Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

Phần 1.

Cơ sở lý luận của việc sử dụng phương pháp tính giá đối với các đối
tượng kế toán.
Nội dung và ý nghĩa của phương pháp tính giá
Khái niệm
Phương pháp tính giá là phương pháp kế toán sử dụng thước đo giá trị để tổng hợp
và phân bổ chi phí nhằm xác định giá trị tài sản trong các đơn vị theo những
nguyên tắc nhất định.
Nội dung
- Tổng hợp và phân bổ CP thực tế cấu thành nên giá trị của tài sản.
- Tính toán và xác định giá trị thực tế của tài sản theo những nguyên tắc nhất
định.
Ý nghĩa
- Nhờ phương pháp tính giá , kế toán ở các đơn vị có thể chuyển các hình thái
vật chất khác nhau của các đối tượng kế toán về một thước đo chung là tiền tệ.
- Nhờ phương pháp tính giá, kế toán ở các đơn vị có thể xác định được giá trị
“đầu vào” làm cơ sở so sánh giá trị “đầu ra”
- Nhờ phương pháp tính giá mà kế toán các đơn vị thực hiện tính toán và xác
định giá trị thực tế các tài sản mới hình thức trong quá trình, hoạt động của đơn
vị như giá TSCĐ, trị giá vật tư, hàng hóa, giá thành sản phẩm.
Các nguyên tắc trong phương pháp tính giá
- Tính giá phải đảm bảo nguyên tắc trung thực và khách quan
Theo nguyên tắc này, kế toán phải ghi chép trung thực và khách quan, tính
đúng, tính đủ các chi phí thực tế cấu thành nên giá trị tài sản trên cơ sở phù hợp với
số lượng và chất lượng của tài sản.
- Tính giá phải đảm bảo sự thống nhất
Tài sản của đơn vị phải tính giá trên cơ sở thống nhất về nội dung và phương
pháp tính toán giữa các kỳ hoạt động của đơn vị, giữa các bộ phận, đơn vị trực
thuộc trong một đơn vị, để các chi tiêu, số liệu kế toán có thể so sánh được, tổng
hợp được.
Nguyên tắc tính giá một số tài sản trong doanh nghiệp theo chế độ kế toán
hiện hành:
 Tài sản cố định
- Nguyên giá tài sản cố định: là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra để có TSCĐ
và đưa vào trạng thái sẵn sàng hoạt động. Nguyên giá TSCĐ không thay đổi
trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ. Nguyên giá TSCĐ được xác định phụ thuộc
vào nguồn hình thành tài sản. Cụ thể:
+ Đối với TSCĐHH mua ngoài:

Giá Chi phí vận Các khoản thuế Chiết


mua chuyển, lắp phải nộp trong khấu
Nguyên
= trên + đặt, chạy + khâu mua (không - thương
giá
hóa thử, thuế, lệ được hoàn lại) nếu mại, giảm
đơn phí,... có giá

+ Đối với tài sản do doanh nghiệp xây dựng, chế tạo:

Nguyên Giá thành thực tế của tài sản được Chi phí lắp đặt, chạy
= +
giá xây dựng, chế tạo thử

+ Đối với TSCĐVH:


TSCĐVH mua riêng biệt:

Giá Các khoản thuế


Chi phí liên Chiết khấu
mua phải nộp trong
Nguyên quan trực tiếp thương
= trên + khâu mua + -
giá đưa tài sản mại, giảm
hóa (không được
vào sử dụng giá (nếu có)
đơn hoàn lại) nếu có
TSCĐ nhà nước cấp hoặc được biếu tặng:

Nguyên Giá trị hợp lý Chi phí liên quan trực tiêos đưa tài sản
= +
giá ban đầu vào sử dụng

- Số khấu hao lũy kế của TSCĐ: là tổng số khấu hao đã trích của TSCĐ sử dụng
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị vào chí phí sản xuất
kinh doanh qua các ký kinh doanh tính đến thời điểm xác định.

GTCL TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Số khấu hao lũy kế

- Giá trị còn lại của TSCĐ: là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu
hao lũy kế tính đến thời điểm xác định giá.

 Đối với NVL, công cụ, dụng cụ, hàng hóa: Tất cả các loại hàng hóa, nguyên
vật liệu, công cụ, dụng cụ đều được xác định theo giá phí (giá thực tế). Giá
thực tế của những tài sản này được xác định tùy theo nguồn hình thành.
- Nếu từ nguồn mua ngoài:

Trị giá Chi phí Chiết khấu


Giá trị mua Thuế phải
mua của phát sinh thương
thực tế của nộp (không
= hàng hóa, + trong + - mại, giảm
hàng hóa, được hoàn
NVL, quá trình giá hàng
NVL, CCDC lại – nếu có)
CCDC mua mua

- Nếu từ nguồn thuê ngoài gia công:

Giá Trị giá thực tế tài Chi phí thuê gia Chi phí vận
= + +
thực tế sản gia công công chuyển, bốc dỡ,...

 Đối với thành phẩm nhập kho: giá của thành phẩm được tính theo giá thành
sản xuất thực tế khi thành phẩm nhập kho bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung của sản phẩm
hoàn thành.
III. Trình tự tính giá

Bước 1: Tập hợp chi phí thực tế cấu thành nên giá tài sản theo đúng nội dung các
khoản chi phí cấu thành nên giá của tài sản đó

Trường hợp 1: CP cấu thành nên TS là những khoản CP đơn nhất, có quan hệ trực tiếp
với từng đối tượng tính giá cụ thể, thì việc tổng hợp những khoản CP này được tiến hành
trực tiếp cho từng TS, từng đối tượng tính giá.
Trường hợp 2: CP cấu thành nên TS là những khoản CP chung thì những khoản CP
chung đó được tiến hành tổng hợp lại, sau đó tìm tiêu thức phân bổ thích hợp, để phân bổ
các CP chung này cho những đối tượng tính giá cụ thể.

Bước 2: Phân bổ các khoản chi phí chung cho từng đối tượng tính giá

Bước 3: Tổng hợp chi phí và xác định giá trị tài sản làm dở cuối kỳ

+ Xác định theo chi phí NVL trực tiếp ( hoặc NVL chính)
+ Xác định theo PP ước lượng hoàn thành tương đương

+ Xác định theo PP định mức

Bước 4: Xác định trị giá thực tế của tài sản theo phương pháp nhất định

Σ Giá trị TS = CPSPDD đầu kỳ + CP phát sinh trong kỳ - CPSPDD cuối kỳ

Z đơn = Σ Giá trị TS


vị

Số lượng SP hoàn thành

IV. Kế toán các quá trình trong doanh nghiệp


1. Kế toán quá trình bán
Mua hàng là giai đoạn đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hóa trong doanh
nghiệp, là quá trình chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán sang doanh
nghiệp và đồng thời chuyển quyền sở hữu về tiền tệ từ doanh nghiệp sang người bán hoặc
doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho người bán.
1.1. Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn GTGT
- Phiếu chi
- Ủy nhiệm chi
- Giấy báo nợ của ngân hàng
- Phiếu nhập kho
- .....

1.2. Tài khoản sử dụng

 TK 152 - Nguyên vật liệu


 TK 153 - Công cụ dụng cụ
 TK 156 - Hàng hóa
 TK 151 - Hàng mua đi đang đi đường
 TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
 TK 331 - Phải trả cho người bán
 TK 111, TK 112, TK 141…
1.3. Trình tự kế toán
0. Khi mua hàng hóa, vật tư, công cụ dụng cụ về nhập kho, căn cứ vafp phiếu nhập
NK và hóa đơn GTGT
Nợ TK 152, 153, 156: Giá mua chưa có thuế
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331…Tổng giá thanh toán

b.

 Mua hàng hóa, vật tư, doanh nghiệp và mua nhưng cuối tháng hàng hóa,
vật tư vẫn chưa về nhập kho
Nợ TK 151: giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 11, 112, 331: Tổng giá thanh toán
 Khi hàng mua đi đường về nhập kho, căn cứ vào PNK:
Nợ TK 152, 153, 156: trị giá hàng NK
Có TK 151: Trị giá hàng đi đường NK
c. Khi trả tiền cho người bán, kế toán ghi
Nợ TK 331: Số tiền trả cho người bán
Có TK 11, 112. 341: Số tiền trả cho người bán
d. Khi doanh nghiệp ứng trước tiền hàng cho nhà cung cấp
Nợ TK 331/DN: số tiền ứng trước
Có TK 111,112: Số tiền ứng trước
e. Khi nhận hàng hóa, vật tư mà doanh nghiệp ứng trước tiền hàng để mua
Nợ TK 152, 153, 156: trị giá hàng hóa chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331/DN: Tổng giá thanh toán

IV. Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu trong DN
2. Kế toán quá trình sản xuất

* Quá trình sản xuất: Là quá trình từ nguyên vật liệu đầu vào, được nhân công trực
tiếp, gián tiếp tiến hành sản xuất để hình thành nên sản phẩm, dịch vụ xuất ra. Quá
trình sản xuất có thể diễn ra nhiều công đoạn khác nhau, đòi hỏi kế toán cần sát sao
và chi tiết ở từng khâu
* Tài khoản sử dụng.
- TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
- TK 627 - Chi phí sản xuất chung
- TK 154 - CPSX kinh doanh dở dang
Nội dung:
- TK 621 dùng để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho
hoạt động sản xuất sản phẩm trong kỳ
- TK 622 dùng để phản ánh chi phí nhân công đã trực tiếp tham gia vào các hoạt
động sản xuất kinh doanh trong DN
- TK 627 dùng để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát
sinh ở phân xưởng, bộ phận,…phục vụ sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, gồm:
Lương nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận; khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả
của nhân viên phân xưởng, bộ phận sản xuất, …
- TK 154 dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho
việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ở doanh nghiệp
* Trình tự hạch toán.
(1) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
- Xuất kho NVL trực tiếp đưa vào SX
Nợ TK 621: Trị giá NVL xuất kho
Có TK 152: Trị giá NVL xuất kho
- DN mua nguyên vật liệu đưa thẳng vào phân xưởng sản xuất để sản xuất sản
phẩm.
Nợ TK 621: trị giá NVL mua ( không VAT)
Nợ TK 133: Thuế GTGT
Có TK 111,112,141,341,331: Tổng giá thanh toán

(2) Chi phí nhân công trực tiếp.

- Khi tính tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất:
Nợ TK 622: Lương phải trả
Có TK 334: Lương phải trả

- Hàng kì, trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tiền lương công nhân sản
xuất.
Nợ TK 622: 23,5% x tiền lương đóng bảo hiểm.
Có TK 338: 23,5% ( KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN)
(3) Chi phí sản xuất chung.

- Khi tính tiền lương phải trả cho NVPX


Nợ TK 627: Lương nhân viên phân xưởng
Có TK 334: Lương nhân viên phân xưởng
- Trích KPCĐ, BHXH, BHYT của nhân viên PX
Nợ TK 627: : 23,5%x tiền lương đóng bảo hiểm.
Có TK 338: KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN
- Hàng kì, tính khấu hao TSCĐ phục vụ sản xuất
Nợ TK 627: Số khấu hao trích trong kì
Có TK 214: Số khấu hao trích trong kì
- Chi phí dịch vụ mua ngoài, CP khác bằng tiền phục vụ SX
Nợ Tk 627: Chi phí chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán.

(4) Kết chuyển chi phí sang TK 154 để tính giá thành của sản phẩm

Nợ TK 154

Có TK 621

Có TK 622

Có TK 627

Tính giá thành phẩm hoàn thành:


Giá GT CPPS GT
thành = SPDD + trong kì - SPDD
SPHT đầu kì cuối kì
trong kì

Phản ánh giá trị thành phẩm nhập kho:

Nợ TK 155: Giá thành TP nhập kho

Có TK 154: Giá thành TP nhập kho


3. Kế toán quá trình bán hàng

* Quá trình bán hàng là quá trình tiêu thụ hàng hóa để bù đắp chi phí đã bỏ ra của
doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có khả năng tồn tại. Kết quả của quá trình sản
xuất là những thành phẩm, hàng hóa tuy nhiên đây không phải mục tiêu tồn tại của
các đơn vị. Các đơn vị cần tổ chức tiêu thụ những thành phẩm, hàng hóa trên nhằm
thu được doanh thu để bù đắp những chi phí đã bỏ ra.

* Tài khoản sử dụng.

- TK 511- DT bán hàng và cung cấp dịch vụ

- TK 632- Giá vốn hàng bán

- TK 131- Phải thu của khách hàng

- TK 333-Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

Nội dung:

- TK 511: phản ánh DT bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ kế toán
của DN

- TK 632 được dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã
bán trong kỳ

- TK 131 phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ
phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ

- TK 333 dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các
khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân
sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm. TK 3331- Thuế GTGT phải nộp. Phản ánh số
thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã
được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

* Trình tự hạch toán.

- Khi XK hàng hóa, thành phẩm, kế toán định khoản


+ Ghi nhận doanh thu

Nợ TK 111/112/131: Tổng giá thanh toán

Có TK 511: Giá bán chưa có thuế GTGT

Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra

+ Đồng thời ghi nhận giá vốn xuát kho

Nợ TK 632: Trị giá hàng XK

Có TK 155,156: Trị giá hàng XK

- Khi thu được tiền của người mua


Nợ TK 111/112: Thu bằng tiền mặt/ TGNH
Có TK 131: Số tiền phải thu Kh giảm
- Cuối kì, khấu trừ thuế GTGT , xác định số thuế GTGT phải nộp
Nợ TK 3331: VAT được khấu trừ
Có Tk 133: VAT được khấu trừ

4. Kế toán chi phí kinh doanh

* Chi phí bán hàng (CPBH): Là toàn bộ các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình tiêu thụ sane
phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp…bao gồm:

- Chi phí nhân viên bán hàng: Tiền lương và các khoản trích theo lương (23.5%) của nhân viên bán hàng

- Chi phí CCDC phục vụ bán hàng

- Chi phí KHTSCĐ phục vụ bán hàng

- Chi phí bảo hành SPHH

- Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền phục vụ bán hàng

* Chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN): Là các khoản chi phí liên quan đến tổ chức quản lý điều
hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm:
- Chi phí nhân viên QLDN: Tiền lương và các khoản trích theo lương (22.5%) của BGĐ, nhân viên các
phòng trong doanh nghiệp.

- Chi phí vật liệu quản lý: văn phòng phẩm

- Chi phí CCDC đồ dùng văn phòng

- Chi phí KHTSCĐ phục vụ QLDN

- Thuế, phí và lệ phí

- Chi phí dự phòng: Dự phòng nợ phải thu khó đòi…

- Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền phục vụ QLDN

* Tài khoản sử dụng

- TK 641 - Chi phí bán hàng

- TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Nội dung:

TK 641 – chi phí bán hàng được sử dụng để phản ánh chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán hàng,
sản phẩm, cung cấp dịch vụ.

TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp được sử dụng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh
nghiệp.

Chú ý:

TK 621, TK 622, TK 627 => Kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành của sản phẩm

TK 632, TK 641, TK 642 => Kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh

 Trình tự kế toán
- Tính lương phải trả nhân viên bán hàng và nhân viên QLDN
Nợ TK 641, 642: Lương nhân viên BH, QLDN
Có TK 334: Lương nhân viên BH, QLDN
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của nhân viên bán hàng, QLDN
Nợ TK 641, 642: 23.5% tiền lương
Có TK 338: 23.5% tiền lương
- Xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ bán hàng và QLDN
Nợ TK 641, 642: Giá trị NVL, CCDC xuất dùng
Có Tk 152, 153: Giá trị NVL, CCDC xuất dùng
- Trích khấu hao TSCĐ phục vụ bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 641, 642: Số khấu hao trích trong kỳ
Có TK 214: Số khấu hao trích trong kỳ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền của hoạt động bán hàng và QLDN
Nợ TK 641, 642: Chi phí chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 : VAT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
- Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ CPBH và CPQL sang TK xác định KQKD
Nợ TK 911
Có TK 641
Có TK 642

5. Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Kết quả kinh doanh trước thuế = Doanh thu thuần _ Tổng chi phí

Kết quả kinh = Doanh thu thuần _ Giá vốn hàng _ Chi phí bán hàng _ Chi phí
doanh trước thuế bán quản lý
DN

 Tài khoản sử dụng


- TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
- TK 421: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
- TK 821: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
- TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp
 Trình tự kế toán
1. TH1: Tổng doanh thu < Tổng chi phí
Như vậy: Doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ.
Doanh nghiệp sẽ không phải nộp thuế TNDN
Nợ TK 421: Kết chuyển lỗ
Có TK 911: Kết chuyển lỗ
2. TH2: Tổng doanh thu > Tổng chi phí.
Doanh nghiệp kinh doanh có lãi
Doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN. Tính thuế TNDN phải nộp.
Thuế TNDN phải nộp = Kết quả kinh doanh trước thuế * 20%
Nợ TK 821: Thuế TNDN phải nộp
Có TK 333: Thuế TNDN phải nộp
Cuối kỳ, kết chuyển CP thuế TNDN hiện hành
Nợ TK 911: K/c CP thuế TNDN hiện hành
Có TK 821: K/c CP thuế TNDN hiện hành
Kết chuyển lãi:
Nợ TK 911: Kết chuyển lãi
Có TK 421: Kết chuyển lãi

You might also like