Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

BÀI TẬP KẾ TOÁN QUỐC TẾ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUỐC TẾ


ThS. Trương Á Bình
I. Câu hỏi lý thuyết
Câu 1. Tại sao cần thiết ban ành chuẩn mực quốc tế bao gồm chuẩn mực kế toán IAS và
chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS?
Câu 2. Trình bày những nội dung của Chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS.
Câu 3. Trình bày các nhân tố tác động đến kế toán quốc tế. Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
Câu 4. Có bao nhiêu xu hướng hội tụ IFRS? Việt Nam hiện nay đang theo xu hướng nào
và lộ trình tương lai ra sao?
Câu 5. Hiện nay tổ chức nào đang phụ trách ban hành các IFRS?
II. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Hệ thống IAS/IFRS được thiết lập với mục đích để nâng cao chất lượng thông tin
kế toán và đáp ứng thị trường vốn toàn cầu?
A. Đúng
B. Sai
Câu 2. Tất cả các quốc gia đều phải áp dụng hệ thống IAS/IFRS?
A. Đúng
B. Sai
Câu 3. Đối tượng của kế toán quốc tế là?
A. Hệ thống chuẩn mực quốc tế và sự đối chiếu với chuẩn mực kế toán quốc gia
B. Kế toán các công ty đa quốc gia
C. Xu hướng hội tụ kế toán quốc tế
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 4. Nhân tố nào ảnh hưởng đến sự đa dạng của kế toán các quốc gia
A. Kinh doanh, chính trị, văn hoá
B. Kinh doanh, pháp lý, xã hội
C. Kinh doanh, pháp lý, văn hoá
D. Kinh doanh, chính trị, xã hội
Câu 5. Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IASB ban hành:
A. Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS
B. Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS
C. Hệ thống IAS/IFRS
D. Không ban hành chuẩn mực
Câu 6. Kế toán quốc tế là gì?
A. Phương pháp kế toán áp dụng trong một quốc gia cụ thể
B. Tiêu chuẩn kế toán được áp dụng toàn cầu để so sánh thông tin tài chính
C. Quy định riêng cho doanh nghiệp đa quốc gia
D. Phương pháp kế toán chỉ áp dụng cho doanh nghiệp đa quốc gia
Câu 7. Tiêu chuẩn kế toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay là:
A. GAAP
B. IFRS
C. GAAS
D. IRS
Câu 8. Mục đích chính của việc áp dụng tiêu chuẩn kế toán quốc tế là:
A. Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
B. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch quốc tế và so sánh thông tin tài chính
C. Giảm chi phí kế toán
D. Đảm bảo rằng doanh nghiệp chỉ phải tuân thủ quy định kế toán nội địa
Câu 9. Cơ quan nào chịu trách nhiệm ban hành và phát triển IFRS?
A. SEC (U.S. Securities and Exchange Commission)
B. FASB (Financial Accounting Standards Board)
C. IASB (International Accounting Standards Board)
D. IRS (Internal Revenue Service)
Câu 10. Một trong những lợi ích chính của việc sử dụng IFRS là:
A. Sự linh hoạt trong việc định nghĩa các loại tài sản và nợ
B. Sự nhất quán trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trên toàn cầu
C. Không cần phải tuân thủ các quy tắc pháp luật của từng quốc gia
D. Giảm chi phí báo cáo tài chính
Câu 11. Một trong những yếu tố quan trọng nhất của IFRS là:
A. Đưa ra quy định chi tiết về thuế
B. Tập trung vào các nguyên tắc chung thay vì quy tắc cụ thể
C. Đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng một loạt các tiêu chuẩn khác nhau
D. Chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp lớn và đa quốc gia
Câu 12. IFRS viết tắt của thuật ngữ nào sau đây?
A. International Financial Reporting Standards
B. Internal Financial Regulation System
C. International Fiscal Reporting System
D. Internal Fiscal Regulation Standards
CHƯƠNG 2: KHUÔN MẪU LÝ THUYẾT BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
I. Câu hỏi lý thuyết
Câu 1. Trình bày ý nghĩa và vai trò của khuôn mẫu lý thuyết kế toán.
Câu 2. Trình bày các đặc điểm chất lượng của thông tin trên BCTC.
Câu 3. Trình bày bộ báo cáo tài chính theo IFRS Conceptual
Framework. Câu 4. Phân biệt các phương pháp trong đo lường các yếu
tố của BCTC. Câu 5. Trình bày các khái niệm về vốn và bảo toàn vốn.
II. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Khung lý thuyết IFRS (IFRS Conceptual Framework) là:
A. Một tập hợp các tiêu chuẩn kế toán quốc tế
B. Một tài liệu chỉ định cách thức kế toán cho các giao dịch cụ thể
C. Một khung lý thuyết cung cấp nguyên tắc cơ bản hỗ trợ việc phát triển tiêu chuẩn
kế toán quốc tế
D. Một tài liệu chỉ định việc xác định giá trị của tài sản và nợ
Câu 2. Mục tiêu chính của IFRS Conceptual Framework là:
A. Hướng dẫn cách thức kế toán chi tiết
B. Xác định các nguyên tắc cơ bản hỗ trợ phát triển tiêu chuẩn kế toán quốc tế
C. Thúc đẩy việc thực hiện kế toán theo quy định nội địa của từng quốc gia
D. Đưa ra hướng dẫn về thuế
Câu 3. Một trong những mục tiêu của việc xây dựng IFRS Conceptual Framework là:
A. Xác định cụ thể về việc xử lý các giao dịch kế toán phức tạp
B. Tạo ra một cơ sở chung để phát triển và thúc đẩy sự nhất quán trong tiêu chuẩn kế
toán quốc tế
C. Cung cấp quy tắc kế toán cụ thể cho từng loại doanh nghiệp
D. Hướng dẫn về cách thức lập báo cáo thuế
Câu 4. IFRS Conceptual Framework là một chuẩn mực kế toán?
A. Đúng
B. Sai
Câu 5. Khi có mâu thuẫn giữa Conceptual Framework và chuẩn mực IFRS riêng sẽ ưu
tiên áp dụng chuẩn mực IFRS riêng.
A. Đúng
B. Sai
Câu 6. Đặc tính bổ sung của thông tin trên BCTC gồm:
A. Tính kịp thời, tính so sánh được, tính dễ hiểu, tính kiểm chứng được
B. Tính đầy đủ, tính so sánh được, tính dễ hiểu, tính kiểm chứng được
C. Tính kịp thời, tính khách quan, tính dễ hiểu, tính kiểm chứng được
D. Tính kịp thời, tính so sánh được, tính trọng yếu, tính kiểm chứng được
Câu 7. Theo Conceptual Framework, yếu tố nào dưới đây liên quan đến tính liên quan
(relevance)?
A. Tính khách quan
B. Không có sai sót
C. Tính trọng yếu
D. Tính nhất quán
Câu 8. Thông tin về tài sản và nợ phải trả của một tổ chức tại một thời điểm, được trình
bày trên báo cáo?
A. Báo cáo tình hình tài chính
B. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
C. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
D. Báo cáo lợi nhuận giữ lại
Câu 9. Thông tin về doanh thu và chi phí của một tổ chức tại một thời điểm, được trình
bày trên báo cáo?
A. Báo cáo tình hình tài chính
B. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
C. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
D. Báo cáo lợi nhuận giữ lại
Câu 10. Hai điều nào dưới đây là mục đích của Conceptual Framework IFRS?
A. Conceptual Framework được xây dựng để hỗ trợ những người lập báo cáo, kiểm
toán viên và người dùng báo cáo tài chính có khung quy định chung để hiểu và áp
dụng các chuẩn mực, hiểu bản chất và các chức năng của thông tin tài chính liên
quan; giúp giảm thiểu các quyết định mang tính chủ quan, cá nhân và tạo ra sự thống
nhất.
B. Đưa ra các quy tắc (rules) trong định khoản kế toán (Conceptual framework là
khung chuẩn mực chung, đưa ra các quy tắc (principles) chung, không đưa ra các điều
luật (rule) quy định chi tiết.)
C. Sử dụng để hạch toán trong trường hợp không được quy định trong các chuẩn mực
riêng
D. Được ưu tiên áp dụng trước các chuẩn mực IFRS riêng khi có xảy ra mâu thuẫn
giữa hai chuẩn mực (Khi có mâu thuẫn giữa Conceptual framework và chuẩn mực
IFRS riêng, IFRS sẽ được áp dụng trước. Khi một khoản mục không có quy định tại
IFRS riêng, Conceptual Framework được sử dụng để tham chiếu cách ghi nhận. )
Câu 11. Conceptual Framework IFRS 2018 không bao gồm:
A. Định nghĩa các yếu tố cấu thành báo cáo tài chính
B. Nguyên tắc giải thích và phân loại thông tin
C. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định giá trị của một giao dịch
D. Hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính
Câu 12. Khung lý thuyết IFRS (IFRS Conceptual Framework) là:
A. Một tập hợp các tiêu chuẩn kế toán quốc tế
B. Một tài liệu chỉ định cách thức kế toán cho các giao dịch cụ thể
C. Một khung lý thuyết cung cấp nguyên tắc cơ bản hỗ trợ việc phát triển tiêu chuẩn
kế toán quốc tế
D. Một tài liệu chỉ định việc xác định giá trị của tài sản và nợ
Câu 13. Một phần quan trọng của Khung lý thuyết IFRS là:
E. Xác định cụ thể về việc xử lý từng giao dịch
F. Cung cấp hướng dẫn chi tiết về thuế
G. Xác định các yếu tố cơ bản cần thiết trong việc lập báo cáo tài chính
H. Quy định về cách thức kiểm toán báo cáo tài chính
Câu 14. IFRS lập báo tài chính trên cơ sở quy tắc (rules-based approach)
A. Đúng
B. Sai
CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO (IAS 02)
I. Câu hỏi lý thuyết
Câu 1. Trình bày định nghĩa hàng tồn kho theo IAS 02.
Câu 2. Có bao nhiêu phương pháp quản lý hàng tồn kho? Trình bày tài khoản sử dụng và
cách tính theo từng phương pháp
Câu 3. Trình bày công thức tính giá vốn hàng bán trong kỳ.
Câu 4. Trình bày công thức tính “mark-up percentage” và “margin percentage”
Câu 5. Trình phương pháp đánh giá hàng tồn kho cuối kỳ
II. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Benny có 400 sản phẩm tồn kho vào 30/11/20X7 trị giá £3,600. Trong tháng
12/20X7, Benny có các giao dịch mua bán sau:
5/12/20X7 Mua 1,500 sản phẩm @ £9.00/sản phẩm
8/12/20X7 Bán 900 sản phẩm @ £9.20/sản phẩm
10/12/20X7 Mua 500 sản phẩm @ £9.50/sản phẩm
12/12/20X7 Mua 400 sản phẩm @ £9.00/sản phẩm
25/12/20X7 Bán 600 sản phẩm @ £9.30/sản phẩm
28/12/20X7 Bán 500 sản phẩm @ £9.50/sản phẩm
Yêu cầu: Số dư cuối kỳ hàng tồn kho của Benny là bao nhiêu biết Benny sử dụng phương
pháp xuất kho FIFO?
A. £7,400
B. £10,330
C. £3,600
D. £8,500
Câu 2. Thông tin về các loại thành phẩm của Công ty Camelia vào cuối năm như sau
Chi phí NVL trực Chi phí sản Chi phí bán Giá bán
tiếp và nhân công xuất chung đã ước tính ước tính
trực tiếp phát
sinh
£ £ £ £
Thành phẩm 1 3,200 5,500 51 8,700
Thành phẩm 2 9,100 10,120 620 20,600
Thành phẩm 3 1,450 2,700 150 4,100
Tổng 13,750 18,320 821 33,400
Yêu cầu: Giá trị tổng 3 loại thành phẩm được trình bày trên báo cáo tình hình tài chính cuối
năm là bao nhiêu?
A. £32,579
B. £31,819
C. £32,070
D. £31,870
Câu 3. Số dư hàng tồn kho cuối kỳ vào ngày 31/1/20X5 là £420,500
Những thông tin dưới đây được đo lường theo giá gốc (at cost), như sau:
1. 400 cái áo khoác với giá gốc là £70/cái và thường được bán với giá £150. Do có lỗi
trong lúc sản xuất, sau ngày 31/01/20X5 giá được bán ở mức 50% giá bán thông
thường. Chi phí bán hàng ước tính 5% số tiền thu được.
2. 500 cái váy với giá gốc là £20/cái. Chúng cũng bị phát hiện có lỗi. Chi phí sửa chữa
trong tháng 02/20X5 là £5/cái, chi phí bán hàng là £2/cái. Gia bán là £26/cái.
Yêu cầu: Giá trị hàng tồn kho sau khi điều chỉnh là bao nhiêu?
a. £422,000
b. £419,000
c. £421,000
d. £420,000
Câu 4. Công ty Lisa bắt đầu giao dịch vào ngày 01/01/20X5 và không có hàng tồn kho
đầu kỳ. Trong năm 20X5, họ đã thực hiện mua hàng trị giá £560,230, chi phí vận
chuyển hàng mua là £35,250 và chi phí vận chuyển hàng bán là £26,780. Hàng tồn
kho cuối kỳ vào ngày 31/12/20X5 là £80,200. Giá vốn hàng bán cho năm tài chính
kết thúc ngày 31/12/20X5 là bao nhiêu?
a. £578,400
b. £506,810
c. £515,280
d. £542,060
Câu 5. Trong thời kỳ giá cả tăng cao, việc áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước
(FIFO) để xác định giá vốn hàng tồn kho sẽ cho con số lợi nhuận gộp thấp hơn
phương pháp bình quân gia quyền (AVCO).
a. Đúng
b. Sai
Câu 6. Thuế hải quan được bao gồm trong giá gốc của hàng tồn kho
a. Đúng
b. Sai
Câu 7. Một phần thông tin trong báo cáo lãi lỗ của một công ty như sau:
£ £
Doanh thu 150,000
HTK đầu kỳ 32,000
Mua vào 92,500
HTK cuối kỳ (10,000)
(114,500)
35,500
Yêu cầu: Phần trăm mark-up công ty đã áp dụng là bao nhiêu?
a. 31%
b. 23,6%
c. 21,3%
d. 30,5%
Câu 8. Giá vốn hàng tồn kho trong báo cáo tài chính của Rosie cho năm tài chính kết
thúc ngày 31/12/20X8 là £820,500 được dựa trên số lượng hàng tồn kho vào ngày
05/01/20X9. Từ ngày 31/12/20X8 đến ngày 05/01/20X9, các giao dịch sau đã diễn ra
như sau:
£
Mua hàng 8,200
Bán hàng (profit margin 30% on sales) 14,500
Queenie trả hàng cho nhà cung cấp 900
Yêu cầu: Số liệu hàng tồn kho cần xuất hiện trên báo cáo tài chính vào 31/12/20X8 là bao
nhiêu?
a. £819,450
b. £803,050
c. £821,550
d. £823,350
Câu 9. Vào cuối năm, Jenny có 5,000 sản phẩm X trị giá £20/sản phẩm, và 3,000 sản
phẩm Y trị giá £14/sản phẩm. Có các thông tin sau:
Sản phẩm X – 500 cái bị lỗi và chỉ có thể bán với giá £10/sản phẩm.
Sản phẩm Y – 200 cái được bán với giá £15.6/sản phẩm với chi phí bán hàng £2.2/sản phẩm
Yêu cầu: Số liệu hàng tồn kho trên báo cáo tài chính của Jenny là bao nhiêu?
a. £136,880
b. £146,000
c. £142,000
d. £144,200
Câu 10. Công thức nào dưới đây là đúng khi tính Giá vốn hàng (cost of sales)?
a. Doanh thu – giá trị nhập trong kỳ
b. HTK đầu kỳ + giá trị nhập trong kỳ + HTK cuối kỳ + chi phí vận chuyển hàng mua
c. HTK đầu kỳ + giá trị nhập trong kỳ – HTK cuối kỳ + chi phí vận chuyển hàng mua
d. Doanh thu – HTK đầu kỳ – giá trị nhập trong kỳ + HTK cuối kỳ – chi phí vận chuyển
hàng mua
III. Bài tập
Bài 1. Vào ngày 31/03/20X7, công ty có bảng cân đối thử như sau:
Leger balance Debit Credit
£ £
Bank loan 12.000
Cash at bank 11.700
Capital 13.000
Rent 1.880
Trade payable 11.200
Purchases 12.400
Sales 34.600
Other payables 1.620
Trade receivables 12.000
Bank loan interest 1.400
Other expenses 11.020
Non-current assets 22.020
72.420 72.420
Vào ngày 31/03/20X7 công ty có các nghiệp vụ sau phát sinh sau khi lên bảng cân đối thử:
a. Mua nguyên vật liệu trị giá £1,000, một nửa trả bằng tiền, một nửa chưa thanh toán
b. Bán hàng trị giá £1,040; trong đó £800 cho khách hàng nợ
c. Trả lương cho nhân viên bán hàng £260 bằng tiền
Yêu cầu: Lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo tình hình tài chính vào
ngày 31/03/20X7 theo mẫu sau:
STATEMENT OF PROFIT OR LOSS FOR THE YEAR ENDED 31 MARCH 20X7
£
Sales
Cost of sales (= Purchases)
Gross profit
Sundry income
Less expense
Rent
Bank loan interest
Other expenses
Profit/loss for year
STATEMENT OF FINANCIAL POSITION AT 31 MARCH 20X7
£
Non-current assets
Non-current assets
Current assets
Inventories
Trade receivables
Cash in hand and at bank
Total assets
Capital
Capital
Profit
Less drawings
Non-current liabilities
Bank loan
Current liabilities
Trade payables
Other payables
Total capital and liabilities
Bài 2. Vào ngày 31/12/20X8, công ty Linda có bảng cân đối thử như sau:
Leger balance Debit Credit
£ £
Cash at bank 2.150
Opening capital 12.000
Loan 6.000
Non-current assets 25.000
Trade payables 8.000
Expenses 15.235
Purchases 20.125
Sales 43.910
Trade receivables 2.100
Inventories at 1.1.X8 7.100
Drawings 2.500
72.060 72.060
Vào ngày 31/12/20X8 công ty Linda có các nghiệp vụ sau phát sinh sau khi lên bảng cân đối
thử:
a. Hàng tồn kho cuối kỳ trị giá £15,260
b. Linda rút số hàng tồn kho trị giá £500
Yêu cầu: Lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo tình hình tài chính vào
ngày 31/12/20X8 theo mẫu sau:
STATEMENT OF PROFIT OR LOSS FOR THE YEAR ENDED 31 DECEMBER
20X8
£
Sales
Cost of sales
Gross profit
Sundry income
Less expense
Other expenses
Profit/loss for year
STATEMENT OF FINANCIAL POSITION AT 31 DECEMBER 20X8
£
Non-current assets
Non-current assets
Current assets
Inventories
Trade receivables
Cash in hand and at bank
Total assets
Capital
Capital
Profit
Less drawings
Non-current liabilities
Bank loan
Current liabilities
Trade payables
Bank overdraft
Total capital and liabilities
CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (IAS 16)
I. Câu hỏi lý thuyết
Câu 1. Tài sản cố định hữu hình là gì? Được ghi nhận khi nào?
Câu 2. Trình bày công thức tính nguyên giá tài sản cố định.
Câu 3. Phân biệt mô hình giá gốc (cost model) và mô hình đánh giá lại (revaluation
model).
Câu 4. Phân biệt capital expenditure và revenue expenditure, capital income và revenue
income.
Câu 5. Phân biệt phương pháp khấu hao theo đường thẳng và phương pháp khấu hao
theo số dư giảm dần
Câu 6. Trình bày cách xử lý khi thanh lý tài sản cố định.
II. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Lý do đằng sau của việc trích khấu hao theo kế toán giá gốc là gì?
A. Để đảm bảo đủ vốn cho việc thay thế tài sản
B. Để tuân thủ nguyên tắc nhất quán
C. Để đảm bảo tài sản được ghi nhận trên báo cáo tài chính theo giá thấp hơn giữa
giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được
D. Để khớp giữa tài sản cố định và lợi ích mà tài sản đó mang lại
Câu 2. Chi phí nào sau đây không được tính vào nguyên giá tài sản cố định trong ghi
nhận ban đầu?
A. Chi phí mặt bằng
B. Chi phí pháp lý
C. Chi phí thiết kế lỗi
D. Chi phí lắp đặt
Câu 3. ABC mua một thiết bị mới vào ngày 01/04/20X1 có giá $10,000. Giá trị thanh lý
ước tính là $200, thời gian sử dụng hữu ích 8 năm, ABC sử dụng phương pháp khấu
hao theo đường thẳng.
Yêu cầu: Bút toán ghi nhận chi phí khấu hao trong năm tính đến ngày 30/9/20X1
A. Debit Chi phí khấu hao $612.5/Credit Khấu hao luỹ kế $612.5
B. Debit Khấu hao luỹ kế $612.5/Credit Chi phí khấu hao $612.5
C. Debit Chi phí khấu hao $610/ Credit Khấu hao luỹ kế $610
D. Debit Khấu hao luỹ kế $610/Credit Chi phí khấu hao $610
Câu 4. Ngày 01/01/20X5 công ty mua một máy móc. Thông tin trên hoá đơn như sau:
Giá mua $50,000
Chi phí vận chuyển $500
Chi phí bảo hành trong năm 20X5 $200
Chi phí lắp đặt $2,000
Yêu cầu: Nguyên giá của máy móc này ghi nhận bao nhiêu?
A. $50,700
B. $52,500
C. $52,700
D. $52,000
Câu 5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Zoey vào 31/12/20X4 thể hiện khoản
lời $92,500. Sau đó, công ty phát hiện ra $18,000 chi mua một xe tải vào 01/01/20X4
đã bị ghi nhận sai bút toán vào “Debit Chi phí xe tải”. Chính sách của Zoey khấu hao
chiếc xe tải này là 25%/năm, khấu hao theo đường thẳng.
Yêu cầu: Lợi nhuận của Zoey vào ngày 31/12/20X4 là bao nhiêu sau khi được điều
chỉnh bút toán lại cho đúng?
A. $110,500
B. $115,000
C. $106,000
D. $79,000
Câu 6. Vào ngày 01/01/20X4 Sony plc mua một thiết bị mới trị giá 85,00. Chi phí vận
chuyển 3,200, chi phí quản lý nội bộ phát sinh 8,500. Thời gian sử dụng hữu ích của
thiết bị ước tính 5 năm, phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Vào ngày
01/01/20X6, Sony quyết định thay đổi thời gian sử dụng hữu ích của tài sản chỉ còn 1
năm.
Yêu cầu: Mức khấu hao của thiết bị vào thời điểm ngày 31/12/20X6 là bao nhiêu?
A. $40,156
B. $51,152
C. $50,128
D. $52,920
Câu 7. Vào ngày 01/06/20X3 Poland plc mua một máy móc trị giá $78,000, chi phí vận
chuyển lắp đặt $2,000, bản quyền $800. Chiếc máy này có thời gian sử dụng hữu ích
8 năm, khấu hao theo đường thẳng, giá trị thanh lý ước tính $2,000. Vào ngày
01/06/20X5, giám đốc của Poland quyết định thay đổi phương pháp khấu hao sang số
dư giảm dần với tỷ lệ khấu hao 40%.
Yêu cầu: Giá trị còn lại của chiếc máy vào ngày 31/05/20X6 là bao nhiêu?
A. $19,500
B. $60,500
C. $36,300
D. $24,200
Câu 8. Anna plc có được một thiết bị mới trị giá $25,000 bằng việc trả thêm $18,000 và
đổi một thiết bị cũ trị giá $20,000, khấu hao luỹ kế của thiết bị cũ là $12,000.
Yêu cầu: Xác định mức lời/lỗ từ việc trao đổi tài sản này
A. Lời $1,000
B. Lời $11,000
C. Lỗ $1,000
D. Lỗ $11,000
Câu 9. Wave Ltd mua một tài sản trị giá $5,000 vào ngày 01/01/20X1, thời gian sử dụng
hữu ích 4 năm, giá trị thanh lý ước tính $1,000, khấu hao theo đường thẳng. Vào
ngày 31/12/20X3, tài sản được thanh lý với giá $1,600.
Yêu cầu: Xác định mức lời/lỗ từ việc thanh lý tài sản này
A. Lời $600
B. Lỗ $600
C. Lời $350
D. Lỗ $400
Câu 10. Clara Ltd mua một cái máy (máy A) và bản quyền sử dụng trong 6 năm từ
ngày 01/01/20X1. Chi phí mua cụ thể như sau:
Giá mua của cái máy $1,000,000
Bản quyền $200,000
Tổng cộng $1,200,000
Clara lập báo cáo tài chính vào ngày 31/12. Vào ngày 01/01/20X4, cái máy này đã
được thay thế bằng một máy khác (máy B) trị giá $500,000. Máy A có tỷ lệ khấu hao
hằng năm là 25% theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần.
Yêu cầu: Xác định lời/lỗ từ việc trao đổi tài sản này
A. Lời $25,000
B. Lỗ $78,125
C. Lời $62,000
D. Lỗ $250,000
III. Bài tập
Bài 1. Bảng cân đối thử của công ty London vào ngày 31/12/20X0 như sau:
Leger balance Debit Credit
£ £
Trade receivables 80,000
Cash 5.700
Inventories at 1.1.X0 2.000
Capital at 1.1.X0 200.000
Land and buildings - cost 200.000
Land and buildings - accumulated depreciation at 1.1.X0 60.000
Motor vehicles - cost 30.000
Motor vehicles - accumulated depreciation at 1.1.X0 19.200
Trade payables 16.250
Expenses 6.820
Purchases 60.125
Sales 114.315
Drawings 25.120
409.765 409.765
Những nghiệp vụ sau được tìm ra:
a. Toà nhà được khấu hao theo đường thẳng, thời gian khấu hao hữu ích 10 năm, chi phí
khấu hao này được tính vào giá vốn hàng bán. Đất trị giá £10,000 không được khấu hao.
Mô tô khấu hao theo phương pháp giảm dần với tỷ lệ khấu hao 20%, chi phí khấu hao này
được tính vào chi phí trong kỳ
b. Hàng tồn kho cuối kỳ trị giá £3,269
Yêu cầu: Lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo tình hình tài chính vào
ngày 31/12/20X0 theo mẫu sau:
STATEMENT OF PROFIT OR LOSS FOR THE YEAR ENDED 31
DECEMBER 20X0
£
Sales
Cost of sales
Gross profit
Sundry income
Less expense
Expenses
Profit/loss for year
STATEMENT OF FINANCIAL POSITION AT 31 DECEMBER 20X0
£
Non-current assets
Land and buildings
Motor vehicles
Current assets
Inventories
Trade receivables
Cash in hand and at bank
Total assets
Capital
Capital
Profit
Less drawings
Non-current liabilities
Bank loan
Current liabilities
Trade payables
Other payables
Total capital and liabilities
Bài 2. Vào ngày 01/01/20X1 công ty mua một thiết bị trị giá $1,800, không có giá trị thu
hồi. Tài sản ước tính thời gian sử dụng hữu ích là 6 năm, khấu hao theo đường thẳng.
Tài sản được đánh giá lại lần lượt qua các năm như sau:
Năm Giá trị đánh giá lại
20X1 $1,600
20X2 $1,500
20X3 $720
20X4 $600
20X5 $500

Yêu cầu: Tính toán và định khoản theo mô hình đánh giá lại (revaluation model)

You might also like