Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Trần Đình Sử – Văn học và hiện thực trong tầm nhìn

hiện đại
Đăng trong Tháng Chín 12, 2010 bởi lythuyetvanhoc

Lời giới thiệu: Tiếp theo bài “Văn học như là tư duy về cái khả nhiên”, chúng tôi
xin giới thiệu bài viết này của GS. TS Trần Đình Sử. Bài viết tiếp tục đào sâu những suy
tư về bản chất nhận thức của văn học, gợi mở những cách hiểu khác, sâu sắc hơn về
một vấn đề then chốt của lý luận văn học – mối quan hệ giữa văn học và hiện thực.
*

Văn họ c và hiện thự c là mộ t trong nhữ ng vấ n đề trung tâm củ a lí luậ n văn họ c, cho
đến nay, dù có rấ t nhiều hệ thố ng lí luậ n giả i thích khác nhau, vẫ n chưa có lí luậ n nào
đượ c nhấ t trí công nhậ n. Đó là vì hoạ t độ ng văn họ c có nhiều mố i quan hệ, mà mỗ i lí
luậ n thườ ng chỉ xây dự ng theo mộ t quan hệ nhấ t định để khái quát thành nguyên lí, cho
nên thườ ng ít gặ p nhau. Theo sự phân tích củ a nhà lí luậ n văn họ c Mĩ M. H. Abrams,
mọ i lí luậ n văn họ c đều xây dự ng trên quan hệ củ a các yếu tố cơ bả n họ p thành hoạ t
độ ng nghệ thuậ t sau đây:

Thế giớ i (hiện thự c)

Tác phẩ m

/ \
Nghệ sĩ(tác giả ) Ngườ i tiếp nhậ n[1]
Từ quan hệ tác phẩ m (văn họ c) vớ i thế giớ i ta có lí thuyết mô phỏ ng cổ xưa và
thuyết phả n ánh ngày nay. Từ quan hệ nghệ sĩ vớ i tác phẩ m, ta có lí thuyết biểu hiện,
sáng tạ o. Từ quan hệ tác phẩ m(văn họ c) vớ i ngườ i thưở ng thứ c ta có lí thuyết giáo huấ n
thự c dụ ng truyền thố ng và lí thuyết giao tiếp, tiếp nhậ n hiện đạ i. Từ bả n thân tác phẩ m
trong quan hệ nghệ sĩ và ngườ i tiếp nhậ n ta có vấ n đề nộ i dung, ý nghĩa, kí hiệu, trò
chơi, giả i trí. Như thế vấ n đề văn họ c và hiện thự c, cho dù bao quát cả quan hệ tác
giả /hiện thự c, ngườ i đọ c/hiện thự c vào trong đó thì cũng chỉ bao quát có mộ t phương
diện củ a mô hình hoạ t độ ng nghệ thuậ t nói chung, và quan hệ đó tác độ ng đến quan
điểm đố i vớ i các phương diện quan hệ còn lạ i. Từ quan điểm đó, không có lí do nào để
hạ thấ p hay phủ nhậ n mố i quan hệ giữ a văn họ c và hiện thự c cũng như phả n ánh luậ n.
Xét từ phương diện này văn họ c phả n ánh hiện thự c vẫ n là mộ t nguyên lí cơ bả n, quan
trọ ng không thể thiếu, nhưng chỉ là mộ t phương diện mà thôi. Phả n ánh, theo nghĩa
triết họ c mà nhà triết họ c Todor Pavlov khái quát, là sả n phẩ m củ a “tác độ ng qua lạ i”, do
đó nó không đơn giả n chỉ là “tái hiện”, “mô phỏ ng”như lâu nay ta hiểu, mà nó còn có
nghĩa là phả n ứ ng, đáp trả , phủ nhậ n…cho nên nhữ ng ngườ i phát biểu “văn họ c không
mô phỏ ng (hay phả n ánh) hiện thự c, mà chỉ phát hiện, biểu hiện thự c tạ i (Cassirer,
Adorno…), thậ m chí phủ nhậ n hiện thự c, phê phán hiện thự c, bóc trầ n các mặ t nạ củ a
hiện thự c, vượ t lên trên hiện thự c, thì cũng đều nằ m trong phạ m trù “phả n ánh” hiện
thự c, bở i họ đã hiểu phả n ánh rộ ng hơn, bao quát hơn. Chẳ ng hạ n, Bả n chấ t nghệ thuậ t,
tính nghệ thuậ t chính là sự phủ định tính bả n thể củ a thự c tạ i. Hình tượ ng văn họ c là sự
phủ định đố i vớ i chấ t liệu thự c tế củ a hiện thự c. Lờ i văn nghệ thuậ t là sự phủ định lờ i ăn
tiếng nói thông tụ c hằ ng ngày. Trướ c đây ta chỉ khẳ ng định phả n ánh luậ n như là lí
thuyết tái hiện, nhậ n thứ c là đã phiến diện, đố i vớ i các lí thuyết khác không đượ c coi là
phả n ánh luậ n đều có thái độ phê phán, thù địch, như thế lạ i càng phiến diện. Hiểu thế,
trong bài này chúng tôi chỉ xét mộ t mố i quan hệ là văn họ c phả n ánh hiện thự c, nhưng
không xem nó là duy nhấ t, quyết định tấ t cả .

2. Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực và thời đại
Mệnh đề “văn họ c phả n ánh hiện thự c” từ ng bị hiểu giả n đơn thành sao chép các sự
kiện củ a thờ i đạ i, tôn sùng nguyên mẫ u, miêu tả ngườ i thậ t việc thậ t, phả n ánh các mâu
thuẫ n bả n chấ t củ a xã hộ i, thờ i đạ i…Mặ c dù có lúc đã sáng tạ o nên nhữ ng sáng tác đáp
ứ ng yêu cầ u thự c tế lịch sử , nhưng do nghèo nàn về tư tưở ng và thẩ m mĩ, thiếu sứ c
tưở ng tượ ng, cá tính sáng tạ o nhợ t nhạ t…cách hiểu đó đã bị phê phán vào thờ i đổ i mớ i
nhữ ng năm 80 – 90 thế kỉ XX. Tuy bị hiểu sơ lượ c, nhưng bản thân mệnh đề đó vẫn có
cơ sở. Bở i đó là mệnh đề xác định mộ t cách tổ ng quát nhấ t mố i quan hệ giữ a văn họ c vớ i
hiện thự c và thờ i đạ i, không có cách biểu đạ t khác. Thuậ t ngữ “mô phỏ ng” có từ thờ i cổ
đạ i. Xưa nhấ t, Platon hiểu “mô phỏ ng” (mimesis) chỉ là mô phỏ ng bề ngoài, chưa phả i
chân lí[2] ,đến Aristote đã hiểu đó là mô phỏ ng con ngườ i, hành độ ng, tự nhiên. Đố i vớ i
Aristote nghệ thuậ t không mô phỏ ng cái dĩ nhiên, mà mô phỏ ng cái khả nhiên củ a thế
giớ i để tạ o ra thế giớ i có giá trị triết lí và thẩ m mĩ. Theo ông thơ ca (tứ c văn họ c) mang
đậ m chấ t triết lí hơn lịch sử . Từ thờ i Phụ c hưng cho đến thờ i Cậ n đạ i cho đến trướ c chủ
nghĩa lãng mạ n tư tưở ng mô phỏ ng hiện thự c vẫ n là tư tưở ng chủ yếu củ a phê bình. Văn
họ c là tấ m gương phả n chiếu đờ i số ng xã hộ i (Stanhdal), nhà văn là thư kí củ a thờ i đạ i
(Balzac), nếu là nhà văn vĩ đạ i thì tác phẩ m củ a anh ta phả n ánh ít ra vài ba khía cạ nh
chủ yếu củ a cuộ c cách mạ ng (Lênin). Đố i vớ i các bậ c thầ y củ a chủ nghĩa hiện thự c, phả n
ánh hiện thự c có nghĩa là tìm kiếm các gía trị nhậ n thứ c,đạ o đứ c, thẩ m mĩ củ a dờ i số ng,
lộ t trầ n các dố i trá, phơi bày mọ i ung nhọ t, xé toạ c mọ i mặ t nạ , là dấ n thân vào tiến trình
tiến bộ củ a xã hộ i. Các tư tưở ng đó đã diễn đạ t khá đúng và hay về mố i quan hệ giữ a văn
họ c và đờ i số ng lịch sử trên tầ m vĩ mô, nghĩa là toàn bộ các sự kiện, nhân vậ t, tư tưở ng,
tình cả m thể hiện trong văn họ c nghệ thuậ t đều là sự phả n ánh củ a đờ i số ng xã hộ i. Cho
dù quan niệm phương Đông xưa xem văn họ c là dùng để nói chí, hoặ c chủ nghĩa lãng
mạ n phương Tây xem văn họ c “biểu hiện tình cả m, khát vọ ng chủ quan củ a con ngườ i”
thì cái chí ấ y, tình cả m ấ y cũng đều là phả n ánh đờ i số ng xã hộ i. Tuy vậ y, coi phả n ánh
luậ n là lí thuyết duy nhấ t để giả i thích văn họ c nghệ thuậ t là chưa đủ , vì vớ i tư cách là
nhậ n thứ c luậ n, phả n ánh luậ n chưa thể đi vào các quy luậ t sáng tạ o củ a văn họ c nghệ
thuậ t cũng như quy luậ t tiếp nhậ n củ a ngườ i đọ c. Để hiểu nghệ thuậ t ngườ i ta phả i
nghiên cứ u quy luậ t sáng tạ o, tâm lí họ c sáng tạ o, kí hiệu họ c, tiếp nhậ n nghệ thuậ t…
nhưng không vì thế mà phủ nhậ n văn họ c phả n ánh hiện thự c, tứ c là phả n ánh sự kiện,
kinh nghiệm, tư tưở ng, tình cả m củ a con ngườ i trong văn họ c.
3. Hiện thực của văn học là thế giới ý nghĩa do thực tiễn gợi ra
Quan niệm hiện thự c như là tồ n tạ i khách quan, không phụ thuộ c vào ý thứ c con
ngườ i đã trở nên siêu hình, không phù hợ p thự c tế. Hiện thự c là thự c tạ i trong mố i quan
tâm củ a con ngườ i. Từ đó, mỗ i hình thái ý thứ c xã hộ i có mộ t đố i tượ ng hiện thự c tương
ứ ng vớ i nó. Hiện thự c củ a văn họ c không giố ng vớ i hiện thự c củ a khoa họ c xã hộ i, khoa
họ c tự nhiên và chính trị. Mộ t thờ i gian rấ t dài chúng ta hiểu “hiện thự c” củ a văn họ c là
cái thự c tế hiểu theo mộ t định hướ ng hẹp ( hiện thự c đấ u tranh thố ng nhấ t nướ c nhà,
hiện thự c đấ u tranh hai con đườ ng, hiện thưc phong trào thi đua…mà thự c chấ t đó là
hiện thự c đã đượ c chính trị hoá ). Hiện thự c củ a văn họ c không tách rờ i vớ i chính trị,
nhưng không đồ ng nhấ t hoàn toàn vớ i hiện thự c củ a chính trị. Chẳ ng hạ n, hiện thự c
chính trị không nhấ t thiết bao gồ m hiện tượ ng vô cả m củ a cá nhân đố i vớ i số phậ n củ a
đồ ng loạ i, sự rung cả m trướ c thiên nhiên…nhưng đó là điều không thể bỏ qua đố i vớ i
hiện thự c củ a văn họ c. Điều này L. Tolstoi đã nói rấ t hay trong tác phẩ m Luserne. Có thể
hiểu, hiện thự c củ a văn họ c là thế giớ i ý nghĩa mà con ngườ i số ng trong đó. Vũ trụ , thiên
nhiên, con ngườ i, xã hộ i, văn hoá, đồ vậ t… chỉ khi có ý nghĩa đố i vớ i con ngườ i mớ i là
hiện thự c. Tấ t cả nhữ ng gì mà con ngườ i tìm thấ y có ý nghĩa đố i vớ i cuộ c số ng và từ đó
khám phá nhữ ng con đườ ng để đi tớ i cuộ c số ng có ý nghĩa tố t đẹp hơn, thú vị hơn trong
nghệ thuậ t đều là hiện thự c. Thự c tiễn cho phép ngườ i ta càng ngày càng phát hiện ra
nhiều ý nghĩa củ a thế giớ i đố i vớ i đờ i số ng và do đó mà cả đố i vớ i nghệ thuậ t. Ý nghĩa
củ a sự vậ t thay đổ i theo quá trình thự c tiễn. Không có hiện thự c bấ t biến, muôn thuở .
Văn họ c phả n ánh hiện thự c đó trong tính đa diện, toàn vẹn và tính thờ i đạ i.

Thự c tiễn là tính chấ t quan trọ ng nhấ t củ a hiện thự c con ngườ i. Thự c tiến là hoạ t
độ ng củ a con ngườ i để vượ t qua hữ u hạ n nhằ m hướ ng tớ i lí tưở ng vô hạ n và tự do. Con
ngườ i là giố ng vậ t luôn ý thứ c sự hữ u hạ n củ a chính mình từ trong mọ i hoạ t độ ng số ng
như cô đơn, tuổ i thọ , khả năng chinh phụ c thế giớ i và bả n thân, hữ u hạ n trong sả n xuấ t,
trong tình yêu, trong sáng tạ o, nhậ n thứ c, cả m nhậ n. Trong hoạ t độ ng vượ t lên chính
mình con ngườ i nếm trả i mọ i tình cả m từ vui sướ ng, tự hào, cao cả , đến bấ t lự c, bi đát,
khôi hài, nhụ c nhã, cay đắ ng… Vì vậ y hiện thự c con ngườ i rấ t phong phú, phứ c tạ p,
muôn màu.

4. Hiện thực của văn học – lĩnh vực của cái khả nhiên
Văn họ c nói chung không phả n ánh hiện thự c như các sự kiện hiện tồ n như báo chí,
thông tấ n, lịch sử biên niên, tư liệu… Văn họ c phả n ánh hiện thự c trong nhữ ng ý nghĩa
do thự c tế và các xu thế, khả năng đờ i số ng gợ i ra. Vì thế từ xưa Aristote đã nói văn họ c
(thi ca) do mô phỏ ng cái khả nhiên mà giàu tính triết lí hơn lịch sử . Văn họ c ngày nay
vẫ n thế, thiên về phả n ánh cái khả nhiên củ a đờ i số ng, bở i đặ c điểm con ngườ i là không
chỉ quan tâm thự c tạ i mà còn quan tâm hơn tớ i khả năng, tương lai. Ngườ i ta có thể
chịu khổ , hi sinh, nếu điều đó có ý nghĩa đố i vớ i tương lai củ a đấ t nướ c, con cháu mình
hoặ c loài ngườ i nói chung[3]. Trong triết họ c duy vậ t biện chứ ng ngườ i ta hiểu hiện thự c
là mộ t cặ p phạ m trù đố i lậ p và chuyển hoá cho nhau. Hiện thự c là cái tồ n tạ i vớ i tư cách
là kết quả thự c hiện củ a mộ t khả năng nào đó, còn khả năng là khuynh hướ ng phát triển
tiềm tạ i củ a mộ t hiện thự c nào đó. Hiện thự c thì không phả i khả năng, còn khả năng thì
chưa phả i là hiện thự c. Nhìn bề ngoài thì rõ ràng ngườ i ta đã loạ i bỏ khả năng ra ngoài
hiện thự c, hạ n chế văn họ c trong việc phả n ánh các sự việc, con ngườ i hiện tồ n. Chúng
ta đã làm như thế và về lí thuyết đã từ ng đố i lậ p văn họ c hiện thự c và văn họ c lãng mạ n.
Nếu hiểu đúng, thì về thự c chấ t hiện thự c bao hàm cả cái khả năng, và thiếu tính khả
năng thì hiện thự c chưa phả i là hiện thự c củ a văn họ c. Chính vì là cái khả năng, nghĩa là
cái chưa trở thành hiện thự c, cho nên nhà văn mớ i có thể dùng hư cấ u sáng tạ o để làm
cho cái khả năng tiềm tạ i hiện hình lên mặ t giấ y cho mọ i ngườ i quan sát, thể nghiệm,
thự c hiện chứ c năng dự báo củ a văn họ c. Con ngườ i không chỉ quan tâm hiện tạ i, nó còn
quan tâm tương lai gấ p trăm nghìn lầ n. Nó sợ nhấ t là hiện thự c không thay đổ i hoặ c
thay đổ i bấ t lợ i cho nó. Nó không lo sợ cái hiện thự c vì nó đã có rồ i, biết rồ i, mà sợ nhấ t
sự bấ t trắ c củ a tương lai. Hiện thự c vố n đã vô cùng phứ c tạ p, song khả năng là lĩnh vự c
còn rộ ng lớ n và phong phú hơn nhiều. Các khả năng hiện thự c và khả năng phi hiện
thự c, văn họ c đều quan tâm. Trong hiện thự c tồ n tạ i vô vàn khả năng, nhưng do điều
kiện cụ thể, hiện thự c chỉ là sự thự c hiện củ a mộ t trong các khả năng nào đó. Các khả
năng khác tuy đã mấ t cơ hộ i đượ c thự c hiện, nhưng chúng vân có ý nghĩa để suy nghĩ về
quá khứ , hiện tạ i và tương lai. Như thế hiện thự c củ a văn họ c rộ ng lớ n gấ p nhiều lầ n so
vớ i hiện thự c củ a lịch sử . Cái khả nhiên còn là hiện thự c độ c nhấ t vô nhị củ a văn họ c, bở i
vì nó là nhữ ng khả năng, cho nên thích hợ p cho nghệ sĩ lự a chọ n về mặ t lí tưở ng, tinh
thầ n, nhậ n thứ c, tình cả m, thích hợ p vớ i trí tưở ng tượ ng, vớ i hư cấ u sáng tạ o. Phả n ánh
cái khả nhiên ngoài chứ c năng dự báo còn có chứ c năng giả i phóng tư duy con ngườ i
khỏ i nhữ ng khuôn mẫ u cứ ng nhắ c, bấ t di dịch.
5. Hiện thực – nguồn kí hiệu tự nhiên vô tận và sức mạnh của chủ nghĩa hiện thực.
Trướ c đây nói đến hiện thự c ta thườ ng chỉ nói đố i tượ ng phả n ánh là nguồ n nộ i
dung nhậ n thứ c củ a văn họ c. Nhưng xét từ góc độ kí hiệu họ c, nếu hiện thự c là thế giớ i ý
nghĩa thì toàn bộ các sự vậ t cụ thể, cả m tính – nhữ ng yếu tố mang nghĩa xung quanh con
ngườ i lạ i đều là nhữ ng kí hiệu tự nhiên ai cũng thấ y, nhớ và hiểu. Các hiện tượ ng, sự
vậ t, con ngườ i – các yếu tố mang nghĩa, do lặ p đi lặ p lạ i, cho nên chúng trở thành kí
hiệu củ a các khả năng cuộ c số ng tiềm ẩ n. Nếu nhà văn biết nắ m bắ t, lự a chọ n cái nổ i bậ t,
cái lặ p lạ i, cái đặ c trưng, sử dụ ng chúng như nhữ ng ngôn ngữ kinh nghiệm quen thuộ c
thì sáng tác củ a anh ta dễ đượ c công chúng đồ ng cả m, hiểu, chính vì thế, ngôn ngữ hiện
thự c, sự miêu tả các hình tượ ng như thậ t từ lâu đã đượ c nghệ thuậ t sử dụ ng và sáng tạ o.
Ngôn ngữ tự nhiên này phong phú vô tậ n, khả năng diễn đạ t hiện thự c bằ ng ngôn ngữ
hiện thự c tự nhiên cũng vô tậ n. Đó là lí do vì sao ngôn ngữ hiện thự c cho đến nay vẫ n là
ngôn ngữ gầ n gủ i, yêu thích củ a nhân loạ i. Ngôn ngữ huyền thoạ i, hoang đườ ng, gắ n vớ i
mẫ u gố c, biểu tượ ng cũng có giá trị phổ biến nên cũng đượ c sử dụ ng lâu dài như mộ t
ngôn ngữ văn họ c hữ u hiệu, nhưng do quan niệm về “chủ nghĩa hiện thự c độ c tôn” mộ t
thờ i mà nhiều khi nó bị bài xích. Nhưng trong văn họ c dù có sử dụ ng yêú tố ngôn ngữ
biểu đạ t tượ ng trưng như truyện và tiểu thuyết củ a Kafka, V. Hugo thì ngôn ngữ hiện
thự c ở trong đó vẫ n có vị trí nền tả ng.
6. Tác phẩm văn học – sáng tạo kí hiệu sinh nghĩa
Mộ t thờ i gian dài do quan niếm sơ lượ c về phả n ánh hiện thự c, cho rằ ng phả n ánh
là tái hiện đời sống như sự phản chiếu gương, như chụp ảnh, giống như thật. Thự c ra
trong đầ u óc con ngườ i không có gương hay máy chụ p ả nh nào hết, do đó, các thuật ngữ
phản ánh, tài hiện, miêu tả…đều chỉ có ý nghĩa ẩn dụ, nghĩa là nói, (hoặ c tin rằ ng) ý
thứ c con ngườ i có khả năng nhậ n thứ c đúng như sự vậ t vố n có trong thự c tế. Đây cũng
là lí do mà Lênin đã dùng các từ “sao chép”, “chụ p ả nh” để chỉ khả năng phả n ánh củ a ý
thứ c trong sách Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán. Đáng tiếc là
nhiều ngườ i cố tình hiểu các thuậ t ngữ ấ y theo nghĩa đen (không phả i nghĩa ẩ n dụ ) để
mà bắ t bẻ, phê phán. Tuy vậ y cuố n sách củ a Lênin viết trong điều kiện đi đày ở Siberi,
sách vở tham khả o thiếu, ngay cuố n Hệ tư tưởng Đức củ a Marx và Engels phả i đến năm
1934 mớ i xuấ t bả n, ông khopong đượ c đọ c, cho nên nhữ ng đoạ n viết về ý thứ c và ngôn
ngữ Lênin chưa đượ c tham khả o[4]. Lạ i nữ a, ý kiến về “phả n ánh” Lênin dùng củ a F.
Engels trong sách Chống Duyrinh bằ ng tiếng Đứ c in năm 1904, trong đó Engels giả định
rằ ng mọ i vậ t chấ t có thuộ c tính gầ n giố ng vớ i cả m giác ngườ i. Nhưng giả định đó không
đượ c khoa họ c chứ ng minh. Quan niệm củ a Lênin cho rằ ng sự phả n ánh chỉ phụ thuộ c
vài cái đượ c phả n ánh mà không phụ thuộ c vào cái phả n ánh cũng trái vớ i thự c tế. Có
nhà triết họ c đã chỉ ra cộ t thuỷ ngân trong nhiệt kế phả n ánh nhiệt độ củ a môi trườ ng,
nhưng sự phả n ánh đó phụ thuộ c vào cấ u tạ o củ a nhiệt kế. Không thấ y sự phụ thuộ c và
cái phả n ánh đã dẫ n đến việc đánh giá không hết vai trò củ a chủ thể. Ngày nay vớ i các lí
thuyết kiến tạ o, ngườ i ta cho thấ y sự phả n ánh thự c chấ t là mộ t sự kiến tạ o củ a ý thứ c
con ngườ i. Mọ i hình ả nh, từ giả n đơn đến phứ c tạ p đều do hoạ t độ ng kiến tạ o tinh vi
trong đầ u óc con ngườ i trên cơ sở thông tin mà giác quan và kinh nghiệm tích luỹ. Điều
này trong Tư bản luận Marx cũng nói đến trong từ “biến cả i” trong đầ u óc ngườ i. Hiểu
như vậ y thì phả n ánh là kiến tạ o, mà đã kiến tạ o tứ c là có vai trò sáng tạ o củ a thể. Phả n
ánh và sáng tạ o thông nhấ t vớ i nhau. Các hình thái ý thứ c chỉ khác nhau trong cách kiến
tạ o, chứ không khác nhau ở chỗ có hình thái thiên về phả n ánh, có hình thái ý thứ c thiên
về sáng tạ o như có ngườ i hiểu. Khoa họ c kiến tạ o thành khái niệm, còn nghệ thuậ t kiến
tạ o thành hình tượ ng hoặ c giai điệu cả m tính. Thự c chấ t kiến tạ o tác phẩ m nghệ thuậ t là
tạ o nên mộ t “văn bả n” có khả năng sinh nghĩa, ngườ i đọ c qua hệ thố ng các biểu tượ ng,
kí hiệu, kết cấ u sẽ lạ i kiến tạ o ý nghĩa củ a nó. Các nhân vậ t, chi tiết, hình ả nh thự c chấ t
đều là nhữ ng kí hiệu thuộ c các cấ p độ khác nhau, đượ c tổ chứ c vào hệ thố ng, có mở đầ u,
có kết thúc, có tương phả n, đố i chiếu…tứ c là có cấ u trúc, từ đó mà tạ o nên nghĩa củ a tác
phẩ m. Từ đó ta thấ y chủ nghĩa hiện thự c là mộ t kiểu kiến tạ o kí hiệu mà chủ nghĩa hiện
đạ i, chủ nghĩa lãng mạ n cũng là nhữ ng kiến tạ o kí hiệu khác, không phân biệt hơn kém
về giá trị nhậ n thứ c và nghệ thuậ t. R. Jakobson căn cứ vào cặ p đố i lậ p trụ c dọ c và trụ c
ngang, cho rằ ng ngôn ngữ củ a chủ nghĩa hiện thự c là kiến tạ o văn bả n theo nguyên tắ c
tương cậ n, đặ t các sự vậ t bên nhau theo sự liên tụ c, liên tiếp để chúng bộ c lộ ý nghĩa như
thậ t, còn ngôn ngữ củ a chủ nghĩa lãng mạ n là thay thế cái này bằ ng cái khác, tạ o thành
nhữ ng ẩ n dụ về hiện thự c.
7. Nhìn lại lí thuyết chủ nghĩa hiện thực và lí thuyết điển hình
Chủ nghĩa hiện thự c về lí luậ n, chủ trương phản ánh đời sống như nó vốn có trong
thực tế, tứ c là chủ trương dùng chi tiết chân thự c lấ y từ đờ i số ng. Theo quan niệm củ a
tôi, đó là nhữ ng kí hiệu tự nhiên dượ c chọ n lọ c và nghệ thuậ t hoá. Chủ nghĩa hiện thự c
là kiểu sáng tác sử dụ ng ngôn ngữ tự nhiên để sáng tác. Nhân vậ t điển hình củ a văn họ c
lâu nay hiểu là loạ i nhân vậ t có sự thố ng nhấ t giữ a cái chung khái quát cao và cái cá biệt
đặ c thù, thì “cái chung” là nghĩa, cái đượ c biểu đạ t, còn “cái cá biệt” là yếu tố cả m tính
đóng vai trò cái biểu đạ t, hai mặ t này họ p lạ i tạ o nên cấ u trúc củ a kí hiệu văn họ c. Lí
luậ n điển hình ngoài yêu cầ u về cái chung như là yêu cầ u về tính khái quát cao, có giá trị
phổ biến, còn yêu cầ u về tính cụ thể, cá thể, độ c đáo, đặ c trưng, cá tính không lặ p lạ i…
đều chung chung, bở i nó không đi ra ngoài cấ u trúc chung củ a kí hiệu[5]. Biêlinski nói
điển hình là “ngườ i lạ quen biết”, là “nhân vậ t mà tên củ a nó trở thành danh từ chung”
cũng nhằ m chỉ đặ c điểm củ a hình tượ ng nhân vậ t như mộ t kí hiệu. Mộ t đặ c điểm quan
trọ ng nữ a củ a chủ nghĩa hiện thự c, theo tôi, là loạ i kí hiệu mà giữ a cái biểu đạ t và cái
đượ c biểu đạ t có mố i liên hệ nhân quả . Miêu tả ngườ i vô sả n có nghĩa là khái quát về vô
sả n, miêu tả địa chủ tứ c là khái quát về địa chủ , phong kiến. Engels khi nói rằ ng chủ
nghĩa hiện thự c ngoài chi tiết chân thự c ra còn phả i tái hiện tính cách điển hình trong
hoàn cả nh điển hình.” đã nâng tính nhân quả lên mộ t mứ c cao hơn, ông yêu cầ u các chi
tiết giố ng như thậ t đến mứ c có thể có giá trị nhậ n thứ c về lịch sử . Ông lạ i đòi hỏ i nhậ n
thứ c về bả n chấ t giai cấ p, xã hộ i củ a nhân vậ t như trong thụ c tế. Ông đã phê bình tác
phẩ m Cô gái thành thị củ a Hackness là miêu tả giai cấ p công nhân trong đó thiếu tính
tích cự c như nó vố n có ở khu phố Đông Luậ n Đôn. Nhưng quan hệ giữ a mặ t biểu đạ t và
mặ t đượ c biểu đạ t trong kí hiệu lạ i có tính chấ t võ đoán, do vậ y, bả n chấ t giai cấ p củ a
nhân vậ t có lúc làm nên tính điển hình, nhưng nhiều lúc tính điển hình lạ i nằ m ở chỗ
khác. Ví dụ như ở hình tượ ng AQ, tính giai cấ p củ a y không làm nên tính điển hình, còn
cái phép thắ ng lợ i tinh thầ n rấ t điển hình thì lạ i không thuộ c về tính giai cấ p củ a y. Do
vậ y tuyệt đố i hoá mố i liên hệ nhân qủ a trong điển hình hiện thự c sẽ làm nghèo sự đa
dạ ng củ a khái quát văn họ c. Hơn nữ a, tạ o thói quen đọ c nhầ m văn họ c. Trong truyện cổ
tích ông vua có về giai cấ p phong kiến đâu! Trong lí luậ n văn họ c hiện thự c điển hình là
mộ t kí hiệu xây dự ng theo ngôn ngữ tự nhiên, còn các kiểu hình tượ ng khác sử dụ ng kí
hiệu huyền thoạ i, hoang tưở ng. Phân tích về mặ t cấ u trúc kí hiệu ta thấ y điển hình
không khác gì hình tượ ng phi điển hình. Nó chỉ là loạ i hình tượ ng đặ c thù chứ không có
gì tỏ ra là khái quát cao cấ p hơn, chân thự c hơn các hình tượ ng nghệ thuậ t khái quát
theo ngôn ngữ nghệ thuậ t khác. Suy nghĩ lạ i về khái niệm điển hình không có nghĩa là
phủ định điển hình và chủ nghĩa hiện thự c, mà chỉ là muố n nói rằ ng đó là mộ t ngôn ngữ
nghệ thuậ t có tác độ ng to lớ n, sâu rộ ng, đượ c bạ n đọ c yêu thích, nhưng không hề là
phương pháp sáng tác hay ngôn ngữ nghệ thuậ t có giá trị nhân thứ c cao hơn ngôn ngữ
củ a chủ nghĩa lãng mạ n, chủ nghĩa hiện đạ i mà mộ t thờ i chúng ta đã gán cho nó. Trong
thự c tế so vớ i các ngôn ngữ khác, ngôn ngữ tự nhiên củ a chủ nghĩa hiện thự c do dễ đọ c
dễ cả m, vẫ n đượ c đông đả o nhà văn và ngườ i đọ c yêu thích đón nhậ n. Tuy vậ y lạ m dụ ng
ngôn ngữ này sẽ kìm hãm sự phát triển năng lự c sáng tạ o cũng như thưở ng thứ c trong
thói quen truyền thố ng, xa lạ vớ i ngôn ngữ khác và sẽ khó khăn trong giao lưu văn họ c
trong thờ i đạ i hộ i nhậ p.
8. Sự đa dạng của các phương pháp sáng tạo phản ánh hiện thực
Theo cách hiểu nêu trên, mọ i sáng tác nghệ thuậ t đều phả n ánh hiện thự c theo
nhữ ng cái khả nhiên mà nghệ sĩ lự a chọ n để nêu lên nhữ ng vấ n đề bứ c xúc củ a nhân
sinh, hướ ng tớ i tạ o lậ p mộ t nhãn quan mớ i về thế giớ i cho ngườ i đọ c. Sự khác nhau củ a
sáng tác nằ m ở phương pháp sáng tác vớ i tư cách là ngôn ngữ phả n ánh khác nhau. Do
đó để phả n ánh hiện thự c sâu sắ c, rộ ng lớ n, không phả i chỉ độ c tôn mộ t chủ nghĩa hiện
thự c như trướ c đây mà có thể sử dụ ng nhiều phương pháp – ngôn ngữ nghệ thuậ t khác.
Dòng ý thứ c, theo tôi hiểu cũng là mộ t ngôn ngữ hiện thự c, bở i nhà văn sử dụ ng ngôn
ngữ chiêm nghiệm bên trong củ a dòng ý thứ c củ a mỗ i con ngườ i mà do mộ t thờ i chúng
ta chỉ quen vớ i ngôn ngữ khách quan bên ngoài mà bỏ quên nó đi. Ngôn ngữ huyền
thoạ i, hoang tưở ng, nghịch dị, xáo trộ n không gian thờ i gian cũng không xa lạ vớ i tư duy
kì ả o dân gian và sáng tác củ a các tác giả lớ n như Bồ Tùng Linh, Kafka, Marquez…đều có
giá trị trong việc sáng tạ o ra nhữ ng hình tượ ng văn họ c có tầ m cỡ dân tộ c và nhân loạ i.
Như thế để khái quát hiện thự c hôm nay chúng ta có thể sử dụ ng các loạ i ngôn ngữ nghệ
thuậ t đa dạ ng nhấ t.

Hà Nội, 15 – 6 – 2010
(Bài đã đọ c tạ i Hộ i nghị khoa họ c về Văn học phản ánh hiện thực đất nước hôm nay,
tạ i Đà Lạ t, ngày 12 – 7 – 2010)
[1] M. H. Abrams. Gương và đèn. Lí thuyết lãng mạn và truyền thống phê bình văn
học. Lê Trĩ Ngưu, Trương Chiếu Tiến, Đồ ng Khánh Sinh dịch, Vương Ninh hiệu đính.
Đạ i họ c Bắ c Kinh, Bắ c Kinh, 1992, tr. 6.
[2] Platon cho thế giớ i tự nhiên mô phỏ ng ý niệm tuyệt đôi, vĩnh hằ ng, còn nghệ
thuậ t thì mô phỏ ng tự nhiên, còn kém hơn tự nhiên, bở i vì nó “chỉ là sự mô phỏ ng tác
phẩ m củ a kẻ khác”, là sự mô phỏ ng hạ ng ba. Ngườ i đố i thoạ i hỏ i Socrates: “Vậ y nhà thơ
viết bi kịch cũng là ngườ i mô phỏ ng, vậ y anh ta cũng giố ng như mọ i kẻ mô phỏ ng khác,
cách biệt ba lầ n so vớ i vị chúa tể và chân lí nhữ ng ba lầ n có phả i không? Socrat trả lờ i:
Hình như đúng như thế..
[3] Xin xem: “Văn họ c như là tư duy về cái khả nhiên”, Báo Văn nghệ, số 2008.
[4] Cuố n này đến năm 1934 mớ i đượ c xuấ t bả n ở Nga.
[5] Chính vì thế M. Gorki ngoài điển hình Oblomov, điển hình con ngườ i thừ a trong
văn họ c Nga, từ ng nói các hình tượ ng trong truyện cổ tích đều điển hình cho cái thiện,
cái ác. Nghĩa là ở đâu cũng tìm thấ y điển hình, không riêng gì văn họ c hiên thự c. Còn
mộ t thờ i gian dài ngườ i Trung Quố c tranh luậ n về tính điển hình củ a nhân vậ t AQ trong
truyện củ a Lỗ Tấ n mà cho đến nay vẫ n chưa ngã ngũ. Theo tôi đó là vì khái niệm điển
hình chưa đạ t đến mứ c chuẩ n mự c củ a mộ t khái niệm khoa họ c, nghĩa là nó chỉ là mộ t
khái niệm cả m tính về mộ t hình tượ ng độ c đáo có ý nghĩa phổ quát mà thôi..

You might also like