
Câu 21. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng phương thức phổ biến khi tiến công hỏa
lực bằng đường không của địch?
A. Đánh đêm, bay tầm thấp.
B. Đánh từng đợt lớn kết hợp đánh nhỏ lẻ.
C. Đánh vào các mục tiêu trọng yếu.
D. Chỉ đánh vào ban đêm để gây bất ngờ.
Đáp án: D
Câu 22. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng thủ đoạn của địch khi tiến công hỏa lực
bằng đường không?
A. Tổ chức trinh sát nắm chắc các mục tiêu định tiến công.
B. Sử dụng hệ thống chỉ huy, tình báo, thông tin hiện đại.
C. Kết hợp tiến công hỏa lực với hoạt động: bạo loạn, ngoại giao…
D. Chỉ sử dụng duy nhất một loại vũ khí, trang – thiết bị để tiến công.
Đáp án: D
Câu 23. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng thủ đoạn của địch khi tiến công hỏa lực
bằng đường không?
A. Sử dụng phương tiện tiến công tang hình, đột nhập độ cao thấp.
B. Tiến công bằng nhiều loại vũ khí, thực hiện đồng thời từ nhiều hướng.
C. Chỉ đánh vào ban đêm, đánh thành từng đợt lớn để gây yếu tố bất ngờ.
D. Đánh vào khu đông dân cư, vào các lực lượng vũ trang gây tâm lí hoang mang.
Đáp án: C
Câu 24. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng thủ đoạn của địch khi tiến công hỏa lực
bằng đường không?
A. Sử dụng máy bay trinh sát và máy bay tiêm kích để làm chủ bầu trời.
B. Đánh ác liệt từng đợt lớn kết hợp với đánh nhỏ lẻ liên tục ngày đêm 24/24.
C. Kết hợp tiến công hỏa lực với hoạt động: bạo loạn lật đổ, ngoại giao, kinh tế…
D. Đánh ban đêm, bay ở tầm thấp để gây yếu tố bất ngờ cho cuộc tiến công.
Đáp án: D
Câu 25. Phương châm cơ bản của công tác phòng không nhân dân ở Việt Nam không bao gồm
nội dung nào dưới đây?
A. Toàn dân – toàn diện.
B. Tích cực, chủ động.
C. Tranh thủ ủng hộ của quốc tế.
D. Kết hợp giữa thời bình và thời chiến.
Đáp án: C
Câu 26. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng yêu cầu trong công tác phòng không nhân
dân ở Việt Nam?
A. Lấy “phòng” và “tránh” là chính đồng thời sẵn sàng đối phó mọi tình huống.
B. Kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chuyên môn và bán chuyên môn của quần chúng.
C. Thực hiện hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng phòng không ba thứ quân.
D. Chống địch bằng công tác chuyên môn của quần chúng và quân sự của nhà nước.
Đáp án: D
Câu 27. Nội dung của công tác phòng không nhân dân không bao gồm biện pháp nào dưới đây?
A. Tuyên truyền giáo dục về công tác phòng không nhân dân.
B. Chỉ tập trung vào đánh trả tốt, đánh quyết liệt, không cần sơ tán.
C. Tổ chức ngụy trang, sơ tán và phân tán để hạn chế tổn thất.
D. Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động phòng không nhân dân.
Đáp án: B
Câu 28. Lực lượng nòng cốt trong công tác phòng không nhân dân là
A. đông đảo quần chúng nhân dân.
B. bộ đội phòng không và không quân.
C. dân quân tự vệ ở các địa phương.
D. toàn bộ lực lượng vũ trang nhân dân.
Đáp án: B
Câu 29. Bức ảnh dưới đây phản ánh về công trình trú ẩn, bảo vệ nào?

A. Tường chắn bom đạn.


B. Giao thông hào.
C. Địa đạo.
D. Hầm chữ A.
Đáp án: D
Câu 30. Quan sát bức ảnh dưới đây (chụp trong thời kì Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại) và trả
lời câu hỏi.

Em bé trong bức ảnh đã sử dụng loại công trình bảo vệ nào?


A. Tường chắn bom đạn.
B. Giao thông hào.
C. Hầm trú ẩn cá nhân.
D. Hầm chữ A.
Đáp án: C

You might also like