Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐÁP ÁN

Câu 1: : Mục đích yêu cầu của các phương pháp bảo quản, chế biến nông sản ?
a. BẢO QUẢN
- Mục đích: Để hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút chất lượng của nông sản.
- Điều kiện:
+ Hạt cần được phơi hay sấy khô,
+ Rau củ quả phải sạch sẽ, không giập nát.
+ Kho bảo quản phải xây dựng nơi cao ráo, thoáng khí, có hệ thống thông gió và
được khử trùng.
- Phương pháp bảo quản:
+Bảo quản thông thoáng: Nông sản để trong kho vẫn được tiếp xúc với môi trường
không khí bên ngoài, do vậy kho phải có hệ thống thông gió hợp lý.
+Bảo quản kín: Để nông sản trong kho hay các phương tiện chứa đựng phải kín,
không cho không khí xâm nhập.
+Bảo quản lạnh: Đưa nông sản vào trong các kho lạnh, phòng lạnh. Ở nhiệt độ
thấp, vi sinh vật, côn trùng sẽ ngưng hoạt động và giảm bớt sự hô hấp của nông sản.
b. CHẾ BIẾN
- Mục đích: Làm gia tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản
- Phương pháp:
+Sấy khô: Một số loại rau củ được sấy khô bằng các thiết bị đơn giản hay hiện đại
+Chế biến thành bột mịn hay tinh bột: như sắn, khoai, bắp, đậu...
+Đóng hộp: Cho sản phẩm vào trong hộp hay lọ thủy tinh, đậy kín, sau đó làm
chín.
Câu 2: Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng?
• Vai trò của rừng:
• Bảo vệ và cải tạo môi trường, điều hòa khí oxi và cacbonic, làm sạch không
khí.
• Phòng hộ, chắn gió, cát bay, hạn chế tốc độ dòng chảy, chống xói mòn lũ lụt.
• Cung cấp nguyên liệu để sản xuất, lâm sản để xuất khẩu.
• Phục vụ cho du lịch, nghiên cứu khoa học, bảo tồn hệ sinh thái rừng.,.
• Nhiệm vụ của trồng rừng:
• Trồng rừng sản xuất: lấy nguyên liệu sản xuất.
• Trồng rừng phòng hộ: phòng hộ đầu nguồn, ven biển, chắn gió, cát bay,...
• Trồng rừng đặc dụng: vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu
khoa học, văn hóa, du lịch.

Câu 3: Các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng là gì?
• Làm rào bảo vệ,
• Phát quang,
• Làm cỏ,
• Bón phân,
• Xới đất, vun gốc,
• Tỉa và dặm cây.
Câu 4:
• Kĩ thuật đào hố:
+ Vạc cỏ và đào hố, lấp đất màu để riêng biệt trên miệng hố
+ Lấy lớp đất màu đem trộn với phân bón. Lấp đất đã trộn với phân bón vào hố
+ Cuốc thêm đất, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ rồi lấp đầy hố
• Trồng rừng bằng cây con có bầu:
+ Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất
+ Rạch bỏ vỏ bầu
+ Đặt bầu vào lỗ trong hố
+ Lấp và nén đất lần 1
+ Lấp và nén đất lần 2
+ vun gốc
• Trồng rừng bằng cây con rễ trần:
+ Tạo lỗ trong hố đất
+ Đặt cây vào lỗ trong hố
+ Lấp đất kín gốc cây
+ Nén đất
+ Vun gốc
• Quy trình chung trồng rừng bằng cây con:
•Tạo lỗ trong hố.
•Đặt cây vào lỗ trong hố đất.
•Lấp đất.
•Nén chặt.
•Vun đất kín gốc cây.

Câu 5: Các loại khai thác rừng và các biện pháp phục hồi rừng sau khai thác.
Loại khai thác Các đặc điểm chủ yếu
rừng Lượng cây chặt hạ Thời gian chặt hạ Cách phục hồi rừng
Khai thác trắng Chặt toàn bộ cây trong Trong mùa khai thác Trồng rừng
một lần gỗ (< 1 năm)
Khai thác dần Chặt toàn bộ cây trong 3- Kéo dài 5 đến 10 Rừng tự phục hồi
4 lần khai thác năm bằng tái sinh tự
nhiên
Khai thác chọn Chọn chặt cây già , cây có Không hạn chế thời Rừng tự phục hồi
phẩm chất kém. gian bằng tái sinh tự
nhiên
Câu 6: Ý nghĩa bảo vệ và khoanh nuôi rừng:
Rừng là tài nguyên quý của đất nước, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh
thái, có giá trị to lớn đối với đời sống và sản xuất của xã hội.
a. BẢO VỆ RỪNG
- Mục đích:
+ Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng
+ Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển.
• Biện pháp:
+ Nghiêm cấm mọi hành vi phá rừng, gây cháy rừng,...
+ Có kế hoạch và biện pháp về định canh, định cư, phòng chống cháy rừng...
+ Chỉ được khai thác khi có cấp phép
b.KHOANH NUÔI RỪNG
- Mục đích: Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển
thành rừng có sản lượng cao
- Biện pháp:
+ Bảo vệ
+ Phát dọn dây leo, bụi rậm,...
+ Tra hạt hay trồng cây vào nơi có khoảng trống lớn.

Câu 7: Em hãy cho biết vai trò và nhiệm vụ của chăn nuôi?
• Vai trò của chăn nuôi:
• Cung cấp thịt, trứng, sữa,...
• Cung cấp sức kéo.
• Cung cấp phân bón.
• Cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác.
• Nhiệm vụ của chăn nuôi:
• Phát triển chăn nuôi toàn diện.
• Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.
• Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lí.

Câu 8: Em hãy cho biết các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi?
Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi chịu ảnh hưởng của yếu tố:
• Di truyền
• Điều kiện ngoại cảnh.
Câu 9: Phân loại giống vật nuôi:
+ Theo địa lý: Lợn Móng Cái, bò vàng Nghệ An...
+ Theo hình thái noại hình: Bò lang đen trắng, bò u...
+ Theo mức độ hoàn thiện của giống: giống nguyên thủy, giống quá độ, giống gây
thành.
+ Theo hướng sản xuất: Lợn ỉ, lợn Đại Bạch, bò sữa...

----hết----

You might also like