Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 202

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ


BỘ MÔN: VẬT LÝ
----------***----------

BÀI GIẢNG
VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 1

LƯU HÀNH NỘI BỘ

Nha Trang, tháng 10 năm 2022


Ờ Ở Ầ

ả ậ ạ ươ ượ ạ ể ả ạ ạ

ọ ệ ộ ố ọ ỹ ậ ạ ườ ạ

ọ ộ ượ ạ ơ ở ả ủ

ế ệ ầ ướ ộ ậ ệ ệ ử

ườ ạ ọ ế ứ ả ượ ổ ớ

ổ ậ ậ ể ợ ớ ươ ạ ả

ượ ắ ọ ầ ủ ĩ ễ ể

ườ ệ ể ứ ọ ậ ố ỹ ậ

ộ ả ượ ạ ả ẩ ậ ư ắ

ắ ể ỏ ế ả ấ ậ ượ

ừ ạ ọ ể ữ ầ ạ ả ế ệ ơ

ọ ử ề bmvl@ntu.edu.vn

ả ơ
CHƯƠNG 1: CƠ HỌC

1.1 ĐỘNG HỌC

1.1.1 Các khái niệm mở đầu


a. Chuyển động cơ học
Chuyển động cơ học của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với một vật
khác trong không gian theo thời gian. Ví dụ: Một người đứng trên vỉa hè quan sát chuyển
động của lá cây đang rơi hoặc xe đang chạy trên đường.
b. Hệ quy chiếu
Hệ quy chiếu là một vật hoặc một hệ vật được chọn làm mốc để khảo sát chuyển
động của vật khác với quy ước là nó đứng yên so với vật cần khảo sát. Tùy thuộc vào
hệ quy chiếu ta chọn mà chuyển động hay đứng yên đều có tính tương đối. Ví dụ: Khi
khảo sát chuyển động của một sinh viên A ngồi trong một xe buýt đang chạy trên đường,
nếu chọn đèn giao thông làm hệ quy chiếu thì sinh viên A đang chuyển động, nếu chọn
tài xế xe buýt làm hệ quy chiếu thì sinh viên A đang đứng yên.
c. Chất điểm
Một vật được xem là chất điểm nếu kích thước của vật rất nhỏ so với khoảng
cách từ vật đến hệ quy chiếu (hoặc so với độ dài đường đi). Ví dụ: Con kiến được xem
chất điểm khi khảo sát chuyển động của nó trên mặt bàn dài 1m.
d. Quỹ đạo
Quỹ đạo của chất điểm là tập hợp tất cả các vị trí trong không gian mà chất điểm
đó đi qua, còn gọi là “đường đi” của chất điểm. Ví dụ: Khi ném xiên một quả bóng lên
cao, ta sẽ thấy một số vị trí mà nó di chuyển, tập hợp tất cả vị trí mà quả bóng bay qua
gọi là quỹ đạo của quả bóng (Hình 1.1).

Hình 1.1 Quỹ đạo chuyển động của một quả bóng ném xiên

1
1.1.2 Các phương pháp xác định vị trí của chất điểm
a. Véctơ vị trí
Xét một chất điểm M chuyển động trên quỹ đạo cong (C) trong hệ quy chiếu O
(Hình 1.2). Để xác định vị trí của chất điểm M trên (C), ta vẽ một mũi tên xuất phát từ

O đến điểm M, gọi là véctơ vị trí 𝑟 hay bán kính véctơ. Khi chất điểm M chuyển động
trên quỹ đạo thì véctơ vị trí cũng sẽ thay đổi theo thời gian t
→ →
𝑟 = 𝑟 (𝑡 ) (1.1)
Độ lớn của véctơ vị trí mô tả khoảng cách từ chất điểm đến hệ quy chiếu, có đơn vị là
mét (m) trong hệ đơn vị SI.

Hình 1.2 Véctơ vị trí của chất điểm M

Nếu gắn hệ tọa độ Descartes 3 chiều Oxyz vào hệ quy chiếu O thì véctơ vị trí có
thể được viết lại dưới dạng sau:
→ → → →
𝑟 = 𝑥(𝑚) 𝑖 + 𝑦(𝑚)𝑗 + 𝑧(𝑚)𝑘 (1.2)
Trong đó:
 Các toạ độ x, y, z là hình chiếu của véctơ vị trí lên 3 trục Ox, Oy, Oz.
 𝑖⃗, 𝑗⃗, 𝑘⃗⃗ là các véctơ đơn vị trên các trục toạ độ, có độ lớn |𝑖⃗| = |𝑗⃗| = |𝑘⃗⃗ | = 1.
Khi chất điểm M chuyển động, các toạ độ của chất điểm cũng thay đổi theo thời gian:
𝑥 = 𝑥 (𝑡 )
{𝑦 = 𝑦(𝑡 ) (1.3)
𝑧 = 𝑧 (𝑡 )
Phương trình (1.1) hoặc (1.3) gọi là phương trình chuyển động của chất điểm.

2
Ví dụ: Một chất điểm chuyển động trên một quỹ đạo (C) với véctơ vị trí có dạng
→ → → →
là 𝑟 (𝑡 ) = (3𝑡 )(𝑚) 𝑖 + (2𝑡 + 1)(𝑚)𝑗 − (3𝑡 − 5)(𝑚)𝑘
Đối chiếu với phương trình (1.2), ta thu được:
𝑥 = 3𝑡 (𝑚)
{ 𝑦 = 2𝑡 + 1 (𝑚)
𝑧 = −(3𝑡 − 5) (𝑚)

Nếu khử đi biến số t trong phương trình (1.3), ta có thể tìm được phương trình
mô tả quỹ đạo của chất điểm. Có một số dạng quỹ đạo thường gặp sau:
 Quỹ đạo là đường thẳng: 𝑎𝑥 + 𝑏𝑦 = 𝑐
 Quỹ đạo là đường tròn tâm , bán kính R: (𝑥 − 𝑥0 )2 + (𝑦 − 𝑦0 )2 = 𝑅2
𝑥2 𝑦2
 Quỹ đạo là đường elip có hai bán trục là a và b: + =1
𝑎2 𝑏2

 Quỹ đạo là một Parabol: 𝑦 = 𝑎𝑥 2 + 𝑏𝑥 + 𝑐 (𝑎 ≠ 0)


Ví dụ: Một chất điểm chuyển động trong mặt phẳng Oxy với phương trình sau:
𝑥 = −4𝑡 2 + 8𝑡 (𝑚)
{
𝑦 = −3𝑡 2 + 6𝑡 (𝑚)
Nhân 3 cho x(t) và – 4 cho y(t), ta được
3𝑥 = −12𝑡 2 + 24𝑡 (𝑚)
{
−4𝑦 = 12𝑡 2 − 24𝑡 (𝑚)
Cộng 2 phương trình, ta được: 3𝑥 − 4𝑦 = 0, đây là phương trình quỹ đạo của chất điểm.
b. Tọa độ thẳng và tọa độ góc
Trong trường hợp chất điểm chuyển động trên một đường thẳng, tọa độ thẳng có
thể được sử dụng thay cho véctơ vị trí để xác định vị trí của chất điểm.
Xét chất điểm chuyển động thẳng dọc theo trục x như Hình 1.3.

Hình 1.3 Tọa độ thẳng đối với trục Ox trong chuyển động thẳng

Do 𝑦 = 𝑧 = 0 nên phương trình chuyển động (1.2) có thể viết lại:


→ →
𝑟 = 𝑥(𝑚) 𝑖
Khi chất điểm chuyển động, tọa độ thẳng x của chất điểm phụ thuộc thời gian t:
𝑥 = 𝑥 (𝑡 ) (1.4)

3
Ví dụ: Một chiếc xe (được xem là chất điểm) chuyển động trên đường thẳng
trong hệ quy chiếu O gắn với trục Ox (Hình 1.4).

Hình 1.4 Xe chuyển động tới lui trên một đường thẳng

Tại A, vị trí của xe được xác định bởi toạ độ xA = 30 (m).


Tại D, vị trí của xe được xác định bởi toạ độ xD = 0 (m).
Tại F, vị trí của xe được xác định bởi toạ độ xF = – 53 (m).
Trong trường hợp chất điểm chuyển động trên đường tròn bán kính 𝑟, ta có thể
xác định vị trí của chất điểm thông qua tọa độ góc thay vì véctơ vị trí (Hình 1.5).

Hình 1.5 Tọa độ góc đối với trục Ox trong chuyển động tròn

Toạ độ góc 𝜃 đối với trục Ox (gọi là trục mốc) được xác định bởi
𝑠
𝜃= (1.5)
𝑟
với s là độ dài của cung tròn tính từ trục mốc.
Đơn vị của toạ độ góc trong hệ SI là radian (rad).
Khi chất điểm chuyển động, tọa độ góc 𝜃 của chất điểm phụ thuộc thời gian:
𝜃 = 𝜃 (𝑡 ) (1.6)
Phương trình (1.5) gọi là phương trình chuyển động của chất điểm trong chuyển động
tròn.
4
c. Véctơ dịch chuyển
Xét chất điểm chuyển động trên quỹ đạo bất kỳ trong hệ quy chiếu O. Trong
khoảng thời gian từ t1 đến t2, chất điểm di chuyển một đoạn đường có độ dài s từ vị trí
M1 đến vị trí M2 với véctơ vị trí là 𝑟⃗1 và 𝑟⃗2 . Khi đó véctơ ∆𝑟⃗ = 𝑟⃗2 − 𝑟⃗1 được định nghĩa
là véctơ dịch chuyển của chất điểm trong khoảng thời gian ∆𝑡 = 𝑡2 − 𝑡1 (Hình 1.6.a).

Hình 1.6 Véctơ dịch chuyển của chất điểm a) trong khoảng thời gian ∆𝑡, b) trong khoảng
thời gian dt rất nhỏ.

Nếu chất điểm dịch chuyển trong khoảng thời gian dt rất nhỏ thì ∆𝑟⃗ trở thành 𝑑𝑟⃗ (Hình
1.6.b), gọi là véctơ dịch chuyển vi phân. Trong khoảng thời gian dt, chất điểm đi được
quãng đường ds rất nhỏ, nếu ta thiết lập véctơ 𝑑𝑠⃗ có phương tiếp tuyến với quỹ đạo,
cùng chiều chuyển động và có độ lớn là ds thì 𝑑𝑠⃗ = 𝑑𝑟⃗.

1.1.3 Vận tốc và gia tốc


1.1.3.1 Vận tốc
a. Vận tốc trung bình và tốc độ trung bình
Xét chất điểm chuyển động trên quỹ đạo bất kỳ trong hệ quy chiếu O. Trong
khoảng thời gian ∆𝑡, chất điểm di chuyển ứng với véctơ dịch chuyển ∆𝑟⃗ (Hình 1.7).

Hình 1.7 Minh họa phương trình (1.7) và (1.8)


5

Véctơ vận tốc trung bình 𝑣𝑡𝑏 của chất điểm trong khoảng thời gian ∆𝑡 là đại
lượng véctơ, có hướng trùng với véctơ dịch chuyển, được định nghĩa là

→ ∆𝑟
𝑣𝑡𝑏 = (1.7)
∆𝑡
Đơn vị của vận tốc trung bình trong hệ SI là mét trên giây (m/s).
Tốc độ trung bình 𝑣𝑡𝑏 của chất điểm trong khoảng thời gian ∆𝑡 là một đại lượng
vô hướng, không âm, chỉ đặc trưng cho mức độ nhanh chậm trung bình của chuyển động
trên một đoạn đường nhất định, được định nghĩa là
𝑠
𝑣𝑡𝑏 = (1.8)
∆𝑡
Trong trường hợp chất điểm chuyển động trên đường thẳng, vận tốc trung bình 𝑣 của
chất điểm được định nghĩa là
∆𝑥 𝑥2 −𝑥1
𝑣= = (1.9)
∆𝑡 𝑡2 −𝑡1

Trong đó: x1, x2 là toạ độ thẳng của chất điểm tại thời điểm t1 và t2.
Ví dụ: Một chất điểm chuyển động trên một đường thẳng từ vị trí A đến B rồi
quay lại điểm C trong hệ quy chiếu O (Hình 1.8).

Hình 1.8 Chuyển động của chất điểm trên đường thẳng

Theo phương trình (1.9), vận tốc trung bình của chất điểm khi đi từ A đến C là
𝑥𝐶 − 𝑥𝐴
𝑣𝐴→𝐶 =
𝑡𝐶 − 𝑡𝐴
với xA, xC là toạ độ của chất điểm tại thời điểm tA và tC.
Theo phương trình (1.8), tốc độ trung bình của chất điểm khi đi từ A đến C là
𝐴𝐵 + 𝐵𝐶
𝑣𝑡𝑏(𝐴→𝐶) =
𝑡𝐶 − 𝑡𝐴
b. Vận tốc tức thời và tốc độ tức thời

Véctơ vận tốc tức thời 𝑣 (còn gọi tắt là vận tốc) của chất điểm tại một điểm trên
quỹ đạo được định nghĩa là giới hạn của véctơ vận tốc trung bình khi ∆𝑡 tiến về 0, hoặc
bằng đạo hàm của véctơ vị trí theo thời gian
→ →
→ ∆𝑟 𝑑𝑟
𝑣 = lim = (1.10)
∆𝑡→0 ∆𝑡 𝑑𝑡
6
Vận tốc là đại lượng véctơ, đặc trưng cho mức độ nhanh chậm và hướng chuyển động
của chất điểm tại từng thời điểm. Véctơ vận tốc được biểu diễn hình học bằng mũi tên
có điểm đặt ở chất điểm chuyển động, có phương tiếp tuyến với quỹ đạo và có chiều là
chiều của chuyển động (Hình 1.9).

Hình 1.9 Véctơ vận tốc tức thời tại thời điểm t

Tốc độ tức thời (gọi tắt là tốc độ) của chất điểm bằng độ lớn của véctơ vận tốc,

được ký hiệu là |𝑣 | hay |𝑣 |. Tốc độ luôn nhận giá trị không âm và ảnh hưởng đến mức

độ chuyển động của chất điểm như sau:


 Chuyển động đều là chuyển động mà tốc độ không đổi theo thời gian.
 Chuyển động nhanh dần là chuyển động mà tốc độ tăng dần theo thời gian.
 Chuyển động chậm dần là chuyển động mà tốc độ giảm dần theo thời gian.
Trong hệ tọa độ Descartes, véctơ vận tốc được biểu diễn như sau:
→ → → → →
→ 𝑑𝑟 𝑑 𝑑𝑥 → 𝑑𝑦 → 𝑑𝑧
𝑣= = (𝑥 𝑖 + 𝑦 𝑗 + 𝑧𝑘 ) = 𝑖+ 𝑗+ 𝑘
𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡
→ → → →
Suy ra 𝑣 = 𝑣𝑥 𝑖 + 𝑣𝑦 𝑗 + 𝑣𝑧 𝑘 (1.11)
Trong đó:

 𝑣𝑥 , 𝑣𝑦 , 𝑣𝑧 là các thành phần (hình chiếu) của 𝑣 theo các trục toạ độ.
𝑑𝑥 𝑑𝑦 𝑑𝑧
 𝑣𝑥 = , 𝑣𝑦 = , 𝑣𝑧 = .
𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡

Tốc độ của chất điểm được xác định theo



|𝑣 | = √𝑣𝑥2 + 𝑣𝑦2 + 𝑣𝑧2 (1.12)

Trường hợp chất điểm chuyển động trên đường thẳng, vận tốc của chất điểm được định
nghĩa đơn giản bằng đạo hàm của toạ độ thẳng theo thời gian.
𝑑𝑥
𝑣𝑥 = (1.13)
𝑑𝑡

7
Ví dụ: Một chất điểm chuyển động trong mặt phẳng Oxy. Vị trí của chất điểm
→ → →
được xác định bởi véctơ vị trí 𝑟 = (2𝑡 )(𝑚) 𝑖 + (−2𝑡 2 + 3𝑡 )(𝑚)𝑗 .
→ →
Từ phương trình của 𝑟 ta có 𝑥 = 2𝑡 và 𝑦 = −2𝑡 2 + 3𝑡, do đó các thành phần của 𝑣 là
𝑣𝑥 = 2 (𝑚/𝑠)
{
𝑣𝑦 = −4𝑡 + 3 (𝑚/𝑠)
Theo phương trình (1.11), véctơ vận tốc của chất điểm có dạng như sau
→ → →
𝑣 = 2(𝑚/𝑠) 𝑖 + (−4𝑡 + 3)(𝑚/𝑠)𝑗
Tại thời điểm t = 1 s, chất điểm sẽ có tốc độ theo phương trình (1.12) là

|𝑣 | = √(2)2 + (−4.1 + 3)2 = √5 (m/s)

c. Vận tốc góc


Xét chất điểm M chuyển động trên quỹ đạo tròn có bán kính r. Tại thời điểm t1,
chất điểm có tọa độ góc 𝜃1 , tại thời điểm t2 chất điểm có tọa độ góc 𝜃2 (Hình 1.10).
Trong khoảng thời gian ∆𝑡 = 𝑡2 − 𝑡1 , tọa độ góc của chất điểm biến thiên một lượng
Δ𝜃 = 𝜃2 − 𝜃1 , còn gọi là góc quét.

Hình 1.10 Một chất điểm chuyển động trên cung tròn trong khoảng thời gian

Vận tốc góc trung bình 𝜔𝑡𝑏 của chất điểm trong khoảng thời gian ∆𝑡 được định
nghĩa là góc quét mà chất điểm thực hiện được trong một đơn vị thời gian
Δ𝜃
𝜔𝑡𝑏 = (1.14)
Δ𝑡
Đơn vị của vận tốc góc trung bình trong hệ SI là radian trên giây (rad/s).
Vận tốc góc (tức thời) 𝜔𝑧 của chất điểm được định nghĩa là giới hạn của vận tốc
góc trung bình khi ∆𝑡 tiến về 0, hoặc bằng đạo hàm của toạ độ góc theo thời gian.
∆θ 𝑑𝜃
𝜔𝑧 = lim = (1.15)
∆𝑡→0 ∆𝑡 𝑑𝑡
Độ lớn của vận tốc góc gọi là tốc độ góc.

8
Trong hệ toạ độ Descartes, véctơ vận tốc góc được biểu diễn ở dạng như sau:
→ →
𝜔 = 𝜔𝑧 𝑘

Véctơ 𝜔 có điểm đặt tại tâm quỹ đạo, có phương nằm trên trục quỹ đạo và chiều được
xác định theo quy tắc bàn tay phải: Dùng tay phải nắm trục quỹ đạo sao cho các ngón

tay hướng theo chiều chuyển động; ngón tay cái choãi ra sẽ chỉ chiều của 𝜔 (Hình 1.11).

Hình 1.11 Quy tắc bàn tay phải


Véctơ vận tốc góc đặc trưng cho hướng và sự nhanh chậm của chuyển động tròn. Nếu
𝜃 tăng theo thời gian thì chuyển động theo ngược chiều kim đồng hồ, còn nếu 𝜃 giảm
theo thời gian thì chuyển động theo chiều kim đồng hồ (Hình 1.12).

Hình 1.12 Véctơ vận tốc góc của chất điểm trong chuyển động tròn

1.1.3.2 Gia tốc


a. Gia tốc trung bình và gia tốc tức thời
Xét một chất điểm chuyển động trên quỹ đạo bất kỳ (Hình 1.13). Tại thời điểm
→ →
t1 chất điểm có vận tốc 𝑣1 , tại thời điểm t2 chất điểm có vận tốc 𝑣2 . Trong khoảng thời
→ → →
gian Δ𝑡, véctơ vận tốc của chất điểm biến thiên một lượng là 𝛥𝑣 = 𝑣2 − 𝑣1 .

Hình 1.13 Véctơ gia tốc của chất điểm chuyển động theo quỹ đạo bất kỳ

9

Véctơ gia tốc trung bình 𝑎𝑡𝑏 trong khoảng thời gian Δ𝑡 được định nghĩa là độ
biến thiên của véctơ vận tốc trong một đơn vị thời gian.

→ 𝛥𝑣
𝑎𝑡𝑏 = (1.16)
∆𝑡
Đơn vị của gia tốc trung bình trong hệ SI là mét trên giây bình phương (m/s2).
→ →
Từ (1.16), ta thấy rằng véctơ 𝑎𝑡𝑏 có cùng phương chiều với véctơ 𝛥𝑣 .

Véctơ gia tốc (tức thời) 𝑎 được định nghĩa là giới hạn của véctơ gia tốc trung
bình khi Δ𝑡 tiến về 0, hoặc bằng đạo hàm của véctơ vận tốc theo thời gian.
→ →
→ ∆𝑣 𝑑𝑣
𝑎 = lim = (1.17)
∆𝑡→0 ∆𝑡 𝑑𝑡
Kết hợp với phương trình (1.10) định nghĩa véctơ vận tốc tức thời, ta có:

→ 𝑑2 𝑟
𝑎= (1.18)
𝑑𝑡

Vậy véctơ gia tốc bằng đạo hàm bậc hai của véctơ vị trí 𝑟 theo thời gian.
Véctơ gia tốc đặc trưng cho sự biến đổi cả về độ lớn lẫn hướng của véctơ vận tốc theo
thời gian. Khi chất điểm nhận gia tốc thì xảy ra ba trường hợp
 Véctơ vận tốc chỉ thay đổi về độ lớn, tức là tốc độ thay đổi (Hình 1.14.b và c)
 Véctơ vận tốc chỉ thay đổi về phương chiều (Hình 1.15.c)
 Véctơ vận tốc thay đổi về độ lớn và phương chiều (Hình 1.15.a và b)

Hình 1.14 Mối quan hệ giữa vận tốc và gia tốc trong chuyển động thẳng

Hình 1.15 Mối quan hệ giữa vận tốc và gia tốc trong chuyển động cong
10
Trong hệ tọa độ Descartes, véctơ gia tốc được biểu diễn như sau:
→ → → → →
→ 𝑑2 𝑟 𝑑2 𝑑2 𝑥 → 𝑑2 𝑦 → 𝑑2 𝑧
𝑎= = (𝑥 𝑖 + 𝑦 𝑗 + 𝑧𝑘 ) = 𝑖+ 𝑗+ 𝑘
𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡
→ → → →
Suy ra 𝑎 = 𝑎𝑥 𝑖 + 𝑎𝑦 𝑗 + 𝑎𝑧 𝑘 (1.19)
Trong đó:

 𝑎𝑥 , 𝑎𝑦 , 𝑎𝑧 là các thành phần (hình chiếu) của 𝑎 theo các trục toạ độ.
𝑑𝑣𝑥 𝑑2𝑥 𝑑𝑣𝑦 𝑑2𝑦 𝑑𝑣𝑧 𝑑2𝑧
 𝑎𝑥 = = , 𝑎𝑦 = = , 𝑎𝑧 = = .
𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡

Độ lớn của véctơ gia tốc được xác định theo



|𝑎 | = √𝑎𝑥2 + 𝑎𝑦2 + 𝑎𝑧2 (1.20)

Trường hợp chất điểm chuyển động trên đường thẳng, gia tốc của chất điểm được định
nghĩa đơn giản bằng đạo hàm bậc hai của toạ độ thẳng theo thời gian.
𝑑𝑣𝑥 𝑑2 𝑥
𝑎𝑥 = = (1.21)
𝑑𝑡 𝑑𝑡
b. Gia tốc góc

Véctơ gia tốc góc 𝛽 là đại lượng đặc trưng cho sự biến đổi của véctơ vận tốc góc
theo thời gian, được định nghĩa là đạo hàm của véctơ vận tốc góc theo thời gian
→ →
→ 𝑑𝜔
∆𝜔
𝛽 = lim = (1.22)
∆𝑡→0 ∆𝑡 𝑑𝑡
Véctơ gia tốc góc có các đặc điểm sau:
→ →
𝑑𝜔𝑧
 𝛽 = 𝛽𝑧 𝑘 , với 𝛽𝑧 =
𝑑𝑡

 Điểm đặt ở tâm quỹ đạo, có phương nằm trên trục quỹ đạo tròn
→ →
 Cùng chiều với 𝜔 nếu vận tốc góc tăng, ngược chiều với 𝜔 nếu vận tốc góc giảm

1.1.4 Tổng hợp véctơ vận tốc và véctơ gia tốc


Hai quan sát viên A và B cùng quan sát chuyển động của chất điểm M. Quan sát
viên A đứng trên hệ quy chiếu OA đứng yên, còn quan sát viên B đứng trên hệ quy chiếu

OB chuyển động với vận tốc không đổi 𝑣𝐵𝐴 so với OA theo hướng trục x. Tại thời điểm
t, véctơ vị trí và vận tốc của chất điểm M được xác định bởi quan sát viên A là không
giống với quan sát viên B (Hình 1.16).

11
Hình 1.16 (a) Véctơ vị trí và (b) vận tốc của chất điểm M trong hệ quy chiếu OA và OB

Theo phép cộng véctơ (xem phụ lục Toán học) và Hình 1.16.a, ta thấy véctơ vị

trí 𝑟𝑀𝐴 của M đối với OA được cho bởi:
→ → →
𝑟𝑀𝐴 = 𝑟𝑀𝐵 + 𝑟𝐵𝐴 (1.23)
Trong đó:

 𝑟𝑀𝐵 là véctơ vị trí của M đối với OB.

 𝑟𝐵𝐴 là véctơ vị trí của hệ quy chiếu OB đối với OA.
→ →
Vận tốc 𝑣𝑀𝐴 của M đối với OA tìm được bằng cách lấy đạo hàm của 𝑟𝑀𝐴 theo t:
→ 𝑑 →
𝑣𝑀𝐴 = (𝑟𝑀𝐴 )
𝑑𝑡

Do đó, nếu lấy đạo hàm hai vế phương trình (1.23) theo thời gian, ta được:
→ → →
𝑣𝑀𝐴 = 𝑣𝑀𝐵 + 𝑣𝐵𝐴 (1.24)

với 𝑣𝑀𝐵 là véctơ vận tốc của M đối với OB.

Hình 1.16.b minh hoạ véctơ 𝑣𝑀𝐴 thỏa mãn phương trình (1.24).
Nếu tiếp tục lấy đạo hàm hai vế của phương trình (1.24), ta được:
→ → →
𝑎𝑀𝐴 = 𝑎𝑀𝐵 + 𝑎𝐵𝐴 (1.25)
Trong đó:

 𝑎𝑀𝐴 là véctơ gia tốc của M đối với OA.

 𝑎𝑀𝐵 là véctơ gia tốc của M đối với OB.

 𝑎𝐵𝐴 là véctơ gia tốc của hệ quy chiếu OB đối với OA.
→ →
Nếu hai hệ quy chiếu chuyển động với vận tốc không đổi đối với nhau thì 𝑎𝑀𝐴 = 𝑎𝑀𝐵 .

12
Ví dụ: Tuấn Anh đứng trên vỉa hè để đợi xe buýt (Hình 1.17.a). Bảo Ngọc đang
ở trên một chiếc xe chạy ngang qua với tốc độ không đổi 20 m/s về phía Đông. Ngay
trước khi đi qua chỗ Tuấn Anh đứng, Bảo Ngọc ném qua cửa sổ một vỏ ly trà sữa với
các thành phần vận tốc (theo Bảo Ngọc) là 5 m/s theo hướng Nam và 3 m/s theo hướng
Tây. Chiếc ly đập vào người Tuấn Anh, sau đó cả hai người đã xảy ra tranh cãi. Bảo
Ngọc thừa nhận hành vi sai trái của mình nhưng cô ấy chỉ muốn ném vỏ ly vào thùng
rác ở phía Tây Nam, trong khi Tuấn Anh lại ở phía Đông Nam của điểm ném.

Hình 1.17 Bảo Ngọc lái xe về phía Đông và Tuấn Anh đứng trên vỉa hè

Xem chiếc ly là chất điểm M, Tuấn Anh và Bảo Ngọc là hệ quy chiếu OA, OB;
gắn hệ toạ độ Descartes vào hai hệ quy chiếu với trục x dương hướng theo phía Đông,
trục y dương hướng theo phía Bắc (Hình 1.17.b).
Vận tốc của chiếc vỏ ly đối với Bảo Ngọc (hệ quy chiếu OB) là
→ → →
𝑣𝑀𝐵 = (−3)(𝑚/𝑠) 𝑖 + (−5)(𝑚/𝑠)𝑗

Tốc độ của chiếc vỏ ly đối với Bảo Ngọc là |𝑣𝑀𝐵 | = √(−3)2 + (−5)2 = 5,83 (m/s).
→ →
Vận tốc của Bảo Ngọc đối với Tuấn Anh (hệ quy chiếu OA) là 𝑣𝐵𝐴 = 20 (m/s) 𝑖 .
Theo phương trình (1.24), ta có vận tốc của chiếc vỏ ly đối với Tuấn Anh là
→ → → → → →
𝑣𝑀𝐴 = (−3)(𝑚/𝑠) 𝑖 + (−5)(𝑚/𝑠)𝑗 + 20(𝑚/𝑠) 𝑖 = 17(𝑚/𝑠) 𝑖 + (−5)(𝑚/𝑠)𝑗
Vận tốc của chiếc vỏ ly đối với Tuấn Anh là có hướng Đông Nam (Hình 1.17.b), do đó
nó sẽ bay thẳng về nơi Tuấn Anh đang đứng với tốc độ:

|𝑣𝑀𝐴 | = √(17)2 + (−5)2 = 17,7 (m/s)

Như vậy, Bảo Ngọc và Tuấn Anh sẽ quan sát chuyển động của chiếc vỏ ly trà sữa với
kết quả đo khác nhau.

13
1.1.5 Chuyển động thẳng
a. Chuyển động thẳng đều
Chuyển động thẳng đều là chuyển động không đổi chiều trên một đường thẳng
với tốc độ không đổi. Như vậy, chất điểm chuyển động thẳng đều có gia tốc bằng 0.
Xét chuyển động thẳng đều dọc theo trục Ox với vận tốc 𝑣𝑥 . Theo phương trình
(1.13), ta có:
𝑑𝑥
𝑣𝑥 = hay 𝑑𝑥 = 𝑣𝑥 𝑑𝑡
𝑑𝑡
Lấy tích phân hai vế, ta được:
𝑥 = 𝑣𝑥 ∫ 𝑑𝑡 = 𝑣𝑥 . 𝑡 + 𝐶
với C là hằng số được xác định từ điều kiện đầu.
Giả sử tại thời điểm t = 0, tọa độ của chất điểm là 𝑥0 thì 𝐶 = 𝑥0 , và ta có phương trình
chuyển động của chất điểm chuyển động thẳng đều:
𝑥 = 𝑥0 + 𝑣𝑥 . 𝑡 (1.26)
Nếu 𝑣𝑥 > 0 thì vật đi theo chiều Ox, nếu 𝑣𝑥 < 0 thì vật đi ngược chiều Ox.
b. Chuyển động thẳng biến đổi đều
Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động không đổi chiều trên một đường
thẳng, với tốc độ tăng dần đều hoặc giảm dần đều theo thời gian. Như vậy, chất điểm
chuyển động thẳng biến đổi đều có gia tốc không đổi theo thời gian. Ví dụ: Một quả táo

rơi tự do xuống mặt đất với gia tốc g không đổi có độ lớn là 9,8 m/s2.
Xét chuyển động thẳng biến đổi đều dọc theo trục Ox với gia tốc 𝑎𝑥 không đổi.
Theo phương trình (1.21), ta có:
𝑑𝑣𝑥
𝑎𝑥 = hay 𝑑𝑣𝑥 = 𝑎𝑥 𝑑𝑡
𝑑𝑡
Lấy tích phân hai vế, ta được:
𝑣𝑥 = 𝑎𝑥 ∫ 𝑑𝑡 = 𝑎𝑥 𝑡 + 𝐶
Giả sử tại thời điểm t = 0, vận tốc của chất điểm là 𝑣𝑥0 thì 𝐶 = 𝑣𝑥0 , và ta có phương
trình vận tốc của chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều:
𝑣𝑥 = 𝑣𝑥0 + 𝑎𝑥 𝑡 (1.27)
với 𝑣𝑥 là vận tốc của chất điểm tại thời điểm t.
Theo phương trình (1.13), ta có:
𝑑𝑥
𝑣𝑥 = hay 𝑑𝑥 = 𝑣𝑥 𝑑𝑡 = (𝑣𝑥0 + 𝑎𝑥 𝑡 )𝑑𝑡 = 𝑣𝑥0 𝑑𝑡 + 𝑎𝑥 𝑡𝑑𝑡
𝑑𝑡

14
Lấy tích phân hai vế, ta được phương trình chuyển động của chất điểm chuyển động
thẳng biến đổi đều:
1
𝑥 = 𝑥0 + 𝑣𝑥0 . 𝑡 + 𝑎𝑥 𝑡 2 (1.28)
2

với 𝑥0 là vị trí của chất điểm tại thời điểm t = 0, 𝑥 là vị trí chất điểm tại thời điểm t.
Từ các phương trình (1.27) và (1.28), ta được:

2
1
𝑣𝑥2 − 𝑣𝑥0 = 2𝑎𝑥 (𝑣𝑥0 . 𝑡 + 𝑎𝑥 𝑡 2 ) = 2𝑎𝑥 (𝑥 − 𝑥0 )
2
Gọi 𝑠 = 𝑥 − 𝑥0 là quãng đường mà chất điểm đi được, ta được phương trình độc lập
thời gian:
2
𝑣𝑥2 − 𝑣𝑥0 = 2𝑎𝑥 𝑠 (1.29)
Nếu 𝑣𝑥 và 𝑎𝑥 cùng dấu thì chất điểm chuyển động nhanh dần, còn nếu 𝑣𝑥 và 𝑎𝑥 trái dấu
thì chất điểm chuyển động chậm dần.

1.1.6 Bài tập


Câu 1: Một chất điểm chuyển động trong mặt phẳng hai chiều với phương trình chuyển
động có dạng sau:
𝑥 = 2𝑡 + 1 (𝑚) 𝑥 = sin(𝑡 ) (𝑚)
a) { b) {
𝑦 = 𝑡 2 (𝑚) 𝑦 = 𝑠𝑖𝑛2 (𝑡 ) − 2 (𝑚)
𝑥 = −2𝑡 3 + 4𝑡 2 (𝑚) 𝑥 = 2 sin(3𝑡 ) (𝑚)
c) { d) {
𝑦 = 3𝑡 3 − 6𝑡 2 (𝑚) 𝑦 = 2 cos(3𝑡 ) (𝑚)
Hãy xác định véctơ vị trí và quỹ đạo chuyển động của chất điểm.

Câu 2: Hãy xác định véctơ vận tốc và tốc độ của chất điểm tại thời điểm t = 0 khi biết
véctơ vị trí của chất điểm như sau:
→ → → →
a) 𝑟 = (2𝑡 + 1)(𝑚) 𝑖 − (𝑡 2 − 2)(𝑚)𝑗 + (2𝑡 − 2)(𝑚)𝑘
→ → → →
b) 𝑟 = (2𝑡 2 )(𝑚) 𝑖 − (𝑡 2 − 2𝑡 + 3)(𝑚)𝑗 + (𝑡 )(𝑚)𝑘
→ → → →
c) 𝑟 = sin(𝑡 )(𝑚) 𝑖 + [cos(𝑡 ) − 2𝑡 ](𝑚)𝑗 − 3(𝑚)𝑘
→ → → →
d) 𝑟 = (2𝑡 )(𝑚)𝑘 + (4 − 2𝑡 )(𝑚)𝑗 − (𝑡 2 − 2𝑡 + 1)(𝑚) 𝑖

Câu 3: Một chất điểm chuyển động tới lui trên đường thẳng. Chất điểm chuyển động từ
vị trí A ứng với toạ độ m đến vị trí B ứng với toạ độ m trong khoảng thời gian 2 phút,
sau đó dịch chuyển từ vị trí B đến vị trí C ứng với toạ độ m trong khoảng thời gian 1
phút. Tính vận tốc trung bình và tốc độ trung bình của chất điểm trên các quãng đường
AB, BC, và ABC.

15
Câu 4: Hãy xác định tốc độ của chất điểm tại thời điểm gia tốc bằng 0,2 m/s2 khi biết
véctơ vị trí của chất điểm như sau:
→ → → →
a) 𝑟 = (2𝑡 2 + 7𝑡 )(𝑚) 𝑖 − (−𝑡 2 + 2)(𝑚)𝑗 + (2𝑡 )(𝑚)𝑘
→ → → →
b) 𝑟 = (𝑡 3 + 4𝑡 2 − 𝑡 )(𝑚) 𝑖 − (3𝑡 2 − 2𝑡 )(𝑚)𝑗 + (𝑡 − 1)(𝑚)𝑘
→ → →
c) ) 𝑟 = sin(2t)(𝑚) 𝑖 − cos(2𝑡) (𝑚)𝑗

Câu 5: Hãy xác định phương trình chuyển động và phương trình vận tốc của chất điểm
chuyển động thẳng với gia tốc không đổi trong các trường hợp sau:
a) a = 4 m/s2, vận tốc ban đầu là 5 m/s, và tọa độ ban đầu bằng 0
b) a = 2t m/s2, vận tốc ban đầu bằng 0, và tọa độ ban đầu bằng 12m
c) a = – 4cos(2t) m/s2, vận tốc ban đầu bằng 0, và tọa độ ban đầu bằng 2 m

Câu 6: Hãy xác định véctơ vị trí và véctơ vận tốc của chất điểm biết véctơ gia tốc của
chất điểm là
→ → →
a) 𝑎 = sin(2t)(𝑚/𝑠 2 ) 𝑖 − cos(2𝑡) (𝑚/𝑠 2 )𝑗 ; tại t = 0, 𝑣𝑥0 = 𝑣𝑦0 = 0 và 𝑥0 = 𝑦0 = 0
→ → →
b) 𝑎 = 2(𝑚/𝑠 2 ) 𝑖 − (3t)(𝑚/𝑠 2 )𝑗 ; tại t = 0, 𝑣𝑥0 = 2 m/s, 𝑣𝑦0 = 5 m/s, 𝑥0 = 1 m, và
𝑦0 = 0
→ → →
c) 𝑎 = (2t)(𝑚/𝑠 2 ) 𝑖 + (4t)(𝑚/𝑠 2 )𝑗 ; tại t = 0, 𝑣𝑥0 = 0, 𝑣𝑦0 = 4 m/s, 𝑥0 = 4 m, và
𝑦0 = 1 m

Câu 7: Một giọt nước mưa rơi thẳng đứng so với mặt đường với tốc độ 10 m/s. Một ôtô
đang chuyển động thẳng đều trên mặt đường với vận tốc 𝑣𝑥 = −10 m/s. Người ngồi
trong ôtô sẽ quan sát thấy giọt nước mưa với véctơ vận tốc và tốc độ như thế nào?

Câu 8: Trên một dòng sông nước chảy thẳng đều với tốc độ 10 m/s. Một chiếc canô
muốn qua sông theo phương vuông góc với hai bờ, phải hướng mũi canô về phía thượng
nguồn và hợp với phương vuông góc hai bờ một góc 𝜃 = 30𝑜 . Hãy xác định véctơ vận
tốc và tốc độ của canô đối với bờ.

16
1.2 ĐỘNG LỰC HỌC

1.2.1 Các khái niệm mở đầu


a. Lực
Các quan sát thực tế cho thấy sự thay đổi vận tốc của một vật có liên quan đến
lực, đó là đại lượng đặc trưng cho sự tương tác giữa vật với môi trường. Môi trường
xung quanh một vật gồm các vật khác tác dụng lực lên vật đó. Ví dụ: Khi bạn lấy một
quyển sách đang nằm yên trên giá sách và giữ nó trên tay, thì môi trường xung quanh
quyển sách là tay bạn (tác dụng vào quyển sách một lực) và Trái Đất (tác dụng vào
quyển sách một lực hướng xuống).
Tương tác giữa các vật xảy ra khi chúng tiếp xúc với nhau (Hình 1.18.a, b, c)
hoặc không tiếp xúc với nhau nhưng vẫn tác dụng lên nhau thông qua một môi trường
nào đó (Hình 1.18 d, e, f). Ví dụ: Lực hấp dẫn, lực điện từ, …

Hình 1.18 Các ví dụ về lực tác dụng lên các vật khác nhau

Lực là một đại lượng véctơ, có cả độ lớn lẫn hướng, thường được ký hiệu là 𝐹⃗ ,
đơn vị của lực trong hệ đơn vị SI là Newton (N). Có thể biểu diễn lực bằng mũi tên,
trong đó đầu mũi tên chỉ hướng tác dụng, chiều dài mũi tên chỉ độ lớn của lực và điểm
đặt tại vật chịu tác dụng. Nếu hai hoặc nhiều lực tác dụng lên vật thì thuật ngữ “hợp lực”
sẽ được sử dụng. Hợp lực ∑ 𝐹⃗ tác dụng lên vật là tổng véctơ của các lực riêng biệt tác
dụng lên vật đó từ các vật khác: ∑ 𝐹⃗ = 𝐹⃗1 + 𝐹⃗2 + ⋯ + 𝐹⃗𝑛 (Hình 1.19).

Hình 1.19 Véctơ hợp lực tác dụng lên vận động viên M
17
b. Chất điểm cô lập
Chất điểm cô lập là chất điểm hoàn toàn không tham gia tương tác với môi
trường.
c. Hệ qui chiếu quán tính
Hệ quy chiếu quán tính là một hệ quy chiếu mà trong đó nếu một chất điểm cô
lập hoặc hợp lực tác dụng lên chất điểm bằng không thì gia tốc của chất điểm bằng
không, nghĩa là chất điểm hoặc là đứng yên hoặc là chuyển động thẳng đều. Trong thực
tế rất khó để tìm được hệ quy chiếu quán tính, thay vào đó chúng ta hay sử dụng hệ qui
chiếu gắn vào bề mặt Trái đất làm hệ qui chiếu quán tính gần đúng. Như vậy, hệ qui
chiếu quán tính theo định nghĩa là một giới hạn lý thuyết.
Hệ quy chiếu O1 nếu chuyển động thẳng đều so với hệ quy chiếu quán tính O thì
O1 là hệ quy chiếu quán tính, còn nếu O1 chuyển động có gia tốc so với O thì ta nói O1
là hệ quy chiếu phi quán tính.
Ví dụ: Xét một thùng gỗ đặt trên vỉa hè. Có hai lực tác dụng lên thùng gỗ là lực
hướng xuống do Trái Đất tác dụng và lực hướng lên do vỉa hè tác dụng. Hợp lực tác
dụng lên thùng bằng không. Người A đứng yên trên vỉa hè thấy thùng gỗ đứng yên,
nhưng người B ngồi trên một ôtô chuyển động có gia tốc đối với vỉa hè lại thấy gia tốc
của thùng gỗ khác không. Vậy người A là hệ quy chiếu quán tính, còn người B là hệ
quy chiếu phi quán tính.
d. Khối lượng
Quán tính là xu hướng tự nhiên của một vật duy trì trạng thái chuyển động ban
đầu của vật khi không có sự hiện diện của lực. Vậy, quán tính của một vật đặc trưng cho
khả năng chống lại sự thay đổi về vận tốc của vật đó.
Khối lượng là một đại lượng vô hướng có đơn vị (hệ SI) là kilogram (kg), được
ký hiệu là m. Khối lượng quán tính của một vật là đại lượng đo mức quán tính của vật
đó dưới tác dụng của lực. Chất điểm có khối lượng quán tính càng lớn thì càng khó thay
đổi trạng thái chuyển động. Ngoài khối lượng quán tính, vật còn có khối lượng hấp dẫn,
đặc trưng cho mức hấp dẫn của nó đối với vật khác. Khối lượng hấp dẫn của vật càng
lớn thì lực hấp dẫn giữa nó với vật khác càng lớn.
Ví dụ: Xét hai chiếc xe đạp và ôtô đang đứng yên trên một cây cầu. Trong trường
hợp chúng cùng chịu một hợp lực thì xe đạp có thể chuyển động còn xe ôtô thì không.
∑ 𝐹⃗
Theo công thức: 𝑎⃗ = (1), khối lượng của xe ô tô lớn hơn khối lượng của xe đạp rất
𝑚
18
nhiều nên gia tốc của ôtô là rất nhỏ so với gia tốc của xe đạp, nghĩa là sự thay đổi vận
tốc của ôtô là rất nhỏ so với sự thay đổi vận tốc của xe đạp. Vậy khối lượng m của ôtô
và xe đạp trong trường hợp ứng với công thức (1) là khối lượng quán tính. Trong trường
hợp cả xe đạp và xe ôtô cùng rơi khỏi cầu, nếu bỏ qua lực cản không khí thì chúng chỉ
chịu tác dụng bởi lực hấp dẫn của Trái Đất theo công thức: 𝑃⃗⃗ = 𝑚g
⃗⃗ (2). Dù khối lượng
của hai xe khác nhau nhưng gia tốc rơi tự do của chúng là như nhau và bằng 9,8 m/s2.
Tuy nhiên, độ lớn của lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên xe ôtô là lớn hơn rất nhiều
so với tác dụng lên xe đạp. Như vậy, khối lượng m của ôtô và xe đạp trong trường hợp
ứng với công thức (2) là khối lượng hấp dẫn.
Thực nghiệm đo được khối lượng quán tính và khối lượng hấp dẫn của cùng một
vật là tương đương nhau, do đó để đơn giản ta thường gọi chung là khối lượng.
e. Động lượng của chất điểm

Véctơ động lượng 𝑝 của chất điểm là đại lượng véctơ đo lượng chuyển động cơ
của chất điểm, được định nghĩa là
→ →
𝑝 = 𝑚𝑣 (1.30)
Véctơ động lượng có hướng trùng với hướng của vận tốc và có độ lớn là 𝑝 = 𝑚𝑣 (Hình
1.20). Đơn vị của động lượng trong hệ SI là kilogram nhân mét trên giây (kg.m/s).

Hình 1.20 Véctơ động lượng của xe đạp khối lượng m chuyển động với vận tốc 𝑣⃗

1.2.2 Định luật Newton I, II và III


a. Định luật Newton thứ nhất
Định luật Newton thứ nhất có thể được phát biểu như sau:
Tồn tại những hệ quy chiếu gọi là hệ quy chiếu quán tính mà trong đó một chất điểm
được quan sát sẽ có vận tốc không đổi (đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều) nếu
chất điểm cô lập hoặc hợp lực tác dụng lên chất điểm bằng không.

Định luật Newton thứ nhất chỉ ra rằng trạng thái đứng yên hay chuyển động thẳng đều
của vật không cần sự hiện diện của lực để duy trì. Chuyển động của chất điểm tuân theo

19
định luật Newton thứ nhất gọi là chuyển động theo quán tính, do đó định luật này còn
gọi là định luật quán tính.
Ví dụ: Dây đai an toàn trên xe ôtô (Hình 1.21) là thiết bị giữ hành khách cố định
trên ghế khi tai nạn xảy ra, góp phần ngăn ngừa các chấn thương nghiêm trọng. Lúc xe
đứng yên hay chuyển động thẳng đều, con lắc trong hệ thống dây đai đứng yên nên dây
đai có thể giãn ra hay co vào một cách dễ dàng trong khi hành khách di chuyển. Nhưng
lúc xe đột ngột dừng lại (có thể là do tai nạn) thì con lắc sẽ tiếp tục chuyển động về phía
trước theo quán tính (Hình 1.21.b), do đó cấu trúc cơ học của hệ thống dây đai sẽ ngăn
chặn dây đai giãn ra, và giúp hành khách không bị nhào về phía trước.

Hình 1.21 Hệ thống dây đai an toàn trên xe ôtô và cấu trúc cơ học của nó

Chúng ta có thể diễn tả định luật Newton thứ nhất theo động lượng như sau:
Trong hệ quy chiếu quán tính, véctơ động lượng của chất điểm cô lập bảo toàn (không
thay đổi theo thời gian).

⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑝 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡
Đây là trường hợp riêng của định luật bảo toàn động lượng.
b. Định luật Newton thứ hai
Định luật Newton thứ hai được phát biểu như sau:
Trong hệ qui chiếu quán tính, gia tốc của một chất điểm tỉ lệ thuận với tổng hợp
ngoại lực tác dụng lên chất điểm và tỉ lệ nghịch với khối lượng của chất điểm.

∑ 𝐹⃗ = 𝑚𝑎 (1.31)

Trong đó 𝑎 là gia tốc của chất điểm, m là khối lượng quán tính của chất điểm và ∑ 𝐹⃗ là
tổng hợp ngoại lực tác dụng lên chất điểm.

20
Định luật Newton thứ hai định nghĩa lực là đại lượng gây ra gia tốc cho một vật, và
véctơ gia tốc của vật sẽ cùng hướng với véctơ hợp lực tác dụng lên vật (Hình 1.22).

Hình 1.22 Minh họa cho định luật Newton thứ hai

Phương trình (1.31) chỉ áp dụng đối với chuyển động có tốc độ rất nhỏ so với tốc
độ ánh sáng, và đối với vật có khối lượng không đổi. Trong trường hợp khối lượng của
vật thay đổi theo thời gian, ta có thể biểu diễn phương trình (1.31) dưới dạng
→ →
𝑑𝑣 𝑑(𝑚𝑣 )
∑ 𝐹⃗ = 𝑚 =
𝑑𝑡 𝑑𝑡

𝑑𝑝
Suy ra ∑ 𝐹⃗ = (1.32)
𝑑𝑡
Vậy định luật Newton thứ hai có thể được phát biểu theo cách khác như sau:
Trong hệ qui chiếu quán tính, đạo hàm véctơ động lượng của chất điểm theo thời
gian bằng tổng hợp ngoại lực tác dụng lên chất điểm.
Phương trình (1.31) là một phương trình véctơ, do đó sẽ tương đương với
∑ 𝐹𝑥 = 𝑚𝑎𝑥
{∑ 𝐹𝑦 = 𝑚𝑎𝑦 (1.33)
∑ 𝐹𝑧 = 𝑚𝑎𝑧

trong đó: ∑ 𝐹𝑥 , ∑ 𝐹𝑦 , ∑ 𝐹𝑧 là thành phần (hình chiếu) của hợp lực ∑ 𝐹⃗ trên các trục toạ
độ.
Ví dụ: Hai con ngựa đang kéo một sà lan 2 tấn dọc theo một kênh đào. Dây cáp gắn vào
con ngựa thứ nhất hợp với phương ngang một góc 𝜃1 = 300 , trong khi đó dây cáp gắn
với con ngựa thứ hai tạo thành một góc 𝜃2 = −450 (Hình 1.23). Ban đầu khi sà lan đứng
yên, mỗi con ngựa đều tác dụng lên sà lan một lực có cùng độ lớn là 600 N. Nếu bỏ qua
các lực cản tác dụng lên sà lan thì hợp lực tác dụng lên nó lúc ban đầu là
∑ 𝐹⃗ = 𝐹⃗1 + 𝐹⃗2
với 𝐹⃗1 , 𝐹⃗2 là lực do con ngựa thứ nhất và thứ hai tác dụng lên sàn lan.

21
Hình 1.23 Hai con ngựa đang cùng nhau kéo sà lan trên kênh đào

Theo phép cộng véctơ, ta có các thành phần (hình chiếu) của hợp lực như sau:
∑ 𝐹𝑥 = 𝐹1𝑥 + 𝐹2𝑥
{
∑ 𝐹𝑦 = 𝐹1𝑦 + 𝐹2𝑦

Trong đó:
 𝐹1𝑥 , 𝐹1𝑦 là các thành phần (hình chiếu) của lực 𝐹⃗1 trên các trục toạ độ Ox và Oy.

 𝐹1𝑦 , 𝐹2𝑦 là các thành phần của lực 𝐹⃗2 trên các trục Ox và Oy.
Theo toán học và Hình 1.23, ta có:
𝐹1𝑥 = 𝐹1 𝑐𝑜𝑠𝜃1 = 600 cos(30𝑜 ) = 520 N
𝐹2𝑥 = 𝐹2 𝑐𝑜𝑠𝜃2 = 600 cos(−45𝑜 ) = 424 N
𝐹1𝑦 = 𝐹1 𝑠𝑖𝑛𝜃1 = 600 sin(30𝑜 ) = 300 N
𝐹2𝑦 = 𝐹2 𝑠𝑖𝑛𝜃2 = 600 sin(30𝑜 ) = −424 N
Vậy,
∑ 𝐹𝑥 = 520 + 424 = 944 N
{
∑ 𝐹𝑦 = 300 − 424 = −124 N

Theo phương trình (1.33), ta được các thành phần của gia tốc của sà lan là
∑ 𝐹𝑥 944
𝑎𝑥 = = = 0,472 m/s2
𝑚 2000
∑ 𝐹𝑦 −124
𝑎𝑦 = = = −0,062 m/s2
𝑚 2000
Vậy khi hai con ngựa tác dụng kéo sà lan thì sà lan sẽ nhận một gia tốc có độ lớn
|𝑎⃗| = √𝑎𝑥2 + 𝑎𝑦2 = √(0,472)2 + (−0,062)2 = 0,476 m/s2

22
c. Định luật Newton thứ ba
Phát biểu của định luật Newton thứ ba như sau:
Trong một hệ qui chiếu quán tính, nếu chất điểm M1 tác dụng lên chất điểm M2 một
⃗⃗𝟏𝟐 , thì chất điểm M2 cũng tác dụng lên chất điểm M1 một lực 𝑭
lực 𝑭 ⃗⃗𝟐𝟏 . Hai lực này
tồn tại đồng thời, cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn.
→ →
𝐹12 = −𝐹21 (1.34)

Hình 1.24 Minh họa cho định luật Newton thứ ba

Lực 𝐹⃗12 và phản lực 𝐹⃗21 là hai lực trực đối. Chúng không khử lẫn nhau mặc dù tổng của
chúng bằng 0, bởi vì điểm đặt của chúng trên hai chất điểm khác nhau.
Ví dụ: Hầu hết máy bay trực thăng đều có hai cánh quạt (Hình 1.25.a). Khi động
cơ máy bay tác dụng lực lên cánh quạt chính làm thay đổi chuyển động quay của nó, thì
cánh quạt chính sẽ tác dụng một lực cùng độ lớn nhưng ngược hướng lên động cơ theo
định luật Newton thứ ba. Điều này sẽ khiến thân máy bay quay theo hướng ngược với
hướng quay của cánh quạt chính (Hình 1.25.b), kết quả là không thể điều khiển được
máy bay. Vai trò của cánh quạt đuôi là cung cấp một lực ngược hướng với lực sẽ làm
quay thân máy bay, do đó giữ cho thân máy bay ở vị trí cân bằng.

Hình 1.25 Máy bay trực thăng và định luật Newton thứ ba

23
1.2.3 Lực quán tính
Xét chất điểm khối lượng m trong một hệ quy chiếu B chuyển động tịnh tiến có
gia tốc 𝑎⃗𝐵𝐴 so với hệ quy chiếu quán tính A. Theo phương trình (1.25), gia tốc của chất
điểm đối với hệ quy chiếu A là
→ → →
𝑎𝑚𝐴 = 𝑎𝑚𝐵 + 𝑎𝐵𝐴
với 𝑎⃗𝑚𝐵 là gia tốc của chất điểm đối với hệ quy chiếu phi quán tính B.
Nhân hai vế của phương trình trên với m, ta có
→ → →
𝑚𝑎𝑚𝐴 = 𝑚𝑎𝑚𝐵 + 𝑚𝑎𝐵𝐴
Vì định luật Newton II được nghiệm đúng trong hệ quy chiếu quán tính A nên
→ → →
∑ 𝐹⃗ = 𝑚𝑎𝑚𝐴 = 𝑚𝑎𝑚𝐵 + 𝑚𝑎𝐵𝐴
→ →
Suy ra 𝑚𝑎𝑚𝐵 = ∑ 𝐹⃗ − 𝑚𝑎𝐵𝐴

Vậy 𝑚𝑎𝑚𝐵 = ∑ 𝐹⃗ + 𝐹⃗𝑞𝑡 (1.35)
Như vậy, khi khảo sát chuyển động trong hệ quy chiếu phi quán tính, ngoài các lực
thông thường chất điểm còn chịu tác dụng của lực 𝐹⃗𝑞𝑡 , gọi là lực quán tính.
Lực quán tính là một lực ảo vì không có vật gây ra lực này, chỉ xuất hiện trong
hệ quy chiếu phi quán tính. Lực 𝐹⃗𝑞𝑡 luôn cùng phương, ngược chiều với gia tốc của hệ
quy chiếu phi quán tính B so với hệ quy chiếu quán tính A.
𝐹⃗𝑞𝑡 = −𝑚𝑎⃗𝐵𝐴 (1.36)
Ví dụ: Sinh viên C đang ngồi trên xe buýt được điều khiển bởi tài xế B. Xe
chuyển động thẳng đều trên đường và đi về phía người A đang đứng yên trên vỉa hè.
Khi đến gần người A thì xe hãm phanh; sinh viên C bị ngã nhào về phía trước. Đối với
người A (hệ quy chiếu quán tính), chuyển động như thế của sinh viên là chuyển động
theo quán tính. Khi xe hãm phanh, xe nhận một gia tốc 𝑎⃗𝐵𝐴 ngược chiều chuyển động
nên tài xế trong xe là hệ quy chiếu phi quán tính; do đó tài xế sẽ cho rằng sinh viên bị
ngã về phía trước là bởi chịu tác dụng của lực quán tính ngược hướng 𝑎⃗𝐵𝐴 , tức là hướng
về phía trước.

1.2.4 Định luật bảo toàn động lượng; Va chạm đàn hồi, va chạm mềm
a. Định luật bảo toàn động lượng
Xét một hệ gồm hai chất điểm M1 và M2. Giả sử hệ cô lập hoặc tổng hợp ngoại
lực tác dụng lên hệ bằng không. Hai chất điểm trong hệ chỉ chịu tác dụng bởi lực tương
tác lẫn nhau giữa chúng, còn gọi là nội lực (Hình 1.26).
24
Hình 1.26 Nội lực tương tác trong hệ cô lập gồm hai chất điểm

Áp dụng phương trình (1.32), ta được:



→ 𝑑𝑝2
𝐹12 = là lực do chất điểm M1 tác dụng lên chất điểm M2.
𝑑𝑡

→ 𝑑𝑝1
𝐹21 = là lực do chất điểm M2 tác dụng lên chất điểm M1.
𝑑𝑡
→ →
Theo định luật Newton thứ ba, ta có: 𝐹12 + 𝐹21 = 0
→ →
𝑑𝑝1 𝑑𝑝2 𝑑 → →
Suy ra + = (𝑝1 + 𝑝2 ) = 0
𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡
→ →
Vậy 𝑝1 + 𝑝2 = ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 (1.37)
Kết quả quan trọng này, gọi là định luật bảo toàn động lượng cũng đúng cho một
hệ cô lập gồm n chất điểm, và được phát biểu như sau:
Nếu hệ cô lập hoặc tổng hợp ngoại lực tác dụng lên hệ bằng không, thì động lượng
của hệ đó được bảo toàn (không đổi theo thời gian).
→ → →
𝑃 = ∑𝑛𝑖=1 𝑝𝑖 = ∑𝑛𝑖=1 𝑚𝑖 𝑣𝑖 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡
⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗ (1.38)
→ →
Suy ra 𝑃𝑡 = 𝑃𝑠 (1.39)
→ →
trong đó 𝑃𝑡 là động lượng của hệ tại thời điểm ban đầu, 𝑃𝑠 là động lượng của hệ tại thời
điểm sau đó.
Trong hệ quy chiếu quán tính, định luật bảo toàn động lượng chỉ đúng nếu thỏa
mãn một trong các điều kiện sau:
 Hệ cô lập hoặc tổng hợp ngoại lực ∑ 𝐹⃗𝑛𝑔𝑜𝑎𝑖 tác dụng lên hệ bằng không.

 Thời gian xảy ra tương tác rất ngắn, đồng thời ∑ 𝐹⃗𝑛𝑔𝑜𝑎𝑖 rất nhỏ so với nội lực của
hệ.
 Nếu thành phần (hình chiếu) của ∑ 𝐹⃗𝑛𝑔𝑜𝑎𝑖 lên một phương (trục toạ độ) nào đó
bằng không thì thành phần (hình chiếu) của véctơ động lượng của hệ lên phương
đó được bảo toàn, nghĩa là động lượng của hệ có thể chỉ bảo toàn theo một hoặc
hai hướng, chứ không theo mọi hướng.

25
b. Va chạm đàn hồi
Khi tiến lại gần nhau, các vật có thể tương tác rất mạnh trong thời gian cực ngắn,
còn gọi là va chạm. Nếu các vật bật ra nguyên vẹn cả hình dạng bên ngoài và trạng thái
bên trong nghĩa là cơ năng của hệ vật được bảo toàn, thì đó là va chạm đàn hồi.
Xét một hệ cô lập gồm hai chất điểm khối lượng là m1, m2 chuyển động trên một
đường thẳng với vận tốc 𝑣⃗1 , 𝑣⃗2 và va chạm đàn hồi xuyên tâm với nhau, nghĩa là véctơ
vận tốc trước va chạm của chúng nằm trên cùng một đường thẳng. Sau va chạm, hai
chất điểm có vận tốc là 𝑣⃗1′ và 𝑣⃗2′ (Hình 1.27).

Hình 1.27 Va chạm đàn hồi xuyên tâm của hệ hai chất điểm

Hệ cô lập nên tuân theo định luật bảo toàn động lượng:
→ → → →
𝑚1 𝑣1 + 𝑚2 𝑣2 = 𝑚1 𝑣1′ + 𝑚2 𝑣2′ (1.40)
Sau va chạm, hai chất điểm vẫn tiếp tục chuyển động thẳng nên phương trình (1.40) có
thể được viết lại đơn giản như sau:
𝑚1 𝑣1 + 𝑚2 𝑣2 = 𝑚1 𝑣1′ + 𝑚2 𝑣2′ (1.41)
trong đó 𝑣1 , 𝑣2 , 𝑣1′ , 𝑣2′ là các giá trị đại số, chúng mang dấu (+) hay (–) tuỳ theo véctơ
vận tốc tương ứng cùng hay ngược chiều +x.
Hệ cũng tuân theo định luật bảo toàn cơ năng (xem thêm mục 1.3.5) nên ta có:
1 1 1 2 1 2
𝑚1 𝑣12 + 𝑚2 𝑣22 = 𝑚1 𝑣1′ + 𝑚2 𝑣2′ (1.42)
2 2 2 2

Kết hợp hai phương trình (1.41) và (1.42), ta sẽ suy ra được:


(𝑚1 −𝑚2 )𝑣1 +2𝑚2 𝑣2
𝑣1′ = (1.43)
𝑚1 +𝑚2
(𝑚2 −𝑚1 )𝑣2 +2𝑚1 𝑣1
𝑣2′ = (1.44)
𝑚1 +𝑚2

Nếu khối lượng của hai chất điểm bằng nhau (𝑚1 = 𝑚2 ) thì theo (1.43) và (1.44):
𝑣1′ = 𝑣2 và 𝑣2′ = 𝑣1 , nghĩa là hai chất điểm trao đổi vận tốc cho nhau.
26
Nếu ban đầu một chất điểm đứng yên (ví dụ 𝑣2 = 0) thì:
(𝑚1 −𝑚2 )𝑣1 2𝑚1 𝑣1
𝑣1′ = và 𝑣2′ =
𝑚1 +𝑚2 𝑚1 +𝑚2

 Trong trường hợp 𝑚1 = 𝑚2 thì 𝑣1′ = 0; 𝑣2′ = 𝑣1 , nghĩa là sau va chạm chất điểm
m1 truyền hết vận tốc cho m2 rồi đứng yên.
 Trong trường hợp 𝑚1 ≫ 𝑚2 thì 𝑣1′ ≈ 𝑣1 và 𝑣2′ ≈ 2𝑣1 . Ví dụ như bắn một quả
bowling vào một quả bi-a; quả bowling hầu như không thay đổi tốc độ, còn quả
bi-a thay đổi tốc độ từ không đến giá trị gần gấp đôi tốc độ của quả bowling.
 Trong trường hợp 𝑚1 ≪ 𝑚2 thì 𝑣1′ ≈ −𝑣1 và 𝑣2′ ≈ 0. Ví dụ như bắn một quả bi-
a vào một quả bowling; sau va chạm quả bi-a nẩy ngược trở lại với tốc độ hầu
như bằng tốc độ trước va chạm, còn quả bowling hầu như vẫn đứng yên.
c. Va chạm mềm
Hai chất điểm m1 và m2 va chạm trực diện trên một đường thẳng. Sau va chạm,
chúng dính vào nhau và cùng chuyển động. Va chạm như thế gọi là va chạm mềm.
Trong trường hợp này hệ 2 chất điểm chỉ thỏa mãn định luật bảo toàn động lượng:
𝑚1 𝑣1 + 𝑚2 𝑣2 = (𝑚1 + 𝑚2 )𝑣𝑠𝑦𝑠 (1.45)
trong đó 𝑣1 , 𝑣2 là vận tốc của mỗi chất điểm trước va chạm; 𝑣𝑠𝑦𝑠 là vận tốc của hệ 2
chất điểm sau va chạm.
Nếu ban đầu một chất điểm đứng yên (ví dụ 𝑣2 = 0) thì:
𝑚1
𝑣𝑠𝑦𝑠 = 𝑣1 (1.46)
𝑚1 +𝑚2

Ví dụ: Con lắc thử đạn là một thiết bị dùng để đo “vận tốc đầu nòng” 𝑣1 của đạn
sau khi được bắn ra khỏi nòng (Hình 1.28). Một viên đạn khối lượng m1 được bắn nằm
ngang vào một khối gỗ khối lượng m2 (con lắc). Viên đạn găm vào trong khối gỗ và độ
cao nâng lên h của khối gỗ sẽ được đo.

Hình 1.28 Con lắc thử đạn


27
Quá trình này chia làm hai giai đoạn Δ𝑡𝑐 và Δ𝑡𝑠 . Khoảng thời gian va chạm Δ𝑡𝑐 bắt đầu
khi viên đạn xuyên vào con lắc với vận tốc đầu nòng và kết thúc lúc viên đạn găm vào
trong đó; khoảng thời gian Δ𝑡𝑠 bắt đầu khi Δ𝑡𝑐 kết thúc và kết thúc lúc hệ viên đạn – con
lắc dừng lại ở độ cao h. Áp dụng định luật bảo toàn động lượng và định luật bảo toàn cơ
năng sẽ tính được vận tốc đầu nòng của viên đạn là
𝑚1 + 𝑚2
𝑣1 = √2gℎ
𝑚1
với g = 9,8 m/s2 là gia tốc rơi tự do.

1.2.5 Định luật vạn vật hấp dẫn; Trọng lực và trọng lượng
a. Định luật vạn vật hấp dẫn
Newton khẳng định nguyên nhân của chuyển động của các hành tinh quanh Mặt
Trời là sự hấp dẫn của vật chất trong vũ trụ tuân theo định luật vạn vật hấp dẫn được
phát biểu như sau:
Hai chất điểm bất kỳ trong vũ trụ hút nhau bởi lực hấp dẫn tỉ lệ với tích khối lượng
m1, m2 của chúng, tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách r giữa chúng.
𝑚1 𝑚2
𝐹12 = 𝐹21 = 𝐺 (1.47)
𝑟2
với 𝐺 = 6,67. 10−11 N.m2/kg2 là hằng số hấp dẫn được xác định bằng thực nghiệm.
Chúng ta có thể biểu diễn dạng véctơ của lực hấp dẫn (Hình 1.29) như sau:
𝑚1 𝑚2
𝐹⃗12 = −𝐺 𝑟⃗12 (1.48)
𝑟3
Trong đó:
 𝐹⃗12 là lực hấp dẫn do m1 tác dụng lên m2
 𝑟⃗12 là véctơ khoảng cách có gốc tại m1, hướng từ m1 đến m2.
 m1, m2 là khối lượng hấp dẫn của chất điểm
 Dấu “ – ” thể hiện lực hấp dẫn là lực hút, do đó lực 𝐹⃗12 phải hướng về phía m1.

Hình 1.29 Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm

Theo định luật Newton III, lực hấp dẫn 𝐹⃗21 do m2 tác dụng lên m1 sẽ cùng phương,
ngược chiều và cùng độ lớn với 𝐹⃗12 .
28
Phương trình (1.48) cũng được sử dụng để xác định lực hấp dẫn giữa các vật có
kích thước trong hai trường hợp sau:
 Khoảng cách giữa hai vật rất lớn so với kích thước của chúng
 Các vật đồng chất và có dạng hình cầu, khi đó r là khoảng cách giữa hai tâm của
vật và khối lượng của vật tập trung tại tâm của vật (Hình 1.30).

Hình 1.30 Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng

b. Trọng lực
Lực hấp dẫn mà Trái đất tác dụng lên một vật gọi là trọng lực 𝑃⃗⃗ (Hình 1.31).

Hình 1.31 Lực hấp dẫn của Trái đất tác dụng lên vật có khối lượng m

Nếu xem Trái Đất có dạng cầu, thì theo (1.48) lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên một
vật ở trên bề mặt Trái Đất (gọi tắt là mặt đất) sẽ có dạng như sau
𝑀𝐸 𝑚
𝑃⃗⃗ = −𝐺 𝑟⃗ (1.49)
𝑟3
với 𝑟⃗ là véctơ khoảng cách có gốc tại tâm Trái đất và ngọn tại vật; ME là khối lượng Trái
đất, m là khối lượng của vật.
29
Theo (1.49) trọng lực là véctơ lực có điểm đặt tại tâm của vật, có phương qua tâm Trái
Đất, có chiều hướng vào tâm Trái Đất và có độ lớn là
𝑀𝐸 𝑚
𝑃=𝐺
𝑟2
c. Trường hấp dẫn
Mọi vật thể có khối lượng đều gây ra trong không gian xung quanh vật một môi
trường vật chất gọi là trường hấp dẫn. Tính chất cơ bản của trường hấp dẫn là tác dụng
lên vật thể đặt trong trường một lực hấp dẫn. Ví dụ: Mọi vật trong không gian quanh
Trái đất đều bị trọng lực hút về phía tâm của Trái đất, do đó không gian quanh Trái đất
gọi là trường hấp dẫn của Trái đất, hay còn gọi là trọng trường.
d. Gia tốc trọng trường
Xét một vật rơi tự do với véctơ gia tốc rơi tự do ⃗g⃗. Nếu bỏ qua lực cản không khí,
thì chất điểm chỉ chịu tác dụng của trọng lực. Trong hệ quy chiếu gắn vào Trái Đất (được
xem là hệ quy chiếu quán tính), áp dụng định luật Newton II cho chất điểm
∑ 𝐹⃗ = 𝑃⃗⃗ = 𝑚𝑎⃗ = 𝑚g
⃗⃗
Suy ra 𝑃⃗⃗ = 𝑚g
⃗⃗ (1.50)
Đối chiếu hai phương trình (1.49) và (1.50), ta có
𝑀𝐸
⃗g⃗ = −𝐺 𝑟⃗ (1.51)
𝑟3
Véctơ ⃗g⃗ còn gọi là véctơ gia tốc trọng trường, có phương chiều hướng vào tâm Trái Đất
và có độ lớn:
𝑀𝐸 𝑀𝐸
g = gh = 𝐺 =𝐺 (1.52)
𝑟2 (𝑅𝐸 +ℎ)2

với RE là bán kính của Trái Đất, h là độ cao của vật tính từ mặt đất.
Nếu vật ở trên bề mặt Trái Đất thì (1.52) có thể được viết lại như sau
𝑀𝐸
g = g0 = 𝐺 (1.53)
𝑅𝐸 2

Phương trình (1.53) đã chỉ ra vì sao mọi vật rơi tự do ở gần bề mặt Trái Đất lại có cùng
một gia tốc, và gia tốc này chỉ phụ thuộc vào tính chất của Trái Đất.
e. Trọng lượng
⃗⃗ của vật là lực tác dụng bởi vật lên giá đỡ hay dây treo ngăn không
Trọng lượng 𝑄
cho vật rơi tự do. Khi vật ở hệ quy chiếu đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều so với

30
⃗⃗ = 𝑃⃗⃗, do đó trọng lượng 𝑄 của vật
mặt đất (được xem là hệ quy chiếu quán tính) thì 𝑄
bằng độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật.
𝑄 = 𝑃 = 𝑚g (1.54)
Khi vật ở trong hệ quy chiếu chuyển động có gia tốc so với mặt đất thì trị số 𝑄 có thể
lớn hơn hoặc nhỏ hơn P (hiện tượng tăng hoặc giảm trọng lượng), khi đó 𝑄 gọi là trọng
lượng biểu kiến.
Ví dụ: Giả sử một người đang đứng trên cân lò xo trong một thang máy và trọng
lực tác dụng lên anh ta có độ lớn là P = 700 N (Hình 1.32.a). Số chỉ của cân sẽ phản ánh
trọng lượng của anh ta khi thang máy đứng yên, chuyển động có gia tốc và rơi tự do.

Hình 1.32 (a) Người đàn ông đứng trên cân trong thang máy đứng yên (b) Tương tác
giữa cân và người đàn ông (c) Giản đồ lực cho người đàn ông

Theo Hình 1.32.b và định luật Newton thứ ba thì trọng lượng của người đàn ông là
⃗⃗ = −𝑁
𝑄 ⃗⃗
⃗⃗ là phản lực pháp tuyến mà cân tác dụng lên người đàn ông.
với 𝑁
Theo giản đồ lực (là hình vẽ phân tích hợp lực tác dụng lên vật cần nghiên cứu) đối với
người đàn ông (Hình 1.32.c) và định luật Newton thứ hai, ta có:
∑ 𝐹⃗ = 𝑃⃗⃗ + 𝑁 ⃗⃗ = 𝑚𝑎⃗
⃗⃗ = 𝑃⃗⃗ − 𝑄

Suy ra ⃗⃗ = 𝑃⃗⃗ − 𝑚𝑎⃗


𝑄 (1.55)
với 𝑎⃗ là gia tốc của thang máy.
Khi thang máy đứng yên hay chuyển động thẳng đều thì a = 0. Từ (1.55) suy ra:
⃗⃗ = 𝑃⃗⃗ = 𝑚g
𝑄 ⃗⃗
Điều này được minh hoạ bởi Hình 1.32.a, số chỉ của cân bằng với độ lớn của trọng lực
tác dụng lên người đàn ông.

31
Khi thang máy chuyển động có gia tốc thì số chỉ của cân thay đổi (Hình 1.33.a).

Hình 1.33 (a) Người đàn ông đứng trên cân trong thang máy chuyển động có gia tốc,
(b) Giản đồ lực khi 𝑎⃗ hướng lên, (c) Giản đồ lực khi 𝑎⃗ hướng xuống

Trong trường hợp gia tốc 𝑎⃗ của thang máy hướng lên, từ Hình 1.33.b ta có các thành
phần hình chiếu của phương trình véctơ (1.55) trên các trục toạ độ như sau:
𝑄𝑥 = 𝑃𝑥 − 𝑚𝑎𝑥 𝑄𝑐𝑜𝑠(−90𝑜 ) = 𝑃𝑐𝑜𝑠(−90𝑜 ) − 𝑚. 𝑎. 𝑐𝑜𝑠(90𝑜 ) = 0
{𝑄 = 𝑃 − 𝑚𝑎 hay {
𝑦 𝑦 𝑦 𝑄𝑠𝑖𝑛(−90𝑜 ) = 𝑃𝑠𝑖𝑛(−90𝑜 ) − 𝑚. 𝑎. 𝑠𝑖𝑛(90𝑜 )
Suy ra 𝑄 = 𝑃 + 𝑚𝑎, nghĩa là người đàn ông ở trạng thái tăng trọng lượng.
Trong trường hợp gia tốc 𝑎⃗ của thang máy hướng xuống, từ Hình 1.33.c ta có các thành
phần hình chiếu của phương trình véctơ (1.55) trên các trục toạ độ như sau:
𝑄𝑥 = 𝑄𝑐𝑜𝑠(−90𝑜 ) = 𝑃𝑐𝑜𝑠(−90𝑜 ) − 𝑚. 𝑎. 𝑐𝑜𝑠(−90𝑜 ) = 0
{
𝑄𝑦 = 𝑄𝑠𝑖𝑛(−90𝑜 ) = 𝑃𝑠𝑖𝑛(−90𝑜 ) − 𝑚. 𝑎. 𝑠𝑖𝑛(−90𝑜 )
Suy ra 𝑄 = 𝑃 − 𝑚𝑎, nghĩa là người đàn ông ở trạng thái giảm trọng lượng.
Khi thang máy rơi tự do, tức 𝑎⃗ = ⃗g⃗, do đó theo (1.55) thì 𝑄 = 0. Điều này nghĩa
là người đàn ông đang ở trạng thái “không trọng lượng” (Hình 1.34).

Hình 1.34 Một người đàn ông đứng trên cân lò xo trong thang máy rơi tự do

32
1.2.6 Lực liên kết
a. Lực đàn hồi
Khi tác dụng lực vào lò xo, khiến lò xo bị biến dạng thì theo định luật Newton
III, lò xo sinh ra phản lực chống lại sự biến dạng đó (Hình 1.35), gọi là lực đàn hồi 𝐹⃗𝑑ℎ
(hoặc còn gọi là lực hồi phục). Lực đàn hồi tuân theo định luật Hooke:
Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỷ lệ với độ biến dạng của vật
𝐹⃗𝑑ℎ = −𝑘𝑥⃗ (1.56)
Trong đó k là hệ số đàn hồi và 𝑥⃗ là độ biến dạng của vật; dấu “–” chỉ ra hướng của lực
đàn hồi luôn ngược với hướng biến dạng của vật.

Hình 1.35 Minh hoạ định luật Hooke

b. Lực căng dây


Khi một sợi dây (dây thừng, dây cáp,…) buộc vào một vật và bị kéo căng, thì dây
⃗⃗ có phương dọc theo sợi dây, chiều đi ra khỏi vật, và
sẽ kéo vật với một lực căng dây 𝑇
độ lớn bằng độ lớn của lực khiến dây căng. Về bản chất, lực căng dây có thể được xem
là trường hợp riêng của lực đàn hồi; khi dây được kéo căng ra thì dây sẽ bị biến dạng,
do đó dây sinh ra lực đàn hồi níu lại.
Thông thường dây được xem là không có khối lượng và không dãn. Dây chỉ đóng
vai trò nối hai vật, và ở mỗi đầu dây vật bị kéo với lực căng có cùng độ lớn (Hình 1.36).

Hình 1.36 Sợi dây kéo vật và bàn tay với lực căng có cùng độ lớn

33
c. Phản lực pháp tuyến
Khi một vật ép lên một bề mặt khiến bề mặt bị biến dạng thì bề mặt tiếp xúc sẽ
⃗⃗ (hoặc 𝑛⃗⃗) vuông góc với bề mặt đó. Nếu vật
đẩy vật bằng một phản lực pháp tuyến 𝑁
chuyển động trên một bề mặt thì lực pháp tuyến chính là một thành phần (vuông góc
với bề mặt) của phản lực do bề mặt tác dụng lên vật. Về bản chất, lực pháp tuyến là một
dạng lực đàn hồi, và độ lớn của lực pháp tuyến phải tự điều chỉnh để phù hợp với tình
huống chuyển động của vật (Hình 1.37).

Hình 1.37 Phản lực pháp tuyến trong một số tình huống

d. Lực ma sát
Khi một vật tiếp xúc và chuyển động tương đối so với vật khác, thì tại mặt tiếp
xúc sẽ xuất hiện một lực tác dụng lên vật chống lại chuyển động của vật, gọi là lực ma
sát. Trong nhiều trường hợp, chúng ta cần giảm tác động của lực ma sát chẳng hạn như
dầu được sử dụng để giảm ma sát gây mòn pít-tông (piston) và thành xi-lanh của động
cơ xe; nhưng nếu không có lực ma sát, chúng ta sẽ không thể đi lại trên mặt đường, cũng
như không thể cầm và giữ các vật.
Xét một vật m trượt trên một mặt sàn. Do mặt tiếp xúc gồ ghề (Hình 1.38.a) nên
hợp lực ∑ 𝐹⃗12 do vật tác dụng lên sàn không vuông góc với mặt tiếp xúc. Theo định luật
Newton III, sàn tác dụng lên vật một phản lực ∑ 𝐹⃗21 (Hình 1.38.b).

Hình 1.38 Hai thành phần của phản lực tác dụng bởi mặt sàn

34
Phản lực ∑ 𝐹⃗21 được phân tích thành hai phần:
⃗⃗ + 𝑓⃗𝑘
∑ 𝐹⃗21 = 𝑁
⃗⃗ là thành phần vuông góc với bề mặt; lực 𝑓⃗𝑘 là thành phần
trong đó lực pháp tuyến 𝑁
song song với bề mặt, ngược chiều chuyển động của vật, gọi là lực ma sát động.
Thực nghiệm chỉ ra rằng trong sự gần đúng, lực ma sát động có đặc điểm:
 Không phụ thuộc diện tích tiếp xúc giữa các bề mặt
 Không phụ thuộc vào tốc độ trượt của vật nếu tốc độ đó là nhỏ.
 Độ lớn của lực ma sát động tỉ lệ với độ lớn của lực pháp tuyến:
𝑓𝑘 = 𝜇𝑘 . 𝑁 (1.57)
với 𝜇𝑘 là hệ số ma sát động giữa vật và bề mặt, phụ thuộc vào bản chất và điều
kiện của hai bề mặt tiếp xúc.
Lực ma sát cũng tồn tại giữa hai vật khi chúng đứng yên đối với nhau. Lực đó
gọi là lực ma sát tĩnh 𝑓⃗𝑠 . Khi vật đứng yên trên một bề mặt và chịu tác dụng bởi lực có
phương song song với bề mặt (hoặc có thành phần song song với bề mặt) nhưng vật vẫn
không di chuyển nếu lực tác dụng không vượt qua một giá trị tới hạn nào đó (Hình 1.39).
Giá trị tới hạn đó là lực ma sát tĩnh cực đại 𝑓⃗𝑠,𝑚𝑎𝑥 .

Hình 1.39 Lực tác dụng tăng thì lực ma sát tĩnh cũng tăng theo như trong (a) và (b)
nhưng tủ lạnh vẫn đứng yên, (c) lực tác dụng vượt qua 𝑓𝑠,𝑚𝑎𝑥 thì tủ lạnh chuyển động

Thực nghiệm chỉ ra rằng trong sự gần đúng, lực ma sát tĩnh cực đại có đặc điểm:
 Không phụ thuộc diện tích tiếp xúc giữa các bề mặt
 Độ lớn của lực ma sát tĩnh cực đại tỉ lệ với độ lớn của lực pháp tuyến
𝑓𝑠,𝑚𝑎𝑥 = 𝜇𝑠 . 𝑁 (1.58)
với 𝜇𝑠 là hệ số ma sát tĩnh giữa vật và bề mặt, phụ thuộc vào bản chất và điều
kiện của hai bề mặt tiếp xúc; đối với một cặp bề mặt tiếp xúc 𝜇𝑠 thường lớn hơn 𝜇𝑘 .
Lực ma sát tĩnh cân bằng với hợp lực tác dụng lên vật, có tác dụng làm vật không
bị trượt trên vật khác, có chiều ngược với chiều sắp trượt của vật, và độ lớn thỏa mãn:
0 ≤ 𝑓𝑠 ≤ 𝑓𝑠,𝑚𝑎𝑥 (1.59)
35
1.2.7. Bài tập

Câu 1: Một khối hộp m ban đầu nằm yên trên mặt sàn. Dưới tác dụng của lực 𝐹⃗ như
hình vẽ, vật bắt đầu trượt. Hệ số ma sát động giữa khối hộp với sàn là 𝜇𝑘 .

a) Vẽ giản đồ lực đối với khối hộp.


b) Xác định gia tốc của khối hộp.

Câu 2: Pa-lăng là một hệ thống gồm hai hoặc nhiều ròng rọc với một sợi dây luồn giữa
chúng, thường được sử dụng để giảm lực cần thiết để nâng vật nặng. Một người đàn ông
sử dụng một pa-lăng gồm một ròng rọc cố định RC và một ròng rọc tự do RT như hình
vẽ để nâng một gói hàng khối lượng M = 100 kg. Trong trường hợp này, dây được xem
là không dãn, khối lượng của dây, pa-lăng và ma sát giữa dây và ròng rọc được bỏ qua.

a) Hãy tính độ lớn của lực kéo cần thiết để gói hàng đi lên thẳng đều.
b) Nếu không dùng pa-lăng thì người đàn ông cần phải dùng lực có độ lớn là bao nhiêu
để nâng gói hàng lên.

Câu 3: Một khối hộp m1 = 10 kg và một quả cầu m2 = 15 kg được nối với nhau bởi một
sợi dây không dãn vắt qua một ròng rọc như hình vẽ. Hệ số ma sát giữa khối hộp và mặt
bàn là 0,25. Ban đầu quả cầu được giữ đứng yên và cách mặt đất 1 m, sau đó được thả.
Bỏ qua khối lượng của dây, ròng rọc và ma sát giữa chúng.

a) Vẽ giản đồ lực đối với khối hộp và quả cầu.

36
b) Tính gia tốc chuyển động của hệ vật và lực căng của dây.
c) Sau khi hệ di chuyển được 0,5 s thì quả cầu cách mặt đất bao nhiêu m?

Câu 4: Một nữ phi hành gia trong bộ đồ du hành có tổng khối lượng là 87 kg (gồm cả
bộ đồ và bình oxy). Dây buộc giữa cô ấy và tàu vũ trụ bị đứt khi cô ấy đang ở bên ngoài
không gian. Ban đầu cô ấy đứng yên so với tàu vũ trụ, cô ấy ném bình oxy hướng ra xa
khỏi tàu để đẩy bản thân về phía tàu như hình vẽ. Tốc độ bình oxy sau khi ném là 8 m/s.

a) Phi hành gia có thể quay về tàu trong vòng 2 phút nếu khoảng cách giữa cô ấy và tàu
tối đa là bao nhiêu?
b) Giải thích cách xử lý của phi hành gia theo định luật Newton.

Câu 5: Một chiếc xe ôtô 1,2 tấn đang di chuyển với tốc độ 25 m/s theo hướng đông thì
đâm vào đuôi của một chiếc xe tải 9 tấn đang chạy cùng chiều với tốc độ 20 m/s như
′ ′
hình vẽ. Vận tốc của xe ngay sau khi va chạm là 𝑣𝑐𝑥 = +18 m/s. Hãy tính vận tốc 𝑣𝑡𝑥
của xe tải ngay sau khi va chạm.

Câu 6: Một viên đạn m = 8 g được bắn vào một khối gỗ M = 250 g nằm yên tại mép
bàn ứng với độ cao h = 1 m như hình vẽ. Viên đạn găm vào trong khối gỗ (và nằm yên
trong đó), khiến khối gỗ văng ra khỏi bàn và đáp xuống đất tại nơi cách chân bàn (tương
ứng vị trí ban đầu của khối gỗ) một khoảng d = 2 m. Bỏ qua ma sát giữa bàn và khối gỗ.
Hãy tính “vận tốc đầu nòng” (vận tốc ban đầu) của viên đạn.

37
1.3 CƠ NĂNG

1.3.1 Công và công suất


a. Công
Công A là năng lượng truyền đến hoặc truyền đi từ một vật thông qua lực tác
dụng lên vật. Năng lượng truyền đến một vật thì công dương, và năng lượng truyền đi
từ một vật thì công âm.
Xét một chất điểm M chuyển động trên quỹ đạo bất kỳ dưới tác dụng của lực 𝐹⃗
(Hình 1.40). Khi điểm đặt của lực 𝐹⃗ di chuyển một đoạn đường rất nhỏ 𝑑𝑠⃗ thì 𝐹⃗ thực
hiện một vi phân công:
𝑑𝐴 = 𝐹⃗ . 𝑑𝑠⃗ = 𝐹. 𝑑𝑠. cos 𝜃 (1.60)
trong đó 𝜃 là góc tạo bởi hai véctơ 𝐹⃗ và 𝑑𝑠⃗.
Đơn vị của công trong hệ SI là joule (J).

Hình 1.40 Công thực hiện bởi lực 𝐹⃗ khi chất điểm M chuyển động trên quỹ đạo cong

Công của lực 𝐹⃗ thực hiện trên quãng đường s bất kỳ từ vị trí (1) đến vị trí (2):
(2) (2)
𝐴 = ∫(1) 𝑑𝐴 = ∫(1) 𝐹⃗ . 𝑑𝑠⃗ (1.61)

Trong trường hợp đơn giản, lực 𝐹⃗ không đổi (cả hướng và độ lớn) tác dụng lên chất
điểm và quỹ đạo chuyển động là một đường thẳng (Hình 1.41).

Hình 1.41 Công thực hiện bởi lực 𝐹⃗ không đổi khi vật chuyển động trên đường thẳng

Phương trình (1.61) được viết lại như sau:


(2) (2) (2)
𝐴 = ∫(1) 𝐹⃗ . 𝑑𝑠⃗ = ∫(1) 𝐹. 𝑑𝑠. cos 𝜃 = 𝐹. cos 𝜃 ∫(1) 𝑑𝑠

38
⃗⃗ không đổi thực hiện trên quãng đường s là
Vậy công của lực 𝑭
𝐴 = 𝐹. 𝑠. cos 𝜃 = 𝐹⃗ . 𝑠⃗ (1.62)
Trong đó:
 Phương trình (1.62) chỉ áp dụng cho các vật được xem là chất điểm.
 A là đại lượng vô hướng, và 𝑠⃗ = Δ𝑟⃗ là véctơ dịch chuyển của lực 𝐹⃗ .
𝜋
 Nếu góc 𝜃 nhọn (𝜃 < ) thì A > 0, nghĩa là lực sinh công phát động và năng
2

lượng của vật tăng (Hình 1.42.a).


𝜋
 Nếu góc 𝜃 tù (𝜃 > ) thì A < 0, nghĩa là lực sinh công cản và năng lượng của vật
2

giảm (Hình 1.42.a).


𝜋
 Nếu lực 𝐹⃗ vuông góc với 𝑠⃗ (𝜃 = ) thì A = 0, nghĩa là lực không sinh công và
2

năng lượng của vật không thay đổi (Hình 1.42.b).

Hình 1.42 (a) Lực 𝐹⃗ đẩy quả tạ sinh công phát động, còn trọng lực sinh công cản khi
quả tạ đi lên; (b) lực nâng 𝐹⃗ và trọng lực không sinh công khi xô nước di chuyển

Nếu có từ hai lực trở lên tác dụng lên vật thì công tổng cộng ∑ 𝐴 thực hiện lên vật bằng
tổng đại số các công của từng lực. Công tổng cộng còn gọi là công của hợp lực.
b. Công suất
Công suất của một lực là tốc độ thực hiện công của lực đó. Nếu một lực thực
̅ của lực đó là
hiện công trong khoảng thời gian Δ𝑡 thì công suất trung bình P
𝐴
̅
P= (1.63)
Δ𝑡
Đơn vị của công suất trong hệ SI là watt (W) với 1W = 1J/s. Trong kỹ thuật, người ta
còn dùng đơn vị mã lực, theo chuẩn Anh thì mã lực được ký hiệu là HP, 1 HP = 746 W.
Công suất tức thời P được định nghĩa là đạo hàm của công theo thời gian, hoặc
là giá trị tức thời của tốc độ thực hiện công
𝑑𝐴
P= (1.64)
𝑑𝑡

39
Khi tác dụng lực phát động 𝐹⃗ khiến vật chuyển động tịnh tiến với vận tốc 𝑣⃗ trên
đoạn đường rất nhỏ 𝑑𝑠⃗ thì công suất gây bởi 𝐹⃗ là
𝑑𝐴 𝑑𝑠⃗ 𝑑𝑟⃗
P= ⃗⃗
=𝐹 ⃗⃗
=𝐹 ⃗⃗. 𝑣⃗
=𝐹 (1.65)
𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡

Ví dụ: Giả sử một động cơ thang máy kéo một thang máy đi lên với tốc độ không
⃗⃗ mà dây cáp tác
đổi 0,75 m/s (Hình 1.43). Lực kéo dây cáp của động cơ bằng lực căng 𝑇
⃗⃗ cùng hướng với hướng chuyển động của thang máy và có độ
dụng lên thang máy; lực 𝑇
lớn là 31 kN. Do đó, công suất cung cấp bởi lực kéo của động cơ là
⃗⃗. 𝑣⃗ = 𝑇. 𝑣. cos 0𝑜 = 31. 103 . 0,75 ≈ 23 kW
P=𝑇

Hình 1.43 Công suất của động cơ thang máy

1.3.2 Động năng và định lí động năng


a. Động năng
Động năng 𝑊đ là năng lượng liên quan đến trạng thái chuyển động của vật. Vật
chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn. Khi vật đứng yên thì động
năng của vật bằng không. Một vật khối lượng m chuyển động với tốc độ 𝑣 rất nhỏ so
với tốc độ ánh sáng thì
1
𝑊đ = 𝑚𝑣 2 (1.66)
2

Động năng của vật là một đại lượng vô hướng và không âm, đơn vị (hệ SI) là joule (J).
b. Định lí động năng
Xét một chất điểm chuyển động với gia tốc 𝑎⃗. Công vi phân của hợp lực trên
đoạn dịch chuyển 𝑑𝑠⃗ là 𝑑(∑ 𝐴) = (∑ 𝐹⃗ )𝑑𝑠⃗. Theo định luật Newton II,
⃗⃗
𝑑𝑣
𝑑(∑ 𝐴) = 𝑚𝑎⃗. 𝑑𝑠⃗ = 𝑚 𝑑𝑠⃗ = 𝑚𝑣⃗𝑑𝑣⃗
𝑑𝑡

40
Kết hợp phương trình (1.61) và 𝑣⃗𝑑𝑣⃗ = 𝑣𝑑𝑣 (xem phụ lục Toán học), ta có công tổng
cộng thực hiện lên chất điểm khi đi từ điểm (1) đến điểm (2):
(2) (2) (2) 𝑚𝑣 2
∑ 𝐴 = ∫(1) (∑ 𝐹⃗ )𝑑𝑠⃗ = ∫(1) 𝑚𝑣𝑑𝑣 = ∫(1) 𝑑( )
2
1 1
Suy ra ∑ 𝐴 = 𝑚𝑣22 − 𝑚𝑣12 = 𝑊đ2 − 𝑊đ1 = Δ𝑊đ (1.67)
2 2

Vậy, độ biến thiên động năng của chất điểm bằng công của hợp lực tác dụng lên chất
điểm. Đây chính là nội dung của định lí công – động năng, còn gọi tắt là định lí động
năng.
Ví dụ: Một tài xế lái một ôtô khối lượng 1,2 tấn trên một con đường thẳng với
tốc độ 60 km/h bỗng nhiên phanh lại để tránh va chạm với một chiếc xe khác ở phía
trước (Hình 1.44). Sau khi hãm phanh, một lực ma sát động không đổi tác dụng lên xe
với độ lớn 8 kN.

Hình 1.44 Chiếc xe hãm phanh ngay trước khi va chạm

⃗⃗. 𝑠⃗ + 𝑓⃗𝑘 . 𝑠⃗
Công tổng cộng thực hiện lên xe sau khi hãm phanh: ∑ 𝐴𝑛𝑔 = 𝑃⃗⃗. 𝑠⃗ + 𝑁
Trong trường hợp này, trọng lực và lực pháp tuyến vuông góc với 𝑠⃗ nên:
∑ 𝐴𝑛𝑔 = 0 + 0 + 𝑓⃗𝑘 . 𝑠⃗ = 𝑓𝑘 . 𝑠. cos(180𝑜 ) = −𝑓𝑘 . 𝑠
1 1
Áp dụng định lí động năng cho xe, ta có: ∑ 𝐴𝑛𝑔 = 𝑚𝑣22 − 𝑚𝑣12
2 2
1
Khi xe dừng lại thì 𝑣2 = 0 nên ta có: −𝑓𝑘 . 𝑠 = 0 − 𝑚𝑣12
2

Vậy trước khi xe dừng lại thì xe sẽ trượt một đoạn đường là
𝑚𝑣12 1200. 16,672
𝑠= = ≈ 21 𝑚
2𝑓𝑘 2.8. 103

1.3.3 Trường lực thế; Thế năng và định lí thế năng


a. Trường lực thế
Trường lực là khoảng không gian mà nếu đặt chất điểm vào thì sẽ luôn chịu tác
dụng của một lực tại mọi vị trí trong không gian đó. Trường lực mà công do lực thực
hiện trên một dịch chuyển chỉ phụ thuộc vào vị trí đầu và vị trí cuối, không phụ thuộc
vào quỹ đạo dịch chuyển, gọi là trường lực thế.

41
Lực thế 𝐹⃗𝑡ℎ là lực mà công thực hiện bởi lực đó bằng không đối với quỹ đạo khép
kín, chẳng hạn như lực hấp dẫn, lực điện; còn lực có thực hiện công lên vật với bất kỳ
quỹ đạo khép kín nào thì không phải lực thế, chẳng hạn như lực ma sát, lực từ.
𝐴𝑡ℎ𝑒 = ∮ 𝐹⃗𝑡ℎ . 𝑑𝑠⃗ = 0 (1.68)
Xét công của lực thế dọc theo các quỹ đạo bất kỳ nối hai điểm cố định (1) và (2)
như Hình 1.45.a. Do công thực hiện bởi lực thế dọc theo một quỹ đạo khép kín bằng
không nên công thực hiện dọc theo quỹ đạo (1a2) phải triệt tiêu hoàn toàn công thực
hiện dọc theo quỹ đạo (2b1), nghĩa là 𝐴𝑡ℎ(1𝑎2) = −𝐴𝑡ℎ(2𝑏1) . Trên Hình 1.45.b, đường đi
được đổi chiều sao cho cả hai con đường đều xuất phát từ điểm (1) đến (2). Đổi chiều
quỹ đạo tương đương với việc thay đổi 𝑑𝑠⃗ bằng −𝑑𝑠⃗, suy ra

∫(1𝑏2) 𝐹⃗𝑡ℎ . 𝑑𝑠⃗ = − ∫(2𝑏1) 𝐹⃗𝑡ℎ . 𝑑𝑠⃗ hay 𝐴𝑡ℎ(1𝑏2) = −𝐴𝑡ℎ(2𝑏1)

Hình 1.45 Công thực hiện bởi lực thế (a) bằng không đối với quỹ đạo kín, (b) có giá trị
như nhau đối với các quỹ đạo cùng điểm đầu và điểm cuối.

Vậy 𝐴𝑡ℎ(1𝑎2) = 𝐴𝑡ℎ(1𝑏2) , suy ra công thực hiện bởi lực thế không phụ thuộc vào dạng
của quỹ đạo mà chỉ phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối.
Khi một chất điểm chuyển động trong một trường lực thế thì luôn tồn tại một lực
thế ở mọi vị trí của chất điểm đó. Ví dụ như khi con chim bay lượn trên trời, nó luôn
chịu tác dụng của một lực thế, đó là trọng lực; không gian chuyển động của con chim
đó là trường lực thế.
b. Thế năng của chất điểm trong trường lực thế
Thế năng 𝑊𝑡 là năng lượng gắn với cấu hình của một hệ vật mà trong đó các vật
tương tác lẫn nhau bởi lực thế. Ví dụ: Vận động viên cử tạ nâng quả tạ từ từ lên quá đầu
sao cho tốc độ của quả tạ không đổi thì anh ta không tăng động năng của quả tạ, nhưng
đã tăng khoảng cách giữa quả tạ và Trái Đất (hai vật này hút nhau thông qua lực hấp
dẫn), làm thay đổi cấu hình của hệ gồm quả tạ và Trái Đất; do đó thế năng tích trữ trong
hệ thay đổi. Thay vì nói thế năng được dự trữ trong một hệ vật thì cách nói tiện lợi “thế
năng của vật” vẫn được chấp nhận dù kém chính xác.

42
Xét hệ gồm chất điểm và trường lực thế. Thế năng 𝑊𝑡1 của hệ khi chất điểm tại
vị trí (1) trong trường lực thế có giá trị bằng công của lực thế thực hiện lên chất điểm
khi dịch chuyển từ vị trí (1) đến vị trí (G) được chọn trước tuỳ ý, gọi là gốc thế năng.
(𝐺)
𝑊𝑡1 = 𝐴𝑡ℎ(1𝐺) = ∫(1) 𝐹⃗𝑡ℎ . 𝑑𝑠⃗ (1.69)

Thế năng là đại lượng vô hướng, có đơn vị trong hệ đơn vị SI là joule (J). Theo quy ước,
thế năng trong hệ chất điểm – trường lực thế bằng không khi chất điểm ở gốc thế năng.
c. Định lí thế năng
Chọn một điểm (G) bất kỳ trong trường lực thế làm gốc thế năng. Theo (1.69),
thế năng của chất điểm tại vị trí (1) trong trường lực thế là
(𝐺)
𝑊𝑡1 = ∫(1) 𝐹⃗𝑡ℎ . 𝑑𝑠⃗

Tương tự, thế năng của hệ chất điểm – trường lực thế khi chất điểm tại vị trí (2) là
(𝐺)
𝑊𝑡2 = ∫(2) 𝐹⃗𝑡ℎ . 𝑑𝑠⃗
(𝐺) (𝐺) (𝐺) (2)
Suy ra 𝑊𝑡1 − 𝑊𝑡2 = ∫(1) 𝐹⃗𝑡ℎ . 𝑑𝑠⃗ − ∫(2) 𝐹⃗𝑡ℎ . 𝑑𝑠⃗ = ∫(1) 𝐹⃗𝑡ℎ . 𝑑𝑠⃗ + ∫(𝐺) 𝐹⃗𝑡ℎ . 𝑑𝑠⃗
(2)
Ta được: 𝑊𝑡1 − 𝑊𝑡2 = ∫(1) 𝐹⃗𝑡ℎ . 𝑑𝑠⃗ = 𝐴𝑡ℎ(12) (1.70)

Vậy, hiệu thế năng của chất điểm trong trường lực thế khi chất điểm dịch chuyển từ
vị trí (1) đến vị trí (2) bằng công của lực thế thực hiện lên chất điểm trong quá trình
dịch chuyển đó. Đây chính là nội dung của định lí thế năng.
d. Thế năng của một chất điểm trong trọng trường
Xét chất điểm m chuyển động từ vị trí (1) đến vị trí (2) dọc theo quỹ đạo cong
bất kỳ trong trọng trường (Hình 1.46). Công của trọng lực tác dụng lên chất điểm trong
dịch chuyển này là
(2)
𝐴12 = ∫(1) 𝑃⃗⃗𝑑𝑠⃗

Hình 1.46 Chất điểm chuyển động trong trọng trường

43
𝑀𝐸 𝑚
Theo (1.49), 𝑃⃗⃗ = −𝐺 𝑟⃗ và trong dịch chuyển rất nhỏ thì 𝑑𝑠⃗ = 𝑑𝑟⃗, suy ra:
𝑟3
𝑟2 𝑟2 𝑟2
𝑟⃗𝑑𝑟⃗ 𝑑𝑟 1
𝐴12 = −𝐺𝑀𝐸 𝑚 ∫ 3
= −𝐺𝑀𝐸 𝑚 ∫ 2
= −𝐺𝑀𝐸 𝑚 ∫ 𝑑( )
𝑟1 𝑟 𝑟1 𝑟 𝑟1 𝑟
𝐺𝑀𝐸 𝑚 𝐺𝑀𝐸 𝑚
Suy ra 𝐴12 = − (1.71)
𝑟2 𝑟1

Phương trình (1.71) chứng tỏ công của trọng lực chỉ phụ thuộc vào vị trí đầu, cuối; do
đó trọng lực là lực thế và trọng trường (cũng như trường hấp dẫn) là trường lực thế.
Theo (1.69) và (1.71), thế năng của chất điểm tại vị trí (1) trong trọng trường là
1 1 𝐺𝑀𝐸 𝑚
𝑊𝑡1 = 𝐴𝑃(1𝐺) = 𝐺𝑀𝐸 𝑚 ( − )=− +𝐶
𝑟𝐺 𝑟1 𝑟1
𝐺𝑀𝐸 𝑚
với 𝐶 = là hằng số phụ thuộc vào việc chọn gốc thế năng.
𝑟𝐺

Vậy thế năng của chất điểm tại vị trí bất kỳ trong trọng trường là
𝐺𝑀𝐸 𝑚
𝑊𝑡 = − +𝐶 (1.72)
𝑟1

Tuy thế năng không xác định đơn giá mà sai khác một hằng số cộng tùy theo vị trí gốc
thế năng, nhưng hiệu thế năng là một giá trị xác định.
Khi chọn gốc thế năng tại vô cùng (𝑟𝐺 → ∞) thì 𝐶 = 0, do đó thế năng của chất
điểm trong trọng trường tại vị trí cách tâm Trái Đất một khoảng r là
𝐺𝑀𝐸 𝑚
𝑊𝑡 = − (1.73)
𝑟
Khi chọn gốc thế năng tại mặt đất (𝑟𝐺 = 𝑅𝐸 ) thì
1 1 𝑟 − 𝑅𝐸
𝑊𝑡 = 𝐺𝑀𝐸 𝑚 ( − ) = 𝐺𝑀𝐸 𝑚 ( )
𝑅𝐸 𝑟 𝑟𝑅𝐸
 Nếu chất điểm ở độ cao cách mặt đất một đoạn h, tức là 𝑟 = 𝑅𝐸 + ℎ thì

𝑊𝑡 = 𝐺𝑀𝐸 𝑚 (1.74)
𝑅𝐸 (𝑅𝐸 +ℎ)

 Nếu chất điểm ở gần mặt đất (ℎ ≪ 𝑅𝐸 ≈ 6370 km) thì


𝐺𝑀𝐸
𝑊𝑡 = 𝑚 ℎ
𝑅𝐸 2
Suy ra 𝑊𝑡 = 𝑚g 0 ℎ (1.75)
𝐺𝑀𝐸
Với g 0 = là gia tốc trọng trường (hay gia tốc rơi tự do) tại mặt đất.
𝑅𝐸 2

44
Phương trình (1.75) chỉ ra rằng thế năng liên quan đến trọng lực (còn gọi là thế năng
hấp dẫn) của hệ gồm chất điểm và trọng trường đều của Trái Đất chỉ phụ thuộc vào độ
cao của chất điểm so với gốc thế năng.
 Nếu chọn gốc thế năng tại vị trí chất điểm thì h = 0
 Nếu chọn gốc thế năng tại vị trí dưới chất điểm (theo phương Oy) thì h > 0
 Nếu chọn gốc thế năng tại vị trí trên chất điểm (theo phương Oy) thì h < 0

1.3.4 Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng


Cơ năng 𝑊 của một chất điểm trong một trường lực thế là đại lượng vô hướng
được định nghĩa là tổng của động năng và thế năng của chất điểm đó.
𝑊 = 𝑊đ + 𝑊𝑡 (1.76)
Đơn vị của cơ năng trong hệ đơn vị SI là joule (J).
Định luật bảo toàn cơ năng được phát biểu như sau:
Cơ năng của chất điểm chuyển động trong trường lực thế được bảo toàn nếu chất
điểm chỉ chịu tác dụng duy nhất bởi lực thế.
Hoặc cơ năng của một hệ cô lập được bảo toàn nếu chỉ có lực thế thực hiện công.
𝑊 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 (1.77)
Suy ra 𝑊đ1 + 𝑊𝑡1 = 𝑊đ2 + 𝑊𝑡2 (1.78)
Vậy, khi chất điểm chuyển động trong trường lực thế, động năng 𝑊đ của chất điểm tăng
thì thế năng 𝑊𝑡 của chất điểm giảm, và ngược lại (Hình 1.47).

Hình 1.47 Sự chuyển hoá giữa động năng và thế năng khi cơ năng bảo toàn

Khi chất điểm chuyển động trong một trường lực thế đi từ vị trí (1) đến vị trí (2),
ngoài chịu tác dụng của lực thế 𝐹⃗𝑡ℎ còn chịu tác dụng những lực không phải lực thế 𝐹⃗𝑘𝑡ℎ
(lực ma sát, lực cản của môi trường…). Ta có hợp lực tác dụng lên chất điểm là

45
∑ 𝐹⃗ = 𝐹⃗𝑡ℎ + 𝐹⃗𝑘𝑡ℎ
Công tổng cộng thực hiện lên chất điểm khi đi từ (1) đến (2) là
(2) (2)
∑ 𝐴12 = ∫(1) 𝐹⃗𝑡ℎ . 𝑑𝑠⃗ + ∫(1) 𝐹⃗𝑘𝑡ℎ . 𝑑𝑠⃗ = 𝐴𝑡ℎ + 𝐴𝑘𝑡ℎ

Suy ra công thực hiện bởi lực không phải lực thế tác dụng lên chất điểm là
𝐴𝑘𝑡ℎ = ∑ 𝐴12 − 𝐴𝑡ℎ
Theo định lí động năng, ta có ∑ 𝐴12 = 𝑊đ2 − 𝑊đ1 .
Và theo định lý thế năng, ta có 𝐴𝑡ℎ = 𝑊𝑡1 − 𝑊𝑡2 .
Suy ra 𝐴𝑘𝑡ℎ = (𝑊đ2 − 𝑊đ1 ) − (𝑊𝑡1 − 𝑊𝑡2 ) = (𝑊đ2 + 𝑊𝑡2 ) − (𝑊đ1 + 𝑊𝑡1 )
Ta được: 𝐴𝑘𝑡ℎ = 𝑊2 − 𝑊1 (1.79)
Vậy, khi có sự tham gia của lực không phải là lực thế thì cơ năng của chất điểm
không bảo toàn, và độ biến thiên cơ năng bằng công của lực không phải là lực thế thực
hiện dọc theo quỹ đạo từ vị trí đầu đến vị trí cuối. Phương trình (1.79) được xem là dạng
sửa đổi của định lí động năng.

1.3.5 Vận tốc vũ trụ cấp I và cấp II


a. Vận tốc vũ trụ cấp một
Xét vệ tinh nhân tạo khối lượng m được bắn đi từ vị trí cách tâm Trái Đất một
khoảng r với vận tốc đầu v0 theo phương ngang (tiếp tuyến với mặt đất). Nếu vệ tinh
chuyển động tròn đều quanh Trái Đất, thì trọng lực là lực duy nhất gây ra gia tốc hướng
tâm 𝑎⃗ℎ𝑡 cho vệ tinh. Theo định luật Newton II, ta có:
∑ 𝐹⃗ = 𝑃⃗⃗ = 𝑚g
⃗⃗ = 𝑚𝑎⃗ℎ𝑡
Suy ra 𝑎⃗ℎ𝑡 = ⃗g⃗
𝑣0 2
Ta được: =g
𝑟
Vậy vận tốc đủ để phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo tròn đều quanh Trái Đất (Hình
1.48), gọi là vận tốc vũ trụ cấp I (𝑣I ) được xác định theo

𝐺𝑀𝐸
𝑣0 = 𝑣I = √g. 𝑟 = √ (1.80)
𝑟
𝑀𝐸
Nếu vệ tinh được phóng gần mặt đất (𝑟 ≈ 𝑅𝐸 , g = g 0 = 𝐺 ), thì ta có:
𝑅𝐸 2

𝑣I = √g 0 . 𝑅𝐸 (1.81)
Thay các số liệu của Trái Đất (g0 = 9,81 m/s2, RE = 6370 km), ta được 𝑣I ≈ 7,9 km/s.

46
Trên thực tế, vệ tinh được phóng từ mặt đất theo phương thẳng đứng lên đến độ
cao h, sau đó xoay ngang rồi tăng tốc; nguyên nhân là gia tốc trọng trường giảm theo độ
cao, g = g ℎ < g 0 khiến cho 𝑣0 = √g ℎ (𝑅𝐸 + ℎ) < 7,9 km/s, giảm chi phí năng lượng.

Hình 1.48 Các vận tốc vũ trụ

b. Vận tốc vũ trụ cấp hai


Giả sử tàu vũ trụ khối lượng m được phóng từ vị trí cách tâm Trái Đất một khoảng
r với vận tốc đầu v0, bay ra xa vô cùng. Do chỉ có trọng lực tác dụng lên con tàu nên cơ
năng của con tàu được bảo toàn. Chọn gốc thế năng tại vô cùng (∞), theo (1.78) ta có:
𝑊đ(𝑟) + 𝑊𝑡(𝑟) = 𝑊đ(∞) + 𝑊𝑡(∞)
1 𝐺𝑀𝐸 𝑚 1
Suy ra 𝑚𝑣02 + (− 2
) = 𝑚𝑣∞ +0
2 𝑟 2
1 1 𝐺𝑀𝐸 𝑚
2
Vì 𝑚𝑣∞ ≥ 0 nên 𝑚𝑣02 ≥
2 2 𝑟

2𝐺𝑀𝐸
Suy ra 𝑣0 ≥ √ = 𝑣I √2 (1.82)
𝑟
Giá trị nhỏ nhất của 𝑣0 gọi là vận tốc vũ trụ cấp II (𝑣II ), là vận tốc cần thiết để đưa một
tàu vũ trụ thoát li khỏi trọng trường của Trái Đất (Hình 1.48). Nếu tàu được phóng ở
gần mặt đất thì 𝑣II = 7,9√2 ≈ 11,2 km/s.

1.3.6 Bài tập

Câu 1: Một người đàn ông kéo một xe trượt đầy cá trên bề mặt tuyết như hình vẽ. Khối
lượng của cả xe lẫn cá là 50 kg, và anh ta kéo xe bằng một sợi dây với lực kéo là 120 N.

47
a) Tính công thực hiện bởi người đàn ông lên xe trượt khi anh ta kéo xe đi được 5 m,
biết rằng góc hợp bởi sợi dây với phương nằm ngang là 𝜃 = 30𝑜 .
b) Khi anh ta buông sợi dây để nghỉ mệt, thì xe trượt một đoạn 4 m rồi dừng lại. Lực ma
sát giữa bề mặt tuyết và xe trượt là 45 N. Tính công thực hiện bởi lực ma sát lên xe.

Câu 2: Một máy bơm có động cơ điện một mã lực bơm nước liên tục trong 24h. Tính
công thực hiện bởi động cơ và tiền điện phải trả. Biết giá điện là 1600 đồng cho 1 kWh.

Câu 3: Một trực thăng có khối lượng 13 tấn, khi bay lên 1km mất thời gian 20 s. Bỏ qua
lực cản không khí. Tính công suất của lực đẩy do động cơ máy bay thực hiện.

Câu 4: Một cô bé ban đầu ngồi yên tại đỉnh máng trượt ở độ cao h = 8,5 m so với điểm
cuối máng trượt như hình vẽ, sau đó trượt xuống. Bỏ qua ma sát giữa cô bé và máng
trượt. Tính tốc độ của cô bé tại điểm cuối máng trượt.

Câu 5: Một diễn viên nhào lộn 50 kg được thả từ độ cao h = 2 m. Cô ấy rơi thẳng xuống
một ván giậm lò xo với hệ số đàn hồi là 800 N/m như hình vẽ. Hãy xác định độ biến
dạng cực đại d của lò xo khi diễn viên nhào lộn đè xuống ván.

Cau 6: Một vệ tinh bay trên quỹ đạo ellip quanh Trái Đất. Khi ở điểm gần Trái Đất nhất,
ở khoảng cách 9.106 m so với tâm Trái Đất, tốc độ của vệ tinh bằng 6980 m/s. Tính tốc
độ của vệ tinh khi ở khoảng cách 107 m so với tâm Trái Đất.

48
1.4. CHẤT LƯU VÀ CƠ SỞ LƯU BIẾN HỌC

1.4.1. Ứng suất và độ biến dạng


Khi ta bóp một quả bóng cao su và làm cho nó bị biến dạng, đại lượng đặc trưng
cho lực mà ta tác dụng khi bóp quả bóng là ứng suất, mặc khác độ biến dạng là thước
đo mức độ biến dạng của quả bóng.

Hay nói cách khác, khi ứng suất đặt vào một vật, vật đó sẽ đáp ứng lại bằng cách
chịu biến dạng. Như vậy, ứng suất là nguyên nhân gây ra biến dạng.

a. Ứng suất:
Cùng chịu một lực tác dụng nhưng đầu nhọn của cây cọc bị biến dạng nhiều hơn
là phần đầu tù có diện tích lớn hơn. Suy ra ứng suất có liên quan đến lực tác dụng và
diện tích bề mặt chịu tác dụng của lực đó. Hay, ứng suất là lực trên một đơn vị diện tích.
Đơn vị của ứng suất trong hệ SI là Pa  N / m2

Vì lực có thể tác dụng lên một mặt theo một số cách khác nhau, nên cũng có một
số loại ứng suất khác nhau.

 Nếu lực tác dụng là lực pháp tuyến vuông góc với bề mặt diện tích và có
xu hướng kéo dãn vật ra thì ứng suất được gọi là ứng suất kéo (Hình 1.
49a):
Fn
k  (1. 83)
S

 Nếu lực tác dụng là lực pháp tuyến vuông góc với bề mặt diện tích và có
xu hướng ép vật lại thì ứng suất được gọi là ứng suất nén (Hình 1. 49b):
Fn (1. 84)
n 
S

 Nếu lực tác dụng song song với bề mặt diện tích thì ứng suất được gọi là
ứng suất trượt, trên Hình 1. 49c, có bốn lực và mỗi lực có độ lớn Fp được

đặt song song với các mặt của khối lập phương. Khi đó, ứng suất trượt t
trên mỗi mặt được tính theo công thức:

49
Fp
t 
S (1. 85)

 Nếu lực tác dụng vuông góc với tất cả các bề mặt của vật thì ứng suất
trong trường hợp này được gọi là áp suất (Hình 1. 49d)
Fn
P (1. 86)
S

Hình 1. 49 Các dạng ứng suất


Áp suất thường gặp là áp suất khí quyển trên bất cứ bề mặt nào đặt trong nó. Ở
mực nước biển giá trị của áp suất khí quyển là 1.01105 Pa  101kPa .

Độ lớn của lực do khí quyển tác dụng lên một mảng da hình vuông có kích thước

10mm trên cơ thể người là Fn  P.S  (101kPa)(10mm)  10 N


2

b. Độ biến dạng
“Độ đo sự biến dạng của một vật rắn khi có một ứng suất đặt lên nó được gọi là
độ biến dạng”.

Sự biến dạng của vật rắn phụ thuộc vào ứng suất và loại vật liệu. Một vật liệu
đẳng hướng (có các tính chất theo mọi hướng đều như nhau), chẳng hạn như thủy tinh,
sẽ “phản ứng” đối với ứng suất một cách như nhau theo tất cả các phương. Trái lại, gỗ
sẽ “phản ứng” khác nhau nếu ứng suất đặt vào nó nằm dọc theo thớ gỗ hay ngang thớ
gỗ.

50
Hình 1. 50 cho thấy sự biến dạng của vật rắn khi có ứng suất kéo đặt vào, vật rắn
được kéo dãn dài ra nên chiều dài ban đầu của nó sẽ tăng thêm một đoạn  . Độ biến

dạng kéo k được định nghĩa bởi  k 

Hình 1. 50 Ứng suất kéo làm biến dạng vật


Vì độ biến dạng là tỉ số giữa hai độ dài nên nó không thứ nguyên và không có
đơn vị. Chẳng hạn nếu một dây cáp có chiều dài 12m được kéo dãn 6mm thì độ biến
0,006m
dạng kéo được tính là  k   5.104
12m

Sự “phản ứng” của một vật rắn đồng nhất và đẳng hướng đối với ứng suất trượt
được gọi là độ biến dạng trượt:

x
t    (1. 87)

Trong đó x là độ dịch chuyển của góc khối lập phương ra khỏi vị trị vuông
góc như ta thấy trên Hình 1. 51. Độ biến dạng trượt cũng là đại lượng không có thứ
nguyên.

51
Hình 1. 51 Hình ảnh mô tả vật bị biến dạng có tác dụng của ứng suất trượt
Đồ thị biểu diễn độ biến dạng như một hàm của ứng suất đặt vào một vật liệu (ví
dụ như đồng) được cho trên Hình 1. 52. Với độ biến dạng nhỏ hơn 0.5%, độ biến dạng
tỉ lệ với ứng suất. Điều này là chính xác trong phạm vi sai số của thực nghiệm. Tính
chất này được gọi là đinh luật Hook (lưu ý rằng định luật Hook không có tính tổng quát
như các định luật Newton, nó đơn giản chỉ biểu diễn một tính chất của nhiều, nhưng
không phải của mọi vật liệu). Ở những biến dạng cao hơn thực nghiệm chứng tỏ rằng
độ biến dạng không còn tỉ lệ thuận với ứng suất đặt vào nó một cách chính xác nữa. Giá
trị mà tại đó độ biến dạng không còn tỉ lệ thuận với ứng suất đặt vào được gọi là giới
hạn tỉ lệ (điểm A trên Hình 1. 52)

Nếu ứng suất đặt vào đủ lớn vật rắn sẽ giữ mãi hình dạng đã bị biến dạng, giới
hạn này được gọi là giới hạn đàn hồi hay giới hạn chảy (điểm B trên Hình 1. 52) của
vật liệu. Vùng ở giữa điểm giới hạn đàn hồi và điểm gãy đứt (là điểm mà tại đó vật liệu
xuất hiện các sai hỏng trong mạng tinh thể vốn có của nó nhằm chống lại sự gãy đứt)
được gọi là vùng dẻo.

52
Hình 1. 52 Đường cong ứng suất - độ biến dạng đối với một vật rắn điển hình

1.4.2. Các khái niệm cơ bản về chất lưu


a. Chất lưu
Chất lưu là vật liệu có thể chảy, trong cách sử dụng thông thường, chất lưu là tập
hợp của các trạng thái vật chất bao gồm chất lỏng, chất khí, plasma và đôi khi là một
dạng vật chất như chất rắn đàn hồi.

Chất lưu có thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định. Chất lưu luôn
có hình dạng của bình chứa nó.

Không khí là chất khí phổ biến nhất, sự chảy của không khí từ nơi này sang nơi
khác được mô phỏng bởi hiện tượng quen thuộc trong tự nhiên là gió. Nước là một chất
quen thuộc nhất khi nói về chất lỏng, sự chảy của nước liên quan đền nhiều ứng dụng
trong đời sống ví dụ điển hình như việc tạo ra năng lượng thủy điện. Trong phần bài
giảng này khi nói về chất lưu ta ưu tiên đề cập đến chất lỏng và chất khí.

b. Khối lượng riêng


Khái niệm khối lượng riêng chất lưu là một trong những yếu tố quan trọng để
xác định hành vi của chúng. Khối lượng riêng của chất lưu còn được gọi là mật độ khối
lượng, được xác định bằng khối lượng m trên một đơn vị thể tích V của chất lưu, theo
công thức:

53
m
 (1. 88)
V
Trong đó  là khối lượng riêng của chất lưu đơn vị là kg m
3

Các chất lưu khác nhau khi xét trên cùng một đơn vị thể tích sẽ có khối lượng
riêng khác nhau, vì vậy khối lượng riêng là đại lượng phụ thuộc vào bản chất của chất
lưu.

Không khí có khối lượng riêng nhỏ nhất so với chất lỏng và chất rắn, vì khi xét
cùng một đơn vị thể tích, mật độ của phân tử khí phân bố tương đối rời rạc. Ngược lại,
các phân tử chất lỏng và chất rắn mật độ các phân tử phân bố sát nhau hơn.

Khối lượng riêng (mật độ khối lượng) được đề cập đến trong bài giảng này được
tính bằng khối lượng của một thể tích nhỏ vô cùng tại vị trí ta đang xét, chia cho thể
tích vô cùng nhỏ này. Ký hiệu khối lượng riêng  trong bài giảng đôi khi này sẽ trùng
với ký hiệu khối lượng riêng D của một số bài giảng khác (nhất là các tài liệu Vật Lý
phổ thông).

Ở một số tài liệu, đôi khi sẽ có sự khác nhau giữa hai ký hiệu về khối lượng riêng
và khối lượng riêng trung bình. Khối lượng riêng ứng với trường hợp xét trên một đơn
vị thể tích vô cùng nhỏ. Còn khối lượng riêng trung bình tính bằng khối lượng của vật
chất chia cho thể tích của nó. Tuy nhiên, đa phần các chất được xét đến trong bài giảng
này đều có đặc tính là đồng nhất, do vậy khối lượng riêng tại mọi vị trí là như nhau và
bằng khối lượng riêng trung bình.

c. Áp suất
"Áp suất do chất lưu đang ở trạng thái tĩnh gây ra tại một điểm nào đó có độ lớn
bằng lực nén do chất lưu tác dụng theo phương vuông góc lên một đơn vị diện tích bề
mặt tại điểm đó.".

F
P (N/m2 = Pa) (1. 89)
S

Trong đó: F là lực nén tác dụng theo phương vuông góc lên diện tích bề mặt S .

54
Trong quá trình bơm khí vào lốp xe, khi không khí được thêm vào, số lượng
phân tử khí tăng lên. Các phân tử khí chuyển động tự do bên trong thể tích của lốp.
Trong quá trình chuyển động, các phân tử khí va chạm với nhau đồng thời va vào thành
lốp xe. Sự va chạm với thành lốp xe cho phép phân tử khí tác dụng một lực lên mọi
điểm của thành lốp. Giả sử, có một khối lập phương nhỏ được đưa vào bên trong lốp
xe, khối lập phương này sẽ chịu các lực tác dụng (mũi tên màu xanh lam) vuông góc
với mỗi mặt của nó (Hình 1. 53).

Hình 1. 53 Các phân tử không khí (các chấm màu xanh) va chạm và tạo ra một
lực tác dụng lên lốp xe
Trường hợp áp dụng cho chất lỏng (ví dụ như nước) áp suất cũng được tạo ra
theo cách tương tự. Một vận động viên bơi lội sẽ cảm thấy nước đẩy vuông góc ở mọi
nơi trên cơ thể cô ấy, như Hình 1. 54

55
Hình 1. 54 Nước tác dụng lực có phương vuông góc lên thành bể bơi, đáy bể bơi
và tất cả các bộ phận của cơ thể vận động viên
F
Trong định nghĩa của áp suất, P  , ký hiệu F chỉ đề cập đến độ lớn của lực
A
tác dụng, do đó áp suất trong trường hợp này là đại lượng vô hướng.

Nhìn chung lực tạo ra bởi áp suất của chất lưu tĩnh luôn vuông góc với bề mặt
mà chất lưu tiếp xúc. Nói chung, chất lưu ở trạng thái tĩnh không thể tạo ra một lực song
song với một bề mặt của nó, vì nếu như vậy, bề mặt chất lưu sẽ tác dụng một phản lực
ngược chiều lên chất lưu (theo định luật III Newton) và chất lưu sẽ bắt đầu biến dạng
hoặc chảy, hay nói cách khác nó không được xem là chất lưu ở trạng thái tĩnh nữa.

1.4.3. Áp suất thủy tĩnh và nguyên lý Pascal.


Giữa các lớp chất lưu tồn tại một lực tương tác khi chuyển động gọi là lực nội
ma sát. Nội ma sát của chất lưu chỉ xuất hiện khi chất lưu chuyển động. Trong chất lưu
tĩnh không có nội ma sát. “Chất lưu lý tưởng” được xét gần đúng là chất lưu không
chịu nén và không có nội ma sát ( hay nói cách khác là không có độ nhớt – khái niệm
độ nhớt sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần sau của bài giảng). Chất lưu chịu nén hoặc có
độ nhớt là chất lưu thực. Trong thực tế chỉ có chất lưu thực không có chất lưu lý tưởng.

56
a. Phương trình áp suất thủy tĩnh - Công thức cơ bản của tĩnh học chất lưu
Xét trường hợp, nếu người bơi càng lặn xuống sâu dưới nước, áp lực mà nước
tác dụng lên cơ thể họ sẽ càng tăng và khi xuống tới một độ sâu giới hạn nào đó cơ thể
con người sẽ cảm thấy khó thở, khó vận động, thậm chí dẫn đến những tình huống nguy
hiểm.

Để giải thích hiện tượng vừa đề cập, ta cần xác định mối quan hệ giữa áp suất và
độ sâu thông qua việc vận dụng định luật II Newton  F  ma , trong đó, cần tập trung
vào hai tác nhân ngoại lực, một là trọng lực, hai là áp suất chất lỏng tác dụng lên khối
chất lỏng hình hộp chữ nhật mà ta đang xét (Hình 1. 55).

Nếu ta xét khối chất lỏng hình hộp chữ nhật bên trong bể chứa như trong Hình

1. 55 đang ở trạng thái nghỉ thì gia tốc của nó bằng không a  0( m / s ) và công thức
2

định luật II Newton viết cho khối chất lỏng này sẽ có dạng F  0.
Ở mặt trên của khối chất lỏng hình hộp chữ nhật đứng (khu vực diện tích S ), áp

suất chất lỏng P0 tạo ra một lực hướng xuống có độ lớn là F0  P0 .S . Tương tự, ở mặt
dưới, áp suất P tạo ra lực hướng lên có độ lớn F  P.S . Áp suất P lớn hơn áp suất P0
vì mặt đáy của khối chất lỏng hình hộp chữ nhật chịu tác dụng của trọng lực có độ lớn
lớn hơn so với mặt phía bên trên.

Vì khối chất lỏng hình hộp chữ nhật ở trạng thái cân bằng, nên tổng các lực theo
phương thẳng đứng bằng 0, nên phương trình F  0 xét theo phương thẳng đứng

sẽ được viết lại thành:

F  0 (1. 90)

Bên cạnh đó, khối lượng m của khối chất lỏng hình hộp chữ nhật được tính bằng
công thức m  V ( với  là khối lượng riêng chất lỏng). Và, thể tích khối chất lỏng
bằng tích diện tích mặt cắt ngang S với chiều cao h , nên ta có m   hS . Từ đó, điều
kiện cân bằng (1. 90) viết theo trục thẳng đứng với chiều dương hướng từ trên xuống
trở thành:

57
PS  P0 S   Shg (1. 91)

Hay

P  P0   hg (1. 92)

Trong phương trình (1. 92), khối lượng riêng của chất lỏng  là như nhau tại
bất kỳ khoảng cách h nào, hay nói cách khác, chất lỏng không thể nén được.

Lưu ý là đối với chất khí, các lớp khí ở dưới bị nén đáng kể bởi trọng lượng của
các lớp khí ở bên trên. Do vậy từ phương trình (1. 92) khi xét về mật độ chất khí theo
phương thẳng đứng (từ mặt nước biển hướng lên), ta viết lại phương trình áp suất phụ
thuộc vào độ cao cho trường hợp của chất khí:

P  P0   hg (1. 93)

Phương trình(1. 92), (1. 93) lần lượt chính là phương trình tĩnh học chất lưu đối
với chất lỏng và chất khí.

Hình 1. 55 Hình ảnh minh họa áp suất của một khối chất lỏng hình hộp chữ nhật
đứng ở trạng thái nghỉ theo phương thẳng đứng

Vận dụng:

Xét áp suất do khối chất lỏng tác dụng lên đáy bình có dạng hình trụ như trong
Hình 1. 56, khối chất lỏng này đè lên đáy bình một trọng lượng Q . Theo (1. 89), áp
suất của khối chất lỏng tác dụng lên phần đáy của bình sẽ là:

58
Q
P (1)
S

Mặc khác trọng lượng riêng d của chất lỏng theo thể tích V (Hình 1. 56) có
công thức:

Q
d (2)
V

Hay

Q  d .V (3)

Thể tích khối chất lưu hình trụ tính theo diện tích đáy S và chiều cao cột chất
lỏng h là V  S.h , nên ta suy ra :

Q  d .S.h (4)

Từ (1) và (4) ta có, biểu thức áp suất khối chất lỏng trong bình hình trụ tác dụng
lên phần đáy S có dạng:

P  d .h (1. 94)

Trong đó:

 h là độ cao của cột chất lỏng, tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm ta xét tại
mặt đáy.

 d là trọng lượng riêng của chất lỏng

Công thức (1. 94) thực chất là một trường hợp riêng của công thức tổng quát (1.
92) về áp suất thủy tĩnh trong chất lỏng khi ta chọn áp suất tại mặt thoáng của chất lỏng
làm mốc và có giá trị bằng 0.

59
Hình 1. 56 Áp suất khối chất lỏng trong bình hình trụ tác dụng lên đáy bình
b. Nguyên lý Pascal
"Độ tăng áp suất lên một chất lỏng chứa trong bình kín được truyền nguyên vẹn đến
mọi điểm của chất lỏng và thành bình".

Xét trường hợp Hình 1. 57a cho thấy hai xilanh hình trụ thông nhau chứa đầy

chất lỏng và được bịt bằng piston. Các piston có đường kính khác nhau. Áp suất P1 xét
tại một điểm ngay bên dưới piston có diện tích nhỏ S1 . Theo định nghĩa, áp suất tại đây
có độ lớn bằng độ lớn ngoại F1 chia cho diện tích piston S1 , hay P1  F1 S1 . Như vậy,
nếu muốn tìm giá trị áp suất P2 tại bất kỳ vị trí nào sâu hơn trong chất lỏng, theo phương
trình (1. 92) ta cần thêm vào P1 gia số  gh , suy ra P2  P1   gh

Thành phần  gh được thêm vào là do có liên quan đến sự thay đổi độ sâu h
của chất lỏng cho dù điểm ta xét nằm trong phần piston có diện tích nhỏ, tại ống nối
giữa hai piston hoặc ngay cả ở phần piston có diện tích lớn hơn.

Khi áp suất P1 được tăng thêm hoặc giảm đi, thì áp suất tại các điểm khác trong
phần chất lỏng bị giới hạn bởi hai piston sẽ thay đổi tương ứng. Hành vi này được mô
tả bởi nguyên lý Pascal.

Hình 1. 57 Hệ thống thủy lực với hai xilanh chứa đầy chất lỏng, đậy bằng các

60
piston và được nối với nhau bằng một ống gọi là đường thủy lực

Lực F2 do chất lỏng tác dụng lên nắp bình (Hình 1. 57a) ứng với diện tích của
piston là S2 và áp suất tại đây là P2 . Khi ta sử dụng một lực có độ lớn F1 ép piston có
diện tích S1 xuống đến vị trí mà tại đó độ cao của cả hai piston S1, S2 ở cùng một mức,
độ tăng áp suất  gh lúc này sẽ bằng 0, biểu thức P2  P1   gh trở thành P2  P1 . Từ
đó ta suy ra biểu thức F1 S1  F2 S2 , hay:

S 
F2  F1  2  (1. 95)
 S1 
Trong công thức (1. 95) nếu diện tích S2 lớn hơn diện tích S1 đáng kể thì lực F2
nhận được tương ứng sẽ có giá trị lớn hơn lực F1 . Độ lớn của lực F2 nhận được sẽ tùy
thuộc vào tỷ lệ S2 S1 , ứng dụng này được áp dụng rộng rãi trong hệ thống thang máy
thủy lực (Hình 1. 57b).

c. Nguyên lý Archimedes
Khi muốn đẩy một quả bóng hơi xuống nước biển ta sẽ cảm thấy dường như
nước biển đang đẩy ngược lại ta một lực có chiều hướng lên. Loại lực được đề cập ở
dây được gọi là lực đẩy Archimedes. Và tất cả các chất lỏng nói riêng hay chất lưu nói
chung đều sẽ tác dụng một lực như vậy lên các vật chìm trong chúng. Trong phần này,
ta sẽ lấy ví dụ điển hình của lực đẩy Archimedes trong chất lỏng rồi từ đó suy rộng ra
cho chất lưu.

Lực đẩy Archimedes tồn tại là do áp suất chất lỏng khi càng xuống sâu sẽ càng
tăng. Trong Hình 1. 58, một khối hình trụ có chiều cao h đang được giữ cân bằng trong

lòng chất lỏng. Áp suất P1 tác dụng lên mặt S phía trên sinh ra lực F1  PS
1 hướng

xuống. Tương tự, áp suất P2 tác dụng lên mặt đáy S lực F2  P2 S hướng lên. Vì lý do,
ở độ sâu lớn hơn áp suất sẽ lớn hơn, nên suy ra F2  F1 . Do đó, chất lỏng sẽ đẩy hình trụ

61
một lực đẩy Archimedes tịnh tiến đi lên. Lực đẩy Archimedes trong trường hợp này sẽ
có độ lớn:

1   P2  P1  S   ghS
FB  P2 S  PS

Trong đó  P2  P1    gh được suy ra từ phương trình (1. 92). Như vậy, ta thấy

lực đẩy Archimedes bằng FA   ghS  mg . Đại lượng hS chính là thể tích chất lỏng
bị vật chiếm chỗ,  là khối lượng riêng của khối chất lỏng ứng với mg chính là độ lớn

của trọng lực Pfl gây ra bởi phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Khái niệm "phần chất lỏng bị chiếm chỗ" đề cập đến phần chất lỏng sẽ tràn ra
nếu bình chứa đầy trước khi vật được đưa vào chất lỏng.

Hình 1. 58 Biểu đồ mô tả nguyên lý Archimedes khi vật bị chìm hoàn toàn trong chất lỏng
Nguyên lý Archimedes do nhà khoa học Hy Lạp Archimedes (khoảng 287–212
trước Công nguyên) khám phá ra.

Khi xét đến nguyên lý Archimedes, hình dạng của vật thể không quan trọng, cho
dù hình dạng của nó như thế nào, lực đẩy tác dụng lên vật sẽ tuân theo nguyên lý của
Archimedes trong cả chất lỏng và chất khí, gọi chung là chất lưu.

Phát biểu:

62
“Bất kỳ chất lưu nào cũng tác dụng một lực đẩy FA lên vật mà được nhúng một
phần hoặc toàn phần trong nó. Độ lớn của lực đẩy FA bằng trọng lực Pfl gây ra bởi
phần chất lưu mà vật chiếm chỗ”.

FA  Pfl (1. 96)

Nếu thả một vật ở trong lòng chất lưu thì sẽ có những trường hợp sau:

 Vật chìm xuống khi lực đẩy Archimedes FA nhỏ hơn trọng lực Pfl gây ra bởi phần
chất lưu mà vật chiếm chỗ: FA  Pfl

 Vật nổi lên khi lực đẩy Archimedes FA lớn hơn trọng lực Pfl gây ra bởi phần chất
lưu mà vật chiếm chỗ : FA  Pfl

 Vật dừng nổi hoặc lơ lửng trong chất lưu khi: FA  Pfl

1.4.4. Phương trình liên tục, phương trình Bernoulli và ứng dụng
a. Đường dòng và ống dòng
Đường dòng là những đường mà tiếp tuyến ở mỗi điểm của nó trùng với phương
của véctơ vận tốc chất lưu, chiều là chiều chuyển động của chất lưu, đường dòng trùng
với quỹ đạo của hạt chất lưu (Hình 1. 59).

Hình 1. 59 Hình ảnh minh họa khái niệm đường dòng của chất lưu
Ống dòng là tập hợp các đường dòng tựa trên một chu vi tưởng tượng trong chất
lưu tạo thành một ống dòng. Hay nói cách khác, ống dòng chính là mặt tạo bởi các đường
dòng vẽ theo một chu tuyến nhỏ (Hình 1. 60).

63
Hình 1. 60 Hình ảnh minh họa khái niệm ống dòng của chất lưu
b. Dòng chảy tầng và dòng chảy rối.
Chất lưu có dòng chảy không ổn định vì vận tốc tại mọi điểm trong chất lưu thay
đổi theo thời gian, trường hợp này là một ví dụ điển hình cho khái niệm dòng chảy rối.
Dòng chảy rối xảy ra khi có chướng ngại vật sắc nhọn hoặc khúc cua tác động vào
đường đi của chất lưu. Trong dòng chảy rối, vận tốc tại một điểm thay đổi thất thường
theo từng thời điểm, cả về độ lớn và hướng.

Dòng chảy rối thường được quan sát thấy trong các hiện tượng hàng ngày như
sóng cuộn, chuyển động của các đám mây và khói. Hầu hết các dòng chảy xảy ra trong
tự nhiên và trong các ứng dụng kỹ thuật là các dòng chảy rối. Tuy nhiên, dòng chảy rối
từ lâu đã là một thách thức trong phân tích vật lý. Richard Feynman đã mô tả nó như là
vấn đề quan trọng nhất chưa được giải quyết của vật lý cổ điển.

Dòng chảy tầng là dòng chảy mà trong đó chất lưu di chuyển thành từng lớp,
không có sự hòa trộn và không có sự thay đổi vận tốc và áp suất một cách nhanh và
hỗn loạn.

Chỉ trong dòng chảy tầng mới có thể thu được nghiệm chính xác của các phương
trình động học chất lưu.

Dòng chảy tầng khá hiếm gặp trong đời sống, ví dụ như dòng chảy nước ngầm
trong lòng đất, các dạng dòng chảy đối với những chất lỏng có nội lực ma sát cực cao.

64
Hình 1. 61 Hình ảnh minh họa dòng chảy tầng và dòng chảy rối qua mặt cắt ngang của
đường ống chất lưu.

c. Sự chảy dừng
Trong thực tế đa phần các trường hợp của dòng chảy tầng được gọi là sự chảy
dừng (hay trạng thái chảy dừng). Tương tự như dòng chảy tầng, sự chảy dừng xảy ra
khi mà chuyển động vận tốc của của chất lưu tại mỗi vị trí nhất định không thay đổi
theo thời gian.

Đặc điểm trạng thái chảy dừng

 Hình dạng của đường dòng và ống dòng không thay đổi theo thời gian
 Các đường dòng không cắt nhau
 Mỗi đường dòng chính là quỹ đạo của một phần tử chất lỏng
 Chất lưu trong mỗi ống dòng không chảy qua thành ống dòng đó.
Hình ảnh phần phía dưới của các ống dòng khói thuốc ( Hình 1. 62) minh họa
gần đúng cho khái niệm sự chảy dừng.

Hình 1. 62 Hình ảnh minh họa cho sự chảy dừng

65
d. Phương trình liên tục
Gọi v1 và v2 là vận tốc của chất lưu tại S1 và S2. Vì sự chảy dừng nên khối lượng của
chất lưu trong ống giới hạn bởi S1 và S2 là không đổi. Gọi m1 và m2 là khối lượng của chất
lưu chảy qua S1 và S2 trong một giây. Ta có: m1 = ρ1.S1.v1 và m2 = ρ2.S2.v2. Với ρ1 và ρ2 là
khối lượng riêng của chất lưu tại S1 và S2.

Mà m1 = m2 hay ρ1.S1.v1 = ρ2.S2.v2, nên ta thu được: ρ.S.v = const

Nếu chất lưu không chịu nén thì ρ= const, suy ra phương trình liên tục có dạng:

S.v  const (1. 97)

Hình 1. 63 Hình ảnh mô phỏng phương trình liên tục và hệ quả tại nơi có tiết diện
nhỏ thì vận tốc chất lưu lớn và ngược lại
Vận dụng:

Ví dụ như khi tưới cây bằng vòi nước, nếu dùng tay hoặc thiết bị chuyên dụng để
thu hẹp tiết diện đầu ống, ta sẽ thấy nước trong trường hợp này chảy mạnh và xiết hơn
bình thường. Hiện tượng này được giải thích bằng phương trình liên tục S.v  const , vì
ở nơi có tiết diện nhỏ (đầu ống nước bị bịt lại một phần), vận tốc của dòng chất lưu
xuyên qua tiết diện đó sẽ lớn hơn đối với những nơi mà ống có tiết diện lớn (Hình 1.
64).

66
Hình 1. 64 Dòng nước chảy xiết hơn khi dùng tay bịt một phần đầu ống hoặc sử
dụng thiết bị chuyên dụng
e. Phương trình Bernoulli
Mối quan hệ giữa áp suất và vận tốc trong chất lưu được mô tả định lượng bằng
phương trình của Bernoulli, được đặt theo tên người phát hiện ra nó, nhà khoa học
Daniel Bernoulli (1700–1782) người Thụy Sĩ. Phương trình Bernoulli nói rằng đối với
một chất lưu không nén được, không ma sát, tổng sau đây là hằng số:

1 2
 v   gh  P  const (1. 98)
2

Trong đó:

  là khối lượng riêng của chất lưu


 h là chiều cao tính từ mốc thế năng đến điểm ta xét trong chất lưu
 p là áp suất chất lưu
 v là vận tốc dòng chất lưu
 g là gia tốc trọng trường
Biểu thức (1. 98) được gọi là phương trình Bernoulli viết cho khối chất lưu lý
tưởng chảy dừng trong ống dòng. Xét hai vị trí (1) và (2) bên trong một ống dòng chảy
dừng có tiết diện thay đổi (Hình 1. 65), phương trình Bernoulli viết cho trường hợp này
có dạng:

1 2 1
 v1   gh1  P1   v22   gh2  P2 (1. 99)
2 2

67
Hình 1. 65 Phương trình Bernoulli áp dụng cho khối chất lưu chảy trong đường
ống có tiết diện thay đổi
Nhận xét:

 Trong phương trình (1. 98), theo quan điểm áp suất ta có:
1 2
v : Áp suất động của khối chất lưu
2

 gh  P : Áp suất tĩnh của khối chất lưu

Vì vậy có thể phát biểu định luật Bernoulli như sau: “Với một dòng chất lưu lý
tưởng chảy dừng trong ống dòng, tổng áp suất động, áp suất tĩnh là không đổi”.

 Trong phương trình (1. 98), theo quan điểm năng lượng thì:
1 2
 v : Động năng riêng của khối chất lưu
2

 gh : Thế năng riêng của khối chất lưu

P : Năng lượng riêng của khối chất lưu

Định luật Bernoulli trong trường hợp này phát biểu như sau: “Với một dòng
chất lưu lý tưởng chảy dừng trong ống dòng, tổng động năng riêng, thế năng
riêng và năng lượng riêng của khối chất lưu là không đổi”.

Vận dụng:

Khi vượt xe tải trên đường cao tốc (Hình 1. 66), ô tô của bạn có xu hướng bị hút
về phía chiếc xe tải đó. Lý do là vì khi ô tô của bạn tăng tốc, sự gia tốc của ô tô kéo theo

68
sự tăng vận tốc v2 ở vùng không khí giữa hai xe. Vận tốc (v2) tăng đã làm cho thành
phần áp suất động ở vùng không khí giữa hai xe tăng, hệ quả là thành phần áp suất tĩnh
(Pi) ở khu vực này phải giảm đi (theo nguyên lý Bernoulli). Như vậy vùng áp suất tĩnh
ở phần không khí phía ngoài (P0) sẽ lớn hơn (Pi), nên hai phương tiện có xu hướng bị
hút vào nhau.

Hình 1. 66 Xe ô tô bị hút về phía chiếc xe tải khi vượt nhau trên đường cao tốc

1.4.5. Độ nhớt
Trong Hình 1. 67 khi rót dầu olive vào bên trái của thùng chứa, chất lỏng sẽ chảy
dễ dàng và nhanh chóng. Nhưng đối với hồ keo thì dòng chảy chậm và rất dính. Sự khác
biệt là do ma sát xuất hiện cả trong chính chất lỏng và giữa chất lỏng với môi trường
xung quanh. Đây chính là đặc tính nhớt. Hay nói cách khác, độ nhớt của chất lỏng là
thước đo khả năng chống lại sự biến dạng của nó ở một tốc độ nhất định.

Hình 1. 67 Dầu olive (trái) có độ nhớt thấp hơn hồ keo (phải)

69
Nước có độ nhớt rất thấp. Dầu ô liu có độ nhớt cao hơn nước. Mật ong có độ
nhớt cao hơn nước, dầu ô liu và thấp hơn tương cà… Những thứ như bơ đậu phộng và
kem đánh răng về mặt kỹ thuật là chất lỏng có độ nhớt rất cao. Chúng có khả năng
chống chảy rất tốt. Trong các phần trước, ta xét chất lỏng lý tưởng có ít hoặc không có
độ nhớt.

Các thí nghiệm cho thấy rằng, yếu tố ứng suất (chẳng hạn như sự chênh lệch áp
suất sinh ra các lực tác dụng giữa hai đầu ống) là cần thiết để duy trì dòng chảy qua ống.
Nguyên nhân là do cần phải có một lực để thắng ma sát giữa các lớp của chất lỏng
chuyển động tương đối.

Phân tích:

Hình 1. 68 Hình ảnh minh họa dòng chảy chất lưu lý tưởng (không nhớt) (trên) và
dòng chảy chất lưu nhớt (dưới).
Trong một đường ống có tiết diện đều, mọi lớp của chất lưu lý tưởng di chuyển
với cùng vận tốc, kể cả lớp bên cạnh thành vật chứa, như Hình 1. 68a. Còn khi có sự
xuất hiện của các lực nội ma sát hay độ nhớt, các lớp chất lưu có vận tốc khác nhau,
như phần Hình 1. 68b minh họa, ta thấy các lớp chất lưu ở trung tâm ống có vận tốc lớn
nhất, ngược lại, lớp chất lưu nằm gần thành chứa hầu như không chuyển động. Nguyên
nhân là vì các lớp nằm kề thành chứa bị giữ chặt bởi lực liên phân tử giữa thành chứa
và lớp chất lưu này. Các lực liên kết này mạnh đến mức, nếu trong trường hợp thành
chứa chuyển động, thì lớp chất lỏng kề nó sẽ có xu hướng di chuyển theo, khi đó lớp
chất lỏng này được xem là đứng yên so với thành chứa.

70
Mặt khác, nếu muốn thành vật chứa phía trên cùng với lớp chất lưu kề sát nó
chuyển động với vận tốc nào đó, so với thành vật chứa phía dưới và lớp chất lưu kề nó,
thì cần có một lực F tác dụng. Đối với chất lưu có độ nhớt cao, như mật ong, cần một
lực lớn; ngược lại cho trường hợp chất lưu có độ nhớt thấp hơn như nước, ta cần một
lực nhỏ hơn.

Xét chất lưu được cấu tạo bởi nhiều lớp mỏng nằm ngang (Hình 1. 69). Khi thành
vật chứa phía trên cùng với lớp chất lưu kề nó chuyển động, các lớp chất lưu trung gian
có xu hướng trượt lên nhau. Vận tốc của mỗi lớp là khác nhau, thay đổi đồng nhất từ ở
lớp trên cùng xuống bằng không ở lớp dưới cùng. Kết quả là ta thu được hình ảnh dòng
chảy tầng như đã đề cập ở các phần lý thuyết đã học ở trên.

Hình 1. 69 Lực tác dụng là nguyên nhân gây ra chuyển động của thành chứa và lớp
chất lưu kề nó
Vận dụng:

Trong thực tế, độ nhớt bằng 0 chỉ quan sát được ở nhiệt độ rất thấp trong chất
siêu lỏng. Mặt khác, định luật thứ hai nhiệt động lực học yêu cầu tất cả chất lỏng có độ
nhớt dương; nên về mặt kỹ thuật, các chất lỏng được cho là nhớt. Chất lỏng có độ nhớt
cao được xem là chất rắn.

71
Một thí nghiệm trên Hình 1. 70 đã đạt giải Nobel Vật lý năm 2005, về đo dòng
chảy của một khối nhựa đường. Phiên bản nổi tiếng nhất của thí nghiệm được bắt đầu
vào năm 1927 bởi Giáo sư Thomas Parnell của Đại học Queensland ở Brisbane, Úc.
Giọt thứ chín của chất này rơi xuống vào ngày 24 tháng 4 năm 2014, cho phép các nhà
thí nghiệm tính toán rằng nhựa đường có độ nhớt xấp xỉ 230 tỷ lần so với nước.

Hình 1. 70 Thí nghiệm về độ nhớt của nhựa đường

1.4.6. Bài tập

Câu1: Hãy tìm ví dụ thực tế có liên quan đến nguyên lý Bernoulli và giải thích?
Câu 2: Vẽ hình và lập luận cách suy ra phương trình (1. 93).
Câu 3: Tại sao khi thổi vào phía mặt trên (Hình 1. 71), tờ giấy lại có xu hướng
bị đẩy lên phía mặt trên (final positon) so với vị trí ban đầu (origin position)?

Hình 1. 71

Câu 4: Hãy giải thích cơ chế hoạt động của các bình bơm nước hoa có bộ phận
tay nắm (squeeze bulb) giúp các hạt nước hoa từ bình chứa (perfume) bắn ra xa
hơn ở ngoài không khí (Hình 1. 72)?

Hình 1. 72

72
Câu 5: Các mũi tên thể hiện hướng và độ lớn của các lực tác động vào các điểm
khác nhau trên người vận động viên bơi lội. Hãy giải thích vì sao các lực đẩy do
phần nước ở bên dưới tác dụng lên vận động viên lại lớn hơn phần ở bên trên
(Hình 1. 73).

Hình 1. 73

Câu 6: Hãy giải thích tại sao khi bạn đứng dậy sau khi ngâm mình trong bồn
tắm nước ấm, cánh tay của bạn có cảm giác nặng nề hơn bình thường.

Hình 1. 74

73
CHƯƠNG 2: NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC

2.1. Các khái niệm mở đầu


2.1.1. Các thang đo nhiệt độ phổ biến
Để đo nhiệt độ ta thường sử dụng nhiệt kế. Các vật liệu dùng trong nhiệt kế có
thể giãn nở khi nhiệt độ tăng. Ví dụ: Hình 2. 1 cho thấy nhiệt kế thủy ngân trong ống
thủy tinh thông thường, bao gồm hai thành phần: phần cảm nhận nhiệt độ (bầu
đựng thủy ngân) và phần hiển thị kết quả (thang chia vạch). Khi thủy ngân bị đốt nóng
và nở ra, lượng giãn nở tỉ lệ với sự thay đổi nhiệt độ. Phần ống thủy tinh bên ngoài được
đánh dấu bằng một thang đo thích hợp để đọc nhiệt độ.

Hình 2. 1 Nhiệt kế thủy ngân trước (trái) và sau khi tăng nhiệt độ (phải).
Có hai thang nhiệt độ phổ biến là thang nhiệt độ Fahrenheit và thang nhiệt độ
Celsius. Thang nhiệt độ Fahrenheit (°F) được đặt theo tên nhà vật lý người Đức Daniel
Gabriel Fahrenheit (1686–1736). Độ Celsius (°C) là đơn vị đo nhiệt độ được đặt tên
theo nhà thiên văn học người Thụy Điển Anders Celsius (1701–1744).
Năm 1742, Anders Celsius là người đầu tiên đề ra hệ thống đo nhiệt độ căn cứ
theo điểm 1000C là điểm băng (ice point) của nước và 00C là điểm hơi (steam point)
của nước ở áp suất tiêu chuẩn (standard atmosphere). Hai năm sau nhà khoa học Carl
Linnaeus đã lấy 00C là điểm băng và 1000C là điểm sôi (điểm hơi) của nước, đặt tên hệ
thống là Centigrade, tức là bách phân. Danh từ “thang nhiệt độ bách phân” được dùng
phổ biến cho đến nay mặc dù kể từ năm 1948, hệ thống nhiệt độ này đã chính thức vinh

74
danh nhà khoa học Celsius bằng cách đặt theo tên của ông. Ở Việt Nam, độ Celsius
được sử dụng phổ biến nhất.
Hình 2. 2 đã chỉ ra, khoảng cách giữa các điểm băng và hơi trên thang nhiệt độ
Celsius được chia thành 1000 C , trong khi trên thang độ Fahrenheit được chia thành
1800 F . Do đó, sự chênh lệch về độ lớn của một mốc nhiệt độ của thang đo nhiệt độ
180 9
Celsius so với nhiệt độ Fahrenheit biểu diễn theo tỷ số  .
100 5

Hình 2. 2 Thang độ nhiệt độ Celsius (trái) và Fahrenheit (phải) lần lượt có điểm
băng (ice point) là 00C/320F và điểm hơi (steam point) là 1000C/2120F
Vận dụng:
Một người khỏe mạnh có nhiệt độ hơi thở là 98,6 0 F , vậy nếu dùng thang nhiệt
độ Celsius thì giá trị nhiệt độ tương ứng sẽ là bao nhiêu?
Điểm nhiệt độ 98,6 0 F tương đương với 66,6 0 F tính từ điểm băng (Ice point) là

320 F trên Hình 2. 2, vì vậy khi chuyển đổi từ 98,6 0 F sang 0C ta có phép tính:

75
 
 10C 
66,6    37 0C
90 
 F
5 
2.1.2. Thang đo nhiệt độ Kelvin
Mặc dù thang đo độ Celsius và độ Fahrenheit được sử dụng rộng rãi, nhưng thang
nhiệt độ Kelvin - được giới thiệu bởi nhà vật lý người Scotland, William Thompson
Lord Kelvin - có ý nghĩa khoa học lớn hơn. Kelvin là đơn vị nhiệt độ cơ sở theo thang
SI. Lưu ý, theo thỏa thuận quốc tế, ký hiệu độ trong thang đo Kelvin là K , không được
viết bằng ký hiệu độ ( 0 K ). Ví dụ, ký hiệu nhiệt độ 300K là chính xác và được đọc là
“ba trăm kelvin”, thay vì viết 300 0 K .
Trong Hình 2. 3 giá trị độ lớn của 1K là tương đương với 10C vì ở cả hai thang
nhiệt độ Celsius và Kelvin đều có một trăm khoảng chia giữa điểm băng và điểm hơi.
Kết quả thực nghiệm đã chỉ ra rằng tồn tại một nhiệt độ thấp nhất có thể, mà dưới mức
nhiệt độ này, không chất nào có thể được làm lạnh. Mức nhiệt độ thấp nhất này được
định nghĩa là điểm 0 trên thang Kelvin và được gọi là độ không tuyệt đối.
Điểm băng 0 0C trên thang Celsius ứng với điểm 273,15K trên thang Kelvin
(Hình 2. 3). Vì vậy, mối liên hệ giữa nhiệt độ Kelvin ( T ) và nhiệt độ độ Celsius ( TC )
được biểu diễn bằng biểu thức:
T  273,15  TC (2. 1)

76
Hình 2. 3 Thang nhiệt độ Kelvin (trái) và thang nhiệt độ Celsius (phải)

2.1.3. Cặp nhiệt điện.


Cặp nhiệt điện là một loại nhiệt kế được sử dụng nhiều trong các phòng thí
nghiệm khoa học. Nó bao gồm hai kim loại khác nhau (thường là đồng và hợp kim
đồng-niken), hai dây kim loại được hàn với nhau ở các đầu để tạo thành hai mối hàn
như Hình 2. 4 minh họa. Một trong hai đầu mối hàn là đầu “nóng” - là đầu tiếp xúc nhiệt
với vật cần đo nhiệt độ. Đầu còn lại là đầu lạnh được giữ ở nhiệt độ không đổi (thường
được nhúng vào hỗn hợp nước đá ở 0 0C ).

Hình 2. 4 Sơ đồ hoạt động của cặp nhiệt điện (trái) và hình ảnh đầu mối hàn (phải).

77
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai đầu mối hàn (với nhiệt độ ở đầu lạnh đã biết) sẽ
được tính toán thông qua biểu thức liên hệ giữa hệ số Seebeck và hiệu điện thế đo được
từ Vôn kế, theo biểu thức:
V (2. 2)
S
T
Trong đó:
 S là hệ số Seebeck của vật liệu (sẽ được tìm hiểu kỹ hơn ở tài liệu thuộc
học phần Thực hành Vật Lý)
 V là hiệu điện thế đo từ vôn kế
 T độ chênh lệch nhiệt đọ giữa hai mối hàn nóng và lạnh của cặp nhiệt
điện, với Th , Tc lần lượt là nhiệt độ của đầu nóng và lạnh và T  Th  Tc

Cặp nhiệt điện được sử dụng để đo nhiệt độ cao nhất khoảng 2300 0C , thấp nhất
là khoảng 270 0C .
2.1.4. Chuyển động nhiệt
Chuyển động nhiệt là chuyển động hỗn loạn không ngừng của các nguyên tử hay
phân tử trong một tập hợp có số nguyên tử/phân tử rất lớn. Giả sử trong một thể tích V
chỉ chứa có một nguyên tử/phân tử khí thì đây không phải là đối tượng nghiên cứu
chuyển động nhiệt của bài giảng này.
2.1.5. Hệ nhiệt động lực học và môi trường xung quanh
Hệ nhiệt động là một tập hợp chất được giới hạn trong một khoảng không gian
nhất định. Ví dụ: Một khối khí chứa trong một bình có thể tích V .
Trong nhiệt động lực học, tập hợp các đối tượng ta muốn xét được gọi là hệ nhiệt
động lực học (gọi tắt là hệ), trong khi mọi thứ khác xung quanh nó gọi là môi trường
xung quanh. Hệ và môi trường xung quanh được ngăn cách bởi tường chắn. Tường chắn
mà cho phép nhiệt truyền qua, được gọi là thành nhiệt. Các tường chắn cách nhiệt hoàn
hảo không cho phép nhiệt truyền giữa hệ và môi trường xung quanh được gọi là tường
chắn đoạn nhiệt.
Khối không khí nóng trong những quả khinh khí cầu ở Hình 2. 5 là một ví dụ về
hệ nhiệt động lực học, vỏ ngoài của khinh khí cầu là tường chắn ngăn cách hệ với môi
trường không khí mát xung quanh.

78
Hình 2. 5 Xét hệ là khối không khí nóng bên trong khinh khí cầu được ngăn cách
với môi trường xung quanh bằng lớp vật liệu đặc biệt.

2.1.6. Thông số trạng thái của hệ


Trạng thái của hệ sẽ được xác định bằng cách đưa ra các giá trị (thông số) về áp
suất, thể tích, nhiệt độ, khối lượng và số mol… của hệ. Trong đó, áp suất chất lưu đã
được thảo luận ở phần “Chất lưu và cơ sở lưu biến học”, trong phần “Nhiệt động lực
học”, áp suất P là lực ép F mà chất khí tác dụng lên một đơn vị diện tích bề mặt S :
F
P (2. 3)
S
Hai thông số trạng thái phổ biến khác là thể tích V bị chiếm bởi hệ chất khí và
nhiệt độ tuyệt đối T của hệ.

2.2. Phương trình trạng thái khí lý tưởng - Các định luật thực nghiệm chất khí
2.2.1. Khí lý tưởng
Khí lý tưởng là chất khí mà khi nghiên cứu có thể bỏ qua sự tương tác giữa các
phân tử, chúng chỉ tương tác với nhau khi va chạm. Sự va chạm giữa các phân tử và
giữa phân tử với thành bình tuân theo những qui luật của va chạm đàn hồi. Khí lý tưởng
là mô hình của một chất khí cụ thể ở điều kiện loãng - áp suất thấp.
2.2.2. Số mol
Số mol n là thông số trạng thái đặc trưng cho lượng chất có trong hệ. Một mol
chất là một lượng chất chứa một số phân tử bằng số Avogadro ( N A  6,022.1023 mol 1
).

79
Số mol trong một mẫu chất nào đó là số phân tử N chứa trong mẫu chất đó chia
cho số Avogadro N A :

N
n (2. 4)
NA

Số mol của một chất còn được tính theo công thức:
m
n (2. 5)

Trong đó:
 m là khối lượng của chất đơn vị là g
  là khối lượng mol của chất (khối lượng nguyên tử) trong bảng tuần hoàn hóa
học, đơn vị là g / mol
 n là số mol của chất đơn vị là mol
2.2.3. Định luật khí lý tưởng - Phương trình trạng thái khí lý tưởng
“Áp suất P của khối khí lý tưởng tỷ lệ thuận với nhiệt độ T và số mol của khí lý
tưởng; tỷ lệ nghịch với thể tích khí lý tưởng”.
Phương trình trạng thái khí lý tưởng có dạng:
nT
P  R( ) (2. 6)
V
Hay
PV  nRT (2. 7)
Trong đó:
 J 
 R  8.31  là hằng số khí lý tưởng
 mol.K 
 P là áp suất khối khí
 V là thể tích khối khí
 n là số mol của khối khí
 T là nhiệt độ khối khí
NA
Nhân vào vế phải của phương trình (2. 7) với ta được
NA

80
R R
PV  nN A ( )T  N ( )T (2. 8)
NA NA
Trong phương trình (2. 8), gọi:
 k là hằng số Boltzmann
R 8.31( J .mol 1.K 1 ) J
k  1
 1,38.1023  
K
23
N A 6,022.10 (mol )

 N  n.N A là tổng số phân tử trong thể tích bình chứa


Vậy phương trình (2. 7) viết lại thành:
PV  NkT (2. 9)
2.2.4. Các phương trình thực nghiệm về chất khí
Các phương trình về chất khí sau đây, được rút ra từ thực nghiệm.
a. Quá trình đẳng nhiệt
Quá trình đẳng nhiệt là quá trình khối khí lý tưởng bị nén hay giãn nở trong khi
nhiệt độ của nó được giữ không đổi (T  const) .
Trong quá trình nén hay dãn đẳng nhiệt một khối khí lý tưởng có khối lượng
không đổi, thể tích và áp suất của khối khí tỷ lệ nghịch với nhau:
PV  const (2. 10)

b. Quá trình đẳng áp


Quá trình đẳng áp là quá trình khối khí lý tưởng bị nén hay giãn nở trong khi
áp suất của nó được giữ không đổi ( P  const) .
Trong quá trình hơ nóng hay làm lạnh đẳng áp một khối khí lý tưởng có khối
lượng không đổi, thể tích và nhiệt độ của khối khí tỷ lệ thuận với nhau :
V (2. 11)
 const
T
c. Quá trình đẳng tích
Quá trình đẳng tích là quá trình khối khí lí tưởng bị nén hay giãn nở trong khi
thể tích của nó được giữ không đổi (V  const) .
Trong quá trình hơ nóng hay làm lạnh đẳng tích một khối khí lí tưởng có thể tích
không đổi, áp suất và nhiệt độ khối khí tỷ lệ thuận với nhau :

81
P (2. 12)
 const
T

2.3. Bậc tự do. Nội năng của khí lí tưởng và khối khí bất kỳ
2.3.1. Số bậc tự do
a. Định nghĩa
Số bậc tự do i của phân tử là số toạ độ cần thiết để xác định vị trí của phân
tử trong không gian.
b. Số bậc tự do của phân tử một nguyên tử: He
Phân tử một nguyên tử được biểu diễn bằng một chất điểm nên phân tử chỉ
có chuyển động tịnh tiến. Để xác định vị trí trong không gian cần 3 toạ độ : x, y, z
. Vậy phân tử một nguyên tử có số bậc tự do là i  itt  3 .

c. Số bậc tự do của phân tử hai nguyên tử: H2, N2, O2…


Phân tử hai nguyên tử được biểu diễn bằng hệ hai chất điểm. Phân tử vừa có
chuyển động tịnh tiến trong không gian, vừa có chuyển động quay. Để xác định
chuyển động tịnh tiến trong không gian cần 3 toạ độ (x,y,z). Để xác định chuyển
động quay cần 2 toạ độ góc (α,φ). Vậy phân tử hai nguyên tử có số bậc tự do là
i  5 , trong đó chuyển động tịnh tiến itt  3 và chuyển động quay iq  2

d. Số bậc tự do của phân tử ba nguyên tử hay nhiều hơn: CO2 …


Phân tử có ba nguyên tử hay nhiều hơn được biểu diễn bằng hệ ba chất điểm
trở lên. Có số bậc tự do i  6 . Trong đó có ba bậc tự do (x,y,z) xác định vị trí cho
chuyển động tịnh tiến trong không gian itt  3 . Ba bậc tự do (α,φ,θ) xác định chuyển
động quay nên iq  3 . Vậy phân tử có ba nguyên tử trở lên có số bậc tự do là i  6

2.3.2. Định luật phân bố đều năng lượng theo các bậc tự do
“Năng lượng chuyển động nhiệt trung bình của phân tử khí lý tưởng được
phân bố đều cho các bậc tự do. Mỗi bậc tự do có năng lượng tương ứng bằng
(1/ 2)kT ”. Vậy năng lượng chuyển động nhiệt trung bình của phân tử có i bậc tự
do:
i (2. 13)
Wi  kT
2

82
Trong đó: k  1,38.1023 ( J / K ) là hằng số Boltzmann.

2.3.2. Nội năng khí lí tưởng


Đối với khí lí tưởng, các nguyên tử, phân tử là những chất điểm nên chúng không
có chuyển động quay; hơn nữa chúng cũng không tương tác nhau nên thế năng của khối
khí bằng không. Vì vậy, nội năng của khối khí lý tưởng bằng tổng năng lượng chuyển
động nhiệt hỗn loạn của các phân tử khí.
Từ công thức (2. 13), nội năng U của một khối khí lý tưởng chứa N phân tử,
khối lượng m( g ) là:

U  NWi (2. 14)

Hay
N iN A
U kT (2. 15)
NA 2

m N m
Từ (2. 4), số phân tử của n mol khí là N  n.N A  .N A , suy ra  .
 NA 

Vậy (2. 15) trở thành:


m iN AkT m iRT
U  (2. 16)
 2  2
Trong phương trình (2. 16) nội năng khí lý tưởng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, do
đó nó còn được gọi là nhiệt năng.

2.4. Công và nhiệt trong các quá trình nhiệt động lực học
2.4.1. Các quá trình nhiệt cơ bản
a. Trạng thái cân bằng
Đối với hệ là khối khí lý tưởng thì trạng thái cân bằng là trạng thái có thể tích V
, áp suất P hay nhiệt độ T không đổi theo thời gian.
Trên đồ thị OPV trạng thái cân bằng được biểu diễn bằng một điểm (Hình 2. 6).
b. Quá trình cân bằng
Quá trình cân bằng là một chuỗi liên tiếp những trạng thái cân bằng.

83
Trên đồ thị OPV được biểu diễn bằng một đường cong. Quá trình cân bằng là
một quá trình lí tưởng.
Trong thực tế các quá trình nén, dãn, hơ nóng, làm lạnh rất chậm được xem là
quá trình gần đúng với quá tình cân bằng (Hình 2. 6).

Hình 2. 6 Đồ thị OPV biểu diễn trạng thái cân bằng và quá trình cân bằng
c. Quá trình thuận nghịch và không thuận nghịch
Quá trình thuận nghịch là quá trình hệ đi từ trạng thái (1) đến trạng thái (2), và khi
đi ngược lại từ (2) đến (1) hệ đi qua tất cả các trạng thái trung gian của quá trình (1→ 2).
Quá trình thuận nghịch tất yếu phải là quá trình cân bằng.
Quá trình không thuận nghịch là quá trình mà khi hệ đi ngược lại hệ không đi
qua đầy đủ các trạng thái trung gian của quá trình thuận. Các quá trình thực xảy ra trong
tự nhiên đều là quá trình không thuận nghịch.
2.4.2. Nhiệt trong nhiệt động lực học
Nhiệt lượng (gọi tắt là nhiệt) được hiểu là phần năng lượng mà vật (hệ) nhận
được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt.
Để hiểu thêm về khái niệm “nhiệt lượng”, hãy xét một ví dụ trong thực tế, khi
chạm vào một tách cà phê nóng tay ta sẽ có cảm giác nóng, còn khi chạm vào một ly
nước đá, tay ta sẽ cảm thấy lạnh.
Từ ví dụ đơn giản này cùng với hàng loạt thí nghiệm khác đã giúp đưa ra một
nhận xét rằng nhiệt được truyền từ vật nóng sang vật lạnh hơn nếu hai vật được đặt cạnh
nhau. Khi người trong Hình 2. 7a chạm vào cốc cà phê nóng, nhiệt truyền từ cốc đến
tay người đó, trong trường hợp này, tay của người nhận một nhiệt lượng từ cốc cà phê
nóng. Còn khi người đó chạm vào cốc nước đá ( Hình 2. 7b), nhiệt cũng truyền từ vật
nóng sang lạnh, nhưng bàn tay của người đó là đối tượng bị mất đi nhiệt lượng. Phản
ứng của các dây thần kinh ở tay người này đối với sự thêm vào hoặc rời đi của nhiệt
lượng đã thúc đẩy bộ não nhận biết ly cà phê là nóng hay lạnh.

84
Nhiệt truyền từ nóng sang lạnh trong Hình 2. 7 bắt nguồn từ nội năng của vật
nóng hơn. Cần lưu ý, mặc dù nhiệt có thể liên quan đến việc cung cấp năng lượng bên
trong của một vật, nhưng để nói rằng một vật có chứa nhiệt thì không chính xác. Nói
một cách chính xác hơn là vật có nội năng. Khái niệm “nhiệt” được dùng để chỉ năng
lượng chuyển từ những vật chất có nhiệt độ cao hơn sang vật chất có nhiệt độ thấp hơn,
khái niệm nội năng sẽ được làm rõ hơn ở phần sau.

Hình 2. 7 (a) Nhiệt truyền từ vật nóng hơn là tách cà phê truyền sang tay lạnh hơn.
(b) Nhiệt truyền từ bàn tay sang cốc nước đá.

Thực nghiệm đã chứng tỏ rằng, nhiệt lượng Q mà vật chất thu vào hoặc toả ra
tỷ lệ thuận với độ biến thiên nhiệt độ T và khối lượng m của nó, được biểu diễn qua
công thức dưới đây:
Q  c.m.T (2. 17)

Trong đó:
 Q là nhiệt lượng có đơn vị là Joule (J)
 khối lượng m của vật chất có đơn vị là kg
 T là độ thay đổi nhiệt độ hoặc là độ biến thiên nhiệt độ

 T  T2  T1

 T  0 : vật toả nhiệt

 T  0 : vật thu nhiệt

 Hằng số c là nhiệt dung riêng của vật chất, đơn vị là J / (kg.K )

85
 Nhiệt dung riêng c là nhiệt mà 1kg chất nhận vào (hoặc toả ra) khi nhiệt độ của
nó tăng lên (hoặc giảm xuống) 1K.
Vận dụng:
Nước ở nhiệt độ 15 0C đi vào máy sưởi để tạo thành nước nóng có nhiệt độ 610C .
Một người dùng 120kg nước nóng để tắm. Hãy tìm nhiệt lượng cần thiết để làm nóng
J
nước, với giá trị nhiệt dung riêng của nước là 4186( )?
kg .K
Nhiệt lượng Q cần thiết để tăng nhiệt độ nước từ 15 0C lên 610C (hay từ
288.15K đến 334.15K ) được suy ra từ công thức (2. 17):
J
Q  c.m.T  4186( ).120(kg ).(334.15  228.15)( K )  2,3.107 ( J )
kg.K

2.4.3. Công trong nhiệt động lực học


Công được thực hiện trên một hệ nhiệt động lực học là một phép đo lượng năng
lượng truyền cho hệ từ môi trường xung quanh nó hoặc ngược lại. Khi một người thực
hiện công trên một hệ, năng lượng được chuyển từ người sang hệ. Có nghĩa là ta chỉ có
thể đề cập đến công được thực hiện trên hoặc bởi một hệ thống khi một số quá trình đã
xảy ra trong đó năng lượng đã được chuyển đến hoặc sinh ra từ hệ đó.
Như vậy, công trong nhiệt động lực học diễn đạt cách truyền năng lượng giữa một hệ
và môi trường xung quanh nó. Đơn vị của công là (J)
Trong các bài toán, thường xét công A là phương thức mà hệ trao đổi năng lượng
với bên ngoài thông qua sự nén hay dãn của hệ. Công A còn là đại lượng đo độ biến
thiên của nội năng của hệ.
Qui ước:

 Công A mà hệ nhận vào là công dương: A  0


 Công A ’ mà hệ sinh là công âm: A '  0
Xét hệ là một khối khí lý tưởng ở trong một xilanh (Hình 2. 8). Ban đầu khối khí
có thể tích V1 , khi piston di chuyển xuống 1 đoạn d thì thể tích tương ứng của khối khí
là V2 .
Ta có công vi phân A mà khối khí nhận vào khi piston đi một đoạn d là :
 A  F.d

86
Trong đó : F là lực do piston tác dụng lên khối khí
Khi piston tác dụng lực lên khối khí thì theo định luật Newton III khối khí cũng tác
dụng lên piston một lực có cùng độ lớn. Theo định nghĩa áp suất, ta có: F  P.S (với S là
diện tích piston và P là áp suất chất khí).
Vậy:  A  P.S.d  P.dV (với dV  S.d là thể tích vi phân)
Vì thể tích V là đại lượng biến thiên nên độ biến thiên của thể tích là dV  V2  V1
Theo quy ước thì  A  0 và dV  0 (do V2  V1 ). Suy ra :
 A  P.dV (2. 18)

Nếu piston dịch chuyển một doạn dài từ (1) đến (2) thì công trong quá trình cân
bằng (1→2) được tính theo:
(V2 ) (2. 19)
A12   
(V1 )
pdV

Hình 2. 8 Quá trình thực hiện công khi nén piston

2.5. Các nguyên lý nhiệt động lực học


2.5.1. Nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học
Trong một quá trình biến đổi, độ biến thiên nội năng U của hệ bằng tổng của
công A và nhiệt Q mà hệ nhận vào trong quá trình đó.
U  A  Q (2. 20)
Bản chất vật lí của nguyên lí thứ nhất nhiệt động học là định luật bảo toàn năng
lượng giữa cơ năng và nhiệt năng.
Nếu xét một hệ cô lập, tức là hệ không tương tác với môi trường xung quanh nó,
như vậy trong trường hợp này, không có sự truyền nhiệt lượng nào diễn ra và công thực
hiện trên hệ cũng bằng không, nên:
Q A0

87
Suy ra
U  0 ;
Như vậy nội năng không đổi tức là nội năng lúc đầu U1 và nội năng lúc sau U 2
bằng nhau:
U1  U 2
Vậy ta có thể kết luận rằng nội năng của một hệ cô lập không đổi.
2.5.2. Ứng dụng nguyên lí thứ nhất
a. Công trong quá trình đẳng tích
Trong quá trình đẳng tích V  0 , suy ra: A  P.V  0
Vậy trong quá trình đẳng tích công bằng không.
b. Nhiệt trong quá trình đẳng tích
Vì trong quá trình đẳng tích công A  0 , nên theo nguyên lý nhiệt động lực
học thứ nhất ta có nhiệt Q trong quá trình đẳng tích là:
mi
Q  U  R.T (2. 21)
2
Hay
m
Q  U  CV .T (2. 22)

Trong đó nhiệt lượng cung cấp cho 1 mol khí lý tưởng để nhiệt độ tăng lên
1K trong quá trình đẳng tích, gọi là nhiệt dung riêng phân tử đẳng tích CV :

i (2. 23)
CV  R
2
c. Công trong quá trình đẳng áp
Theo phương trình (2. 19), ta có công trong quá trình biển đổi đẳng áp của hệ
từ trạng thái ứng với thể tích V 1 sang trạng thái ứng với thể tích V 2 là:
V2 V2

A12    P.dV   P  .dV  P(V1  V2 )


V1 V1

A12  P(V1  V2 ) (2. 24)


Hay
A12   P.V (2. 25)

88
d. Nhiệt trong quá trình đẳng áp
Từ nguyên lí thứ nhất nhiệt động lực học và phương trình (2. 25) ta có biểu
thức nhiệt Q trong quá trình đẳng áp:
mi
Q  U  A  R.T  P.V (1)
2
Phương trình trạng thái khí lí tưởng đối với quá trình đẳng áp có dạng:
m
P.V  R.T (2)

Thế (2) vào (1), ta được:
m i (2. 26)
Q (  1) R.T
 2

Hay
m
Q CP .T (2. 27)

Trong đó nhiệt lượng cung cấp cho 1 mol khí lý tưởng để nhiệt độ tăng lên 1K
trong quá trình đẳng áp, gọi là nhiệt dung riêng phân tử đẳng áp CP :

i (2. 28)
CP  (  1) R
2
e. Công trong quá trình đẳng nhiệt
Ta có công trong quá trìng đẳng nhiệt:
V2

A12    P.dV (1)


V1

Từ phương trình trạng thái khí lí tưởng, ta suy ra :


m T
P R (2)
 V
Thế (2) vào (1) ta được:
V2
m dV
A12   RT 
 V1
V

Lấy tích phân ta được:

89
m V1 (2. 29)
A12  RT n
 V2

f. Nhiệt trong quá trình đẳng nhiệt


Trong quá trình đẳng nhiệt ta có: T  0 nên:
mi
U  RT  0
2
Theo nguyên lí thứ nhất của nhiệt động học: U  A  Q  0
Suy ra nhiệt trong quá trình đẳng nhiệt ( PV  const ):
m V1 m P (2. 30)
Q  A  RT n  RT n 1
 V2  P2

g. Quá trình đoạn nhiệt


Quá trình đoạn nhiệt là quá trình một khối khí bị nén hay giãn nở một bình hoàn
toàn cách nhiệt. Như vậy trong quá trình đoạn nhiệt hệ không trao đổi năng lượng với
bên ngoài dưới dạng nhiệt: Q  0

Công trong quá trình đoạn nhiệt


Theo nguyên lí thứ nhất: U  A  Q mà trong quá trình đoạn nhiệt Q  0 . Suy
ra công trong quá trình đoạn nhiệt :
mi (2. 31)
A  U  R.T
2
Nhận xét:

 Quá trình nén đoạn nhiệt A  0 suy ra T  0 : Nhiệt độ hệ T tăng

 Quá trình dãn doạn nhiệt A  0 suy ra T  0 : Nhiệt độ hệ T giảm


Phương trình đoạn nhiệt
Theo (2. 25) và (2. 31) ta suy ra :
mi
R.T   P.V (1)
2
Từ phương trình trạng thái khí lý tưởng suy ra:
m RT
P (2)
 V
Thế (2) vào (1) ta được:

90
mi m RT .V
R.T  
2  V
i RT .V
R.T  
2 V
i RT .V
R.T  0
2 V
Chia hai vế cho nhiệt độ T :
i T R.V
R.  0
2 T V
Ri
Với: CV  và CP  R  CV
2
T V
CV  (CP  CV ) 0 (3)
T V
Chia hai vế (3) cho CV , ta được:

T V
 (  1) 0 (4)
T V
CP
Trong đó:  
CV
Viết lại (4) dưới dạng phương trình vi phân và lấy tích phân ta được:
ln T  (  1)ln V  const
Hay

TV 
 1
 const (2. 32)
Biểu thức (2. 32) là phương trình đoạn nhiệt.
2.5.3. Nguyên lí thứ hai của nhiệt động lực học
a. Phát biểu của Clausius:
“Nhiệt không thể tự động truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn mà chung
quanh không có sự thay đổi đồng thời nào”.
b. Phát biểu của Thomson:
“Không thể tạo một hệ hoạt động tuần hoàn liên tục biến nhiệt thành công mà
chung quanh không có sự thay đổi đồng thời nào”.

91
Như vậy trong tự nhiên chỉ có quá trình công hoàn toàn biến thành nhiệt, mà
không có quá trình ngược lại nhiệt hoàn toàn biến thành công.
2.6. Động cơ nhiệt và máy lạnh
2.6.1 Động cơ nhiệt
Động cơ nhiệt là một hệ biến đổi nhiệt Q thành công A ' .
Sơ đồ động cơ nhiệt được biểu diễn như Hình 2. 9. Trong động cơ nhiệt gồm có:

 Nguồn nóng T1 cung cấp nhiệt Q1

 Nguồn lạnh T2 nhận nhiệt Q2'

 Tác nhân (là các chất vận chuyển trong động cơ nhiệt, có nhiệm vụ biến nhiệt
thành công; ở đây chúng ta sẽ xem xét tác nhân là khí lí tưởng) hoạt động
theo chu trình cùng chiều kim đồng hồ nhận nhiệt Q1 từ nguồn nóng T1 sinh
công A’ và toả nhiệt Q’2 cho nguồn lạnh T2.
Hiệu suất của động cơ nhiệt được định nghĩa:
A' (2. 33)

Q1

Theo Hình 2. 9, ta có: A '  Q1  Q2' . Từ đó (2. 33) trở thành :

Q2' (2. 34)


  1
Q1

Hiệu suất động cơ nhiệt nhỏ hơn 1:   1

Nếu động cơ nhiệt nhận từ nguồn nóng T1 nhiệt lượng Q1 và biến hoàn toàn

thành công ( A '  Q1 ) thì động cơ nhiệt lúc này được gọi là động cơ nhiệt lý tưởng.

Động cơ nhiệt lý tưởng có hiệu suất   1.Động cơ nhiệt lý tưởng thỏa nguyên lý thứ
nhất nhiệt động học, nhưng nguyên lý thứ hai của nhiệt động học khẳng định không thể
chế tạo được động cơ nhiệt lý tưởng.

92
Hình 2. 9 Sơ đồ của động cơ nhiệt (trái) và động cơ nhiệt lý tưởng (phải)

2.6.2. Máy lạnh


Đối với máy lạnh, tác nhân hoạt động theo chu trình ngược chiều kim đồng hồ.
Tác nhân nhận công A để nhận nhiệt Q2 từ nguồn lạnh T2 và sau đó toả nhiệt Q1' cho
nguồn nóng T1 .
Hiệu suất máy lạnh được định nghĩa:
Q2 (2. 35)
e
A

Theo Hình 2. 10, ta có: A  Q2  Q1' hay A  Q1'  Q2 với Q1'  Q2 là lượng

nhiệt mà hệ thật sự toả ra.


Vậy biểu thức (2. 35) trở thành:
Q2 (2. 36)
e
Q1'  Q2

Nếu máy lạnh không nhận công ( A  0 ) mà nhận một nhiệt lượng Q2 từ nguồn

lạnh T2 và toả cho nguồn nóng T1 một nhiệt lượng Q2  Q1' , trường hợp này được gọi

là máy lạnh lý tưởng. Máy lạnh lý tưởng có hiệu suất e bằng vô cùng.

93
Máy lạnh lý tưởng thỏa nguyên lý thứ nhất nhiệt động học, nhưng nguyên lý thứ
hai của nhiệt động học khẳng định không thể chế tạo được máy lạnh lý tưởng.

Hình 2. 10 Sơ đồ của máy lạnh (trái) và máy lạnh lý tưởng (phải)

2.7. Chu trình Carnot và định lý Carnot


2.7.1. Chu trình Carnot
Chu trình Carnot thuận nghịch chạy theo chiều kim đồng hồ được gọi chu trình
Carnot thuận.
Chu trình Carnot thuận nghịch chạy ngược chiều kim đồng hồ được gọi chu trình
Carnot nghịch.
Chu trình Carnot thuận nghịch gồm 4 quá trình thuận nghịch (Hình 2. 11):

 ( 1 ↔ 2 ): quá trình đẳng nhiệt thuận nghịch ở nhiệt độ T1.

 ( 2 ↔ 3 ): quá trình đoạn nhiệt thuận nghịch.

 ( 3 ↔ 4 ): quá trình đẳng nhiệt thuận nghịch ở nhiệt độ T2 .

 ( 4 ↔ 1 ): quá trình đoạn nhiệt thuận nghịch.

94
Hình 2. 11 Sơ đồ biểu diễn chu trình Carnot
2.7.2. Hiệu suất động cơ nhiệt chạy theo chu trình Carnot với tác nhân khí lí
tưởng
Hiệu suất của động cơ nhiệt chạy theo chu trình Carnot thuận cùng chiều kim
đồng hồ với tác nhân là khí lý tưởng được định nghĩa là:
T2 (2. 37)
  1
T1
Trong đó nhiệt độ nguồn nóng là T1 và nhiệt độ nguồn lạnh là T2
2.7.3. Hiệu suất máy lạnh chay theo chu trình Carnot với tác nhân khí lí tưởng
Hiệu suất của máy lạnh hoạt động theo chu trình Carnot nghịch, ngược chiều
kim đồng hồ với tác nhân khí lý tưởng được định nghĩa là:
T2 1 (2. 38)
e 
T1  T2 T1  1
2
T2
Trong đó nhiệt độ nguồn nóng là T1 và nhiệt độ nguồn lạnh là T2
2.7.4. Định lí Carnot

“Hiệu suất những động cơ nhiệt chạy theo chu trình Carnot chỉ phụ thuộc vào
nhiệt độ nguồn nóng T1 và nhiệt độ nguồn lạnh T2, mà không phụ thuộc vào tác nhân
cũng như cách chế tạo máy.
Hiệu suất động cơ nhiệt chạy theo chu trình Carnot:

95
T2 (2. 39)
e  1 
T1
Hiệu suất động cơ nhiệt chạy theo chu trình Carnot thuận nghịch là giới hạn lí
thuyết lớn nhất của mọi động cơ nhiệt.
T2 (2. 40)
  e  1 
T1
Trong đó (=) ứng với quá trình thuận nghịch và (<) ứng với quá trình không
thuận nghịch.
2.8. Bài tập:
1) Thang đo nhiệt độ X có điểm hơi là 3480 X , điểm băng là 1120 X . Hỏi 280 C ứng
với nhiệt độ có giá trị là bao nhiêu ở thang đo X này?
2) Dựa vào mối liên hệ giữa thang đo Fahrenheit và Celsius hãy viết biểu thức chuyển
đổi từ nhiệt độ Celsius sang độ Farhenreit và ngược lại?
3) Sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài của một ngôi nhà vào một ngày
mùa đông lạnh giá là 57,0F. Biểu thị sự khác biệt này trên (a) thang độ Celsius và
(b) thang đo Kelvin?
4) Một động cơ hơi nước có một lò hơi hoạt động ở nhiệt độ 500K. Năng lượng từ
nhiên liệu đốt cháy biến nước thành hơi nước, hơi nước sau đó dẫn động một piston.
Nhiệt độ của bể chứa lạnh là khoảng 300K. Tính hiệu suất nhiệt cực đại của động
cơ hơi nước này? (Đ/s:40%) Trong thực tế, hiệu suất của động cơ nhiệt sẽ thấp hơn
đáng kể so với kết quả được tính ra ở bài toán này (vì đây là kết quả theo hiệu suất
lý thuyết của động cơ).
5) Một động cơ truyền 2000 J năng lượng từ một bình chứa nóng trong một chu kỳ và
chuyển 1500 J dưới dạng khí thải đến một hồ chứa lạnh.
a. Tìm hiệu suất của động cơ (Đ/s: 25%)?
b. Tính công mà động cơ thực hiện trong một chu trình (Đ/s: 500J)?
6) Trong phổi, một màng hô hấp mỏng ngăn cách các túi khí nhỏ (áp suất tuyệt đối
1,00.105 Pa) từ máu trong mao mạch. Những túi khí dạng hình cầu này được gọi là
phế nang, chúng có vai trò vô cùng quan trọng, là nơi diễn ra hoạt động trao đổi khí
của phổi. Bán kính trung bình của phế nang là 0,125mm, và không khí bên trong
phế nang chứa khoảng 14% oxy (Hình 2. 12). Giả sử rằng không khí trong phế nang

96
gần đúng như một khối khí lý tưởng ở nhiệt độ cơ thể (310K), tìm số phân tử oxy
trong một trong các túi khí (Đ/s: 2,7.1013 phân tử).

Hình 2. 12 Hình ảnh mô phỏng phổi (trái) và túi phế nang (phải)

7) Nếu quan sát kỹ các bọt nổi lên trong cốc nước ngọt có gas (Hình 2. 13), ta sẽ thấy
bong bóng bọt gas tăng dần về kích thước khi di chuyển lên trên, thường các bọt
bong bóng sẽ tăng gấp đôi khi tiếp xúc với mặt tháng ở trên cùng. Bọt bong bóng
chứa chủ yếu là carbon dioxide (CO2), một loại khí được sinh ra từ quá trình chế
biến nước ngọt. Hãy cho biết biến số nào trong phương trình trạng thái khí lý tưởng
mô tả cho sự tăng của kích thước của bong bóng trong cốc nước ngọt, giải thích?
Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3 và áp suất khí quyển xét trong bài
toán này là 105Pa. Cốc nước ngọt đang đặt ở nhiệt độ phòng khoảng 300K. (Đ/s: số
mol n)

Hình 2. 13 Cốc nước ngọt với sự tăng dần thể tích của các bọt bong bóng

97
CHƯƠNG III. TRƯỜNG ĐIỆN TỪ

Tất cả các vật trong tự nhiên đều mang điện tích nhất định do chúng được cấu tạo
từ các nguyên tử và phân tử, các nguyên tử này được cấu tạo từ các hạt nhỏ hơn gọi là
hạ nguyên tử (sub-atom) như electron, pronton và notron. Các loại hạt khác nhau đều
mang điện tích khác nhau, giá trị điện tích nhỏ nhất mà một hạt mang điện có được gọi
là điện tích nguyên tố, ký hiệu là e, đơn vị là Coulomb (C). (Hiện nay người ta đã tìm ra
nhiều loại hạt có giá trị nhỏ hơn e nhưng ta vẫn sử dụng e là điện tích nguyên tố). Cũng
giống như năng lượng, điện tích là một đại lượng bảo toàn.
III.1 Các khái niệm mở đầu
1. Điện tích nguyên tố, điện tích
Điện tích nguyên tố là giá trị điện tích nhỏ nhất mà một hạt mang điện có được,
giá trị này đã được xác định là e0  1, 6.1019 (C). Nguyên tử được cấu tạo từ ba loại hạt
cơ bản là electron, proton và notron (bảng 1).
Bảng 1: Điện tích và khối lượng của các hạt cơ bản
Các loại hạt (kí hiệu) Khối lượng (kg) Điện tích (C)
Electron (e) me  9,1.10 31 e  1, 6.1019

Proton (p) m p  1,67.1027  e  1, 6.1019

Notron (n) mn  1, 68.1027 0

Ở điều kiện bình thường, một vật sẽ trung hòa về điện nghĩa là tổng số điện tích
âm (Ne) bằng với tổng số điện tích dương (Np). Nếu số điện tích âm lớn hơn, ta nói vật
mang điện âm và ngược lại vật mang điện dương nếu số điện tích dương lớn hơn. Hai
loại điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dầu thì hút nhau.
Một vật mang điện âm hay dương là do vật đó nhận thêm hoặc mất đi các electron
so với lúc không mang điện, gọi n là số electron nhận thêm hoặc mất đi đó thì độ lớn
điện tích trên vật sẽ là
q  ne0 . (3.1)

98
Với n = 1, 2, 3 … là các số nguyên. Do điện tích của một vật là số nguyên của điện tích
nguyên tố, nên ta nói rằng điện tích bị lượng tử hóa.
2. Điện tích điểm
Khi một điện tích có kích thước rất nhỏ so với kích thước của một vật hay khoảng
cách mà ta khảo sát, thì điện tích đó được gọi là điện tích điểm. Khái niệm điện tích
điểm tương tự như khái niệm chất điểm trong chuyển động cơ học.
3. Thuyết electron. Tính chất bảo toàn điện tích
Để giải thích các hiện tượng điện, người ta dựa vào thuyết electron, đó là sự
chuyển dời của electron do tương tác giữa các vật. Theo thuyết này, một vật nhiễm điện
âm là do các electron từ vật khác di chuyển đến, một vật nhiễm điện dương là do các
electron từ nó chuyển dời sang vật khác, trong cả hai trường hợp trên các electron đều
không bị mất đi hoặc sinh ra mà chúng chỉ di chuyển từ vật này sang vật khác. Đối với
một hệ vật cô lập, các điện tích chỉ chuyển dời và trao đổi cho nhau nhưng không làm
thay đổi số lượng điện tích, ta nói tổng đại số các điện tích của hệ cô lập được bảo toàn.
Câu hỏi 3.1:
a/ Một vật mang điện tích âm có giá trị q  9, 6.10 17 (C) thì vật đó thừa bao nhiêu
electron?
b/ Trong các bài tập thông thường, người ta thường cho điện tích của một hạt mang
điện là q  5.109 (C), có thể có giá trị này trong thực tế hay không? (chưa kể đến các
quark).
III.2 Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện
1. Định luật Coulomb trong chân không
Hai điện tích điểm có điện tích q1 và q2 cách nhau một khoảng r trong chân không.

Điện tích q1 tác dụng lên điện tích q2 một lực tĩnh điện F 12 , ngược lại q2 cũng tác dụng
lên q1 một lực tĩnh điện F21 (hình 3.1). Lực này được gọi là lực Coulomb, có độ lớn tỉ lệ
thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa
chúng.

q1 q2
F12  F21  k  F0 , (3.2)
r2

99
trong đó: k  9 109 Nm2/C2 là hằng số được đo từ thực nghiệm, r là khoảng cách giữa
hai điện tích điểm (m). F0 là độ lớn của lực Coulomb trong môi trường chân không
(N)

Hình 3.1: Lực tương tác Coulomb giữa hai điện tích điểm
Hai lực này cùng phương ngược chiều và cùng độ lớn:

F12   F21. (3.3)


Chú ý:
- Hai lực F12 và F21 cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn nhưng khác điểm đặt.
- F12 là lực do điện trường của điện tích q1 tác dụng lên q2 và đặt tại q2,
- F21 là lực do điện trường của điện tích q2 tác dụng lên q1 và đặt tại q1
- Nếu hai điện tích cùng dấu, thì hai lực hướng ra xa nhau (lực đẩy).
- Nếu hai điện tích trái dấu, thì haoi hai lực hướng vào nhau (lực hút)
2. Định luật Coulomb trong môi trường
Thực nghiệm cho thấy lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm q và qo đặt
trong môi trường có hằng số điện môi  sẽ nhỏ hơn trong chân không ε lần.
 k q qo  k q qo F0
F  r , độ lớn F   . (3.4)
 r 3
 r2 
1
Ta đặt: k   9.109 Nm2/C2, do đó  0  8,86.1012 C2/Nm2. Giá trị  0 được gọi là
4 o
hằng số điện. Do đó biểu thức định luật Coulomb trong môi trường được viết lại dưới
dạng:
 q qo 
F r (3.5)
4 o r 3

Chú ý:
- ε là hằng số điện môi, đặc trưng cho tính chất điện của môi trường, không có đơn vị.
- Trong chân không: ε = 1; trong không khí: ε = 1,0006; trong nước: ε = 81
- Trong tính toán ta thường sử dụng công thức (3.4)
- Các đơn vị quy đổi quan trọng: 1  C = 10-6 C; 1nC = 10-9C
100
- Tương tác tĩnh điện tuân theo định luật Newton thứ ba.
Câu hỏi 3.2: Trong hình 3.1 vẽ lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích dương, một
điện tích dương và một điện tích âm. Các bạn hãy vẽ lực tương tác tĩnh điện giữa hai
điện tích âm?
Câu hỏi 3.3:
Cho hai điện tích điểm q1  4 (nC) và q2  5,5.10 9 (C) đặt cách nhau 4cm trong
chân không. Tính
a/ Lực tương tác Coulomb giữa hai điện tích điểm trên.
b/ Lực tương tác Coulomb nếu đặt hệ ở trong nước.
3. Lực tác dụng lên điện tích q0 đặt trong điện trường của các điện tích qi
Khi một điện tích điểm q0 đặt trong điện trường của các điện tích q1, q2, … qi, các điện
tích qi sẽ gây ra lực tĩnh điện lên q0 theo định luật Coulomb.

q1q0 q1q0 q1q0


F10  k r10 ; F20  k r20 ;...; Fi 0  k ri 0 (1.6)
r103 r203 ri30

Lực tĩnh điện gây ra cho q0 chính là tổng hợp lực do toàn bộ các điện tích qi gây ra
F0  F10  F20  ...  Fi 0 (1.7)
III.3 Điện trường. Cường độ điện trường, véctơ cảm ứng điện.
1. Khái niệm trường tĩnh điện
Một vật mang điện bao giờ cũng tồn tại xung quanh nó một điện trường. Điện
trường xung quanh một vật mang điện đứng yên gọi là trường tĩnh điện. Trường tĩnh
điện là một dạng vật chất lan truyền trong không gian bằng vận tốc ánh sáng. Điện
trường càng mạnh khi càng gần vật mang điện và yếu dần khi xa chúng. Tương tác tĩnh
điện giữa các điện tích thông qua trường tĩnh điện của chúng. Tính chất cơ bản của
trường tĩnh điện là tác dụng lên điện tích đặt trong nó một lực tĩnh điện.
2. Véctơ cường độ điện trường

Gọi F là lực tác dụng lên điện tích qo được đặt trong một điện trường. Véctơ cường

độ điện trưòng E được định nghĩa:

 F
E . (3.8)
qo

101
 
Vậy véctơ cường độ điện trường E chính bằng lực tĩnh điện F của điện trường
tác dụng lên một đơn vị điện tích dương.

Nếu biết véctơ cường độ điện trường E , ta hoàn toàn xác định được lực tĩnh điện
 
F  qo E . (3.9)
Như vậy, véctơ cường độ điện trường là đại lượng đặc trưng cho điện trường về mặt

tác dụng lực. Nếu điện tích điểm q0  0 thì F và E cùng chiều, nếu q0  0 thì F và

E ngược chiều.
3. Véctơ cường độ điện trường do một điện tích điểm gây ra
Như đã trình bày ở trước, xung quanh một điện tích điểm q bao giờ cũng tồn tại
một điện trường, điện trường này tác dụng lên điện tích điểm q0 một lực đó chính là lực
Coulomb, do đó từ (3.4) và (3.9), ta dễ dàng xác định véctơ cường độ điện trường xung
quanh điện tích điểm điểm q có dạng
 q
E r. (1.10)
4 o r 3
Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách
từ điện tích điểm đó đến điện tích q

q
E . (1.11)
4 o r 2
Chú ý:

- Nếu q > 0 : E hướng ra xa điện tích: q →

- Nếu q < 0 : E hướng vào điện tích: q ←
- Điện trường của một điện tích điểm phụ thuộc vào bản chất môi trường.
- Cường độ điện trường thường được gọi ngắn gọn là điện trường, đơn vị (V/m) theo
hệ SI.
- Điện trường tại một điểm trong hệ n điện tích được xác định theo nguyên lý chồng
chất điện trường:
 n 
E  Ei  E1  E2  ...  En .
i 1
(1.12)

4. Véctơ cảm ứng điện


102

Trong môi trường đồng chất và đẳng hướng, véctơ cảm ứng điện D được định nghĩa:
 
D   o E (1.13)

Chú ý đến công thức Error! Reference source not found., véctơ cảm ứng điện D của
một điện tích điểm sẽ có dạng
 q 
D r. (1.14)
4 r 3
Chú ý:

- Độ lớn của véctơ cảm ứng điện D gọi là cảm ứng điện D.
- Cảm ứng điện D tại một điểm không phụ thuộc vào bản chất môi trường và tỉ lệ
nghịch với khoảng cách từ điểm đó đến điện tích điểm:
q
D (1.15)
4 r 2

- Trong hệ đơn vị Quốc tế (SI), đơn vị của cảm ứng điện là C/ m2.
- Véctơ cảm ứng điện tại một điểm trong hệ n điện tích điểm là tổng véctơ cảm ứng
điện của mỗi điện tích điểm đó:
 n 
D D
i
i (1.16)

Câu hỏi: Cho hai điện tích điểm q1  6nC , q1  8,5nC đặt cách nhau 10cm trong chân
không?
a/ Hãy nhìn lại công thức (1.11) và cho biết, bằng cách nào ta có thể làm tăng cường độ
điện trường?
b/ Các bạn hãy tính điện trường tại M do điện tích q1 gây ra, biết M cách q1 3cm? Các
bạn hãy vẽ phương và chiều của véctơ điện trường đó.
b/ Một điểm N nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích trên và nằm giữa hai điện tích,
N cách q1 3cm; các bạn tính cường độ điện trưởng tổng hợp do hai điện tích đó gây ra
tại N?
5. Điện trường quanh một điện tích có dạng bất kỳ

Để xác định véctơ cường độ điện trường E của điện trường do một điện tích bất
kì q gây ra tại một điểm M. Người ta chia điện tích q thành những điện tích rất nhỏ

103
dq, sao cho đối với điểm M dq được xem là điện tích điểm. Từ đó biểu thức
Error! Reference source not found. có thể được viết lại
 dq 
dE r. (1.17)
4 o r 3
Điện trường tại một điểm M do điện tích q gây ra là tổng hợp của tất cả điện trường
do mỗi phần tử điện tích dq gây ra, các phần tử điện tích dq là liên tục nên điện trường
do điện tích q gây ra được biểu dưới dưới dạng tích phân
 dq 
E   dE   r. (1.18)
 q  4 0 r
3

III.4 Đường sức điện trường. Điện thông


1. Đường sức điện trường
Trong một điện trường bất kỳ, véctơ cường độ điện trường có thể thay đổi từ điểm
này sang điểm khác, sự thay đổi này co thể về độ lớn và về hướng. Để mô tả về sự thay
đổi này, ta sử dụng hình ảnh là đường thẳng hoặc đường cong và gọi chúng là đường
sức điện. Như vậy đường sức điện là hình ảnh mô tả sự thay đổi của điện trường trong
không gian. Định nghĩa như sau:
Đường sức điện trường là đường cong sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm của đường

sức trùng với phương của véctơ cường độ điện trường E tại điểm đó. Chiều của đường
sức điện chính là chiều của véctơ cường độ điện trường.

Hình 3.2 Hình ảnh đường sức điện mô tả sự biến thiên của điện trường trong
không gian

Như được mô tả trong hình 3.2, đường sức điện để mô tả điện trường là đường
cong S, điện trường tại các điểm A, B, C được xác định dựa vào phương tiếp tuyến, để
104
xác định điện trường tại một điểm, ta cần xác định tiếp tuyến tại điểm đó vì phương của
điện trường trùng với phương của tiếp tuyến. Qua một điểm trong không gian, ta vẽ
được một và chỉ một đường sức điện trường. Đường sức điện của các điện tích điểm
được vẽ như trong hình 3.3, các đường sức phân bố đều xung quanh một điện tích và
chiều hướng ra nếu điện tích dương, hướng vào nếu điện tích âm. Đường sức của hai
điện tích đặt gần nhau phụ thuộc vào dấu của chúng, đường sức của hai điện tích trái
dấu được mô tả như trong hình 3.3 c cho thấy chiều đi ra từ điện tích dương và đi vào ở
điện tích âm.

a) b) c)
Hinh 3.3 Đường sức điện của điện tích dương (a), điện tích âm (b) và hai điện tích đặt
gần nhau (c)

Chú ý: Đường sức điện trường có các tính chất sau:


- Đường sức điện trường tĩnh là đường cong hở.
- Phát xuất từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm hay vô cùng.
- Các đường sức điện trường không cắt nhau.
- Người ta qui ước vẽ số đường sức điện trường qua một đơn vị diện tích vuông góc với đường
sức, bằng cường độ điện trường tại đó. Có nghĩa cường độ điện trường E bằng mật độ đường
sức ne.
- Đường sức điện trường bị gián đoạn khi đi qua mặt phân cách giữa các môi trường.
- Đối với điện trường đều đường sức là những đường thẳng song song.
 
- Đường cảm ứng điện D có tính chất tương tự như đường sức điện trường E , nhưng có điểm
khác là không bị gián đoạn khi đi qua mặt phân cách giữa các môi trường.
Câu hỏi: Các bạn hãy quan sát hình 3.2 và cho biết:
a/ Véctơ điện trường E3 tại điểm C có thể vẽ theo chiều ngược lại được không?
b/ Vẽ lại hình 3.2 và dựa vào định nghĩa đường sức điện, các bãy hãy vẽ chiều của đường sức
điện tại A và B.
105
Câu hỏi: Các bạn hãy quan sát hình 3.3 và cho biết
a/ Ở hình 3.3a, các đường sức điện có cần vẽ sao cho độ dài bằng nhau và phân bố đều không?
Khi nào thì các đường sức này được vẽ đều và khi nào thì không cần vẽ đều?
b/ Tương tự với hình 3.3b, các bạn hãy vẽ đường sức điện của hai điện tích âm, hai điện tích
dương đặt gần nhau?
c/ Dựa vào hình 3.3b, các bạn hãy vẽ các đường sức từ giữa ba điện tích sao cho điện tích dương
đặt giữa hai điện tích âm trên cùng một đường thẳng? (tham khảo sách VLĐC của tác giả Lương
Duyên Bình)
2. Điện thông

Để xây dựng mối liên hệ giữa véctơ cảm ứng điện D với điện tích gây ra nó, người
ta dùng khái niệm thông lượng cảm ứng điện hay điện thông.
Ta xét một bề mặt có diện tích S đặt trong điện trường bất kỳ có véctơ cảm ứng điện

D . Ta chia diện tích S này thành những vi phân diện tích rất nhỏ dS sao cho véctơ cảm
ứng điện D gây ra tại mọi điểm trên mặ dS đó có thể coi là như nhau (hình 3.4)

Hình 3.4 Thông lượng cảm ứng điện gửi qua vi phân diện tích dS
Khi đó, thông lượng cảm ứng điện ( e ) gửi qua vi phân diện tích dS có dạng

d  e  DdS (1.19)

Với dS là véctơ diện tích hướng theo phương pháp tuyến n của dS và có độ lớn
bằng với vi phân diện tích dS. Khi đó thông lượng cảm ứng điện gửi qua toàn bộ bề mặt
diện tích S là

e   DdS (1.20)
S 

Nếu gọi  là góc hợp bởi n và D , thông lượng có thể viết lại

106
e   D dS   Dcos dS
(S)
n
(S)
(1.21)

Với Dn  D.cos là độ lớn của véctơ cảm ứng điện theo phương của n.
Đối với một mặt kín S phẳng đặt trong điện trường đều, thông lượng e có thể viết
dưới dạng

 e  DS=D.S.cos (1.22)
Chú ý:
- Điện thông Φe đi qua mặt S là đại lượng đại số.
- Giá trị của điện thông Φe đi qua mặt S bằng số đường sức cảm ứng điện xuyên qua
mặt S.
- Đơn vị của điện thông là Coulomb (C)
- Ta quy ước véctơ pháp tuyến tại một điểm hướng ra ngoài mặt kín. Do đó điện thông
đi ra có giá trị dương và đi vào có giá trị âm.
III.5 Định lí Oxtrogratxki – Gaox (O-G) của điện trường
1. Dạng tích phân
Ta xét hệ các điện tích qi phân bố gián đoạn trong một thể tích V được giới hạn
bởi một mặt kín (S), Dạng tích phân của định lý O-G mô tả mối qua hệ giữa véctơ cảm
ứng điện tại những điểm trên mặt kín (S) với các điện tích trong thể tích V:
Điện thông đi qua một mặt kín (S) bất kì bằng tổng đại số các điện tích chứa trong
mặt kín (S) đó.
n
e   DdS   qi (1.23)
S  i 1

2. Dạng vi phân
Nếu các điện tích qi phân bố liên tục trong thể tích V giới hạn bởi mặt kín S, chúng
ta có thể biểu diễn định lý O-G dưới dạng vi phân, từ kết quả giải tích véctơ ta biến đổi
vế trái của (1.23) về dạng
  


(S )
D. dS  
(V )
div D. dV (1.24)

Do các điện tích phân bố liên tục nên ta có thể biểu diễn
n

 q    dV
i (1.25)
i V 

107
Từ kết quả của (1.24) và (1.25), đồng thời do thể tích V được chọn là bất kỳ nên dạng
vi phân của định lý O-D được viết dưới dạng
divD   (1.26)
   
Chú ý : Cho véctơ: A  Ax i  Ay j  Az k
 Ax Ay Az
thì: div A   
x y z
Đọc thêm: Chứng minh định lý O-G
1/ Trường hợp một điện tích điểm q nằm trong
một mặt (S) kín bất kì
Hình 3.5 Điện thông của một điện tích
điểm

Giả sử điện tích q > 0, lấy q làm tâm vẽ một mặt cầu S0 có bán kính r và nằm trong
mặt (S).
Ta tính điện thông qua mặt S0 :
 
e  
( S0 )
D. dS   DdS
( S0 )

Do tính chất đối xứng nên cảm ứng điện tại mọi điểm trên mặt cầu S0 giống nhau,
theo (1.15), ta có:
q
D
4 r 2

Vậy
q
e  D  dS  4 r
( So )
2
.4 r 2  q


Vì mặt S0 nằm trong mặt (S) nên số đường sức cảm ứng điện D xuyên qua mặt (S) bằng
số đường sức xuyên qua S0. Nên:
   
e  
( So )
D. dS  
(S )
D. dS  q

Đối với điện tích q < 0 cũng tương tự


2/ Trường hợp hệ điện tích điểm nằm trong mặt kín (S)
Ta tính điện thông qua mặt (S):

108
 
e   D. dS
(S )

 n 
Với: D   Di , do đó khi thay vào biểu thức trên ta có
i 1

  n   n   n
e  
(S )
D. dS    Di . dS    Di . dS   qi
( s ) i 1 i 1 ( S ) i 1

3/ Trường hợp hệ điện tích điểm nằm ngoài mặt kín

Hình 3.6 Điện thông của hai điện tích điểm


Ta có hệ điện tích điểm nằm trong mặt kín (S) như hình vẽ . Mặt (S) gồm có hai phần
(S) = S1 + S2. Hệ điện tích điểm nằm trong mặt S1 và nằm ngoài mặt S2.
Điện thông qua mặt (S): S = S1 + S2, Với: S = S1 =  q , suy ra: S2 = 0
i

3. Ứng dụng của định lý O-G


3.1 Các bước giải bài toàn ứng dụng định lý O-G:
Bước 1: Xác định điện tích của vật thể mang điện đề bài cho nhằm xác định chiều của
đường sức điện.
Bước 2: Xác định hình dạng của vật thể và điểm xác định cảm ứng điện mà đề bài yêu
cầu để xác định bề mặt kín đối xứng cần chọn (mặt cầu, mặt trụ …).
Bước 3: Chú ý đến một số công thức cần dùng
+ Diện tích mặt cầu là 4 R2
+ Diện tích xung quanh mặt trụ là 2 rl
+ Nếu mật độ điện mặt là  thì điện tích phân bố tại một mặt có diện tích S sẽ
là q   S
Bước 4: Sử dụng định lý O-G để đưa ra các kết quả liên quan
3.2 Sử dụng định lý O-G để tính cảm ứng điện của một số vật mang điện
a) Điện trường của một quả cầu mang điện đều
109
Ta xét một quả cầu mang điện đều có bán kính R, điện tích của quả cầu là q (q>0)
và được phân bố đều ở mặt ngoài của quả cầu (hình vẽ). Vì điện tích phân bố đối xứng
cầu nên điện trường do nó sinh ra phải có tính đối xứng cầu, nghĩa là véctơ cảm ứng
điện (véc tờ cường độ từ trường) tại một điểm phải đi qua tâm mặt cầu và chỉ phụ thuộc
vào khoảng cách đến tâm mặt cầu r.
Đầu tiên ta tính cảm ứng điện tại một điểm M nằm ngoài mặt cầu, cách tâm mặt
cầu một đoạn r > R, như hình vẽ có thể thấy chiều véctơ cảm ứng điện hướng ra ngoài
quả cầu (bước 1). Ta vẽ một mặt cầu S bao quanh quả cầu và đi qua điểm M, rõ ràng
mặt cầu S đã bao quanh điện tích q của quả cầu (bước 2), và S chính là diện tích của mặt
cầu (bước 3), cảm ứng điện Dn  D  const. Sử dụng định lý O-G trong biểu thức (1.23)
ta có:

e   DdS  D  dS  D.S  D.4 r


2
n (1.27)
(S ) (S )

Mặt khác, mặt cầu S đã bao hết điện tích q của quả cầu nên cũng theo (1.23) ta có:
 e   qi  q (1.28)
i

Từ (1.27) và (1.28), ta thu được cảm ứng điện của quả cầu mang điện tích q tại một điểm
nằm ngoài mặt cầu là:
q
D (1.29)
4 r 2
Và do đó, cường độ điện trường tại điểm M được xác định là
D q
E  (1.30)
 0 4 0 r 2
Kết quả cho thấy, điện trường tại một điểm gây ra bởi một quả cầu mang điện có
dạng giống với điện trường do một điện tích điểm gây ra tại điểm đó.
Bằng cách tương tự, ta tính điện trường tại một điểm M’ nằm bên trong quả cầu và
cách quả cầu một đoạn r’, lúc nàu mặt cầu S’ được chọn đi qua M’ nhưng không bao
phủ điện tích q (vì điện tích q phân bố trên mặt ngoài của mặt cầu) (hình vẽ), do đó ta
thu được
D.4 r 2   qi  0 (1.31)
i

Như vậy, điện trường tại mọi điểm bên trong quả cầu đều bằng 0.
b) Điện trường của một mặt phẳng vô hạn mang điện đều
110
Ta xét một mẳng phẳng vô hạn mang điện đều có mật độ điện mặt là  (   0 ), do

tính đối xứng nên véctơ cảm ứng điện D tại một điểm trong điện trường luôn vuông góc
với mặt phẳng mang điện và chỉ phụ thuộc vào khoảng cách từ điểm đó đến mặt phẳng
mang điện. Để tính cảm ứng điện tại một điểm M cách mặt phẳng một đoạn r, ta chọn
một mặt trụ tròn đối xứng với mặt phẳng sao cho M là tâm ở đáy của mặt trụ (hình vẽ),
véctơ cảm ứng điện tại mặt đáy hướng ra ngoài mặt phẳng và vuông goác với mặt đáy
(bước 1), diện tích mặt đáy là S và hình trụ bao quanh một diện tích S của mặt phẳng
mang điện (bước 2), cảm ứng điện Dn  D  const .
Theo định nghĩa, thông lượng cảm ứng điện qua mặt trụ kín

e   DdS  
(S ) (2 Sd )
DdS   DdS
( Sb )
(1.32)

Ở đây S là diện tích của mặt trụ chính là tổng của diện tích hai mặt đáy và diện tích
xung quanh của mặt bên S  2Sd  Sb . Số hạng thứ hai trong (1.32) bằng không do véctơ
cảm ứng điện vuông góc với véctơ pháp tuyến của mặt bên. Do đó thông lượng cảm ứng
điện được viết lại như sau

e  
(2 Sd )
Dn dS  D 
(2 Sd )
dS  D.2S (1.33)

Mặt khác, điện tích của một mặt có diện tích S với mật độ điện tích mặt  là
q   .S (bước 3). Do mặt trụ S cũng bao quanh một diện tích S của mặt phẳng mang

điện có mật độ điện tích mặt  , nên thông lượng cảm ứng điện là
 e  q   .S (1.34)
Từ các biểu thức (1.33) và (1.34), ta thu được cảm ứng điện tại một điểm nằm gần bề
mặt vô hạn mang điện là

D (1.35)
2
Và do đó, điện trường tương ứng là
D 
E  (1.36)
 0 2 0
Các tính toán tương tự cũng chỉ ra rằng độ cảm điện ở giữa hai mặt phẳng vô hạn
mang điện tích trái dấu là
D  D1  D2   (1.37)

111
Điện trường tương ứng

E (1.38)
 0
c) Điện trường của một mặt trụ thẳng dài vô hạn
Ta xét một mặt trụ mang điện có bán kính R, mật độ điện tích mặt là  (   0 ).
Do tính chất đối xứng trụ nên véctơ cảm ứng điện tại một điểm luôn vuông góc với mặt
trụ và độ lớn cảm ứng điện chỉ phụ khoảng cách từ điểm đang xét đến trục của mặt trụ.
Để xác định cảm ứng điện của mặt trụ gây ra tại điểm M cách trục của mặt trụ một đoạn

r  R , ta vẽ một mặt trụ có bán kính r đi qua điểm M và chiều dài trục là l . Sử dụng
định lý O-G và các kết quả tính toán tương tự ở phần b) của mục này, ta dễ dàng thu
được cảm ứng điện là
R
D (1.39)
r
Điện trường tương ứng là
D R
E 
 0  0 r
(1.40)

Như vậy, véctơ cảm ứng điện D của mặt trụ dài vô
hạn gây ra tại một điểm có chiều vuông góc với mặt
trụ mang điện, huớng ra ngoài mặt trụ nếu mang
điện dương và hướng vào trong nếu mang
điện âm và có độ lớn được xác định bởi (1.39).
Câu hỏi:
a/ Vận dụng định lý O-G chứng minh các kết quả (1.37) và (1.38)
b/ Vận dụng định lý O-G chứng minh các
kết quả (1.39) và (1.40) Hình 3.7 Mô tả chuyển động của q0 để tính
công của lực tĩnh điện

III.6 Thế năng của điện tích điểm trong điện trường
1. Trường tĩnh điện là trường của lực thế
Một điện tích điểm qo chuyển động từ vị trí (1) đến vị trí (2) theo một đường cong
(C ) bất kì trong trường tĩnh điện của điện tích điểm q.
112
Để xác định công của lực trên toàn bộ quãng đường, ta xét một đoạn vi phân ds mà
điện tích chuyển động, công của lực điện tương ứng là
dA  Fds (1.41)
 q qo 
Với F là lực tương tác tĩnh điện: F  r thay vào (3.42), ta thu được
4 o r 3

q qo  q qo
dA  r .ds  ds.cos  (1.42)
4 o r 3
4 o r 2
Với góc  như được mô tả trong hình 3.7 là góc lệch giữa r và ds , hình chiếu của
véctơ vi phân ds phương của r chính là: ds.cos  dr , thay vào (1.42) ta có
2 2
q qo
A12   dA   dr (1.43)
1 1
4 o r 2
Lấy tích phân vế phải của (1.43) ta thu được
qqo qqo
A12   (1.44)
4 o r1 4 o r2
Vì đường cong (C) bất kì, nên công A12 chỉ phụ thuộc vào r1 và r2 . Vậy trường tĩnh
điện là trường lực thế.
Câu hỏi: Chứng minh kết quả của biểu thức (1.44) từ biểu thức (1.43).
2. Thế năng của điện tích điểm trong điện trường
a) Trường hợp điện trường là bất kỳ
Chọn gốc thế năng ở vô cùng (  ), từ biểu thức (1.41), công của lực điện trường
tác dụng lên điện tích điểm q0 di chuyển từ vị trí (1) đến (  ) được định nghĩa là thế
năng tại vị trí (1)
  
Wt1  A1   F ds
(1)
(1.45)

 
Với: F  qo E là lực tĩnh điện của điện trường tác dụng lên điện tích điểm q0 . Vậy ta
có biểu thức thế năng của điện tích điểm q0 trong điện trường:

Wt1  A1  q0  Eds (1.46)
1

113
b) Trường hợp điện trường của điện tích điểm q
Nếu điện tích điểm q0 đặt trong điện trường của điện tích điểm q , công của lực điện
thu được chính là biểu thức (1.43) trong đó ta thay vị trí (2) thành (  ). Kết quả thu được

qqo
Wt1  (1.47)
4 o r1
Chú ý:
+ Nếu hai điện tích cùng dấu thế năng dương, nếu hai điện tích trái dấu thế năng âm.
+ Trong hệ SI, đơn vị của công và thế năng là Joule (J)
+ Thế năng của điện tích điểm đặt trong điện trường của hệ n điện tích điểm qi
n n
qo qi qo qi
Wt    r (3.48)
i 4 o ri 4 o i i

III.7 Điện thế. Hiệu điện thế


1. Điện thế
Khái niệm điện thế V tại một điểm trong điện trường được định nghĩa:
Wt
V (1.49)
q0
a) Điện thế trong điện trường bất kỳ
Như đã biết, thế năng trong một điện trường bất kỳ được xác định dựa vào biểu
thức (1.46), thay vào biểu thức (1.49) ta thu được điện thế trong điện trường bất kỳ là:
  
V  E ds
(1)
(1.50)

b) Điện thế trong điện trường của một điện tích điểm q
Thế năng tại một điểm trong điện trường của điện tích điểm q được xác định trong
biểu thức (1.47), thay vào biểu thức (1.49) ta thu được điện thế trong điện trường của
điện tích điểm q là
q q
V k (1.51)
4 o r r
Kết quả thu được từ (1.51) cho thấy, điện thế V sẽ bằng nhau tại mọi điểm trên
mặt cầu bán kính r, có tâm là điện tích điểm q, một bề mặt có điện thế bằng nhau tại
mọi điểm được gọi là mặt đẳng thế. Khi đó đường sức điện trường vuông góc với mặt

114

đẳng thế và véctơ cường độ điện trường E có chiều hướng theo chiều giảm của điện
thế.
Chú ý: Điện thế tại một điểm trong hệ n điện tích chính là tổng điện thế tại điểm đó đối
với từng điện tích của hệ
n n
qi qi
Vn    k (1.52)
i 4 o ri i  ri
2. Hiệu điện thế
Trong một điện trường bất kỳ, hiệu điện thế giữa hai điểm (1) và (2) được xác định

U  V1  V2 (1.53)
Sử dụng công thức điện thế tại một điểm đã biêt trong công thức (1.50), ta có
         (2)  

U  E ds  E ds   E ds  E ds
(1) (2) (1) 
(1.54)

Hay
(2)  

U  E ds
(1)
(1.55)

III.8 Công của lực tĩnh điện


Như đã trình bày trong công thức (3.9) của phần III.3, một điện tích điểm q0 chuyển
 
động trong điện trường, sẽ bị điện trường tác dụng một lực tĩnh điện: F  q0 E

Công của lực tĩnh điện F tác dụng lên điện tích q làm nó dịch chuyển từ vị trí (1)
đến vị trí (2) trong điện trường.
 2   (2)   (2)  

A12   F ds   q 0 E. ds  q0  E. ds  q0 ( V1  V2 ) (1.56)
1 (1) (1)

Công thức (1.56) có thể được viết lại


A12  q0V1  q0V2  Wt1  Wt 2 (1.57)
Công thức (1.57) chính là định lý thế năng. Có thể phát biểu như sau:
Công của lực điện làm điện tích dịch chuyển giữa hai vị trí chính là độ giảm thế năng
của hai vị trí đó.
III.9 Vật liệu điện (dẫn điện, cách điện, bán dẫn) và ứng dụng
Xét về tính dẫn điện, ta có thể phân loại thành các chất như sau
115
Chất dẫn điện (vật dẫn): là những chất có chứa các điện tích có thể chuyển động tự do
bên trong thể tích của vật. Ví dụ: Kim loại, các dung dịch Acid, Bazo, muối...
Chất cách điện: hay còn gọi là điện môi là những chất không có các điện tích tự do mà
điện tích xuất hiện ở đâu sẽ định xứ ở đấy. Ví dụ: thủy tinh, ebônit*, cao su, nước nguyên
chất ...
Chất bán dẫn: là các chất có tính dẫn điện trung gian giữa chất dẫn điện và chất cách
điện. Ở các điều kiện bình thường (nhiệt độ thấp, không được chiếu sáng, ...) các chất
bán dẫn thường là các chất cách điện, nhưng khi được nung nóng hoặc được chiếu sáng,
các vật này lại trở thành chất dẫn điện.
Chất siêu dẫn: là các chất mà các điện tích dịch chuyển qua chúng không gặp bất kỳ
sự cản trở nào. Các chất siêu dẫn đã được nghiên cứu rộng rãi ở nhiệt độ thấp (<10 K).
1. Vật dẫn
a) Điều kiện cân bằng tĩnh điện
Vật dẫn là một vật liệu có chứa các hạt mang điện tự do và có thể chuyển động bên
trong toàn bộ vật. Ta xét một vật dẫn trong điều kiện cân bằng tĩnh điện, nghĩa là các
điện tích không chuyển động tạo thành dòng. Ví dụ đối với kim loại, các electron là các
điện tích chuyển động tự do, dưới tác dụng của điện trường ngoài (dù nhỏ đến mức nào)
các electron này sẽ chuyển dời có hướng và tạo thành dòng điện. Do sự chuyển động tự
do của các electron điện trường trong thanh kim loại phải luôn bằng không.
Một vật dẫn mang một điện tích Q khi ở trạng thái cân bằng tĩnh điện thì điện
trường trong vật dẫn bằng không và đường sức điện trường ở lân cận vật dẫn vuông góc
với mặt ngoài vật dẫn.
Người ta ứng dụng tính chất này để chế tạo màn chắn tĩnh điện. Một vật dẫn
bằng kim loại đặt trong điện trường ngoài, điện trường ngoài không vào được trong
phần rỗng, vì trong phần rỗng điện trường bằng không.
b) Các tính chất của vật dẫn mang điện ở trạng thái cân bằng
- Vật dẫn là vật đẳng thế
Lấy hai điểm bất kì (1) và (2) ở trong hay trên vật dẫn. Ta tính hiệu điện thế giữa hai
điểm (1) và (2)
(2)

V1  V2   Eds
(1)
(1.58)

116
Do điện trường E  0 nên điện thế bằng nhau tại mọi điểm trên vật dẫn, như vậy vật
dẫn là vật đẳng thế.
- Điện tích chỉ phân bố ở mặt ngoài của vật dẫn
Tưởng tượng một mặt (S) nằm ở trong và sát mặt ngoài vật dẫn, do điện trường trong
vật dẫn bằng không nên cảm ứng D  0 . Áp dụng định lí O- G đối với mặt (S).
e   DdS   q
(S ) i
i 0 (1.59)

Vậy điện tích chỉ phân bố ở mặt ngoài vật dẫn và tập trung lớn nhất ở mũi nhọn. Người
ta ứng dụng tính chất này để chế tạo cột thu lôi (chống sét)
- Năng lượng của vật dẫn
Để tính năng lượng điện của một vật dẫn mang một điện tích Q, ta chia vật dẫn thành
những điện tích điểm qi ( Q   qi ) mọi điện tích điểm qi có điện thế giống nhau (Vi  V ).
i

Theo (3.48) ta có năng lượng điện của vật dẫn mang điện tích Q và có điện thế V:

1 1 1
We   qi Vi   2 q V  2V q
i i (1.60)
i 2 i i

Hay
1
We  QV (1.61)
2
2. Điện môi
a) Sự phân cực điện môi
Như đã trình bày ở trên, điện môi là chất cách điện nên chúng hầu như không có
các điện tích chuyển động tự do, tuy nhiên nếu đặt chúng trong điện trường ngoài, chúng
sẽ có những biến đổi về mặt tính chất điện quan trọng. Trong phần này, chúng ta sẽ khảo
sát sự thay đổi của điện trường và cảm ứng điện trong môi trường điện môi.

Hình 3.8Hiện tượng phân cực điện môi

117
Thực nghiệm chứng tỏ rằng, khi đặt một thanh điện môi trong điện trường ngoài thì
trên các mặt giới hạn của thanh điện môi sẽ xuất hiện các điện tích trái dấu. Mặt đối diện
với hướng đường sức điện trường ngoài sẽ xuất hiện các điện tích âm, mặt bên kia sẽ
xuất hiện các điện tích dương (hình 3.8).
Sự xuất hiện các điện tích trên thanh điện môi khi nó đặt trong điện trường ngoài
được gọi là hiện tượng phân cực điện môi. Khác với hiện tượng điện hưởng ở vật dẫn
kim loại, các điện tích xuất hiện ở chỗ nào trên bề mặt thanh điện môi sẽ định xứ ở đó,
không di chuyển được. Ta gọi đó là các điện tích liên kết. Các điện tích liên kết sẽ gây
ra trong lòng thanh điện môi một điện trường phụ làm cho điện trường ban đầu trong
thanh điện môi thay đổi. Điện trường tổng
hợp trong điện môi khi điện môi bị phân
cực là:

E  E0  E  (1.62)

Hình 3.9 Phân cực trong điện môi

Để giải thích hiện tượng phân cực của chất điện môi, ta giả
thiết rằng các electron chuyển động trong nguyên tử được xem như đứng yên khi xét
tương tác điện của chúng với điện trường bên ngoài. Tùy vào sự phân bố của các electron
trong nguyên tử, ta xem tổng điện tích âm của chùng là -q và khối tâm tại một điểm cố
định nào đó (A), sự phân bố các điện tích dương cũng cho ta tổng điện tích là +q và có
khối tâm đặt tại một điểm cố định (B). Do sự phân bố điện tích mà khối tâm của hai điện
tích này có thể trùng nhau hoặc khác nhau, nếu khối tâm lệch nhau sẽ tạo ra một lưỡng
cực điện. Khi không có điện trường ngoài tác dụng vào, các điện tích được trung hòa

118
(khối tâm trùng nhau) hoặc các lưỡng cực phân bố mất trật tự và triệt tiêu nhau (khối
tâm lệch nhau), ta nói chất điện môi không phân cực. Khi đặt chất điện môi vào điện
trường ngoài, các điện tích có khối tâm trùng nhau hay lệch nhau đều bị phân cực do
điện trường ngoài tác dụng, kết quả là các nhóm điện tích xoay theo chiều của điện
trường ngoài (hình 3.9). Ở trong lòng chất điện môi, các lưỡng cực phân cực trái dầu
nhưng vẫn trung hòa điện, còn ở các bề mặt của chất điện môi được tích điện trái dấu,
các điện tích này không phải do các điện tích tự do gây ra mà do các lưỡng cực của các
phân tử tạo thành, vì vậy chúng được gọi là điện tích liên kết. Hình 3.10 Điện trường
trong điện môi
Để đặc trưng cho độ phân cực của chất điện môi, người
ta đưa ra khái niệm véctơ phân cực điện môi phụ thuộc vào mômen lưỡng cực điện của
các phân tử: Vectơ phân cực điện môi là một đại lượng đo bằng tổng các mômen lưỡng
cực điện của các phân tử có trong một đơn vị thể tích của khối điện môi.

p ei
Pe  i
. (1.63)
V
Nếu tất cả các nguyên tử đều phân cực và các momen lưỡng cực điện bằng nhau thì ta

P  n0 pe  n0 0 E   0  e E (1.64)
trong đó, n0 là mật độ nguyên tử trong chất điện môi, p momen lưỡng cực điện,  là
hệ số phân cực,  e (đọc là “khi”) là độ cảm điện môi. Đơn vị của độ lớn véctơ phân cực
điện môi là C/m2 (hệ SI).
b) Điện trường trong chất điện môi
Để xác định điện trường trong chất điện môi, ta xét trường hợp đơn giản: giả sử có
một điện trường đều E0 giữa hai mặt phẳng song song vô hạn có điện tích trái dấu, ở
trong được lấp đầy bởi một chất điện môi (hình vẽ). Trên các mặt giới hạn của nó xuất
hiện các điện tích liên kết, mật độ điện tích mặt là   và   . Các điện tích liên kết
này sẽ gây ra một điện trường phụ E cùng phương nhưng ngược chiều với điện trường
ngoài E0 . Do đó từ (1.62) ta thu được điện trường tổng hợp sẽ là
E  E0  E (1.65)
Người ta cũng chứng minh được rằng, mật độ điện mặt của các điện tích liên kết có liên
hệ đến véctơ phân cực điện môi

119
   Pn   0 e En   0 e E (1.66)

Ta đã biết rằng điện trường E được gây ra bởi hai mặt phẳng song song vô hạn đặt
trong chân không có dạng:

E  (1.67)
0
Từ (1.66) và (1.67) ta thu được
E  e E (1.68)
Thay kết quả trên vào (1.65) ta thu được điện trường tổng hợp có dạng
E0 E
E  0 (1.69)
1  e 
ở đây,   1  e phụ thuộc vào tính chất của môi trường và được gọi là hằng số điện
môi của môi trường.
Như vậy, cường độ điện trường trong chất điện môi có hằng số điện môi  sẽ
giảm đi  lần so với trong môi trường chân không.
Dựa vào đĩnh nghĩa của véctơ cảm ứng điện, ta đã biết D   0 E , thay giá trị  đã biết
vào ta dễ dàng thu được
D   0 E  Pe (1.70)

Như vậy ta cần chú ý rằng, véctơ cảm ứng điện D   0 E và véctơ phân cực

Pe   0  e E được nghiệm đúng trong trường hợp môi trường đồng nhất và đẳng hướng.
Trong trường hợp môi trường không đồng nhất và đẳng hướng, véctơ cường độ điện
trường không cùng chiều với véctơ phân cực, do đó ta cần sử dụng hệ thức (1.70)
3. Chất bán dẫn
Trong chất bán dẫn các hạt electron (e) có liên kết yếu với nguyên tử của chất
bán dẫn.Ví dụ: Trong chất bán dẫn Silic (Si) để hạt e thoát ra khỏi nguyên tử Si cần một
năng lượng Eg = 1,1 eV, với 1eV = 1,6.10-19 J.
Ở nhiệt độ thấp chất bán dẫn là chất cách điện. Ở nhiệt độ thường năng lượng
chuyển động nhiệt của hạt e đủ để bức hạt e thoát ra khỏi nguyên tử chất bán dẫn và trở
thành các hạt e tự do. Khi đó chúng trở nên dẫn điện.
a) Lý thuyết vùng năng lượng

120
Để mô tả sự thay đổi về mặt năng lượng của các điện tử trong một chất, người ta
sử dụng lý thuyết vùng năng lượng để phân biệt giữa chất dẫn điện, bán dẫn và chất điện
môi. Có ba vùng năng lượng của điện tử là vùng hóa trị, vùng cấm và vùng dẫn (hình
3.11):

Hình 3.11 Cấu trúc vùng năng lượng


Vùng hóa trị: là mức năng lượng mà các electron lấp đầy khi chưa được kích thích, đối
với chất bán dẫn, các electron chiếm đầy vùng hóa trị.
Vùng dẫn: Vùng dẫn là mức năng lượng mà các electron nhận được khi bị kích thích
đủ lớn (nhiệt độ, ánh sáng, điện trường..), các electron ở vùng hóa trị sau khi nhận được
năng lượng cần thiết, chúng sẽ chuyển lên vùng dẫn và trở thành các electron dẫn vì
chúng tham gia vào qúa trình dẫn điện.
Vùng cấm: là mức độ rộng mức năng lượng giữa vùng dẫn và vùng hóa trị, là vùng
năng lượng mà các electron không được chiếm. Đối với chất dẫn điện, vùng dẫn và vùng
hóa trị trùng lên nhau; đối với các chất cách điện vùng dẫn và vùng hóa trị các nhau khá
lớn(> 3eV); đối với chất bán dẫn, vùng cấm có năng lượng vào cỡ 0 – 3eV.
b) Chất bán dẫn tinh khiết
Ở nhiệt độ phòng hạt e có năng lượng nhiệt đủ để thoát ra khỏi nguyên tử của chất bán
dẫn để trở thành hạt e tự do. Và tạo ra ở nguyên tử chất bán dẫn một lỗ trống p. Như vậy

121
trong chất bán dẫn tinh khiết số hạt e tự do (ne) và
số lỗ trống p ở mạng tinh thể chất bán dẫn (np)
bằng nhau: ne = np

Khi đặt chất bán dẫn trong điện trường E . Điện

trường E tác dụng lên hạt e tự do làm chúng

chuyển động có hướng (ngược chiều E ) tạo nên

dòng điện Ie. Mặt khác điện trường E cũng tác dụng
Hình 3.12 bán dẫn Silic
lên hạt e còn liên kết với nguyên tử, làm nó thoát ra
khỏi liên kết với nguyên tử tới “chiếm” một lỗ trống p và tạo ra một lỗ trống p mới.
Các lỗ trống p chuyển động ngược chiều với chiều chuyển động của hạt e. Sự chuyển
động của hạt e liên kết cũng tạo nên dòng
điện Ip.
Người ta diễn đạt một cách khác dòng
điện Ip này được tạo ra bởi sự chuyển động
của lỗ trống p. Như vậy dòng điện trong chất
bán dẫn tinh khiết được tạo ra bởi các hạt e tự do
và lỗ trống p: I = Ie + Ip .
c) Chất bán dẫn loại n
Chất bán dẫn loại n được tạo ra khi Hình 3.13 Điện trường tác dụng lên bán dẫn Si
ta pha vào chất bán dẫn Silic (hoá trị 4) một tạp chất Photpho (hoá trị 5).
Nguyên tử tạp chất P có dư một hạt e hoá trị không tham gia vào liên kết với mạng chất bán
dẫn Si. Hạt e- dư này liên kết rất yếu với nguyên tử
tạp chất P. Chỉ cần nhận một năng lượng rất nhỏ
∆E = 0,045 eV, nó dễ dàng thoát ra khỏi nguyên tử
P trở thành hạt e- tự do.
Như vậy cứ pha vào chất bán dẫn Silic một
nguyên tử tạp chất P, sẽ tạo ra một hạt e tự do
dẫn điện. Trong chất bán dẫn Silic pha P, số hạt e
tự do (ne) lớn hơn số lỗ trống p (np). Do đó các
hạt e tự do được gọi là các hạt tải điện đa số,
Hình 3.14 Bán dẫn loại n
các lỗ trống p được gọi là các hạt tải điện thiểu số.
122
Vậy: chất bán dẫn mà ne > np được gọi là chất bán dẫn loại n.
d) Chất bán dẫn loại p
Chất bán dẫn loại p được tạo ra khi ta pha vào chất bán dẫn Silic (hoá trị 4) một
tạp chất Nhôm ( Al có hoá trị 3)
Nguyên tử tạp chất Al còn thiếu một hạt e
hoá trị tham gia vào liên kết với mạng chất
bán dẫn Si. Để lấp vào chỗ thiếu này, nguyên
tử tạp chất Al “mượn” một hạt e hoá trị của
nguyên tử Silic và tạo ra một lỗ trống p.
Năng lượng mà hạt e liên kết của nguyên tử
Si nhận vào để thoát ra khỏi nguyên tử Si và
cho nguyên tử tạp chất Al “mượn” để tạo liên
kết với mạng chất bán dẫn Si là rất nhỏ ∆E
Hình 3.15 Bán dẫn loại p
= 0,0057 eV.
Như vậy cứ pha vào chất bán dẫn Silic một nguyên tử tạp chất Al sẽ tạo ra một lỗ trống.
Trong chất bán dẫn Silic pha Al số hạt e- tự do (ne) nhỏ hơn lỗ trống p (np). Do đó các hạt e tự
do được gọi là các hạt tải điện thiểu số, các lỗ trống p được gọi là các hạt tải điện đa số.
Vậy: chất bán dẫn mà: np > ne được gọi là chất bán dẫn loại p.
e) Lớp chuyển tiếp p-n
Khi cho hai chất bán dẫn loại p và n tiếp xúc nhau. Do số lỗ trống ở bên p lớn hơn
số lỗ trống ở bên n. Nên có sự khuếch tán lỗ trống từ bên p sang bên n.

Hình 3.16 Tiếp giáp p - n


Do số hạt e dẫn ở bên n lớn hơn số hạt e dẫn ở bên p. Nên có sự khuếch tán hạt e
dẫn từ bên n sang bên p. Dẫn đến kết quả tại vùng tiếp giáp p-n: bên n mang điện tích
dương (+) và bên p mang điện tích âm (-). Tại nơi tiếp xúc p-n xuất hiện một điện trường
 
tiếp xúc có véctơ cường độ điện trường E hướng từ n sang p. Điện trường tiếp xúc E có
tác dụng chống lại dòng các hạt tải điện đa số đi qua lớp chuyển tiếp p-n, nhưng lại có tác
dụng kéo các hạt tải điện thiểu số qua lớp chuyển tiếp p-n.
123
Từ lớp chuyển tiếp p-n người ta chế tạo ra các linh kiện điện tử:
Diode bán dẫn, Tranzito bán dẫn, vi mạch (IC), pin mặt trời, diod phát quang quang
(LED), LASER bán dẫn…

124
CHƯƠNG IV. TỪ TRƯỜNG

IV.1 Dòng điện. Từ trường


1. Dòng điện
Năm 1800 Nhà vật lý người Ý là Volta đã phát minh ra nguồn điện một chiều
đầu tiên. Chiếc pin Volta đầu tiên được chế tạo gồm một bản Kẽm và một bản Đồng
nhúng trong dung dịch acid sunfuric.
a) Định nghĩa dòng điện
Dòng điện là dòng chuyển động có hướng của các điện tích . Chiều dòng điện
được qui ước là chiều chuyển động của hạt mang điện tích dương hay ngược chiều

chuyển động hạt mang điện tích âm hay cùng chiều với véctơ cường độ điện trường E
tạo ra dòng điện.
Phân Tích:
Bình thường trong một dây dẫn, ví dụ dây Đồng, các hạt electron tự do trong dây
dẫn chuyển động nhiệt hỗn loạn, trong dây dẫn không có dòng điện.
Nếu trong dây dẫn có tồn tại một điện trường vĩ mô, khác với điện trường trong
nguyên tử cấu tạo dây dẫn là điện trường vi mô, điện trường tác dụng lên hạt electron
  
một lực tĩnh điện F  e E . Dưới tác dụng của lực tĩnh điện F các hạt electron chuyển

động có hướng , ngược chiều với véctơ cường độ điện trường E , tạo nên dòng điện.
Điện trường lan truyền theo dây dẫn rất nhanh bằng vận tốc ánh sáng. Khi lan
 
truyền theo dây dẫn điện trường tác dụng lên các hạt electron một lực tĩnh điện F  e E
làm cho các hạt electron tự do tại đó chuyển động có hướng và tạo dòng điện tại đó.
b) Cường độ dòng điện
Cường độ dòng điện qua diện tích S là một đại lượng có trị số bằng điện lượng
dịch chuyển qua tiết diện ấy trong một giây .

dq
i (4.1)
dt
Từ đó ta suy ra điện lượng dịch chuyển qua tiết diện S trong khoảng thời gian t

125
t
q   idt (4.2)
0

Nếu dòng điện không đổi, ta có i  I


t
q  I  dt  It (4.3)
0

Ta cần phân biệt khái niệm điện lượng q và điện tích q0 của một hạt mang điện.
Trong hệ đơn vị Quốc tế (SI) đơn vị của cường độ dòng điện là Ampere (A), điện lượng
q có đơn vị là Coulomb (C).

Hình 4.1 Dòng điện qua phần tử thể tích dV

Xét một phần tử dây dẫn có thể tích dV (hình 4.1). Điện lượng là lượng điện tích
dịch chuyển qua tiết diện S n , gọi n0 là mật độ hạt mang điện dịch chuyển trong dây dẫn,
v là vận tốc trung bình của các hạt mang điện, ta xét trong một thể tích dV  v.S n trong
một giây. Khi đó điện lượng dịch chuyển qua tiết diện S n trong một giây đối với các hạt
mang điện có điện tích q0 là

q
I  n0 q0 vSn (4.4)
t
2. Véctơ mật độ dòng điện

Véctơ mật độ dòng điện J là đại lượng đặt trưng cho phương chiều và độ lớn của
dòng điện tại một điểm, được định nghĩa:

J  no q0 v (4.5)
Với: no là mật độ hạt tải điện, q0 là điện tích của hạt điện, v vận tốc có hướng của hạt
tải điện
126

Độ lớn của J :

J  no q0 v (4.6)
Giả sử có dòng điện không đổi I chuyển động trong một dây dẫn hình trụ tiết diện Sn.
Nhân hai vế biểu thức (4.6) với Sn. Ta được:
S n .J  no q0 v.S n (4.7)
Từ (4.4) và (4.7), ta có thể viết lại
I  S n .J (4.8)

Như vậy véctơ mật độ dòng điện J cùng chiều với dòng điện, có độ lớn bằng
cường độ dòng điện qua một đơn vị tiết diện dây dẫn.

Ta có thể viết được dưới dạng:


I  JS cos  JS (4.9)
Với S là mặt bất kì, S  S.n là véctơ vuông góc với mặt S, có độ lớn bằng giá trị của
mặt S, n là véctơ pháp tuyến đơn vị của mặt phẳng S.Trong trường hợp tổng quát, ta
có:
I  J .dS (4.10)
S 

3. Phần tử dòng điện:

Hình 4.2 Phần tử dòng điện Idl


Trên dòng điện I tạo một đoạn rất ngắn d được xem như thẳng (hình 4.2). Trên
d thiết lập véctơ dl theo chiều dòng điện. Phần tử dòng điện là một đại lượng véctơ
được định nghĩa: Idl . Theo (4.8) ta có:

Idl  JSn dl (4.11)

Vì J và dl cùng chiều nên ta viết lại (4.11)

Idl  Sn dlJ (4.12)


Từ (4.5), ta có thể viết lại

127
Idl  no S n dlq0v  nq0v (4.13)

Với n  no Sn dl là số hạt mang điện q0 chứa trong dây dẫn ứng với phần tử dòng điện Idl

4. Từ trường
Dòng điện hay hạt điện chuyển động tạo ra trong không gian chung quanh nó một
từ trường. Từ trường là một dạng vật chất lan truyền trong không gian bằng vận tốc của
ánh sáng. Tương tác từ giữa các dòng điện được thực hiện thông qua từ trường của
chúng. Tính chất cơ bản của từ trường là tác dụng lên dòng điện hay hạt điện chuyển
động một lực từ.
Để đặc trưng từ trường về phương diện lực. Người ta dùng khái niệm véctơ cảm
 
ứng từ B . Độ lớn của véctơ cảm ứng từ B được gọi là cảm ứng từ B. Trong hệ đơn vị
Quốc tế (SI) đơn vị của cảm từ B là Tesla (T).
Năm 1826 Nhà vật lý người Pháp Ampere đã đưa ra cách giải thích từ trường do
các nam châm tự nhiên tạo ra là do các dòng điện phân tử tạo ra và cũng chính Ampere
là người tạo ra nam châm điện đầu tiên.
5. Véctơ cường độ từ trường
Trong môi trường đồng chất và đẳng hướng véctơ cường độ từ trường H được
định nghĩa:

B
H (4.14)
0
Độ lớn

B
H (4.15)
0

Độ lớn của véctơ cường độ từ trường H được gọi là cường độ từ trường H. Trong
hệ đơn vị Quốc tế (SI) đơn vị của cường độ từ trường H là A/m .

128
IV.2 Định luật Biot – Savart – Laplace
1. Định luật Biot – Savart – Laplace

Hình 4.3 Từ trường do phần tử dòng điện Idl gây ra tại M


 
Véctơ cảm ứng từ dB của từ trường do phần tử dòng điện I d gây ra được xác
định theo định luật Biot – Savart – Laplace (hình 4.3)

o Idl  r
dB  (4.16)
4 r3

Với độ lớn

o Idl sin 


dB  (4.17)
4 r2

Với:

+  là góc lệch giữa véctơ dl và véctơ bán kính r

+ dB có phương vuông góc với Idl và r

+ dB có chiều được xác định theo qui tắc bàn tay trái: đặt bàn tay trái để chiều từ cổ
tay đến ngón tay hướng theo chiều phần tử dùng điện dl , sao cho chiều của véctơ bán
kính hướng vào lòng bàn tay, khi đó ngón tay cải choãi ra 900 chỉ chiều cảm ứng từ.
+ o = 4.10 - 7 H/m là hằng số từ
+  là độ từ thẩm tỉ đối của môi trường, đặc trưng cho tính chất từ của môi trường, trong
chân không  = 1

129
2. Từ trường của một hạt điện q chuyển động

Hình 4.4 Từ trường do hạt mang điện chuyển động gây ra tại M

Gọi n là số hạt điện chứa trong dây dẫn ứng với phần tử dòng điện Idl và dB
là véctơ cảm ứng từ do phần tử dòng điện Idl gây ra (hình 4.4). Ta suy ra véctơ cảm
ứng từ Bq của từ trường do hạt điện q chuyển động gây ra:

dBq
Bq  (4.18)
n
Thay (4.17) vào (4.18) và chú ý (4.13), ta có
o q0 v  r
Bq  (4.19)
4 r3

Vậy véctơ cảm ứng từ Bq của từ trường do hạt điện q chuyển động với véctơ vận
tốc v gây ra tại điểm M cách q một đoạn r được xác định theo (4.19), có độ lớn là
o q0 v sin 
Bq  (4.20)
4 r2

Với:
+  là góc lệch giữa v và r
+ Bq có phương vuông góc với v và r
+ Bq có chiều được xác định theo qui tắc bàn tay trái: đặt bàn tay trái để chiều từ cổ

tay đến ngón tay hướng theo chiều của v nếu q0  0 , hoặc ngược lại nếu q0  0 , sao
cho chiều của véctơ bán kính hướng vào lòng bàn tay, khi đó ngón tay cải choãi ra 900
chỉ chiều cảm ứng từ.

130
Trong trường hợp hạt mang điện chuyển động tròn (hình 4.5)

Hình 4.5 Từ trường tại tâm O do hạt điện tích chuyển động tròn gây ra
Từ trường tại tâm của đường tròn có dạng

o q0 v
Bq  (4.21)
4 r 2

IV.3 Từ trường gây ra bởi dòng điện tròn, dòng điện thẳng
Để xác định véctơ cảm ứng từ B của từ trường gây ra bởi dòng điện I bất kì, ta
chia dòng điện I thành nhiều phần tử dòng điện Idl . Khi đó véctơ cảm ứng từ B của từ
trường do dòng điện I gây ra được tính theo:

B   dB (4.22)
(I)

Trong đó dB là véctơ cảm ứng từ gây ra bởi phần tử dòng điện Idl .

Véctơ cảm ứng từ B của từ trường gây ra bởi nhiều dòng điện, được xác định theo :

B   Bi (4.23)
i

Trong đó Bi là véctơ cảm ứng của từ trường gây ra bởi dòng điện thứ i.

1. Từ trường gây ra bởi dòng điện tròn


Ta xét một dây dẫn được cuộn thành hình tròn với dòng điện không đổi I chạy
trong mạch; cuộn dây có tâm O, bán kính R (hình 4.6).

131
Hình 4.6 Từ trường gây ra bởi dòng điện tròn

Để xác định véctơ cảm ứng B của từ trường do dòng điện tròn gây ra tại điểm M nằm
trên trục đi qua tâm và vuông góc với tiết diện dây, ta chia dòng điện tròn thành những phần tử
dòng điện Idl . Khi đó véctơ cảm ứng B tại tâm O được tính theo (4.22). Ta chọn 2 phần tử
dòng điện Idl1 và Idl2 trên đường tròn đối xứng nhau qua tâm O. Vì thành phần từ trường
theo phương vuông góc với trục đường tròn triệt tiêu lẫn nhau, chỉ có thành phần dọc
theo trục của đường tròn. Nên (4.23) được viết lại:

B   dBn (4.24)
(I)

Từ (4.17), ta có

o I 2 R dl sin 
4 0
dBi  (4.25)
r2

Vì r không đổi và sin   1 nên ta viết lại:

o I 2 R
4 r 2 0
dBi  dl (4.26)

Ở đây, dBi là từ trường do phần tử dòng điện Idli gây ra có chiều là dBi . Gọi dBn là
hình chiếu của dBi lên trục của dòng điện, ta có

132
o IR 2 R
4 r 3 0
dBn  dBi cos  dl (4.27)

Như vậy, từ trường do dòng điện trong toàn bộ dây dẫn gây ra tại M là

o I R2
B   dBn  (4.28)
2 R 2
h 
2 3/2

Cường độ từ trường H tại M tương ứng là

IR 2
H (4.29)
2 R  h
2

2 3/2

Chiều của từ trường tuân theo quy tắc nắm tay phải. Từ trường tại tâm của vòng tròn
(h=0) có dạng:

0 I
BO  (4.30)
2R
Cường độ từ trường tại tâm O:

BO I
HO   (4.31)
0 2R

Bằng cách đưa vào véctơ pm  IS , với S là véctơ vuông góc với tiết diện dây dẫn tròn
có chiều theo chiều thuận của dòng điện, có độ lớn S   R2 . Khi đó (4.28) được viết
lại là
o pm
B (4.32)
2  R 2  h 2 3/2

Véctơ pm được gọi là véctơ mômen từ (mômen lưỡng cực từ) của dòng điện tròn, là
đại lượng vật lý đặc trưng cho độ mạnh yếu của nguồn từ.
2. Từ trường gây ra bởi dòng điện thẳng

133
Hình 4.7 Từ trường gây ra bởi dòng điện thẳng

Để xác định véctơ cảm ứng B của từ trường do dòng điện thẳng có chiều dài hữu
hạn AB gây ra tại điểm M, ta chia dòng điện AB thành những phần tử dòng điện Idl
(hình 4.7). Khi dó véctơ cảm ứng B của từ trường tại M được tính theo (4.22). Vì véctơ
cảm ứng từ dB của mọi phần tử dòng điện Idl đều cùng phương chiều nên chiều của
dB chính là chiều của cảm ứng từ B , thay (4.17) vào (4.24), ta có

o I dl sin 
B
4 
AB
r2
(4.33)

Xét tam giác vuông HOM với: OH  l , MH  d , d  r sin 


Từ hình vẽ, ta có l  d cot  nên
d r2
dl  d  d (4.34)
sin 2  d
Thay (4.34) vào (4.33)
2
 I
B o
4 d  sin  d (4.35)
1

Hay
o I
B  cos1  cos 2  (4.36)
4 d
Nếu gọi 2    2 là góc bù của  2 , ta có thể viết lại như sau

o I
B  cos1 +cos 2  (4.37)
4 d
Do đó, cường độ từ trường có dạng

I
B  cos1 +cos 2  (4.38)
4 d

Trong trường hợp chiều dài của dây là vô hạn 1  2  0 . Khi đó từ trường có
dạng

0 I
B (4.39)
2 d
Và cường độ từ trường

134
I
H (4.40)
2 d

IV.4 Đường sức từ. Từ thông. Định lí O-G của từ trường


1. Đường sức từ
Để diễn tả từ trường một cách hình ảnh, người ta dùng khái niệm đường sức từ
trường, được định nghĩa như sau:
Đường sức từ trường là đường cong có chiều trong từ trường. Sao cho tiếp tuyến

tại mọi điểm của đường sức trùng với véctơ cảm ứng từ B tại điểm đó (hình 4.8)

Hình 4.8 Biểu diễn từ trường bằng đường sức từ


Đường sức từ của một nam châm thẳng và nam châm hình chữ U đều là những đường
cong kín hoặc vô hạn ở hai đầu (hình 4.9)

Hình 4.9 Đường sức từ của nam châm thẳng (a) và nam châm chữ U (b)
Đường sức từ trường có các tính chất sau:
+ Đường sức từ trường là đường cong kín
+ Các đường sức từ trường không cắt nhau
+ Người ta qui ước vẽ số đường sức từ trường qua một đơn vị diện tích vuông góc với
đường sức, bằng giá trị cảm ứng từ B tại đó. Có nghĩa giá trị cảm ứng từ B bằng mật độ
đường sức từ.
135
+ Đối với từ trường đều đường sức là những đường thẳng song song.
+ Đường sức từ của dòng điện thẳng là những đường tròn có tâm ở trên dòng điện, càng
gần dòng điện từ trường càng lớn nên mật độ đường sức từ càng dày (hình 4.10)

Hình 4.10 Đường sức từ của dòng điện tròn


2. Từ thông
Từ thông qua một mặt kín S được định nghĩa là thông lượng của véctơ từ trường
B đi qua mặt kín đó (hình 4.11).

Hình 4.11 Từ thông qua mặt kín S


. Từ thông  m của từ trường đều có véctơ cảm ứng từ B đi qua mặt phẳng S có
dạng:

 m  BS (4.41)
Với độ lớn:
 m  BScos (4.42)
Hay
m  BSn (4.43)
Trong đó:
+ Sn  Scos là tiết diện theo phương pháp tuyến khung dây,

+ S  S .n là véctơ vuông góc với mặt S, có độ lớn bằng giá trị của mặt S
136
+ n là véctơ pháp tuyến đơn vị của mặt phẳng S
Nhận xét: từ thông  m đi qua mặt S là đại lượng đại số. Giá trị của từ thông  m
đi qua mặt S bằng số đường sức từ xuyên qua mặt S. Trong hệ đơn vị SI, từ thông có
đơn vị là Vêbe (Wb).
Trường hợp tổng quát

Để xác định từ thông Φm của từ trường bất kì có véctơ cảm ứng từ B đi qua mặt S
bất kì. Ta chia mặt S thành những mặt vi phân dS được xem như phẳng. Trên dS từ trường
được xem như đều. Khi đó từ thông Φm đi qua mặt S được tính theo biểu thức sau:

m   BdS
(S )
(4.44)

Đối với mặt kín S người ta qui ước véctơ pháp tuyến đơn vị n hướng ra ngoài. Nên:
+ Từ thông đi vào mặt S có giá trị âm (-)
+ Từ thông đi ra khỏi mặt S có giá trị dương (+)
3. Định lý O-G đối với từ trường
a) Dạng tích phân
Từ thông đi qua một mặt kín bất kì (S) bằng không.

m 
(S )
 BdS  0 (4.45)

b) Dạng vi phân
Theo biểu thức giải tích

 BdS   divBdV
(S ) (V )
(4.46)

Nên

m   divBdV  0
(V )
(4.47)

Vì thể tích được chọn là tùy ý, ta suy ra

divB  0 (4.48)

137
IV.5 Định lí Ampere và ứng dụng
1. Dạng tích phân
Lưu số véctơ cường độ từ trường H dọc theo một đường cong kín (C) bất kì bằng
tổng đại số các cường độ dòng điện xuyên qua diện tích giới hạn bởi đường cong đó

 Hdl   I
(C ) i
i (4.49)

Trong đó: I i  0 : nếu chiều lấy tích phân cùng chiều với H của dòng điện I i , I i  0 nếu
chiều lấy tích phân ngược chiều với H của dòng điện I i .
2. Dạng vi phân
Trong môi trường dẫn điện liên tục:

Ii
i   JdS (4.50)
(S )

Theo giải tích véctơ:

 Hdl   rotH .dS


(C ) (S)
(4.51)

Vì (S) là diện tích giới hạn bởi đường cong (C) bất kỳ nên từ (4.50) và (4.51), ta có

rotH  J (4.52)

Với: J  n0 q0v là véctơ mật độ dòng điện và

i j k
  
rotH  (4.53)
x y z
Hx Hy Hz

Hay

 H H y   H H z   H y H x 
rotH  i  z   j x  k    (4.54)
 y z   z x   x y 

3. Ứng dụng
a) Từ trường trong ống dây tròn
Một ống dây điện tròn có n vòng dây và cường độ dòng điện I chạy trong ống dây.
Để xác định cường độ từ trường H tại điểm M trong lòng ống dây và cách tâm ống dây
một đoạn R (hình 4.12)

138
Hình 4.12 Từ trường tại O của ống dây dẫn tròn
Từ M ta vẽ một vòng tròn (C) bán kính R cùng tâm với ống dây. Áp dụng định lí
Ampere đối với vòng tròn (C):

 Hdl   Hdl  nI
(C ) (C )
(4.55)

Do tính chất đối xứng tại mọi điểm trên vòng tròn, nên H giống nhau, do đó

H  dl  H .2 R  nI
(C )
(4.56)

Hay:
nI
H (4.57)
2 R
n
Gọi n0  là mật độ vòng dây theo chu vi, khi đó từ trường H có thể viết lại dưới
2 R
dạng

H  n0 I (4.58)

Từ trường B có độ lớn tương ứng là:


B  0n0 I (4.59)

b) Từ trường trong ống dây thẳng dài vô hạn


Một ống dây thẳng có chiều dài rất lớn so với đường kính của ống, được xem là ống
dây thẳng dài vô hạn (hình 4.13). Từ trường trong ống dây thẳng dài vô hạn là từ trường đều.
Có thể xem ống dây thẳng là một phần của ống dây tròn.

139
Hình 4.13 Từ trường của ống dây dẫn thẳng
Do đó ta có từ trường trong ống dây thẳng

H  n0 I (4.60)


B  0n0 I (4.61)

n
Với n0  là mật độ vòng dây theo chiều dài của ống dây.
l
IV.6 Định luật Ampere về tương tác từ
1. Định luật Ampere
Ta xét một phần tử dòng điện Idl đặt trong từ trường có véctơ cảm ứng từ dB .
Từ trường sẽ tác dụng lên phần tử dòng điện một từ lực dF được xác định theo định
luật Ampere, và được định nghĩa như sau:

dF  Idl  dB (4.62)
ở đây, dấu  được hiểu là tích có hướng của hai véctơ. Độ lớn của lực từ là
dF  I .dl.dB.sin  (4.63)
Trong đó:

+  là góc lệch giữa chiều của phần tử dòng điện Idl và chiều của véc tơ dB

+ dF có chiều vuông góc với cả Idl và dB


+ Chiều của lực từ được xác định theo quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho
chiều từ cổ tay đến ngón tay chỉ chiều của phần tử dòng điện, chiều của từ trường đâm
xuyên vào lòng bàn tay, khi đó ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực từ.

140
Hình 4.14 Lực từ do phần tử dòng điện I 0 dl0 tác dụng vào phần tử dòng điện Idl

Nếu từ trường do một phần tử dòng điện I 0 dl0 gây ra (hình 4.14) có dạng

o I 0 dl0  r
dB  (4.64)
4 r3

Như vậy, lực từ do phần tử dòng điện I 0 dl0 tác dụng lên phần tử dòng điện Idl có dạng:

o Idl  ( I 0 dl0  r )


dF  (4.65)
4 r3

2. Lực Lorentz
Trong trường hợp một điện tích q chuyển động với vận tốc v trong từ trường
đều B , lực từ do từ trường tác dụng lên điện tích được gọi là lực Lorent, được xác
định từ (4.62), như sau

FL  qv  B (4.66)
Ở đây, dấu  được hiểu là tích có hướng của hai véctơ. Độ lớn của lực Lorent là
FL  qvB sin  (4.67)
Trong đó:
+  là góc lệch giữa véctơ vận tốc v và véctơ cảm ứng từ B
+ Lực Lorent FL có chiều vuông góc với cả v và B
+ Chiều của FL được xác định theo qui tắc bàn tay trái như từ lực Ampere: Đặt bàn tay
trái sao cho chiều từ cổ tay đến ngón tay chỉ chiều của véctơ vận tốc của hạt điện tích
q nếu q  0 , hoặc đổi chiều nếu q  0 , các đường sức từ đâm xuyên vào lòng bàn tay,
khi đó ngoán tay cãi choãi ra 900 chỉ chiều của lực Lorent.
141
3. Hiệu ứng Hall
Hiệu ứng Hall là hiện tượng khi đặt khối vật dẫn (bán dẫn, kim loại) có dòng điện
chạy qua bên trong từ trường thì trên bề mặt khối vật dẫn xuất hiện một hiệu điện thế,
gọi là hiệu điện thế Hall. Ta xét một khối kim loại có dòng điện I chạy qua, được đặt
trong từ trường B vuông góc với mặt khối vật dẫn (hình 4.14).

Hình 4.14 Hiệu ứng Hall của khối vật dẫn đặt trong từ trường khi có dòng điện
chạy qua
Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển các điện tử. Dưới tác dụng của từ
trường, các điện tử chịu tác dụng của lực lorent và bị đẩy dần sang một của bề mặt và
tích điện âm cho mặt đó, mặt còn lại tích điện dương:

FL  qv  B (4.68)

Do sự phân bố của điện tích nên bên trong khối vật dẫn xuất hiện một điện trường E
hướng từ dương sang âm. Điện trường này gây ra một lực điện tác dụng lên các điện tử
có dạng

FE  qE (4.69)
Sau khi đạt trạng thái cân bằng FL  FE , ta có

E  vB (4.70)
Khi đó hiệu điện thế ở hai bên bề mặt vật dẫn là
U H  Ed  vBd (4.71)
U H được gọi là hiệu điện thế Hall.

142
Ta đã biết mối liên hệ giữa mật độ dòng điện J và vận tốc hạt mang điện v là:
J  qn0v , do đó (4.71) được viết lại như sau

JBd IB
UH   (4.72)
qn0 RH t

1
Trong đó n0 là mật độ hạt mang điện; RH  được gọi là hệ số Hall.
qn0

4. Ứng dụng
a) Máy gia tốc hạt Cyclotron (Ứng dụng của lực Lorentz)
Máy gia tốc hạt Cyclotron là một thiết bị nhằm gia tốc các hạt vi mô (proton,
electron, đơtơri,…) để đạt được các vận tốc lớn nhất có thể, nguyên lý hoạt động để tăng
tốc và tạo quỹ đạo chuyển động của hạt mang điện dựa vào lực Lorentz. Máy gia tốc
Cyclotron được tạo ra đầu tiên tại Trường đại học California, Berkely vào năm 1932 do
Lorent và cộng sự xây dựng. Một máy gia tốc Cyclotron được cấu tạo bởi các bộ phận
chính như sau (hình 4.15)

Hình 4.15 Sơ đồ đơn giản của một máy gia tốc hạt Cyclotron
+ Hai tấm kim loại rỗng dạng chữ D đặt cách nhau bởi một khoảng trống, mỗi tấm
kim loại như vậy gọi là một “Dee”.
+ Một nguồn điện xoay chiều tần số cao đặt vào hai tấm kim loại trên
+ Một nam châm điện mạnh tạo từ trường vuông góc với mặt phẳng hai tâm kim
loại
143
+ Một nguồn T phát ra hạt mang điện và một mục tiêu để bắn hạt mang điện sau
khi gia tốc
Nguyên lý hoạt hoạt động:
Một hạt mang điện được phát ra từ nguồn phát T (giả sử một hạt proton) đi vào
khoảng trống giữa hai tấm kim loại, lúc đầu nguồn điện xoay chiều có cực dương đặt tại
Dee 2, cực âm đặt tại Dee 1, dưới tác dụng của điện trường hạt mang điện di chuyển vào
tấm kim loại Dee1 và thoát khỏi lực điện trường.
Khi vào tấm kim loại Dee1, hạt mang điện có vận tốc ban đầu là v0 chuyển động
trong vùng từ trường của nam châm điện. Dưới tác dụng của lực Lorent, hạt mang điện
sẽ đổi phương chuyển động theo một quỹ đạo tròn để quay trở lại khoảng trống giữa
Dee 1 và Dee 2.
Trong giai đoạn tiếp theo, nguồn điện xoay chiều đổi cực sao cho cực âm đặt tại
Dee2, cực dương đặt tại Dee1. Do đó khi hạt mang điện đi qua khoảng trống, nó sẽ được
tăng tốc thành vận tốc v1 > v0 dưới tác dụng của lực điện rồi đi vào vùng kim loại Dee,
thoát khỏi lực điện và chịu tác dụng của lực Loretn do từ trường của nam châm điện gây
ra.
Do vận tốc lớn hơn nên bán kính quỹ đạo của hạt mang điện trong Dee 2 sẽ lớn
hơn so với trong Dee ở lần đầu tiên, Do đó hạt mang điện sẽ chuyển động theo quỹ đạo
tròn và lặp lại trạng thái ban đầu với vận tốc lớn hơn.
Sau một thời gian, vận tốc chuyển động của hạt mang điện sẽ tăng lên và đạt giá
trị khoảng 10% vận tốc ánh sáng thì bắt đầu cho hạt chuyển động vào đế mục tiêu. Thông
thường đối với các hạt có khối lượng lớn như proton, Đơtơri (so với các quark), người
ta chỉ gia tốc vận tốc hạt lên đến 10% tốc độ ánh sáng do hiệu ứng tương đối tính của
Einstein, làm cho khối lượng của hạt tăng lên, lúc này quỹ đạo chuyển động của hạt sẽ
thay đổi và không còn là quỹ đạo tròn nữa.
b) Đo cường độ dòng điện (Ứng dụng của hiệu ứng Hall)
Để đo trực tiếp cường độ dòng điện mà không tiếp xúc trực tiếp, người ta sử dụng
một thiết bị đo là một đầu dò ứng dụng dựa trên hiệu ứng Hall. Hiệu ứng Hall nhạy với
từ trường, do đó khi đặt đầu dò gần với vật dẫn có dòng điện chạy qua, ta sẽ xác định
được cường độ dòng điện trong mạch (hình 4.16)

144
Hình 4.16 Mạch ứng dụng hiệu ứng Hall để đo trực tiếp dòng điện
Thiết bị này có 3 đầu ra, một dây nối đất, dây nguồn để tạo nguồn điện trong thanh Hall
và một dây ra cho biết hiệu điện thế Hall.
Ngoài ra, hiệu ứng Hall còn được ứng dụng trong nhiều thiết bị khác nhau như:
Thiết bị đo công suất nguồn điện, xác định vị trí và vận tốc của vật, dò chuyển động
quay, khởi động ô tô, …
IV.7 Vật liệu từ (thuận từ, nghịch từ, sắt từ) và ứng dụng
1. Các khái niệm cơ bản trong từ học
Nguốn gốc của từ tính là sự chuyển động của các điện tích, đó là cách hiểu đơn
giản nhất về nguồn gốc từ trường. Sự chuyển động này bao gồm hai dạng là: sự chuyển
động của điện tử quanh hạt nhân theo một quỹ đạo sinh ra mômen từ quỹ đạo, được gọi
là momen từ quỹ đạo; dạng chuyển động thứ hai theo lý thuyết lượng tử là sự chuyển
động tự quay quanh trục của mỗi điện tử, chuyển động tự quay này được xem là thuộc
tính nội tại của nó, mômen được sinh ra như vậy gọi là momen từ spin. Để hiểu rõ hơn
ta cần nhắc lại một số khái niệm cơ bản trong từ học.
 Cường độ từ trường (Magnetic field Strength): chỉ độ mạnh yếu của từ trường,

không phụ thuộc vào môi trường xung quanh, kí hiệu là . Trong hệ đơn vị SI, cường
độ từ trường H có đơn vị là A/m. Một hệ đơn vị khác cũng thường được sử dụng là hệ
CGS (Cm-G-S), trong hệ này, đơn vị của H là Oe. 1Oe = 80
A/m.
 Cảm ứng từ (Magnetic Induction): chỉ cường độ từ
trường trong môi trường (tức là nó tỉ lệ với môi trường theo

hằng số môi trường), kí hiệu là . Đơn vị của B trong hệ SI


là tesla, còn trong hệ CGS là G (Gauss), 1T= 1000G.

145
 Mômen từ (Magnetic moment): là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của
nguồn từ, có đơn vị là I.m2. Trong trường hợp đơn giản là một dòng điện kín, moment
từ được định nghĩa bởi

m  I  da (4.73)

trong đó là vector diện tích.


 Độ từ hóa (M): tổng mômen từ trong một đơn vị thể tích, đăc trưng cho từ tính
của vật.
Mối quan hệ giữa B, M , H được xác định theo công thức:

B  0 ( M  H ) (4.74)

 Độ cảm từ (χ): là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng từ hóa vật liệu, hay
khả năng phản ứng của vật liệu dưới tác dụng của từ trường ngoài. Độ cảm từ thể hiện
mối quan hệ giữa từ độ (là địa lượng nội tại ) và từ trường ngoài nên thường mang nhiều
ý nghĩa vật lý. Mối quan hệ giữa độ từ hóa, độ cảm từ và cường độ từ trường :

M  H (4.75)
2. Phân loại vật liệu từ
Khi xét về mặt từ học, có thể chia thành nhiều loại vật liệu từ khác nhau phụ
thuộc vào độ cảm từ của chúng (hình 4.17)

Hình 4.17 Phân loại vật liệu từ dựa trên độ cảm từ


a) Chất nghịch từ

146
Nghịch ở đây có thể hiểu là chống lại từ trường. Đó là thuộc tính cố hữu của mọi
vật chất. Ta biết rằng, khi đặt một vật vào từ trường, theo quy tắc cảm ứng điện từ, trong
nội tại của nguyên tử sẽ sinh ra dòng cảm ứng theo quy tắc Lenz, tức là dòng sinh ra sẽ
có xu thế chống lại nguồn sinh ra nó (từ trường), và tạo ra một mômen từ phụ ngược với
chiều của từ trường ngoài. Đó là tính nghịch từ.
Chất nghịch từ là chất không có mômen từ nguyên từ (tức là mômen từ sinh ra do
các điện tử bù trừ lẫn nhau), vì thế khi đặt một từ trường ngoài vào, nó sẽ tạo ra các
mômen từ ngược với từ trường ngoài (quy tắc nghịch từ nói ở trên), dẫn đến độ từ hóa
của chất nghịc từ có giá trị âm và giảm tuyến tính khi từ trường tăng (hình 4.18). Theo
nguyên lý, vật nghịch từ sẽ bị đẩy ra khỏi từ trường. Nhưng thông thường, ta khó mà
quan sát được hiệu ứng này bởi tính nghịch từ là rất yếu (độ từ thẩm của chất nghịch là
nhỏ hơn và xấp xỉ 1 - độ cảm từ âm và rất bé, tới cỡ 10-6). Các chất nghịch từ điển hình
là H2O, Si, Bi, Pb, Cu, Au...

a) b)
Hình 4.18 a) Momen từ nguyên tử nghịch từ trong từ trường ngoài; b) Đường cong
từ hóa của vật liệu nghịch từ
b) Chất thuận từ (Paramagnetic substance)
Chất thuận từ là chất có mômen từ nguyên từ, nhưng mômen từ này cũng rất nhỏ,
có thể xem một cách đơn giản các nguyên tử của chất thuận từ như các nam châm nhỏ
(hình 4.19), nhưng không liên kết được với nhau (do khoảng cách giữa chúng xa và
mômen từ yếu).
Khi đặt từ trường ngoài vào chất thuận từ, các "nam châm" (mômen từ nguyên tử)
sẽ có xu hướng bị quay theo từ trường, vì thế mômen từ của chất thuận từ là dương, độ
từ hóa của chất thuận từ dương và tăng tuyến tính khi từ trường tăng, tuy nhiên do mỗi

147
"nam châm" này có mômen từ rất bé, nên mômen từ của chất thuận từ cũng rất nhỏ. Hơn
nữa, do các nam châm này không hề có tương tác với nhau nên chúng không giữ được
từ tính, mà lập tức bị mất đi khi ngắt từ trường ngoài.
Các chất thuận từ điển hình là Al, Na, O2, Pt..., và độ cảm từ μ của 1 số chất thuận
từ như sau:
Al: μ = 2,10.10-5 ; Pt: μ = 2,90. 10-5 ; Ôxy lỏng: μ = 3,50. 10-5
Trước đây, người ta thường coi các chất thuận từ và nghịch từ là các chất từ tính
yếu, hay phi từ, gần đây, các chất có tính chất giống thuận từ (siêu thuận từ) lại được
nghiên cứu ứng dụng mạnh, và không phải là từ tính kém.

a) b)
Hình 4.19 a) Sư sắp xếp của momen từ nguyên tử của chất thuận từ khi không có từ
trường ngoài; b) Đường cong từ hóa của vật liệu thuận từ.
c) Chất sắt từ (Ferromagnetic materials)
Chất sắt từ được biết đến là chất có từ tính mạnh, tức là khả năng cảm ứng dưới
từ trường ngoài mạnh. Fe, Co, Ni, Gd.. là những ví dụ điển hình về loại chất này. Chất
sắt từ là các chất có mômen từ nguyên tử. Nhưng nó khác biệt so với các chất thuận từ
ở chỗ các mômen từ này lớn hơn và có khả năng tương tác với nhau (tương tác trao đổi
sắt từ - Ferromagnetic exchange interaction). Ta tưởng tượng tương tác này như là các
nam châm đứng gần nhau, chúng hút nhau và giữ cho nhau song song nhau. Tất nhiên,
bản chất vật lý của tương tác trao đổi không như thế, bản chất của tương tác trao đổi là
tương tác tĩnh điện đặc biệt. Tương tác này dẫn đến việc hình thành trong lòng vật liệu
các vùng (gọi là các đômen từ - Magnetic domain) mà trong mỗi đômen này, các mômen
từ sắp xếp hoàn toàn song song nhau (do tương tác trao đổi), tạo thành từ độ tự phát -
spontaneous magnetization của vật liệu (có nghĩa là độ từ hóa tồn tại ngay cả khi không
có từ trường). Nếu không có từ trường, do năng lượng nhiệt làm cho mômen từ của các

148
đômen trong toàn khối sẽ sắp xếp hỗn độn do vậy tổng độ từ hóa của toàn khối vẫn bằng
0. Nếu ta đặt từ trường ngoài (hình 4.20) vào vật liệu sẽ có 2 hiện tượng xảy ra:
- Sự lớn dần của các đômen có mômen từ theo phương từ trường
- Sự quay của các mômen từ theo hướng từ trường.

Hình 4.20 a) Mẫu sắt từ không đặt trong từ trường b) Mẫu sắt từ đặt trong từ
trường ngoài.
Khi tăng dần từ trường đến mức đủ lớn, ta có hiện tượng bão hòa từ, lúc đó tất cả
các mômen từ sắp xếp song song với nhau và trong vật liệu chỉ có 1 đômen duy nhất.
Nếu ta ngắt từ trường, các mômen từ sẽ lại có xu hướng hỗn độn và lại tạo thành các
đômen, tuy nhiên, các đômen này vẫn còn tương tác với nhau (ta tưởng tượng hình ảnh
các nam châm hút nhau làm chúng không hỗn độn được) do vậy tổng mômen từ trong
toàn khối không thể bằng 0 mà bằng một giá trị khác 0, gọi là độ từ dư (remanent
magnetization). Điều này tạo thành hiện tượng trễ của vật liệu (xem hình vẽ). Nếu muốn
khử hoàn toàn mômen từ của vật liệu, ta cần đặt một từ trường ngược sao cho mômen
từ hoàn toàn bằng 0, gọi là lực khác từ (coercivity, hay coercive field). Đường cong từ
hóa (sự phụ thuộc của từ độ vào từ trường ngoài của chất sắt từ khác với chất thuận từ
ở chỗ nó là đường cong phi tuyến (của thuận từ là tuyến tính) và đạt tới bão hòa khi từ
trường đủ lớn.
Hai đặc trưng cơ bản cần nhớ của chất sắt từ là Đường cong từ trễ (hysteresis loop)
(hình 4.21) và nhiệt độ Curie TC.

149
Hình 4.21 Đường cong từ trễ của vật liệu sắt từ.
Đường cong từ trễ: Khi từ hóa một mẫu sắt từ, nếu ta tăng dần từ trường lên rồi
lại giảm nó trở lại thì đường cong từ hóa trong hai giai đoạn không trùng nhau.
Nhiệt độ Curie là nhiệt độ mà tại đó, chất bị mất trật tự từ, và khi T>TC, chất trở
thành thuận từ và khi T<TC , chất là sắt từ. Nhiệt độ TC được gọi là nhiệt độ chuyển pha
sắt từ-thuận từ.

d) Phản sắt từ - Antiferromagnetic Materials


Ở phần sắt từ, ta đã biết rằng các chất sắt từ là các chất có mômen từ nguyên tử và
các mômen này tương tác với nhau thông qua tương tác trao đổi làm cho các mômen từ
định hướng song song với nhau. Đó là tương tác trao đổi dương.
Chất phản sắt từ thì ngược lại, chúng cũng có mômen từ nguyên tử nhưng tương tác
giữa các mômen từ là tương tác trao đổi âm và làm cho các mômen từ định hướng phản
song song với nhau (song song, cùng độ lớn nhưng ngược chiều) (hình 4.22)

Hình 4.22 Sự sắp xếp của momen từ nguyên tử của chất phản sắt từ khi nhiệt độ
T<TN

150
Sự định hướng phản song song này tạo ra 2 phân mạng từ. Phản sắt từ là chất thuộc
loại có trật tự từ.
Chất phản sắt từ cũng có một nhiệt độ chuyển pha như chất sắt từ gọi là nhiệt độ
Neel. Nhiệt độ Néel (TN, đặt theo tên nhà vật lý người Pháp Louis Néel): Là đại lượng
đặc trưng của vật liệu phản sắt từ (cũng giống như nhiệt độ Curie trong chất sắt từ) là
nhiệt độ mà tại đó trật tự phản sắt từ bị phá vỡ và vật liệu sẽ chuyển sang tính chất thuận
từ. Ở dưới nhiệt độ Néel, vật liệu sẽ mang tính chất phản sắt từ. Nếu ta đo sự phụ thuộc
của hệ số từ hóa (độ cảm từ χ) vào nhiệt độ của chất phản sắt từ thì tại nhiệt độ Néel sẽ
xuất hiện một cực đại, hay nói cách khác có chuyển pha tại nhiệt độ Néel
e) Feri từ
Có độ cảm từ khá lớn vào khoảng gần bằng của sắt từ và cũng tồn tại các moment từ
tự phát. Tuy nhiên cấu trúc tinh thể của chúng gồm hai phần mạng mà ở đó các moment
từ spin có giá trị khác nhau và sắp xếp song song với nhau do đó độ từ hóa tổng cộng
khác 0 ngay cả khi không có từ trường ngoài trong vùng nhiệt độ T<TC. Vì thế Ferri từ
còn gọi là phản sắt từ không bù trừ (hình 4.23).
Khi T>TC thì trật tự từ bị phá vỡ do đó ferri từ trở thành vật liệu thuận từ.

Hình 6: Sự sắp xếp của mômen từ nguyên tử của chất feri từ khi nhiệt độ T<TC
3. Ứng dụng của vật liệu từ
a) Ổ đĩa cứng
Ổ đĩa cứng là một trong những ứng dụng tiêu biểu nhất của từ học trong lĩnh vực
công nghệ thông tin. Ổ đĩa cứng hay còn gọi là ổ cứng (hard drive), đĩa cứng (hard disk)
là một thiết bị cơ điện, sử dụng từ tính để lưu trữ và truy xuất thông tin số bằng cách
dùng một hoặc nhiều đĩa cứng được tráng một lớp vật liệu từ tính (hay còn gọi là đĩa từ)
và quay ở tốc độ cao. Các đĩa từ được ghép đôi với đầu đọc/ghi (hay còn gọi là đầu từ),
thường được bố trí trên một cánh tay đòn của cơ cấu truyền động, giúp đọc và ghi dữ
liệu lên bề mặt đĩa từ (hình 4.24)

151
b) Các ứng dụng khác
Các ứng dụng của vật liệu từ rất đa dạng, phụ thuộc vào các tính chất khác nhau
của vật liệu từ mà chúng được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau
+ Đối với tính chất thuận từ và siêu thuận từ của vật liệu từ, người ta có thể ứng dụng
để chế tạo: các chất lỏng từ làm tăng tính truyền dẫn lực, dẫn nhiệt, dẫn từ… Trong
những năm gần đây, các tính chất trên còn được ứng dụng trong lĩnh vực y – sinh học
để: dẫn thuốc, làm tăng độ tương phản của ảnh chụp cộng hưởng từ hạt nhân, điều trị
ung thư bằng cách đốt nóng thân nhiệt cục bộ.
+ Tính chất sắt từ của vật liệu từ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa
học và công nghệ như: nam châm vĩnh cửu, lõi của máy biến thế, ổ cứng máy tính, đầu
đọc ở cứng. Một hiệu ứng khác của sắt từ là hiệu ứng từ nhiệt khổng lồ đang được nghiên
cứu để phát triển các thế hệ máy lạnh hoạt động dựa trên từ trường để thay thế các máy
lạnh truyền thống hiện nay với các ưu điểm như không gây ô nhiễm, nhỏ gọn, tiết kiệm
năng lượng. Ngoài ra, các hiệu ứng từ điện trở của vật liệu sắt từ cũng được ứng dụng
trong lĩnh vực điện tử mới gọi là spintronics (điện tử học spin).
+ Tính chất phản sắt từ thường kết hợp với các tính chất khác để ứng dụng trng các
lĩnh vực điện tử, một ứng dụng quan trọng của chúng như là màng van spin (valve spin)
từ điện trở khổng lồ.

152
CHƯƠNG 5: TRƯỜNG ĐIỆN TỪ

5.1 Hiện tượng cảm ứng điện từ


Năm 1831, Faraday đã tiến hành các thí nghiệm được mô tả tương tự như trong hình
5.1. Trong đó, vòng dây dẫn được nối qua một điện kế G có khả năng phát hiện dòng điện
nhỏ chạy trong vòng dây, một thanh nam châm thẳng di chuyển lại gần hoặc ra xa vòng
dây. Một số kết quả thí nghiệm thu được như sau:
- Khi di chuyển nam châm ra xa hoặc lại gần vòng dây, kim điện kế G đều lệch; khi
thanh nam châm đứng yên, kim điện kế G về trạng thái “0”.
- Di chuyển thanh nam châm càng nhanh, kim điện kế lệch càng lớn.
- Chiều lệch của kim điện kế phụ thuộc chiều di chuyển của thanh nam châm và các
các cực từ của nó.

Hình 5.1 Thí nghiệm phát hiện dòng điện cảm ứng

Kết quả thí nghiệm cho thấy sự thay đổi của từ trường đối với vòng dây là nguyên nhân
xuất hiện dòng điện trong mạch. Nói chung, dòng điện phụ thuộc vào sự biến thiên của từ
thông qua vòng dây dẫn kín, từ thông được xác định theo hệ thức:

m   BdS   BdScos
(S ) (S )
(5.1)

Như vậy, dòng điện xuất hiện trong vòng dây dẫn kín do sự biến thiên của từ thông
được gọi là dòng điện cảm ứng, và hiện tượng trên gọi là cảm ứng điện từ:
153
Cảm ứng điện từ là hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng trong vòng dây dẫn
kín khi có sự biến thiên của từ thông qua vòng dây đó.
Sự xuất hiện dòng điện cảm ứng cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện một suất điện
động cảm ứng trong mạch, suất điện động này liên hệ với từ thông theo định luật Faraday:
Độ lớn suất điện động trong vòng dây dẫn kín bằng với tốc độ biến thiên của từ
thông gửi qua vòng dây đó theo thời gian, và có hệ thức:
d m
  (5.2)
dt
Như vậy, suất điện động cảm ứng bằng trừ (-) đạo hàm của từ thông theo thời gian,
dấu “-“ liên quan đến chiều của suất điện động trong mạch. Từ định luật Faraday, chúng ta
tìm được mối liên hệ [thứ nguyên] giữa từ thông (Wb) và suất điện động cảm ứng (V) là
1V = 1Wb/1s. Trong trường hợp tổng quát, một cuộn dây gồm N vòng dây sát nhau có thể
được xem gần đúng như N vòng dây độc lập để áp dụng định luật Faraday. Vì các vòng dây
mắc nối tiếp nhau, nên suất điện động cảm ứng của cuộn dây (N vòng dây) là tổng suất điện
động cảm ứng của mỗi vòng dây, do đó chúng ta thu được hệ thức:

 d m  d m
N  N    N (1.3)
 dt  dt
Bài tập ví dụ: Một cuộn dây có 50 vòng dây dẫn kín hình tròn có bán kính 50 cm. Từ
trường đâm xuyên vuông góc cuộn dây và biến thiên theo thời gian với hệ thức B  0,12t
(T). Tính suất điện động cảm ứng trong cuộn dây.
Gợi ý: Chúng ta biết rằng, khi từ thông qua cuộn dây dẫn kín biến thiên sẽ làm xuất hiện
suất điện động cảm ứng trong mạch. Từ thông qua mạch có biểu thức:

 m   BdS   BdScos  BScos


S S

Trong trường hợp này, từ trường biến thiên theo thời gian, trong khi diện tích vòng dây
không đổi và góc lệch  cũng không thay đổi theo thời gian. Như vậy, sự biến thiên của từ
thông do sự biến thiên của từ trường gây ra. Diện tích mỗi vòng dây: S   R 2  0,79 (m2),
góc   0 . Từ thông có biểu thức m  0,09t (Wb). Ta tính được suất điện động cảm ứng
trong mạch theo công thức (1.3):
154
d m
 N  50.  4,5 (V)
dt
5.2. Định luật Lenz
Như được mô tả trong phương trình (5.2) của định luật Faraday, dấu trừ “-“ liên quan
đến chiều của dòng điện cảm ứng (cũng là chiều của suất điện động cảm ứng). Nhà bác học
Heinrich Friedrich Lenz đã tìm ra định luật tổng quát về chiều của dòng điện cảm ứng, và
được tổng kết thành định luật Lenz như sau:
Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại
sự thay đổi của từ thông đã sinh ra nó
Chiều của dòng điện cảm ứng phụ thuộc rất lớn vào sự tăng hay giảm của từ thông
gửi qua vòng dây (  m ), và chiều của từ trường đi qua vòng dây (từ trường ngoài Bo ). Để
hiểu rõ và vận dụng tốt định luật Lenz, chúng ta có thể xác định thông qua các bước sau
đây:
- Xác định chiều của từ trường ngoài đi qua vòng dây dẫn kín. Đối với dây dẫn có
hình dạng đặc biệt, chiều từ trường ngoài ( Bo ) xác định theo quy tắc nắm tay phải; đối với
nam châm thẳng, từ trường hướng từ cực nam (S-south) ra cực bắc (N-north).
- Xác định từ thông qua vòng dây tăng hay giảm. Từ thông tăng khi từ trường tăng
(diện tích vòng dây không đổi) hoặc diện tích vòng dây tăng (từ trường không đổi) hoặc
góc lệch giữa cảm ứng từ Bo và khung dây tiến dần đến góc 90o.

- Vận dụng định luật Lenz. Khi từ thông tăng, từ trường cảm ứng Bc ngược chiều

với Bo ; khi từ thông giảm, Bc cùng chiều với Bo .


- Sử dụng quy tắc nắm tay phải để tìm chiều dòng điện cảm ứng ic.
Bài tập vận dụng và gợi ý: Chúng ta quan sát ví dụ sau để xác định chiều dòng điện cảm
ứng trong vòng dây (hình 5.2). Trong ví dụ này, thanh nam châm thẳng có cực bắc (N) nằm
ở đầu bên phải và cực nam (S) nằm đầu bên trái nên chiều của từ trường ngoài do nam châm
gây ra cho vòng dây hướng từ trái sang phải (hình 5.2a). Hình vẽ cho thấy nam châm đang
di chuyển lại gần vòng dây, do đó từ trường qua vòng dây tăng lên và từ thông gửi qua vòng
dây tăng theo (hình 5.2b). Vì từ thông gửi qua vòng dây tăng lên, từ trường của dòng điện
cảm ứng có nhiệm vụ chống lại sự tăng lên đó, bằng cách chống lại từ trường ban đầu đã
155
sinh ra nó, như vậy từ trường cảm ứng ngược chiều từ trường ban đầu (hình 5.2c). Cuối
cùng, sử dụng quy tắc nắm tay phải, chúng ta dễ dàng xác định được chiều của dòng điện
cảm ứng chạy trong vòng dây (hình 5.2d).

Hình 5.2 Các bước xác định chiều của dòng điện cảm ứng

5.3 Hiện tượng tự cảm


Trong phần trước, chúng ta biết rằng khi có từ trường ngoài biến thiên qua vòng dây
dẫn kín, trong vòng dây xuất hiện dòng điện cảm ứng. Trong phần này, vòng dây dẫn được
nối với mạch điện tạo thành vòng tròn kín (hình 5.3). Khi bắt đầu đóng khóa K, dòng điện
trong mạch xuất hiện do nguồn điện tạo ra, lúc này từ trường có sự biến thiên, từ đó xuất
hiện một dòng điện cảm ứng chống lại sự thay đổi của dòng điện ban đầu, hiện tượng này
gọi là tự cảm:
Tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do chính dòng điện trong mạch thay đổi
theo thời gian tạo ra.

156
Hình 5.3 Vòng dây dẫn có dòng điện chạy qua

Từ thông Φm qua mạch tỉ lệ với từ trường B, từ trường B lại tỉ lệ với cường độ dòng
điện i trong mạch. Vậy từ thông Φm qua mạch tỉ lệ với cường độ dòng điện i trong mạch.
 m  Li, (5.4)
trong đó L là hệ số tự cảm của mạch điện phụ thuộc vào hình dạng, kích thước và môi tường
chứa mạch điện, có đơn vị là Henry (H), 1H = 1Wb/1A. Khi xuất hiện dòng điện tự cảm ic,
một suất điện động cũng được sinh ra và gọi là suất điện động tự cảm. Suất điện động này
liên hệ với từ thông qua mạch theo định luật Faraday và có dạng:
di
etc   L (5.5)
dt
Dấu trừ “-“ trong hệ thức (5.5) cho biết chiều của suất điện động tự cảm và tuân theo
quy tắc của định luật Lenz. Khi độ lớn cường độ dòng điện trong mạch đang tăng,
suất điện động tự cảm sẽ có chiều ngược với chiều dòng điện, và ngược lại suất điện
động tự cảm sẽ cùng chiều với dòng điện khi độ lớn cường độ dòng điện giảm (hình
5.4).

157
Hình 5.4 Chiều của suất điện động tự cảm trong mạch

Trong trường hợp trên, ta chỉ xét đối với một vòng dây. Khi xét một cuộn dây được
quấn thành nhiều vòng, ta có một cuộn cảm, cuộn cảm thường gặp nhất là một ống
dây có chiều dài l và được quấn bởi n vòng dây, tiết diện ống dây là S (hình 5.5). Lúc
này từ thông gửi qua ống dây là từ thông gửi qua n vòng dây quấn thành, và có công thức:
m  nBS  n0lBS, (5.6)
n
trong đó, n0  là mật độ vòng dây, và B  0n0i là cảm ứng từ trong lòng ống dây
l
được gây ra bởi dòng điện i. Như vậy ta có:
 m  0 n02lSi  Li (5.7)

trong đó, L  0 n02lS là độ tự cảm của ống dây,  là độ từ thẩm, 0  4 .107 (T.m/A) là
hằng số từ. Cần lưu ý rằng, tự cảm là một trường hợp đặc biệt của hiện tượng cảm ứng điện
từ, trong đó dòng điện tự cảm chỉ xuất hiện khi dòng điện trong mạch biến thiên; dòng điện
tự cảm sẽ mất đi khi dòng điện trong mạch ổn định.

Hình 5.5 Cuộn cảm trong mạch điện đơn giản

Bài tập ví dụ 1: Một cuộn dây có độ tự cảm L = 5 mH được mắc trong một mạch điện.
Dòng điện trong mạch thay đổi từ 0,2 A đến 0,9 A trong thời gian 0,05 s. Tính suất điện
động tự cảm trong mạch.
158
Vì dòng điện biến thiên theo thời gian trong khoảng 0,05 s nên ta có:

di 0,9  0,5
  8 (A/s)
dt 0,05

di
Suất điện động tự cảm được xác định theo hệ thức (5.5), etc   L  0,04 (V).
dt
Bài tập ví dụ 2. Chế tạo một ống dây. Một ống dây được chế tạo bằng cách quấn các vòng
dây nhỏ tạo xung quanh ống hình trụ tròn có bán kính 2,5 cm, chiều dài 12 cm. Để độ tự
cảm của ống dây thu được có giá trị 0,67 mH, chúng ta cần quấn bao nhiêu vòng dây? và
chiều dài của dây cần chuẩn bị là bao nhiêu?
Gợi ý: Trong một số bài toán kỹ thuật, chúng ta có thể gặp trường hợp tính số vòng dây để
thu được một cuộn dây có độ tự cảm nhất định, ta sử dụng hệ thức:
L.l 0,67.103 (H).0,12(m)
n 
2
  32585 , từ đó ta thu được n =180 vòng.
0 S 1.4 .107 (Tm/A). .(0,025) 2 (m 2 )

5.4 Hệ phương trình của Maxwell


Phương trình Maxwell-Faraday
Ta xét một từ trường B thay đổi theo thời gian, ví dụ tăng lên theo thời gian (hình
5.6). Khi đó đường sức của điện trường xoáy Ex nằm trong mặt phẳng vuông góc với đường

sức từ B . Chiều của đường sức điện trường xoáy Ex cùng chiều với dòng điện cảm ứng ic được

tạo ra trong vòng dây bao quanh đường sức từ B . Trong hiện tượng cảm ứng điện từ, nếu từ
thông Φm qua vòng dây thay đổi theo thời gian là do từ trường B thay đổi theo thời gian
gây ra, thì bản chất vật lý của lực lạ tạo suất điện động cảm ứng là lực của điện trường xoáy
Ex :

Bất kì từ trường B nào thay đổi theo thời gian cũng sinh ra một điện trường xoáy
E có đường sức điện là đường cong kín.

159
Hình 5.6 Điện trường xoáy xuất hiện khi từ trường biến thiên
Mô tả toán học về sự biến thiên của từ trường làm thay đổi điện trường được biểu diễn qua
phương trình Maxwell-Faraday:
d
 Edl 
dt S
BdS (5.8)

Phương trình (5.8) là dạng tích phân của phương trình Maxwell – Faraday, nó diễn tả nội
dung sau:
Tích phân đường của điện trường theo một đường cong kín bất kỳ tỷ lệ với tốc độ
biến thiên theo thời gian của từ thông gửi qua diện tích giới hạn bởi đường cong đó.
Trong trường hợp tổng quát, từ trường có thể phụ thuộc cả thời gian và tọa độ
B  B ( x, y, z , t ) , dưới dạng vi phân, phương trình Maxwell-Faraday có thể biểu diễn:

B
rotE   (5.9)
t
Hệ thức (5.9) có thể xác định điện trường tại một điểm trong không gian khi có từ trường
biến đổi theo thời gian. Trong phương trình này, chúng ta cần lưu ý “rốt của véctơ E ”, đây
là một biểu thức toán học được viết dưới dạng tổng quát như sau:

i j k
    A A   A A   A A  (1.10)
rotA  i  z  y  j x  z k  y  x 
x y z  y z   z x   x y 
Ax Ay Az

Phương trình Maxwell-Ampere


160
Ta biết dòng điện dẫn J  n0 qv sinh ra từ trường H . Mặt khác điện trường D thay

đổi theo thời gian cũng sinh ra từ trường H . Do đó điện trường D thay đổi theo thời gian
tương đương với một dòng điện, được gọi là dòng điện dịch J d . Véctơ mật độ dòng điện

dịch J d được định nghĩa:

D
Jd  (5.11)
t
Từ biểu thức (5.11) ta thấy rằng, khi véctơ cảm ứng điện D tăng thì J d cùng chiều với D

(hình 5.7), khi véctơ cảm ứng điện D giảm thì J d ngược chiều với D . Do dòng điện dịch
nằm trên phương của véctơ cảm ứng điện nên từ trường được sinh ra vuông góc với dòng
điện dịch, do đó sẽ vuông góc với véctơ cảm ứng điện D . Lúc này chiều của véctơ cảm
ứng từ được xác định dựa trên véctơ dòng điện dịch và tuân theo quy tắc nắm tay phải:
Bất kì điện trường D nào thay đổi theo thời gian cũng sinh ra một từ trường H .

Hình 5.7 Từ trường sinh ra do điện trường biến thiên


Sự tham gia của dòng điện dẫn và dòng điện dịch tạo ra dòng điện toàn phần. Véctơ mật độ dòng
điện toàn phần J tp được xác định là tổng véctơ mật độ dòng điện dẫn J  n0qv và dòng điện

dịch J d

D
J tp  J  (5.12)
t
Sự thay đổi của từ trường do sự biến đổi của điện trường được mô tả thông qua phương
trình Maxwell-Ampere dưới dạng tích phân như sau:

161
 Hdl   J
C S
tp dS (5.13)

Ta cũng có thể biểu diễn phương trình Maxwell-Faraday dưới dạng vi phân theo hệ thức:
D
rotH  J  (5.14)
t
Bài tập vận dụng. Cho biết điện trường biến đổi trong không gian dưới dạng:
E   2 x  4 y  i   3z  2 x  j  3xk (V/m)

Biết rằng tại thời điểm t = 0, các thành phần của điện trường Bx (0)  By (0)  Bz (0)  0 .

Gợi ý: Dựa vào phương trình Maxwell - Faraday dưới dạng vi phân, hãy tìm phương trình biểu
diễn sự biến thiên theo thời gian của từ trường Bx (t ); B y (t ); B z (t) .

Trước hết, chúng ta cần biến đổi vế trái để tính rotE như sau:
i j k
    E E   E E   E y Ex 
rotE  i  z  y  j x  z   k   
x y z  y z   z x   x y 
Ex Ey Ez

Ez E y Ex E E y Ex


Ta có:  0,  3 ,  0, z  3 ,  2,  4 .
y z z x x y

B
Vậy, rotE  3i  3 j  6k . Đối chiếu với  ta thu được
t
Bx  t   3t ; By  t   3t ; Bz  t   6t. (T)

5.5 Trường điện từ. Sóng điện từ.


Trường điện từ
Các phương trình Maxwell-Faraday và Maxwell-Ampere cho thấy điện trường E và
từ trường H biến thiên theo thời gian và chuyển hóa lẫn nhau. Do đó Maxwell cho rằng
trong tự nhiên có tồn tại một trường mới gọi là trường điện từ mà điện trường hay từ trường
đã biết chỉ là hai mặt biểu hiện cụ thể của nó.
Sóng điện từ
Ta thấy rằng khi có sự biến thiên của từ trường theo thời gian thì xuất một điện trường,
khi có sự biến thiên của điện trường cũng sinh ra từ trường. Sự xuất hiện của điện trường
162
và từ trường là đồng thời, tại mỗi thời điểm trong không gian, điện trường cùng tăng và
cùng giảm, hay điện trường và từ trường dao động cùng pha (hình 5.8). Như vậy, ta có thể
định nghĩa sóng điện từ như sau:
Sóng điện từ là sự lan truyền của điện trường và từ trường (trường điện từ) trong
không gian theo thời gian

Hình 5.8 Sóng điện từ trong không gian

Từ việc giải hệ phương trình Maxwell, ta chứng minh được rằng khi sóng điện từ lan
truyền theo một phương nào đó (phương z) thì điện trường và từ trường sẽ lan truyền lần
lượt theo hai phương còn lại, do đó sóng điện từ là sóng ngang. Chọn phương truyền sóng
theo véctơ k , véctơ điện trường E và véctơ từ trường H lần lượt vuông góc với nhau và
lập thành một tam diện thuận.
E.H  k .E  k .H  0 (5.15)
Sóng điện từ lan truyền với tốc độ được xác định là:
1 c
v  , (5.16)
0 0 n

1
trong đó c  là tốc độ ánh sáng trong chân không, n   là chiết suất môi trường.
0 0
Bản chất sóng điện từ của ánh sáng được xác lập nhờ sự so sánh các tính chất giống
nhau giữa ánh sáng và sóng điện từ theo thuyết Maxwell. Các tính chất đó là:
- Sóng ánh sáng và sóng điện từ đều là sóng ngang tuyệt đối.

163
- Sóng ánh sáng và sóng điện từ đều truyền trong chân không với vận tốc c =
3.10 8 m/s.
- Không có ranh giới giữa sóng quang học và sóng vô tuyến trong miền hồng ngoại
cũng như giữa sóng quang học và tia X trong miền tử ngoại.
- Việc đồng nhất sóng quang học với sóng điện từ làm cho việc giải thích các hiện tượng
quang học một cách đơn giản, rõ ràng. Chẳng hạn giải thích các hiện tượng phản xạ, khúc xạ ánh
sáng, hiện tượng tán sắc, phân cực ánh sáng,…
Thang sóng điện từ
Thang sóng điện từ là bảng sắp xếp các vùng ánh sáng khác nhau theo thứ tự tăng dần
hoặc giảm dần của bước sóng. Vùng ánh sáng nhìn thấy có bước sóng từ khoảng 380 – 760
nm, có rất nhiều màu sắc có bước sóng khác nhau, trong đó có 7 màu cơ bản là đỏ, cam,
vàng, lục, lam, chàm, tím. Xếp theo bước sóng giảm dần về bên trái sẽ là tia tử ngoại, tia
X, tia gamma. Xếp theo bước sóng tăng dần về bên phải là tia hồng ngoại, vi sóng, sóng
radio (hình 5.9).

Hình 5.9 Thang sóng điện từ

Mỗi sóng điện từ đơn sắc sẽ mang một năng lượng khác nhau và bằng

hc
 , (1.17)

trong đó,  là năng lượng của photon tương ứng với bước sóng  (m), h  6,625.1034 (J.s)

là hăng số Planck, c  3.108 (m/s) là tốc độ ánh sáng trong chân không. Sự liên hệ giữa
164
bước sóng và chu kỳ dao động của sóng thông qua hệ thức   cT  c / f , với T là chu kỳ
dao động của sóng điện từ (s), f là tần số dao động (Hz). Chúng ta sẽ tìm hiểu một số tính
chất và các ứng dụng điển hình của các vùng sóng điện từ theo thứ tự bước sóng tăng dần.
- Tia gamma (  ) là sóng điện từ có tần số cao, với bước sóng nhỏ (dưới 1012 m). Tia
gamma có rất lớn, do đó có khả năng đâm xuyên mạnh và ion hóa cao, có thể gây nguy
hiểm cho các sinh vật sống, bao gồm con người. Một trong các ứng dụng điển hình của tia
gamma là làm dao gamma sử dụng trong y học, ngoài ra còn một số ứng dụng khác như
kính viễn vọng gamma, tiêu diệt tế bào ung thư.
- Tia X là sóng điện từ có bước sóng trong khoảng 0,01-1 nm. Một số tính chất nổi bật của
tia X như có khả năng đâm xuyên, tác dụng lên kính ảnh, làm phát quang một số chất và có
thể tiêu diệt vi khuẩn, tế bào. Một số ứng dụng điển hình của tia X như dùng để chụp X-
quang, xác định các vết nứt hoặc dùng để nghiên cứu cấu trúc vật rắn.
- Tia tử ngoại có bước sóng nằm trong khoảng 1-360 nm. Một số tính chất của tia tử ngoại
như tác dụng mạnh lên phim ảnh, kích thích phát quang nhiều chất, có thể gây ra hiệu ứng
quang điện cho nhiều chất và bị nước hấp thụ mạnh. Một số ứng dụng nổi bật như dùng để
tiệt trùng nước, thực phẩm và dò tim vết nứt.
- Tia hồng ngoại có bước sóng trong khoảng 750 nm – 1mm. Một số tính chất nổi bật như
khả năng tác dụng nhiệt mạnh, gây ra một số phản ứng hóa học hoặc gây ra hiện tượng
quang điện đối với một số chất bán dẫn. Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng
nhiệt nên được sử dụng cho sấy khô, sưởi ấm. Ngoài ra còn một số ứng dụng khác như chụp
ảnh hồng ngoại, điều khiển từ xa.
- Sóng vô tuyến bao gồm vi sóng và sóng radio có khoảng bước sóng rộng từ 1 mm đến vài
km, với nhiều ứng dụng khác nhau. Các tính chất của sóng phụ thuộc vào các vùng sóng
khác nhau bao gồm sóng dài, sóng trung, sóng ngắn và sóng cực ngắn. Một số ứng dụng
chủ yếu như dùng trong lò vi sóng (đối với vi sóng) hoặc truyền thông tin liên lạc.
Bài tập ví dụ: Một sóng điện từ đơn sắc có bước sóng 660 nm truyền trong chân không.
Tính tần số dao động của sóng điện từ. Tính bước sóng của sóng điện từ này khi truyền
trong nước, biết chiết suất của nước n =1,33.
Gợi ý: Ta đã biết tần số và bước sóng liên hệ theo công thức:   c / f , do đó:

165
f  c /   3.108 / (660.109 )  4,5.1014 (Hz)
Ta biết rằng, khi truyền trong môi trường có chiết suất n vận tốc truyền sóng sẽ giảm đi
theo hệ thức v  c / n , từ đó ta thu được bước sóng trong môi trường này là

v c 
   
f nf n
Bước sóng khi truyền vào nước có chiết suất n sẽ giảm đi n lần so với trong môi trường
chân không, vậy   496 nm.
5.6 Các hiện tượng sóng của ánh sáng
Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu hai hiện tượng thường gặp mô tả tính chất
sóng của ánh sáng, đó là giao thoa ánh sáng và nhiễu xạ ánh sáng.
Giao thoa ánh sáng
Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đều chứng tỏ chỉ có véctơ cường độ điện
trường E của sóng điện từ mới gây nên cảm giác sáng. Vì vậy dao động sáng là dao động
của véctơ cường độ điện trường E của sóng điện từ, và được viết dưới dạng:
E  E0cos t    , (5.18)

trong đó, E0 là véctơ cường độ điện trường cực đại,  là tần số góc của dao động sóng, 
là pha ban đầu của dao động. Cường độ sáng tỷ lệ với bình phương cường độ điện trường
cực đại ( I sang E02 ).

Ta xét hai sóng ánh sáng kết hợp là hai sóng ánh sáng dao động cùng phương, cùng
tần số và có hiệu pha không thay đổi theo thời gian. Hai sóng kết hợp có thể được tạo ra
bằng cách cho ánh sáng từ một nguồn đi qua hai khe hẹp, sau quá trình nhiễu xạ ánh sáng,
hai khe hẹp tạo thành hai nguồn sáng thứ cấp thỏa mãn điều kiện là hai nguồn kết hợp. Khi
hai chùm sáng kết hợp gặp nhau, chúng ta sẽ thu được một vùng ánh sáng và tối xen kẽ
nhau trên một màn chắn, ta gọi đó là hiện tượng giao thoa ánh sáng (hình 5.10):
Giao thoa ánh sáng là hiện tượng tại vùng không gian gặp nhau của hai chùm ánh
sáng có những vùng có cường độ sáng và tối xen kẽ nhau.

166
Hình 5.10 Thí nghiệm giao thoa hai khe hẹp (thí nghiệm Young)

Bây giờ chúng ta sẽ xây dựng một số phương trình toán học, qua đó giải thích hiện tượng
giao thoa đã xảy ra ở trên. Ta xét hai nguồn sáng kết hợp cùng biên độ, tần số và pha dao
động tại hai điểm S1 và S2, với phương trình điện trường có dạng:

E1  E2  E0cos t  (1.19)


Khi đó, sóng truyền đến điểm M từ hai nguồn lần lượt là
 2 L1 
E1M  cos  t 
 
(5.20)

 2 L2 
E2 M  cos  t 
 
(5.21)

với L  nd là quang trình, d1, d2 là khoảng cách từ mỗi nguồn đến điểm M, n là chiết suất
của môi trường,  là bước sóng ánh sáng chiếu vào (hình 5.11).

Hình 5.11 Ánh sáng từ hai nguồn sáng kết hợp truyền đến M

Sóng tổng hợp tại M thu được là


 2  L2  L1      L1  L2  
EM  E1M  E2 M  2 E0cos   cos  t   (5.22)
  2    
167
Như vậy, biên độ dao động sáng tại M là
  
E0 M  2 E0cos   (5.23)
 2 
Hay
I sang E02M  2 E02 1  cos  , (5.24)
trong đó,  là hiệu pha của hai dao động sáng từ hai nguồn truyền đến M
2 2
   L2  L1   L (5.25)
 
Cường độ sáng tại điểm M phụ thuộc vào độ lệch pha giữa hai dao động sáng, hay phụ
thuộc vào hiệu quang lộ giữa hai nguồn đến M. Ta xét các trường hợp mà tại đó cường độ
sáng là cực đại hoặc cực tiểu.
+ Để cường độ sáng cực đại, ta có cos  1 hay   k 2 , khi đó L  k  . Cường
độ sáng cực đại, I max  4 I 0 .

+ Để cường độ sáng cực tiểu, ta có cos  1 hay    2k  1  , khi đó

 1
L   k    . Cường độ sáng đạt cực tiểu, I min  0 .
 2
Vị trí của một vân sáng hoặc một vân tối so với vân trung tâm được ký hiệu là x . Khi đó
+ Vị trí vân sáng:
D
xs  k  ki (5.26)
a
+ Vị trí vân tối:
 1  D  1
xt   k     k  i (5.27)
 2 a  2
Trong đó, k chính bậc của vân sáng hoặc thứ của vân tối. Chúng ta lưu ý k = n là vân
sáng bậc n hoặc vân tối thứ n-1.  là bước sóng của ánh sáng chiếu vào. D là khoảng cách
từ hai khe sáng đến màn chắn. a là khoảng cách giữa hai khe, i là khoảng cách giữa hai
vân sáng liên tiếp (hoặc hai vân tối liên tiếp) và được gọi là khoảng vân
D
i (5.28)
a

168
Trong thực tế khi bố trí các thí nghiệm quan sát hiện tượng giao thoa ta chỉ quan sát
thấy một vùng rất hẹp trong trường giao thoa, vì vậy ta sẽ quan sát thấy hình dạng các vân
giao thoa là các vân sáng và tối song song xen kẽ nhau
Hiện tượng giao thoa ánh sáng được ứng dụng: Đo bước sóng ánh sáng, khử phản xạ
các mặt kính, kiểm tra các mặt kính phẳng hay lồi, chế tạo giao thoa kế Rayleigh để đo
chiết suất chất lỏng và chất khí, giao thoa kế Michelson để đo chiều dày của các bản mỏng,
phương pháp toàn ký chụp ảnh nổi…
Bài tập ví dụ: Để đo bước sóng đơn sắc từ một nguồn laser phát ra, người ta bố trí
thí nghiệm giao thoa ánh sáng theo thí nghiệm Young như trong hình 5.10, trong đó khoảng
cách giữa hai khe hẹp là 0,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 60 cm. Người ta đếm
được 5 vân sáng liên tiếp có độ rộng 2 mm. Bước sóng của nguồn laser có giá trị bao nhiêu?
Gợi ý: Như được chỉ ra trong hình 5.10, chúng ta thấy rằng 5 vân sáng liên tiếp sẽ tạo
ra 4 khoảng vân (i), do đó độ rộng năm vân sáng liên tiếp chính bằng 4i, như vậy i = 0,5
mm. Từ đó chúng ta xác định được bước sóng theo hệ thức (5.28)

ia 0,5.103.0,5.103
   0, 42 (µm)
D 0.6
Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng
Chúng ta đã biết rằng ánh sáng truyền đi theo đường thẳng trong môi trường trong
suốt, đồng nhất và đẳng hướng. Tuy nhiên khi truyền qua khe hẹp, hoặc các mép cạnh sắc
nhọn, hiện tượng bẻ cong của tia sáng có thể xảy ra và được gọi là nhiễu xạ ánh sáng.
Chúng ta quan sát một số hình ảnh nhiễu xạ dưới đây để hiểu rõ hơn về hiện tượng này.
Trong đó hình 5.12a là hình ảnh nhiễu xạ thu được trên màn quan sát khi chiếu ánh chùm
ánh sáng đơn sắc màu đỏ qua lỗ tròn nhỏ, hình ảnh thu được cho thấy trên màn không chỉ
có một điểm sáng mà còn có nhiều vòng tròn sáng, tối xen kẽ nhau. Hình 5.12b là hình ảnh
một lưỡi dao cạo thu được trên màn khi có ánh sáng chiếu qua nó, hình ảnh cho thấy phía
mép ngoài của dao có các đường sáng và tối xen kẽ nhau.

169
Hình 5.12 Nhiễu xạ qua lỗ tròn (trái) và qua lưỡi dao cạo (phải)

Hình ảnh nhiễu xạ phụ thuộc vào bước sóng và kích thước khe hẹp hoặc kích thước đầu
nhọn của vật cản. Hình ảnh nhiễu xạ càng rõ khi độ rộng khe hẹp hoặc đầu nhọn vật cản có
kích thước gần với bước sóng chiếu vào (vào cỡ µm).
Nhiễu xạ là hiện tượng ánh sáng bị lệch phương truyền thẳng khi đi qua khe hẹp
hoặc mép vật cản. Tại vị trí nhiễu xạ, ánh sáng truyền theo mọi phía và giao thoa với
nhau để tạo ra hình ảnh nhiễu xạ.
Khi xảy ra nhiễu xạ, cả sóng tới khe hẹp hoặc vật cản không nhất thiết phải sóng
phẳng mà có thể là sóng cầu, do đó mô hình nhiễu xạ sóng cầu được sử dụng để giải thích
cơ chế nhiễu xạ của sóng ánh sáng. Đó là nguyên lý Huyghen – Fresnel và được phát biểu
như sau:
Bất kỳ một điểm nào mà ánh sáng truyền đến đều trở thành nguồn sáng cầu thứ
cấp phát ánh sáng về phía trước nó. Biên độ và pha của nguồn thứ cấp là biên độ và pha
của nguồn thực gây ra tại điểm đó
Trong đó, nguyên lý Huyghen được sử dụng để giải thích hiện tượng lệch phương
truyền của tia sáng về mặt định tính, nguyên lý Fresnel xác định biên độ và pha của nguồn
sáng thứ cấp về định lượng.
Phương pháp đới cầu Fresnel
Ta xét một điểm sáng O phát sáng theo mọi phương và một điểm M nằm ngoài mặt
cầu được chiếu sáng từ điểm sáng O. Để xác định cường độ sáng tại M, ta giả thiết có một
mặt sáng thứ cấp (S) hình cầu truyền từ O, khi đó cường độ sáng tại M là do các nguồn
điểm trên mặt thứ cấp (S) gây ra. Chọn B là một điểm trên mặt cầu, các điểm O, B và M

170
cùng nằm trên một đường thẳng và BM = b. Các mặt cầu S0, S1, S2,…, Sn (Si) đồng tâm M
  
có bán kính lần lượt là b, b  , b  2 ,..., b  n (hình 5.13). Khi đó các mặt cầu Si chia
2 2 2
mặt cầu (S) ra làm những đới cầu, ta gọi đó là đới cầu Fresnel.

Hình 5.13 Các đới cầu Fresnel

Các đới cầu có bán kính khác nhau, ta đặt rn = KH là bán kính của đới cầu thứ n (hình
5.14) và HB = hn.

Hình 5.14 Xác định bán kính đới cầu thứ n

Ta có

rn2  R 2   R  hn  ,
2
(5.29)
hay
rn2  2 Rhn  hn2 . (5.30)
Mặt khác ta lại có


2

r   b  n    b  hn 
2 2
n (5.31)
 2

Bước sóng ánh sáng phát ra thường rất bé so với b, ta bỏ qua số hạng chứa  2 . Do đó
171
rn2  nb  2bhn  hn2 (5.32)
Từ (5.30) và (5.32), ta có
nb
hn  (5.33)
2 R  b

Thay vào (5.30) với lưu ý bỏ qua số hạng  2 . Ta thu được bán kính của đới cầu thứ n là
Rb
rn  n, (5.34)
Rb
với n là các số nguyên 1,2,3,...
Các đới cầu có diện tích bằng nhau và bằng
2 R  Rb
S0  hn  (5.35)
n  R  b
Theo nguyên lý Huyghen-Fresnel, các đới cầu được xem như là các nguồn thứ cấp và
dao động sáng do các đới cầu gây ra tại M tương đương với dao động sáng do nguồn O gây
ra tại M. Gọi En là biên độ dao động sáng do đới cầu thứ n gây ra tại M. Vì diện tích các
đới cầu bằng nhau. Nên biên độ dao động sáng do các đới cầu gây ra tại M chỉ phụ thuộc
vào khoảng cách từ đới cầu đến M và góc nghiêng . Ta thấy khi n càng tăng thì khoảng
cách từ đới cầu đến M càng lớn và góc  càng lớn. Vậy khi n tăng thì En giảm. Ta có
E1  E2 ...  En (5.36)
Vì biến thiên khoảng cách và góc  giữa hai đới cầu liên tiếp nhỏ. Nên có thể xem
En1  En1
En  (5.37)
2
Cần chú ý rằng, khi n  , En  0 . Vì hiệu quang lộ của hai sóng ánh sáng phát xuất từ hai

đới cầu liên tiếp gây ra tại M là: L =  /2. Nên hiệu pha của hai sóng là  = . Vậy hai sóng
do hai đới cầu liên tiếp gây ra tại M ngược pha nhau. Biên độ dao động sáng tổng hợp do
các đới cầu gây ra tại M là
E  E1  E2  E3  E4  ... (5.38)
Dựa vào tính chất (5.37), ta có thể viết lại (5.38) như sau
E1  E1 E  E E 
E    E2  3    3  E4  5   ... (5.39)
2  2 2   2 2 
172
Vì phần trong ngoặc bằng 0 nên
E1 En
E  (5.40)
2 2
Dấu “+” tương ứng với n lẻ, dấu “-“ tương ứng n chẵn. Cường độ sáng tại M là
2
E E 
I  1  n  (5.41)
 2 2 
Nếu giữa O và M không có vật cản thì khi n lớn, En  0

E12
I  I0 (5.42)
4
Chúng ta thấy rằng, phương pháp đới cầu Fresnel được sử dụng để xác định cường
độ sáng tại một điểm do nguồn sáng chiếu tới khi không có vật cản. Một số trường
hợp có vật cản, chúng ta vẫn sử dụng được phương pháp đới cầu để xác định cường
độ sáng tại các điểm nhất định. Sau đây chúng ta sẽ xét hai trường hợp nhiễu xạ: qua
lỗ tròn và qua đĩa tròn.
Nhiễu xạ qua một lỗ tròn gây bởi nguồn điểm ở gần

Hình 5.15 Nhiễu xạ qua lỗ tròn

Giả sử ta có một nguồn điểm O và điểm được chiếu sáng M. Đặt giữa O và M một màn
có khoét một lỗ tròn. Sao cho trục của lỗ tròn trùng với phương OM. Lấy O làm tâm, ta vẽ một

173
mặt cầu (S) tựa lên lỗ tròn. Lấy M làm tâm ta vẽ các đới cầu Fresnel trên mặt (S) (hình 5.15).
Giả sử ta chia được i đới cầu. Khi đó dao động sáng tại M là
E1 Ei
E  (5.43)
2 2
Khi đó cường độ sáng tại M là
2
E E 
I  1  n  (5.44)
 2 2 
Nếu i lẻ, ta có
2
E E 
I   1  i   I0 (5.45)
 2 2
Nghĩa là cường độ sáng tại M khi có lỗ tròn chắn sẽ sáng hơn khi không có lỗ tròn. Nếu lỗ
tròn chỉ chứa đới cầu thứ nhất (i=1) thì cường độ sáng gấp 4 lần khi chưa có màng
2
E E 
I   1  1   E12  4 I 0 (5.46)
 2 2
Nếu i chẵn , ta có
2
E E 
I   1  i   I0 (5.47)
 2 2
Nghĩa là cường độ sáng tại M yếu hơn khi chưa có màng. Nếu lỗ tròn chứa 2 đới cầu (i=2)
thì cường độ sáng gần bằng 0 (điểm tối) do E1  E2
2
E E 
I  1  2  0 (5.48)
 2 2 
Tóm lại cường độ sáng tại M phụ thuộc vào kích thước của lỗ tròn, cũng như khoảng
cách từ O đến lỗ tròn và khoảng cách từ lỗ tròn đến M.
Nhiễu xạ qua một đĩa tròn
Đặt giữa nguồn sáng điểm O và điểm M một đĩa tròn chắn sáng. Giả sử đĩa che mất
đới cầu thứ i (hình 5.16).

174
Hình 5.16 Nhiễu xạ qua đĩa tròn
Ta có biên độ dao động sáng tại M (do n lớn nên En  0

Ei 1
E (5.49)
2
Ta có cường độ sáng tại M
2
E 
I   i 1  (5.50)
 2 
Nếu nhiều đới cầu bị che, khi đó Ei 1  0 , do đó cường độ sáng tại M là
2
E 
I   i 1   0 (5.51)
 2 
Nếu một số đới cầu bị che, thì Ei 1  E1 , ta có
2
E 
I   1   I0 (5.52)
 2
Bài tập ví dụ: Một nguồn sáng điểm O phát ra ánh sáng bước sóng  = 0,5 m và điểm
được chiếu sáng M cách nhau 4 m. Người ta đặt chính giữa OM một màn chắn sáng trên có
khoét một lỗ tròn, sao cho trục lỗ tròn trùng với OM. Xác định bán kính của lỗ tròn để
cường độ sáng tại điểm M gấp 4 lần khi chưa có màn.
Gợi ý: Như được mô tả trong hình 5.12 và công thức (5.46), cường độ sáng tại điểm M khi
có lỗ tròn gấp bốn lần cường độ sáng khi không có lỗ tròn trong trường hợp lỗ tròn chỉ chứa

175
đới cầu thứ nhất, điều này cho thấy bán kính của đới cầu thứ nhất chính là bán kính lỗ tròn
và bằng rn được tính theo công thức (5.34), với n = 1 ta có:

Rb 2.2.0,5.106
r1   0,7 (mm)
Rb 22

BÀI TẬP VẬN DỤNG


Câu 1. Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau giữa suất điện động cảm ứng được tạo
ra do từ trường biến thiên và suất điện trong một bình acquy.
Câu 2. Xác định chiều của dòng điện trong hai trường hợp sau:
a) Từ trường đi từ ngoài vào trong mặt giấy và đăng giảm.
b) Vòng dây rơi từ trên cao xuống đến dòng điện nằm ngang (chưa rơi qua dòng điện).

Câu 3. Một cuộn dây tròn có 75 vòng và bán kính 35 mm có trục song song với từ trường
trong không gian. Độ lớn cảm ứng từ của từ trường biến đổi với tốc độ đều từ 18 mT đến 43 mT
trong 240 ms.
a) Hãy xác định suất điện động trong cuộn dây trong thời gian trên.
b) Giả sử cuộn dây nằm ngang có trục thẳng đứng, từ trướng hướng thẳng đứng lên trên.
Đối với người quan sát ở ngay phía trên cuộn dây, chiều của dòng điện cảm ứng là thuận hay
nghịch chiều kim đồng hồ? Đáp số: a) 30 mV; b) Tự giải
Câu 4. Từ thông qua khung dây biến thiên có dạng  m  8sin  3t    . Xác định biểu

thức suất điện động trong mạch, suất điện động hiệu dụng và dòng điện hiệu dụng trong mạch
biết điện trở khung dây là 12 . Đáp số: a) Tự giải; b) 2 A.

176
Câu 5. Một khung dây hình chữ nhật có dạng chữ U và thay kim loại trượt nằm ngang trên
hai thanh ray, lúc đầu khung có diện tích 200 cm2 đặt vuông góc trong từ trường B = 0,3T. Tính
suất điện động khi thanh kim loại chuyển động làm tăng diện tích khung dây lên 250 cm2 trong
thời gian 40 ms. Đáp số: 37,5 mV.
Câu 6. Một cuộn dây với hệ số tự cảm L  2mH có dòng điện chạy trong mạch là I0 =
3A. Sau đó dòng điện tắt dần theo thời gian với phương trình i  3  0,2t A. Tính suất điện động
tự cảm xuất hiện trong mạch trong khảng thời gian dòng điện tắt dần. Đáp số: 0,4 mV.
Câu 7. Dựa vào phương trình Maxwell – Faraday dưới dạng vi phân. Cho biết từ trường
biến thiên theo thời gian và có dạng
B  2ti  3tj  3k (T)

Điện trường E chỉ phụ thuộc vào tọa độ z, E  E  z  . Biết rằng tại z = 0,

Ex  0   E y  0   5 V/m. Hãy lập biểu thức điện trường Ex và E y theo biến z.

B
Đáp số: Tính rotE với chú ý E  E  z  và , sau đó đối chiếu theo từng véctơ đơn vị.
t
Ex ( z )  3z  5
(V/m)
E y ( z )  2z  5

Câu 8. Trong hiện tượng giao thoa ánh sáng hai khe hẹp. Bước sóng ánh sáng chiếu vào là
  0,6m , khoảng cách giữa 2 khe là 3mm, khoảng cách từ 2 khe đến màn là 50 cm. Tính
a) Khoảng vân giao thoa trên màn
b) Vị trí vân sáng bậc 5, vân tối thứ 4. Đáp số: Tự giải
Câu 9. Một nguồn sáng điểm O phát ra ánh sáng bước sóng  = 0,6 m và điểm được
chiếu sáng M cách nhau 5 m. Người ta đặt chính giữa OM một màn chắn sáng trên có khoét
một lỗ tròn, sao cho trục lỗ tròn trùng với OM. Xác định bán kính của lỗ tròn để cường độ
sáng tại điểm M gấp 4 lần khi chưa có màn. Đáp số: r = 0,87 mm
Câu 10. Một nguồn sáng điểm O và điểm được chiếu sáng M (với ánh sáng có bước
0,5m) cách nhau 4m. Người ta đặt chính giữa OM một màn chắn sáng trên có khoét một lỗ
tròn, sao cho trục lỗ tròn trùng với OM. Xác định bán kính của lỗ tròn để tại điểm M tối. Đáp
số: r = 1 mm

177
CHƯƠNG 6: LÝ THUYẾT LƯỢNG TỬ & CƠ HỌC LƯỢNG TỬ

6.1 Bức xạ nhiệt và Thuyết lượng tử năng lượng của Planck


6.1.1 Hiện tượng bức xạ nhiệt
Chúng ta biết rằng, nhận thức của con người đối với sự vật trước hết phải thông qua
việc quan sát các sự vật hay hiện tượng nào đó liên quan đến tương tác giữa ánh sáng và
vật chất. Khi chiếu ánh sáng vào bề mặt của một vật, một phần ánh sáng bị phản xạ trong
khi phần khác sẽ bị hấp thụ hoặc truyền qua. Phần ánh sáng phản xạ khi chiếu đến mắt sẽ
giúp chúng ta thấy vật, trong khi phần ánh sáng hấp thụ sẽ làm cho vật tăng năng lượng hay
nhiệt độ của chúng. Ngoài các vật được chúng ta nhìn thấy do có ánh sáng phản xạ từ chúng,
ta có thể thấy được vật khi chúng tự phát ra ánh sáng. Một ví dụ dễ quan sát thấy nhất là
vào ban đêm, khi đốt cháy một thanh củi, ta sẽ quan sát thấy nó do ngọn lửa phát ra. Trong
phổ bước sóng này, có vùng nhìn thấy do đó chúng ta quan sát được ngọn lửa đang cháy
(hình 6.1). Nguồn bức xạ điện từ này do tác dụng của nhiệt tạo ra nên gọi là bức xạ nhiệt
(thermal radiation). Bức xạ nhiệt cũng là một hình thức truyền nhiệt, ngoài ra còn có các
hình thức khác như đối lưu (convection) và dẫn nhiệt (thermal conduction).

Hình 6.1 Bức xạ nhiệt từ ngọn lửa phát ra

178
Trên thực tế, hầu như mọi vật đều phát ra bức xạ nhiệt do chúng luôn ở một nhiệt độ
nhất định lớn hơn 0K. Khi đi vào cấu tạo của vật, chúng ta thấy rằng vật chất được tạo ra
từ nguyên tử, phân tử. Nguyên tử hay phân tử luôn luôn chuyển động nhiệt hỗn loạn không
ngừng. Nên mọi vật ở nhiệt độ khác không luôn phát ra bức xạ nhiệt.
Bức xạ nhiệt là bức xạ điện từ được kích thích do năng lượng chuyển động nhiệt
của nguyên tử, phân tử.
Bức xạ nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật.
Ở mọi nhiệt độ trên vật luôn đồng thời xảy ra hai quá trình là phát ra bức xạ nhiệt và hấp
thụ bức xạ nhiệt. Nếu năng lượng bức xạ nhiệt mà vật hấp thụ vào lớn hơn năng lượng bức
xạ nhiệt vật phát ra thì nhiệt độ của vật tăng. Nếu năng lượng bức xạ nhiệt mà vật hấp thụ
vào nhỏ hơn năng lượng bức xạ nhiệt vật phát ra thì nhiệt độ của vật giảm. Nếu năng lượng
bức xạ nhiệt mà vật hấp thụ vào bằng năng lượng bức xạ nhiệt vật phát ra thì nhiệt độ của
vật không đổi, ta gọi đó là bức xạ nhiệt cân bằng.
Năng suất phát xạ đơn sắc
Để nghiên cứu định lượng của bức xạ nhiệt cân bằng, một đại lượng mô tả khả năng
phát xạ sóng điện từ của một vật là năng suất phát xạ đơn sắc và năng suất phát xạ toàn
phần. Năng suất phát xạ đơn sắc r ( , T ) là năng lượng bức xạ nhiệt do vật phát ra theo mọi
phương, trong một đơn vị thời gian, trên một đơn vị diện tích, ứng với một khoảng đơn vị
bước sóng

dR
r ( , T )  (6.1)
d
Vì một vật phát phát xạ sóng điện từ với mọi bước sóng khác nhau, khi đó tích phân trên
toàn bộ vùng bước sóng sẽ thu được năng suất phát xạ toàn phần.

R   r ( , T ) d  (6.2)
0

Hệ số hấp thụ đơn sắc


Chúng ta biết rằng, trong bức xạ nhiệt, một vật không chỉ phát xạ mà còn hấp thụ sóng
điện từ. Do đó để mô tả khả năng hấp thụ sóng điện từ của một vật, chúng ta sử dụng khái

179
niệm hệ số hấp thụ đơn sắc. Hệ số hấp thụ đơn sắc a( ,T ) được định nghĩa là tỉ số giữa
năng lượng bức xạ nhiệt hấp thụ được ( dE ) và năng lượng chiếu vào vật ( dE ).

dE
a ( , T )  , (6.3)
dE
trong đó, dE là năng lượng bức xạ nhiệt ứng với khoảng bước sóng ( ,   d  ) chiếu lên diện
tích dS của vật trong một đơn vị thời gian và dE là năng lượng bức xạ nhiệt ứng với khoảng
bước sóng ( ,   d  ) mà vật hấp thụ trên diện tích dS trong một đơn vị thời gian.
Vì dE  dE nên a( , T )  1. Trong thực tế: a( , T )  1. Nếu a( , T )  1 thì vật được gọi
là vật đen tuyệt đối.
Vật đen tuyệt đối là vật hấp thụ toàn bộ năng lượng bức xạ nhiệt chiếu tới vật.
Bức xạ nhiệt của vật đen tuyệt đối
Năng suất phát xạ toàn phần R là năng lượng bức xạ nhiệt do vật phát ra trên một đơn
vị diện tích mặt ngoài theo mọi phương, trong một đơn vị thời gian, ứng với mọi bước sóng.
Năng suất phát xạ toàn phần R của một vật phụ thuộc vào bản chất của vật và nhiệt
độ T. Năm 1879, bằng kết quả thực nghiệm, Joseph Stefan đã tìm ra hệ thức xác định năng
suất phát xạ toàn phần của vật đen tuyệt đối:

R  T 4 (6.4)
Với  = 5,67.10-8 W/m2K4 được gọi là hằng số Stefan-Boltzmann. Biểu thức (6.4) là định
luật Stefan-Boltzmann, năng suất phát xạ toàn phần tỉ lệ thuận với hàm bậc bốn của nhiệt
độ. Để xây dựng mô hình lý thuyết nhằm giải thích mối quan hệ bậc bốn của nhiệt độ với
năng suất phát xạ toàn phần. Năm 1900, Rayleigh đã xem các bức xạ điện từ phát ra trong
hốc của vật đen như là hệ sóng đứng, ông cho rằng hệ sóng đứng này tương đương với các
dao động tử điều hòa cổ điển của các hạt tích điện ở trong thành của hốc và có dạng sau

8 2
r ( , T )  3 kT (6.5)
c
Sau đó, từ năm 1905, Jeans đã áp dụng vật lý thống kê để khảo sát hệ sóng đứng trong
hốc của vật đen và thu được cùng một kết quả với Rayleigh. Tuy nhiên, như được chỉ ra
trong hình 6.2. Định luật Rayleigh – Jeans chỉ phù hợp với thực nghiệm ở vùng năng lượng

180
thấp (tần số thấp, bước sóng dài). Khi nhiệt độ tăng lên, mật độ năng lượng bức xạ tăng
không giới hạn, do đó năng suất phát xạ toàn phần tăng lên vô cùng khi lấy tích phân trong
toàn bộ miền bức xạ.

R  ,T   ! (6.6)
Kết quả này là vô lý, vì theo thực nghiệm năng suất phát xạ toàn phần tỷ lệ với lũy
thừa bậc bốn của nhiệt độ như trong hệ thức (6.4). Sự khác biệt này xảy ra kể từ vùng tử
ngoại, và được gọi là tai biến vùng tử ngoại.

Hình 6.2 Phân bố mật độ năng lượng theo bước sóng

Cũng trong thời gian này, do yêu cầu nghiên cứu các chuyển động nhanh và hệ hạt vi
mô bên trong các hạt nhân, người ta càng nhận thấy rằng còn nhiều điểm hạn chế khi sử
dụng lý thuyết cổ điển, trong đó vẫn chưa thể giải thích một cách rõ ràng một số hiện tượng
điển hình như bức xạ nhiệt, hiệu ứng quang điện, hiệu ứng Compton và thuyết tương đối.
Do đó cần mộ hình lý thuyết phù hợp hơn.
Bài tập ví dụ: Một ngôi sao phát ra năng suất phát xạ toàn phần có độ lớn 73483200 W/m2.
Giả thiết ngôi sao là một vật đen tuyệt đối. Tính nhiệt độ của ngôi sao lúc đó.

181
Gợi ý: Năng suất phát xạ toàn phần liên hệ với nhiệt độ tuyệt đối theo hàm bậc bốn như
trong công thức (6.4), chúng ta tính được nhiệt độ tuyệt đối: T  4 R /   6000 K.
6.1.2 Thuyết lượng tử năng lượng của Planck
Để khắc phục khủng hoảng vùng tử ngoại do hệ quả của định luật Rayleigh – Jeans,
mà cơ sở của nó là dựa trên sự liên tục của năng lượng của sóng điện từ. Planck đã mạnh
dạn đưa ra một giả thuyết hoàn toàn mới tại thời điểm đó, ông cho rằng năng lượng của bức
xạ nhiệt bị hấp thụ hay phát xạ không phải có giá trị bất kỳ mà bao giờ cũng là bội số
nguyên của một năng lượng nguyên tố, được gọi là lượng tử năng lượng. Độ lớn của lượng
tử năng lượng này tỉ lệ thuận với tần số của bức xạ

hc
  h  , (6.7)

trong đó, h  6,625.1034 J.s là hằng số tác dụng, sau này được gọi là hằng số Planck. Về
mặt lý thuyết, Planck vẫn giữ nguyên ý tưởng Rayleigh và coi hệ sóng đứng trong hốc của
vật đen là dao động tử nhưng là dao động tử lượng tử. Vì vậy số hạng kT là năng lượng
trung bình của dao động tử cổ điển được thay bằng số hạng exp  h / kT   1 là năng lượng

trung bình của dao động tử điều hòa lượng tử. Do đó hệ thức (6.5) được viết lại như sau:

8 2 h
r ( , T )  3 h
(6.8)
c
e kT
1
Từ công thức Planck, ta có thể thu lại được hệ thức Rayleigh –Jeans và định luật Stefan –
Boltzmann khi tính năng suất phát xạ toàn phần. Thật vậy, để thu lại biểu thức Rayleigh –
h  h  h
Jeans, ta xét trường hợp vùng tần số thấp khi đó 1 nên exp    1  ; để thu
kT  kT  kT
được định luật Stefan – Boltzmann, ta tính năng suất phát xạ toàn phần
 
2 h 3
R   r ( , T )d   2  h d   T 4 (6.9)
c 0 kT
0
e 1
Kết quả giải tích thu được chính là hệ thức (6.4), điều này cho thấy giả thuyết mà
Planck đưa ra đã chính xác và mở ra một lĩnh vực nghiên cứu hoàn toàn mới trong đầu thế

182
kỷ 20, lý thuyết hạt ánh sáng mà sau đó là lý thuyết lượng tử. Một lĩnh vực nghiên cứu đưa
con người vượt xa nhận thức hiểu biết từ trước đến nay.
Hệ thức (6.8) cho chúng ta một liên hệ giữa bước sóng ứng với năng suất phát xạ cực
đại, để tìm bước sóng tương ứng với mật độ năng lượng cực đại của hàm r ( , T ) , ta lấy đạo
hàm của nó và khi đó giá trị cực đại của năng suất phát xạ tương ứng tại giá trị m thỏa mãn
điều kiện

dr ( , T )
0 (6.10)
d
Suy ra

mT  b, (6.11)
với b = 2,898.10-3 m.K được gọi là hằng số Wien. Biểu thức (6.11) là định luật dịch chuyển
Wien. Wien (nhà vật lý người Đức) nhận giải Nobel vật lý năm 1911.
Một trong các ứng dụng quan trọng của hiện tượng bức xạ nhiệt là kính hồng ngoại
(thiết bị nhìn đêm) được sử dụng chủ yếu cho mục đích quân sự. Chúng ta biết rằng cơ thể
người có nhiệt độ khoảng 37oC, luôn phát ra bức xạ nhiệt có bước sóng ứng với năng lượng
cực đại xung quanh giá trị 1000 nm, đây là vùng hồng ngoại mà mắt thường không thể nhìn
thấy được. Thông qua một hệ các thấu kính, ống nhòm hồng ngoại sẽ thu nhận các bức xạ
điện từ phát ra từ người, các vùng nhiệt độ khác nhau sẽ phát ra các bức xạ điện từ có năng
lượng cực đại khác nhau. Bức xạ hồng ngoại này sau khi được chiếu vào các tế bào cathode
(photocathode) sẽ gây ra hiệu ứng quang điện và phát ra các quang electron, các electron
được gia tốc bởi một điện thế tương đối lớn nhằm tăng tốc độ chuyển động và đập vào màn
chắn được phủ một lớp bột phát quang (phosphor screen), tùy thuộc vào bước sóng và
cường độ phát ra từ nguồn mà số electron đập vào màn chắn sẽ thay đổi, qua đó hình ảnh
thu được sẽ có độ tương phản khác nhau, kết quả sẽ cho ra một hình ảnh được quan sát về
vật thể có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường (hình 6.3).

183
Hình 6.3 Bức xạ nhiệt của một người bình thường

Bài tập ví dụ: Một ngôi sao phát ra năng suất phát xạ toàn phần có độ lớn 73,48.106 W/m2.
Giả thiết ngôi sao là một vật đen tuyệt đối. Bước sóng ứng với năng suất phát xạ toàn phần
cực đại có giá trị bằng bao nhiêu, xác định năng lượng của photon tương ứng với bước sóng
đó.
Gợi ý: Chúng ta xác định được nhiệt độ tuyệt đối phát ra của ngôi sao này là 6000K, từ đó
tính được bước sóng ứng với năng suất phát xạ cực đại m  b / T  0,483 µm.
6.2 Thuyết lượng tử ánh sáng của Einstein
Trên cơ sở của thuyết lượng tử năng lượng của Planck. Năm 1905 Einstein đưa ra
thuyết lượng tử ánh sáng:
- Ánh sáng được tạo thành từ những hạt gọi là photon. Mỗi photon của ánh sáng đơn sắc
mang một năng lượng xác định

hc
  h  (6.12)

- Trong mọi môi trường hạt photon luôn truyền đi với cùng vận tốc c =
3.10 8m/s.
- Cường độ sáng I tỉ lệ thuận với số hạt photon.

h
- Khối lượng của hạt photon: m (6.13)
c

184
Vì hạt photon không tồn tại ở trạng thái đứng yên, nên khối lượng nghỉ của hạt photon bằng
không: m0  0 .
- Động lượng của photon:

h
p (6.14)

Einstein (nhà vật lý người Đức gốc Do Thái) nhận giải Nobel vật lý năm 1921
6.3 Hiệu ứng quang điện và ứng dụng
Hiệu ứng quang điện ngoài
Giả thuyết lượng tử năng lượng của Planck cho biết sự phát ra riêng lẽ của các gói
năng lượng do sự dao động của các dao động tử, nhưng chưa cho thấy có mối liên hệ đến
ánh sáng khi lan truyền trong môi trường. Einstein đã mở rộng lý thuyết trên và cho rằng
ánh sáng cũng chính là sóng điện từ, bao gồm các lượng tử ánh sáng là các hạt photon. Lý
thuyết này đã giải thích một cách rõ ràng bản chất của hiệu ứng quang điện (hình 6.4)
Hiệu ứng quang điện ngoài là hiện tượng các hạt electron bức ra khỏi bề mặt kim loại
khi chiếu vào một chùm ánh sáng có bước sóng thích hợp.
Hiệu ứng quang điện được Hertz khám phá lần đầu tiên năm 1887. Thông thường, các
electron liên kết với bề mặt vật liệu nên không thể tự thoát ra khỏi bệ mặt của nó. Khi có
ánh sáng chiếu vào bề mặt vật liệu, các electron này sẽ nhận được năng lượng cho đến khi
đủ lớn để thoát ra được khỏi bề mặt kim loại. Các electron bay ra được gọi là quang
electron. Như vậy ta thấy rằng, cần có một năng lượng tối thiểu nào đó để cung cấp cho
electron, khi đó các electron thắng được lực liên kết giữa nó và bề mặt vật liệu, các electron
sẽ bay được ra ngoài. Lượng năng lượng tối thiểu đó được gọi là công thoát của vật liệu,
mỗi vật liệu khác nhau sẽ có công thoát khác nhau.

185
Hình 6.4 Hiệu ứng quang điện đối với thanh kim loại

Các thí nghiệm khảo sát hiệu ứng quang điện được mô tả như trong hình 6.5. Một
nguồn sáng đơn sắc chiếu đến cathode K của tế bào quang điện. Trong tế bào quang điện
có hai cực bằng kim loại: cực A là anode, cực K là cathode làm bằng kim loại cần nghiên
cứu hiện tương quang điện. Các electron sau khi bay ra khỏi bề mặt cathode sẽ chuyển động
tạo ra dòng quang điện.

Hình 6.5 Sơ đồ mô tả hiệu ứng quang điện

Trong thí nghiệm này, chúng ta sẽ khảo sát hiệu ứng quang điện trong hai trường hợp:
(1) đặt điện thế dương tại anode và điện thế âm tại cathode (UAK > 0); (2) đặt điện thế âm
tại anode và điện thế dương tại cathode (UAK < 0).

186
 Phần UAK > 0 ứng với tế bào quang điện phân cực thuận. Các electron sau khi thoát ra
khỏi cathode sẽ bị hút về anode, khi điện áp tăng lên, các electron từ cathode bị hút càng
nhiều về anode, do đó dòng quang điện cũng tăng theo và đạt giá trị bão hòa sau khi toàn
bộ electron thoát ra đều bị hút về anode. Cường độ dòng quang điện bão hòa liên hệ với số
electron thoát ra theo hệ thức

i0  n.e, (6.15)
với n là số electron bức ra khỏi điện cực K trong một giây.
 Phần UAK < 0 ứng với tế bào quang điện phân cực nghịch, lúc này các electron sau khi
thoát ra khỏi bề mặt các cathode sẽ chịu một lực điện trường đẩy chúng trở lại cathode. Khi
tăng độ lớn hiệu điện thế UAK đến một giá trị nhất định, nghĩa là UAK càng âm, lực điện
trường sẽ tăng lên và ngăn cản toàn bộ electron đến anode, khi đó dòng quang điện sẽ triệt
tiêu (bằng 0). Hiệu điện thế mà tại đó dòng quang điện triệt tiêu được gọi là hiệu điện thế
hãm Uh (Uh = - |UAK|) và:

1
eU h  me vm2 , (6.16)
2
trong đó, vm là vận tốc ban đầu cực đại của quang electron, Uh là hiệu điện thế hãm, e là
điện tích của electron, me là khối lượng của electron.
Các định luật quang điện
Định luật giới hạn quang điện. Đối với mỗi kim loại nhất định hiệu ứng quang điện chỉ
xảy ra khi bước sóng  của bức xạ chiếu vào kim loại thoả mãn   o, trong đó o là giới
hạn quang điện của kim loại đó. Các kim loại khác nhau có giới hạn quang điện khác nhau
(bảng 6.1)
Để electron thoát ra khỏi bề mặt kim loại. Năng lượng nó hấp thụ từ một photon phải
thắng được công chuyển dời của electron bên trong kim loại ra khỏi bề mặt kim loại, và
được gọi là công thoát A của kim loại (J, eV), với

hc
h   A, (6.17)

Như vậy ta có

187
hc
  0 , (6.18)
A
với

hc
0  (6.19)
A

Bảng 6.1 Giới hạn quang điện của một số kim loại
Kim loại λo (μm) Kim loại λo (μm)

Bạc 0,26 Natri 0,50

Đồng 0,30 Kali 0,55

Kẽm 0,35 Xesi 0,66

Nhôm 0,36 Canxi 0,75

Định luật dòng quang điện bão hoà. Cường độ dòng quang điện bão hoà i0 tỉ lệ thuận với
cường độ sáng I chiếu vào kim loại.
Cường độ dòng quang điện bảo hoà i0 tỉ lệ với số quang electron (n) bức ra khỏi cực
K, n lại tỉ lệ với n là số hạt photon đập vào cực K, mặt khác n lại tỉ lệ với cường độ sáng
I. Như vậy i0  n  n  I (hình 6.6).

188
Hình 6.6 Đồ thị mô tả cường độ dòng quang điện và cường độ sáng

Định luật về động năng cực đại. Động năng cực đại của quang electron không phụ thuộc
vào cường độ sáng I mà chỉ phụ thuộc vào tần số γ hay bước sóng của bức xạ chiếu vào.
Năng lượng electron hấp thụ từ một photon được chia làm hai phần: một phần để
thắng công thoát A bức ra ngoài, còn lại biến thành động năng ban đầu, trên cơ sở đó
Einstein đã đưa ra một hệ thức mà sau đó gọi là công thức Einstein về hiệu ứng quang điện

hc 1
 A  mevm2  A  eU h (6.20)
 2
Hiệu ứng quang điện trong và ứng dụng
Hiệu ứng quang điện không chỉ xảy ra đối với kim loại mà còn xảy ra đối với chất bán
dẫn. Khi chiếu ánh sáng thích hợp vào chất bán dẫn, các electron trong khối vật dẫn sẽ nhận
được năng lượng và thoát ra khỏi sự liên kết với hạt nhân để tạo thành các electron tự do,
đồng thời tạo ra các lỗ trống. Các electron và lỗ trống đều tham gia vào quá trình dẫn điện,
khi đó khối bán dẫn trở thành vật dẫn điện. Các chất bán dẫn có giới hạn quang điện lớn
hơn so với kim loại (bảng 6.2).
Bảng 6.2 Giới hạn quang điện của một số bán dẫn/hợp chất
Bán dẫn/hợp chất A (eV) λo (μm)

CdS 1,38 0,90

Si 1,12 1,11

Ge 0,66 1,88

PbS 0,30 4,14

Hiện tượng quang điện có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, có thể được sử dụng
như quang điện trở, trong ống kính hồng ngoại, cánh cửa tự động hay pin năng lượng mặt
trời. Trong đó pin năng lượng mặt trời đang một lĩnh vực rất quan trọng, cung cấp nguồn
năng lượng sạch, an toàn như một giải pháp dần thay thế cho các năng lượng ô nhiễm khác
như nhiệt điện, điện hạt nhân. Hiện nay các tâm pin mặt trời đã được thương mại hóa và
189
được sử dụng khá nhiều nơi trên thế giới, mỗi tấm pin năng lượng mặt trời chứa rất nhiều
pin mặt trời được lắp ghép lại với nhau (hình 6.7).

Hình 6.7 Các tấm pin mặt trời (trái) và cấu tạo chung của pin mặt trời (phải)

Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời dựa trên hiệu ứng quang điện trong. Pin mặt
trời có cấu tạo như được mô tả trong hình 6.8, bao gồm các thành phần chính như (1) tấm
kính trong suốt có gắn điện cực để ánh sáng truyền qua, đồng thời có tác dụng bảo vệ các
tấm bán dẫn ở phía dưới; (2) tấm bán dẫn loại N; (3) tấm bán dẫn loại P; (4) điện cực ở mặt
dưới của pin.

Hình 6.8 Cấu tạo chung của pin mặt trời

190
Như đã đề cập trong chương 3, khi hai lớp bán dẫn tiếp xúc với nhau, tại vùng tiếp
xúc sẽ có các electron và lỗ trống trung hòa lẫn nhau, tạo ra một vùng không gian mà tại đó
xuất hiện một điện trường ngăn cản sự chuyển động của các hạt mang điện. Khi có ánh
sáng mặt trời chiếu vào có vùng bước sóng nhỏ hơn giới hạn quang điện của tấm bán dẫn,
các photon sẽ đi xuyên quan lớp bán dẫn loại N vào vùng tiếp xúc giữa hai lớp bán dẫn.
Các photon tới sẽ cung cấp năng lượng giải phóng sự kết cặp của cặp electron – lỗ trống,
tạo ra các hạt mang điện tự do di chuyển về mỗi phía. Các electron di chuyển về lớp bán
dẫn loại N trong khi lỗ trống di chuyển sang bán dẫn loại P, tạo ra một hiệu điện thế trong
đó lớp bán dẫn P như điện cực dương, lớp bán dẫn N như điện cực âm của một nguồn điện.
Khi được kết nối với mạch ngoài có bóng đèn, các electron di chuyển trong mạch tạo thành
dòng điện và đèn phát sáng.
Bài tập ví dụ: Một thanh kim loại có công thoát A = 2,42 eV. Chiếu một nguồn ánh sáng
trắng (trong khoảng 400-750 nm) vào bề mặt kim loại trên. Biết h  6,625.1034 J.s ,

c  3.108 m/s , khối lượng của electron me  9,1.1031 kg và 1eV =1,6.10-19J.


a) Cho biết vùng ánh sáng có thể gây ra hiệu ứng quang điện cho tấm kim loại này.
b) Xác định vận tốc ban đầu cực đại lớn nhất có thể khi e bay ra.
Gợi ý: a) Chúng ta biết rằng, hiệu ứng quang điện chỉ xảy ra khi bước sóng ánh sáng chiếu
vào nhỏ hơn giới hạn quang điện ( 0 ), với

hc 6,625.1034.3.108
0    513 (nm)
A 2, 42.1,6.1019

Như vậy vùng ánh sáng có thể gây ra hiệu ứng quang điện trong khoảng 400-513 nm.
b) Với mỗi bước sóng nhất định, các quang electron sẽ bật ra với vận tốc ban đầu cực đại
khã nhau, khi ánh sáng đơn sắc chiếu vào có năng lượng càng lớn, vận tốc cực đại của các
electron càng lớn. Do đó vận tốc cực đại của quang electron bay ra có thể đạt giá trị lớn
nhất khi bước sóng chiếu vào bề mặt kim loại nhỏ nhất,   400 (nm). Sử dụng công thức
(6.20), chúng ta thu được:

2  hc  2  1,9875.1025 
vm    A  31 
 2, 42.1,6.1019   4,9.105 m/s
me    9,1.10  400.10 9

191
6.4 Lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng
Bản chất sóng của ánh đã được xác định thông qua một số hiện tượng giao thoa ánh
sáng, trong đó thí nghiệm thường gặp là thí nghiệm Young. Ngoài ra, hiệu ứng quang điện
lại mô tả bản chất hạt của ánh sáng, trong đó còn xuất hiện các đại lượng như năng lượng,
động lượng của photon. Bản chất lưỡng tính và sóng, vừa hạt như vậy được gọi là lưỡng
tính sóng hạt của ánh sáng.
Ngoài ánh sáng, các hạt vi mô (như các electron) cũng thể hiện bản chất lưỡng tính
sóng hạt của chúng. Bản chất hạt của hạt vi mô thường được quan sát rõ ràng thông qua
việc xác định năng lượng và động lượng của hạt, trong khi bản sóng của hạt vi mô thường
khó để mô tả. Chúng ta biết rằng, đối với cơ học cổ điển, sóng và hạt là hai phạm trù đối
lập, và không thể cùng tồn tại trong một vật thể. Lưỡng tính sóng hạt chỉ quan sát được
bằng các biểu diễn lượng tử, trong đó hành xử của một hạt có thể được biểu diễn thông qua
hàm sóng  ( x, y, z, t ) phụ thuộc vào không gian và thời gian. Bức tranh giao thoa của hạt
vi mô như bức tranh xác suất mà hạt xuât hiện trên màn tại một vị trí nhất định, xác suất để
hạt xuất hiện tại một vùng không gian dV được xác định thông qua hệ thức
2
PV    dV (6.21)
V

Vì hạt chắc chắn có mặt trong toàn bộ không gian, nên xác suất trên toàn bộ không gian
bằng đơn vị, và được gọi là điều kiện chuẩn hóa hàm sóng.

1 
2
dV (6.22)


Để thấy hiện tượng giao thoa hàm sóng của các hạt electron, ta xét thí nghiệm Young với
hai khe hẹp là nơi mà các hạt electron đi qua. Xét tại một điểm trên màn, với  1 là hàm
sóng của eletron từ khe 1 truyền tới,  2 là hàm sóng của eletron từ khe 2 truyền tới. Khi đó,
hàm sóng tại một điểm là tổng của hai hàm sóng có dạng    1  2 và mạt độ xác suất
tìm hạt lúc này là

   1  2
2 2
(6.23)

192
Phụ thuộc vào độ lệch pha của hai hàm sóng và một số điều kiện thí nghiệm (khoảng cách
hai khe, khoảng cách từ hai khe tới màn), chúng ta sẽ thu được bức tranh giao thoa mà tại
đó xác suất xuất hiện của các eletron là lớn hoặc nhỏ.
Cần lưu ý rằng, hàm sóng của hạt vi mô phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định để
mô tả đúng tính chất vật lý của hiện tượng, bao gồm:
- Hàm sóng phải giới nội: hàm sóng phải thỏa mãn điều kiện sao cho tích phân (6.22) hội
tụ.
- Hàm sóng phải đơn trị: ứng với mỗi hàm sóng chỉ có một xác suất tìm hạt, vì có nhiều
xác suất tìm hạt sẽ không phù hợp với lý thuyết xác suất.
- Hàm sóng phải liên tục: bình phương hàm sóng là mật độ xác suất tìm hạt, mật độ xác
suất tìm hạt là đại lượng liên tục.
- Đạo hàm bậc nhất của hàm sóng phải liên tục, điều này được rút ra từ điều kiện của
phương trình mà hàm sóng phải thỏa mãn.
Chúng ta biết rằng, một hạt vi mô có thể được mô tả bởi hàm sóng và các hàm sóng
có thể giao thoa với nhau để tìm được những vị trí mà tại đó xác suất có mặt của hạt là lớn
nhất hoặc nhỏ nhất, bây giờ chúng ta cần tìm mối liên hệ giữa tính sóng (  ) và tính hạt (p)
của hạt vi mô để thấy rằng, hạt vi mô cũng mang bản chất sóng hạt, đó là công thức liên hệ
giữa bước sóng và động lượng của vi hạt do De Broglie đề xuất trong công trình luận án
của ông và được gọi là bước sóng De Broglie (Đờ-Brơi).

h h
  , (6.24)
p mv

trong đó,  là bước sóng của vi hạt (m), m là khối lượng của vi hạt (kg), v là vận tốc độ
(m/s). Trên thực tế, không chỉ có hạt vi mô mà tất cả các hạt vật chất bất kỳ đều có lưỡng
tính sóng hạt, tuy nhiên những vật có khối lượng càng lớn thì bản chất hạt các thể hiện rõ
và bản chất sóng sẽ không thấy rõ, do bước sóng quá bé. Ngược lại, một vật có khối lượng
càng bé, tính sóng được thể hiện rõ ràng hơn. Bước sóng De Broglie của một số vật như
sau:
- Một chiếc xe có khối lượng 1 tấn, chuyển động với vận tốc 100 m/s thì có bước sóng De
Broglie là 6,6.10-39 m.

193
- Viên đạn có khối lượng 10 g bay với vận tốc 500 m/s thì có bước sóng De Broglie là
1,3.10-34 m.
- Một electron có khối lượng 9,1.10-31 kg chuyển động với vận tốc 5,93.105 m/s thì có bước
sóng De Broglie là 1,2 nm.
Quan sát các ví dụ trên, chúng ta thấy rằng hai trường hợp đầu tiên có bước sóng De Broglie
quá bé, không thể quan sát được bằng thực nghiệm. Trong khi ví dụ thứ ba cho thấy, bước
sóng De Broglie của electron là lớn, có thể xác nhận bằng thực nghiệm thông qua nhiễu xạ
electron lên tinh thể. Năm 1929, De Broglie đã nhận giải Nobel vật lý cho phát hiện này.
6.5 Laser và ứng dụng
Đặc điểm của laser
Lý thuyết lượng tử đã mở ra nhiều ứng dụng quan trọng, trong đó có việc phát minh
ra laser. Laser là các từ đầu của “ Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation”
có nghĩa khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ cảm ứng. Phát xạ cảm ứng là một quá trình đóng
vai trò quan trọng trong hoạt động của laser.
Laser có nhiều đặc tính nổi bật, vượt xa so với ánh sáng bình thường, bao gồm:
- Độ đơn sắc cao: Độ đơn sắc cho biết bước sóng mà laser phát ra có bước sóng gần bằng
f
nhau với sai số rất nhỏ, sai số tương đối của tần số vào khoảng  1012 , đối với nguồn
f
ánh sáng bình thường, tỷ số này vào khoảng 105 .
- Tính kết hợp cao: Tính kết hợp cho thấy mức độ cùng phương và tần số cao của ánh sáng
laser, do đó nguồn ánh sáng này có thể dùng trực tiếp để tạo ra hiện tượng giao thoa ánh
sáng.
- Tính định hướng cao: Độ mở của chùm tia laser rất nhỏ, vào khoảng 10-3 rad.
- Cường độ lớn: Cường độ điện trường của tia laser có giá trị rất lớn 1010 V/m.
Để hiểu rõ cơ chế hoạt động của laser, chúng ta phải xét sự tương tác giữa bức xạ điện từ
với các nguyên tử, phân tử trong vật chất. Một số dạng phát xạ như sau
Phát xạ ngẫu nhiên (tự phát)
Khi bức xạ điện từ chiếu vào một vật, các nguyên tử, phân tử sẽ hấp thụ năng lượng một phần
hoặc toàn bộ để đạt trạng thái thái kích thích. Mức năng lượng của electron trong nguyên tử thông
thường ở trạng thái cơ bản E1, khi nhận năng lượng bên ngoài sẽ nhảy lên mức năng lượng cao
194
hơn En. Trạng thái kích thích En không bền, sau khoảng thời gian 10-6 s đến 10-8 s nguyên
tử tự phát trở về trạng thái Em nào đó thấp hơn một cách ngẫu nhiên và phát ra một hạt
photon có năng lượng

hc
h   En  Em (6.25)

Do bức xạ tự phát ngẫu nhiên nên pha và phương chuyển động của các photon (ánh sáng)
phát ra khác nhau. Các photon phát ra không kết hợp. Do đó các nguồn sáng trong tự nhiên
phát sáng chủ yếu dựa trên cơ chế phát xạ ngẫu nhiên.
Phát xạ cảm ứng
Ta xét hai mức năng lượng E1, E2 trong nguyên tử và đang ở trạng thái kích thích E2.
Nếu có một hạt photon có năng lượng đúng bằng h  E2  E1 chuyển động tới nguyên tử,
photon này sẽ kích thích để nguyên tử phát ra một photon thứ hai có năng lượng, pha và
hướng truyền giống với photon tới (hình 6.9). Bức xạ chiếu tới được gọi là bức xạ kích
thích, bức xạ phát ra gọi là bức xạ cảm ứng.

Hình 6.9 Bức xạ cảm ứng

So với bức xạ tự phát, bức xạ cảm ứng có một số khác biệt sau đây:
- Phát xạ cảm ứng chỉ xảy ra khi có sự kích thích của bức xạ (photon) có cùng tần số.
- Các bức xạ cảm ứng có cùng tần số, cùng pha, cùng hướng và độ phan cực với bức xạ
kích thích. Bức xạ cảm ứng là bức xạ kết hợp. Cơ chế bức xạ cảm ứng được Einstein đưa
ra năm 1917.
Môi trường khuếch đại ánh sáng
195
Ta xét một khối chất ở trạng thái cân bằng nhiệt có nhiệt độ T. Theo Boltzmann số
E1 E2
 
nguyên tử có năng lượng E1 là N1  C e kT
, số nguyên tử có năng lượng E2 là: N 2  C e kT

. Trong đó C là hằng số và k = 1,38.10-23 J/K là hằng số Boltzmann. Ta có


E2  E1
N1
e kT
(6.26)
N2

Do E2 > E1, nên N1 > N2. Như vậy bình thường số nguyên tử N1 ở trạng thái có
năng lượng nhỏ (E1) lớn hơn số nguyên tử N2 ở trạng thái có năng lượng lớn (E2).
Khi chiếu ánh sáng vào một môi trường bình thường nguyên tử ở trạng thái năng
lượng E1 sẽ hấp thụ photon và nhảy lên mức năng lượng cao hơn (E2), gọi là môi
trường hấp thụ ánh sáng. Dĩ nhiên trong trường hợp này các hạt photon tới cũng có
thể gây ra bức xạ cảm ứng và tạo ra các hạt photon mới.
Nhưng do số nguyên tử (N2) ở mức năng lượng lớn (E2) quá nhỏ so với số nguyên
tử (N1) ở mức năng lượng nhỏ (E1). Cho nên số hạt photon mới được tạo ra do bức xạ cảm
ứng nhỏ không đáng kể so với số hạt photon hấp thụ. Nếu ta cung cấp năng lượng cho các
nguyên tử ở mức năng lượng E1 một cách liên tục để chúng nhảy lên mức năng lượng cao hơn.
Người ta gọi hiện tượng này là “ bơm’’, có thể bơm bằng ánh sáng hay điện, kết quả sao cho N2
> N1, khi đó môi trường tạo ra sự đảo mật độ hạt.
Khi đó một nguyên tử ở trạng thái năng lượng E2 tự phát trở về trạng thái E1 phát ra
một photon h  E2  E1 . Hạt photon này tác dụng kích thích lên một nguyên tử khác ở
trạng thái E2 gây bức xạ cảm ứng tạo ra hạt photon mới h  E2  E1 . Hai photon này lại
gây ra bức xạ cảm ứng tạo ra hai hạt photon mới nữa … Tiếp tục như thế trong một thời
gian ngắn số hạt photon kết hợp được tạo ra bởi bức xạ cảm ứng tăng lên rất nhanh.
Nếu dùng hai mức năng lượng E1 và E2 không thể tạo ra được môi trường mật độ đảo
lộn N2 > N1. Vì khi bơm các nguyên tử từ E1 lên E2 thì đồng thời cũng có quá trình bức xạ
cảm ứng đưa các nguyên tử trở về E1. Sau một thời gian sẽ xuất hiện sự cân bằng động. Số
nguyên tử được bơm lên và số nguyên tử trở về do bức xạ cảm ứng bằng nhau. Kết quả N1
= N2. Để tạo ra môi trường mật độ đảo lộn N2 > N1. Tối thiểu phải dùng ba mức năng lượng:
E1, E2 và E3 .
196
Bơm các nguyên tử từ trạng thái năng lượng E1 lên trạng thái năng lượng E3. Các nguyên
tử tồn tại ở trạng thái E3 trong một khoảng thời gian rất gắn từ 10-6 s đến 10-8 s. Sau đó các
nguyên tử dịch chuyển tự phát xuống trạng thái năng lượng E2. Các nguyên tử tồn tại ở trạng
thái E2 một thời gian khoảng 10-3 s tương đối lớn so với thời gian ở trạng thái E3. Kết quả tạo
ra sự đảo lộn mật độ giữa hai mức năng lượng E1 và E2: N2 > N1 (hình 6.10).

Hình 6.10 Đảo lộn mật độ nguyên tử trên hai mức năng lượng E1 và E2

Cấu tạo cơ bản và nguyên lí hoạt động của máy phát Laser
Cấu tạo cơ bản của một máy phát Laser như sau (hình 6.11). Bao gồm (1) là môi
trường hoạt tính: khí, lỏng, rắn hay bán dẫn; (2) nguồn cung cấp năng lượng để bơm các
nguyên tử ở năng lượng E1 lên E3 có thể: ánh sáng hay điện; (3) gương phản xạ; (4) gương
bán phản xạ. Hai gương (3) và (4) tạo thành hệ cộng hưởng.

Hình 6.11 Cấu tạo máy phát laser

Khi được cung cấp của năng lượng (2), giả sử có một nguyên tử ở trạng thái E2 tự phát
trở về E1 phát ra một photon có phương vuông góc với hai gương (3) và (4) và hướng tới

197
gương (3). Hạt photon phản xạ lại môi trường hoạt tính (1) gây ra bức xạ cảm ứng tạo ra
một photon mới. Hai photon kết hợp đến gương (4) và phản xạ lại môi trường hoạt tính (1).
Chúng gây ra bức xạ cảm ứng tạo ra hai photon kết hợp mới. Bốn photon kết hợp đến gương
(3) và phản xạ lại môi trường hoạt tính (1), lại gây ra bức xạ cảm ứng tạo ra thêm bốn
photon kết hợp nữa. Tám photon kết hợp đến gương (4) và phản xạ lại môi trường hoạt tính
(1). Tiếp tục như thế trong một thời gian rất ngắn số hạt photon kết hợp chuyển động dọc
theo trục của hệ cộng hưởng tăng lên rất nhanh. Do đó ánh sáng Laser đi ra khỏi gương bán
phản xạ (4) cũng tăng lên rất nhanh.
Ứng dụng của ánh sáng Laser
 Trong Y học ánh sáng Laser dùng để chữa bịnh bằng liệu pháp Laser quang động học,
bằng liệu pháp Laser nhiệt, dùng làm dao mổ Laser trong phẩu thuật Tai – Mũi – Họng,
phẩu thuật giác mạc trong nhãn khoa …
 Trong công nghiệp ánh sáng Laser được dùng để khoan, cắt, hàn, tôi bề mặt kim loại, vi
khắc, vi hàn …
 Trong quân sự ánh sáng Laser được dùng để hướng dẫn thả bom chính xác, làm vũ khí
Laser …
 Trong thông tin ánh sáng Laser được dùng để truyền thông tin trong cáp quang, lưu trử
thông tin bằng đĩa quang, tạo ảnh nổi (holography) …
 Trong nghiên cứu khoa học ánh sáng Laser được dùng để làm lạnh chất khí, điều khiển
các phản ứng hoá học, vi kỹ thuật Laser dùng trong nghiên cứu công nghệ sinh học …
6.6 Hiệu ứng đường ngầm
Hiệu ứng đường hầm, hay chui hầm lượng tử (quantum tunneling) là một hiệu ứng
lượng tử mô tả sự chuyển dịch của hệ vật chất từ trạng thái này sang trạng thái khác mà
thông thường bị ngăn cấm bởi các quy luật vật lý cổ điển (hình 6.12).
Trường hợp kinh điển là việc hệ vật chất đi xuyên qua "hàng rào năng lượng", giống
như hệ này đã đào "đường hầm" xuyên rào. Trong cơ học cổ điển, nếu có hai thung lũng và
một ngọn đồi ngăn cách, một hòn bi nằm trong thung lũng thứ nhất sẽ không thể vượt qua
ngọn đồi để sang thung lũng kia nếu nó không được cung cấp năng lượng lớn hơn thế năng
trên đỉnh đồi.

198
Hình 6.12 Hiệu ứng xuyên hầm lượng tử

Trong cơ học lượng tử, vật chất không được miêu tả như các hòn bi, mà giống các
sóng hơn, trong đó hàm sóng miêu tả "hòn bi" lan tỏa sang cả bên thung lũng kia, ngay cả
khi vị trí trung bình của nó ở bên thung lũng này. Vì hàm sóng cho biết xác suất tìm thấy
"hòn bi", có một xác suất nhất định trong việc tìm thấy "hòn bi" ở bên thung lũng kia. Hiệu
ứng này, như các hiệu ứng lượng tử khác, dễ quan sát nhất đối với các hạt nhỏ ở cỡ nanomet,
khi tính chất sóng của chúng thể hiện rõ nét.
Một ứng dụng quan trọng của hiệu ứng là trong kính hiển vi quét chui hầm, cho phép
quan sát các bề mặt dẫn điện ở kích thước nanomet, một kích thước quá nhỏ so với kính
hiển vi quang học sử dụng ánh sáng ở bước sóng cỡ micromet. Dòng điện thu được do điện
tử "chui hầm lượng tử" từ bề mặt cần quan sát sang đầu đọc cho biết mức năng lượng của
hàng rào và do đó mức độ lồi lõm của bề mặt.

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1. Một photon có bước sóng   0,6m sẽ có năng lượng bằng bao nhiêu? Biết rằng
một nguồn có công suất 0,2 mW phát ra ánh sáng trên, tính số photon bay ra trong mỗi
giây?
Câu 2. Công thoát của kim loại Na là 2,5 eV. Xác định giới hạn quang điện của kim loại
này. Nếu chiếu một bức xạ có bước sóng 550 nm vào bề mặt im loại Na thì các electron có
bay ra không? Giải thích.
199
Câu 3. Ánh sáng đơn sắc có tần số 6,77.1014 Hz đập vào bề mặt catôt là một kim loại có
công thoát 2,46 eV. a) Xác định vận tốc cực đại mà các quang electron bay ra; b) Đặt một
điện thế bao nhiêu giữa anôt và catôt để giảm giá trị dòng quang điện xuống 0.
Câu 4. Chiếu một ánh sáng đơn sắc có bước sóng 300 nm vào một tế bào kim loại có giới
hạn quang điện là 450 nm. Tính
a) Năng lượng của photon và công thoát A
b) Động năng ban đầu cực đại và vận tốc ban đầu cực đại của photon
Câu 5. Cho biết một nguồn nhiệt phát ra bức xạ có năng lượng cực đại tương ứng với bước
sóng 477nm. Tính nhiệt độ của nguồn đó (xem là vật đen tuyệt đối)
Câu 6. Người ta xác định được năng suất phát xạ toàn phàn của một nguồn nhiệt ở xa là
108 W/m2. Hãy tính bước sóng ứng với bức xạ cho năng lượng cực đại của nguồn trên.
Câu 7. Một hạt electron chuyển động với vận tốc 106 m/s sẽ có bước sóng Đơbrơi là bao
nhiêu? Một xe tải có khối lượng 2 tấn chuyển động với vận tốc 80 km/h sẽ có bước sóng
Đơbrơi là bao nhiêu?
Câu 8. Một nguyên tử ở trạng thái kích thích E2 = - 3,4 eV và phát ra một bức xạ để nhảy
xuống mức năng lượng thấp hơn E1 = -13,6 eV thì bước sóng của bức xạ này là bao nhiêu?

200

You might also like