Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Practice 3

Tại Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến
đổi khí hậu (COP28) đang diễn ra tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE),
các nước trên thế giới đã đưa ra những dự án đóng góp mạnh mẽ cho cuộc chiến chống biến
đổi khí hậu nhằm hướng đến một tương lai sử dụng năng lượng bền vững.

Tổng thống nước chủ nhà UAE, Mohamed bin Zayed Al-Nahyan, thông báo thành lập một
Quỹ khí hậu trị giá 30 tỷ đô la Mỹ trong đó 25 tỷ đô la Mỹ sẽ được phân bổ cho các chiến
lược khí hậu và 5 tỷ đô la Mỹ đầu tư cho hoạt động chống biến đổi khí hậu ở các nước Nam
bán cầu.

Quỹ này hướng tới mục tiêu sẽ thu hút 250 tỷ đô la Mỹ từ các nhà đầu tư vào cuối thập kỷ
này. Trong khi đó, thủ tướng Anh, Rishi Sunak, thông báo các công ty về năng lượng tái tạo
của nước này cam kết đầu tư tới 11 tỷ bảng Anh, tương đương với gần 14 tỷ đô la Mỹ cho
dự án điện gió ở ngoài khơi khu vực Dogger Bank.

Cũng tại COP 28, thủ tướng Tây ban Nha, Pedro Sánchez, tuyên bố nước này sẽ đóng góp
thêm 20 triệu Euro cho Quỹ biến đổi khí hậu. Pháp cũng cam kết đến năm 2035 sẽ có 100
% các phương tiện giao thông thương mại là xe xanh, bên cạnh các chiến lược về nhà ở và
giảm phát thải ở khu vực biển và hàng không.

Cũng trong khuôn khổ hội nghị COP 28, hơn 130 quốc gia trên thế giới đã nhất trí là sẽ đưa
vấn đề lương, thực thực phẩm và nông nghiệp vào kế hoạch hành động khí hậu quốc gia và
ký tuyên bố chung về vấn đề này.

Cụ thể là 134 quốc gia sản xuất 70 % tổng lượng thực phẩm tiêu thụ trên toàn thế giới đã ký
tuyên bố chung nhấn mạnh là sẽ ưu tiên phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm và nông
nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tuyên bố chung khẳng định các nước sẽ tăng cường chuyển đổi hệ thống thực phẩm và gắn
nỗ lực này với kế hoạch quốc gia về giảm khí thải. Ngoài ra, thì các nước cũng nhất trí đẩy
mạnh hỗ trợ nông dân và những nhà sản xuất thực phẩm dễ bị tổn thương do biến đổi khí
hậu.

Được biết, 134 quốc gia nói trên là nơi sinh sống của 5,7 tỷ người và tạo ra 75 % tổng lượng
khí thải từ hệ thống sản xuất lương thực toàn cầu, chiếm 25 % tổng lượng khí thải trên toàn
thế giới.

Trong khi đó, ngân hàng thế giới hôm qua cho biết sẽ tăng mức chi tiêu hàng năm cho các
dự án liên quan đến khí hậu lên 45 % tổng ngân sách giai đoạn 2024-2025 từ mức 35 % hiện
nay.
Đây là một phần nỗ lực của World Bank trong việc cải tổ chính sách để giúp các nước ứng
phó tốt hơn với biến đổ khí hậu. Theo đó, World Bank sẽ chi 40 tỷ đô la Mỹ cho các dự án
chống biến đổi khí hậu, tăng 9 tỷ đô la Mỹ so với kế hoạch ngân sách trước đây.

Quyết định được đưa ra trong bối cảnh định chế tài chính này đang nỗ lực cải tổ để thúc đẩy
các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu và giải quyết nạn đói, đồng thời mở rộng sứ
mệnh là tổ chức cho vay phát triển.

Trước đó, World Bank đã đưa ra tầm nhìn cho sứ mệnh và nhiệm vụ của mình nhằm hướng
đến một thế giới không còn đói nghèo và chung tay ứng phó với các cuộc khủng hoảng toàn
cầu, từ đại dịch, an ninh lương thực đến hỗ trợ các nước dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu.

You might also like