Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

NHỮNG GỢI Ý VÀ LƯU Ý KHI LÀM SEMINAR 1

ngodungtuan@hmu.edu.vn
Nhiều năm dạy học cho thầy biết những điểm yếu trầm trọng của các
em: lười tư duy, tư duy hời hợt, không có tư duy khoa học, không biết
diễn đạt các vấn đề khoa học, không biết ngữ pháp. Do đó thầy viết bài
này để nhắc nhở trước các em, để giảm thiểu những slides vô nghĩa, sai
trầm trọng, những bài thuyết trình không ai hiểu nổi và không ai muốn
nghe. Thời gian rất quí giá.
Trước tiên thầy nhắc nhở những vấn đề đơn giản, sơ đẳng nhất khi làm
slides và thuyết trình.
1) Câu cú trên slides ít nhất phải đúng ngữ pháp, phải có chủ ngữ vị
ngữ, phải đủ để thành một câu hiểu được.
2) Khi So sánh: phải rõ ràng cái gì so với cái gì , khi nào so với khi nào.
Không được để những mệnh đề có từ so sánh mà chỉ có một thứ
để so sánh, phải có 2 thứ để so sánh.
3) Khi nói về một đại lượng vật lý nào đó như vận tốc, lưu lượng, áp
suất phải nói rõ đang nói về đại lượng đó của cái gì (of what), ở vị
trí nào (where) và khi nào (when)
4) Người làm slides và người thuyết trình phải hiểu được những điều
mình viết (hoặc copy paste) và những điều mình nói (hoặc read
from slides). Tự mình không hiểu cái mình viết , mình nói thì
người khác càng không hiểu
Tiếp theo đi vào các lưu ý, gợi ý thuộc về chuyên môn
Về vấn đề 1 của seminar
thầy đã nói là vấn đề 1 rất khó nhưng có vẻ như các em đều coi là vấn đề
rất dễ
Hầu như tất cả các slides và thuyết trình đều sơ sài và thể hiện sự không
hiểu kiến thức.
Một hình mẫu chung của các slides là: xơ vữa làm lòng mạch hẹp lại , bán
kính giảm và sức cản tăng, do đó lưu lượng sẽ giảm. Tất cả các kết luận
đó đều dựa vào công thức Poa dơi, R tăng thì Q giảm.
Suy luận kiểu đó là SAI HOÀN TOÀN vì các em không nhìn toàn bộ hệ
mạch mà chỉ nhìn vào đoạn động mạch xơ vữa
Ta cần hiểu rõ là sức cản một đoạn động
mạch chỉ chiếm một phần trong sức cản của
một hệ mạch phức tạp đi qua một cơ quan.
Xét riêng một đoạn động mạch có sức cản R’,
chỉ là một phần sức cản R của toàn hệ mạch,
bao gồm cả đoạn động mạch đang xét (xem
hình bên). Q là lưu lượng đi qua đoạn động
mạch. Q = P/ R , trong đó P là chênh lệch
áp suất giữa hai đầu của hệ mạch tính từ đầu
động mạch chủ đến cuối tĩnh mạch chủ, (tạm
cho là P = 100 mm Hg với một người bình
thường khi hoạt động nhẹ). Chênh lệch áp
suất giữa hai đầu của của đoạn động mạch là
P’ = Q x R’.

Khi đoạn động mạch đang xét bị xơ vữa, R’ tăng cao so với trước kia khi
chưa bị xơ vữa. KHÔNG THỂ kết luận Q qua R’ giảm vì
1) Q = P’/ R’. R’ tăng lên thật nhưng các em không biết gì về P’
2) Q = P/ R, Q chỉ phụ thuộc DP và R là sức cản của toàn hệ mạch
qua cơ quan, thí dụ tim
3) Hãy suy nghĩ kĩ xem, sự tăng lên cho dù rất lớn của R’ có làm R tăng
lên đáng kể không? Mà R là một đại lượng biến thiên, bất kì lúc nào
cơ thể cũng có thể nhanh chóng làm giãn các mạch, co các mạch
bằng các cơ trơn trên thành động mạch.
4) Chênh lệch áp suất DP cũng có thể thay đổi do cơ thể điều chỉnh áp
huyết. Người bị bệnh mạch vành thường là bị tăng huyết áp, có nghĩa
là DP tăng lên, không còn là 110 mm Hg nữa.
5) Còn nhiều điều khác nữa
Tóm lại: có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến Q, để kết luận được là Q
qua đoạn động mạch bị xơ vữa tăng, giảm hay giữ nguyên so với khi
chưa bị xơ vữa là quá khó. Vấn đề 1 không phải là vấn đề để trả lời, đó
là vấn đề để các em học trong khi suy nghĩ về nó. Qua quá trình tìm tòi,
suy nghĩ, phản biện, tranh biện, các em sẽ hiểu rõ kiến thức hơn rất
nhiều. Nếu làm để đối phó, chính các em sẽ mất rất nhiều.
Về vấn đề 2 của seminar
Đây cũng là vấn đề rất khó. Nhiều em hầu như không có thói quen suy
nghĩ. Ngay cả các em chịu khó suy nghĩ thì cũng rất nông. Với các em tư
duy tốt nhất thì cũng nghĩ rằng chỉ có lưu lượng máu đến nuôi một cơ quan
là quan trọng. Nhắc lại cho những em chưa hiểu lưu lượng là gì: Lưu
lượng nôm na là một phút có bao nhiêu lít đến nuôi cơ quan. Các em suy
nghĩ đơn giản kiểu như là, trước kia chưa bị xơ vữa động mạch vành, lưu
lượng máu Q đủ lớn để nuôi tim. Bây giờ bị động mạch vành, lưu lượng Q
giảm xuống, tim thiếu máu nuôi và bị bệnh. Nhưng từ vấn đề 1 ta đã rút ra
là không thể biết được Q bây giờ tăng, giảm hay giữ nguyên so với Q lúc
trước khi bị xơ vữa mạch vành. Vậy nếu như Q thậm chí tăng thì sao? Q
có thể tăng mà tim vẫn bị bệnh, tại sao?
Còn có nhiều yếu tố khác rất quan trọng đói với sức khỏe của cơ quan mà
không xếp hạng được, đó là 1- áp suất máu tại mao mạch nuôi cơ tim (nội
dung của vấn đề 2 sem1), 2- lượng hồng cầu trong máu tại mao mạch (nội
dung của vấn đề 4 sem 1), 3- độ bão hòa oxi trong máu SpO2 (nội dung
của LEC 5) và 4- những yếu tố khác.
Để hiểu được vai trò của áp suất máu tại mao mạch nuôi các cơ quan đọc
thêm cả bài “Áp huyết cao có phải là BỆNH” thầy gửi kèm.
Vậy nên các em phải hiểu rõ được vai trò của huyết áp tại mao mạch nuôi
cơ quan đối vơi sức khỏe cơ quan.

You might also like