Báo Cáo BTL DD

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM

KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC


BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BÀI TẬP LỚN


MÔN DINH DƯỠNG

Đề tài: Xây dựng thực đơn cho bà mẹ


cho con bú 3 tháng đầu

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên


Lý Bằng 2012685
Đậu Đức Tiến 2014712
Phan Thanh Trúc 2014902
Võ Huỳnh Mai Thy 2014701
Lớp: L01 ------
HK 221
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Thu Trà

TP HỒ CHÍ MINH, 2022


1
LỜI NÓI ĐẦU

Sinh con và nuôi nấng con trẻ vốn là thiên chức của người phụ nữ, và việc đảm
bảo sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ có tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn
trong việc duy trì nòi giống, và là nền tảng xây dựng một thế hệ tương lai khỏe mạnh
và có thể cống hiến cho đất nước. Đó không chỉ là trách nhiệm của riêng người mẹ,
mà là của tất cả những thành viên trong gia đình, của cả đất nước và xã hội.
Trong suốt quá trình nuôi dưỡng một đứa trẻ thì thời kỳ cho con bú có ảnh
hưởng rất quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của trẻ. Đặc biệt, các chuyên
gia dinh dưỡng nhi khoa đều khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng
đầu sau sinh, vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, dễ hấp thu và đáp ứng đủ
nhu cầu của trẻ. Như vậy, để đảm bảo việc nuôi con bằng sữa mẹ được hiệu quả,
sức khỏe của người mẹ trong giai đoạn này rất cần được quan tâm. Và một chế độ
ăn cân bằng cho người mẹ đang cho con bú là vô cùng cần thiết để đáp ứng nhu cầu
sức khỏe sinh lý của người mẹ, cũng như cân bằng nguồn dự trữ dinh dưỡng, đảm
bảo sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của con.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhóm chúng em đã lựa chọn nghiên cứu và
đưa ra thực đơn dinh dưỡng cho đối tượng là người mẹ cho con bú trong 3 tháng
đầu sau sinh.

2
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
DANH MỤC BẢNG 3
DANH MỤC HÌNH ẢNH 4
TỔNG QUAN 5
CHƯƠNG 1: LỜI KHUYÊN VỀ DINH DƯỠNG CHO NHÓM ĐỐI TƯỢNG BÀ MẸ CHO CON BÚ. 6
1.1. Lời khuyên chung 6
1.2. Lời khuyên cho từng nhóm chất cụ thể 6
1.2.1. Năng lượng 6
1.2.2. Protein 7
1.2.3. Lipid 7
1.2.4. Carbohydrate 8
1.2.5. Chất xơ 8
1.2.6. Vitamin 8
1.2.7. Khoáng chất và nguyên tố vi lượng 12
1.2.8. Nước 15
1.3. Lời khuyên về chế biến 16
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LỜI KHUYÊN KHÁC 17
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG THỰC ĐƠN MẪU 18
3.1. Tính toán nhu cầu cho đối tượng cụ thể 18
3.1.1. Tính toán năng lượng chuyển hóa cơ bản 18
3.1.2. Tính toán năng lượng cho vận động và tổng năng lượng 18
3.2. Tính toán dinh dưỡng và phân bố bữa ăn 19
3.2.1. Tính toán hàm lượng dinh dưỡng 19
3.2.2. Đề xuất phân chia bữa ăn 20
3.3. Gợi ý thực đơn trong 1 tuần 21
3.3.1. Ngày 1 21
3.3.2. Ngày 2 22
3.3.3. Ngày 3 23
3.3.4. Ngày 4 25
3.3.5. Ngày 5 26
3.3.6. Ngày 6 27
3.3.7. Ngày 7 28
3.4. Nhận xét chung 29
KẾT LUẬN 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

3
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Bảng nhu cầu các vitamin khuyến nghị cho bà mẹ cho con bú (đơn vị/ngày)
Bảng 2: Bảng nhu cầu các khoáng và vi chất khuyến nghị cho bà mẹ cho con bú (đơn
vị/ngày).
Bảng 3: Thông tin cơ bản về đối tượng
Bảng 4: Năng lượng cho hoạt động 1 ngày
Bảng 5: Hàm lượng các chất dinh dưỡng
Bảng 6: Đề xuất phân chia năng lượng giữa các bữa ăn

4
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Biểu đồ so sánh dinh dưỡng của thực đơn ngày 1 với nhu cầu tính toán
Hình 2: Biểu đồ so sánh dinh dưỡng của thực đơn ngày 2 với nhu cầu tính toán
Hình 3: Biểu đồ so sánh dinh dưỡng của thực đơn ngày 3 với nhu cầu tính toán
Hình 4: Biểu đồ so sánh dinh dưỡng của thực đơn ngày 4 với nhu cầu tính toán
Hình 5: Biểu đồ so sánh dinh dưỡng của thực đơn ngày 5 với nhu cầu tính toán
Hình 6: Biểu đồ so sánh dinh dưỡng của thực đơn ngày 6 với nhu cầu tính toán
Hình 7: Biểu đồ so sánh dinh dưỡng của thực đơn ngày 7 với nhu cầu tính toán

5
TỔNG QUAN

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, đáp ứng được nhu cầu của trẻ trong 6
tháng đầu, dễ hấp thu đối với trẻ. Sữa mẹ cung cấp các kháng thể giúp cho trẻ sơ
sinh, giúp trẻ được khỏe mạnh và bảo vệ trẻ chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng. Nuôi
con bằng sữa mẹ làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mang
lại lợi ích sức khỏe suốt đời cho trẻ em và cải thiện sức khỏe của bà mẹ.
Cần có nhiều nỗ lực hơn theo quy mô cộng đồng cho việc nuôi con bằng sữa
mẹ. Hiện nay, sức khỏe của trẻ sơ sinh do tăng lượng và hàm lượng dinh dưỡng
trong sữa mẹ hơn được chú trọng, tuy nhiên, sức khỏe của người mẹ lại có phần ít
được quan tâm, vì vậy có nhiều trường hợp người mẹ không đảm bảo được sức
khỏe của mình trong quá trình nuôi con.
Việc chú trọng đạt được và duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
là rất quan trọng đối với người mẹ cho con bú để duy trì sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên,
một chế độ ăn uống nghèo nàn không nên được xem là rào cản đối với việc nuôi con
bằng sữa mẹ. Phụ nữ nên tự tin rằng họ vẫn có thể cho con bú ngay cả khi chế độ ăn
uống của họ không tối ưu, vì tình trạng dinh dưỡng của người mẹ đang cho con bú
có ảnh hưởng khá ít đến lượng sữa trừ khi họ thực sự bị suy dinh dưỡng.

6
CHƯƠNG 1: LỜI KHUYÊN VỀ DINH DƯỠNG CHO NHÓM ĐỐI TƯỢNG BÀ MẸ
CHO CON BÚ.

1.1. Lời khuyên chung


Chế độ dinh dưỡng của người mẹ nhìn chung không quá ảnh hưởng đến
việc cho con bú, nếu người mẹ không bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Cần có nguồn
năng lượng dư cho người mẹ cho con bú để sản xuất sữa, và để cung cấp năng
lượng dư này thì nhìn chung chế độ ăn của người mẹ cần tăng lên, nhưng ngay cả
khi không tăng, vẫn có thể tạo ra đủ sữa. Trong trường hợp này, chất béo dự trữ của
mẹ được sử dụng làm nguồn năng lượng.
Ăn đa dạng và nhiều bữa là nguyên tắc cần được ưu tiên hàng đầu. Các chuyên
gia dinh dưỡng sản nhi khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu sau sinh. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và nguồn sữa cho bé, việc
ăn đa dạng các nhóm thực phẩm (đạm, đường, tinh bột và vi dưỡng chất) cùng với
tăng số bữa (từ 5-6 bữa/ngày, bao gồm cả bữa phụ) trở thành tiêu chí hàng đầu khi
xây dựng thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa.
Không có gì ngạc nhiên khi cơ thể cần rất nhiều năng lượng để tạo ra sữa, và
nhu cầu về dinh dưỡng của người mẹ tăng lên để đáp ứng những nhu cầu này. Việc
chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng để hỗ trợ sản xuất sữa là rất quan trọng. Ngoài ra,
ăn những thực phẩm lành mạnh sau sinh có thể giúp người mẹ cảm thấy tốt hơn cả
về tinh thần và thể chất. Nếu chế độ ăn tổng thể của không cung cấp đủ chất dinh
dưỡng, điều đó có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa và sức khỏe của chính người
mẹ.
Người ta ước tính rằng nhu cầu năng lượng một ngày của bà mẹ trong thời kỳ
cho con bú tăng khoảng 500 calo so với thông thường. Nhu cầu về các chất dinh
dưỡng cụ thể, bao gồm protein, vitamin D, vitamin A, vitamin E, vitamin C, B12, selen
và kẽm cũng tăng lên.
Ngoài ra, nên hạn chế các thực phẩm đóng gói, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ,...
và chú trọng hơn vào các thực phẩm tươi, lành mạnh.
1.2. Lời khuyên cho từng nhóm chất cụ thể
1.2.1. Năng lượng
Nhu cầu năng lượng hàng ngày trung bình của bà mẹ khi cho con bú sẽ tăng
thêm khoảng 476–600 kcal so với phụ nữ bình thường, như vậy tổng năng lượng
khuyến nghị sẽ trong khoảng 2300-2500 kcal/ngày khi nuôi một đứa trẻ và 2600-3000
kcal/ngày khi nuôi trẻ sinh đôi.
Không nên áp dụng chế độ ăn cung cấp ít hơn 1800 kcal mỗi ngày, vì lượng hấp
thụ không đủ có thể làm cạn kiệt nguồn dự trữ của người mẹ. Lượng tiêu thụ dưới
1500 kcal/ngày có thể gây mệt mỏi và giảm nguồn sữa.

7
1.2.2. Protein
Protein cần thiết để xây dựng và sửa chữa mô, tổng hợp hormone, enzyme và
kháng thể, và ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của cơ thể. Vì vậy cần cung cấp
đầy đủ năng lượng cũng như lượng protein trong chế độ ăn uống để đảm bảo thực
hiện các chức năng này.
Các nguồn protein khác nhau về giá trị dinh dưỡng, khả năng tiêu hóa, hiệu quả
sử dụng và tỷ lệ các axit amin không thay thế. Protein động vật như thịt, hải sản,
trứng, sữa thường có chất lượng protein cao hơn vì chúng cung cấp tất cả các axit
amin không thay thế. Protein nguồn gốc thực vật có thể bị hạn chế ở ít nhất một loại
axit amin không thay thế, vì vậy được sử dụng kém hiệu quả hơn. Những bà mẹ chọn
chế độ ăn thuần chay phải đảm bảo ăn nhiều loại đậu, hạt, bánh mì nguyên hạt, ngũ
cốc, và các chất thay thế sữa hàng ngày để cung cấp đủ protein.
Lượng tiêu thụ khuyến nghị (Recommended Dietary Intake - RDI) cho người mẹ
cho con bú trên 19 tuổi là 67g mỗi ngày (1,1g/kg /ngày). Đối với phụ nữ từ 14-18 tuổi,
RDI là 63g mỗi ngày (1,1g/kg/ngày). Lượng protein hấp thụ không đủ có thể dẫn đến
thiếu casein trong sữa. Casein là một thành phần dinh dưỡng quan trọng của sữa,
giúp điều hòa miễn dịch và cần thiết cho sự hấp thụ canxi và photphat trong ruột của
trẻ sơ sinh.
1.2.3. Lipid
Lipid trong cơ thể đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc màng tế bào và dự trữ
trong các mô như nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể. Lipid là dung môi để hòa tan
các vitamin tan trong chất béo, mặt khác lipid cũng là thành phần cung cấp năng
lượng quan trọng trong khẩu phần. Nguồn cung cấp lipid là dầu, mỡ và các loại hạt
có dầu như lạc, vừng, hạt điều,…
Để giúp cơ thể tăng cường hấp thu các loại vitamin tan trong chất béo (vitamin
A, D, E, K), đồng thời chủ động phòng thừa cân, béo phì, nhu cầu lipid được khuyến
nghị từ 25 đến 30% năng lượng tổng số, tối thiểu cũng đạt 20% năng lượng của khẩu
phần. Khuyến nghị về tỷ lệ lipid động vật/lipid tổng số đối với người trưởng thành hiện
nay là không nên vượt quá 60%.
Ở trẻ đang bú mẹ, vì 50-60% năng lượng ăn vào là do chất béo của sữa mẹ
cung cấp. Thiếu hụt lipid gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức phận cơ quan tổ
chức trong cơ thể, đặc biệt là não bộ và thần kinh. Phụ nữ cho con bú có thể tiêu thụ
mức lipid cao hơn 20-25% và tối đa là 30% năng lượng của khẩu phần ăn.
Nhu cầu khuyến nghị lipid ở phụ nữ cho con bú cần 50 - 60g/ngày.
Nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ chất béo của các bà mẹ đang cho con bú có
thể làm thay đổi hàm lượng sữa mẹ. Các axit béo mạch dài là chất dinh dưỡng cần
thiết cho sự phát triển bình thường của não bộ ở trẻ sơ sinh. Các yếu tố ảnh hưởng
đến sự tổng hợp axit béo mạch dài ở người mẹ bao gồm lượng tiêu thụ axit béo

8
chuyển hóa, thiếu sắt, magie, kẽm, canxi, riboflavin, vitamin B6 và B12 và chế độ ăn
nghèo protein và giàu sucrose.
1.2.4. Carbohydrate
Nhu cầu carbohydrate sẽ tăng lên khi cho con bú để cung cấp năng lượng cho
quá trình tổng hợp sữa. Lactose, loại carbohydrate chính trong sữa mẹ, được tổng
hợp trong vú từ glucose. Nồng độ lactose trong sữa mẹ là khoảng 74 g/lít và ít thay
đổi. Chế độ ăn ít carbohydrate không được khuyến khích trong thời kỳ cho con bú.
Việc hạn chế thực phẩm chứa carbohydrate có thể làm giảm hấp thu đầy đủ vi chất
dinh dưỡng, và có thể gây thiếu glucose để sản xuất sữa mẹ.
Phần trăm tổng năng lượng khuyến nghị từ carbohydrate cho người lớn trên 14
tuổi là 45-65%. Lượng tiêu thụ carbohydrate khuyến nghị đối với bà mẹ cho con bú là
210g mỗi ngày.
1.2.5. Chất xơ
Bổ sung đầy đủ chất xơ sẽ hỗ trợ chức năng đường ruột và nhuận tràng, ngoài
ra có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh như bệnh tim mạch, một số bệnh ung thư
và tiểu đường. Chất xơ thường được định nghĩa bao gồm polysaccharides phi tinh
bột (non-starch polysaccharides, NSPs), tinh bột kháng và lignin.
Tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu NSP không tan (cám lúa mì, ngũ cốc và
rau) giúp ngăn ngừa và điều trị hiệu quả táo bón, trĩ, hội chứng ruột kích thích và nứt
hậu môn, ngoài ra cũng có thể chống lại sỏi mật.
NSP tan trong nước được tìm thấy trong đậu hà lan, yến mạch, đậu, lúa mạch
và trái cây. Chúng làm giảm chỉ số đường huyết (Glycaemic index, GI) của thực phẩm
chứa carbohydrate, tăng bài tiết axit mật và có thể làm giảm mức cholesterol
lipoprotein tỷ trọng thấp (low-density lipoprotein, LDL), ngoài ra còn làm chậm quá
trình hấp thụ đường từ thức ăn và cải thiện kiểm soát chuyển hóa glucose.
Lượng tiêu thụ khuyến nghị cho chất xơ đối với bà mẹ cho con bú là 24g/ngày.
Để đáp ứng nhu cầu carbohydrate và chất xơ, nên ưu tiên chọn các nguồn thực
phẩm có GI thấp (như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả) để đảm bảo chất
lượng dinh dưỡng của chế độ ăn uống tổng thể.
1.2.6. Vitamin
Bảng 1: Bảng nhu cầu các vitamin khuyến nghị cho bà mẹ cho con bú (đơn
vị/ngày)

B3
A D E K C B1 B2 B6 B9 B12
mg
mcga mcgc mgd mcg mgb mg mg mg mcgf mcg
NEe

850 5 18 51 95 1,5 1,6 17 2 500 2,8


a
Vitamin A có thể sử dụng các hệ số chuyển đổi sau:
9
01 mcg vitamin A hoặc retinol = 01 đương lượng retinol (RE)
01 đơn vị quốc tế (IU) tương đương với 0,3 mcg vitamin A
01 mcg β-caroten = 0,167 mcg vitamin A
01 mcg các caroten khác = 0,084 mcg vitamin A
b
Chưa tính lượng hao hụt do chế biến, nấu nướng do Vitamin C dễ bị phá hủy bởi quá trình
ôxy hóa, ánh sáng, kiềm và nhiệt độ.
c
Vitamin D có thể sử dụng các hệ số chuyển đổi sau:
01 đơn vị quốc tế (IU) tương đương với 0,03 mcg vitamin D3 01 mcg vitamin D3 = 40 đơn vị
quốc tế
d
Hệ số chuyển đổi ra IU (theo IOM-FNB 2000) như sau:
01 mg α-tocopherol = 1 IU
01 mg β-tocopherol = 0,5 IU
01 mg γ- tocopherol = 0,1 IU
0,1 mg σ–tocopherol = 0,02 IU.
e
Niacin hoặc đương lượng Niacin
f
Acid folic có thể sử dụng các hệ số chuyển đổi sau:
01 acid folic = 1 folate x 1,7 hoặc 01 gam đương lượng acid folic = 01 gam folate trong thực
phẩm + (1,7 x số gam acid folic tổng hợp).
Vitamin A
Sau khi sinh, người mẹ cần đủ vitamin A để cung cấp vitamin A cho sữa nuôi
con. Vitamin A ngoài tác dụng bảo vệ mắt, tăng sức đề kháng, còn có tác dụng tạo
xương cho trẻ giúp cho trẻ có chiều cao tối đa theo tiềm năng. Thiếu vitamin A sẽ làm
tăng tỉ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng và tử vong, gây khô mắt, có thể dẫn đến mù lòa
vĩnh viễn nếu không được điều trị.
Phụ nữ cho con bú nên bổ sung vitamin A trong chế độ ăn uống của họ khi cần
thiết để thay thế lượng bị mất đi khi cho con bú. Sau khi trẻ sơ sinh đạt đến 6 tháng
tuổi hoặc khi ăn được thức ăn, nhu cầu lượng vitamin A bổ sung của người mẹ giảm
đi.
Thức ăn có nguồn gốc động vật có nhiều vitamin A hay retinol, hầu hết ở dạng
retinyl ester. Gan là nơi dự trữ vitamin A, nên có thành phần retinol cao nhất. Chất
béo từ thịt và trứng cũng chứa một lượng vitamin A đáng kể.
Các thức ăn nguồn gốc thực vật có nhiều tiền vitamin A (carotene) như các loại
củ quả có màu vàng/đỏ, các loại rau màu xanh sẫm, dầu cọ và các loại dầu ăn khác.
Theo các nghiên cứu gần đây, khi vào cơ thể tiền vitamin A sẽ được chuyển thành
vitamin A.
RDA của phụ nữ cho con bú là 1200 𝜇g/ngày đối với dưới 18 tuổi và 1300
𝜇g/ngày đối với 19-50 tuổi. UL của phụ nữ cho con bú là 2800 𝜇g/ngày đối với dưới
18 tuổi và 3000 𝜇g/ngày đối với 19-50 tuổi.
Vitamin D

10
Vitamin D giúp cơ thể sử dụng tốt calci và phospho để hình thành và duy trì hệ
xương, răng vững chắc. Tình trạng thiếu vitamin D gây giảm quá trình khoáng hóa
hoặc khử khoáng calci từ xương, dẫn tới còi xương ở trẻ nhỏ.
Sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin D nghèo nàn. Có rất ít bằng chứng cho thấy
việc tăng cường bổ sung canxi hoặc vitamin D trong quá trình cho con bú dẫn đến
việc tăng cường chuyển hóa canxi hoặc vitamin D trong sữa. Do đó có rất ít mục đích
trong việc khuyến nghị bổ sung vitamin D cho phụ nữ đang cho con bú. Các khuyến
nghị cho phụ nữ cho con bú dường như chỉ để đảm bảo dinh dưỡng tốt và tiếp xúc
với ánh nắng mặt trời để đảm bảo lượng Vitamin D trong cơ thể.
Trong tự nhiên, rất ít thực phẩm có lượng đáng kể vitamin D. Các thực phẩm có
vitamin D gồm một số dầu gan cá, nhất là ở các loại cá béo, gan và chất béo của
động vật có vú ở biển (hải cẩu và gấu vùng cực), trứng gà được nuôi có bổ sung
vitamin D, dầu tăng cường vitamin D hoặc các thức ăn bổ sung khác ví dụ bột ngũ
cốc. Hầu hết trong cá có từ 5 µg/100g tới 15 µg/100g (tương ứng 200 IU/100g tới 600
IU/100g), cá trích có thể có tới 40 µg/100g (1.600 IU/100g)
Nhu cầu khuyến nghị Việt Nam Vitamin D của phụ nữ cho con bú là 20 𝜇g/ngày
(RDA). RDA của phụ nữ cho con bú là 20 𝜇g/ngày. UL của phụ nữ cho con bú là 100
𝜇g/ngày.
Vitamin E
Vitamin E có màu vàng, hòa tan trong dung dịch hòa tan chất béo, bền trong môi
trường acid, không bền trong môi trường kiềm, bị oxy hóa chậm, nên có vai trò chính
là chống oxy hoá. Như là một chất thu dọn gốc tự do, vitamin E bảo vệ các acid béo
không bão hòa nhiều nối đôi (PUFA) và cholesterol trong màng tế bào, bảo vệ hệ
thần kinh, làm tăng tuần hoàn máu nên làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bảo
vệ hệ cơ, xương và võng mạc mắt.
Các tế bào hồng cầu (RBCs) đặt biệt có hàm lượng PUFA cao và vitamin E có
nhiệm vụ bảo vệ RBCs khỏi bị tán huyết nên được dùng để phòng bệnh thiếu máu
tan máu ở trẻ sơ sinh thiếu tháng. Ngoài ra ra trẻ sơ sinh thiếu tháng hoặc trẻ có cân
nặng sơ sinh rất thấp với dự trữ của cơ thể thấp và suy giảm hấp thu tại ruột non, tốc
độ phát triển tăng nhanh cũng có nguy cơ thiếu vitamin E.
Hàm lượng vitamin E khá cao trong các loại dầu thực vật, quả hạch, hạt hướng
dương, mầm lúa mì, hạt ngũ cốc toàn phần, lạc, rau bina, cải xoăn. Thực phẩm
nguồn gốc động vật như thịt, cá, mỡ động vật cũng như hầu hết trái cây và rau quả là
những nguồn nghèo vitamin E.
Nhu cầu khuyến nghị Việt Nam Vitamin E của phụ nữ cho con bú là 7mg/ngày
(AI). RDA của phụ nữ cho con bú là 19 mg/ngày. UL của phụ nữ cho con bú là
1000mg/ngày
Vitamin K

11
Vitamin K có chức năng chính như một coenzyme trong quá trình tổng hợp
nhiều thể hoạt động sinh học của protein tham gia quá trình đông máu (blood
coagulation) như protein của prothrombin.
Vitamin K có tác dụng gắn các phân tử carbon dioxide vào các glutamate dư trên
protein làm tăng tiềm năng gắn canxi vào xương đối với hệ xương, hệ cơ và thận
Trẻ sơ sinh có lượng dự trữ vitamin K thấp, trong khi hàm lượng vitamin K trong
sữa mẹ không cao, lượng vitamin K sản sinh trong ruột chưa đầy đủ, nên trẻ ở độ
tuổi này rất dễ bị thiếu vitamin K, gây nên xuất huyết não-màng não.
Với đa số người, một lượng vitamin K thoả mãn nhu cầu khi chế độ ăn có nhiều
rau xanh sẫm và có hệ thống tiêu hoá bình thường, không cần thiết phải bổ sung
vitamin K. Lượng vitamin K cao nhất ở các thực phẩm có lá màu xanh (120-750
µg/100g), tuy nhiên, cũng có ở hoa quả, ngũ cốc, hạt quả, trứng, một số loại thịt (1-50
µg/100g).
Vitamin K cũng có nhiều trong một vài loại dầu ăn như dầu đậu tương, dầu
hướng dương, dầu hạt nho. Gan là nơi dự trữ vitamin K chính nên có nhiều vitamin K
(20-100 mg/ 100g) hơn thịt (1-50 mg/ 100g).
Nhu cầu khuyến nghị Việt Nam Vitamin K của phụ nữ cho con bú là 150 𝜇g/ngày
(AI).
Vitamin C
Vai trò riêng biệt của vitamin C là tham gia vào quá trình tạo keo (hình thành
collagen), tổng hợp carnitin, tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh, hoạt hóa các
hormon, khử độc của thuốc, là chất chống oxy hóa, giúp hấp thu và sử dụng sắt, calci
và acid folic. Ngoài ra, vitamin C còn có chức năng chống lại dị ứng, làm tăng chức
năng miễn dịch, kích thích tạo dịch mật và giải phóng các hormon steroid. Vitamin C
cần cho chuyển đổi cholesterol thành acid mật, liên quan đến giải độc.
Trong thời kỳ cho con bú, 20mg/ngày vitamin C được tiết qua sữa. Để có hiệu
suất hấp thụ giả định là 85%, nhu cầu của phụ nữ cho con bú sẽ yêu cầu thêm 25mg
mỗi ngày. Do đó, khuyến nghị rằng RNI nên được đặt ở mức 70mg/ngày để đáp ứng
nhu cầu của cả bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cho con bú.
Hoa quả tươi và rau lá rất giàu vitamin C là những thực phẩm rất sẵn có tại Việt
Nam và các nước Nam Á.
Nhu cầu khuyến nghị Vitamin C của phụ nữ cho con bú là 40 mg/ngày (EAR) và
45 mg/ngày (RDA).
Vitamin B1
Vitamin B1 tan trong nước, là thành phần của thiamin pyro-phosphat (TPP) hoạt
động như một coenzym trong 2 loại phản ứng sau: oxy hóa khử carboxyl và
transketol hóa. Những phản ứng này rất quan trọng trong chuyển hóa glucid, đặc biệt
trong chu trình acid citric và đường hexose hoặc đường pentose.
12
Người ta ước tính rằng phụ nữ đang cho con bú truyền 0,2mg thiamine cho trẻ
sơ sinh của họ qua sữa của họ mỗi ngày.
Vitamin B1 có nhiều trong cám gạo (lớp màng ngoài của hạt gạo). Thường gặp
thiếu vitamin B1 ở những nơi tiêu thụ nhiều gạo giã trắng/xay xát kỹ hoặc sau khi
mùa lúa chín bị ngập lụt lâu ngày
Nhu cầu khuyến nghị Việt Nam Vitamin B1 của phụ nữ cho con bú là +0.2 mg/
ngày (RDA) cho từng nhóm tuổi. Và RNI là 1.5 mg/ngày
1.2.7. Khoáng chất và nguyên tố vi lượng
So với vitamin, nồng độ các khoáng chất hầu như không tương quan với chế độ
ăn của người mẹ, ngoại trừ sắt và iốt, và hàm lượng selen chịu ảnh hưởng nhiều bởi
chế độ ăn uống của người mẹ.
Bảng 2: Bảng nhu cầu các khoáng và vi chất khuyến nghị cho bà mẹ cho con bú
(đơn vị/ngày).

Sắt (mg) theo giá trị


Kẽm (mg)
sinh học khẩu phần
Ca Mg P Selen* Iốt
(mg) (mg) (mg) (µg) (µg) Hấp
1 2 3 Hấp thu Hấp thu
5% 10% 15% thu
vừa kém
tốt

1.000 250 700 35 200 58,8 39,2 29,4 3,0 4,9 9,8

* Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị tính từ giá trị nhu cầu trung bình +2 SD.
1
Khẩu phần có giá trị sinh học sắt thấp (khoảng 5% sắt được hấp thu): chế độ ăn đơn điệu,
lượng thịt, cá <30g/ngày hoặc lượng vitamin C <25 mg/ngày.
2
Khẩu phần có giá trị sinh học sắt trung bình (khoảng 10% sắt được hấp thu): khẩu phần có
lượng thịt, cá từ 30g – 90g/ngày hoặc vitamin C từ 25 mg – 75 mg/ngày.
3
Khẩu phần có giá trị sinh học sắt cao (khoảng 15% sắt được hấp thu): khẩu phần có lượng
thịt, cá từ > 90g/ngày hoặc vitamin C từ > 75 mg/ngày.
Sắt
Sắt trong hemoglobin như một chất vận chuyển oxy trong máu, gan, mô và nhiều
enzyme tế bào. Hơn 60% sắt nằm trong hemoglobin và khoảng 25% ở dạng dự trữ
ferritin, chủ yếu ở gan.
Có hai loại sắt trong chế độ ăn uống: sắt heme và sắt non-heme. Sắt heme có
trong các loại thịt và cá thường được hấp thụ từ 20-30%, và sự hấp thụ không bị ảnh
hưởng đáng kể bởi các thành phần khác của chế độ ăn. Sắt non-heme trong các
nguồn như thực vật, thuốc sắt và các chất bổ sung sắt có ít hoạt tính sinh học hơn,
với mức hấp thụ từ 5% trở xuống. Các yếu tố trong chế độ ăn uống thúc đẩy sự hấp
thụ sắt non-heme là vitamin C và các sản phẩm nhiều sắt heme. Các chất ức chế hấp
thu sắt non-heme bao gồm phytates (trong các loại đậu, cám, ngũ cốc và gạo),

13
polyphenol (trong trà và cà phê, ngũ cốc, rượu vang đỏ), và protein thực vật như
trong đậu nành.
Các bà mẹ ăn chay có thể khó đáp ứng đủ nhu cầu về sắt, vì vậy nên ăn bánh
mì, ngũ cốc, đặc biệt là ngũ cốc ăn sáng được bổ sung dinh dưỡng, rau và các loại
đậu, trái cây sấy khô, các loại hạt, đồng thời bổ sung thức ăn và đồ uống giàu vitamin
C (trái cây, nước ép và rau) trong bữa ăn, tránh các sản phẩm giảm hấp thu sắt như
trà, cà phê,...
Việc bổ sung sắt thường được khuyến nghị để bù đắp cho những mất mát trong
quá trình sinh nở, mặc dù những phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn thường
không có kinh nguyệt trong tối thiểu sáu tháng, do đó không bị mất sắt do hành kinh.
Do đó, có thể nói rằng việc cho con bú có tác dụng bảo vệ cơ thể mẹ khỏi tình trạng
thiếu sắt. Tuy nhiên, người mẹ cho con bú khi bị thiếu sắt thì nguy cơ mắc bệnh tăng
lên, cơ thể bị suy nhược và mệt mỏi.
RDI của sắt đối với bà mẹ cho con bú là khoảng 9mg/ngày, và mức tiêu thụ tối
đa (Upper Level of intake, UL) là 45mg/ngày, trừ khi bị thiếu máu và đang được điều
trị bằng thuốc sắt liều cao.
Canxi
Canxi cần thiết cho sự phát triển bình thường và duy trì của khung xương. Nó có
trong xương và răng để hình thành cấu trúc và sức mạnh. Lượng canxi thấp có liên
quan đến việc giảm khối lượng xương (loãng xương), dẫn đến gãy xương ở người
lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Thực phẩm khác nhau rất nhiều về hàm lượng canxi.
Sữa có hàm lượng canxi đặc biệt cao, ngoài ra còn các nguồn khác như pho mát,
sữa chua và đồ uống đậu nành bổ sung canxi. Các nguồn canxi tốt khác không liên
quan sữa bao gồm các loại hạt, cá đóng hộp có xương, rau lá xanh và trái cây khô.
Các nghiên cứu chỉ ra hàm lượng canxi của sữa mẹ và sự khoáng hóa xương
của trẻ sơ sinh không phụ thuộc chế độ ăn canxi. Do đó nhu cầu canxi của người mẹ
cho con bú cũng không khác biệt so với phụ nữ bình thường.
Cơ thể người mẹ cho con bú chuyển hóa khoảng 260mg canxi mỗi ngày vào
sữa mẹ. RDI cho bà mẹ cho con bú từ 19 tuổi trở lên là 1000mg/ngày, từ 14-18 tuổi
là 1300mg/ngày, do xương đang phát triển.
Kẽm
Kẽm cần thiết cho nhiều chức năng, bao gồm tăng trưởng và phát triển thần
kinh, chức năng miễn dịch và cảm giác, sinh sản, bảo vệ chống oxy hóa và ổn định
màng. Nhu cầu kẽm tăng lên trong thời kỳ cho con bú.
Hoạt tính sinh học của kẽm trong thực phẩm thấp hơn trong thực phẩm có hàm
lượng phytate cao như các loại đậu, cám, ngũ cốc nguyên hạt và gạo chưa tinh chế.
Tuy nhiên, các hoạt động chế biến thực phẩm như làm nảy mầm đậu, hạt, ngũ cốc, ủ
men bánh mì,... sẽ làm giảm lượng phytate và tăng sự hấp thu kẽm.

14
RDI của kẽm cho bà mẹ cho con bú từ 14-18 tuổi là 11mg/ngày, từ 19-50 tuổi là
12mg/ngày, và UL là 40mg/ngày.
Selen
Selen tham gia vào một số vai trò trong cơ thể, bao gồm chức năng chống oxy
hóa và chuyển hóa hormone tuyến giáp.
12μg selen được tiết vào sữa mẹ mỗi ngày, vì vậy bà mẹ cho con bú được
khuyến nghị bổ sung nhiều selen hơn khi cho con bú.
RDI của selen cho phụ nữ cho con bú từ 14-50 tuổi là 75µg/ngày, lượng UL là
400µg/ngày.
Thịt nội tạng, hải sản, quả hạch Brazil, hạt vừng, các loại đậu và các sản phẩm
nướng làm từ bột mì là những nguồn giàu selen.
Magie
Magie được tìm thấy trong khung xương và các mô mềm, cần thiết cho quá trình
sản xuất năng lượng và chuyển hóa xương.
Nồng độ magie trong sữa mẹ không bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống của
người mẹ và không có bằng chứng cho thấy nhu cầu của người mẹ tăng lên trong
thời kỳ cho con bú.
RDI cho phụ nữ cho con bú từ 14-18 tuổi là 360mg/ngày, từ 19-30 tuổi là
310mg/ngày, từ 31-50 tuổi là 320mg/ngày.
Các nguồn giàu magie bao gồm rau xanh, các loại đậu, hạt, động vật có vỏ. và
ngũ cốc chưa tinh chế
Iốt
Iốt là một thành phần của hormone tuyến giáp thyroxine. Hormone tuyến giáp
đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng, phát triển và sản xuất năng lượng.
Thiếu iốt sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và chức năng sinh sản.Ở trẻ sơ
sinh, trẻ em và người lớn, thiếu iốt dẫn đến bướu cổ, suy tuyến giáp và suy giảm phát
triển trí tuệ và thể chất.
Nhu cầu iốt của phụ nữ đang cho con bú cao gần gấp đôi so với phụ nữ bình
thường, do ngoài việc đáp ứng nhu cầu của người mẹ, hàm lượng iốt phải đảm bảo
rằng em bé nhận đủ iốt từ sữa để tổng hợp hormone tuyến giáp. Hàm lượng iốt trong
sữa mẹ có tương quan với lượng iốt trong chế độ ăn của người mẹ.
Lượng RDI của iốt cho phụ nữ cho con bú từ 14-50 tuổi là 270 µg/ngày, lượng
UL với tuổi từ 14-18 là 900µg/ngày, với tuổi từ 10-50 là 1100µg/ngày.
Các động thực vật biển tập trung iốt từ nước biển, vì vậy hải sản (bao gồm rong
biển và tảo bẹ) là những nguồn phong phú. Iốt được tiết vào sữa, vì vậy sữa và các
sản phẩm từ sữa cũng là một nguồn hữu ích. Các nguồn cung cấp iốt khác bao gồm

15
trứng, một số loại thịt và ngũ cốc. Ngoài ra có thể dùng muối iốt để chế biến, nấu
nướng
Phosphat
Phospho – P (phosphorus) là chất khoáng có nhiều thứ hai trong cơ thể,
phospho vừa có vai trò hình thành và duy trì hệ xương và răng vững chắc và duy trì
các chức phận của cơ thể.
Hiện nay các chỉ tiêu chứng tỏ nhu cầu phospho thoả đáng (theo IOM-FNB)
trong ước tính nhu cầu phospho trung bình là cân bằng phospho và phosphate vô cơ
huyết thanh (Pi). Với người trưởng thành, nhu cầu khuyến nghị chỉ dựa vào phospho
ăn vào sao cho duy trì thoả đáng mức Pi trong huyết thanh. Còn với trẻ em < 6 tháng
đang bú mẹ, dựa vào hàm lượng phospho có trong sữa mẹ. Với trẻ lớn hơn (6 - <12
tháng), lượng phospho từ sữa mẹ và thức ăn bổ sung hợp lý có thể đáp ứng đủ nhu
cầu về Phospho (theo IOM).
Cho đến nay, hầu như chưa phát hiện thiếu phospho do nguồn thực phẩm động
vật và thực vật chứa phospho đều rất có sẵn ở mọi nơi. Phospho trong thức ăn
nguồn động vật có giá trị sinh học cao hơn phospho trong thức ăn thực vật.
RDA của phospho của phụ nữ cho con bú là 75mg/ngày, lượng UL là 4000 mg/
ngày.
Các muối kali, natri, sulfat và florua
Lượng tiêu thụ đủ (Adequate Intake, AI) của muối kali với bà mẹ cho con bú là
3200mg/ngày, cao hơn một chút so với phụ nữ bình thường (2800mg/ngày), do bao
gồm một lượng kali được tiết ra trong sữa mẹ.
Lượng AI của muối natri cho bà mẹ cho con bú là 460–920 mg/ngày, lượng UL
là 2300mg/ngày.
Lượng AI của muối florua đối với bà mẹ cho con bú là 3mg/ngày, lượng UL là
10mg/ngày.
1.2.8. Nước
Bà mẹ cho con bú cần uống nước nhiều hơn so với phụ nữ thông thường, cụ
thể là nhiều hơn khoảng 700ml/ngày, do một phần nước bị mất trong sữa mẹ. Việc
uống không đủ nước có thể gây ra táo bón. Quan sát màu sắc của nước tiểu có thể
phản ánh gần đúng về lượng nước được đưa vào. Nếu người mẹ uống đủ nước,
nước tiểu nên có màu trong đến vàng nhạt.
Thức ăn là nguồn cung cấp nước quan trọng, đặc biệt là rau và trái cây. Người
ta ước tính rằng thức ăn cung cấp khoảng 1/5 tổng lượng nước tiêu thụ. Nước và
sữa là những thức uống được khuyến khích. Nên hạn chế đồ uống chứa cafein, cũng
như đồ uống có nhiều đường

16
Lượng AI của tổng lượng nước cho phụ nữ cho con bú là 3,5 lít (cả trong đồ ăn
và thức uống), với khoảng 2,6 lít là đồ uống, bao gồm cả nước uống.
1.3. Lời khuyên về chế biến
Lựa chọn các thực phẩm tươi, ít sử dụng hóa chất và rửa sạch sẽ trước khi chế
biến. Không nên sử dụng các thực phẩm cũ, bị hư.
Chọn và chuẩn bị nguyên liệu chế biến ít chất béo (đặc biệt là chất béo bão
hòa), hạn chế sử dụng nhiều gia vị như muối, đường, nên ưu tiên các gia vị từ tự
nhiên như gừng, tiêu,.... Nếu sử dụng muối, nên chọn muối bổ sung iốt. Nên hạn chế
các phương pháp chế biến sử dụng nhiều dầu mỡ và gia nhiệt ở nhiệt độ cao như
chiên, nướng, thay vào đó nên hấp, luộc, xào để giảm thất thoát dinh dưỡng. Khi chế
biến, nên dùng dầu thực vật không bão hòa (dầu đậu nành, hạt cải, hạt lanh,…), chọn
thịt nạc cắt bỏ mỡ, bỏ da gà trước hoặc sau nấu; hớt bỏ chất béo khỏi các món hầm,
… Khi nấu nướng nên sử dụng phương pháp nấu phù hợp, tránh làm thất thoát chất
dinh dưỡng hoặc giảm tính cảm quan của món ăn.

17
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LỜI KHUYÊN KHÁC

Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với bà mẹ sau sinh. Việc ngủ đủ giấc và ngủ
sâu giúp các bà mẹ tái tạo năng lượng, sản xuất sữa tốt hơn và tránh bị stress, trầm
cảm sau sinh. Đặc biệt là với những sản phụ sinh mổ thường hồi phục chậm hơn so
với sản phụ sinh thường. Ngoài ra, các bà mẹ nên duy trì một tinh thần thoải mái,
tránh lo âu để đảm bảo cơ thể ở trạng thái tốt nhất.
Phụ nữ cho con bú nên được khuyến khích hoạt động thể chất đều đặn, vừa
phải để tăng cường sức khỏe. Các bài tập về cơ chậu cũng rất có lợi cho giai đoạn
sau sinh. Phụ nữ cho con bú tham gia một chương trình hoạt động thể chất, theo báo
cáo, có thể chất tốt hơn mà không có bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến việc cho con bú
hoặc lượng sữa. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý lựa chọn các hoạt động thể chất cường
độ vừa phải, không gây khó thở, khó chịu hoặc kiệt sức.
Một số nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ các thức uống có cồn (rượu, bia,...) sẽ
làm giảm hiệu suất tiết sữa. Việc giảm lượng sữa có thể ảnh hưởng đến trọng lượng
cơ thể, sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, việc giảm chất lượng sữa
có thể xảy ra thông qua các tác động chuyển hóa của việc uống nhiều rượu bia, như
ức chế tổng hợp protein, biến động nồng độ glucose, thay đổi chuyển hóa lipid, giảm
lượng hấp thu và chuyển hóa vitamin. Vì vậy, các bà mẹ trong quá trình cho con bú
không nên sử dụng các thức uống có cồn. Đối với các thực phẩm chứa caffein (trà,
cà phê,...), người mẹ nên hạn chế tiêu thụ do caffein có thể chuyển vào trong sữa.
Khi nồng độ caffein cao có thể khiến trẻ mệt mỏi, khó ngủ.
Việc hút thuốc lá sẽ gây ra nhiều tác hại rất lớn đối với trẻ. Sức khỏe của trẻ sơ
sinh cũng bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá trong môi trường xung quanh. Đặc biệt, tiếp
xúc với khói thuốc lá là một yếu tố nguy cơ chính đối với hội chứng đột tử ở trẻ sơ
sinh và nhiễm trùng đường hô hấp. Vì vậy, các bà mẹ khi đang cho con bú không nên
hút thuốc, thậm chí cả gia đình xung quanh cũng cần chú ý giữ môi trường lành
mạnh, không hút thuốc.

18
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG THỰC ĐƠN MẪU

3.1. Tính toán nhu cầu cho đối tượng cụ thể


Trong bài báo cáo này, nhóm chúng em hướng đến đối tượng là phụ nữ cho con
bú trong 3 tháng đầu.
Bảng 3: Thông tin cơ bản về đối tượng

Giới Tuổi A Chiều cao H Cân nặng Tình trạng sức khỏe
tính (cm) W (kg)

Nữ 30 155 55 Bình thường, không mắc


các bệnh mãn tính (béo
phì, cao huyết áp,...)

3.1.1. Tính toán năng lượng chuyển hóa cơ bản


W (kg ) 55
+ Chỉ số BMI: = ≈ 22 ,9
H (m) 1 ,55 2
2

+ Năng lượng chuyển hóa cơ bản (kcal/ngày):


(Nữ)CHCB=665 ,09+ 9 ,56 × W +1 , 85 × H−4 , 67 × A
¿ 665 , 09+9 , 56 ×55+1 , 85 ×155−4 ,67 × 30 ≈ 1337 ,54 kcal

+ Năng lượng cho 1 giờ (kcal/giờ) : 1337 , 54 ÷ 24 ≈ 55,731 kcal


+ Năng lượng tiêu hóa thức ăn (kcal/ngày):
1337 , 5 ×10 %=133,754 kcal
3.1.2. Tính toán năng lượng cho vận động và tổng năng lượng
Bảng 4: Năng lượng cho hoạt động 1 ngày

Thời gian Tổng thời


Mức độ vận động Quy đổi
(giờ) gian

Nghỉ ngơi: ngủ, nằm nghỉ... 8 8x1=8 40 giờ

Rất nhẹ: ngồi, đứng, đánh máy,


8 8 x 1,5 =12
lái xe, nấu ăn, thêu, ăn uống...

Nhẹ: đi bộ trên đường bằng 8 8 x 2,5 = 20


phẳng, lau nhà, chơi golf, bóng
bàn...

19
Vừa: Đi xe đạp, Tennis, nhảy
0
múa, cuốc đất, khiêng vác...

Nặng: cử tạ, đá bóng, leo núi,


0
mang nặng, leo dốc, chặt cây,...

+ Năng lượng cho vận động: 55,731 ×(40−24)≈ 892(kcal)


+ Tổng năng lượng cho một ngày:
1337 , 54+133,754 +892 ≈ 2363 kcal

Đây là năng lượng tính toán cho phụ nữ bình thường. Đối với bà mẹ cho con bú,
nhu cầu năng lượng sẽ tăng thêm khoảng 476–600 kcal so với phụ nữ bình thường,
suy ra nhóm sẽ chọn tổng năng lượng cho một ngày là khoảng 2900 kcal.
3.2. Tính toán dinh dưỡng và phân bố bữa ăn
3.2.1. Tính toán hàm lượng dinh dưỡng
Bảng 5: Hàm lượng các chất dinh dưỡng

Tỷ lệ %
Nguồn
% so với
cung cấp % Từ % Từ Các chất dinh dưỡng khác
tổng
năng lượng động thực
năng
vật vật
lượng

Protein Nước g 2900

% 21 55 45 Cellulose g 29

Kcal 609 334 334 Cholesterol mg 180

g 152 84 69 Canxi mg 1000

Lipid Phospho mg 1200

% 25.0 45 55 Sắt mg 48

Kcal 725 363 363 Natri mg 1500

g 81 36 44 Kali mg 1500

Glucid β-caroten µg 3600

20
% 54 Vitamin A µg 850
Nên chọn
Kcal 1566 đường bột có GI Vitamin B1 mg 1.5
thấp
g 392 Vitamin C mg 70

3.2.2. Đề xuất phân chia bữa ăn


Phân bố bữa ăn trong ngày với nhu cầu dinh dưỡng cho đối tượng đã tính toán
ở trên:
- Ăn tăng bữa: Do nhu cầu năng lượng cao, cùng với yêu cầu được cung cấp
đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm cả các vi chất dinh dưỡng, nên khẩu
phần cả ngày của bà mẹ đang cho con bú nên được chia làm nhiều bữa trong ngày
(trung bình nên chia ra 3-6 bữa/ngày).
- Bữa sáng và bữa trưa có tỉ lệ năng lượng cao để cung cấp năng lượng cho cơ
thể hoạt động.
- Bữa chiều có tỉ lệ protein cao để cung cấp nguyên liệu xây dựng cơ thể.
Bảng 6: Đề xuất phân chia năng lượng giữa các bữa ăn
Năng lượng Protein Lipid Glucid
Phân chia giữa các bữa
giữa các giữa các giữa các giữa các
ăn
bữa ăn bữa ăn bữa ăn bữa ăn

STT Tên bữa giờ ăn % Kcal % g % g % g

Bữa 1 Sáng 7 giờ 20 580 20 33 30 24 30 113

Bữa 2 Lỡ 9 giờ 5 145 10 17 10 8 10 38

Bữa 3 Trưa 12 giờ 25 725 20 33 20 16 20 75

Bữa 4 Xế 15 giờ 10 290 10 17 10 8 10 38

Bữa 5 Chiều 18 giờ 30 870 30 50 20 16 20 75

Bữa 6 Tối 21 giờ 10 290 10 17 10 8 10 38

Tổng cộng 100 2900 100 167 100 81 100 377


3.3. Gợi ý thực đơn trong 1 tuần
Ăn đa dạng: Trong bữa ăn cần đa dạng các loại thực phẩm (ít nhất có mặt 10-
15 loại thực phẩm) với đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (chất bột đường, chất đạm,
chất béo và vitamin/khoáng chất). Khẩu phần cũng cần cung cấp đủ nhu cầu canxi
21
(1300mg/ngày), lượng canxi này vừa để cung cấp cho trẻ thông qua nguồn sữa mẹ
vừa để phòng tránh mất canxi trong xương của chính người mẹ. Ngoài các thực
phẩm giàu canxi khác như (thịt, cá, trứng, các loại thủy hải sản,...) bà mẹ cần sử
dụng 6,5 đơn vị sữa mỗi ngày (1 đơn vị sữa tương đương với 100ml sữa dạng lỏng
pha chuẩn hoặc 15g phô mai hoặc 1 cốc sữa chua 100g), mỗi đơn vị sữa sẽ cho
khoảng 100mg canxi.
3.3.1. Ngày 1

Tên
Món ăn
bữa

- Bơ
Sáng - Granola
- Sữa chua

- Sữa đậu nành


Lỡ
- Bánh mì + mứt thơm

- Cơm
- Cá hồi hấp sốt cà
Trưa
Ngày 1 - Canh cải bó xôi thịt bằm
- Táo

- Sữa bò tươi
Xế - Trứng gà ta luộc
- Phô mai con bò cười

- Cơm
- Thịt bò xào súp lơ + nấm đông cô
Chiều - Canh mồng tơi nấu tôm
- Chè đậu xanh
- Sữa chua

Tối Sữa bột

22
Nhận xét:

Hình 1: Biểu đồ so sánh dinh dưỡng của thực đơn ngày 1 với nhu cầu tính toán
Thực đơn đáp ứng đủ nhu cầu về protein, lipid, glucid, vitamin, xơ và khoáng.
Bữa sáng và bữa lỡ chủ yếu cung cấp glucid trong granola, sữa chua, bánh mì
và mứt để cung cấp năng lượng hoạt động cho ngày mới, một lượng protein thực vật
và lipid trong granola, lượng nhỏ protein động vật trong sữa chua.
Buổi trưa, xế và chiều cung cấp lượng lớn protein động vật trong thịt và trứng;
xơ, khoáng và các loại vitamin trong rau củ và trái cây.
Ngoài ra còn cung cấp một lượng sữa chia đều trong các bữa ăn để bổ sung các
chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình cho con bú.
3.3.2. Ngày 2

Ngày 2 Tên bữa Món ăn

- Bánh mì phô mai chuối


Sáng - Granola
- Táo

- Sữa bột
Lỡ
- Hạnh nhân rang

- Cháo gà ta cà rốt
- Salad trộn
Trưa
- Quýt
- Sữa chua

- Dưa hấu
Xế - Bánh gạo lứt rong biển
- Sữa óc chó

Chiều - Cơm
- Thịt heo luộc
- Canh cua rau đay

23
- Thịt bò xào súp lơ đông cô
- Bánh Flan Caramel

Tối Sữa bột

Nhận xét:
Thực đơn đáp ứng đủ như cầu về protein, lipid, glucid và xơ. Tuy nhiên lượng
cholesterol thấp hơn so với nhu cầu (đáp ứng 33% nhu cầu) và canxi, vitamin C đáp
ứng cao hơn nhiều so với nhu cầu (lần lượt là 442%, 485% nhu cầu).
Bữa sáng và bữa lỡ chủ yếu cung cấp glucid trong bánh mì, granola, hạnh nhân
rang và sữa để cung cấp năng lượng hoạt động cho ngày mới. Một lượng protein
thực vật và lipid từ granola và hạnh nhân rang. Một ít vitamin trong phô mai chuối và
táo.

Hình 2: Biểu đồ so sánh dinh dưỡng của thực đơn ngày 2 với nhu cầu tính toán
Buổi trưa, xế và chiều cung cấp lượng lớn protein động vật và khoáng (chủ yếu
là canxi) trong thịt heo, thịt bò và cua; xơ, khoáng và các loại vitamin trong rau củ và
trái cây.
Ngoài ra còn cung cấp một lượng sữa chia đều trong các bữa ăn để bổ sung các
chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình cho con bú.
Sữa chua và sữa óc chó nên sử dụng trước lúc ăn trái cây khoảng 30 phút để
tránh đau bụng.
3.3.3. Ngày 3

Ngày 3 Tên bữa Món ăn

- Phở bò
Sáng - Bánh Flan Caramel
- Chuối

Lỡ - Sữa tổ yến
- Bánh gạo lứt rong biển

24
- Bánh đậu xanh

- Miến xào hải sản


- Salad trộn
Trưa
- Táo
- Sữa chua trái cây dừa sấy

- Chè đậu xanh


Xế - Trứng gà ta luộc
- Quả na

- Cơm
- Cá ngừ kho dứa
Chiều
- Canh rau ngót thịt bằm
- Chuối

- Sữa bột
Tối
- Granola

Nhận xét:

Hình 3: Biểu đồ so sánh dinh dưỡng của thực đơn ngày 3 với nhu cầu tính toán
Thực đơn đáp ứng đủ như cầu về protein, lipid, glucid và xơ. Tuy nhiên lượng
vitamin A thấp hơn không quá nhiều so với nhu cầu (đáp ứng 75% nhu cầu)
Bữa sáng và bữa lỡ chủ yếu cung cấp glucid trong bánh phở, bánh flan, gạo lứt,
bánh đậu xanh và sữa để cung cấp năng lượng hoạt động cho ngày mới. Một lượng
protein động vật và lipid trong phở bò.
Buổi trưa, xế và chiều cung cấp protein động vật trong thịt, trứng và cá; xơ,
khoáng và các loại vitamin trong rau củ và trái cây.
Ngoài ra còn cung cấp một lượng sữa chia đều trong các bữa ăn để bổ sung các
chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình cho con bú
Buổi tối còn có thêm granola để bổ sung một lượng protein thực vật và lipid.

25
3.3.4. Ngày 4

Tên bữa Món ăn

Sáng Xôi gà nấm

- Sữa hạnh nhân Vinamilk


Lỡ
- Bánh đậu xanh

- Cháo thịt gà nấu nấm- gỏi bắp cải


Trưa
- Hồng đỏ
Ngày 4 - Sinh tố bơ
Xế
- Bánh gạo lứt rong biển

- Bắp xào tôm


- Salad trộn
Chiều - Trứng gà ta luộc
- Cá thu hộp
- Mãng cầu xiêm

Tối - Sữa bột

Nhận xét:

Hình 4: Biểu đồ so sánh dinh dưỡng của thực đơn ngày 4 với nhu cầu tính toán
Thực đơn đáp ứng đủ như cầu về lipid, khoáng. Lượng protein, glucid, xơ và
vitamin A thấp hơn không quá nhiều so với nhu cầu (đáp ứng 99%, 98%, 89% và
84% nhu cầu)
Bữa sáng và bữa lỡ chủ yếu cung cấp glucid để cung cấp năng lượng hoạt động
cho ngày mới, lipid và protein thực vật trong sữa hạnh nhân và bánh đậu xanh, một ít
protein động vật trong xôi gà nấm.
Buổi trưa, xế và chiều cung cấp protein động vật trong thịt gà, trứng và cá thu;
xơ, khoáng và các loại vitamin trong rau củ và trái cây.

26
Ngoài ra còn cung cấp một lượng sữa chia đều trong các bữa ăn để bổ sung các
chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình cho con bú.
3.3.5. Ngày 5

Tên bữa Món ăn

- Ngũ cốc trái cây


Sáng
- Trứng gà ta luộc

- Na
Lỡ - Hạnh nhân rang
- Sữa cacao

- Cơm
- Đậu hủ kho nấm đông cô
Trưa
- Canh cải bó xôi thịt bằm
- Táo
Ngày 5
- Cháo đậu hà lan thịt bò
- Bắp xào tôm
Xế
- Sữa chua
- Hồng đỏ

- Bắp xào tôm


- Salad trộn
Chiều - Trứng gà ta luộc
- Cá thu hộp
- Mãng cầu xiêm

- Sữa bột
Tối
- Bánh gạo lứt rong biển

Nhận xét:

Hình 5: Biểu đồ so sánh dinh dưỡng của thực đơn ngày 5 với nhu cầu tính toán

27
Thực đơn đáp ứng đủ như cầu về lipid, xơ, khoáng và vitamin. Lượng năng
lượng tổng, protein và glucid thấp hơn không quá nhiều so với nhu cầu (đáp ứng
95%, 95% và 96% nhu cầu). Nặng lượng tổng thấp hơn so với nhu cầu có thể là do
lượng glucid cung cấp chưa đủ.
Bữa sáng và bữa lỡ chủ yếu cung cấp glucid để cung cấp năng lượng hoạt động
cho ngày mới, lipid và protein thực vật trong hạnh nhân và ngũ cốc, một protein động
vật trong trứng gà ta.
Buổi trưa, xế và chiều cung cấp lượng lớn protein động vật trong thịt bò, trứng
gà và cá thu; xơ, khoáng và các loại vitamin trong rau củ và trái cây.
Ngoài ra còn cung cấp một lượng sữa chia đều trong các bữa ăn để bổ sung các
chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình cho con bú.
3.3.6. Ngày 6

Tên bữa Món ăn

Sáng Bún cá lóc

- Khoai lang hấp


Lỡ - Sữa đậu nành
- Hạnh nhân rang bơ

- Cơm
- Cá bống kho
Trưa - Canh cải xoong chả bò
Ngày 6 - Thịt bò xào súp lơ đông cô
- Trái bơ

- Hạt macca
Xế
- Sữa cacao

- Cháo sò đậu xanh nấm


- Rau mầm
Chiều
- Hạnh nhân rang bơ
- Táo

Tối - Sữa bột

28
Hình 6: Biểu đồ so sánh dinh dưỡng của thực đơn ngày 6 với nhu cầu tính toán
Thực đơn đáp ứng đủ như cầu về lipid, xơ và khoáng. Lượng năng lượng tổng,
protein và glucid thấp hơn không quá nhiều so với nhu cầu (đáp ứng 95%, 82% và
74% nhu cầu). Nặng lượng tổng thấp hơn so với nhu cầu có thể là do lượng glucid
cung cấp chưa đủ. Cholesterol và vitamin A thấp hơn nhiều so với nhu cầu (đáp ứng
19% và 57% nhu cầu)
Bữa sáng và bữa lỡ chủ yếu cung cấp glucid để cung cấp năng lượng hoạt động
cho ngày mới. Lipid và protein được cung cấp trong hạnh nhân, cá và sữa đậu nành.
Buổi trưa, xế và chiều cung cấp lượng lớn protein động vật trong thịt bò và sò;
xơ, khoáng và các loại vitamin trong rau củ và trái cây.
Ngoài ra còn cung cấp một lượng sữa chia đều trong các bữa ăn để bổ sung các
chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình cho con bú.
3.3.7. Ngày 7

Ngày 7 Tên bữa Món ăn

- Bánh mỳ + cá nục sốt cà chua


Sáng
- Sữa Dutch Lady

Lỡ Sinh tố dưa gang

- Cơm
- Canh khổ qua nhồi thịt
Trưa
- Măng xào ba chỉ heo
- Vú sữa

- Sữa chua trái cây dừa sấy


Xế
- Hạnh nhân rang

Chiều - Súp rau củ thịt băm


- Đậu phộng chiên
- Cá hồi hấp sốt cà chua
- Chà bông cá lóc

29
- Táo

- Sữa bột
Tối
- Bánh gạo lức rong biển

Nhận xét

Hình 7: Biểu đồ so sánh dinh dưỡng của thực đơn ngày 7 với nhu cầu tính toán
Thực đơn đáp ứng đủ như cầu về năng lượng, lipid, glucid, khoáng và vitamin.
Lượng protein thực vật và xơ thấp hơn không quá nhiều so với nhu cầu (đáp ứng
76% và 77% nhu cầu). Protein thực vật và xơ thấp có thể do thực đơn chưa đáp ứng
đủ các loại rau củ và hạt . Cholesterol thấp hơn nhiều so với nhu cầu (đáp ứng 57%
nhu cầu).
Bữa sáng và bữa lỡ chủ yếu cung cấp glucid trong bánh mì và sữa để cung cấp
năng lượng hoạt động cho ngày mới. Lipid và protein được cung cấp trong cá nục và
một lượng xơ và protein thực vật trong cà chua và dưa gang.
Buổi trưa, xế và chiều cung cấp lượng lớn protein động vật trong thịt heo, cá hồi
và cá lóc; xơ, khoáng và các loại vitamin trong rau củ và trái cây.
Ngoài ra còn cung cấp một lượng sữa chia đều trong các bữa ăn để bổ sung các
chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình cho con bú.
Buổi tối ngoài sữa còn có thêm bánh gạo lức rong biển để bổ sung các chất
khoáng cần thiết.
3.4. Nhận xét chung
Về mức độ đa dạng của thực đơn, có sự luân phiên nhiều món ăn với nhau, đa
dạng về nguyên liệu và cách chế biến, do người mẹ cho con bú thường dễ mệt mỏi,
chán ăn nên thực đơn được xây dựng rất đa dạng. Các nguồn protein và lipid đa
dạng cả từ nguồn thực vật và động vật (từ thịt, cá, sữa đến các loại đậu, hạt, ngũ
cốc), tương tự với nguồn glucid cũng có sự thay đổi tùy các ngày.
Về khả năng chuẩn bị thực đơn, các món ăn sáng đều là các món ăn có thể dễ
dàng tự chế biến nhanh hoặc mua bên ngoài, phù hợp cho những người làm việc

30
sớm, không có nhiều thời gian để tự chuẩn bị món ăn nhưng vẫn đảm bảo phù hợp
với nhu cầu dinh dưỡng đề ra. Với các bữa chính khác, nguyên liệu sử dụng dễ tìm,
dễ chế biến, thời gian nấu nhanh.
Về hàm lượng dinh dưỡng, thực đơn đảm bảo tương đối đầy đủ nhu cầu dinh
dưỡng đặt ra. Nhìn chung lượng protein đủ, lipid có hơi dư và glucid hơi thiếu, nhưng
vẫn phù hợp và tổng năng lượng vẫn đảm bảo. Chất xơ và các vitamin đạt mức đề
ra, vitamin A và C có vẻ khá cao nhưng dễ bị mất trong quá trình chế biến. Các loại
thực phẩm giàu glucid sử dụng trong thực đơn đa số có chỉ số GI thấp hoặc trung
bình (granola, đậu, trái cây, cơm,...). Trong món ăn cũng có nhiều loại gia vị tốt cho
sức khỏe như ngải cứu, gừng, hạn chế các gia vị có mùi như hành, tỏi để tránh gây
mùi lạ cho sữa, các món ăn bữa chính chủ yếu là món nước, mềm, dễ tiêu hóa. Đặc
biệt thực đơn ít sử dụng các món chiên, nướng mà sử dụng các món xào, món canh,
món luộc, món kho,… để tốt cho sức khoẻ của người sử dụng hơn.
Về lượng nước, nhóm chỉ tính toán trên các món ăn. Bà mẹ cần bổ sung từ 4-5
ly nước (180 ml) (có thể là nước lọc, nước dừa,...) để cung cấp đủ lượng nước cho
cơ thể.

31
KẾT LUẬN

Chế độ dinh dưỡng luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của
chúng ta. Và việc chăm lo sức khỏe người mẹ ngay từ giai đoạn mang thai, cho con
bú là nền tảng để đảm bảo cho một thế hệ phát triển toàn diện về thể chất tinh thần
trong tương lai, xây dựng xã hội bền vững. Vì thế, đối tượng bà mẹ cho con bú thực
sự rất cần được quan tâm về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng. Nhóm chúng em đã
nghiên cứu và đưa ra các lời khuyên chung về dinh dưỡng. Các lời khuyên tương đối
cụ thể về từng nhóm chất dinh dưỡng, bên cạnh đó còn có đề xuất về cách chế biến
thực phẩm, lời khuyên về lối sống sinh hoạt để đảm bảo người mẹ cho con bú có sức
khỏe tốt, tinh thần thoải mái và nuôi con được hiệu quả nhất. Tiếp đến, nhóm trình
bày cách xây dựng thực đơn một tuần cho đối tượng giả định cụ thể. Thực đơn được
xây dựng phù hợp với đa số các gia đình Việt Nam, món ăn, nguyên liệu dễ tìm và
chế biến và vẫn đảm bảo sự đa dạng cũng như yêu cầu về dinh dưỡng.

32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Riordan J. (2005). Breastfeeding and Human Lactation. 4th ed. Toronto,
Canada: Jones &Bartlett Publishers.
2. Bộ y tế. Viện dinh dưỡng. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt
Nam. Nhà xuất bản y học (2006).
3. Bộ Y tế. (2017). Hướng dẫn quốc gia về dinh dưỡng cho Phụ nữ có thai và bà
mẹ cho con bú. Truy cập ngày 15/11/2022, từ https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-
lieu-tieng-viet/san-phu-khoa/huong-dan-quoc-gia-ve-dinh-duong-cho-phu-nu-co-thai-
va-ba-me-cho-con-bu.
4. FAO, WHO. (1998). FAO/WHO Expert Consultation on Carbohydrates in
Human Nutrition. FAO Food and Nutrition, paper 66. Rome: Food and Agricultural
Organisation of the United Nations.
5. Janos Zempleni, Robert B.Rucker, Donald B. McCormick, John W. Suttie.
(2007) Handbook of VITAMINS. Boca Raton: CRC Press Taylor & Francis Group.
6. FAO, WHO. (2001). Human Vitamin and Mineral Requirements. Rome: Food
and Nutrition Division.
7. Goulding A. (2002). Major minerals: calcium and magnesium. In: J Mann, S
Truswell (eds), Essentials of Human Nutrition. New York: Oxford University Press.
8. NHMRC. (2006). Nutrient Reference Values for Australia and New Zealand
including Recommended Dietary Intakes. Canberra: NHMRC, Wellington: Ministry of
Health.
9. Thomson CD, Paterson E. (2003). Australian and New Zealand Nutrient
Reference Values for Selenium: A report prepared for the Ministry of Health.
Wellington: Ministry of Health.
10. Mitchell EA và cộng sự. (1993). Smoking and sudden infant death syndrome.
Paediatrics, 91: 893–6.
11. Schulte-Hobein B và cộng sự. (1992). Cigarette smoke exposure and
development of infants throughout the first year of life: influence of passive smoking
and nursing on nicotine levels in breast milk and infant’s urine. Acta Paediatrics
1992(81): 550–7.

33

You might also like