Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

1 C Ôn thi cuối HHK1 – hóa 11 – chương trình sách giáo khoa mới

ÔN THI CUỐI HK1 – HÓA 11


ĐỀ CUỐI

2k7 học giỏi hóa cùng Cô Liên

Câu 1: Ứng dụng chủ yếu của calcium sulfate là


A. sản xuất phân đạm. B. sản xuất thạch cao.
C. làm chất cản quang. D. làm bột nở.
Câu 2. Chất nào sau đây không thuộc loại chất hữu cơ?
A. CH4 B. CH3Cl C. CH3COONa D. CO2
Câu 3. Chất phản ứng ngay với bột sulfur ở điều kiện thường là
A. H2. B. O2. C. Hg. D. Fe.
Câu 4. Chất điện li mạnh là
A. C2H5OH (ethanol). B. H2S. C. KCl. D. Mg(OH)2.
Câu 5: Dựa vào thành phần nguyên tố trong phân tử phân tử (thành phần phân tử), hợp chất hữu cơ được
chia thành mấy loại chính?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6: Hợp chất CH3COOC2H5 thuộc loại hợp chất nào sau đây?
A. Aldehyde. B. Ketone. C. Ester. D. Alcohol.
Câu 7: Có bao nhiêu phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8: Trong phương pháp sắc kí, chất hấp phụ còn được gọi là
A. pha hấp phụ. B. pha bị hấp phụ.
C. pha tĩnh. D. pha động.

Cô Thân Thị Liên - 0933555694


2 C Ôn thi cuối HHK1 – hóa 11 – chương trình sách giáo khoa mới

Câu 9: Công thức nào dưới đây là công thức cấu tạo?
A. HOCH2CH2OH. B. C2H6O2.
C. CH3O. D. CnH3nOn.
Câu 10. H2SO4 loãng và H2SO4 đặc, nóng cùng tác dụng chất nào sau đây thu được 1 muối:
A. Fe. B. Cu C. Fe(OH)2 D. CuO
Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. NH3 là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước.
B. Dung dịch NH3 là một bazơ yếu.
C. Phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2 là phản ứng thuận nghịch.
D. Đốt cháy NH3 không có xúc tác thu được N2 và H2O.
Câu 12. Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 chỉ thể hiện tính axit là
A. Fe(OH)3, Na2CO3, Fe2O3, NH3. B. KOH, FeS, K2CO3, Cu(OH)2.
C. CaCO3, Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeO. D. CuO, NaOH, FeCO3, Fe2O3.
Câu 13 : Mưa acid là hiện tượng nước mưa có lẫn các hạt acid làm cho nước mưa có độ pH nhỏ hơn 5.
Mưa acid gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, cây trồng và cả sức khỏe con người. Nguyên nhân
chủ yếu gây ra hiện tượng mưa acid là do khí SO 2 và khí X đã gây ô nhiễm không khí. Khí X có thể là
A. N2 . B. NH3 . C. CO2 . D. NO2 .
⎯⎯
→ 2CO(g)
Câu 14. Xét cân bằng C (s) + CO2 (g) ⎯

Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng tới cân bằng của hệ?
A. khối lượng carbon. B. nồng độ CO2.
C. Áp suất. D. nhiệt độ.
Câu 15. HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu
vàng là do
A. dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh.
B. dung dịch HNO3 có hoà tan một lượng nhỏ NO2.
C. HNO3 tan nhiều trong nước.
D. khi để lâu thì HNO3 bị khử bởi các chất của môi trường
Câu 16. Chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. NaOH nóng chảy. B. HBr hòa tan trong nước.

Cô Thân Thị Liên - 0933555694


3 C Ôn thi cuối HHK1 – hóa 11 – chương trình sách giáo khoa mới

C. KCl rắn, khan. D. CaCl2 nóng chảy.


Câu 17. Hydrocarbon A có tỉ khối so với He bằng 14. Công thức phân tử của A là
A. C4H10. B. C4H6. C. C4H4. D. C4H8.
Câu 18: Khi chuẩn độ, người ta thêm từ từ dung dịch đựng trong (1) ... vào dung dịch đựng trong bình
tam giác. Dụng cụ cần điền vào (1) là
A. bình định mức B. burette C. pipette D. ống đong
Câu 19: Đặc điểm dễ dàng nhận biết hiện tượng phú dưỡng ở các ao hồ là

A. Nước ao màu đen của tảo phát triển.


B. Nước ao màu xanh của tảo phát triển.
C. Nhiều loài cá sống nổi bềnh lên mặt nước.
D. Nước ao màu vàng của tảo phát triển.
Câu 20: Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau?
A. CH3OH, CH3OCH3. B. CH3OCH3, CH3CHO.
C. HCHO, CH3CHO. D. CH3CH2OH, C3H5(OH)3.
Câu 21. Hợp chất hữu cơ nào sau đây có mạch carbon phân nhánh ?
CH H
HC C
H3C CH CH3
HC CH
CH3
A. B. CH

CH2
H3C CH2 CH2 CH3 . H2C CH2
C. D.

Cô Thân Thị Liên - 0933555694


4 C Ôn thi cuối HHK1 – hóa 11 – chương trình sách giáo khoa mới

Câu 22. Trong khí thải của quy trình sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón hóa học có lẫn khí NH3. Khí này
rất độc đối với sức khỏe của con người và gây ô nhiễm môi trường. Con người hít phải khí này với lượng
lớn sẽ gây ngộ độc: ho, đau ngực (nặng), đau thắt ngực, khó thở, thở nhanh, thở khò khè; chảy nước mắt
và bỏng mắt, mù mắt, đau họng nặng, đau miệng; mạch nhanh; lẫn lộn, đi lại khó khăn, chóng mặt, thiếu
sự phối hợp, bồn chồn. Để xử lí NH3 lẫn trong khí thải, người ta có thể dẫn khí thải qua một bể lọc chứa
hóa chất nào sau đây?
A.Dung dịch Ca(OH)2. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch NaOH. D. Nước.
Câu 23. Cho các phản ứng hóa học sau:

(1) SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

(2) SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

(3) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4

(4) SO2 + NO2 → SO3 + NO


Có bao nhiêu phản ứng trong đó SO2 là chất khử?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 24: Phát biều nào sau đây không đúng?
A. Hai chất có cùng công thức thực nghiệm có thể có phân tử khối khác nhau.
B. Hai chất có cùng công thức thực nghiệm có phần trăm khối lượng các nguyên tố trong phân tử của
chúng là như nhau.
C. Hai chất có cùng công thức thực nghiệm thì thành phần các nguyên tố trong phân tử của chúng là
giống nhau.
D. Hai chất có cùng công thức thực nghiệm luôn có cùng công thức phân tử.
Câu 25: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Trong phản ứng một chiều, chất sản phẩm không phản ứng được với nhau tạo thành chất đầu.
B. Trong phản ứng thuận nghịch, các chất sản phẩm có thể phản ứng với nhau để tạo thành chất đầu.
C. Phản ứng một chiều là phản ứng luôn xảy ra không hoàn toàn.
D. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau trong cùng điều kiện.
Câu 26: Sử dụng phương pháp tách biệt và tinh chế nào dưới đây không phù hợp
A. Làm trứng muối (ử trứng trong dung dịch NaCl bão hoà) là phương pháp kết tinh.
B. Giã cây chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sợi, vải là phương pháp chiết.
C. Làm đường cát, đường phèn từ cây mía là phương pháp kết tinh.

Cô Thân Thị Liên - 0933555694


5 C Ôn thi cuối HHK1 – hóa 11 – chương trình sách giáo khoa mới

D. Nấu rượu truyền thống là phương pháp chưng cất


Câu 27: Phổ hồng ngoại (IR) của hợp chất hữu cơ (X) có công thức phân tử là CH4O được cho như hình
bên dưới. Chất này thường được dùng trong công nghiệp để làm chất chống đông, làm dung môi trong
nước rửa kính xe, chất tẩy rửa sơn, mực in máy photocopy và làm nhiên liệu cho các bếp lò loại nhỏ. Hãy
cho biết dựa vào peak nào có thể dự đoán được (X) là một alcohol.

A. A. B. B. C. C. D. D.
Câu 28: Phổ IR của chất X được cho như hình sau:

X có thể là chất nào trong số các chất sau đây?


A. CH3CH2COOH. B. CH3CH2CH2CHO.
C. CH3CH2NHCH2CH3. D. CH3COCH2CH3.
Câu 29 : Đốt cháy 5,8 gam chất X, thu được 2,65 gam Na2CO3; 2,25 gam H2O và 12,1 gam CO2. Tìm
công thức phân tử X, biết rằng X chỉ chứa 1 nguyên tử oxygen.
A. C6H5ONa B. C3H4O2Na
C. C2H3O2Na D. C7H6ONa

Cô Thân Thị Liên - 0933555694


6 C Ôn thi cuối HHK1 – hóa 11 – chương trình sách giáo khoa mới

Câu 30: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một iron oxide (oxit sắt) bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu
được dung dịch X và 9,28 gam SO2. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối sulfate khan. Giá trị của
m là
A. 52,2. B. 48,4. C. 54,0. D. 58,0.

II. TỰ LUẬN(3,0 điểm)


Câu 1. (1 điểm)
Trong công nghiệp, người ta sản xuất nitric acid ( HNO3) từ ammonia theo sơ đồ chuyển hoá sau:
+ O2 ,t , xt
0
+ O2 + O2 + H 2O
NH 3 ⎯⎯⎯⎯ → NO ⎯⎯ ⎯ → NO2 ⎯⎯⎯⎯ → HNO3
Để điều chế 1 tấn nitric acid có nồng độ 60% cần dùng bao nhiêu kg ammonia? Biết rằng hiệu suất của
quá trình sản xuất nitric acid theo sơ đồ trên là 90%.
Câu 2. (1 điểm)
Hấp thụ hoàn toàn 12,8 gam SO2 vào 250ml dung dịch NaOH 1M.

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

b) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.

Câu 3: Limonene, citral, anethole là các chất hữu cơ có mùi hương đặc trưng, được chiết xuất từ các bộ
phận của thực vật để dùng làm tinh dầu.

a) Hãy xác định công thức phân tử của các chất trên.
b) Dựa vào công thức phân tử, hãy gán các chất trên vào các phổ khối lượng tương ứng dưới đây. Biết
mảnh [M + ] có giá trị lớn nhất.

Cô Thân Thị Liên - 0933555694


7 C Ôn thi cuối HHK1 – hóa 11 – chương trình sách giáo khoa mới

Cô Thân Thị Liên - 0933555694

You might also like