Revit Architechture

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 228

Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản

HOA BINH CORPORATION

MỤC LỤC

Chương 1 - Tổng quan về BIM và REVIT.

Chương 2 - Cách tổ chức và quản lý trong Revit.

Chương 3 - Tạo lập phần bao che.

Chương 4 - Tạo lập không gian chức năng.

Chương 5 - Xuất thông tin từ mô hình.

Chương 6 - Nguyên lý làm việc nhóm.

Chương 7 - Lý thuyết cơ bản về Family.

Chương 8 - Ôn tập và giải đáp thắc mắc.

1
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

I. MỤC ĐÍCH .......................................................................................................... 2

II. GIỚI THIỆU BIM ............................................................................................... 3

2.1 KHÁI NIỆM VỀ BIM ................................................................................................................. 3


2.2 VÒNG ĐỜI CỦA MỘT DỰ ÁN ..................................................................................................... 3

III. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM REVIT ARCHITECTURE ........................................ 4

3.1 GIAO DIỆN KHỞI ĐỘNG REVIT ARCHITECTURE ..................................................................... 5


3.2 GIAO DIỆN LÀM VIỆC TRONG MÔI TRƯỜNG PROJECT................................................................. 5
3.3 CÁC THANH CÔNG CỤ PHỤ TRỢ ............................................................................................... 8

IV. LÀM QUEN VỚI REVIT: .................................................................................. 9

4.1 CHON FILE TEMPLATE KIẾN TRÚC ......................................................................................... 10


4.2 KHỞI TẠO HỆ LƯỚI TRỤC, LEVEL ........................................................................................... 10
4.3 TẠO DỰNG TƯỜNG BAO CHE ................................................................................................. 11
4.4 TẠO DỰNG SÀN .................................................................................................................... 12
4.5 BỐ TRÍ CỬA ĐI, CỬA SỔ ........................................................................................................ 14
4.6 TẠO DỰNG MÁI: ................................................................................................................... 15
4.7 TẠO MẶT CẮT: ...................................................................................................................... 16
4.8 XUẤT BẢN VẼ: ...................................................................................................................... 17

1
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

I. Mục đích
Trong chương này, chúng ta nhắm vào 2 mục đích
- Tìm hiểu ở mức độ tổng quan về BIM
- Bước đầu làm quen với Revit và khởi tạo dự án như thế nào.

 Sau khi hoàn thành Chương I chúng ta sẽ nắm được các lệnh cơ bản
như sau:

Hình 1.1 – Phối cảnh nhà cơ bản

Hình 1.2 – Bố trí ra trang in.

2
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

II. Giới thiệu BIM


2.1 Khái niệm về BIM
BIM là viết tắt của cụm từ Building Information Modeling. Cụm từ này có
2 phần
- BIM: là một quá trình dựa trên mô hình thông minh, cung cấp cái nhìn
sâu sắc để giúp bạn lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng, quản lý tòa nhà và
cơ sở hạ tầng.

2.2 Vòng đời của một dự án

- Dựa vào thực tế, một dự án công trình phải trải qua 5 giai đoạn cơ bản như

THIẾT KẾ THI
CÔNG
LIFECYCLE
MANAGEMENT
DỰ VẬN
ÁN HÀNH

CẢI THÁO
TẠO DỠ
Hình 1.3 – Vòng đời của một dự án

BIM không chỉ xét đến các giai đoạn riêng lẻ mà toàn bộ cả 5 giai đoạn để đi
đến mục đích cuối cùng là kiểm soát vòng đời sản phẩm. Thông tin được
gán cho các đối tượng trong mô hình trong từng giai đoạn phải đáp ứng
được yêu cầu thống nhất với nhau giữa các thành phần tham gia dự án.
Các thành phần tham gia dự án phải đầy đủ các bên như hình dưới

3
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Vận hành

Kiến trúc
Thi công xây dựng

BIM

Hệ thống MEP
Kết cấu

Hạ tầng

Hình 1.4 – Các thành phần tham gia dự án

Các thành phần tham gia dự án như CĐT, TK, Thi công đều hiểu một cách chính
xác các thông tin được gán vào mô hình.Từ đây các thông tin không thống nhất
sẽ được điều chỉnh trước khi gán vào mô hình. Như vậy thành phần tham gia
không chỉ hợp tác trong giai đoạn của mình trách nhiệm chính mà còn toàn bộ dự
án.

III. Giới thiệu phần mềm Revit ARCHITECTURE

Để giải quyết toàn bộ các yêu cầu hiện nay cầu BIM, hãng Autodesk đã có
nhiều phần mềm và dịch vụ cho người dùng. Tuy nhiên chúng ta chỉ cần
chú ý đến 3 phần mềm chính là Revit, Navisworks và BIM360 để triển khai
BIM.
Bộ phần mềm Revit gồm có: Revit Architectural, Revit Structure, Revit
MEP. Ở phần này ta tìm hiểu về phần mềm Revit ARCHITECTURE.

4
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

3.1 Giao diện khởi động Revit ARCHITECTURE

Hình 1.5 – Giao diện khởi động


- Phần Project: tạo dựng một dự án mới (New) hay mở một dự án cũ (Open).
- Phần Family: tạo dựng một family mới (New) hay mở một family đã có sẵn
(Open). Phần New Conceptual Mass dùng để thiết kế các hình khối phục vụ
cho quy trình thiết kế. Autodesk Seek là phần tìm kiếm một thành phần công
trình có sẵn trên trang Web của Autodesk để sử dụng cho công trình đang tạo
dựng.
- Phần Resources: để truy tìm những thông tin phục vụ cho việc sử dụng phần
mềm.
3.2 Giao diện làm việc trong môi trường Project

5
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 1.6 – Giao diện làm việc

a. Thanh Ribbon
Chứa các công cụ để dựng hình.Ribbon gồm các nhiều Tab. Mỗi Tab có
nhiều Tool

Hình 1.7 – Thanh Ribbon và các công cụ làm việc

b. Thanh Property Palette


Chứa nội dung thông tin đối tượng.

Hình 1.8 – Thanh Property

6
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Phần ô chứa biểu tượng gọi là Type Selector. Nếu ta kích hoạt một công
cụ thì đây là nơi chứa các đối tượng ta đưa vào project.
Khi chưa có vật thể nào được chọn thì phần này chứa tất cả các thông tin
phi hình học của hình chiếu đang hiện diện trong vùng làm việc.
Khi ta chọn một đối tượng nào đó thì trong bảng này sẽ chứa các thông tin
phi hình học của đối tượng đó.
Khi click vào Edit Type ta sẽ có một hộp thoại tên là Type Property xuất
hiện chứa tất cả các thông tin của Type đối tượng đó.

c. Project Browser
Nơi quản lý tất cả các những thông tin của Project. Được tổ chức theo cây
thư mục. Muốn làm việc với thành phần hình chiếu nào thì ta Double Click
vào tên của nó. Lúc đó, trong vùng làm việc sẽ xuất hiện ra nội dung
tương ứng để ta trực tiếp làm việc.

Hình 1.9 – Project browser


- Hình trên cây thư mục được sắp xếp theo Discipline, ta có thể thay đổi
cách trình bày cây thư mục tùy ý bằng cách Click phải chuột vào View
chon Browser Organization. Lúc này sẽ xuất hiện cửa sổ mới và tick
chọn các cấu trúc thư mục đã tạo.

7
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 1.10 – Thanh Ribbon và các công cụ làm việc


d. Drawing Area
Nơi làm việc nhiều nhất và thông tin hình học xuất hiện. Trên đó ta
thấy có 4 biểu tượng hướng về tâm của Drawing, các Icon này đại
diện cho 4 hướng nhìn của 4 mặt chiếu đứng.

Hình 1.10 – Vùng làm việc

3.3 Các thanh công cụ phụ trợ

a. Quick Access Toolbar

Đây là nơi mà chúng ta truy cập nhanh các công cụ thường hay sử dụng
khi làm việc. Chúng ta có thể thay đổi số lượng icon trên bằng cách click
vào cửa sổ cuối cùng trên và tick bỏ chọn những công cụ không cần thiết

Hình 1.11 – Thanh công cụ Quick Access

8
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

b. View control bar


Đây là nơi kiểm soát các cách thể hiện đối tượng.

Hình 1.11 – Thanh công cụ View Control

IV. Làm quen với Revit:


Để bắt đầu một dự án, người chủ trì dự án ( thường là BIM-Manager ) phải
thiết lập các hệ lưới trục ban đầu phù hợp với dự án đó. Đây là bước rất
quan trọng, là cơ sở để dựng hình sau này.

9
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Ta cần thực hiện các bước sau để thiết lập file ban đầu
- Chọn Template
- Tạo dựng hệ lưới trục.
Ta sẽ đi chi tiết từng phần ở các mục sau

4.1 Chon File Template kiến trúc


File template sẽ giúp ta tiết kiệm được thời gian khi thiết lập các thông số
ban đầu vì đã thiết lập sẵn trước đó. Về sau này khi đã xây dựng được
template đầy đủ các chi tiết và các quy định, ta sẽ chọn template riêng này
để làm việc. Ta làm các bước sau để mở file template
- Khởi động chương trình. Trong phần Project ta click chọn Architectural
Template. Lúc này ta đã vào được môi trường làm việc của file template
với các thiết lập có sẵn

4.2 Khởi tạo hệ lưới trục, Level


- Trên thanh Ribbon, Chọn Tab Architecture, Chọn lệnh Grid.

2
- Chúng ta vẽ hệ lưới trục như hình vẽ: trục ngang 1 và 2 cách nhau 6m,
trục dọc A và B cách nhau 4m.

10
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

4.3 Tạo dựng tường bao che


- Trên thanh Ribbon, Chọn Tab Architecture, Chọn lệnh Wall:
Architectural, chọn vẽ tường bằng Rectange

- Ta được kết quả như hình :

- Ta tiếp tục dựng tường nội thất bên trong như hình vẽ:

11
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Điều chỉnh cao độ tường trên bảng Property Pallet

4.4 Tạo dựng sàn


- Ở cấp độ làm quen với revit, ta sẽ không quan tâm đến bề dày hay lớp
hoàn thiện, chỉ vẽ để hiểu cách làm việc của Revit.
- Ta chọn lệnh Floor trên Tab Architecture

12
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Sau khi ta chọn lệnh Floor, revit sẽ chuyển qua môi trường làm việc thứ
2, ở môi trường này lưu ý : tất cả các lệnh đều mờ hết, chỉ có Tab
Modily sáng và ta sẽ làm việc tạo hình dáng sàn từ công cụ này.

- Lưu ý: Đường sketch trong môi trường làm việc thứ 2 này phải thỏa 2
điều kiện:
+ Là 1 đường liên tục.
+ Góc chữ V.

- Sau khi vẽ thõa các điều kiện trên, ta nhấn nút Finish, vậy là dựng được
sàn với cao độ 0.000 so với Level tầng 1.

13
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

4.5 Bố trí cửa đi, cửa sổ


- Trên Tab Architecture, chọn lệnh Door.

1
2

- Rê chuột vào tường, sẽ xuất hiện cửa trên tường và tự xuất hiện lổ mở
tường. Bố trí cửa như hình vẽ:

- Bố trí cửa sổ tương tự như bố trí cửa đi, ta chọn lênh Window trên Tab
Architecture. Rê chuột vào mô hình sẽ xuất hiện cửa sổ đặt vào vị trí
như hình
4

14
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

4.6 Tạo dựng mái:


- Ta chọn lệnh Roof trên Tab Architecture.Revit sẽ tự động chuyển qua
môi trường làm việc thứ 2, với các lưu ý và cách thức làm việc giống
như lệnh vẽ sàn.
- Với Mái: sau khi chọn lệnh Roof, ta sẽ thấy có 1 hộp thoại như sau:

1
2

- Revit hỏi ta, “có phải bạn muốn vẽ mái trên tầng 2 phải không?”
Nếu ta nhấn Yes, mái sẽ được tạo trên Level 2.
Nếu ta nhấn No, mái sẽ được tạo tại tầng thấp nhất Level 1.
- Trong trường hợp này ta chọn Yes. Giao diện Revit sẽ chuyển qua môi
trường Sketch.

- Ta tiến hành vẽ hình dáng mái, lưu ý : khoảng vươn ra của mái so với
tường là 500 mm. và ở giai đoạn này chúng ta không lưu tâm đến độ
dóc mái.
3

15
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

5
6

- Để hoàn thành ta nhấn Finish như hình

-Ta được kết quả như hình:

4.7 Tạo mặt cắt:


- Về mặt bằng Level 1. Ta làm theo các bước sau:.

16
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Vẽ đường mặt cắt như hình


vẽ.
- Nhấp đôi vào biểu tượng mặt
cắt.
2
-Ta có mặt cắt như hình.

4.8 Xuất bản vẽ:


- Ta sẽ bố trí các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh vào trong trang
in khổ A1, làm theo các bước sau:

17
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- ta chuột phải vào Sheets (all), sẽ hiện ra 1 bảng


New Sheet

18
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Tiến hành Load các mặt bằng mặt đứng mặt cắt phối cảnh vào Sheet
bản vẽ và được kết quả như hình vẽ.

19
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

I. MỤC ĐÍCH .......................................................................................................... 3

II. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÁC THÀNH PHẦN TRONG 1 PROJECT: ............. 3

2.1 TỔNG QUAN:.......................................................................................................................... 3


2.2 CATEGORY, FAMILY, TYPE: .................................................................................................... 4
2.3 TỔ CHỨC THÔNG TIN PHI HÌNH HỌC: ........................................................................................ 5

III. CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CƠ BẢN: .................................................... 6

3.1 KHÁI NIỆM VỀ LOCAL VÀ GLOBAL:........................................................................................... 6


3.2 NGUYÊN TẮC TẠO LẬP 1 PROJECT:.......................................................................................... 7
3.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN: .............................................................................................. 8

IV. MỘT SỐ CÔNG CỤ ANNOTATION ELEMENTS: ........................................ 10

4.1 TEXT: .................................................................................................................................. 10


4.2 DIMENSION:......................................................................................................................... 10
4.3 MEASURE:........................................................................................................................... 12

V. MỘT SỐ CÔNG CỤ PARAMETER VÀ LỰA CHỌN CHO VIEW ELEMENTS:


12

5.1 DRAWING AREA VÀ VIEW PORT: ........................................................................................... 12


5.2 DETAIL LEVEL: ..................................................................................................................... 13
5.3 VIEW SCALE VÀ THIN LINES: ................................................................................................. 13
5.4 VISUAL STYLE: .................................................................................................................... 15
5.5 SHADOWS: .......................................................................................................................... 16
5.6 CROP VIEW : ........................................................................................................................ 17
5.7 VIEW RANGE: ...................................................................................................................... 17
5.8 HIDE – ISOLATE – UNHIDE: ................................................................................................... 19
5.9 OVERRIDE GRAPHIC IN VIEW : ............................................................................................... 19
5.10 VISIBILITY/GRAPHIC OVERRIDES: ........................................................................................ 20
5.11 UNDERLAY ........................................................................................................................ 21
4.4 .......................................................................................................................................... 22

VI. MỘT SỐ CÔNG CỤ VÀ PARAMETER CHO MODEL ELEMENTS: ............ 22

6.1 NỘI DUNG CỦA TAB TÊN MODIFY: .......................................................................................... 22


6.2 KHẢ NĂNG CÁC CÔNG CỤ TRÊN MODIFY: ............................................................................... 22

1
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

VII. CONSTRAINT: ............................................................................................. 31

7.1 BỊ ĐỘNG: ............................................................................................................................. 32


7.2 CHỦ ĐỘNG: ......................................................................................................................... 32

2
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

I. Mục đích
Trong chương này, chúng ta nhắm vào 2 mục đích
- Nguyên lý tổ chức để quản lý các thành phần trong 1 công trình.
- Hiểu rõ cách thức tùy biến đối tượng và phương pháp lựa chọn.
- Các công cụ thường dùng.
- Ý nghĩa và khả năng của Constraint.

II. Tổ chức và quản lý các thành phần trong 1 Project:


2.1 Tổng quan:
- Khi sử dụng Revit để làm việc các thành phần trong một công trình, mỗi
thành phần được gọi là một Element. Để thuận tiện cho quản lý, các
Element được phân ra 3 nhóm như sau:

Revit Architecture Elements

Host Datum
Elements Elements

Annotation
Levels

Elements
Elements

Elements
Walls
Model

Column
View

Floors
Ceilings Grids
Stairs Reference
Ramps Planes

Component Component
Floor Plans Elements
Elements Ceiling
Doors Dimensions
Plans Text Notes
Windows 3D Views
Furniture Loading Tags
Elevations
Special Items Symbols
Sections
Schedules

a. Model Elements:
- Bao gồm những thành phần xuất hiện trong bản vẽ lẫn trong thực
tế.Trong nhóm này chia làm 2 nhóm :
Host Elements: gồm những thành phần mà khi làm việc giữ vai trò cơ sở để các
thành phần khác tồn tại.
Component Elements gồm những thành phần chức năng còn lại của một công
trình.
b. Annotation Elements
- Là những thành phần để ghi chú trên hồ sơ bản vẽ của công trình để
làm rõ thêm thông tin của Model Element chứ không xuất hiện trong
thực tế, gồm 2 loại:
Datum Elements là những thông tin phi hình học phục vụ những yêu cầu của bản
vẽ.

3
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Annotation Elements là những thông tin phi hình học phục vụ những yêu cầu ghi
chú của hồ sơ bản vẽ.
c. View Elements:
- Bao gồm các hình chiếu của một công trình như hình chiếu mặt bằng
sàn, mặt bằng trần, mặt đứng…các hình chiếu 3D, các mặt cắt, các
bảng thống kê, các bảng tính toán.
2.2 Category, Family, Type:
- Category:
Các Elements khi đưa vào Project được quản lý bởi Project Browser và được tổ
chức theo nguyên tắc: các thành phần cùng một chức năng được xếp thành một
nhóm gọi là Category mang tên của thành phần chức năng đó.

Tên
Category

Tên Family

Tên Type

- Family
Những thành phần giống nhau về bản chất hình học được quản lý thành một
Family.

1 Family
Bản chất hình học giống
nhau.

Nhiều Family
Bản chất hình học khác nhau.

4
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Type:
Mỗi Family đều có thuộc tính (Property) và Type đều mang tất cả các thuộc tính
của Family. Khi thay đổi giá trị của chỉ một thuộc tính bất kỳ để sinh ra một Type
của Family đó.

2.3 Tổ chức thông tin phi hình học:


Mỗi dự án công trình là tập hợp các Type
Mỗi Type luôn luôn có các Property (thuộc tính)
Các thuộc tính chính là các Parameter và bản chất của nó là thông tin phi hình
học.
- Instance Property:
Theo mặc định, hộp thoại tên Instance Property luôn luôn hiện diện và nội dung
của nó liên hệ chặc chẽ với những gì đang xảy ra trong Drawing Area.
Một hình chiếu chưa có thông tin nào do người dùng tạo lập thì những Parameter
trong hộp thoại này liên quan đến hình chiếu.
Nếu có một/nhiều thông tin được chọn thì những Parameter này phản ánh thông
tin phi hình học của chúng.
Đặc điểm của Parameter nằm trong hộp thoại này là sự thay đổi giá trị của các
Parameter chỉ ảnh hưởng cục bộ hay nói cách khác chỉ nhứng gì được chọn mới
thay đổi.

INSTANCE

5
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

EDIT TYPE
Nhóm thông tin phi hình học
thứ 2

III. Các kiến thức và kỹ năng cơ bản:


3.1 Khái niệm về Local và Global:
- Trong phần mềm Revit, một thành phần khi đã tạo lập thì luôn luôn
được quản lý ở 2 cấp : Local và Global.
- Nhiều thành phần của một Type hiện diện trong drawing area cũng vậy.
Những thay đổi giá trị của Parameter làm cho tất cả các thành phần
này đều thay đổi về hình học. Nhưng chúng ta có thể thay đổi hình thức
thể hiện của một trong các thành phần đó khác với các thành phần còn
lại. Như vậy, sự thay đổi của Parameter là Global và thay đổi thể hiện
gọi là Local.
- Sự thay đổi hình dáng hình học của một Family sẽ làm thay đổi hình
dáng hình học của một Type. Lúc này, sự thay đổi ở Famiyl là Global
và sự thay đổi các Parameter để có kích thước khác nhau là thay đổi
mang cấp độ Local.

6
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

3.2 Nguyên tắc tạo lập 1 Project:


- Theo mặt phẳng ảo:
Lưới trục, Level, Reference Plan không phải là 1 đường thẳng mà đều là các mặt
phẳng ảo vuông góc với giao diện làm việc.
Lưới trục, Level, Reference Plan.

- Nguyên tắc chỉnh sữa đối tượng:


Nếu ta chỉnh sữa những thông tin cấp 1, sự thay đổi đó chỉ ảnh hưởng đến đối
tượng mà chúng ta đã chọn để thay đổi.
Nếu ta chỉnh sửa những thông tin cấp 2, sự thay đổi đó ảnh hưởng đến các đối
tượng cùng loại.

-Chọn đối tượng


-Properties cấp 1
( Instance Properties)

-Edit Type
-Properties cấp 2
( Type Properties)

1.Instance
2.Type
properties
properties

7
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

3.3 Các phương pháp lựa chọn:


- Di chuyển con trỏ chuột đến các thành phần muốn chọn và Click nút
trái của chuột vào nó. Nếu tiếp tục lựa chọn như vậy đối với thành phần
kế tiếp thì thành phần đầu tiên sẽ không được lựa chọn nữa. Nói cách
khác, cách lựa chọn này chỉ lựa chọn được 1 thành phần.
- Lựa chọn nhiều thành phần:
Phương pháp window: Click chuột trái và kéo rê lên đối tượng cần chọn, thả phím
chuột ra để thấy các Type đã được chọn bị đổi màu.
Phương pháp Cross: Click chuột trái kéo từ dưới trái lên sao cho khung cắt ngang
các thành phần được chọn hay nằm trong khung và thả phím chuột ra để thấy các
Type đã được chọn bị đổi màu.
- Lựa chọn với nút Ctrl: ta chọn 1 đối tượng nếu muốn chọn thêm ta
nhấn giữ Ctrl và Click vào những đối tường cần chọn.
- Lựa chọn 1 hoặc nhiều Category: Với nhiều Category đang được chọn,
ta vào công cụ Filter trên thanh Ribbon.Trong hộp thoại này bạn thôi
chọn những Category không đúng với yêu cầu của mình và Click phím
trái chuột vào nút OK để trở lại Drawing Area và tiếp tục làm việc.

4
3

8
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Trong trường hợp muốn chọn các thành phần cùng một Type thì chọn
một thành phần đại diện cho Type đó và Click nút phải chuột để
Context Menu hiện ra:
- Visible in View: tất cả các thành phần
cùng Type đang hiện diện trong hình
chiếu sẽ được chọn.
In Entire Project: tất cả các thành phần
cùng Type đang hiện diện trong dự án
sẽ được chọn.
2
1

- Lựa chọn và lưu giữ lựa chọn: khi lựa chọn nhiều thành phần thuộc các
Family khác nhau, chúng ta có thể lưu chúng lại để khi cần thì có thể sử
dụng lại cho 1 mục đích nào đó trong tương lai. Muốn lưu lại chúng ta sử
dụng công cụ Save, đặt tên khi hộp thoại hiện ra.

1
2

Muốn sử dụng lại, chúng ta cũng đồng thời chọn ít nhất 2 thành phần bất kỳ và sử
dụng công cụ có tên là Load để chọn nó trong tất cả các bộ lọc trong hộp thoại
hiện ra. Khi một bộ lọc được chọn trong Drawing Area, chúng ta có thể thêm/ bớt
một/ nhiều thành phần cho bộ lọc bằng công cụ có tên là Edit.

5
4

9
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

IV. Một số công cụ Annotation Elements:


4.1 Text:
- để ghi chú vào bản vẽ, chúng ta sử dụng công cụ Text (trong các
chương sau còn có các công cụ khác) :

-Text.

Sau khi Click vào công cụ Text, trên thanh Ribbon sẽ cho chúng ta chọn lựa các
kiểu bố cục khác nhau như hình dưới

4.2 Dimension:
- Chúng ta có thể tìm thấy công cụ để ghi kích thước tại nhiều vị trí khác
nhau.

-Dimension

Chọn trực tiếp loại kích thước muốn ghi trong Tab tên Annotate của Ribbon.
Trên Quick Access Tool Bar để có thêm lựa chọn như hình bên dưới.

Ngoài các kích thước trên, còn có các kích thước khác để phục vụ quá trình dựng
hình.

10
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

+ Kích thước tham khảo: khi lắp đặt tường cũng như phần lớn khi lắp đặt các
thành phần khác, sau khi Click nút trái chuột để có điểm thứ nhất và di chuyển
chuột về phái khác của điểm thứ hai chúng ta thấy có những dòng kích thước
hiện ra để giúp chúng ta xác định được các mối liên hệ về kích thước đối với
những thành phần đã có sẵn.Kích thước này gọi là kích thước tham khảo.

+ Kích thước tạm: Khi chúng ta Click nút trái chuột vào một thành phần trong
Drawing Area cũng sẽ xuất hiện một dòng kích thước hiện ra và giá trị của kích
thước này cho chúng ta biết khoảng cách giữa 2 thành phần. Kích thước này tên
là kích thước tam.

+ Kích thước chỉ định: trong quá trình xác định chiều dài của 1 bức tường, chúng
ta đã dùng bàn phím để nhập giá trị vào.Kích thước này gọi là kích thước chỉ định.

11
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

4.3 Measure:
- trong quá trình làm việc, chúng ta thường có một yêu cầu liên qua đến
kích thước là đo khoảng cách hay chiều dài của một thành phần nào
đó. Revit có công cụ Mearsure

-Measure

Trong 2 vị trí:
Quick Access Tool Bar

Thanh Ribbon

Công cụ này cho chúng ta 2 lựa chọn:


+ Measure Between Two References: xác định 2 điểm muốn đo sẽ có kết quả.
+ Measure Along An Element: chọn thành phần muốn đo sẽ có kết quả.

V. Một số công cụ Parameter và lựa chọn cho View Elements:


5.1 Drawing Area và View Port:
- Switch: trong quá trình làm việc chúng ta thường xuyên kích hoạt các
hình chiếu khác nhau để chúng xuất hiện trong Drawing Area phục vụ
cho công việc của mình. Những hình chiếu trước đó đã bị hình chiều
mà chúng ta kích hoạt phủ lên. Những hình chiếu bị phủ lên gọi là
Hidden View. Để biết được đã có bao nhiêu hình chiếu đã từng xuất
hiện trong phiên làm việc chúng ta sử dụng công cụ có tên là Switch
Window, bằng 2 cách:
Thanh Ribbon

Quick Access Tool Bar

12
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Thay vì Click nút trái chuột 2 lần liên tiếp lên hình chiếu trong Project Browser để
nó hiện diện trong Drawing area, chúng ta có thể Click nút trái chuột vào tên của
hình chiếu đó trong Switch Window.
- Title – Cascade: Nếu trong Switch Window có bao nhiêu hình chiếu thì
khi kích hoạt công cụ có tên Title hay Cascade (có vị trí như trong hình
minh họa dưới đây) thì những hình chiếu này sẽ hiện ra đầy đủ trong
Drawing Area.

Close Hidden: Khi chúng ta mở nhiều hình chiếu, các hình chiếu đang
-
bị che khuất-đang dấu đi (Hidden View)- là không thấy nên Revit vẫn
phải quản lý chúng, phần cứng phải tiêu tốn một năng lượng để phục
vụ cho Revit hơn mức cần thiết. Đẻ làm giảm dung lượng của Project,
chúng ta phải sử dụng công cụ Close Hidden vị trí như hình:
Thanh Ribbon

Quick Access Tool Bar

5.2 Detail Level:


- Detail Level: là công cụ thể hiện mức độ thông tin hình học từ đơn giản
đến phức tạp, từ sơ phác đến chi tiết tùy theo yêu cầu cụ thể. Mức độ
thể hiện được gọi là LOD (Level of Development).
5.3 View Scale và Thin Lines:
- View Scales: là các giá trị khi diều khiển tỷ lệ của một hình chiếu thẳng
góc. Revit có đề ra một tỷ lệ mà chúng ta có thể thay đổi giá trị của
Parameter tên View Scale trong Property Pallette hay công cụ tên View
Scale trong View Control Bar

13
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Trong trường hợp nếu các lựa chọn không đáp ứng được yêu cầu, chúng ta có thể
quy định riêng bằng lựa chọn Custom.
Lưu ý: View Scale chỉ có ảnh hưởng đến Model Elements chứ không ảnh hưởng đến
Annotation Elements.
- Thin Lines: Khi sử dụng Detail Level ở mức độ Fine, chúng ta có thể
bắt gặp trường hợp các nét vẽ thể hiện thành phần có độ dày và có thể
chồng lấn lên nhau hoặc quá gần nhau rất khó đê phần biệt như hình
dưới

Lúc này muốn các nét tạm thời mỏng lại để dễ làm việc, chúng ta sử dụng công
cụ có tên là Thin Lines nằm trên Quick Access Tool Bar hoặc trên Tab View.
Thanh Ribbon

Quick Access Tool Bar

14
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

5.4 Visual Style:


- Công cụ thể hiện các hình chiếu khác nhau ngoài những cách thể hiện
bên trên. Các công cụ này được tìm thấy tại View Control Bar hay trong
hộp thoại của Parameter tên Graphic Display Options của Property
Pallette như hình

- Mặc định là Hidden Line nên kết quả hình chiếu như chúng ta đã
thường thấy ở chương 1.
- Nếu chọn là Wireframe hay Shaded chúng ta có kết quả như hình minh
họa:

15
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Khi chọn Shaded, các giao tuyến giữa các mặt hiện lên màu đen. Muốn không có
chúng, ta thôi chọn tính chát này trong hộp thoại Graphic Display Option như hình
dưới.

Để hình chiếu 3D trở nên trong suốt, chúng ta sử dụng thêm phần Transparency
như hình trên. Giá trị càng lớn độ trong suốt càng cao.
5.5 Shadows:
- Là công cụ để tạo bóng nắng cho công trình. Chúng ta có thể sử dụng
chúng cho tất cả các loại hình chiếu với một điều kiện là giá trị của
Transparency bằng 0. Công cụ Shadows có thể tìm thấy trong hộp
thoại graphic Display Option cũng như trong View Control Bar như hình

16
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

5.6 Crop View:


- Với Revit, bất cứ một hình chiếu nào đều cũng có một khung chữ nhật
làm giới hạn cho nó gọi là Crop View. Chúng ta không thể thấy những
thành phần nằm ngoài khung hình này.
- Trong hình chiếu mặt cắt, khung giới hạn này luôn hiện ra, còn hình
chiếu khác thì thường được dấu đi (Hide). Muốn làm biến mất hay xuất
hiện một Crop View, chúng ta thay đổi giá trị tham biến tên Crop Region
Visible của Property Pallette hay sử dụng công cụ có tên là Show/Hide
Crop Region được bố trí tại View Control Bar như hình

Hình thức của Crop View không phải luôn là hình chữ nhật, mà ta có thể thay đổi
nó thành một đa giác. Muốn như vậy, ta chọn View Crop để trên Ribbon xuất hiện
công cụ có tên Edit Crop.

Muốn cụ thể kích thước của Crop View, sử dụng công cụ tên Size Crop trên
Ribbon như hình.
5.7 View Range:
- Crop View chỉ giới hạn khung hình 2 chiều. Chiều thứ 3 tương đương
với chiều sâu sẽ do View Range giới hạn. View Range là tên của một
Parameter được tìm thấy trong Property Pallette của hình chiếu mặt
bằng:

17
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Click nút trái của chuột vào nút Edit của Parameter này sẽ có một hộp thoại tên
View Range xuất hiện như hình trên. Để hiểu ta xem hình dưới

Trong các hình chiếu mặt đứng, chúng ta có thể nhìn thấy đồng thời cả Crop View
lẫn View range qua dấu hiệu mặt đứng xuất hiện trong mặt bằng.
Tương tự, trong bất cứ hình chiếu nào có dấu hiệu của mặt cắt, chúng ta đều có
thể điều chỉnh đồng thời cả Crop View lẫn View Range.

18
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Đường màu xanh là đường giới hạn bắt đầu thấy của hình chiếu mặt đứng
(Elevation). Nếu ta di chuyển đường này vào công trình thì mặt đứng (Elevation)
đó sẽ trở thành mặt cắt (Section).
5.8 Hide – Isolate – Unhide:
- Mục đích của công cụ này là thay đổi số lượng thành phần hiện diện
trong một hình chiếu (không có giá trị ở các hình chiếu khác).
Sau khi chọn một/ nhiều thành phần, có thể tìm thấy lựa chọn này tại Context
Menu ( tên là Hide in View) hay View Control Bar (công cụ tên Temporary
Hide/Isolate hình mắt kính) như hình dưới.

Muốn thành phần đang dấu đi xuất hiện trở lại, sử dụng:
+ Lựa chọn có tên Reset Temporary Hide/Isolate nếu chúng ta đã được Hide hay
Isolate bằng Temporary Hide/Isolate.
+ Công cụ có tên Reveal Hidden Elements (trong View Control Bar có hình bóng
đèn, nằm bên phải mắt kính).
Chú ý: Drawing Area sau khu kích hoạt công cụ:
+ Isolate sẽ có một đường viền màu xanh.
+ Reveal Hidden Elements sẽ có một đường viền màu đỏ.
5.9 Override Graphic in View:
- Công cụ này nhằm tạo sự khác biệt về thể hiện trong một hình chiếu
cho một hoặc nhiều thành phần. Sau khi lựa chọn thành phần, chúng ta
sẽ tìm thấy lựa chọn tên này trong Context Menu. Các sự khác biệt này
được tìm thấy trong một hộp thoại tên View Specific Element Graphics
như hình dưới

19
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

+ Visible: giống như Hide và Unhide.


+ Halftone: sẽ bị mờ đi hay màu nhạt đi
Project Line: tác động đến cách thể hiện
các nét thấy
+ Weight: độ dày của nét.
+ Color: màu của nét.
+ Pattern: câu trúc của nét (thấy-khuất-…)
Surface Patterns: tác động đến cách thể
hiện của các bề mặt.
+ Color: màu của ký hiệu.
+ Pattern: cấu trúc của ký hiệu (gạch xéo-
ô vuông-tô đặc…).
Surface Transparency: làm cho bề mặt
trở nên mờ hay trong suốt tùy vào mức độ chọn lựa ngay bên dưới.
Cut Lines: tác động đến các nét cắt trong mặt cắt.
+ Weight: độ dày của nét.
+ Color: màu của nét.
+ Pattern: câu trúc của nét (thấy-khuất-…).
Cut Pattern: tác động đến cách thể hiện của các mặt xuất hiện khi bị cắt.
+ Color: màu của ký hiệu.
+ Pattern: cấu trúc của ký hiệu (gạch xéo-ô vuông-tô đặc…).
5.10 Visibility/Graphic Overrides:
- Những thay đổi liên quan đến View mà chúng ta đã đề cập thường chỉ
ở cấp độ Local. Muốn thay đổi số lượng thành phần trong một hình
chiếu nhưng ở cấp độ Global, ngoài nhóm công cụ Hide/Isolate/Unhide,
Revit còn cung cấp một Parameter nằm trong Property Palette tên
Visibility/Graphic Overrides…hay một công cụ tên Visibility/Graphic
nằm trên Ribbon như hình:

20
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Khả năng của Parameter này đối với một hình chiếu là rất lớn so với những gì mà
chúng ta đã biết. Trong chương này, chúng ta chỉ cần chú ý một khả năng
Hide/Unhide dưới đây:
+ Không chỉ cho Category mà còn cho cả Sub-Category của Model-Annotation
cho tất cả các bộ môn và Analyze cho bộ môn kết cấu.
+Cho cả Filter.
5.11 Underlay
- Parameter này điều khiển mối liên hệ về thể hiện của một hình chiếu
mặt bằng sàn đang hiện trong Drawing Area với các hình chiếu mặt
bằng sàn khác trong Project.

21
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

4.4

VI. Một số công cụ và Parameter cho Model Elements:


6.1 Nội dung của Tab tên Modify:
- Chúng ta thường xuyên sủ dụng các công cụ trong Panel có tên là
Modify. Tuy nhiên để hiểu rõ tường tận khả năng của các công cụ này,
chúng ta sẽ khảo sát trước một công cụ cũng nằm trên Tab tên Modify
có tên là Create Group tại vị trí như hình.

Công cụ này có khả năng tập hợp lại một số thành phần thành một nhóm có tên
do người sử dụng quyết định. Lúc này chúng sẽ được quản lý như một thành
phần. Cũng giống như Filter, chúng ta có thể cập nhật số lượng thành phần của
một Group bằng công cụ Edit (xuất hiện trên thanh Ribbon khi group được chọn).
Muốn xóa bỏ Group, để các thành phần của nó lại được quản lý riêng lẽ như cũ,
chúng ta sử dụng công cụ có tên là Ungroup có vị trí nằm ngay dưới công cụ
Group.

6.2 Khả năng các công cụ trên Modify:


- Align: di chuyển một/nhiều thành phần từ một vị trí hiện trạng đến một
vị trí mới sao cho trùng khớp với phương của một vật thể khác. Khả
năng của công cụ này có thể được hiểu là sự kết hợp khả năng của 2

22
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

công cụ: di chuyển (Move) và xoay (Rotate). Tác động của 2 lựa chọn
như hình:

Chú ý:
+ Với lựa chọn Wall Centerline, sau mỗi lần thành phần thay đổi vị trí sẽ có một
cảnh báo xuất hiện có nội dung là các tường Wall hay các thành phần khác trùng
nhau. Trong phần này ta chưa quan tâm và cứ tắt cảnh báo đi để tiếp tục làm
việc.
+ Sau khi Align, sẽ có một ổ khóa xuất hiện. Nếu ta Click nút trái chuột vào ổ khóa
này để biến trạng thái từ mở sang đóng (Lock) thì hành động này được gọi là
Constraint. Đây là một khái niệm rất qua trọng trong Revit. Chúng ta sẽ học về
Constraint trong cuối chương này.
- Move: Chuyển dịch vị trí một/nhiều thành phần đang hiện diện trong
Drawing Area từ một điểm (Click thứ nhất) đến điểm mới (Click thứ

23
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

hai). Khoảng cách giữa 2 điểm này được hiện ra với kích thước chỉ
định để người sử dụng có thể xác định chính xác khoảng cách cần di
chuyển, kích hoạt công cụ nằm ngay dưới công cụ có tên là Align với
các lựa chọn:

Chúng ta nhận thấy nếu trong Option Bar:


+ Không có lựa chọn nào cả, các tường liên kết (Join) với tường di chuyển sẽ
thay đổi để đảm bảo mối liên kết giữa các đầu tường.
+ Disjoin được chọn mối liên kết giữa các đầu bức tường sẽ bị phá bỏ.
+ Constraint được chọn, chỉ di chuyển được theo phương song song hay thẳng
góc với phương hiện trạng của vật thể phải di chuyển mà thôi.
+ Lệnh tự động chấm dứt ngay sau khi thi hành.
- Offset: Tạo lập một thành phần giống như một thành phần khác đã có
trên Drawing Area ở một vị trí cách thành phần đã có sẵn một khoẳng
cách do người sử dụng quy định ở trong ô sau mục Offset ở Option
bar. Lựa chọn Copy sẽ ảnh hưởng đến kết quả như hình:

24
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Nếu trên Option Bar, chúng ta chọn Graphical thì phần ô giá trị của mục Offset sẽ
mờ đi. Lúc này chúng ta dùng chuột để trực tiếp xác định khoảng cách bằng cách
Click nút trái chuột vào 2 điểm nào đó trong Drawing Area thì khoảng cách giữa 2
điểm này chính là giá trị của mục Offset.
- Copy: tạo lập thêm một/nhiều thành phần mới từ một/nhiều thành phần
đang hiện diện trong Drawing Area. Công cụ này sẽ tự động chấm dứt
tác dụng ngay sau khi lệnh được thi hành. Nếu muốn từ nhóm
(một/nhiều thành phần) gốc tạo ra nhiều nhóm (một/nhiều) nghĩa là sử
dụng công cụ này liên tục thì chọn Multiple trên Option bar. Tác động
chỉ chấm dứt khi nào chúng ta chủ động thoát khỏi công cụ.
- Mirror:
- Mirror – Pick Axis: từ một/nhiều thành phần đang có hiện diện, tạo thêm
các thành phần tương đương qua một thành phần đang có sẵn và
được xem như là một trục đối xứng. Trên Option Bar, chỉ có một lựa
chọn Copy cho công cụ này.

- Mirror-Draw Axis: trong trường hợp không có sẵn trục đối xứng, chúng
ta sử dụng công cụ này để vẽ thêm trục đối xứng.

25
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Rotate: Xoay một/nhiều thành phần đang hiện diện trên Drawing Area
quanh một tâm quay theo một góc nào đó. Người sử dụng quyết định
tâm quay và giá trị của một góc quay.

Sau khi chọn thành phần và kích hoạt công cụ, xác định cạnh thứ nhất của góc
quay Nếu:
+ Góc xoay đã được xác đinh ở Option Bar, sẽ có ngay kết quả.
+ Góc xoay có thể xác định trực tiếp trong Drawing Area bằng cách xác định cạnh
thứ 2.
Muốn thay đổi vị trí tâm quay khác đi so với mặc định, chúng ta có thể sử dụng
một trong 2 cách:

26
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

+ Click nút trái chuột vào nút Place sau mục Centre of Rotation ở Option Bar và di
chuyển chuột đến định vị mới của tâm xoay.
+ Nhấn phím Space trên bàn phím.
-
Trim/Extend
Trim/Extend to Conner: tạo ra một mối liên kết có dạng chữ V trên cơ
-
sở của 2 thành phần đã có sẵn trong Drawing Area.
Nếu muốn thành phần dài ra:
+ Kích hoạt công cụ
+ Chọn thành phần thứ nhất
+ Chọn thành phần thứ hai.
Nếu muốn thành phần ngắn lại:
+ Kích hoạt công cụ
+ Chọn thành phần thứ nhất vào vị trí sẽ còn lại
+ Chọn thành phần thứ hai vào vị trí sẽ còn lại.

- Trim/Extend Single Element: tạo ra một mối liên kết có dạng không phải
chứ V mà thường là chữ T trên cơ sở của 2 thành phần đã có sẵn
trong Drawing Area sau mỗi lần chọn 1 thành phần tham chiếu và 1
thành phần biến đổi.

27
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Vẫn phải chú ý các điểm cần click trên vật thể như khi tạo góc chữ V.
-Trim/Extend Multiple Elements: tạo ra nhiều góc không phải là chữ V
trên cơ sở của nhiều thành phần đã có sẵn trong Drawing Area mà chỉ
cần một lần chọn 1 thành phần tham chiếu và nhiều thành phần biến
đổi. So với công cụ Trim/Extend Single Element, công cụ này tiết kiệm
thời gian hơn trong trường hợp nhiều thành phần cần biến đổi đến 1
thành phần tham chiếu.
- Array: Chức năng chính là tạo ra nhiều vật thể (ít nhất là 2) từ một vật
thể đang hiện diện trong Drawing Area thành nhiều vật thể mà khoảng
cách/góc giữa chúng đều bằng nhau theo phương thẳng/cong. Đây là
công cụ có nhiều lựa chọn nhất trong Option Bar.
- Array theo phương thẳng:
+ Lựa chọn 2nd: khoảng cách do chúng ta quyết định là khoảng cách giữa 2 thành
phần sau khi array

+ Lựa chọn Last: khoảng cách do chúng ta quyết định là khoảng cách giữa thành
phần đầu tiên và thành phần cuối cùng sau khi Array.

28
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Array theo phương cong: các lựa chọn 2nd và Last cũng như trên:

- Đồng ý với tâm quay mặc định.

- Thay đổi tâm quay

+ Group và Associate: nếu muốn thay đổi số lượng thành phần sau khi array,
chúng ta click vào bất cứ thành phần nào trong các thành thành phần đã được tạo
lập bởi công cụ array, sẽ có một số hiện ra. Click vào số này nó sẽ hiện ra trong
một ô lớn hơn. Chúng ta có thể dùng bàn phím để thay đổi số lượng các thành
phần. tuy nhiên, sự thay đổi này chỉ có thể thực hiện được nếu mục Group and
Associate trong Option Bar được chọn.
Ngoài khả năng trợ giúp trên, Group and Associate còn có những tiện ích khác.

29
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Bình thường chúng ta sẽ không thấy sự khác biệt giữa một thành phần bình
thường và một thành phần thuộc Group. Nhưng khi di chuyển chuột chạm vào
từng thành phần sẽ thấy sự khác biệt này:
+ Đối với thành phần bình thường, thành phần sẽ đổi màu và hiện lên tên của
thành phần đó.
+ Đối với thành phần sau array, thành phần không đổi màu mà có một đường viền
bằng nét khuất bao quanh và không hiện ra tên của thành phần đó mà lại là tên
bắt đầu cụm từ Model Group.
Nếu move bất cứ một thành phần nào, sau khi đã Array và có chọn Group and
Associate, tất cả các thành phần còn lại sẽ tự động di chuyển để tất cả luôn luôn
giữ được tính chất là cách đều nhau theo tất cả các phương.

30
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Scale: công này liên quan đến tỷ lệ nhưng không phải tỷ lệ bản vẽ.
Chức năng của nó là tăng giảm đồng một một vài kích thước (chứ
không phải toàn bộ) của một thành phần (và chỉ áp dụng được cho một
vài Category mà thôi) đang có mặt trong Drawing Area theo một tỷ lệ
nào đó (một nửa-gấp đôi) do người thiết kế quy định.

- Split:
- Split Element: tách một thành phần thành hai/nhiều thành phần khác
nhau. Click vào vị trí muốn tách của thành phần, sẽ có 2 lựa chọn trong
Option Bar để có 2 kết quả khác nhau:
+ Nếu không lựa chọn Delete Inner Segment (xóa bỏ thành phần bên trong)
chúng ta có kết quả sau một Click nút trái chuột sẽ tăng thêm 1 thành phần. Như
vậy muốn tách một thành phần trở thành n thành phần. phải Click nút trái chuột n-
1 lần vào thành phần đó.
+ Nếu chọn Delete Inner Segment (xóa bỏ thành phần bên trong) thì thành phần
nằm giữa 2 vị trí của Click nút trái chuột sẽ biến mất.
-Split with Gap: thay vì sử dụng Delete Inner Segment, chúng ta sử
dụng công cụ này để có kết quả tương tự với điều kiện khoảng hở phải
nằm trong khoảng 1.6 đến 304.8 mm xác định trên Option Bar.
- Pin-Unpin: cố định một/nhiều thành phần tại một vị trí để chúng không
di chuyển được. Trong quá trình làm việc, đôi lúc chúng ta vô tình di
chuyển một/nhiều thành phần nào đó làm sai lệch kết quả. Để tránh rủi
ro này, chúng ta nên sử dụng công cụ này để cố định chúng.
Muốn biết một thành phần đang bị Pin hay không, chúng ta Click nút trái chuột
vào nó để thấy dấu hiệu Pin hay không? Muốn phá bỏ sự ràng buột này, chúng ta
sử dụng công cụ có tên Unpin nằm ngay phía trên của công cụ có tên là Pin trên
Ribbon hoặc Click nút trái chuột vào ký hiệu Pin trong Drawing Area.
Xóa bỏ một/nhiều thành phần đang được chọn trong Drawing Area. Thay vì sử
dụng công cụ này, chúng ta có thể dùng phím Delete trên bàn phím.

VII. Constraint:
- Trong phần thực hành của chương 1, khi thay đổi cao độ của mái,
chúng ta thấy tường cũng thay đổi chiều cao. Không chỉ tường, trong
công trình thường xuất hiện các nối kết này giữa các thành phần với

31
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

nhau gọi là Constraint. Mối liên kết đảm bảo được sự quản lý mà BIM
yêu cầu trong giai đoạn thiết kế. Không chỉ có vậy, Revit còn đưa ra
nhiều công cụ để tạo lập và bảo trì các mối liên kết này để chúng ta tùy
nghi sử dụng. Dựa vào hoàn cảnh, Constraint chia làm 2 ngữ cảnh:
7.1 Bị động:
- Mỗi khi chúng ta tạo lập một thành phần bất kỳ, thành phần đó luôn
luôn bị Constraint vào một mặt phẳng làm việc (Work Plane) nào đó.
Trong chương 1, khi chúng ta kích hoạt hình chiếu có tên Level 1 để tạo lập các
bức tường (Wall) có nghĩa là chúng ta đăng làm việc trên mặt phẳng làm việc
(Work Plane) tên là Level 1. Chân tường bị Constraint vào Level 1.
Trong một Project, số lượng mặt phẳng làm việc không hạn chế. Mỗi khi chúng ta
tạo lập một Level bằng công cụ có tên là Level, có nghĩa là chúng ta tạo lập một
mặt phẳng làm việc. Bất cứ 1 thành phần nào của Project Browser cũng đều phải
chịu sự quản lý của một mặt phẳng làm việc nào đó, hay nói cách khác: thành
phần đó đã bị Constraint vào mặt phẳng làm việc.
7.2 Chủ động:
Pin là một công cụ Constraint mang tính chủ động. Ngoài ra, còn có 2 phương
cách nữa dưới đây :
- Lock :
Lock với công cụ có tên là Align : khi chúng ta sử dụng công cụ có tên là Align, kết
quả luôn luôn có một ổ khóa hiện ra. Nếu chúng ta Click nút trái chuột vào Icon
hình khóa này có nghĩa là chúng ta đã Lock 2 thành phần này với nhau. Kể từ sau
khi Lock, một trong 2 thành phần di chuyển thành phần còn lại phải đi theo.

Lock Dimension : khi một kích thước vừa được tạo lập xong hay Click nút trái
chuột vào bất kỳ một kích thước nào đó đang có sẵn, cũng sẽ thấy ổ khóa hiện ra,
Click nút trái chuột vào ổ khóa để nó từ trạng thái mở thành đóng. Kích thước này
không thay đổi cho đến khi chúng ta Unlock chúng. Một hệ quả rất quan trọng là
các thành phần mà nó đang tham chiếu để có giá trị kích thước đó không di
chuyển được.

32
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Equal : khi tạo lập một kích thước có dạng chuỗi hay Click nút trái
-
chuột vào một kích thước có dạng chuỗi sẽ thấy phía trên đường kích
thước một ký hiệu hình hai mẫu tự EQ (viết tắt của Equal-bằng nhau).
Nếu Click nút trái chuột vào chữ EQ sẽ có hai kết quả xảy đến.
+ Không có một kích thước nào bị khóa, tổng chiều dài không đổi.

Trong trường hợp này, nếu di chuyển một trong 5 bước tường theo phương
đứng, các bức tường theo phương đứng còn lại cũng sẽ phải di chuyển theo để
đảm bảo tính cách đều.

+ Có một kích thước bị khóa, tổng chiều dài thay đổi, và khoảng cách giữa các
thành phần bằng với kích thước bị khóa.

33
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Trong cả hai trường hợp, chúng ta có thể thay thế ký hiệu EQ bằng giá trị số học
hoặc toàn bộ các kích thước thành một kích thước chung với công thức tính toán.

34
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

I. MỤC ĐÍCH .......................................................................................................... 2

II. CÁC BƯỚC DỰNG HÌNH:................................................................................ 2

2.1 TẠO LẬP HỆ LƯỚI TRỤC: ......................................................................................................... 2


2.2 TẠO LẬP TƯỜNG: ................................................................................................................. 10
2.3 TẠO LẬP SÀN: ...................................................................................................................... 23
2.4 TẠO LẬP MÁI: ....................................................................................................................... 25
2.5 BỐ TRÍ CỬA ĐI CỬA SỔ: ........................................................................................................ 30
2.6 ĐIỀU CHỈNH KHỐI DÁNG CÔNG TRÌNH: .................................................................................... 34

1
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

I. Mục đích
Trong chương này, chúng ta nhắm vào các mục đích
- Tạo lập tường.
- Tạo lập cửa đi cửa sổ..
- Tạo lập mái.
- Điều chỉnh tường ngoài để hiệu chỉnh khối dáng công trình..

II. Các bước dựng hình:


2.1 Tạo lập hệ lưới trục:
- Đầu tiên chúng ta khởi động dự án bằng cách:

3
4

Hình 3. 1

- Lưu ý, ta sẽ chọn Template File kiến trúc và Create New: Project, sau
đó nhấn Ok, ở thời điểm hiện tại ta sẽ không quan tâm khái niệm
Template File là gì? Vấn đề này chúng ta sẽ quay lại ở các chương
sau.
- Khi ta chọn File defautmetric tức là dự án ta đang làm việc hiện tại theo
hệ mét.
- Ta sẽ được kết quả như hình

2
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 3. 2

- Từ Ribbon trên thanh Architecture, panel Datum, ta chọn lệnh Grid.

1 3

2
Hình 3. 3

Lưu ý: đối với việc làm việc trên 1 dự án mới hoàn toàn, ta chỉ cần làm
những bước trên và tiến hành dựng hệ lưới trục theo ý đồ ta thiết kế.
a. Import CAD vào Revit:
Nhưng đối với công việc thi công như chúng ta, nghĩa là đã có sẵn bản vẽ CAD,
việc chúng ta là dựng lại Model theo bản vẽ CAD thiết kế có sẵn thì chúng ta sẽ
làm như sau:
-Từ trên Tab Insert, panel Import, ta chọn lệnh Import CAD, sẽ hiện ra
như hình:
Bước 1: ta chọn đường Link đến vị trí File CAD muốn Import vào.
Bước 2: stick chọn vào vị trí Current View Only để đảm bảo file CAD chỉ xuất hiện
duy nhất trong View làm việc hiện hành.
Bước 3: ta chọn Preserve đàm bảo File CAD được Import vào vẫn giữ đúng màu
sắc Layer của nó.
Bước 4: hệ đơn vị cho dự án.
Bước 5: Open, Import File vào.

3
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

2 3

4
5
Hình 3. 4

- Kết quả ta được như hình

Hình 3. 5

4
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

b. Vẽ hệ lưới trục:
- Sau khi chọn lệnh Grid ta có giao diện Revit như hình:

Hình 3. 6

- Ta vẽ hệ lưới trục như sau: trục ngang là trục số, trục dọc là trục chữ.

Hình 3. 7

- Sauk hi chọn lệnh vẽ lưới trục, trong khu vực Drawing Area ta Click
chuột trái thứ nhất kéo ngang qua phải và Click chuột trái thứ 2, kết
thúc quá trình vẽ lưới trục đầu tiên, trục 1.
- Vẽ trục thứ 2 cách trục thứ nhất 3000: ta rê chuột vào điểm đầu lưới
trục, sẽ xuất hiện 1 đường gióng màu xanh và 1 kích thước (kích thước
này gọi là kích thước tạm), giữ nguyên trên bàn phím ta gõ 3000 hoặc
3m và Enter, rồi kéo ngang đến điểm thứ 2 sao cho xuất hiện đường
gióng với trục 1 Click trái chuột tại vị trí đó.Ta được trục thứ 2.

Hình 3. 8

- Tương tự như vậy ta lần lượt vẽ các trục 3, 4, 5 cách đều nhau 6m. Ta
được như hình :

Hình 3. 9

5
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Đối với trục dọc cũng vậy, nhưng lưu ý sau khi vẽ trục đầu tiên ta liên
đổi tên trục thành chữ cái A, Revit không tự động đổi tên, chỉ tịnh tiến
theo tên trước đó (ví dụ: tên trục trước đó là số 5 thì trục kế tiếp sẽ là 6,
tên trước đó là A thì tên kế tiếp sẽ là B, tên trước đó là AA thì kế tiếp là
BB,….)
Vậy nên sau khi vẽ trục dọc đầu tiên ta liền đổi tên bằng cách nhâp chuột trái vào
vị trí tên liền đổi được.

Hình 3. 10

- Ta đổi thành A và tương tự vậy ta vẽ tiếp các trục B và C cách nhau


5m.Được như hình:

Hình 3. 11

- Ta quét chọn hết cả hệ trục :

6
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 3. 12

- Trên tab Modify ta chọn nút Pin


2 1

Pin: ở đây có nghĩa là các trục sẽ được khóa tại chổ, không thể di chuyển hay xóa
mất đi, đảm bảo hệ lưới trục luôn an toàn.

Hình 3. 13

- Đến đây ta có được hệ trục trên mặt bằng, giờ ta chuyển sang dựng hệ
Level tầng cho dự án.
Trên Project Browser ta chọn mặt đứng South, mặc định của phần mềm Revit ta
sẽ có 2 tầng sẵn Level 1 và Level 2 cách Level 1 : 4m.
Ta nhấp đôi chuột vào Level 1 để sửa tên thành 01-TRET với cao độ là 0.000.
Sau đó nhấn Enter thì Revit sẽ hỏi ta như hình 3.15.

7
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 3. 14

Hình 3. 15

“Bạn có muốn đổi tên trên thanh Project Browser luôn không hay chỉ trên Drawing
area?” ở đây ta chọn Yes. Thì được như hình:

Hình 3. 16

Nếu chọn No thì trên thanh Project Browser sẽ ko đổi tên mà vẫn giữ nguyên là
Level 1.
Tương tự như trên ta cũng nhấp đúp chuột vào Level 2 để đổi tên thành 02-LUNG
với cao độ 3m (nhấp đúp vào cao độ hiện hành để đổi thành 3m).
Giờ ta sẽ vẽ mới 1 tầng bằng lệnh Level trên Tab Architecture như sau:

1 2
Hình 3. 17

Tương tự như vẽ trục trên mặt bằng, ta cũng vẽ hệ Level bằng cách vừa
gióng điểm đầu điểm cuối và vừa nhập vào giá trị của từng tầng: 03-LAU 1 (6m),
04-LAU 2 (9,5m), 05-LAU 3 (13m), 06-LAU 4 (16,5m), 07-LAU 5 (20m), 08-LAU 6
(24,2m), SAN VUON (-800mm).

8
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Ta sẽ được như hình:

Hình 3. 18

Tương tự như Grid, đối với Level ta cũng Pin lại để đảm bảo không di
chuyển hoặc không bị xóa mất đi.

Hình 3. 19

- Có 1 điểm cần lưu ý là tại vị trí tầng trệt và sân vườn, tên đang trùng
lên nhau, ta dịch chuyển 1 trong 2 bằng cách chọn tầng 00-SAN VUON
, ta click chuột trái vào vị trí dấu như hình 3.19, kết quả như sau:

Hình 3. 20

9
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Vậy là đến đây ta đã xong hệ lưới trục cho dự án.


2.2 Tạo lập tường:
a.Các thông số của tường:
Đối với tường ta thường quan tâm đến các thông số:
Funtion: Tường ngoài (Exterior)
Tường trong (Interior)
Tường móng (Foundation)
Tường chắn (Retaining)
Tường 2 mặt tiếp xúc ngoài trời (Soffit)
Core-Shaft ví dụ như tường của thang máy.
Material (vật liệu): tường phải được cấu thành từ 1 vật liệu nào đó.
Dimension (kích thước): đối với tường thì có chiều dày tường và chiều dài tường.
Sauk hi kích hoạt công cụ Wall trên thanh Ribbon, ta sẽ có các lựa chọn:

1 2 3
Hình 3. 21

Height/Depth:
Cách tính chiều cao tường: Depth : tính từ tầng làm việc trở xuống
Height: tính từ tầng đang làm việc trở lên.
Level 1/Level 2/ Unconnected:
Đỉnh tường sẽ Contraint vào Level nào? Level 1 hay Level 2 hay không Contraint
(Unconnected) mà chiều cao sẽ quyết định bởi giá trị trong ô nằm kế sau.
Location Line:
Việc định vị điểm bắt đầu và điểm kết thúc của một bức tường được Revit đề nghị
cho chúng ta chọn 1 trong 6 lựa chọn như sau:

Hình 3. 22

Vị trí của Cursor so với tường sắp xuất hiện sẽ trùng với:
Wall centerline: tim của tường

10
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Core Centerline: tim của lớp lõi


Finish Face Exterior: mặt của lớp hoàn thiện phía bên ngoài.
Finish Face Interior: mặt của lớp hoàn thiện phái bên trong.
Core Face Exterior: mặt ngoài của lớp lõi
Core Face Interior: mặt trong của lớp lõi.
Trong trường hợp lớp hoàn thiện bên trong và bên ngoài có độ dày bằng nhau thì
Wall Centerline và Core Center Line sẽ là một, nếu khác độ dày, chúng sẽ là 2 vị
trí riêng biệt.
b.Tạo Type tường mới:
Khởi động lệnh vẽ tường bằng cách chọn lệnh Wall trên tab Architecture trên
thanh Ribbon.

Hình 3. 23

Trước khi vẽ tường ta cần tạo loại tường mình muốn bằng cách chọn Edit Type
trên Properties:

Hình 3. 24

Sau khi chọn nó sẽ hiện ra bảng như sau:

11
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Việc đầu tiên ta sẽ Duplicate thành 1 loại tường khác


(Duplicate có nghĩa là ta sẽ tạo ra 1 loại tường mới
dựa trên loại tường ta đang chọn). Sau khi chọn
Duplicate ta sẽ được 1 cái bảng như hình:

Hình 3. 25

Ta sẽ đặt tên cho 1 loại tường mới này theo quy cách như sau:
MSNV: mã số nhân viên
Ex: tường ngoại thất
200: tổng bề dày tường sau khi hoàn thiện
Tường sơn nước: mô tả đặc tính của tường.
Sau khi điền đầy đủ ta nhấn OK.Ta sẽ thấy chỉ có 1 sự khác biệt duy nhất trên
bảng Edit Type:
Tên tường đã được thay đổi như hình bên.

Hình 3. 26

Tiếp đến ta sẽ thiết kế cho tường các lớp xây tô hoàn thiện như sau, ta chọn Edit

12
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 3. 27

Ta thấy hiện tại tường lớp lõi đang có bề dày 200, ta cần tạo loại tường có lớp lõi
170mm và hoàn thiện sơn nước 2 bên với lớp vữa tô 15mm như hình bên dưới:
Ta Click trái chuột vào nút Insert để được lớp
Layers mới, sau đó nhấn nút Up/Down để di
chuyển lớp này lên xuống theo ý đồ thiết kế. Tiếp
đến chọn vật liệu, chọn bề dày hoàn thiện 15mm,
2 điều chỉnh lớp lõi từ 200 về 170.Sau đó nhấn OK,
vậy là ta được tường hoàn thiện sơn nước 2 mặt
dày 200mm.
1 Lưu ý: Có 1 việc ta cần lưu ý trong bảng này là
Funtion của tường, ta đang tạo loại tường gì thì
chọn Funtion tường ứng loại tường đó.

3 Để việc quan sát dễ dàng và quản lý tốt ta thống


nhất như sau: tường ngoại thất là màu đỏ và nội
Hình 3. 28
thất là màu xanh lá.Việc hiệu chỉnh như sau:
Trong bảng Edit Type ta click trái chuột vào những
vị trí như hình:

13
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Chọn Solid Fill và màu đỏ cho Solid đó ta sẽ được


loại tường như hình:

Hình 3. 29

Trước khi tiến hành dựng hình tường ta cần phải quan tâm đến Location Line và
ở đây ta sẽ dựng Finish Face Exterior cho tường ngoại thất và Wall Centerline
cho tường nội thất.
c.Vẽ tường:
- Trước khi tiến hành vẽ tường ta cần phải chọn những thông số sau:
Bước 1: chọn đúng loại tường cần dựng, cụ thể ở đây ta chọn tường MSNV-Ex-
200-Tường sơn nước.
Bước 2: chọn đường Cursor là Finish Face Exterior.
Bước 3: Chọn chân tường được xây từ 00-SAN VUON đến đỉnh tường tại 03-LAU
1.
Bước 4: tiến hành vẽ với lưu ý vẽ theo chiều kim đồng hồ tường sẽ quay vào
trong và ngược lại.

1
6
2
3

Hình 3. 30

14
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Ta được như hình

Hình 3. 31

- Tiếp tục tiến hành vẽ tường như sau, sau khi


chọn loại tường
Bước 1: chọn lệnh vẽ tường.\
Bước 2: trong mục Offset phần Option ta chọn
1000mm, nghĩa là tường ta sắp vẽ sẽ Offset ra ngoài
1m.
Bước 3: lưu ý vẽ tường theo chiều kim đồng hồ, nếu
lỡ vẽ ngược ta dùng nút Space để đảo chiều.

Hình 3. 32

- Sau khi thực hiện các bước trên ta được như hình:

15
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 3. 34

- Tiếp đến ta dùng lệnh Trim để nối liền 2 đoàn tường lại với nhau

Hình 3. 35

- Ta được kết quả như hình:

Hình 3. 36

- Tương tự như vậy ta sẽ dựng các tường xây còn lại.


Lưu ý:

16
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Đối với tường ngoại thất ta Fill Colour màu đỏ, tường nội thất màu xanh, và
tường vách ta Fill màu đen chịu lực.
-Chọn Funtion đúng với tính chất từng loại tường. exterior, interior, core shaft.

Hình 3. 37

- Phối cảnh 3D.

Hình 3. 38

17
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Ta tiến hành dựng tường kính:


Ta chọn lệnh vẽ tường, Click vào nút Type Selector, kéo
thanh cuộn xuống phía dưới ta chọn tường Curtain Wall:
+Curtain Wall: là công cụ để vẽ tường kính không có khung
nhôm.
+Exterior Glazing: loại tường kính ốp ngoại thất.
+Storefront: tường khung nhôm kính.
Ta tiến hành vẽ tường nhôm kính với các tùy chọn như hình
bên dưới:
Bước 1: chọn tường storefront.
Bước 2 và 3: chọn chân tường và đỉnh tường vào vị trí phù
hợp.
Bước 4 và 5: chọn Fixed Distance nghĩa là các khung nhôm
sẽ cách đều nhau 1 khoảng cách như bên dưới.

Hình 3. 39

3
4
1
5
6

8
Hình 3. 40

Bước 6 và 7: ta chọn loại Profile cho khung nhôm đứng và khung nhôm ngang.
Bước 8: sau khi hoàn thành các bước trên, kiểm tra lại 1 lần nữa và nhấn OK.
- Sau khi tạo loại tường cần thiết xong ta tiến hành vẽ như vẽ tường xây
vậy.Ta được kết quả như hình:

18
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 3. 41

- Tương tự như trên ta sẽ vẽ tiếp tường xây và tường nhôm kính tại
tầng 03-LAU 1.
trong đó:
+Tường xây nằm trong vùng màu đỏ có cao
độ chân tường tại tầng 03-LAU 1 đến đỉnh
tường 04-LAU 2 và offset lên thêm 900mm.
+Còn tường xây ngoại thất còn lại có cao độ
chân tường tại tầng 03-LAU 1 đến đỉnh tường
07-LAU 5 và offset lên thêm 1500mm.
+Ta được kết quả như hình:

Hình 3. 42

- Tiếp tục trên tầng 04-LAU 2 ta dựng


tường xây lên đến tầng 07-LAU 5.

Hình 3. 43

19
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Trên tầng 07-LAU 5 ta dựng tường xây với cao độ chân tường từ tầng 07-LAU 5
Offset -300mm và trong Unconnected 1800mm.
Ta được như hình:

Hình 3. 44 Hình 3. 45

- Ta tiếp tục vẽ tường nhôm kính như sau:

Hình 3. 47

- Tại tầng 03-LAU 1, ta chọn


lệnh tường nhôm kính vẽ các tường nhôm
kính với cao độ như hình:
+vị trí 1 tường nhôm kính cao đến tàng 04-
LAU 2.
Hình 3. 46
+Vị trí 2 tường nhôm kính cao đến cao độ
nhưu hình 3.46.
- Tại vị trí tầng 04-LAU 2:

20
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Các tường nhôm kính được vẽ từ cao độ 04-


LAU 2 đến cao độ 07-LAU 5.
Kết quả ta được như hình bên dưới:

Hình 3. 48 Hình 3. 49

- Tiếp đến ta dựng tường xây trên mái với cao độ 3000mm so với tầng 07-
LAU 5.

Hình 3. 50

- Ta được kết quả như hình:

Hình 3. 51

- Tiếp tục, chúng ta dựng hình phần tường tại khu vực phòng họp: lưu ý
tường này là tường nhôm kính tròn. Tiến hành chọn lệnh vẽ tường nhôm
kính như sau:
Bước 1: chọn lệnh vẽ tường nhôm kính.

21
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Bước 2, 3, 4: Chọn chân tường từ 01-TRET lên đến 02-LUNG và offset lên thêm
1m
Bước 5,6: lấy điểm giao giữa trục 2C làm tâm vẽ đường tròn bán kính như hình.

2
3 6

4 5

Hình 3. 52

Ta được kết quả như hình:


- Đến đây tạm thời ta đã hoàn thành phần
tường cho tòa nhà bao gồm tường gạch và
tường nhôm kính.

Hình 3. 53

22
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

-Bước tiếp theo ta sẽ chuyển sang vẽ sàn cho tòa nhà.

2.3 Tạo lập sàn:


- Công cụ vẽ sàn như sau:

Hình 3. 54

- Sau khi chọn công cụ vẽ sàn, Revit sẽ chuyển qua môi trường làm việc
thứ 2, lưu ý tại môi trường làm việc này:
+ Chỉ sáng các công cụ tạo hình, còn các lệnh tạo hình khác như vẽ
tường, mái, cầu thang, lan can…đều mờ hết.
+ Tại môi trường làm việc thứ 2 này, đường Sketch phải liên tục không hở,
không giao nhau.
+ Trong các đường Sketch phải có 1 đường mang phương chịu lực Span
Direction.
- Nếu không đảm bảo các điều kiện trên, ta sẽ không hoàn thành việc sàn
nói cách khác là không tạo lập được sàn.
- Cũng như tường, ta chọn Edit Type để tạo loại tường mới với tên như
sau MSNV-In-50-Gạch Ceramic 300x300mm.
- Khi vẽ sàn ta chọn lệnh vẽ thủ công từng đường Line hoặc Pick Wall
(nghĩa là sàn tạo ra phụ thuộc vào tường, nếu tường di chuyển thì đường
Boundary của sàn cũng thay đổi theo).

Hình 3. 55

- Lần lượt ta rê vào các vị trí tường biên để tạo nên đường Boundary của
sàn, sau đó nhấn nút Finish để kết thúc lệnh vẽ sàn, hoàn thành 1 sàn
hoàn thiện.

23
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 3. 56

- Nhấn nút Finish


Nghĩa là bạn có muốn join
những phần tường chạm vào
sàn hay không?
Bạn chọn Yes.

- Vậy là ta được 1 sàn tầng 01-TRET. Tương tự như vậy ta sẽ vẽ sàn cho
các tầng trên. Nhưng có thêm 1 lưu ý như sau:
+ Tại những vị trí lổ mở sàn như cầu thang, hộp gen, thông tầng, ta thường vẽ
thêm 1 Boundary bên trong , với điều kiện phải liên tục và khép kín. Và cách hiểu
vòng lẻ là sàn đặc và vòng chẳn là rỗng.
- Áp dụng cách này cho việc vẽ sàn:

24
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 3. 57

- Ta thấy đường Boundary nhỏ bên trong là phần rỗng. Tiếp tục cho các
tầng trên.Ta được kết quả như hình:

Hình 3. 58

- Vậy là ta hoàn thành xong việc dựng sàn hoàn thiện,


chuyển qua dựng hệ mái.

2.4 Tạo lập mái:


- Công cụ vẽ mái như hình:

Hình 3. 59

- Các vấn đề lưu ý khi vẽ mái cũng như sàn. Bây giờ ta tiến hành
dựng hệ mái cho tầng 07-LAU 5 cho khu kỹ thuật. trước tiến ta Duplicate

25
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

mái lên với tên MSNV-150-Mái ngói với bề dày 150mm, hiệu chỉnh cao độ
mái từ tầng 07-LAU 5 và Offset lên thêm 3000mm.

Hình 3. 60

- ta chọn công cụ Pick Wall như vẽ sàn và Overhang ra 500

Hình 3. 61

- Lúc này ta thấy trên mỗi đường Line có kí hiệu góc nghiêng, ta chọn 2
đường dọc và tắt góc nghiêng đi:

Hình 3. 62

26
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Nhấn Finish Reivt sẽ hỏi như sau:


“ Bạn có muốn Attached các
tường bên dưới chạy lên đến
mái không?
Ta nhấn Yes.

Hình 3. 63

- ta được kết quả như hình:


Sau khi tiến hành vẽ mái trên tầng 07-LAU 5 ta
chuyển xuống mặt bằng tầng trêt ta vẽ hệ mái tròn cho
khu vực phòng họp.

Hình 3. 64
Hình 3. 65

- Ta tiến hành vẽ mái như sau:

Hình 3. 66

- Dùng công cụ hình tròn với góc nghiêng 20 độ.

27
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Sau khi dựng hình xong ta dùng tiếp công cụ Opening Vertical để bỏ
phần mái bên trong nhà

Hình 3. 67

- Chọn lệnh xong ta rê chuột vào vị trí mái trên tầng 02-LUNG, Click
trái chuột vào mái Revit sẽ tự động chuyển qua môi trường Sketch.

Hình 3. 68

- Vùng Sketch sẽ bao trọn phần mái mất đi, sau đó ta nhấn Finish để
hoàn thành lệnh. Ta được kết quả như hình:

Hình 3. 69

28
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Tiếp tục ta tiến hành vẽ hệ mái đón nhôm kính, Click chọn lệnh mái, trên
thanh Property ta chọn mái nhôm kính như sau:
Bước 1: Click vào nút Type Selector, chọn Sloped
glazing.
Bước 2: duplicate mái kính lên và đặt tên là MSNV-
Mái nhôm kính.

Hình 3. 70

Sau khi Duplicate lên 1 loại tường mới ta sẽ


tiếp tục điều chỉnh tham biến mái nhôm kính
cho phù hợp.
+Các đố khung nhôm ngang/dọc cách đều
nhau 500mm.
+Tiết diện khung nhôm biên là 50x150mm.
+Tiết diện khung nhôm bên trong là
30x30mm.
+Nhấn OK để hoàn thành việc điều chỉnh
mái nhôm kính.
+Trên mặt bằng tầng 02-LUNG, ta tiến hành
vẽ đường Boundary với kích thước như
hình bên dưới.
Hình 3. 71

Hình 3. 72 Hình 3. 73

29
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

2.5 Bố trí cửa đi cửa sổ:


- Ở giai đoạn này, ta không quan tâm đến việc tạo các loại Family cửa đi
cửa sổ mới, mà chỉ sử dụng những Family mặc định mà Revit cung
cấp.
- Tiến hành chọn cửa đi 800x2200mm để bố trí.

Hình 3. 74

- Tiến hành Duplicate và tạo 2 loại cửa như sau: Cửa 800 x 2200 và cửa
700 x 2200 cho khu WC.
- Sau khi chọn lệnh Door, ta rê chuột vào tường sẽ thấy xuất hiện cánh
cửa, di chuyển chuột lên xuống quanh vị trí đó để thấy các lựa chọn vị
trí cánh cửa hoặc nhấn nút Space để đảo chiều.Sau khu bố trí ta được
kết quả như sau:
- Phối cảnh 3D cho tầng 1:

Hình 3. 75
Hình 3. 76

- Sau khi bố trí cửa đi tầng trệt xong ta tiến hành Copy lên các tầng trên.
Với cách Copy như sau:

30
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Bước 1: Quét Chọn hết các cánh cửa đi tại khu vực vệ sinh.

1
4
3

Hình 3. 77

Bước 2: chọn bộ lọc Filter để lọc lấy cửa đi.


Bước 3: Check None
Bước 4: Tick chọn Door.
Bước 5: nhấn OK.
Vậy là ta chỉ chọn cửa đi với tổng cộng 8 cánh cửa. Sau đó ta tiếp tục

1
2
3

Hình 3. 78

31
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Bước 1: chọn lệnh Copy hoặc Ctrl+C.


Bước 2: chọn tùy chọn lệnh Paste.
Bước 3: chọn dòng lệnh Aligned to Selected Levels.
Hiện ra 1 cái bảng với các tùy chọn như sau:
- Click trái chuột vào Level đầu tiên và shift đến
Level cuối cùng (mình muốn copy)-> Click OK.
Ta sẽ được kết quả.

Hình 3. 79

- Tương tự giống như cửa đi, cửa sổ cũng vậy, ta sẽ sử dụng Family mặc
định Revit cung cấp, và tạo ra 2 loại cửa sổ với kích thước như sau:
+400 x 600 mm: Bố trí cửa sổ Toilet với chiều cao bệ cửa 1600mm so với Level
hoàn thiện.
+1000 x 1200 mm: bố trí cửa sổ lấy sáng này với chiều cao bệ cửa 1000mm so
với Level hoàn thiên.
+Tại vị trí cầu thang: bố trí 2 vị trí cửa so le nhau với chiều cao bệ cửa lần lượt là
1200mm và 0.000mm so với Level hoàn thiện.

Hình 3. 81 Hình 3. 80

- Tương tự như việc Copy cửa đi, ta tiến hành Copy cửa sổ lên các tầng
như hình:

32
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Trường hợp nếu như các Cửa đi cửa sổ trong


Type Selector không phù hợp với ý muốn, ta có thể
Load Family trong bộ thư viện mà Revit cung cấp.
- Ta sẽ làm 2 cách như sau:

Hình 3. 82
Cách 1:

Hình 3. 83

+Sau khi chọn lệnh vẽ cửa trên thanh Modify ta Click chọn Load
Family.
+Hoặc trong bảng Edit Type cửa Cửa ta chọn Load như hình bên dưới
3.84.

Cách 2: trong Tab Insert ta chọn Load Family

Hình 3. 84

- Dù cho ta chọn cách 1 hay cách 2 cũng đều đưa


đến 1 kết quả như nhau đó là Revit sẽ hiện ra 1 cái bảng
hình 3.86 bên dưới, yêu cầu dẫn đường dẫn đến Family
mà chúng ta đã lưu trữ trước đó và Load vào dự án.
Hình 3. 85

33
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 3. 86

- Lưu ý: có 1 điều chúng ta cần lưu ý giữa 2 cách Load Family như
đã trình bày bên trên.
+Cách 1: chỉ có thể Load Family đúng chủng loại Family mà chúng ta đã
chọn trước đó. Ví dụ: khi chọn Cửa đi, nhấn Load trong bẳng Edit Type, ta
chỉ có thể chọn đường dẫn đến đúng loại cửa đi để Load, nếu chọn Cửa
sổ. Revit sẽ báo như sau:
+Cách 2: ta có thể Load bất kì Family nào vào
trong dự án.

Hình 3. 87

- Đến đây ta đã bố trí xong cửa đi cửa sổ cho tòa nhà văn phòng.
2.6 Điều chỉnh khối dáng công trình:
- Đến lúc này ta gần như lên được khối dáng công trình, còn thêm 1 số
cấu kiện kiến trúc khác để hoàn thiện hơn như điều chỉnh đầu tường
trên mái, kẻ ron tường, chạy gờ chỉ, lắp đặt máng thu nước,,,,
- Ta sẽ lần lượt đi qua các cấu kiện đó.
a. Hiệu chỉnh đầu tường trên mái:
Quay trở lại với mô hình kiến trúc, ta thấy các tường trên mái vẫn chạm lên
đến mái. Ta sẽ tiến hành làm như sau:

34
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 3. 88

Bước 1: ta chọn các tường cần chạm lên đến dạ mái.


Bước 2: chọn lệnh Attached top/base.
- Liền sau đó ta rê chuột vào mái, lập tường liền chạy lên đến mái.
Lưu ý:
+Tường sau khi được Attached, mọi thông
số thay đổi cao độ chân tường cũng như đỉnh
tường không còn giá trị.
+Diện tường lúc này cũng không đúng với
thực tế nên lưu ý ở phần thống kê.
Hình 3. 89

- Muốn tường trở lại như bình thường ta chỉ việc chọn lại những
tường đó và Deattached.
b.Kẻ Ron tường:
- Ta chọn lệnh công cụ như sau:

35
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

+Wall Sweep: gờ chỉ lồi


+Wall Reveal: gờ chỉ lõm.
- Hiện tại ta đang muốn dựng đường gờ chỉ lõm cho mặt
đứng chính công trình ta sẽ chọn lênh Wall Reveal.
Sau khi chọn lệnh ta sẽ có giao diện làm việc như hình bên
dưới:
Hình 3. 90

Hình 3. 91

- Mặc định của Revit cung cấp cho chúng ta tiết diện gờ chỉ rất lớn, ta sẽ
thay đổi tiết diện như sau:

Hình 3. 92

- Revit sẽ hiện ra 1 bảng các Template Family :

36
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Ta chọn Metric Profile-


Reveal để tạo gờ chỉ lõm.
- Nhấn Open để mở
Template File. Ta có giao
diện như hình.

Hình 3. 93

Hình 3. 94

- Phần bên phải ta thấy có chữ Wall xem như đó là bên trong tường, ta
tiến hành vẽ 1 Profile với tiết diện gờ chỉ 30 x 30 mm.
- Lưu trữ lại trong Folder làm việc với
tên MSNV-Gờ chỉ và nhấn nút Load into

Hình 3. 95

37
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Project trên thành Ribbon.

- Tiếp đên ta liền hiệu chỉnh gờ chỉ như hình:

4
3
2

1 5

Hình 3. 96

Bước 1: ta chọn gờ chỉ đã tạo trước đó.


Bước 2: Edit Type để tạo 1 loại mới phù hợp.
Bước 3, 4: Duplicate tên và đặt 1 tên mới MSNV-Gờ chỉ.
Bước 5: trong mục Profle
Bước 6: ta chọn family Profile đã được Load vào trước đó có tên MSNV-Gờ chỉ.
Bước 7: nhấn OK ta sẽ được kết quả như sau.

Hình 3. 97

38
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Tiếp đến: ở mặt đứng South ta hiệu chỉnh cao độ ron lên 3300mm so
với tầng 00-SAN VUON

2
1

- Sau đó: ta tiếp tục Array 1 khoảng 3300mm giữa 2 ron liền kề, với số
lượng 6 ron như vậy.

- Ta được kết quả như hình:

Hình 3. 98

39
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

c.Gờ chỉ lồi:


Tương tự như việc ta tạo Gờ chỉ lõm, ta Load Family Profile như trên, nhưng lần
này Profile được vẽ phía ngoài với tiết diện 150 x 200 mm:
- Ta đặt tên là MSNV-Gờ chỉ lồi, và
Load vào dự án.
- Tương tự như trên, ta Duplicate Wall
Sweep và đặt tên là MSNV-Gờ chỉ lồi,
với cách thức chỉnh tham biến như
trên, trong mục Profile ta chọn Family
MSNV-Gờ chỉ lồi.
- Ta vẽ gờ chỉ ngang dọc nhưng lưu ý
như sau: khi tạo Wall Sweep, gờ chỉ bị
Hình 3. 99 âm vào tường, ta sẽ chỉnh 1 tham số
như hình bên dưới để quay gờ chỉ
ngược ra phía ngoài.

1
2

Hình 3. 100

- Ta được kết quả như hình:

Hình 3. 101

40
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

d.Lắp đặt máng thu nước trên mái:


- Tiếp đến ta sẽ lắp đặt máng thu nước trên mái với 1 Profile được tạo
và Load vào dự án. Công cụ như sau:

1 2

Hình 3. 102

- Trên thanh công cụ Roof ta chọn lệnh vẽ máng xối Gutter, sau khi chọn
lệnh xong ta liền rê chuột đến vị trí mép dưới mái:
- Mép dưới sẽ được
Highlight lên ta liền Click trái
chuột sẽ được kết quả như
hình :

Hình 3. 103

- Vậy là xong việc tạo máng xối nhưng vấn đề đặt ra là ta muốn dựng 1
Profile bất kỳ thì sao?
- Tương tự như tạo gờ chỉ, nhưng ở đây ta sẽ Load Family Metric-Profile
như hình:

41
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 3. 104

- Và ta cũng vẽ 1 Profile máng xối như hình:


- Sau đó ta lưu lại với tên MSNV-Máng
xối và Load into Project.
- Sau đó ta chọn Gutter và Duplicate
lên với tên MSNV-Máng xối, trong mục Edit
Type-Profile ta chọn Family vừa Load vào ,
gán vật liệu 01-Paint-White, ta có kết quả
như hình.
Hình 3. 106

Hình 3. 105

42
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Vấn đề còn lại ta tạo vật liệu màu sắc cho mô hình:

1
Hình 3. 107

Hình 3. 108

- Bên trên là bẳng vật liệu dùng cho dự án, ta tạo mới bằng cách Duiplicate cái cũ
và chỉnh sửa loại vật liệu đó trong Tab Appearance. Màu sắc chủ đạo cho dự án
này là màu trắng (245-245-245) và màu xanh (0-72-145).Ta có kết quả như hình:

Hình 3. 109

43
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

44
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

I. MỤC ĐÍCH .......................................................................................................... 2

II. CÁC BƯỚC DỰNG HÌNH: ................................................................................ 2

2.1 HOÀN THIỆN KIẾN TRÚC MẶT NGOÀI: ........................................................................................ 2


2.2 VẼ KHU ĐẤT: ........................................................................................................................ 18

1
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

I. Mục đích
Trong chương này, chúng ta nhắm vào các mục đích
- Hoàn thiện kiến trúc mặt ngoài.
- Tạo lậ hệ cột kết cấu.
- Lắp đặt thiết bị vệ sinh.
- Tạo lập trần.

II. Các bước dựng hình:


2.1 Hoàn thiện kiến trúc mặt ngoài:
- Đây là kết quả mà chương 3 chúng ta đã làm, hôm nay tiếp tục với
model này.
- Việc tiếp theo chúng ta sẽ hoàn thành bao cảnh bên ngoài công trình
bao gồm các lệnh vẽ khu vữ mái đón, tam cấp, ram dốc, sân vườn…

Hình 4. 1

a.Khu vực mái đón:


- Tại khu vực mái đón ta dựng 1 sàn với các lưu ý và tùy chọn như đã
hướng dẫn tại chương 3.
- Về mặt bằng tầng 01-TRET ta chọn lệnh vẽ sàn, và Duplicate lên với tên
như sau : MSNV-50-Sàn mái đón. Ta vẽ với kích thước như hình:

2
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 4. 2

- Nhấn Finish để hoàn thành việc vẽ sàn mái đón.


- Tương tự như vậy ta vẽ mái đón ở khu vực bên như hình:

Hình 4. 3

3
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Ta được kết quả như hình:

Hình 4. 4

b.Vẽ bậc tam cấp, ram dốc:


1 - Đối với cầu thang ta vẽ theo các bước như sau:

2
3
Hình 4. 5

- Revit sẽ chuyển qua môi trường làm việc Sketch, ta sẽ chỉnh các tham
biến như hình để vẽ 1 cầu thang từ 00-SAN VUON lên đến 01-TRET:

5 4

1
2 6
3

Hình 4. 6

4
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Bước 1: ta chỉnh cao độ chiếu đi tại tầng 00-SAN VUON


Bước 2: ta chỉnh cao độ chiếu đến tại tầng 01-TRET
Bước 3: ta chỉnh số bậc, chiều rộng mặt bậc.
Bước 4: ta chỉnh chiều ngang vế thang.
Bước 5: ta chọn phương vẽ cầu thang.
Bước 6: tiến hành vẽ cầu thang.
Sauk hi vẽ cầu thang như hình, ta dung lệnh Move để di chuyển cầu thang về đúng
vị trí và Finish để kết thúc lệnh vẽ cầu thang.
Có 1 lưu ý trước khi tiến hành vẽ cầu thang, ta chọn loại cầu thang phù hợp theo ý
muốn, với trường hợp này ta định vẽ cầu thang bê tông, ta sẽ chọn loại như hình:

Hình 4. 7

- Sau khi làm theo những bước trên ta được kết quả như hình.

Hình 4. 8

5
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Click vào lan can tay vịn xóa đi. Tương tự như vậy cho cầu thang phía
cạnh bên, ta cũng chỉnh các tham biến các thông số tương tự :

Hình 4. 9

- Tiếp đến ta tiến hành dựng ram dốc, đầu tiên ta chọn lệnh như hình:

Hình 4. 10

- Sauk hi chọn lệnh Revit sẽ chuyển qua môi trường Sketch để tạo hình
và cách thức tạo như sau:

4
1
2

5
6
Hình 4. 11

6
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Bước 1: chọn điểm bắt đầu ram dốc.


Bước 2: chọn điểm đến của ram dốc.
Bước 3: chọn chiều rộng của ram dốc.
Bước 4: ta chọn Edit Type để hiệu chỉnh góc nghiêng của ram dốc.
Bước 5: đây là tham biến góc nghiêng của ram dốc, số càng nhỏ ram càng dốc.
Bước 6: nhấn OK để kết thúc việc cài đặt tham biến, ta tiến hành vẽ.

Hình 4. 12

- Nhấn nút Finish ta được kết quả như hình:

Hình 4. 13

7
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Quan sát ta thấy Ram dốc hiện tại không được như ý muốn, ta hiệu
chỉnh sao cho bên dưới ram dốc cũng là 1 khối đặt chứ không phải là 1
sàn nghiêng như vậy, ta hiệu chỉnh như sau:

2
3
4

Hình 4. 14

Bước 1: chọn bảng Edit Type


Bước 2: chọn hiệu chỉnh tham biến Shape
Bước 3: ta chọn Solid
Bước 4 : nhấn OK.
Ta được kết quả như hình, và xóa bỏ lan can bên phải :

Hình 4. 15

8
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Tiếp đến ta vẽ bức tường trang trí tại sảnh vào như sau:
Ta vẽ 1 bức tường dày 200 với cao độ chân tường tại 00-SAN VUON, đỉnh tường từ
tầng 01-TRET offset lên them 1200mm

Hình 4. 16

- Ta hiệu chỉnh hình dáng tường như sau, chọn bức tường tại sảnh đón
trên thanh Modify chọn Edit Profile:

Hình 4. 17

9
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Revit sẽ chuyển qua môi trường Sketch tại đây ta hiệu chỉnh bức tường
như sau:

Hình 4. 18

- Trên mặt đứng West ta cắt bức tường với kích thước như hình trên.
- Tiếp tục trên bức tường này ta gán chữ 3D như sau:

Hình 4. 19

- Sau khi chọn lệnh Revit sẽ hiện ra 1 cái bảng để đánh nội dung chữ:

Hình 4. 20

10
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Sau khi nhấn OK ta liền Click chuột lên mặt bằng để được kết quả như
hình:

Hình 4. 21

- Tiếp đến ta chọn 3D text sau đó trên thanh Modify ta chọn Pick New
Host, và liền rê chuột đến tường cần đặt ta được kết quả như hình:

Hình 4. 22

11
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Ta được kết quả như hình:

Hình 4. 23

- Vấn đề còn lại bây giờ là ta liền Rotate 3D text cho thuận chiều với góc
quay 180 độ. Sau đó vào bảng Properties để hiệu chỉnh 3D text với
kích thước 180mm và bề dày chữ là 50mm

1 3 2

Hình 4. 24

12
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Bước 1: chọn bảng Edit Type.


Bước 2, 3: Duplicate lên 1 loại mới với tên 180mm Arial
Bước 4: hiệu chỉnh kích thước chữ
Bước 5: nhấn OK để kết thúc.

Hình 4. 25

- Tiếp đến ta Add vào Logo Hoa Binh bằng cách như sau:
Ta sẽ chọn 1 Family bên ngoài để Load vào và Family đó có tính năng bám vào
mặt tường như sau:

Hình 4. 26

13
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Revit sẽ chuyển qua môi tường tạo Family ta đã chọn, trong môi trường
này ta vẽ 1 Logo Hoa Bình bằng công cụ Extrusion (Load CAD có hình
Logo vào và ta chỉ Pick Line)

Hình 4. 27

- Ta tiến hành vẽ Logo:

Hình 4. 28

14
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Sau khi dựng hình xong ta liền Load into Project, liền rê chuột đến bức
tường trang trí ta được kết quả:

Hình 4. 29

Hình 4. 30

15
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Tương tự như vậy ta Add tên công ty lên trên mặt đúng mô hình

Hình 4. 31

- Ta Add text trên với kích thước 500mm và bề dày 150mm.

Hình 4. 32

16
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Tiếp đến ta tiếp tục vẽ khu vực hồ nước bao quanh không gian hội họp,
bằng cách vẽ 1 bưc tường cao từ 00-SAN VUON lên đến 01-TRET như
sau:

Hình 4. 33

- Ta vẽ 1 bưc tường dọc theo tam cấp, và 1 cung tròn bán kính 3500mm
với tâm là giao điểm giữa 2 trục C2. Việc còn lại ta sẽ cắt tường và trim
lại để được kết quả như hình:

Hình 4. 34

17
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Ta được kết quả như hình:

Hình 4. 35

2.2 Vẽ khu đất:


- Ta chọn lệnh vẽ khu đất như sau:

Hình 4. 36

- Sau khi chọn lệnh Toposurface, Revit sẽ chuyển qua môi trường làm
việc thứ 2, lưu ý trước khi vẽ ta nên về lại mặt bằng Site, giao diện như
hình:

Hình 4. 37

18
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Ta hiểu như sau, 1 Click chuột tức là 1 cao độ điểm, muốn chỉnh cao
độ trước khi Click chuột, ta chỉnh trên thanh Option Elevation. Và Click
1 điểm như hình:

Hình 4. 38

- Tiến hành Finish ta được kết quả như sau:

Hình 4. 39

19
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Vấn đề còn lại ta sẽ tạo đường đi và vỉa hè:

Hình 4. 40

- Trên thanh công cụ ta chọn lênh Subregion, liền đó ta rê chuột đến đối
tường Toposurface ta đã dựng trước đó, lập tức Revit liền chuyển qua
môi trường Sketch để ta làm việc tại đây ta liền vẽ khu đất bao quanh
và đổi vật liệu để thấy sự khác biệt:

Hình 4. 41

20
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Nhấn Finish ta được kết quả như hình:

Hình 4. 42

- Tương tự như vậy, ta vẽ đường và vỉa hè, ta được kết quả như hình:

Hình 4. 43

21
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

2.3 Bố trí cảnh quan:


- Ta chọn lệnh bố trí cây như sau:

Hình 4. 44

- Sau khi Click lệnh xong, ta rê chuột vào môi trường làm việc ta sẽ thấy
như hình, việc còn lại chỉ việc chọn loại cây trên thành Properties và đặt
vào công trình.

Hình 4. 46

- Có rất nhiều loại cây trong Revit, ta chọn nếu thấy cao độ
không phù hợp thì Edit Type-Duplicate lên và hiệu chỉnh tham
biến chiều cao của cây để được như ý.

Hình 4. 45

22
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Kết quả ta bố trí như hình:

Hình 4. 47

- Tiếp đến ta bố trí xe và người vào dự án, đối với xe ta cần phải mở thư
viện xe để Load vào:

Hình 4. 48

- Revit sẽ hiện ra bảng tùy chọn ta dẫn đường dẫn đến vị trí như hình
bên dưới:

Hình 4. 49

23
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Trong thư mục này ta thấy có thư viện cả xe và người, ta Load vào và
chọn trên thanh Properties để đặt vào dự án:

Hình 4. 50

- Sau khi Load các đối tượng, chúng được chọn tại Component:

Hình 4. 51

- Đến thời điểm này ta được kết quả như hình bên dưới:

Hình 4. 52

24
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Ta tiếp tục tạo lập mặt nước bao quanh khu phòng họp: bằng cách tạo
1 Family ngay trong dự án. Cách làm như sau:

Hình 4. 53

- Sau khi chọn revit liền hỏi ta đối tượng Family này chủng loại là gì? Vì
là đối tượng chung không xác định rõ nên ta chọn Generic Model.

Hình 4. 54

- Revit sẽ chuyển qua 1 giao diện mới với các công cụ tạo hình, ta xác
định vẽ đối tượng này bằng lệnh Extrusion, và gàn vật liệu nước:

Hình 4. 55

25
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

2.4 Tạo lập hệ cột kết cấu:


- Ta tiếp tục với công việc tạo lập hệ kết cấu cho dự án. Ở chương này
ta sẽ quan tâm đến 2 phần việc, đó là tạo lập hệ cột kết cấu và hệ giao
thông theo phương đứng (cầu thang).
- Trên giao diện Revit ta thấy có Tab Structure, mọi việc tạo lập cấu kiện
kết cấu, ta sẽ vào các công cụ trong Tab này.

Hình 4. 56

- Đối với dự án hiện tại ta sẽ tạo lập hệ cột kết cấu, đầu tiên ta nhận diện
công cụ như sau:

Hình 4. 57

- Sau khi chọn công cụ ta thấy Revit sẽ chuyển qua 1 giao diện mới

Hình 4. 58

- Trên đây là các công cụ tạo lập như cột đứng, cột nghiêng, tạo lập thủ
công, tạo lập theo hệ lưới trục.
- Đầu tiên ta thấy trên thanh Type Selector không có loại cột bê tông tiết
diện hình chữ nhật, ta cần phải Load vào dự án theo các bước như
sau:

Hình 4. 59

26
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Ta chọn loại cột mang tên : M_Concrete-Rectangular-Column và Open


để Load vào dự án.
- Ta chọn loại cột tiết diện 300x450mm làm cột kết cấu. Cách dựng như
sau:
Với cách dựng bố trí từng cột 1: sau khi chọn lệnh ta liền rê chuột vào vị trí cần
đặt, và Click chuột lần nữa ta được cột như hình.

Hình 4. 60

-Cứ lần lượt bố trí từng cột như thế vào vị trí cần đặt, ta sẽ được hệ kết
cấu.
Với cách dựng hình tự động:
Sau khi chọn lệnh, ta liền chọn công cụ như hình:

Hình 4. 61

Revit liền nhảy qua 1 giao diện làm việc khác

27
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 4. 62

- Ta hiểu như sau: Revit sẽ tự động đặt cột tại những vị trí giao các lưới
trục với nhau, vấn đề nằm ở việc ta sẽ quét chọn những trục cần đặt cột,
hoặc ta sẽ quét hết và xóa đi những cột không cần thiết:
- Sau khi quét chọn ta thấy các cột hiện ra mờ:

Hình 4. 63

28
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Việc còn lại ta chỉ cần nhấn nút Finish để hoàn thành công việc tạo cột kết cấu.
- Sau khi tạo lập xong ta liên qua phối cảnh quan sát và xóa đi những cột
không cần thiết, nhận thấy mặt cột và mặt tường không bằng mặt, ta
liền về lại mặt bằng quét chọn các cột biên và Move vào để bằng mặt
với tường. Két quả ta được như hình:

Hình 4. 64

- Hiện tại ta quan sát thấy, cột trên mặt bằng rất khó thấy, khó quan sát,
ta hiệu chỉnh như sau:
- Chọn 1 cột và nhấp chuột phải, ta chọn Select All
Instance, tiếp tục chọn Visible in View, các cột sẽ
sáng lên. Sau đó ta sẽ làm như hình:

Hình 4. 65

29
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

4
1

Hình 4. 66

Bước 1: ta chọn vật liệu của đối tượng.


Bước 2, 3: ta chọn Hatch hiển thị trên mặt cắt, Solid Fill.
Bước 4,5 : ta OK 2 lần sẽ có kết quả như hình.
Bây giờ ta đã quan sát dễ dàng hơn, dễ nhận
biết cột kết cấu hơn.
Tiếp đến ta sẽ điều chỉnh cao độ cột từ tầng
01-TRET lên đến 02-LUNG. Sau đó ta tiến hành
Copy lên các tầng khác. Cách Copy như đã hướng
dẫn ở bài Bố trí cửa đi cửa sổ. Sauk hi Copy ta ẩn
hết các đối tượng khác, chỉ giữ lại cột kết cấu bằng
công cụ ẩn tạm thời.

Hình 4. 67

30
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Ta được kết quả như hình.


ta thấy cột từ tầng 03-LAU 1 trở lên
không lên đến tầng liền kề, ta chọn từng
tầng 1 rồi chỉnh lại cao độ cho đúng
bằng cách quét chọn từng tầng 1 rồi
chỉnh.

Hình 4. 68

- Ta được kết quả như hình:

Hình 4. 69

31
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Tiếp đến ta bố trí cột tại khu vực phòng họp như sau:
Ta Load cột bê tông tròn vào dự án, sau đó Array theo vòng tròn với góc quay 30
độ và tạo 10 cột như vậy:

- Làm theo các bước trên ta được kết quả như hình:

Hình 4. 70

32
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Trước khi Array ta hiệu chỉnh cao độ cột tròn từ 01-TRET lên đến 02-
LUNG và offset lên them 1100mm. Ta được kết quả như hình:
- Vẫn còn cột từ cao độ 00-SAN VUON
lên đến 01-TRET.
- Ta cũng tiến hành Copy như trên.
- Vừa Copy xong ta liền chỉnh ngay cao
độ cột.

Hình 4. 71

- Ta về mặt bằng Sân vườn, hiện trên


thanh Projetc Browser ta không thấy MB sân vườn, ta vào lấy như sau:

Hình 4. 72

- Revit sẽ hiện ra 1 cái bảng ta chọn MB sân vườn và nhấn OK:


- Trên bảng Project Browser ta liền thấy MB sân vườn.

Hình 4. 73

33
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Ta vào MB sân vườn, nhưng có 1 điều lưu ý, khi ta Click trái vào bất kì
cột nào ta liền thấy cột cao độ từ 01-TRET lên đến 02-LUNG. Tại sao?
- Vẫn đề là View range tại MB sân vườn này đang cao hơn cao độ từ 00-
SAN VUON lên đến 01-TRET. Ta sẽ chỉnh View Range về thấp hơn
tầng 01-TRET bằng cách :

Hình 4. 74

- Ta sẽ được kết quả như ý.


- Đến đây ta đã hoàn thành phần dựng cột kết cấu. Chuyển qua dựng hình
giao thông đứng.
2.5 Tạo lập giao thông đứng:
- Về lại mặt bằng tầng trệt. ta chọn lệnh vẽ cầu thang như hình:

Hình 4. 75

- Sau khi chọn lệnh, revit sẽ chuyển qua môi trường làm việc Sketch, ta sẽ
hiệu chỉnh các thông số cầu thang như sau: tạo lập 21 bậc thang, chiều
rộng mặt bậc là 250mm, thang hình chữ U, và chiều rộng vế thang là
1200mm, cài đặt như hình:

34
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

7
6 9
5
1
2

3
8
4

Hình 4. 76

Bước 1, 2: ta hiệu chỉnh cao độ chiếu đi và chiếu đến.


Bước 3: hiệu chỉnh số bậc thang.
Bước 4: Chiều rộng mặt bậc.
Bước 5: chiều rộng vế thang 1100mm.
Bước 6: hướng vẽ vế thang.
Bước 7, 8: chọn lệnh và tiến hành vẽ thang.
Bước 9: hoàn thành.

Hình 4. 77

35
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Ta được kết quả như hình:

Hình 4. 78

- Nhận thấy cao độ cầu thang từ tầng trệt lên tầng lửng, và từ tầng lửng
lên lầu 1 bằng nhau nên ta sẽ làm như sau:

Hình 4. 79

36
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Tương tự như vậy cho cầu thang lầu 1 và ta Multi lên lầu 5.

Hình 4. 80

- Vậy là đến đây ta đã hoàn thành việc vẽ cầu thang cho dự án, với các
thông số tùy chỉnh cơ bản như đã hướng dẫn.

37
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

I. MỤC ĐÍCH .......................................................................................................... 2

II. CÁC BƯỚC DỰNG HÌNH: ................................................................................ 2

2.1 TẠO LẬP TÊN PHÒNG: ............................................................................................................. 2


2.2 THỐNG KÊ DIỆN TÍCH PHÒNG: ................................................................................................ 13
2.3 THỐNG KÊ DIỆN TÍCH TƯỜNG: ............................................................................................... 16
2.4 THỐNG KÊ DIỆN TÍCH SÀN: .................................................................................................... 20

1
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

I. Mục đích
Trong chương này, chúng ta nhắm vào các mục đích
- Kiểm soát quy mô.
- Kiểm soát khối lượng.
- Kiểm soát Model.

II. Các bước dựng hình:


2.1 Tạo lập tên phòng:
- Đây là kết quả mà chương 4 chúng ta đã làm, hôm nay tiếp tục với
model này.
- Việc tiếp theo chúng ta sẽ tạo lập không gian chức năng cho các
phòng, thống kê khối lượng…

Hình 5. 1

- Nhận diện công cụ trên thanh Ribbon, về mặt bằng tầng trệt:

2
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 5. 2

- Sau khi chọn lệnh xong, ta liền rê chuột vào thì vị trí phòng, được như
hình:

Hình 5. 3

- Ta sẽ thấy xuất hiện 1 đối tượng Room trên chuột, việc còn lại là chúng
ta Click vào vị trí phòng đó.
- Vùng màu xanh chính là cùng đã được
Room Tag
- Việc còn lại chúng ta sẽ Rename lại tất cả
tên phòng cho phù hợp không gian chức
năng.

Hình 5. 4

3
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Ta được kết quả như hình:

Hình 5. 5

- Có 1 điều chúng ta nhận thấy không gian đại sảnh quá lớn nếu ta Click
chuột vào vị trí tên phòng ta sẽ thấy đường Boundary phòng ấy sáng
lên:

4
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- đó là cách xác định không gian diện tích


phòng, để việc thấy trực quan hơn và dễ nhìn
hơn, ta hiệu chỉnh như sau:

Hình 5. 6

Hình 5. 7

Bước 1: ta Click vào bảng Visibility/Graphic Overrides.


Bước 2: ta chọn Tab Modle Categories.
Bước 3: ta chọn đối tượng Room.
Bước 4: ta Click chọn tham biến Reference.

5
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Bước 5: nhấn Ok để kết thúc việc hiệu chỉnh.


- Ta được kết quả như hình:

Hình 5. 8

- Các phòng đều xuất hiện hình chéo chữ X, việc này giúp ta dễ dàng
chọn tên phòng hơn và hiển thị rõ ràng hơn.
- Vấn đề tiếp theo ta cần sử lý, đó là dễ dàng nhận thấy không gian đại
sảnh quá lơn, và chưa luôn không gian phòng và và hành lang giao
thông. Trước khj đi đến việc hiệu chỉnh. Ta cần phảo hiểu như sau:
Phòng được tạo lập bởi các tường, 1 không gian kín được tạo lập bởi
nhiều tường khép kín sẽ tạo thành phòng. Vậy vấn đề đặt ra nếu có 1

6
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

phòng nhưng tường không khép kín, vậy ta phải dùng công cụ gì để
khép kín không gian đó lại. Cách làm như sau:

Hình 5. 9

- Ta chọn lệnh như hình. Sau đó ta sẽ vẽ 1 đường Line chia không gian
Đại Sảnh như hình:

Hình 5. 10

- Sau khi vẽ đường Line chia không gian ta liền thấy không gian Đại
Sảnh thu nhỏ lại, để thấy dễ dàng ta click vào 2 đường chéo của không
gian đại sảnh, ta được như hình:

7
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 5. 11

- Tương tụ như vậy ta liền xử lý không gian phòng họp như hình:

Hình 5. 12

8
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Đây mới là không gian đại sảnh đúng. Việc còn lại ta đặt them phòng
vào 2 không gian mới mà chúng ta mới vừa ngăn ra.

Hình 5. 13

- Tương tự như vậy ta đặt tên phòng cho các không gian tầng trên.
- Tiếp đến ta phủ màu lên không gian chức năng để dễ phần biệt và nhận
thấy, cách làm như sau:

Hình 5. 14

- Ta chọn lệnh Colour Fill Legend trong Tab Annotate, sau khi chọn lệnh
xong ta liền rê chuột vào môi trường làm việc ta thấy xuất hiện như
hình bên dưới và làm theo các bước như sau:
Bước 1: ta Click định vị vị trí bảng màu không gian chức năng
Bước 2: chọn cách phủ màu, ở đây ta chọn phủ màu theo phòng.
Bước 3: hỏi ta? Theo tên phòng hay số phòng hay chức năng khác? ở đây ta
chọn phủ màu theo tên phòng.
Bước 4: nhấn ok để có kết quả như hình bên dưới.

9
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

2
3
4
Hình 5. 15

- Sau khi hiệu chỉnh 1 loạt thông tin trên ta được kết quả như hình:

Hình 5. 16

10
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Muốn chỉnh sửa màu sắc theo ý muốn, ta liền chỉnh như sau:

3 1

Hình 5. 17

Bước 1: ta chọn bảng Legend.


Bước 2: chọn lệnh trên Tab Modify.
Bước 3: Revit hiện ra 1 bảng tùy chọn, ta liền Click vào màu của 1 không
gian nào đó ta muốn chỉnh sửa.
Bước 4: 1 bảng màu hiện ra, ta chọn màu thích hợp.
Bước 5: nhấn OK 2 lần để được kết quả như ý muốn.
- Đến đây ta tạm thời quản lý được các không gian chức năng nhưng có
1 không gian phòng chưa được gán, đó là phòng đệm tại khu vực vệ
sinh, vẫn chưa đặt Tag Room, nếu như ta muốn phòng đệm nhập
chung vào WC NỮ luôn, ta phải làm như sau:

11
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

1
2

Bước 1: ta chọn tường tại vị trí như hình.


Bước 2: trên bảng Properties ta Click bỏ chọn tham biến như hình.
Ta hiểu như thế nào? Các đối tượng tường mặc định đều mang 1 tham
biến Room Bounding, tức là đều là tường ngăn chia không gian khi ta đặt Room
vào. Nếu như ta Click bỏ chọn tham biến này, tường sẽ không được hiểu là chia
không gian khi đó ta có kết quả như hình:

Hình 5. 18

12
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Đến đây ta đã đặt xong tên phòng và quản lý phòng theo màu sắc. tiếp
theo ta sẽ tiến hành thống kê khối lượng trong dự án này.
2.2 Thống kê diện tích phòng:
- Nhận diện công cụ thống kê như sau:

Hình 5. 19

Ta Click vào lệnh như hình trên, Revit sẽ hỏi ta, thống kê cái gì? Ta chọn Room
và nhấn OK .

Hình 5. 20

13
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 5. 22

- Sau khi Click chọn lệnh thống kê Room, Revit sẽ hiện ra 1 bảng với các
tham biến thống kê mặc định trong phần mềm, ta tìm đến 2 tham biến
Nam và Area. Ta được kết quả như hình.
- Ta nhận thấy việc thống kê chưa rõ ràng, nếu như
ta muốn theo tầng thì sao?
- Ta vào bảng Schedule Properties 1 lần nữa và
hiêu chỉnh.

Hình 5. 21

14
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 5. 23

- Ta làm theo các bước như hình trên và chọn lấy tham biến Level Add
vào bẳng thống kê ta được kết quả như hình:
- Việc còn lại ta hiệu chỉnh bảng thống
kê them rõ ràng dễ quan sát và quản lý.

Hình 5. 24

Bước 1: ta chọn bảng Schedule Properties như hình.


Bước 2: ta chọn Sort theo Level, Sort nghĩa là nhóm tất các tham biến giống nhau
của Level thành 1 nhóm. Và Click chọn Footer, nghĩa là sẽ có tên Tổng và Cout
luôn số lượng phòng cho chúng ta. Vị trí là nằm ở chân.
Bước 3: Nhấn OK ta được kết quả như hình bên dưới.

15
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 5. 25

2.3 Thống kê diện tích tường:


- Đến đây ta tiếp tục thống kê diện tích tường xây sơn nước. Ta làm theo
các bước như sau:
Cũng giống như thống kê Room, ta vào View và Schedule, chọn loại thống kê là
tường.

1
2

3
4

Hình 5. 26

16
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Ta tiến hành chọn các tham biến như hình bên dưới:

Hình 5. 27

- Ta được kết quả như hình:

Hình 5. 28

17
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Nhận thấy bảng thống kê khá dài và Type tường trường khá nhiều ta
tiến hành hiệu chỉnh như sau để được 1 bảng thống kê gọn và rõ ràng.

1
3

Hình 5. 29

Bước 1: ta Click bỏ chọn như hình trên, nghĩa là: các Type giống nhau sẽ sắp xếp
gọn lại làm 1 không hiện ra hết như trước.
Bước 2: ta chọn Sort theo Type.
Bước 3: OK, ta được kết quả như hình bên dưới.

Hình 5. 30

- Nhận thấy các Type tường đã rõ ràng như lại không thấy diện tích thống
kê tổng, ta liền hiệu chỉnh như sau:

18
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 5. 31

Bước 1: chọn Tab Formating


Bước 2: chọn đối tượng tham biến cần chỉnh sữa.
Bước 3: Clicl chọn như hình.
Bước 4: nhấn OK. Ta được kết quả như sau:

Hình 5. 32

Để cụ thể việc hiển thị hơn ta chọn số thập phân và tính tổng các giá trị này như
sau:

19
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

3
2
4

Hình 5. 33

- Làm theo thứ tự các bước trên ta được kết quả, ta tiếp tục đưa tham
biến Count vào để biết được có bao nhiêu loại tường trong dự án và
Click chọn tính tổng được kết quả như hình.

- Vậy là đến đây ta có thể thống kê được diện tích tường.


2.4 Thống kê diện tích sàn:

- Tương tụ như tường, ta cũng tiến hành thống kê diện tích sàn với các
tham biến thống kê như Type, Area, Level.

20
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Kết quả sẽ được như hình:

Hình 5. 34

- Tiếp tục vấn đề, ta tạo 1 loại tham biến mới không có trong những tham
biến mặc định Revit cung cấp.

1 2

Hình 5. 35

Bước 1: chọn Add tham biến. Revit sẽ hiện ra 1 bảng tùy chọn loại tham biến.
Bước 2: đặt tên tham biến cần tạo
Bước 3: chọn Loại của tham biến đó, ví dụ ta cần tạo đơn giá cho 1m2 sàn bao
nhiêu tiền? giá trị của tham biến này là tiền ta chọn Currency.
Bước 4: nhấn OK để kết thúc lệnh.

21
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Ta được kết quả như hình:

Hình 5. 36

- Tiếp đến ta liền tạo 1 tham biến mới với công thức, ta tiến hành như
sau:

4
2 5
1
6

Hình 5. 37

Bước 1: chọn Edit để xuất hiện bảng Schedule Properties.


Bước 2: chọn lệnh như hình.
Bước 3: đặt tên tham biến mới.
Bước 4: chọn loại tham biến giá trị tiền tệ Currency.
Bước 5: gán công thức tính như hình. Trong đó lưu ý chúng ta phải chia
cho 1m2 để quy đổi về giá trị tiền tệ.
Bước 6: nhấn OK để kết thúc lệnh.

22
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Ta có kết quả như hình

Hình 5. 38

- Vấn đề còn lại chúng ta sẽ nhập giá trị của 1m2 sàn cho từng loại sàn.
Ví dụ:

Hình 5. 39

- Vậy là ta đã có giá trị của gói sàn. Tương tự vậy cho tất cả các cấu kiện
khác mà chúng ta muốn thống kê.
2.5 Các công cụ bổ trợ khác:
a.Section box:
- Trên phối cảnh 3D ta chọn lệnh kích hoạt hộp Section Box như sau:

23
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 5. 40

- Để hiệu chỉnh, ta Click chọn Hình hộp này sẽ xuất hiện các mủi tên của
các mặt khối hộp, ta chỉ việc kéo ra kéo vào. Đối tượng nào bên trong
hộp sẽ thấy, bên ngoài hộp sẽ mất đi.
- Nếu như ta muốn xem mặt bằng tầng 1 ta có cách nhanh hơn như sau:
rê chuột đến vị trí và làm như hình:

Hình 5. 41

24
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

- Tiếp đến ta chọn:

Hình 5. 42

- Ta có được kết quả như hình:

Hình 5. 43

b.Displace Elements:
- Ta có thể dùng lệnh này để thể hiện việc nhìn thấy được nội thất bên
trong của công trình.
- Cách làm như sau:

25
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 5. 44

- Để xuất hiện những đường going, ta chỉ việc Click vào công cụ như
hình bên dưới:

Hình 5. 45

26
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

c.Linework:

Hình 5. 46

- Công cụ này cho phép ta hiệu chỉnh cách thức hiển thị của đường Line
trong Model. Ví dụ như trên ta cần phải ẩn nét giao giữa trụ trên và trụ
dưới. ta chọn như sau:

Hình 5. 47

27
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Bước 1: chọn lệnh vẽ trên Tab Modify


Bước 2: chọn loại Line cần thể hiện trên model.
Bước 3: Click vào đường Line cần thay đổi ta sẽ được kết quả như hình.

Hình 5. 48

28
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

I. TỔNG QUAN .................................................................................................................................. 2

1.1 MỤC ĐÍCH ...................................................................................................... 2


1.2 NỘI DUNG ...................................................................................................... 2
II. SHARED PROJECT ................................................................................................................... 2

2.1 SHARED PROJECT .......................................................................................... 3


2.2 KHÁC BIỆT GIỮA NON-SHARE FILE VÀ SHARE FILE ........................................... 3
2.3 CÁC VẤN ĐỀ KHI LÀM VIỆC VỚI SHARED PROJECT ............................................ 5
III. LINK FILE REVIT ......................................................................................................................... 9

IV. COPY- MONITOR ...................................................................................................................... 12

1
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

I. TỔNG QUAN
1.1 Mục đích
o Nắm được các kiến thức tổng quan về làm việc nhóm
o Tương tác được với các thành viên khác trong nhóm làm việc
o Hiểu và xử lý tốt các phát sinh trong Project khi làm việc nhóm
o Tự tạo lập được Central File, Local File, Workset…
1.2 Nội dung
Để có thể đạt được các mục đích nêu trên, chúng ta sẽ tìm hiểu các nội
dung sau:
o Thế nào là Shared Project, các vấn đề liên quan đến nó
o Cách thức Link File Revit khi tương tác với các bộ môn khác
o Cách thức Copy- Monitor các đối tượng từ 1 File Link
II. SHARED PROJECT
Khi làm việc với 1 Dự án lớn, chúng ta không thể làm việc 1 mình mà cần
nhiều người hỗ trợ. Khi đó, yêu cầu cho phép nhiều người làm việc cùng
lúc trong 1 Project là điều rất cấp thiết

Hình 6. 1

2
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

2.1 Shared Project


o Shared Project: là một Project được thực hiện bởi một người hoặc
một nhóm người làm việc cùng nhau trong cùng một thời gian ở
những vị trí khác nhau trên một tập tin duy nhất.
o Workset: để biến một Project thành một Shared Project, chúng ta sử
dụng công cụ có tên là Workset. Với Revit, một Project được chia
thành các nhóm nhỏ hơn để phân quyền quản lý các đối tượng như:
vỏ bao che, khu công cộng, khu căn hộ, sân vườn…Khi đó chúng ta
sử dụng Workset để nhóm các đối tượng cần chia tách ra với nhau.
Một Share Project sẽ hình thành một Central Model/ Central
File (bắt buộc) và nhiều Local Model/ Local File. Khi đó, mỗi Local
Model có thể giữ quyền 1 hoặc nhiều Worksets
o Central Model/ Central File: là Model quản lý tất cả mọi thông tin
của Project và nhiệm vụ là một trung tâm cung cấp thông tin cho các
Local Model. Vì vậy, Central Model/Central File thường được lưu giữ
tại máy chủ.
o Local Model/ Local File: khi sử dụng công cụ Worksets để phân
chia các nhóm công việc thành nhiều công việc khác nhau. Mỗi công
việc như vậy gọi là Local Model/ Local File và chỉ do một người phụ
trách. Theo định kỳ, người phụ trách mỗi Local Model/ Local File cập
nhật thông tin về Central Model/ Central File để tất cả mọi người
trong làm việc trong nhóm thấy được sự thay đổi đó. Một người dùng
sở hữu một Local File và có thể nắm giữ một hay nhiều Worksets đã
chia trước đó.
2.2 Khác biệt giữa Non-Share File và Share File
o Non- Share File: là File Revit chỉ do 1 người thực hiện
o Share File: được hình thành từ Non- Share File khi chúng ta kích
hoạt Worksets. Khi đó, File gốc ban đầu của chúng ta sẽ trở thành
Central File- là cơ sở để các thành viên khác trong nhóm tạo Local
file và tiến hành làm việc nhóm.

3
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 6. 2

Hình 6. 3

Hình 6. 4
*Lưu ý: sau khi tạo Central File chúng ta không được di chuyển vị trí File
hoặc đổi tên Thư mục chứa Central File. Vì khi làm như vậy, các Local File
không thể hiểu đúng đường dẫn đến Central File để đồng bộ. Khi chúng ta
chọn Open sẽ xuất hiện cảnh báo

4
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 6. 5

o Muốn copy Central File hoặc di chuyển Central File chúng ta sẽ sử


dụng công cụ Detach File

 Detach and preserve worksets: cho phép giữ lại các worksets trong
Central File mới tạo lập.
 Detach and discard worksets: không giữ lại các worksets trong
Central File mới, lúc này File mới tạo lập là Non-shared Model.
2.3 Các vấn đề khi làm việc với Shared Project
o Ownership: Những thành phần được phân vào Workset nào thì
người phụ trách là Ownership của thành phần đó.
Borrow: trong quá trình làm việc với Workshare Project, chúng ta có
thể sử dụng một thành phần không thuộc quyền chính thức của mình
gọi là Borrow (mượn tạm). Khi đó thành phần này được gọi là
Borrowing Element.
Ví dụ: chúng ta có 1 Project với 2 người làm việc là A và B, mỗi
người nắm quyền 1 Workset riêng

5
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 6. 6

Tại Local File của A, khi A tác động đến đối tượng thuộc Workset sở
hữu của B, ngay lập tức sẽ có Cửa sổ cảnh báo hiện ra. Cửa sổ này sẽ
giúp A gửi 1 yêu cầu đến B để được tác động đến đối tượng đó
Tại Local File của B, cửa sổ tiếp nhận yêu cầu sẽ hiện ra, có 3 tùy
chọn dành cho B
 Show: tìm kiếm hình chiếu có đối tượng đang được A yêu cầu
mượn quyền
 Grant: đồng ý cho A mượn quyền
 Deny: không đồng ý cho A mượn quyền

6
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 6. 7

Tại ví dụ này, B sẽ chọn Grant để đồng ý cho A mượn quyền


Khi đó, tại cửa sổ Workset của cả 2 Local File, chúng ta đề sẽ thấy Workset
mà B là chủ sở hữu có tên A ở mục Borrowers

Hình 6. 8

o Edit Request :để kiểm tra những yêu cầu mình đã gửi và những yêu
cầu người khác gửi cho mình bằng cách kích hoạt công cụ Edit
Request

7
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 6. 9

Hình 6. 10

o Khi thoát File làm việc và chọn Save, sẽ có Cửa sổ cảnh báo hiện ra
và có 2 lựa chọn cho chúng ta:
 Relinquish unmodified elements and worksets: thoát quyền sở
hữu khỏi các đối tượng và Workset hiện tại, cho phép người
khác chỉnh sửa các đối tượng và Workset đó
 Keep ownership of all elements and worksets: vẫn giữ quyền
các đối tượng và Workset hiện tại

8
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 6. 11

o Cửa sổ cảnh báo tương tự cũng sẽ hiện ra khi chúng ta thoát File và
không Save

Hình 6. 12

III. LINK FILE REVIT


o Khi làm việc với các Dự án lớn, nếu chúng ta làm chung trong 1
Project thì dung lượng File sẽ rất lớn. Vì vậy mỗi bộ môn sẽ có 1
Central File riêng và mỗi bộ môn cũng có thể có nhiều Central File
nếu công trình quá lớn. Khi đó, để có thể kiểm tra thông tin giữa các
Central File với nhau chúng ta sẽ có công cụ Link File

9
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 6. 13

Hình 6. 14

Để có thể quản lý các File Link, chúng ta bắt buộc phải có 1 Workset riêng
chứa các File Link đó
o Tất cả các File Link được quản lý tại Tab có tên Manage/ Manage
Links

10
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 6. 15

o Với mỗi hình chiếu, chúng ta có thể quản lý sự hiển thị của các File
Link bằng cửa sổ Visibility/ Graphics Overwrite

11
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 6. 16

 Mặc định của phần mềm sẽ là By Host View- có nghĩa hiển thị
của File Link sẽ do việc hiển thị của File Host quyết định. Nếu chúng ta
muốn tùy chỉnh khác biệt với File Host, chúng ta chọn Custom và điều
chỉnh hiện thị của File Link độc lập với File Host

Hình 6. 17

 Việc điều chỉnh hiển thị này chỉ ảnh hưởng đến View hiện hành, không
ảnh hưởng đến các đối tượng trong File Link cũng như việc hiển thị tại
các View khác. Nếu muốn áp dụng cho các View tương tự, chúng ta có
thể sử dụng View Template

IV. COPY- MONITOR


Sử dụng Copy Monitor khi sử dụng Revit chúng ta có thể tận dụng các đối
tượng từ các File Link, cách thực hiện như sau:

12
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 6. 18
o Sau khi chọn File Link, chúng ta thông thường sẽ có 2 lựa chọn

 Copy: sao chép các đối tượng từ File Link và giữ mối liên hệ giữa đối
tượng vừa mới copy và đối tượng gốc. Nếu có sự thay đổi vị trí, tên…
của đối tượng gốc thì khi chúng ta open File sẽ xuất hiện cảnh báo

Hình 6. 19

13
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 6. 20

 Monitor: lựa chọn đối tượng trong File hiện hành và Monitor nó với 1 đối
tượng trong File Link. Việc cảnh báo khi đối tượng trong File Link bị dịch
chuyển cũng tương tự khi Copy
Dấu hiệu nhận biết đối tượng đã được Copy- Monitor

Hình 6. 21

14
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

I. TỔNG QUAN ............................................................................................... 2

1.1 MỤC ĐÍCH ........................................................................................................................ 2


1.2 NỘI DUNG ........................................................................................................................ 2
II. TỔNG QUAN VỀ FAMILY ........................................................................... 2

2.1 TỔNG QUAN ..................................................................................................................... 2


2.2 PHÂN BIỆT FAMILY, TYPE VÀ INSTANCE .............................................................................. 3
2.3 PHÂN LOẠI FAMILY ............................................................................................................ 3
2.4 QUẢN LÝ FAMILIES VÀ FAMILY TYPES ................................................................................. 4
III. QUI TRÌNH TẠO LẬP THÔNG TIN CHO FAMILY...................................... 5

3.1 XÁC ĐỊNH NỘI DUNG THÔNG TIN CẦN THIẾT KẾ..................................................................... 5
3.2 TẠO LẬP KHUNG XƯƠNG.................................................................................................... 6
3.3 THIẾT KẾ THÔNG TIN PHI HÌNH HỌC ..................................................................................... 8
3.4 THIẾT KẾ THÔNG TIN HÌNH HỌC .......................................................................................... 9
3.5 KIỂM TRA ....................................................................................................................... 11
3.6 QUẢN LÝ THÔNG TIN TRONG FAMILY ................................................................................. 12
3.7 QUẢN LÝ MỨC ĐỘ THỂ HIỆN CỦA FAMILY TRONG PROJECT................................................. 13
IV. THỰC HÀNH THIẾT KẾ 1 THÔNG TIN DẠNG 2D ................................... 13

4.1 MÔ TẢ NHIỆM VỤ CẦN THỰC HÀNH .................................................................................... 13


4.2 THỰC HIỆN ..................................................................................................................... 14
V. NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ THÔNG TIN HÌNH HỌC DẠNG 3D .................... 20

5.1 NGUYÊN LÝ .................................................................................................................... 20


5.2 CÁC CÔNG CỤ HÌNH THÀNH KHỐI DÁNG 3D ....................................................................... 20
VI. THỰC HÀNH THIẾT KẾ 1 FAMILY DẠNG 3D ......................................... 30

6.1 MÔ TẢ NHIỆM VỤ CẦN THỰC HÀNH .................................................................................... 31


6.2 THỰC HIỆN ..................................................................................................................... 31
VII. NESTED FAMILY ...................................................................................... 39

7.1 Ý NGHĨA CỦA NESTED FAMILY.......................................................................................... 39


7.2 THỰC HÀNH THIẾT KẾ 1 NESTED FAMILY .......................................................................... 39
7.3 QUẢN LÝ SỰ HIỂN THỊ CỦA NESTED FAMILY: ..................................................................... 41
VIII. REVIT VỚI THÔNG TIN CỦA CÁC PHẦN MỀM KHÁC .......................... 42

8.1 REVIT VÀ CAD ................................................................................................................ 43


8.2 REVIT VÀ AUTODESK DESIGN REVIEW .............................................................................. 43
8.3 XUẤT HÌNH VÀ BẢNG THỐNG KÊ TỪ REVIT ......................................................................... 45
IX. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ PROJECT BROWSER ..................................... 46

9.1 TỔ CHỨC PROJECT BROWSER MẶC ĐỊNH CỦA REVIT ......................................................... 46


9.2 TỔ CHỨC LẠI VIEW CỦA PROJECT BROWSER .................................................................... 48
9.3 TỔ CHỨC LẠI SHEET CỦA PROJECT BROWSER .................................................................. 51

1
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

I. TỔNG QUAN
1.1 Mục đích
o Giới thiệu cho người học những khái niệm cơ bản về Family, từ đó có thể tạo
dựng được một Family cho Project.
o Hướng dẫn cho người học các bước để tạo một Family chưa có sẵn trong
Revit hay chỉnh sửa lại các Family đã có sẵn để phục vụ đúng nhu cầu cần
có cho Project hiện hành.
o Trong nội dung trình bày dưới đây chúng ta sẽ tạo dựng một Family đơn giản
(cả dạng 2D và 3D). Qua đó, chúng ta có thể nắm bắt được các bước thực
hiện tạo dựng một Family và cách thức chúng ta sẽ tạo và quản lý thông tin
trong Family đó.
1.2 Nội dung
Để có thể làm đạt được các Mục đích đã nêu bên trên, chúng ta cần lần
lượt trải qua các nội dung
o Tổng quan về Family
o Quy trình tạo lập thông tin cho Family
o Thực hành thiết kế một thông tin dạng 2D
o Nguyên lý thiết kế thông tin hình học dạng 3D
o Thực hành thiết kế một thông tin dạng 3D
o Nested Family
o Revit với thông tin của các phần mềm khác
o Tổ chức và quản lý Project Browser

II. TỔNG QUAN VỀ FAMILY


2.1 Tổng quan
o Family là một nhóm các đối tượng có cùng 1 nhóm thuộc tính- được
gọi là Parameters, và sẽ có một đại diện đồ họa (khối dáng, hình
ảnh…) liên quan đến thuộc tính đó
o Các đối tượng khác nhau trong cùng 1 Family được thay đổi 1 hoặc 1
số thuộc tính, và chúng được gọi là Family Types hoặc Types

2
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

2.2 Phân biệt Family, Type và Instance

Hình 7. 1

Hình 7. 2

2.3 Phân loại Family


Có 3 loại:
o System Families
 Được sử dụng để thiết lập các thông tin chính của Project:
Grid, Level, Drawing Sheet…
 Tạo lập các cấu kiện chính trong công trình: Walls, Roofs,
Floors…
 Có sẵn trong Project, chúng ta không thể đưa vào từ bên ngoài
hoặc từ 1 Project khác, và cũng không thể lưu lại bên ngoài.
o Loadable Families

3
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

 Là dạng Family tạo ngoài với đuôi .RFA, được linh động đưa
vào Project
 Các đối tượng được dựng hình xung quanh mô hình của chúng
ta: Windows, Doors, Casework, Fixtures, Furniture, Planting…
 Các ghi chú được dùng để hỗ trợ trình bày bản vẽ: Symbol,
Tags, Title Block…
o In-place Families
 Được tạo ra khi chúng ta cần tạo 1 đối tượng trong Project hiện
tại, được thực hiện trong môi trường của Project.
 Chỉ có 1 Type duy nhất (khác biệt với Loadable Family)
*Lưu ý: với In-place Families, giá trị tăng thêm của loại Family này
không nhiều (không tạo được nhiều Type, không sử dụng được
cho các Project khác…); vì vậy, nếu không thực sự cần thiết
chúng ta hãy hạn chế việc sử dụng loại Family này
2.4 Quản lý Families và Family Types
Để quản lý Families và Family Types, chúng ta thực hiện trên thanh công cụ
Project Browser
o Thay đổi Type Properties
 Kích chuột phải và chọn Type Properties
 Kích đúp chuột vào Type
 Kích chuột vào Type và nhấn Enter
o Đổi tên Family hoặc Type
 Kích chuột phải và chọn Rename
 Kích chuột và nhấn F2
o Tạo Type mới từ Type hiện hành
 Kích chuột phải vào Type hiện hành -> chọn Duplicate -> Nhập
tên cho Type mới tạo -> Thay đổi thông số cho Type mới
o Tạo Type mới hoàn toàn
 Kích chuột phải vào Family -> Chọn New Type -> Nhập tên cho
Type ->Nhập thông số cho Type mới
o Copy và dán Type vào 1 Project khác
 Kích chuột phải vào Type cần copy -> Chọn Copy to Clipboard
-> Vào Project cần dán vào -> Nhấn Ctrl + V để dán vào
o Điều chỉnh Family
 Kích đúp vào đối tượng hiện hành trong môi trường Project
 Kích chuột phải vào Type và chọn Edit
o Tải lại Family
 Kích chuột phải vào Type và chọn Reload -> đi đến thư mục
chứa Family sẽ update -> lựa chọn Family và Open
* Lưu ý: khi tải lại Family, chúng ta sẽ thường xuyên thấy cửa sổ
cảnh báo của phần mềm, có 2 lựa chọn chúng ta cần phải biết:

4
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 3

 Lựa chọn thứ nhất: ghi đè lên các Type hiện tại của Family
 Lựa chọn thứ hai: ghi đè lên các Type hiện tại và các giá trị
tham biến đã thay đổi trong Family (khi Edit Family, nếu
chúng ta thay đổi giá trị một số tham biến và khi Reload vào
Project với lựa chọn thứ hai, các giá trị bị thay đổi sẽ ghi đè
lên các giá trị tham biến hiện tại trong Project)

o Xóa Family hoặc Type


 Kích chuột phải vào Type hoặc Family và chọn Delete
* Lưu ý: với các Family hoặc Type vẫn đang có đối tượng hiện
hành trong môi trường Project, khi chúng ta chọn Delete sẽ xuất
hiện cảnh báo

Hình 7. 4

III. Qui trình tạo lập thông tin cho Family


3.1 Xác định nội dung thông tin cần thiết kế
o Family cần tạo thuộc Category nào?

5
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Revit quản lý tất cả các đối tượng dựa trên Category của đối tượng
đó, vì vậy việc xác định đúng Family cần tạo thuộc Category nào là
hết sức quan trọng.
o Trong Thư viện của phần mềm đã có sẵn Family nào tương tự hay
không?
Khi có sẵn Family tương tự thì việc điều chỉnh nó thành Family mới
như mong muốn của chúng ta sẽ nhanh hơn so với việc tạo mới
Family
o Family cần tạo có nhiều Type hay không? Và sự khác nhau cơ bản
giữa các Type cần tạo là gì?
Việc xác định sự khác nhau cơ bản này giống như chúng ta lên “kịch
bản” cho các tình huống khi sử dụng Family. Các yếu tố chính làm
nên sự khác nhau giữa các Type sẽ là các Parameter chủ đạo của
Family.
* Lưu ý: nếu chưa chắc chắn Family cần tạo thuộc Category nào thì
nên chọn Template tên Generic

3.2 Tạo lập khung xương


Thành phần để tạo lập nên thông tin hình học là Điểm- Đường- Mặt-
Khối. Trong Revit, 4 thành phần này đều phải được tạo lập trên một Mặt
phẳng làm việc (Work Plane).

Hình 7. 5

o Một đặc điểm chung của các Family là luôn có ít nhất 02 Work Plane
được tạo lập sẵn
o Để tạo lập khung xương, chúng ta dựa trên các Work Plane mặc định
của Family và 04 công cụ có tên:
 Reference Plane

6
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 6

 Reference Line

Hình 7. 7

 Reference Point

Hình 7. 8

 Adaptive Point
Tùy từng Family mà chúng ta sẽ thấy xuất hiện 1, 2 hoặc toàn bộ 4
công cụ nêu trên

7
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

3.3 Thiết kế thông tin phi hình học


o Thông tin phi hình học cần phải gắn với 1 thành phần hay Parameter
đang tồn tại trong môi trường Family Editor
o Type of Parameter: với mỗi thông tin cần gán tham biến, chúng ta
phải lựa chọn đúng với tính chất của Parameter có sẵn trong phần
mềm. Dưới đây là một số loại thường gặp khi tạo Family

Hình 7. 9

Hình 7. 10

o Để gán tham biến, chúng ta có các ví dụ điển hình sau:

8
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 11

Hình 7. 12

3.4 Thiết kế thông tin hình học


o Trong cả 2 trường hợp 2D và 3D chúng ta luôn cần hình thức
Constraint- Lock giữa đối tượng và khung xương.

9
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 13

o Với trường họp 3D, lưu ý phải khóa cả 3 chiều của đối tượng theo
khung xương (hoặc với Parameter)

Hình 7. 14

10
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 15

3.5 Kiểm tra


Family được tạo lập 1 lần nhưng được sử dụng rất nhiều lần về sau
nên chúng ta phải kiểm tra kĩ lưỡng chất lượng của chúng. Vì vậy phải kiểm
tra ở 2 mức độ: Family và Project
o Mức độ Family
Mức độ kiểm tra trong Family phải được thực hiện liên tục trong
suốt quá trình tạo lập Family
 Thay đổi giá trị của các Parameter và quan sát những thay đổi
hình học tương ứng
 Vì chúng ta liên tục sử dụng mối liên hệ Constraint- Lock nên
cần kiểm tra sau mỗi bước để có thể phát hiện sai sót và điều
chỉnh ngay
o Mức độ Project
Có thể tiến hành kiểm tra Mức độ Project sau khi đã tiến hành kiểm
tra Mức độ Family hoặc có thể xen kẽ kiểm tra giữa 2 mức độ.
Có thể thực hiện theo trình tự sau:

11
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 16
3.6 Quản lý thông tin trong Family
Một Family luôn thuộc 1 Category nào đó, và được tạo lập từ nhiều
thành phần- mỗi thành phần đó phải chịu sự quản lý thấp hơn là
Subcategory. Chính sự phân cấp rõ ràng này sẽ giúp chúng ta thuận tiện
trong việc quản lý hiển thị của Family trong Project

Hình 7. 17

12
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 18

Hình 7. 19

3.7 Quản lý khả năng hiển thị của Family trong Project
Tùy thuộc vào giai đoạn thiết kế, loại hình chiếu cũng như mục đích khai
thác thông tin mà chúng ta có những qui định về hiển thị khác nhau- Family
phải đáp ứng được các yêu cầu này. Để làm được điều đó, ngay trong
bước thiết kế thông tin, chúng ta phải hình dung được tất cả các tình huống
khai thác thông tin có thể có khi sử dụng Family, từ đó có được định hướng
tạo lập thông tin phù hợp

IV. Thực hành thiết kế 1 thông tin dạng 2D


4.1 Mô tả nhiệm vụ cần thực hành
Chúng ta sẽ thực hành thiết kế tiết diện của 1 gờ Tường trang trí dạng Wall
Sweep như hình bên dưới

13
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 20

o Yêu cầu: Family này phải có các Parameter về kích thước để có thể
thay đổi tiết diện khi có nhu cầu
4.2 Thực hiện
Xác định nội dung thông tin cần thiết kế:
o Yêu cầu thực hiện 1 Family về tiết diện ngang nên chúng ta sẽ chọn
loại Family Profile

Hình 7. 21

14
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 22

o Theo như yêu cầu cần có các Parameter về kích thước để có thể
thay đổi tiết diện, chúng ta có thể thấy các kích thước có thể thay đổi
khi sử dụng trong Project:
 Chiều cao tổng
 Chiều dày đoạn vươn ra
 Chiều rộng tổng
 Chiều dày đoạn chân phía dưới
Như vậy, chúng ta sẽ tạo lập các Parameter tương ứng
o Tạo lập khung xương

Hình 7. 23

Hình 7. 24

15
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 25

Hình 7. 26

16
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 27

Hình 7. 28

o Thiết kế thông tin hình học

17
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 29

Hình 7. 30

o Kiểm tra
 Môi trường Family

18
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 31

Hình 7. 32
 Môi trường Project

Hình 7. 33

19
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 34

V. Nguyên lý thiết kế thông tin hình học dạng 3D


5.1 Nguyên lý
Để tạo nên hình dáng của 1 Family, phần mềm Revit cung ứng 2 công cụ
để hình thành các tổ hợp khối dáng mà chúng ta mong muốn
o Khối Solid: hình thành các khối đặc
o Khối Void: hình thành các khối có tác dụng làm rỗng khối Solid, và nó
sẽ không có nghĩa nếu không kết hợp với 1 khối Solid nào đó

Hình 7. 35
5.2 Các công cụ hình thành khối dáng 3D
Revit cung cấp 05 công cụ để thiết kế khối dáng chi Family

20
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 36
o Extrusion
Hình thành từ 1 tiết diện ngang phát triển trực giao với mặt phẳng
chứa tiết diện ngang đó (Work Plane).

Hình 7. 37

*Lưu ý: tiết diện ngang hình thành Extrusion phải được tạo lập trên 1 mặt
phẳng làm việc xác định trước

21
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 38

Kích thước theo phương trực giao với Work Plane được tính từ gốc là
Work Plane (0,0,0). Kích thước bắt đầu được qui định bởi tham biến
Extrusion Start và kích thước kết thúc được qui định bởi tham biến
Extrusion End

Hình 7. 39

Xét riêng về tiết diện ngang của Extrusion- được gọi là Boundary-
Boundary phải được hình thành từ các đường khép kín (có thể có
nhiều đường khép kín lồng vào nhau). Nếu tính từ ngoài vào theo thứ
tự chẵn- lẻ, đường mang số thứ tự lẻ sẽ hình thành khối còn đường
mang số thứ tự chẵn sẽ đục rỗng khối.

22
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 40

o Blend
Là khối được hình thành tương tự Extrusion nhưng có điểm khác biệt
là tiết diện đáy và đỉnh không giống nhau

Hình 7. 41

23
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Khi chọn công cụ Edit Top (để hiệu chỉnh mặt đỉnh) hoặc Edit Base
(để hiệu chỉnh mặt đáy) chúng ta sẽ thấy có xuất hiện công cụ Edit Verticals
để thay đổi mối tương quan vị trí giữa các điểm tạo nên hình dáng mặt đáy
và mặt đỉnh.

Hình 7. 42

Hình 7. 43

o Revolve
Để tạo một hình dạng trong xoay (quanh trục) chúng ta sẽ sử dụng
công cụ Revolve, được tạo thành bởi 1 tiết diện ngang và 1 trục xoay.

Hình 7. 44

24
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

 Để tạo hình tiết diện, việc xác định mặt phẳng làm việc là hết
sức quan trọng

Hình 7. 45

 Tại mặt phẳng làm việc đã được xác định, chúng ta sẽ lần lượt
tạo Boundary Line và Axis Line
 Boundary Line: bắt buộc là 1 đường khép kín
 Axis Line: bắt buộc phải là đường thẳng

Hình 7. 46

 Sau khi hình dáng khối được hình thành, chúng ta có thể hiệu
chỉnh giá trị góc xoay trực tiếp hoặc thông qua tham biến để
điều chỉnh hình dáng khối.

25
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 47

o Sweep
Được hình thành khi chúng ta muốn hình thành 1 khối tương tự như
Extrusion nhưng phương phát triển của tiết diện có thể theo 1 đường
dẫn bất kì (với Extrusion chỉ có thể là 1 đường thẳng duy nhất)

Hình 7. 48

Hình 7. 49

Sau khi kích hoạt công cụ, chúng ta cần phải thiết lập đường dẫn
(Path), và nó phải là đường liên tục (không cần khép kín). Có 2 dạng thiết
lập Path:
 Sketch Path: tạo đường dẫn trên mặt phẳng làm việc đã được
xác định trước
 Pick Path: chọn trên 3D dựa vào hình khối đã có sẵn

26
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 50
Khi thiết lập đường dẫn, chúng ta thấy xuất hiện mặt phẳng chứa tiết
diện xuất hiện và trực giao với đường dẫn tạo lập đầu tiên.

Hình 7. 51

Sau khi hoàn thành Path, chúng ta tiến hành thiết kế tiết diện (Profile)
Có 02 cách để thiết kế Profile:
 Edit Profile: tạo lập trực tiếp bằng phương pháp sketch
 Load Profile: tải về 1 Family Profile đã được tạo lập trước đó
để sử dụng, nếu đã được tải về trước đó thì lựa chọn ở Select
Profile

27
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 52

o Swept Blend
Là khối được hình thành bằng sự kết hợp 2 phương pháp Sweep và
Blend

Hình 7. 53
Cách thức tạo lập Path và Profile đều tương tự Sweep và Blend
o Công cụ hỗ trợ: Void
Để hình thành khối Void, chúng ta cũng có các công cụ tương tự khối
Solid

Hình 7. 54

Chúng ta còn có thể chuyển đổi từ khối Solid sang Void, và ngược lại

28
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 55

Sự kết hợp linh động giữa khối Solid và Void sẽ giúp chúng ta tạo được các
hình khối hết sức đa dạng. Dưới đây là 1 ví dụ đơn giản cho sự kết hợp đó:

Hình 7. 56

29
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 57

Hình 7. 58

VI. Thực hành thiết kế 1 Family dạng 3D


Dựa vào mối liên hệ với các thành phần khác khi sử dụng trong Project mà
các Family được chia làm 3 nhóm với đặc điểm như sau:
o Nhóm 1: Non- Hosted Family:
Sự xuất hiện của nó trong Project không cần mối liên hệ với thành
phần nào khác mà chỉ liên hệ với các Mặt phẳng làm việc (Work
Plane)
o Nhóm 2: Hosted Family:
Các Family cần phải có 1 vật chủ (Host) để tồn tại trong Project, nếu
vật chủ không còn nữa thì các Family này cũng không còn tồn tại
o Nhóm 3: Face- Base Family:
Các Family cần phải có 1 mặt (Face) để tồn tại, có thể là mặt phẳng
làm việc (Work Plane) hoặc mặt phẳng của đối tượng Tường, Sàn,
Trần…

30
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Các Template của Family cũng được phân chia dựa trên sự phân loại
này. Khi tiến hành tạo mới Family 3D, chúng ta cần liên hệ cách thức
sử dụng của nó để chọn đúng loại Template Family.
6.1 Mô tả nhiệm vụ cần thực hành
Chúng ta sẽ thiết kế một Kệ treo Tường với những yêu cầu cụ thể:
 Được treo trên Tường
 Tỉ lệ giữa chiều cao và chiều dài khung tranh luôn là 1/3
 Vật liệu thay đổi được theo yêu cầu
 Có 3 mẫu điển hình với chiều dài tương ứng: 1500mm,
1800mm và 2400mm
6.2 Thực hiện
o Xác định nội dung thông tin cần thiết kế
Trên cơ sở nhiệm vụ cần thực hành, chúng ta có thể thấy có một số
điểm lưu ý:
 Kệ được treo trên Tường, vì vậy Template chúng ta sẽ chọn là
Wall- base, và loại Family sẽ tạm thời là Generic
 Tỉ lệ giữa chiều cao và chiều dài bị ràng buộc với nhau để khi 1
trong 2 kích thước thay đổi thì kích thước còn lại sẽ tự động
thay đổi theo
o Tạo lập khung xương

Hình 7. 59
Bây giờ chúng ta xác định Kệ trang trí thuộc Category là Furniture, vì vậy
chúng ta tiến hành điều chỉnh Category của Family

Hình 7. 60

31
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 61
o Thiết kế thông tin phi hình học

Hình 7. 62

32
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 63

Hình 7. 64

33
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 65

o Thiết kế thông tin hình học

Hình 7. 66

34
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 67

Hình 7. 68

Hình 7. 69

35
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 70

Hình 7. 71

Gán tham biến vật liệu

Hình 7. 72
o Kiểm tra

36
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

 Môi trường Family: Vì mối liên hệ giữa chiều dài và chiều cao
của Kệ đã bị ràng buộc, chúng ta sẽ kiểm tra sự ràng buộc đó
bằng cách thay đổi 1 trong 2 kích thước để xem xét sự thay đổi
hình khối tương ứng

Hình 7. 73
 Môi trường Project:

Hình 7. 74
Thay đổi kích thước và Vật liệu

37
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 75

Hình 7. 76

o Tạo Type cho Family


 Trong 1 Family chúng ta có thể có 1 hoặc nhiều Type, và sự
khác biệt giữa các Type được qui định bởi giá trị các
Parameter. Chúng ta có thể tạo lập các Type trong môi trường
Family Editor hoặc trong môi trường Project.
 Chúng ta sẽ tiến hành tạo mới 3 Type theo như yêu cầu ban
đầu với chiều dài Kệ lần lượt là 1500mm, 1800mm và 2400mm

38
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 77

VII. Nested Family


7.1 Ý nghĩa của Nested Family
o Để tiết kiệm công sức trong quá trình tạo lập Family, chúng ta sẽ tiếp
cận thêm khái niệm Nested Family- có thể hiểu sơ bộ là Family đính
kèm Family. Có nghĩa bên trong 1 Family chúng ta đang tạo lập sẽ có
các Family con khác được đưa vào để tiết kiệm được công sức tạo
lập và tăng khả năng đa dạng thông tin cho Family
7.2 Thực hành thiết kế 1 Nested Family
o Chúng ta sẽ thực hành chuyển Kệ trang trí trở thành 1 Nested Family
bằng cách đưa thêm vào 1 Family đèn bàn. Family đèn bàn này
chúng ta sẽ không tạo mới mà lấy từ thư viện có sẵn của phần mềm.
Load Family đèn bàn

39
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 78

Sau khi Load Family đèn bàn vào, chúng ta cần sử dụng mối liên hệ
Constrain- Lock giữa Family đèn bàn và các Reference Plane để kiểm soát
sị trí cúa nó so với Family Kệ trang trí

Hình 7. 79

Đến đây, chúng ta sẽ tiến hành Load into Project để kiểm tra hiển thị
của Family trong môi trường Project

40
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 80
7.3 Quản lý sự hiển thị của Nested Family:
Trong quá trình sử dụng Family Kệ trang trí, chúng ta sẽ thấy
xuất hiện yêu cầu: có lúc chúng ta muốn xuất hiện đèn, có lúc chúng
ta không muốn xuất hiện đèn.
Cụ thể, Kệ trang trí dài 1800 sẽ không có đèn, 2 Kệ còn lại vẫn
sẽ có đèn, chúng ta sẽ thực hiện như sau:
 Trở lại môi trường Family Editor và tiếp tục như sau:

41
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 81

Sau khi Load trở lại vào Project, chúng ta sẽ xem xét hiển thị của đèn khi có
thêm tham biến

Hình 7. 82
* Lưu ý: khi chúng ta gán tham biến là Type thì khi Load vào Project, tham
biến đó sẽ xuất hiện trong bảng Edit Type (Type Properties). Nếu chúng ta
gán tham biến là Instance thì nó sẽ xuất hiện ở bên ngoài (Instance
Properties).

VIII. Revit với thông tin của các phần mềm khác
Trong khi làm việc với phần mềm Revit, chắc chắn chúng ta sẽ có lúc tiếp
nhận thông tin hoặc xuất thông tin từ Revit ra các phần mềm khác. Chúng
ta sẽ tìm hiểu một số trường hợp thường gặp:

42
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

8.1 Revit và Cad


o Input:
Auto Cad có thể được Link hoặc Import trực tiếp vào Revit

Hình 7. 83
o Output (.rvt to .dwg)

Hình 7. 84
8.2 Revit và Autodesk Design Review
Autodesk cung cấp cho chúng ta 1 công cụ rất tiện ích để người không sử
dụng Revit có thể ghi chú, đánh dấu một cách dễ dàng lên các bản vẽ.
o Xuất sang Autodesk Design Review (.rvt to .dwf)

43
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 85

Trong phần mềm Autodesk Design Review, sẽ có công cụ để chúng


ta ghi chú, đánh dấu… gọi là các Markups

Hình 7. 86

Sau khi nhận được các phản hồi, chúng ta sẽ liên kết các ghi chú
nhận được vào các bản vẽ tương ứng trong Revit

44
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 87
Lúc này, chúng ta sẽ thấy được các ghi chú được liên kết trực tiếp
đúng vị trí các hình chiếu trong File Revit

Hình 7. 88

8.3 Xuất hình và Bảng thống kê từ Revit


o Xuất hình

45
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 89
o Bảng thống kê

Hình 7. 90

IX. Tổ chức và quản lý Project Browser


9.1 Tổ chức Project Browser mặc định của Revit
Phần mềm Revit có cấu trúc tổ chức cây thư mục View, Sheet mặc định
như sau:

46
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 91
o View

Hình 7. 92
o Sheet

47
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 93
Để có thể hiểu rõ, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên tắc sắp xếp của cây thư
mục View

Hình 7. 94
Để phục vụ mục đích quản lý của giai đoạn thiết kế hoặc thi công, chúng ta
sẽ tạo mới 1 cấu trúc quản lý cây Thư mục (cho cả View và Sheet), ví dụ
như hình dưới.
9.2 Tổ chức lại View của Project Browser
o Ở đây, chúng ta sẽ quản lý theo các hạng mục bản vẽ Shopdrawing,
vì vậy tham biến (Parameter) quản lý cấu trúc phải được tạo mới.

48
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 95
Parameter mới được tạo là dạng Text, được áp dụng cho cả View và
Sheet. Từ lúc này, với mỗi View hoặc Sheet, chúng ta sẽ thấy xuất hiện
thêm Instance Properties có tên “Hạng mục”

Hình 7. 96
Bây giờ, chúng ta sẽ tiến hành tạo mới cây thư mục quản lý cho View

49
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

Hình 7. 97

Hình 7. 98

Chỉ cần chúng ta thay đổi giá trị của Parameter thì vị trí của View sẽ tự động
điều chỉnh

Hình 7. 99

50
Tài Liệu Hướng Dẫn Revit Architecture Căn Bản
HOA BINH CORPORATION

9.3 Tổ chức lại Sheet của Project Browser


Tương tự đối với View, chúng ta cũng sẽ sử dụng tham biến “Hạng mục” để
tạo mới cây thư mục quản lý Sheet bản vẽ

Hình 7. 100

Hình 7. 101

51

You might also like