CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA NHÂN HỌC

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA

NHÂN HỌC

1. Định nghĩa – Khái niệm


KHÁI NIỆM
● Thuật ngữ Nhân học (Anthropology)
● Anthropology = Anthropos + Logos (gốc từ HY Lạp cổ)
● Anthropology: ngành khoa học về con người (ngành khoa học nghiên cứu về con người)
Ở VN gọi:
● Anthropology là Nhân học
● Ethnology (= Ethnos + logos) là Dân tộc học
● Ethnography là Dân tộc chí/miêu tả Dân tộc học
ĐỊNH NGHĨA
● “Nhân học là ngành khoa học nghiên cứu tổng hợp về bản chất của con người trên các
phương diện sinh học, xã hội, văn hóa của các nhóm người, các cộng đồng tộc người khác
nhau, cả về quá khứ của con người cho tới hiện nay”. (NHĐC 2016, tr. 3 - 4)
● “Nhân học là ngành học về bản chất con người, xã hội con người và quá khứ con người.
Đây là một ngành học có mục đích miêu tả thế nào là con người theo một nghĩa rộng
nhất có thể thể được”. (NHĐC 2016, tr. 10 - 11)
2. Đối tượng và quan điểm nghiên cứu của Nhân học
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Con người Xã hội loài người
● Con người được nghiên cứu trong mối quan hệ tương tác rộng lớn với bên ngoài (tương
tác giữa môi trường tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, tộc người,...)
● Nghiên cứu các khía cạnh khác nhau:
+ Lịch sử của khu vực mà nhóm người sinh sống
+ Đề cập đến môi trường tự nhiên
+ Tổ chức cuộc sống gia đình
+ Đặc tính ngôn ngữ
+ Kinh tế, chính trị, tôn giáo, nghệ thuật, trang phục,....
QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
● Quan điểm toàn diện
+ Tích hợp thành tựu của nhiều ngành khoa học tìm hiểu con người.
+ Xem xét những khía cạnh khác nhau trong đời sống của các tộc người, cộng đồng
(như môi trường sinh thái, sự phát triển kinh tế - xã hội, yếu tố chính trị quốc gia,
lịch sử hình thành tộc người,...)

● Quan điểm so sánh - đối chiếu


+ Về mặt thời gian (lịch đại): so sánh đối chiếu trong quá khữ và hiện đại
+ Về mặt không gian (đồng đại): so sánh giữa các nhóm người, xã hội khác nhau
⇒ Tìm hiểu sự tương đồng và dị biệt về sinh học, văn hóa của các tộc người.

3. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành Nhân học


(tham khảo)
● Từ tk XVI đến tk XIX: các phát kiến địa lí phát triển, tìm ra những vùng đất mới.
● Nhân học tồn tại với tư cách là một ngành khoa học thực sự chỉ được ra đời vào giữa tk
XIX.
4. Các lĩnh vực nghiên cứu của ngành Nhân học
Nhân học hình thể (physical anthropology)
● Chuyên ngành ra đời đầu tiên, sớm nhất của Nhân học.
● Quan tâm con người với tư cách là thực thể sinh vật.
● Tìm kiếm câu trả lời cho 2 câu hỏi:
- Con người xuất hiện và tiến hóa như thế nào trong quá trình hình thành và phát
triển? (sự thống nhất)
- Tại sao cư dân các nơi lại rất đa dạng trên thế giới? (sự đa dạng)
● Nhân học hình thể chia làm 3 phân nhánh:
- Cổ nhân học: nghiên cứu các hóa thạch của con người và tiền thân của con người
để tái hiện quá trình tiến hóa của con người.
- Linh trưởng học: nghiên cứu các loài linh trưởng có họ hàng gần gũi với con
người (từ linh trưởng hóa thạch đến những nhóm linh trưởng còn tồn tại hiện
nay)
- Chủng tộc học:
+ Nghiên cứu các chủng tộc khác nhau trên thế giới
+ Physical variation among Humans: genetics, population biology,
epidemiology
● Một số ứng dụng hiện nay: Nhân học pháp y, Nhân học di truyền,...
Nhân học văn hóa (cultural anthropology)
● Khảo cổ học (Archeology)
- Nghiên cứu văn hóa quá khứ của con người ⇒ biết được lịch sử loài người và các
nền văn hóa xa xưa của họ.
- Tái hiện lịch sử qua các công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt hằng ngày, đồ trang
sức. các đống rác, những mảnh gốm vỡ,... trong các di chỉ khảo cổ.
● Nhân học ngôn ngữ (Linguistics anthropology):
- Ngôn ngữ được xem như là một bộ phận của văn hóa.
- Các nhà Nhân học thường quan tâm đến lịch sử ngôn ngữ và cách sử dụng ngôn
ngữ của con người
- Nghiên cứu ngôn ngữ để hiểu được tâm lý, văn hóa, xã hội, giai cấp, giới,... của
các tộc người trên thế giới
● Nhân học văn hóa xã hội (cultural-social anthropology)
- Sự khác nhau giữa các dân tộc là văn hóa
- Tìm hiểu tính đa dạng về đời sống văn hóa – xã hội của các tộc người trên thế giới
- Văn hóa là tập hợp các hành vi và quan niệm mà con người học hỏi được với tư
cách là thành viên xã hội (Nhân học đại cương 2016, tr. 20)
● Nhân học ứng dụng (applied anthropology)
- Sử dụng kiến thức các chuyên ngành nhân học để đại mục đích thực tiễn, thường
là phục vụ cho các cơ quan ngoài học thuật
- Nghiên cứu ứng dụng và can thiệp
5. Một số trường phái lý thuyết trong nghiên cứu Nhân
học (tham khảo)
Tiến hóa luận
- Charles Darwin
- Burnett Tylor
- Lewis Henry Morgan
Đặc thù luận lịch sử: Franz Boas
Chức năng luận
- Bronislaw Malinowski: chức năng tâm lý – văn hóa
- Radcliffe-Brown: chức năng cấu trúc
Cấu trúc luận: Lévi Strauss
Tân tiến hóa luận
- Leslie A. White: tiến hóa phổ quát
- Julian H. Steward: tiến hóa đa tuyến - sinh thái văn hóa
6. Điền dã trong nghiên cứu Nhân học
Thường thực hiện 2 phương pháp:
- Quan sát tham dự:
+ Thâm nhập vào nhóm, cộng đồng thuộc đối tượng nghiên cứu và được tiếp nhận
như là thành viên của nhóm, cộng đồng.
+ Cho phép người quan sát
- Phỏng vấn sâu
+ Những câu hỏi mở nhằm hiểu quan điểm của người trong cuộc.
+ Cần một quá trình hội thoại dưới nhiều mức độ với nhiều hình thức đa dạng hàng
ngày.

You might also like