Đánh Giá

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

3.

ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG
DÂN SỰ.
Với các quy định của BLTTDS Việt Nam, hành lang pháp lý về người đại diện của đương sự
trong tố tụng dân sự đã được khẳng định và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập chế định đại
diện trong những trường hợp đương sự cần người đại diện trong tố tụng dân sự. Thời gian vừa
qua, số lượng vụ việc dân sự có người đại diện của đương sự ngày càng cao hơn. Sở dĩ có sự
thay đổi này, là do đời sống kinh tế phát triển, nhu cầu ủy quyền cho người có hiểu biết pháp luật
thay mặt tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp ngày càng phổ biến. Họ sẽ bảo vệ
được quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, đông thời cũng tránh được những thiếu sót trong
hoạt động tố tụng và làm cho quá trình tố tụng được nhanh gọn hơn. Tuy nhiên, thực tiễn việc
tham gia tố tụng của người đại diện của đương sự vẫn còn rất nhiều khó khan,vướng mắc và hạn
chế.
- Đầu tiên là về việc chỉ định người đại diện trong tố tụng dân sự. Để đảm bảo quyền lợi
của đương sự khi họ không tự mình tham gia tố tụng mà không có người đại diện thamgia
thì Tòa án sẽ chỉ định người đại diện. Tuy nhiên Điều 76 BLTTDS chỉ quy định khi nhận
được đơn yêu cầu giải quyết vụ việc mà nhận thấy: “nếu có đương sự là người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật
của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 75 của Bộ luật này thì
Tòa án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng tại Tòa án”. Như vậy, với những
người bị mất năng lực hành vi dân sự, người vắng mặt không có tin tức mà không có
người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật thì họ thuộc 1 trong các trường hợp tại
khoản 1 Điều 75 BLTTDS thì Tòa án có được chỉ định người đại diện cho họ hay không?
Vấn đề này BLTTDS chưa quy định rõ, nên dẫn đến nhiều cách hiểu và áp dụng khác
nhau.
- Thứ hai về việc chấm dứt đại diện của đương sự. Thực tiễn thực hiện quy đinh về chấm
dứt đại diện có phát sinh vướng mắc đối với việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy
quyền. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền có thể đặt ra với cả 2been đại diện
ủy quyền và bên ủy quyền: Tại Điều 569 BLDS năm 2015 về đơn phương đình chỉ thực
hiện hợp đồng ủy quyền đã đề cập đến thủ tục chấm dứt ủy quyền trong trường hợp ủy
quyền có thù lao và ủy quyền không có thù lao. Khoản 1 Điều 569 quy định: “ Nếu ủy
quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc
nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.” Nhưng vấn đề ở
chỗ thế nào là thời gian hợp lí và việc đơn phương đình chỉ thực hành hợp đồng ủy quyền
thể hiện theo nguyên tắc nao thì chưa được làm rõ, ảnh hưởng đối với việc xử lí về văn
bản tố tụng khác nhau ở các Tòa án. Suy cho cùng, việc ủy quyền cho người đại diện thực
chất vẫn dựa phần nhiều trên ý chí của bên đương sự. Nhiều trường hợp, việc biểu hiện ý
chí này thậm chí cũng không nhất thiết phải lập thành văn bản.
- Việc thực hiện quy định về quyền và nghĩa vụ của người đại diện. Thực tế xảy ra các
trường hợp người đại diện của đương sự không thực hiện hết trách nhiệm nghĩa vụ của
người đại diện hoặc vi phạm nghĩa vụ đại diện, không thông báo trung thực nội dung
trình bày hay yêu cầu của đương sự trong khi mình làm người đại diện như: Nguyên đơn
ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng từ khi thụ lý vụ án đến khi
có bản án có hiệu lực pháp luật và được thi hành, nhưng khi Tòa án triệu tập hợp lệ hai
lần, người đại diện theo ủy quyền không đến tòa theo giấy triệu tập nên Tòa án đình chỉ
theo điểm c khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015, lý do đại diện theo ủy quyền của
nguyên đơn không đến vì nguyên đơn chưa ưng tiền chi phí ủy quyền cho người ủy
quyền trong khi đó tại văn bản ủy quyền lại ghi không có thù lao. Đáng lẽ người đại diện
theo quyền phải thông báo cho nguyên đơn biết việc không trả tiền thù lao thì người đại
diện sẽ không đến Tòa án, nếu không đến 2 lần hậu quả pháp lý sẽ là đình chỉ giải quyết
vụ án, phải nộp lại đơn khởi kiện, đóng tiền tạm ứng án phí và các thủ tục ban đầu khác
gây trở ngại và kéo dài thời gian của nguyên đơn. Ngoài ra còn có những trường hợp
nguwofi đại diện theo ủy quyền cố ý vi phạm nghĩa vụ của người đại diện, gây thiệt hại
cho người được đại diện, dẫn đến phát sinh tranh chấp về hợp đồng ủy quyền. Trong thực
tiễn, Tòa án đã thụ lý giải quyết nhiều vụ án thuôc trường hợp này.

You might also like