Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

ĐA DẠNG BỀN VỮNG:

VĂN HÓA LUÔN GẮN LIỀN VỚI PHÁT TRIỂN

Đối thoại giữa văn hóa và phát triển đòi hỏi nguồn lực mới và hướng tới mục đích
mới. Những tiến bộ đáng kể đã được thực hiện trong năm mươi năm qua, nhờ những
quyết định và sáng kiến của cấp cộng đồng, các quốc gia và các tổ chức các tổ chức đa
phương thuộc hệ thống Liên Hiệp Quốc. Trong số các tổ chức này, UNESCO đóng
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ và cam kết toàn cầu không ngừng về đa
dạng văn hóa, sự cởi mở, đa nguyên cùng rất nhiều nguyên tắc bất di bất dịch. Trong
khoảng thời gian đó, các chương trình khác của Liên hợp quốc, đặc biệt là Chương
trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
(UNEP) đã tích cực hợp tác , với sự tư vấn của FAO và Ngân hàng Thế giới, để xác
định một lộ trình mới về phát triển con người trên toàn thế giới cùng với các phương
thức đánh giá lộ trình này. Kết hợp hai cách tiếp cận này, nhiều các tổ chức quốc tế
dưới sự dẫn dắt của các cơ quan của Liên hợp quốc đứng đầu, đã đặt các vấn đề liên
quan đến nhân quyền vào trọng tâm của chương trình nghị sự toàn cầu và xác định
nền tảng để cho phép lồng ghép quyền kinh tế và quyền văn hóa trong một khuôn khổ
chung. Cách tiếp cận này đặc biệt hữu ích đối với những người tị nạn, trẻ em và dân di
cư, chưa dựa trên sự nhất trí cao của 2 khái niệm nêu trên.

Văn hóa nói chung và đa dạng văn hóa nói riêng đang phải đối mặt với ba thách thức
mới: (a) toàn cầu hóa, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đã tạo ra những hình
thức bất bình đẳng mới, những hình thức này có thể tạo ra xung đột văn hóa thay vì
thúc đẩy đối thoại cần thiết cho đa nguyên văn hóa; (b) Các quốc gia vốn đã giải quyết
được các yêu cầu về văn hóa và giáo dục, gặp khó khăn trong việc định hướng tư,
hình ảnh và nguồn lực đến từ bên ngoài, ngăn cản phát triển văn hóa; và (c) sự phân
chia về 2 hình thức giáo dục ngày càng tăng (kỹ thuật số và truyền thống) đã biến sự
cải tiến của các hình thức trao đổi cũng như các nguồn lực văn hóa thành độc quyền
của giới tinh hoa, khác xa với khả năng và lợi ích của hơn một nửa dân số thế giới,
hiện đang bị gạt ra ngoài lề cả về văn hóa lẫn tài chính. Đối mặt với thách thức này
đòi hỏi phải phục dựng đối thoại giữa văn hóa và phát triển – vai trò này phù hợp với
UNESCO nhất. Những ý tưởng sau đây dựa trên các nguyên tắc nêu trong Tuyên bố
chung của UNESCO về Đa dạng văn hóa, được thông qua tại phiên họp thứ 31 của
Đại hội đồng UNESCO, tại Paris, vào ngày 2 tháng 11 năm 2001. Những nguyên tắc
này mời gọi một cách hiểu mới về mối quan hệ giữa đa dạng, đối thoại và phát triển,
tạo thành một cơ sở đầu tiên nhằm xây dựng một khuôn khổ hành động trong đó
UNESCO là hình mẫu các Quốc gia Thành viên và của các tổ chức đa phương và liên
chính phủ khác trong lĩnh vực văn hóa và phát triển.

You might also like