Câu 5 Phần II

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Câu 5 (Phần 2) : Anh (Chị) hãy xác định phương hướng vận

dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về con người vào xây dựng con người
Việt Nam hiện nay
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
II. Phương hướng vận dụng
1. Sự cần thiết phải xây dựng con người Việt Nam hiện nay
 Bối cảnh:
- Con người Việt Nam đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa, với nền kinh
tế tri thức và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có nhiều thuận lợi và khó
khăn.
+ Thuận lợi:
 Việt Nam đang tiếp tục ổn định về nhiều mặt. Đây là một trong những
điều kiện tiên quyết, tạo ra môi trường bên trong và bên ngoài để đất
nước phát triển nhanh hơn, vững chắc hơn, bởi vì không ít nước trong
khu vực và trên thế giới không dễ gì có được điều kiện này.
 Trong tình hình quốc tế nói chung và tình hình Việt Nam nói riêng
đang ở vào trạng thái vừa hợp tác vừa đấu tranh bởi xu thế ngày càng
mạnh của toàn cầu hóa, bên cạnh những khó khăn, thì cũng có những
thuận lợi cho sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đó là xu thế
hòa bình, hợp tác và phát triển; là sự phát triển nhanh hơn rất nhiều của
khoa học và công nghệ so với tất cả các thời kỳ cách mạng kỹ thuật
trước đây (thường được gọi là thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0), mà
Việt Nam là nước đi sau có thể có lợi thế rút ngắn các bước phát triển.
+ Khó khăn:
 Bên cạnh những mặt thuận lợi, riêng toàn cầu hóa đặt ra cho các nước
trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển những thách thức và
nguy cơ hết sức to lớn: vấn đề sinh thái, ô nhiễm môi trường và cạn
kiệt tài nguyên, vấn đề dân số và sức khỏe cộng đồng, sự phân hóa
giàu nghèo, tệ nạn xã hội và tội phạm mang tính quốc tế, đặc biệt nguy
hiểm là tội phạm có tổ chức. Về mặt chính trị, đó là những thách thức
nghiêm trọng đối với chủ quyền quốc gia. Điều này ảnh hưởng tới cả
phẩm chất và năng lực của con người.
 Thực trạng:
- Trong tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, Việt
Nam đã đạt được những kết quả nhất định trong việc xây dựng con người,
văn hóa. Nhờ đó đất nước có những thành tựu quan trọng trong phát triển
kinh tế-xã hội.
- Tuy nhiên, việc xây dựng con người, văn hóa còn nhiều hạn chế, khuyết
điểm.
+ Đại hội XII của Đảng( kiếm cái ảnh nha) chỉ rõ : “So với những thành quả
trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành quả
trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng; chưa đủ tầm mức để tác động có
hiệu quả xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh. Đạo đức, lối
sống có mặt xuống cấp đáng lo ngại.”
+Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và
trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Môi trường văn hóa còn tồn tại những
biểu hiện thiếu lành mạnh, tệ nạn xã hội và một số loại tội phạm có chiều
hướng gia tăng.
 Vấn đề đặt ra hiện nay: Phải thấy hết thuận lợi, khó khăn, nhìn thẳng vào sự
thật, đánh giá đúng sự thật về những ưu điểm, hạn chế để có biện pháp xây
dựng con người, văn hóa Việt Nam đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điểm mấu chốt là phải lấy lại lòng tin của nhân dân.
2. Một số định hướng, phát triển con người Việt Nam hiện nay theo
tư tưởng Hồ Chí Minh
Hội nghị Trung ương 9 khóa XI của Đảng đã ban hành Nghị quyết 33-NQ/TW
về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước” (Nghị quyết số 33), trong đó, đề cao việc phần
xây dựng con người phát triển toàn diện.
- Một là, “bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối
sống và nhân cách”. Đây là tư tưởng xuyên suốt trong chăm lo xây dựng con
người. Lấy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc là giá trị cơ bản, cốt lõi
đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước để xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc; lấy chuẩn mực đạo đức, lối sống và nhân cách làm thước
đo đánh giá con người trong quan hệ ứng xử với tự nhiên, xã hội, hướng tới
giá trị nhân văn.
- Hai là, “xây dựng con người có thế giới quan khoa học, hướng tới chân -
thiện - mỹ”. Sống trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập
sâu rộng quốc tế, đang diễn ra cuộc cách mạng 4.0, đòi hỏi mỗi con người
Việt Nam phải có thế giới quan khoa học trong nhìn nhận, đánh giá sự vật,
hiện tượng và xử lý các vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra. Vấn đề cốt lõi
của thế giới quan khoa học là tư tưởng. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, trang bị cho cán bộ, đảng viên
và nhân dân nhận thức và cải tạo thế giới. Muốn có thế giới quan khoa học,
Đảng yêu cầu: “Nâng cao trí lực, bồi dưỡng tri thức cho con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế, của kinh tế tri thức và xã hội học tập”.
- Ba là, “Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chuẩn của con người Việt Nam thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Đây là nhiệm vụ có
tính cấp thiết và thời sự đảm bảo cho đất nước phát triển nhanh và bền
vững. Đảng đòi hỏi các nhà quản lý, giới khoa học nghiên cứu toàn diện,
sâu sắc con người Việt Nam trong lịch sử và hiện nay, đúc rút nêu ra một
hệ giá trị chuẩn của con người Việt Nam, làm cơ sở pháp lý trong tổ chức
thực hiện và hướng đích xây dựng con người phát triển toàn diện.
- Bốn là, “Xây dựng và phát huy lối sống “Mỗi người vì mọi người, mọi
người vì mỗi người”; hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và
làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ môi trường”. Đây là lối sống
thể hiện bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, thể hiện mối quan hệ
“cái chung” và “cái riêng”, đặt “cái ta” lên trên “cái tôi”, đề cao trách nhiệm
cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội. Từ đó, Đảng khẳng định trong
xây dựng con người phải: “Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích
cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn”.
- Năm là, xét đến cùng, văn hóa là nghệ thuật của cái đẹp, mọi hoạt động của
văn hóa đều vận động theo quy luật của cái đẹp. Muốn hiểu đúng cái đẹp
cần phải giáo dục để mọi người dân nhận biết đúng đắn chuẩn mực, giá trị
của cái đẹp. Đảng đề ra nhiệm vụ: “Tăng cường giáo dục nghệ thuật, nâng
cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên, thiếu
niên”.
- Sáu là, xây dựng con người phát triển toàn diện, quy lại trong bốn giá trị cốt
lõi là Trí - Đức - Thể - Mỹ. Thực tiễn cho thấy thể lực, tầm vóc, sức dẻo dai
của con người Việt Nam còn hạn chế. Do vậy, Đảng chủ trương: “Nâng cao
thể lực, tầm vóc con người Việt Nam, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri
thức, đạo đức, kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
- Bảy là, xây đi đôi với chống. Xây dựng phẩm chất tốt đẹp, nhân cách nhân
ái, cao thượng, bao dung, thân thiện của người Việt Nam đồng thời với đấu
tranh với mọi biểu hiện cản trở, làm tha hóa nhân cách, lối sống tốt đẹp của
con người. Đảng đề ra nhiệm vụ: “Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái
ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh
hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người. Có giải pháp
khắc phục những mặt hạn chế của con người Việt Nam”.
=>Những nhiệm vụ cụ thể nêu trên trong Nghị quyết số 33 là những chỉ dẫn
rất quan trọng để cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân căn cứ vào
đó xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện.
3. Kết quả đạt được
a, Thành tựu

- Hệ thống chính trị và các tầng lớp xã hội đã chủ động hơn trong việc giáo
dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, xây dựng thế giới quan, nhân
sinh quan khoa học, cách mạng, nhân văn, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
- Vai trò của con người ngày càng thể hiện và tác động lớn trong đời sống
chính trị, kinh tế, xã hội. Bước đầu tạo được sự gắn kết phát triển văn hóa
với xây dựng con người, lấy việc chăm lo xây dựng con người có nhân cách,
lối sống tốt đẹp làm trọng tâm.
- Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tính tích cực xã hội của nhân dân
được phát huy. Dân chủ xã hội được mở rộng cùng với quá trình hội nhập
quốc tế sâu rộng và tiếp cận với các phương tiện truyền thông mới đã làm
cho con người Việt Nam luôn đổi mới tư duy, năng động, sáng tạo hơn, có
nhiều cơ hội tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Các giá trị đạo đức truyền
thống được giữ gìn, phát huy và thay đổi theo hướng phù hợp với nền kinh
tế thị trường, hội nhập quốc tế.
- Hình thành nếp sống văn minh, tác phong công nghiệp, tính chuyên nghiệp,
thiết thực, hiệu quả, đề cao, tôn trọng con người; quan tâm nâng cao trí tuệ,
cải thiện chất lượng sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam.
- Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, tuổi thọ trung bình con
người Việt Nam năm 2019 là 73,6 tuổi. Từ 1990 đến 2018, tổng thu nhập
bình quân đầu người đã tăng lên 354,5%. Năm 2019, tổng thu nhập bình
quân đầu người gần 2.800 USD. Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tốc
độ tăng trưởng chỉ số phát triển con người (HDI) cao nhất trên thế giới, với
tăng trưởng trung bình HDI ở mức 1,36% trong suốt giai đoạn 1990 - 2018.
Đây là thành tựu rất đáng để Việt Nam tự hào về xây dựng con người.
- Công tác phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, suy thoái tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống trong nội bộ cán bộ, đảng viên, nhân dân có
chuyển biến, góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh,
tạo môi trường văn hóa, xã hội lành mạnh, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm
chất đạo đức, trình độ chuyên môn của cán bộ, đảng viên, nhân dân; tạo
niềm tin của nhân dân đối với chế độ.
b, Hạn chế

- Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ
phận cán bộ, đảng viên, chưa thực sự được đẩy lùi. Một số mặt đạo đức xã
hội có biểu hiện xuống cấp nghiêm trọng. Ở một số nơi, vẫn còn tình trạng kẻ
xấu lợi dụng sự ngộ nhận về lòng yêu nước của một bộ phận người dân phục
vụ mục đích chống phá chế độ.
- Hệ giá trị chuẩn mực văn hóa và con người Việt Nam làm cơ sở triển khai
trong thực tiễn chưa được ban hành. Một bộ phận cán bộ, nhân dân có tâm lý
sính ngoại, tiêu dùng sản phẩm văn hóa cũng như tiếp nhận lối sống thiếu
chọn lọc, ảnh hưởng đến giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc và xây dựng
con người trước thách thức toàn cầu hóa. Chất lượng nguồn nhân lực của Việt
Nam còn ở mức thấp so với khu vực Đông Nam Á.
- Sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong giáo dục con người
chưa thường xuyên. Công tác giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực thẩm
mỹ trong các tầng lớp nhân dân chưa được coi trọng. Nhiều hoạt động văn
hóa và dịch vụ văn hóa công cộng bị “thương mại hóa”, hạ thấp tính giáo
dục, chiều theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận người dân, gây hậu quả
xấu trong xây dựng con người. Công tác xã hội hóa xây dựng con người chưa
động viên tối đa. Một số phong trào biểu dương, tôn vinh gương người tốt
việc tốt, điển hình tiên tiến, danh hiệu thi đua chưa đi vào thực chất, chạy
theo số lượng và hình thức.
- Cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, tiêu cực xã hội chưa
thường xuyên, liên tục. Một số nơi còn coi nhẹ việc đấu tranh, phòng chống
các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực văn hóa, ảnh hưởng đến nhiệm vụ xây
dựng con người. Những giải pháp mang tính đột phá khắc phục những mặt
hạn chế của con người Việt Nam chưa được đề xuất.

You might also like