Công nghiệp hóa ở Hàn Quốc thời kỳ tổng thống Park Chung Hee

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Thị Bé Loan

CÔNG NGHIỆP HÓA Ở HÀN QUỐC


THỜI KỲ TỔNG THỐNG PARK CHUNG HEE (1961-1979)

INDUSTRIALIZATION IN SOUTH KOREA


UNDER THE ERA OF PARK CHUNG HEE (1961-1979)

NGUYỄN THỊ BÉ LOAN

THÔNG TIN TÓM TẮT


Ngày nhận bài: 06-12-2022
Năm 1961, tận dùng thời cơ tình hình chính trị - xã hội bất
Ngày biên tập xong:24-12-2022
ổn, Park Chung Hee tiến hành đảo chính, thiết lập chế độ
Ngày duyệt đăng: 05-01-2023
độc tài ở Hàn Quốc, bắt đầu kỷ nguyên cầm quyền của mình.
Mã số: TCKH37-13-2023
Trong suốt 18 năm cầm quyền, Park Chung Hee tiến hành
ISSN: 2525 – 2429
nhiều cuộc tái thiết tổ chức nhà nước, chính sách phát triển
kinh tế - xã hội với mong muốn củng cố tối đa quyền lực của
mình, đưa Hàn Quốc trở thành “nước giàu, quân mạnh”.
Sau gần hai thập niên xây dựng và phát triển, Hàn Quốc đã
đạt được những thành quả bước đầu hết sức quan trọng và
tạo tiền đề cho sự cất cánh kinh tế lần thứ nhất của đất nước,
đưa Hàn Quốc bước vào hàng ngũ “Các nước công nghiệp
mới” (NICs).
Từ khóa: công nghiệp hóa; Hàn ABSTRACT: In 1961, taking advantage of the unstable socio-
Quốc; kinh tế; Park Chung Hee. political situation, Park Chung Hee carried out a military
coup d’etat, established the South Korean dictatorship, and
Key words: industrialization; Korea;
started his era. During his 18 years in power, Park Chung
economic; Park Chung Hee.
Hee carried out many reconstructions of the nation through
many effective socio-economic development policies with the
aim of reinforcing absolute power and building the economy
modernization for a “rich nation, strong army” of South
Korea. After nearly two decades of construction and
development, South Korea has achieved very important
initial results that created a premise for the country's first
economic take-off, bringing South Korea into one of the
“Newly industrialized countries” (NICs).

1. ĐẶT VẤN ĐỀ tạo ra năng suất xã hội cao. Công nghiệp hóa là
Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi quá trình có những đặc điểm cơ bản sau: 2)
từ nền nông nghiệp truyền thống với quy mô Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cơ cấu
nhỏ lẻ, manh mún, thô sơ sang nền công nghiệp kinh tế hợp lý tạo lập phương pháp sản xuất
hiện đại dựa vào máy móc kỹ thuật hiện đại, để tiên tiến để có thể khai thác và sử dụng tối đa

(*)
ThS. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, loan.ntbe@gmail.com

69
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 37, Tháng 01 - 2023

nguồn lực của nền kinh tế; 2) Công nghiệp hóa công nghiệp hóa đất nước. Quá trình công
là quá trình có tính lịch sử, cái sau phát triển nghiệp hóa thời Park Chung Hee được chia làm
dựa vào những cái trước, quá trình công nghiệp hai giai đoạn, giai đoạn 1962-1971: Công
hóa cũng gắn với từng giai đoạn lịch sử nhất nghiệp hóa quá độ chuyển từ hướng nội sang
định, biến đổi theo các điều kiện kinh tế - xã hội hướng ngoại và giai đoạn 1972-1981: Công
của từng giai đoạn đó; 3) Công nghiệp hóa là quá nghiệp hóa hướng ngoại.
trình phát triển kinh tế khách quan và kết quả của 2.1.1. Công nghiệp hóa giai đoạn 1962-1971: Quá
công nghiệp hóa phụ thuộc vào nhận thức và độ chuyển từ hướng nội sang hướng ngoại
năng lực của mỗi quốc gia. Về bối cảnh kinh tế - xã hội, sau khi nắm
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều chính quyền năm 1961, Tổng thống Park
nước và các vùng lãnh thổ giải phóng và giành Chung Hee nhấn mạnh phát triển kinh tế là
được độc lập. Thập niên 60 của thế kỷ XX, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Trong những
cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển ngày năm 1960, chính phủ tiến hành công nghiệp
càng mạnh mẽ, hàng loạt quốc gia và các vùng hóa hướng xuất khẩu lấy công nghiệp nhẹ làm
lãnh thổ tiến hành công nghiệp hóa để khắc trọng tâm. Cụ thể, trong giai đoạn 1962-1971,
phục khủng hoảng và phát triển đất nước. Vào chính phủ tiến hành lần lượt Kế hoạch 5 năm
những năm 1960-1970, chính quyền các nước lần thứ nhất (1962-1966) và Kế hoạch 5 năm
Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông và Đài lần thứ hai (1967-1971). Đây là giai đoạn đầu
Loan, chủ trương tiến hành các chương trình công nghiệp hóa theo định hướng xuất khẩu khi
kinh tế - xã hội thành công ngoạn ngục. Ở Hàn nền kinh tế dần dựa vào nguồn lực trong nước
Quốc, Park Chung Hee lên nắm chính quyền thay thế cho viện trợ nước ngoài [6, tr.62].
năm 1961, khi đất nước đang rơi vào cuộc Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, chính
khủng hoảng toàn diện. Sau khi củng cố quyền phủ tập trung phát triển cơ sở hạ tầng (đường
lực, ông tiến hành các chương trình phát triển sá, cầu cống, đường xá…) [5, tr.57], đồng thời
kinh tế nhằm đưa Hàn Quốc thoát khỏi khủng chuẩn bị cơ sở cho quá trình đẩy mạnh xuất
hoảng chính trị - xã hội và đặc biệt là tình trạng khẩu. Các lĩnh vực công nghiệp được đẩy mạnh
suy thoái kinh tế. Đồng thời, thành công của phát chủ yếu là điện, phân bón, hóa học, lọc
chương trình phát triển kinh tế còn giúp Park dầu và xi măng…
Chung Hee hợp hiến hóa quyền lực của mình. Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ hai, mục
Trong 18 năm cầm quyền, tổng thống Park tiêu của chính phủ là hiện đại hóa cơ cấu công
Chung Hee tiến hành “Kế hoạch kinh tế 5 năm” nghiệp hướng ngoại. Chính sách nhập khẩu dần
4 lần: (1962-1966), (1967-1971), (1972-1976), được thay thế bằng chủ trương đẩy mạnh xuất
(1977-1981). khẩu sản phẩm công nghiệp nhẹ, lấy nguồn lao
2. NỘI DUNG động dồi dào và tiền lương thấp để làm lợi thế
2.1. Quá trình công nghiệp hóa ở Hàn Quốc cạnh tranh với nước ngoài. Các mặt hàng xuất
từ năm 1962-1979 khẩu chính là sản phẩm của công nghiệp nhẹ:
Trong suốt 18 năm cầm quyền, Tổng Vải, cao su, gỗ.
thống Park Chung Hee không những tập trung, Trong giai đoạn này, chính phủ đã thực
củng cố và tăng cường quyền lực của mình, mà hiện nhiều chính sách nhằm thúc đẩy quá trình
còn chú trọng việc phát triển kinh tế, khôi phục công nghiệp hóa:
đất nước, tham vọng đưa Hàn Quốc trở thành Một là, thực hiện chính sách huy động vốn
quốc gia phát triển. Sau khi nắm quyền lực năm trong nước, đồng thời chú trọng thu hút nguồn
1961, ông nhanh chóng tiến hành thực hiện vốn nước ngoài. Năm 1962, chính phủ ban hành

70
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Thị Bé Loan

Bộ luật đầu tư, thu hút dòng vốn đầu tư nước thiếu thốn nghiêm trọng tài nguyên, vượt qua
ngoài chảy vào Hàn Quốc. Nguồn vốn nước sức ép về thị trường nhỏ bé trong nước để
ngoài vào Hàn Quốc trong giai đoạn 1962-1971 hướng ra xuất khẩu, tạo động lực cho tăng
tăng lên 2,5 tỷ USD, trong đó vốn vay, vốn nước trưởng kinh tế [5, tr.58]. Tỷ lệ xuất khẩu trong
ngoài chiếm đến 83% tổng đầu tư [7, tr.68]; GNP tăng từ 2,4% năm 1961 lên 11,2% năm
Hai là, nhà nước tích cực thúc đẩy đầu tư 1971 [5, tr.58]. GNP đầu người của Hàn Quốc
phát triển và hỗ trợ công nghiệp xuất khẩu. Nhà năm 1962 chỉ đạt 87 USD, đến năm 1971 đạt
nước dành nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp 289 USD, tăng lên gấp 3 lần.
như được vay vốn với lãi suất thấp, được phép 2.1.2. Công nghiệp hóa hướng ngoại ở Hàn
chuyển đổi ngoại hối với giá ưu đãi, miễn giảm Quốc giai đoạn 1972-1979
hoặc giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và Cuối những năm 1960 - đầu những năm
nguyên liệu... Để tập trung đẩy nhanh phát triển 1970, tình hình thế giới và khu vực có nhiều
công nghiệp, nhà nước thực thi chế độ tiền biến động. Năm 1972, Hệ thống tiền tệ Bretton
lương thấp, giữ giá lương thực thấp để hỗ trợ Woods sụp đổ, quan hệ quốc tế chuyển từ đối
cho công nghiệp phát triển. Năm 1967, nhà đầu sang đối thoại. Trong nước, Hàn Quốc đối
nước ban hành luật khuyến khích các ngành mặt với tình hình chính trị căng thẳng, nền kinh
chế tạo máy móc, đóng tàu. Năm 1967, luật tế bộc lộ dấu hiệu suy thoái: Gia tăng nợ nước
khuyến khích các ngành điện tử, thép, hóa dầu ngoài, thâm hụt cán cân thanh toán, phụ thuộc
bằng ưu đãi thuế và hỗ trợ để nội địa hóa phụ vào nước ngoài về nguyên vật liệu, mất cân đối
tùng và các chi tiết máy móc... [3, tr.70]; sâu sắc giữa các ngành công nghiệp... Trước
Ba là, nhà nước đẩy mạnh phát triển bối cảnh đó, tổng thống Park Chung Hee buộc
nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình công phải tăng cường củng cố quyền lực, đồng thời
nghiệp hóa. Để giải quyết tình trạng thiếu hụt đẩy mạnh phát triển kinh tế nhằm đưa Hàn
nguồn lao động lành nghề và các chuyên gia kỹ Quốc thoát khỏi khủng hoảng. Park Chung Hee
thuật cao, chính phủ tiến hành xây dựng hệ tiếp tục tiến hành lần lượt Kế hoạch 5 năm lần
thống dạy nghề nhà nước. Năm 1967, Hàn thứ ba (1972-1976) và Kế hoạch 5 năm lần thứ
Quốc ban hành đạo luật dạy nghề. Năm 1968, tư (1977-1981), phát triển kinh tế hướng xuất
viện dạy nghề Trung ương được thành lập để khẩu lấy công nghiệp nặng và hóa chất làm
đào tạo hướng dẫn viên dạy nghề có sự hỗ trợ trọng tâm. Mục tiêu của Kế hoạch 5 năm lần
và giúp đỡ của ngân hàng tái thiết và phát triển thứ ba là củng cố các ngành công nghiệp phụ
quốc tế. Trong giai đoạn này, nhà nước chủ trợ phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu
trương phát triển nguồn nhân lực với nhu cầu như sắt thép, xi măng, phân bón, dầu lửa... Mục
của kinh tế. Nhà nước đặc biệt chú trọng phát tiêu của Kế hoạch 5 năm lần thứ tư là đầu tư
triển hệ thống giáo dục chuyên nghiệp. Nếu cho các ngành công nghiệp kỹ thuật cao như
như giai đoạn năm 1952-1960, học sinh chuyên chế tạo thép, lọc hóa dầu, đóng tàu, ô tô, điện
nghiệp chỉ tăng 3,6%, học sinh phổ thông tăng tử... Năm 1973, trong bài phát biểu chào đón
13,6% thì trong thời gian 1960-1970, số lượng năm mới, Park Chung Hee đưa ra “Tuyên bố về
học sinh phổ thông tăng 6,7%, còn học sinh công nghiệp nặng và hóa chất”, đặt mục tiêu
chuyên nghiệp tăng 10,7% [3, tr.72]. dài hạn đến năm 1980 Hàn Quốc trở thành một
Như vậy, trong giai đoạn 1962-1971, với trong những nước phát triển hàng đầu, GNP
chính sách phát triển kinh tế hướng xuất khẩu bình quân đầu người đạt 1.000 USD và kim
lấy công nghiệp nhẹ làm trọng tâm của chính ngạch xuất nhập khẩu đạt 10 tỷ USD [4, tr.90].
phủ, Hàn Quốc bước đầu đã khắc phục được sự Chính phủ chỉ định sáu ngành chiến lược của

71
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 37, Tháng 01 - 2023

công nghiệp nặng và hóa chất gồm sắt thép, lọc hiện chính sách đưa người đi đào tạo ở nước
hóa dầu, kim loại màu, máy móc, đóng tàu và ngoài và thu hút các nhà khoa học người Hàn
điện tử. Trong giai đoạn này, chính phủ đã thực Quốc sinh sống và làm việc ở nước ngoài hồi
hiện nhiều chính sách và giải pháp để đảm bảo hương. Chính phủ trả lương cao gấp ba lần cán
chiến lược công nghiệp hóa đi đúng hướng: bộ trong nước để thu hút các nhà khoa học kỹ
Một là, chính phủ tích cực hỗ trợ tài chính và thuật trở về nước làm việc. Với chính sách ưu
dành nhiều chính sách ưu đãi về thuế, vốn cho đãi như vậy, số lượng nhà khoa học hồi hương
các ngành công nghiệp chiến lược. Năm 1974, ngày càng nhiều, đây cũng là một điều kiện tiền
chính phủ kết hợp với các cơ quan tài chính thành đề quan trọng để Hàn Quốc chuyển từ quốc gia
lập Quỹ Đầu tư quốc gia (National Investment được chuyển giao công nghệ thành quốc gia
Fund - NIF), với mục đích huy động và phân bổ sáng chế và xuất khẩu công nghệ.
vốn vào đầu tư, đẩy mạnh phát triển các ngành Đồng thời, chính phủ cũng đẩy mạnh phát
công nghiệp nặng và hóa chất [1, tr.153]. triển nông nghiệp, phát động phong trào làng
Hai là, chính phủ đẩy mạnh phát triển mới Saemaul năm 1970. Chính phủ tích cực
khoa học công nghệ phục vụ công nghiệp nặng đưa ra nhiều giải pháp như trợ giá thu mua
và hóa chất. Trong những năm 1960, Hàn Quốc nông sản, hỗ trợ vật tư cho nông dân xây dựng
tăng cường tiếp nhận khoa học công nghệ nước cơ sở vật chất như đường sá, cầu cống, điện
ngoài. Trong những năm 1970, chính phủ tăng nước... Chính phủ còn hỗ trợ kỹ thuật phục vụ
cường mở rộng đào tạo kỹ thuật, cải tạo cơ cấu cho sản xuất nông nghiệp với giá thành rẻ, ưu
tổ chức để thích ứng với công nghệ được tiếp tiên cho vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp…
nhận, tăng cường nghiên cứu nhằm đáp ứng Kết quả là năng suất lúa tăng trung bình từ 3,5
mục tiêu phát triển công nghiệp nặng và hóa tấn/ha năm 1971 lên 4,9 tấn/ha năm 1977 [4, tr.
chất, chú trọng vấn đề vốn, đẩy mạnh cạnh 98]; thu nhập bình quân của hộ gia đình nông
tranh công nghiệp [7, tr.150]. Chính phủ nhập thôn tăng gần gấp 6 lần từ 824 USD năm 1970
khẩu công nghệ kỹ thuật tiên tiến từ những lên 4.830 USD năm 1979.
nước phát triển vào trong nước để vừa cải tiến, Như vậy, trong giai đoạn 1972-1979,
vừa đổi mới kỹ thuật, nắm được công nghệ và chính phủ đã can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp,
khuyến khích phát triển năng lực bên trong sâu rộng vào quá trình công nghiệp hóa. Với
theo phương châm “sáng tạo hơn là bắt chước”. chính sách phát triển đúng hướng, sự hỗ trợ cần
Hầu hết khoa học kỹ thuật ở Hàn Quốc trong thiết và kịp thời của chính phủ đã góp phần
những năm 1960 là tiếp nhận viện trợ công thành công cho quá trình công nghiệp hóa. Do
nghệ không hoàn lại, đến những năm 1970 là vậy, nền kinh tế Hàn Quốc đã đạt được nhiều
nhập khẩu công nghệ để học theo. Chính phủ thành quả. GNP của Hàn Quốc tăng từ 107 tỷ
Hàn Quốc thực hiện chính sách phân vùng phát USD năm 1972 lên 616 tỷ USD năm 1979 [5,
triển khoa học kỹ thuật trong nước, thiết lập tr.65]. Đồng thời, cơ cấu kinh tế, cơ cấu công
những khu vực liên hợp công nghiệp, xây dựng nghiệp có sự thay đổi nhanh chóng.
thành phố khoa học Daedeok ở Daejeon (1973), 2.2. Những đặc điểm của công nghiệp hóa ở
thúc đẩy chuyển giao công nghệ, mở rộng viện Hàn Quốc thời kỳ Tổng thống Park Chung Hee
nghiên cứu ở các trường đại học. Hàn Quốc xuất phát từ quốc gia nghèo tài
Ba là, chính phủ chú trọng đào tạo đội ngũ nguyên thiên nhiên, kinh tế nông nghiệp, bị
nhân lực khoa học kỹ thuật và thợ lành nghề có chiến tranh tàn phá nặng nề. Trải qua 30 năm
khả năng và sáng tạo, không phụ thuộc vào bên tiến hành công nghiệp hóa, Hàn Quốc đã cất
ngoài. Đầu những năm 1970, chính phủ thực cánh ngoạn mục bước vào nhóm những nước

72
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Thị Bé Loan

công nghiệp mới. Đặc biệt, thành công của quá Trong giai đoạn năm 1961-1979, chính
trình công nghiệp hóa dưới thời kỳ Tổng thống phủ Hàn Quốc tiến hành cải tiến giáo dục để
Park Chung Hee chính là tiền đề quan trọng tạo ra một nguồn nhân lực có trình độ cao.
đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia phát triển như Chính sách cải tiến giáo dục thời kỳ này gắn
ngày hôm nay. Giai đoạn năm 1962-1971, với liền với lợi ích kinh tế, đó là phát triển nhanh
việc thay đổi chiến lược phát triển kinh tế nguồn nhân lực một cách thích hợp để phục vụ
hướng nội sang hướng ngoại, thi hành chính trực tiếp cho quá trình công nghiệp hóa. Hệ
sách khuyến khích xuất khẩu sản phẩm các thống trường học được mở rộng, bao gồm cả
ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động. trường công và trường tư [5, tr.171].
Giai đoạn năm 1972-1979, Hàn Quốc tiếp tục Đầu những năm 1970, chính phủ thực hiện
phát triển nền kinh tế hướng xuất khẩu nhưng lấy chính sách đưa người đi đào tạo ở nước ngoài
công nghiệp nặng và hóa chất làm trọng tâm. và thu hút các nhà khoa học người Hàn Quốc
2.2.1. Sự lựa chọn chiến lược công nghiệp hóa đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài hồi
phù hợp của chính quyền Park Chung Hee hương. Chính phủ trả lương cao gấp ba lần cán
Một trong những yếu tố quyết định quá bộ trong nước để thu hút các nhà khoa học kỹ
trình công nghiệp hóa thành công thời kỳ tổng thuật trở về nước làm việc [5, tr.165]. Với
thống Park Chung Hee là sự lựa chọn chiến chính sách ưu đãi như vậy, số lượng nhà khoa
lược công nghiệp hóa phù hợp - chuyển mô học hồi hương làm việc ngày càng nhiều, đây
hình công nghiệp hóa từ hướng nhập khẩu sang cũng là một điều kiện tiền đề quan trọng để
hướng xuất khẩu, từ mô hình công nghiệp hóa Hàn Quốc chuyển từ quốc gia được chuyển
hướng xuất khẩu lấy công nghiệp nhẹ sử dụng giao công nghệ thành quốc gia sáng chế và xuất
nhiều lao động làm trọng tâm (giai đoạn năm khẩu công nghệ.
1961-1971) sang lấy công nghiệp nặng và hóa Ngoài ra, giáo dục Hàn Quốc cũng chú
chất làm trọng tâm (1972-1979). Đặc trưng cơ trọng kết hợp chặt chẽ những yếu tố đặc sắc của
bản trong phát triển công nghiệp của Hàn Quốc văn hóa phương Đông với việc mở rộng và tiếp
là gắn quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công cận các kiến thức và thành tựu khoa học công
nghiệp và cơ cấu kinh tế thích ứng với từng giai nghệ của phương Tây [3, tr.124]. Khơi gợi tinh
đoạn, đó là chuyển từ ngành coi trọng vốn sang thần tự cường, ý thức dân tộc cao, đạo đức lao
coi trọng công nghệ, từ ngành sử dụng nhiều động, tinh thần kỹ luật và tôn ti trật tự trong văn
lao động sang ngành có hàm lượng khoa học kỹ hóa truyền thống của người Hàn Quốc.
thuật cao để tăng cường khả năng cạnh tranh. 2.2.3. Biện pháp giải quyết khôn khéo và hợp
Đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp, đan lý vấn đề công bằng xã hội
xen giữa các tập đoàn công nghiệp lớn và Sự cạnh tranh khốc liệt của bản chất nền
doanh nghiệp vừa và nhỏ, bổ sung cho nhau. kinh tế thị trường tất yếu tạo ra khoảng cách về
2.2.2. Coi trọng phát triển nguồn nhân lực sự phân phối và thụ hưởng giữa các tầng lớp
cho công nghiệp hóa dân cư. Sự phân hóa cao độ về thu nhập, về
Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa điều kiện sống, về trình độ học vấn, về sự tham
học kỹ thuật và thợ lành nghề có khả năng học gia các hoạt động công bằng xã hội… giữa các
hỏi và sáng tạo, không phụ thuộc bên ngoài nhóm xã hội sẽ tạo nên sự bất bình đẳng xã hội.
dưới thời tổng thống Park Chung Hee là một Thành công của chương trình phát triển
trong những yếu tố then chốt thúc đẩy quá trình kinh tế đã giải quyết phần nào nhu cầu về
công nghiệp hóa mạnh mẽ. chương trình phúc lợi như bảo hiểm xã hội, hỗ
trợ y tế giúp đỡ, trợ cấp cho những người có

73
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 37, Tháng 01 - 2023

hoàn cảnh khó khăn và mở rộng cơ hội việc chế, nhưng về cơ bản chính phủ đã có những
làm ở nhiều khu vực. Chế độ về quyền lợi của chính sách kịp thời giải quyết vấn đề mất cân
người lao động được chính phủ đặc biệt quan bằng xã hội. Chất lượng cuộc sống và giáo dục
tâm, tiến hành cải thiện hệ thống văn bản quy thời kỳ này được cải thiện đáng kể giúp nâng
phạm pháp luật liên quan, năm 1973 ban hành cao cuộc sống của người dân, góp phần vào
Luật hưu bổng cho giáo viên các trường tư nhân, công cuộc công nghiệp hóa của Hàn Quốc
năm 1977 sửa đổi bổ sung Luật Bảo hiểm y tế, trong những năm 1960-1970.
năm 1977 soạn thảo Luật Chăm sóc y tế… Các 2.2.4. Vai trò của nhà nước chính quyền
gia đình nghèo được trợ cấp chi phí nhà ở, nhiên trong công nghiệp hóa - điều kiện chính quyết
liệu và học phí cho con cái hoàn thành chương định bước thành công của công nghiệp hóa
trình giáo dục trung học cơ sở [8, tr.663]. Quá trình công nghiệp hóa ở các nước và
Thành công của phong trào Saemaul của vùng lãnh thổ Đông Á như Hàn Quốc,
chính phủ góp phần cải thiện thu nhập của Singapore, Hồng Kông, Đài Loan... diễn ra
người dân ở nông thôn, thu hẹp khoảng cách trong thập niên 70-80 của thế kỷ XX đều gắn
chênh lệch thu nhập hai vùng. Thu nhập của liền với một cấu trúc chính trị tập trung quyền
người nông dân nâng cao rõ rệt từ 112 nghìn lực cao độ mà giới khoa học nước ngoài gọi là
won năm 1965 lên 2,693 triệu won năm 1980 chế độ độc tài. Khác chế độ toàn trị - một hình
[5, tr.184]. Thu nhập bình quân đầu người ở thức chuyên chế nhà nước toàn diện, chế độ
nông thôn năm 1970 bằng 60,5% thành thị thì độc tài là loại hình chính trị mà quyền lực tập
năm 1976 bằng 91,5% [2, tr.70]. Tỷ lệ người trung trong tay một cá nhân hay một nhóm cá
nghèo Hàn Quốc giảm từ 40% năm 1965 xuống nhân. Nhiệm vụ hàng đầu của chế độ độc tài
còn 10% năm 1980. lập ra là giữ gìn ổn định chính trị - xã hội nhằm
Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, chính cứu vãn sự sụp đổ của giai cấp thống trị và
quyền tạo mọi khả năng học tập cho tất cả, khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội và tiến
không phân biệt giàu nghèo. Hiến pháp Hàn hành công nghiệp hóa đất nước. Thời kỳ tổng
Quốc quy định mọi công dân có quyền được thống Park Chung Hee, chính quyền tăng
hưởng giáo dục tiểu học miễn phí và cha mẹ có cường sự can thiệp của mình vào tất cả các lĩnh
nghĩa vụ cho con em mình được hưởng giáo vực đời sống xã hội. Vai trò của nó thể hiện ở
dục ít nhất là bậc tiểu học; miễn giảm học phí bốn nội dung: 1) Xác lập hệ thống lập pháp
cho học sinh tiểu học. Hệ thống trường học đảm bảo hoàn thiện chức năng thị trường; 2)
Hàn Quốc đa dạng và phong phú ở các cấp học. Định hướng, lựa chọn và trực tiếp điều hành
Chính phủ thiết lập và phát triển hệ thống giáo các chương trình phát triển kinh tế. Điểm nổi
dục phi chính phủ như các chương trình giảng bật trong các chính sách và biện pháp kinh tế là
dạy liên tục cho thanh niên và người lớn - tính hệ thống, tính toàn diện cùng quyết tâm
người không có điều kiện học chính quy có cơ cao của nhà nước; 3) Cải tiến hệ thống giáo dục
hội thụ hưởng giáo dục. Tổ chức các lớp học đào tạo nhằm phát triển đội ngũ nhân lực khoa
cộng đồng dành cho thanh niên và phụ nữ ở học kỹ thuật chất lượng; 4) Đảm bảo lợi ích
vùng nông thôn. Chính phủ quan tâm, tạo cơ toàn dân trên trường quốc tế và tìm kiếm sự
hội tiếp cận giáo dục cho người bị thiệt thòi ủng hộ quốc tế cho sự phát triển của Hàn Quốc.
trong xã hội như người khiếm thị, khiếm thính, Các hình thái quản lý nhà nước toàn trị,
người tàn tật... bên cạnh chế độ độc tài, chính quyền tạo cơ hội
Chính sách cân bằng xã hội của chính cho các lực lượng xã hội tham gia quá trình
quyền Park Chung Hee tuy vẫn còn nhiều hạn phát triển. Có thể nói, mô thức công nghiệp hóa

74
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Thị Bé Loan

của Hàn Quốc bao gồm giới quan liêu - trí thức công nghiệp hóa ở Hàn Quốc thời kỳ Park
- toàn dân tham gia là một kinh nghiệm cho các Chung Hee trong giai đoạn 1962-1979 có ý
xã hội khác đang tiến hành hiện đại hóa. Vào nghĩa vô cùng quan trọng và then chốt cho sự
những năm 1980, các triệu chứng chuyển dịch phát triển thần kỳ của Hàn Quốc từ một quốc gia
từ chế độ độc tài đến chế độ dân chủ ở Hàn nghèo trở thành quốc gia công nghiệp mới.
Quốc bắt đầu trở nên mạnh mẽ. Cấu trúc nền Trên nền tảng văn hóa chính trị truyền
kinh tế hiện đại đã tác động mạnh mẽ đến sự thống, công nghiệp hóa ở Hàn Quốc diễn ra thành
thay đổi căn bản các quan hệ xã hội và đẩy công bên cạnh một cấu trúc chính trị tập trung
nhanh quá trình chính trị hóa theo hướng dân quyền lực. Chế độ độc tài ở Hàn Quốc - một sản
chủ trong nhận thức người dân. phẩm sáng tạo của giai cấp thống trị bên trên, phần
3. KẾT LUẬN nào đã góp phần thúc đẩy cho thành công của quá
Vào những năm 50 - 60 - 70 thế kỷ XX, ở trình công nghiệp hóa đất nước. Thành công của
hầu hết các nước và vùng lãnh thổ Đông Á đều công nghiệp hóa ở Hàn Quốc trong thời kỳ độc tài
diễn ra mạnh mẽ công cuộc công nghiệp hóa. Park Chung Hee là một ví dụ điển hình như vậy.
Mặc dù, ở mỗi nước, ở mỗi khu vực, thời gian Trong thế giới ngày nay, sự tiến bộ và thành
thực hiện và mức độ thành công của quá trình công của các dân tộc, các quốc gia là tài sản
công nghiệp hóa là khác nhau, nhưng rõ ràng, quá chung của nhân loại. Nói cách khác, thành công
trình công nghiệp hóa ở Hàn Quốc hay các quốc của quá trình công nghiệp hóa ở Hàn Quốc đã
gia khác như Singapore, Đài Loan, Malaysia, để lại nhiều giá trị lý luận và kinh nghiệm thực
Indonesia, Thái Lan… đã khẳng định sự lựa chọn tiễn quý giá cho các nước tiến hành công
đúng đắn con đường phát triển nhằm tạo dựng nghiệp hóa đi sau, muộn màng hơn như Việt
một xã hội phồn vinh, thịnh vượng. Quá trình Nam chúng ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Cho Soon (Trần Cao Bội Ngọc dịch, 2001), Sự năng động của nền kinh tế Hàn Quốc, Đại học
Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
[2] Hoàng Văn Hiển (2001), Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Hàn Quốc (1961-1993) và
kinh nghiệm đối với Việt Nam, Luận án tiến sỹ Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
[3] Nguyễn Quang Hồng (2002), Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Hàn Quốc trong
giai đoạn 1960-1995: kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế
Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
[4] Chung-yum Kim (1999), Hoạch định chính sách trên chiến tuyến (Hồi ký của một quan chức
kinh tế cao cấp Hàn Quốc, 1945-1979), Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Hà Nội.
[5] Hoa Hữu Lân (2002), Hàn Quốc câu chuyện kinh tế về một con rồng, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[6] Nguyễn Thị Bé Loan (2021), Thể chế Yushin – biến thể độc tài quân sự Hàn Quốc (1972-1979),
Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hồ Chí
Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
[7] Nguyễn Vĩnh Sơn (1996), Tìm hiểu Hàn Quốc, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt
Nam, Hà Nội.
[8] Kiến Văn và Nguyễn Anh Dũng (Biên dịch, 2010), Hàn Quốc - Đất nước và con người, Nxb
Thời Đại, Thành phố Hồ Chí Minh.

75

You might also like