Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 61

SỞ Y TẾ BẮC NINH

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN YÊN PHONG

TÀI LIỆU ĐÀO TẠO LIÊN TỤC

KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM Y HỌC CƠ BẢN

CHỦ BIÊN
BS CKII. Nguyễn Hoài Nam

THAM GIA BIÊN SOẠN


ThS. Nguyễn Văn Tuấn
ThS. Thang Đình Trị

YÊN PHONG- 2020


i

MỤC LỤC
Trang
BÀI 1. AN TOÀN TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM......................................1

Bài 2. KỸ THUẬT LẤY, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN BỆNH PHẨM

TRONG XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC.........................................................18

BÀI 3. KỸ THUẬT LẤY, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN BỆNH PHẨM

TRONG XÉT NGHIỆM HÓA SINH.............................................................25

BÀI 4. KỸ THUẬT LẤY, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN MẪU BỆNH

PHẨM TRONG XÉT NGHIỆM VI SINH.....................................................32

BÀI 6. KỸ THUẬT ĐỊNH NHÓM MÁU ABO, RH TRÊN ĐÁ MEN.........51


ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATSH An toàn sinh học


BHCN Bảo hộ cá nhân
BYT Bộ Y tế
BSL Biosafety levels
Cấp độ an toàn sinh học
EDTA Ethylenediaminetetraacetic acid
GMT Good microbiological techniques
Kỹ thuật thực hành vi sinh an toàn
PXN Phòng xét nghiệm
TNGB Tác nhân gây bệnh
TM Tĩnh mạch
XN Xét nghiệm
1

BÀI 1. AN TOÀN TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM

MỤC TIÊU
1. Trình bày được yêu cầu an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm vi sinh y
học
2. Trình bày được các nguyên tắc của an toàn sinh học
3. Trình bày được cách xử lý sự cố thường gặp trong phòng xét nghiệm
NỘI DUNG
1. GIỚI THIỆU
An toàn sinh học (ATSH) phòng xét nghiệm (PXN): Là thuật ngữ được
sử dụng để mô tả những nguyên tắc, kỹ thuật và thực hành cần thiết để ngăn
ngừa những phơi nhiễm không mong muốn hoặc làm thất thoát tác nhân gây
bệnh (TNGB) và độc tố.
Người làm việc trong PXN luôn phải đối mặt với nguy cơ bị lây nhiễm
tác nhân gây bệnh. Trên thế giới, rất nhiều trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm
liên quan đến việc không đảm bảo an toàn sinh học trong PXN đã được ghi
nhận.
Tại Việt Nam, để từng bước đảm bảo an toàn sinh học PXN, Bộ Y tế đã
thành lập Ban Tư vấn an toàn sinh học bao gồm các thành viên từ Bộ Y tế và
các Bộ liên quan (Quyết định Số 2912/QĐ-BYT ngày 4/8/2006). An toàn sinh
học PXN cũng đã được quy định tại Điều 24, 25 và 26 của Luật Phòng chống
các bệnh truyền nhiễm (số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007). Các
văn bản dưới luật cũng đang được xây dựng để đưa vào thực hiện. Thông tư
37/2017/TT-BYT ngày 25/12/2017 “Quy định về thực hành bảo đảm an toàn
sinh học trong phòng xét nghiệm”. Bài viết này nhằm giúp các cán bộ quản lý
của các phòng xét nghiệm y học có được một số thông tin cơ bản về an toàn
sinh học để lập kế hoạch đáp ứng các yêu cầu đạt chuẩn quốc gia.
2

2. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ AN TOÀN SINH HỌC


2.1. Phân loại các vi sinh vật gây bệnh theo nhóm nguy cơ
Việc phân loại các vi sinh vật gây bệnh theo nhóm nguy cơ dựa vào các
yếu tố sau:
– Khả năng gây bệnh của vi sinh vật.
– Phương thức lan truyền bệnh và yếu tố vật chủ. Những yếu tố này
có thể bị ảnh hưởng bởi tính miễn dịch hiện có của cộng đồng trong vùng,
mật độ và sự di chuyển của các quần thể vật chủ, sự hiện diện của các trung
gian truyền bệnh thích hợp và tiêu chuẩn của vệ sinh môi trường.
– Các biện pháp phòng ngừa hiệu quả như tiêm vắc xin (miễn dịch chủ
động) hoặc sử dụng huyết thanh (miễn dịch thụ động), các biện pháp vệ sinh
như vệ sinh nước uống và thức ăn, kiểm soát nguồn động vật hoặc côn trùng.
– Các biện pháp điều trị hiệu quả như miễn dịch thụ động, miễn dịch
chủ động sau khi phơi nhiễm và sử dụng thuốc kháng sinh, kháng Virus hay
hoá trị liệu, cần quan tâm đến khả năng xuất hiện các chủng vi sinh vật kháng
thuốc.
Dựa theo các đặc điểm trên, các loại vi sinh vật gây bệnh được chia
thành 4 nhóm nguy cơ:
Nhóm nguy cơ 1 (không có hoặc nguy cơ lây nhiễm cá thể và cộng
đồng thấp): Các vi sinh vật thường không có khả năng gây bệnh cho người
hoặc động vật. Ví dụ: Bacillus subtilis, Naegleria gruberi…
Nhóm nguy cơ 2 (có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể nhưng ít có nguy
cơ lây nhiễm cho cộng đồng):Tác nhân gây bệnh có khả năng gây bệnh cho
người hoặc động vật, nhưng không trở thành mối nguy hiểm lớn đối với cán
bộ xét nghiệm (CBXN), cộng đồng, vật nuôi hay môi trường. Có phương
pháp dự phòng và điều trị hiệu quả. Khả năng lây truyền trong cộng đồng
thấp. Ví dụ: Virus Viêm gan B, vi khuẩn tả, Virus cúm A/H1N1...
3

Nhóm nguy cơ 3 (nguy cơ lây nhiễm cho cá thể cao, nguy cơ lây nhiễm
cho cộng đồng thấp): TNGB thường gây bệnh nặng cho người và động vật,
tuy nhiên trong điều kiện bình thường thì không lây nhiễm từ cá thể này sang
cá thể khác. Có biện pháp điều trị và phòng chống hiệu quả. Ví dụ: Vi khuẩn
than, Virus cúm A/H5N1, Virus SARS…
Nhóm nguy cơ 4 (nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng cao):
TNGB thường gây bệnh nặng cho người và động vật, đồng thời dễ lây truyền
từ cá thể này sang cá thể khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Chưa có các
biện pháp điều trị và phòng chống hiệu quả. Ví dụ: Virus Ebola, Virus
Marburg, Virus Congo-Crimean hemorrhagic…
2.2. Đánh giá nguy cơ vi sinh vật
Vấn đề cốt lõi của thực hành an toàn sinh học là việc đánh giá nguy cơ
của vi sinh vật. Người tiến hành đánh giá nguy cơ cần có hiểu biết đầy đủ về
những đặc điểm riêng của loại vi sinh vật được xét nghiệm, thiết bị, thường
quy được sử dụng, các thiết bị lưu giữ cũng như cơ sở vật chất sẵn có. Người
phụ trách phòng xét nghiệm hoặc người phụ trách an toàn sinh học có trách
nhiệm đảm bảo việc đánh giá mức độ nguy hiểm một cách đầy đủ và kịp thời
để đảm bảo những thiết bị và phương tiện phù hợp phục vụ công tác xét
nghiệm. Việc đánh giá nguy cơ cần được tiến hành định kỳ và bổ sung khi
cần thiết để có thể xác định được cấp độ an toàn sinh học phù hợp, lựa chọn
trang thiết bị cần thiết, sử dụngtrang bị bảo hộ cá nhân đúng, xây dựng
thường quy chuẩn kết hợp với những biện pháp an toàn khác nhằm bảo đảm
độ an toàn cao nhất trong công việc.
2.3. Cấp độ an toàn sinh học của phòng xét nghiệm
Việc xác định một cấp độ ATSH cho một PXN cần quan tâm đến loạivi
sinh vật được xét nghiệm, thiết bị sẵn có cũng như các tiêu chuẩn thực hành
và các quy trình cần thiết để tiến hành công việc trong PXN một cách an toàn.
4

Mối liên quan giữa nhóm nguy cơ vi sinh vật và cấp độ ATSH của PXN được
thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1. Mối liên quan giữa nhóm nguy cơ vi sinh vật và cấp độ ATSH
Nhó Cấp độ Áp dụng Tiêu chuẩn thực Cơ cở vật chất/
m ATSH hành trang thiết bị
nguy ATSH

1 Cấp 1 Nghiên cứu Kỹ thuật vi sinh tốt Không có gì


(BSL1) và giảng dạy (GMT) yêu cầu gì đặc
cơ bản biệt, bàn làm
xét nghiệm
thông thường

2 Cấp 2 Dịch vụ GMT và sử dụng Bàn xét


(BSL2) chăm sóc sức quần áo bảo hộ, có nghiệm; tủ
khoẻ ban các biển báo nguy ATSH khi thực
đầu; cơ sở hiểm sinh học hiện xét nghiệm
chẩn đoán; có nguy cơ tạo
nghiên cứu khí dung

3 Cấp 3 Dịch vụ chẩn Như cấp độ 2 và sử Tủ ATSH


(BSL3) đoán đặc dụng thêm áo quần và/hoặc dụng
biệt, nghiên bảo hộ đặc biệt, cụ cơ bản cho
cứu kiểm soát lối vào, tất cả các hoạt
luồng khí định động
hướng

4 Cấp Đơn vị có Như cấp 3 và có Tủ ATSH cấp 3


4(BSL4 bệnh phẩm thêm lối vào khóa hoặc quần áo
) nguy hiểm khí, tắm trước khi bảo hộ áp lực
5

ra, loại bỏ chất thải dương cùng với


chuyên dụng tủ ATSH cấp 2,
nồi hấp hai cửa,
lọc khí cấp, khí
thải

3. YÊU CẦU VỀ AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM


3.1. Tổ chức, quản lý
Lãnh đạo Trung tâm, phụ trách PXN và tất cả những người làm việc
trong PXN phải
Lãnh đạo Trung tâm, phụ trách PXN và tất cả những người làm việc
trong PXN phải có chứng chỉ đã được đào tạo về an toàn sinh học, tùy theo
yêu cầu công việc phải có đủ kiến thức hoặc kỹ năng cần thiết.
Trên cơ sở các quy định của Nhà nước và Bộ Y tế, mỗi Trung tâm cần
ban hành quy định an toàn sinh học của Trung tâm và thực hiện đúng các quy
định này. Hiện nay, do chưa có hướng dẫn của Bộ Y tế về vấn đề này nên các
Trung tâm có thể tham khảo quy định thực hiện an toàn sinh học của Viện Vệ
sinh dịch tễ Trung ương để xây dựng quy định tạm thời áp dụng cho PXN tại
Trung tâm.
Cần phân công một người phụ trách về an toàn sinh học. Người phụ
trách ATSH có nhiệm vụ lập kế hoạch bảo đảm an toàn sinh học, theo dõi,
giám sát và định kỳ báo cáo lãnh đạo Trung tâm về các vấn đề liên quan đến
ATSH.
Cán bộ xét nghiệm cần được kiểm tra sức khỏe trước khi vào làm việc
tại PXN và định kỳ hằng năm, được tiêm phòng hoặc khuyến cáo về việc tiêm
phòng các bệnh truyền nhiễm mà họ có nguy cơ bị phơi nhiễm khi làm việc
trong PXN. Trường hợp nghi ngờ bị phơi nhiễm hoặc nhiễm bệnh phải được
theo dõi, báo cáo, điều trị, cách ly… theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
6

3.2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị


3.2.1. Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1
Phòng xét nghiệm ATSH cấp 1 dùng để nghiên cứu, làm việc với các
tác nhân sinh học thuộc nhóm nguy cơ 1.
Đây là yêu cầu tối thiểu cho các PXN ở tất cả các cấp độ ATSH. Mặc
dù một số yêu cầu có thể không cần thiết cho PXN vi sinh vật thuộc nhóm
nguy cơ 1 (như biển báo nguy cơ sinh học) nhưng những yêu cầu này lại cần
thiết cho mục đích đào tạo để tăng cường các kỹ thuật vi sinh tốt.
Cơ sở vật chất
- Không gian cần đủ rộng để thực hiện các công việc như: lau chùi, bảo
dưỡng PXN và để các dụng cụ, vật tư cần thiết.
- Tường trần nhà và sàn nhà cần phải bằng phẳng, dễ lau chùi, không
thấm nước, chịu được hoá chất và chất diệt khuẩn thường dùng trong PXN.
Sàn nhà không trơn trượt.
- Mặt bàn xét nghiệm không thấm nước và chịu được chất khử khuẩn,
axít, kiềm, dung môi hữu cơ và nhiệt.
- Ánh sáng đủ cho các hoạt động, tránh ánh sáng phản chiếu hoặc quá
chói.
- Đồ đạc cần chắc chắn. Cần có không gian ở giữa các thiết bị để dễ lau
chùi.
- Tủ đựng quần áo thường và đồ dùng cá nhân, chỗ ăn uống và nghỉ
ngơi phải bố trí bên ngoài PXN.
- Bồn rửa tay có vòi nước gần cửa ra vào.
- Cửa ra vào nên có ô kính trong suốt, chịu nhiệt thích hợp và tự đóng.
- Có phương tiện cứu hoả, xử lý sự cố điện.
- Vòi rửa mắt khẩn cấp trong khu vực xét nghiệm.
- Hộp thuốc và dụng cụ sơ cứu ban đầu được trang bị thích hợp và sẵn
sàng cho sử dụng.
7

- Nếu mở cửa sổ thì các cửa này phải có lưới chắn côn trùng.
- Có hệ thống cấp nước sạch. Đường cấp nước trực tiếp cho PXN cần
có van một chiều hoặc biện pháp phù hợp để tránh trào ngược, bảo vệ hệ
thống nước công cộng.
- Có hệ thống điện ổn định và đầy đủ, tiếp đất toàn bộ hệ thống. Nên có
máy phát điện dự phòng để hỗ trợ cho các trang thiết bị thiết yếu như tủ ấm,
tủ lạnh v.v.
- Nếu có sử dụng động vật để xét nghiệm thì PXN và chuồng nhốt động
vật cần phải quan tâm đến an toàn cháy nổ và an ninh. Cửa ra vào chắc chắn,
cửa sổ có song và quản lý chặt chẽ chìa khoá.
Thiết bị trong phòng xét nghiệm
- Được thiết kế và lắp đặt để giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc giữa người
làm xét nghiệm với các bệnh phẩm, dụng cụ nhiễm trùng.
- Các thiết bị xét nghiệm phù hợp với kỹ thuật và loại vi sinh vật được
xét nghiệm.
- Các thiết bị phải được kiểm tra, hiệu chuẩn hằng nằm hoặc định kỳ
theo hướng dẫn của nhà sản xuất;
- Các trang bị bảo hộ cá nhân phù hợp với các kỹ thuật xét nghiệm thực
hiện trong phòng xét nghiệm.
3.2.2. Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2
Phải đáp ứng các tiêu chuẩn của phòng xét nghiệm ATSH cấp 1 và các
yêu cầu sau:
Cơ sở vật chất
- Có biển báo nguy hiểm sinh học với biểu tượng quốc tế trên tất cả các
cửa ra vào của PXN.
- Nên lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng khẩn cấp trong trường hợp có sự
cố như mất điện để nghiên cứu viên có thể ra khỏi PXN một cách an toàn.
8

- Nên có phòng tắm có vòi hoa sen trong khu vực PXN để sử dụng
trong trường hợp khẩn cấp.
Thiết bị đảm bảo an toàn sinh học
- Tủ ATSH cấp 2.
- Nồi hấp ướt (autoclave) hoặc các thiết bị tiệt trùng thích hợp khác
trong khu vực xét nghiệm.
- Trang bị các loại túi, thùng đựng chất thải phù hợp theo quy định của
Bộ Y tế.
- Nên sử dụng:
o Que cấy chuyển bằng nhựa dùng một lần. Nếu dùng que cấy bằng kim
loại, vòng tròn ở đầu que cấy phải khép kín.
o Các loại chai, lọ và ống nghiệm có nắp xoáy.
o Sử dụng pipet và thiết bị hỗ trợ pipet.
Theo quy định của Bộ Y tế, tiêu chuẩn phòng xét nghiệm chẩn đoán
Virus cúm A (H1N1) là phải đạt yêu cầu phòng xét nghiệm an toàn sinh học
cấp 2 trở lên. Các tiêu chuẩn đánh giá PXN chẩn đoán cúm A (H1N1) được
đưa ra trong.
3.2.3. Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3
Cơ sở vật chất
PXN ATSH cấp 3 cần đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế của phòng xét
nghiệm an toàn sinh học cấp 2 và các yêu cầu sau:
- Cách biệt với các phòng xét nghiệm khác, cách ly với khu vực có
nhiều người qua lại.
- Có phòng đệm (anteroom) trước khi vào phòng xét nghiệm. Phòng
đệm phải thiết kế chỉ mở được một cửa trong một thời điểm.
- Có cửa thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp.
9

- Phòng xét nghiệm phải bịt kín được để tiệt trùng. Hệ thống ống dẫn
khí phải lắp đặt sao cho có thể tiệt trùng được.
- Cửa sổ phải đóng, kín khí và sử dụng vật liệu chống vỡ.
- Trong khu vực phòng xét nghiệm phải có phòng tắm có vòi hoa sen
cho trường hợp khẩn cấp.
- Phải có hệ thống thông gió có kiểm soát để duy trì hướng luồng khí
vào phòng xét nghiệm. Nên lắp đặt thiết bị kiểm soát để người làm xét
nghiệm lúc nào cũng có thể biết chắc là luồng khí có hướng thích hợp vào
phòng xét nghiệm đang được duy trì.
- Hệ thống thông khí phải được lắp đặt sao cho không khí từ phòng xét
nghiệm không được hoàn lưu đến khu vực khác trong cùng toà nhà. Không xả
trực tiếp không khí từ phòng xét nghiệm ra ngoài.
- Có hệ thống kiểm soát nhiệt độ, thông khí và điều hoà nhiệt độ
(HVAC) để duy trì áp lực âm phù hợp trong phòng xét nghiệm.
- Có hệ thống báo động để thông báo lỗi của hệ thống HVAC.
- Tất cả các bộ lọc không khí (bộ lọc HEPA) phải được lắp đặt thuận
tiện cho việc tiệt trùng và kiểm tra các thông số cần thiết.
- Nước thải lây nhiễm phải được tiệt trùng trước khi thải ra ngoài.
- Các quy trình thiết kế cơ sở hạ tầng và vận hành phòng xét nghiệm an
toàn sinh học cấp 3 phải được thể hiện bằng văn bản.
Thiết bị đảm bảo an toàn sinh học
- Tủ an toàn sinh học cấp 2, lắp đặt tránh lối đi lại, cửa ra vào và các
cửa cấp, thải khí.
- Nồi hấp tiệt trùng di động (autoclave) trong phòng xét nghiệm.
- Nồi hấp hai cửa.
- Cần quan tâm đến tính an toàn của thiết bị, ví dụ như máy ly tâm cần
có cốc đựng mẫu bệnh phẩm, rôto an toàn.
3.3. Thực hành trong phòng xét nghiệm
10

3.3.1. Tiêu chuẩn thực hành đối với phòng xét nghiệm an toàn sinh học
cấp 1, 2
Kỹ thuật vi sinh tốt là nền tảng của an toàn trong phòng xét nghiệm.
Thiết bị chỉ là hỗ trợ cần thiết chứ không thể thay thế được các thực hành an
toàn.
3.3.1.1. Quản lý ra vào phòng xét nghiệm
1. Chỉ những người có trách nhiệm mới được phép ra vào khu vực làm
việc.
2. Cửa PXN nên luôn đóng.
3. Không cho phép trẻ em vào khu vực làm việc.
4. Không cho bệnh nhân vào phòng xét nghiệm để lấy mẫu bệnh phẩm.
3.3.1.2. Sử dụng trang bị bảo hộ và vệ sinh cá nhân
- Mặc áo choàng, hoặc đồng phục của phòng xét nghiệm trong suốt thời
gian làm việc trong phòng xét nghiệm.
- Đeo găng tay trong tất cả các quá trình tiếp xúc trực tiếp với máu,
dịch cơ thể, các chất có khả năng gây nhiễm trùng khác hoặc động vật nhiễm
bệnh. Sau khi sử dụng, tháo bỏ găng tay và rửa tay đúng cách.
- Rửa tay sau khi thao tác với vật liệu và bề nặt bị nhiễm trùng và trước
khi ra khỏi khu vực làm việc của phòng xét nghiệm.
- Đeo kính bảo hộ, mặt nạ hoặc các thiết bị bảo hộ khác để tránh bị
phơi nhiễm với các dung dịch nhiễm trùng, hóa chất.
- Đeo khẩu trang thường hay khẩu trang có hiệu quả lọc cao (N95, N96,
…) trong trường hợp có khả năng văng, bắn hoặc tạo khí dung chứa tác nhân
gây bệnh.
- Không mặc quần áo bảo hộ phòng xét nghiệm ra bên ngoài như nhà
ăn, phòng giải khát, văn phòng, thư viện, nhà vệ sinh v.v.
- Không sử dụng giày, dép hở mũi chân trong phòng xét nghiệm.
11

- Không ăn uống, hút thuốc, dùng mỹ phẩm và đeo hay tháo kính áp
tròng trong khu vực làm việc của phòng xét nghiệm.
- Không để thức ăn, nước uống ở trong khu vực làm việc của phòng xét
nghiệm.
- Không để chung quần áo bảo hộ đã mặc trong PXN với quần áo thông
thường.
3.3.1.3. An toàn trong quy trình xét nghiệm
- Tuyệt đối không hút pipet bằng miệng.
- Không ngậm bất kỳ vật gì trong miệng. Không dùng nước bọt để dán
nhãn.
- Tất cả các thao tác cần được thực hiện theo phương pháp làm giảm tối
thiểu việc tạo các giọt hay khí dung.
- Hạn chế tối đa việc dùng bơm, kim tiêm. Không được dùng bơm, kim
tiêm để thay thế pipet hoặc bất kỳ mục đích khác ngoài mục đích tiêm, truyền
hay hút dịch từ động vật thí nghiệm. Tuyệt đối không được đậy nắp các bơm
kim tiêm lại sau khi sử dụng.
- Khi bị tràn, đổ vỡ, rơi vãi hay có khả năng phơi nhiễm với vật liệu lây
nhiễm phải báo cáo cho người phụ trách phòng xét nghiệm. Cần lập biên bản
và lưu giữ hồ sơ về các sự cố này.
- Phải xây dựng và thực hiện đúng quy trình xử lý các sự cố xảy ra
trong PXN.
- Phải tiệt trùng các dung dịch lây nhiễm trước khi thải ra hệ thống
nước thải chung. Có thể yêu cầu phải xây dựng một hệ thống xử lý nước thải
riêng tùy thuộc vào việc đánh giá nguy cơ của tác nhân sinh học được sử
dụng.
3.3.1.4. Khu vực làm việc của phòng xét nghiệm
- Phòng xét nghiệm cần phải ngăn nắp, sạch sẽ và chỉ để những gì cần
thiết cho công việc.
12

- Vào cuối mỗi ngày làm việc, các mặt bàn, ghế phải được khử nhiễm
sau khi làm đổ các vật liệu nguy hiểm.
- Tất cả các vật liệu, vật phẩm và môi trường nuôi cấy nhiễm trùng phải
được khử trùng trước khi thải bỏ hoặc rửa sạch để sử dụng lại.
- Đóng gói và vận chuyển bệnh phẩm phải tuân theo quy định quốc gia
hoặc quốc tế.
- Nếu mở cửa sổ cần phải có lưới chống côn trùng.
3.3.2. Tiêu chuẩn thực hành phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3
Áp dụng tất cả những quy tắc của phòng xét nghiệm cơ bản cấp 1, 2 và
các điểm sau:
- Quần áo bảo hộ phòng xét nghiệm phải kín phía trước. Sử dụng loại
có mũ trùm đầu, bao giày cần thiết. Không sử dụng áo choàng cài khuy phía
trước hoặc ngắn tay. Quần áo làm việc trong phòng xét nghiệm phải được tiệt
trùng trước khi đưa ra ngoài.
- Các thao tác có nguy cơ tạo khí dung như: mở hộp chứa vật liệu
nhiễm trùng sau khi ly tâm, lắc, trộn; nuôi cấy, phân lập… nên tiến hành
trong tủ an toàn sinh học.
3.4. Xử lý chất thải
Việc phân loại, trang bị dụng cụ đựng rác và xử lý các loại chất thải từ
PXN phải đáp ứng các tiêu chuẩn về xử lý chất thải bệnh viện ban hành kèm
theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế.
3.5. An toàn hóa học, lửa, điện, bức xạ và trang thiết bị
Người làm việc trong PXN vi sinh vật không nhữngbị phơi nhiễm vi
sinh vật gây bệnh mà còn có khả năng nhiễm các loại hóa chất. Họ phải có
những kiến thức cần thiết về tính độc của những loại hoá chất này, kiểu tiếp
xúc và những mối nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng và bảo quản. Dữ liệu
an toàn nguyên vật liệu hay thông tin về các hoá chất nguy hiểm đều được các
13

nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp đưa ra. Các PXN có sử dụng những hóa chất
nguy hiểm cần tìm hiểu những thông tin này.
Tất cả thiết bị điện và hệ thống đường dây điện cần tuân thủ các tiêu
chuẩn và quy định về an toàn điện quốc gia. Việc kiểm tra thường xuyên tất
cả các thiết bị điện, kể cả hệ thống nối đất là rất cần thiết. Ngoài ra, cần lắp
đặt đường dây điện, ổ cắm phải cao hơn nền PXN khoảng 40 cm, không gần
chỗ có vòi nước. Mỗi PXN cần có cầu dao, cầu chì hay aptomat để có thể cắt
điện khi cần thiết.
3.6. Xử lý sự cố trong phòng xét nghiệm
Có nhiều sự cố có thể xảy ra trong PXN. Những sự cố này có thể do sai
sót trong thao tác của người làm xét nghiệm như bị tràn đổ dung dịch chứa
TNGB, bị vật sắc nhọn đâm vào tay chân khi làm việc với TNGB hay sự cố
do mất điện, thiên tai, hỏa hoạn… Cán bộ xét nghiệm phải được cảnh báo về
các sự cố có thể xảy ra và được hướng dẫn xử lý các sự cố. Các hướng dẫn cụ
thể sẽ được đề cập trong khóa huấn luyện về an toàn sinh học. Nguyên tắc xử
lý trong trường hợp xảy ra sự cố như sau:
– Xử lý tại chỗ theo đúng quy trình;
– Ghi chép lại sự cố, biện pháp xử lý đã thực hiện.
– Báo cáo người phụ trách PXN về sự cố này.
3.6.1. Sự cố bị vật sắc nhọn đâm vào tay trong khi làm việc với tác nhân gây
bệnh
– Báo với đồng nghiệp làm việc gần đó (nếu có).
– Bộc lộ vết thương.
– Nhẹ nhàng nặn máu (chú ý không làm tổn thương tổ chức mô).
– Xả nước tối thiểu trong vòng 5 phút (trong khi vẫn nặn máu).
– Sử dụng băng gạc để che vết thương.
– Rời khỏi PXN.
14

– Ghi chép và báo cáo sự việc với người chịu trách nhiệm quản lý
PXN.
3.6.2 Sự cố làm đổ dung dịch chứa tác nhân gây bệnh trng tủ ATSH.
Trong trường hợp đánh đổ dung dịch chứa tác nhân gây bệnh(TNGB)
trên bề mặt làm việc của tủ ATSH, cần tiếp tục để tủ chạy để ngăn chặn sự
phát tán khí dung ra ngoài tủ ATSH. Nhân viên PXN thực hiện theo các bước
sau:

1. Báo cho đồng nghiệp làm việc gần đó


2. Tháo găng tay và đưa tay ra khỏi tủ ATSH
3. Lấy bộ dụng cụ xử lý tràn đổ dung dịch chứa TNGB
4. Đi găng tay mới. Dùng khăn/ giấy thấm phủ lên mẫu bị đổ
5. Đổ chất khử trùng lên vùng bị đổ theo chiều từ ngoiaf vào trong
6. Tháo bỏ găng tay, đưa tay ra khỏi tủ ATSH . Để khoảng 30 phút cho
chất khử trùng phát huy tác dụng diệt khuẩn
7. Đi găng tay mới. Dùng kẹp gắp khăn/ giấy thấm cho vào túi đựng chất
thải lây nhiễm. Nếu có mảnh vỡ sắc nhọn, dùng kẹp gắp các mảnh vỡ
bỏ vào hộp đựng vật sắc nhọn.
8. Lau sạch vùng bị đổ bằng khăn/ giấy thấm
9. Lau bề mặt làm việc, thành bên trong của tủ ATSH và các dụng cụ bên
trong tủ bằng khăn/ giấy thấm.
10.Tháo găng tay, rửa tay đúng cách
11.Ghi chép, báo cáo sự việc với người phụ trách quản lý PXN
12.Có thể bắt đầu làm việc trở lại sau 10 phút hoặc theo hướng dẫn của
người phụ trách PXN
3.6.3 Sự cố làm đổ dung dịch chúa tác nhân gây bệnh ben ngoài tủ ATSH

- Trong trường hợp làm đỏ dung dịch chứa TNGB không lây nhiễm qua
đường hô hấp:
15

1. Báo cho đồng nghiệp làm việc gần đó


2. Tháo găng tay. Thay trang bị Bảo hộ cá nhân khác
3. Lấy bộ dụng cụ xử lý tràn đổ dung dịch chứa TNGB
4. Phủ giấy thấm phủ lên mẫu bị đổ từ ngoài vào trong
5. Đổ chất khử trùng lên vùng bị đổ theo chiều từ ngoài vào trong... Để
khoảng 30 phút cho chất khử trùng phát huy tác dụng diệt khuẩn
6. Đi găng tay mới. Dùng kẹp gắp khăn/ giấy thấm cho vào túi đựng chất
thải lây nhiễm. Nếu có mảnh vỡ sắc nhọn, dùng kẹp gắp các mảnh vỡ
bỏ vào hộp đựng vật sắc nhọn.
7. Lau sạch vùng bị đổ bằng khăn/ giấy thấm
8. Thay găng tay, rửa tay
9. Ghi chép, báo cáo sự việc với người phụ trách quản lý PXN
* Trong trường hợp làm đổ dung dịch chứa TNGB lây nhiễm qua
đường hô hấp:

1. Nín thở và rời khỏi phòng


2. Báo đồng nghiệp làm việc trong phòng rời khỏi phòng xn
3. Đặt biển cảnh báo”NGUY HIỂM, CẤM VÀO” ở cửa ra , vào PXN
4. Cởi bỏ quần áo bảo hộ, găng tay , khẩu trang
5. Rửa, khử trùng tay
6. Đợi ít nhất 30 phút để khí dung tạo ra do đnahs đổ lắng xuống
7. Sau 30 phút, mặc trang bị BHCN và thực hiện từ bước 3 đến bước 11
của quy trình xử lý sự cố đôi với TNGB không lây nhiễm qua đường hô
hấp.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


PHẦN I. CÂU HỎI LỰA CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG.
Câu 1: Phòng ngừa phát tán tác nhân gây bệnh có chủ ý từ phòng xét nghiệm
ra cộng đồng là hoạt động liên quan đến (lựa chọn đáp án đúng nhất):
16

a. An toàn sinh học


b. An ninh sinh học
c. Vận chuyển tác nhân gây bệnh
d. Cả a,b,c đều đúng
Câu 2: Phòng ngừa phát tán tác nhân gây bệnh không có chủ ý từ phòng xét
nghiệm ra cộng đồng là hoạt động liên quan đến (lựa chọn đáp án đúng nhất):
a. An toàn sinh học
b. An ninh sinh học
c. Vận chuyển tác nhân gây bệnh
d. Cả a,b,c đều đúng
Câu 3: Không báo cáo việc bị đánh cắp các mẫu bệnh phẩm là vấn đề liên
quan đến (lựa chọn đáp án đúng nhất)
a. An toàn sinh học
b. An ninh sinh học
c. Vận chuyển tác nhân gây bệnh
d. Cả a,b,c đều đúng
Câu 4: Lựa chọn nhóm nguy cơ phù hợp của các vi sinh vật dưới đây (đánh
dấu X vào ô thích hợp)
Nhóm nguy cơ
STT Tác nhân gây bệnh
1 2 3 4
1 Virus cúm A- H5N1
2 Virus viêm gan B
3 Virus HIV
4 Vi khuẩn Bacillus subtilis
5 Vi khuẩn tả
Câu 5: Các nhóm yếu tố chính để đảm bảo ATSH bao gồm (lựa chọn đáp án
đúng nhất):
17

a. Cơ sở vật chất; trang thiết bị; nhân sự; đào tạo; thực hành; xử lý và
khắc phục sự cố
b. Cơ sở vật chất; nhân sự; đào tạo; thực hành; xử lý chất thải
c. Cơ sở vật chất; trang thiết bị; nhân sự; thực hành; xử lý chất thải
d. Cơ sở vật chất; trang thiết bị; nhân sự; đào tạo; phòng ngừa; xử lý và
khắc phục sự cố
Câu 6: Hàng rào bảo vệ thứ nhất là (có thể lựa chọn nhiều đáp án):
a. Phòng xét nghiệm
b. Tủ ATSH
c. Trang bị bảo hộ cá nhân
d. Hệ thống thông khí
Câu 7: Hàng rào bảo vệ thứ hai là (có thể lựa chọn nhiều đáp án):
a. Phòng xét nghiệm
b. Tủ ATSH
c. Trang bị bảo hộ cá nhân
d. Hệ thống thông khí

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Viện Vệ sinh – Dịch tế Trung ương. “Kỹ năng cơ bản trong phòng xét
nghiệm vi sinh vật gây bệnh” (2008).
2. Viện Vệ sinh – Dịch tế Trung ương. An toàn sinh học (2020)
3. Thông tư 37/2017/TT-BYT ngày 25/12/2017 “Quy định về thực hành
bảo đảm an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm”
18

Bài 2. KỸ THUẬT LẤY, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN BỆNH PHẨM


TRONG XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Trình bày được nguyên tắc và quy trình các kỹ thuật lấy các loại mẫu
nghiệm thông thường trong xét nghiệm huyết học.

2. Thực hành thành thạo kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch và mao mạch.
NỘI DUNG
A. LẤY MÁU
I. Lấy máu tĩnh mạch

1. Dụng cụ và hoá chất


- Kim lấy máu hoặc bơm kim tiêm. Thường dùng kim số 20 hoặc kim
lớn hơn, dài khoảng 15mm.
- Ống nghiệm đựng máu có hoặc không có chất chống đông. Ống
nghiệm có chất chống đông phải thích hợp với lượng máu được lấy. Thường
dùng EDTA cô đặc 1,5mg/1 ml máu.
- Dây garô.
- Cồn 700 hoặc cồn iode.
- Bông thấm.
2. Chuẩn bị bệnh nhân
- Bệnh nhân không cần nhịn đói trước khi lấy máu. Trong vòng 12 giờ
trước khi lấy máu không ăn chất béo dẫn đến tình trạng tăng lipid máu có thể
gây sai số một vài xét nghiệm.
- Thời gian lấy máu phải cách xa các vận động thể lực.
- Tốt nhất bệnh nhân nên đi đến phòng xét nghiệm để lấy máu. Khi
bệnh nhân không đi đựoc thì mới lấy máu tại giường.
3. Tiến hành lấy máu
19

- Vị trí thường lấy máu là tĩnh mạch giữa cẳng tay và mu bàn tay. Có
thể lấy máu ở các vị trí khác như cổ tay, tĩnh mạch mắt cá chân hay bàn chân.
- Khi lấy máu tránh các vùng bướu máu, bỏng, sẹo, phù thủng.
- Nếu bệnh nhân đang truyền tĩnh mạch thì lấy máu ở tay đối diện. Nếu
bệnh nhân truyền TM cả hai tay thì lấy máu dưới vị trí truyền từ một tĩnh
mạch khác sau khi đã ngưng truyền 2 phút. Một lượng máu nhỏ đầu tiên nên
được loại bỏ nếu không máu sẽ bị pha loãng với dịch truyền.
- Ống nghiệm đựng máu phải được dán nhãn và ghi tên tuổi bệnh nhân,
khoa phòng.
- Kiểm tra xem Pitton có xê dịch dễ dàng trong lòng ống tiêm không.
- Bệnh nhân ngồi ngay ngắn, tay duỗi thẳng trên bàn. Nếu bệnh nhân
nằm trên giường, tay bệnh nhân cũng duỗi thẳng trên giường.
- Buộc dây garô cách 7,5 - 10cm trên vùng định lấy máu, không chặt
lắm chỉ đủ để máu chảy chậm lại. Garô không được để lâu quá 2 phút tránh
cô đặc máu làm số lượng hồng cầu tăng một cách giả tạo.
- Dùng đầu ngón trỏ để tìm tĩnh mạch tốt nhất, sau khi tìm được chận
trên tĩnh mạch để xác định vị trí chọc. Tĩnh mạch được cảm nhận như một
ống cao su mềm dẻo và xốp. Nếu tĩnh mạch có huyết khối thì không mềm dẻo
và cảm giác giống như một dây thừng không nên chọc.
- Sát trùng vùng choc theo vòng xoắn ốc từ trong ra ngoài. Sau khi sát
trùng để khô tự nhiên hoặc lau khô bằng một miếng bông hay gạc vô trùng.
Nếu còn cồn sẽ làm bệnh nhân đau khi chọc và có thể gây tan máu.
- Kiểm tra đầu kim để chắc chắn là không có móc hay tắc nghẽn.
- Kiểm tra lại bơm tiêm xem pitton đã vào sát đáy bơm tiêm chưa. Chọc
kim ngay vào tĩnh mạch một cách dứt khoát, tránh rút ra đâm vào nhiều lần.
Nếu chọc nhiều lần không được , phải lấy máu ở vị trí khác.
- Khi máu lọt vào bơm tiêm, kéo nhẹ pitton để máu chảy tự nhiên thành
tia liên tục, không nổi bọt. Không nên nôn nóng kéo mạnh pitton để hút máu
20

cho nhanh sẽ gây xẹp tĩnh mạch, khó lấy máu và máu sẽ bị tiêu huyết hoặc
không khí lọt vào ống nghiệm làm máu nổi bọt.
- Sau khi lấy đủ lượng máu cần. Mở garô, đè lên vị trí chọc một miếng
bông khô rồi rút kim nhanh và nhẹ nhàng ra khỏi tĩnh mạch. Tiếp tục đè nhẹ
lên vị trí chọc 1 vài phút cho đến khi máu ngừng chảy. Nếu không máu sẽ rò
rỉ vào mô xung quanh gây bướu máu.
- Tháo bỏ kim tiêm và bỏ vào thùng chứa riêng biệt, không được bỏ vào
thùng rác. Không dùng kim 2 lần ngay cả khi chọc tĩnh mạch lần thứ hai trên
cùng một bênh nhân để đảm bảo kim được vô trùng.
- Bơm máu nhẹ nhàng vào thành ống nghiệm để tránh nổi bọt và vỡ
hồng cầu. Nếu ống nghiệm có chất chống đông phải lắc trộn ống nhiệm nhẹ
nhàng nhiều lần cho đến khi chất chống đông tan hết.
4. Các lỗi thường gặp trong chọc tĩnh mạch cần lưu ý (các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng mẫu )
- Không lau khô vùng chọc sau khi sát trùng.
- Đầu vát của kim hướng xuống dưới.
- Dùng kim quá nhỏ gây tan máu mẫu nghiệm.
- Vị trí chọc không thích hợp ví dụ trên vị trí truyền dịch.
- Buộc dây garô quá lâu trên 2 phút.
- Ghi nhầm tên bệnh nhân.
- Sau khi lấy máu vào ống nghiệm có chất chống đông không lắc kỹ
làm máu đông.
II. LẤY MÁU MAO MẠCH
1. Chuẩn bị
- Kim chích vô trùng (lancet)
- Bông thấm
- Cồn 700 hay cồn có iode
2.Tiến hành
21

- Vị trí lấy máu: Đầu ngón tay 3, 4 (người lớn) hoặc ở gót chân, đầu
ngón chân cái (đối với trẻ em nhỏ).
- Nơi chọn để lấy máu phải được chà xát da cho ấm để máu lưu thông
đều (nếu trời lạnh)
- Dùng bông thấm cồn chà mạnh cho sạch hết bụi và tróc vảy của biểu
bì rồi để khô tự nhiên.
- Nắm nhẹ nhàng và căng vừa phải đầu ngón tay cho da được thẳng
bằng bàn tay trái, tay phải cầm kim chích đâm nhanh 1 nhát gọn và ngọt vào
hông đầu ngón tay sâu chừng 1-1,5mm.
- Lau bỏ giọt máu đầu bằng bông vì có thể bị lẫn dịch tổ chức
- Lấy máu từ giọt thứ 2 trở đi. Không nên nắn bóp để làm máu chảy
nhanh, chỉ nên vuốt nhẹ nhàng ngón tay và cách xa chỗ chích.
- Khi lượng máu cần thiết đã đạt được, dùng bông khô để nhẹ lên chỗ
chích để máu ngừng chảy.
3. Lưu ý
- Không lấy máu ở nơi nghi có tắc mạch hoặc phù thủng.
- Tránh dùng kim chích tĩnh mạch để lấy máu mao mạch, vì mũi kim có
lỗ dễ gây nhiễm trùng và vết thương không được rộng để máu thoát ra tự do.
- Tất cả kim chích vô trùng chỉ nên dùng 1 lần cho 1 bệnh nhân.
- Chờ cho cồn bốc hơi khô nơi sát trùng và để khô tự nhiên trước khi
lấy máu. Nếu không máu sẽ trào lên từng giọt nơi đầu ngón tay còn ướt. Hơn
nữa, cồn và các hoá chất sát trùng khác sẽ làm đông đặc các chất protein trong
huyết tương. Do đó hồng cầu dễ dính chùm và đưa đến kết quả sai lệch.
- Nếu máu không chảy ra tự do nghĩa là quá ít, chúng ta nên chọn chỗ
khác và chọc lại
B. BẢO QUẢN BỆNH PHẨM
1. Xét nghiệm tế bào
- Chống đông bằng EDTA-K3.
22

- Cần lưu ý một số trường hợp EDTA có thể gây ngưng tập tiểu cầu,
làm giảm tiểu cầu giả tạo.
- Cần tiến hành xét nghiệm trước 01 giờ (tối đa 4 giờ sau khi lấy mẫu
nghiệm).
- Nếu để lâu, tiểu cầu sẽ kết dính vào thành ống nghiệm, gây sai lạc kết
quả.
- Nếu mẫu nghiệm để lâu chưa tiến hành xét nghiệm ngay được thì phải
nút kín mẫu nghiệm tránh hiện tượng bay hơi làm cô đặc máu giảt tạo.
2. Xét nghiệm đông máu
- Chống đông bằng dung dịch Natri citrat 3,8%, và phải trộn máu với
chất chống đông ngay sau khi lấy máu. Phải lấy đúng tỷ lệ giữa chất chống
đông/ máu và phải kiểm tra để chắc chắn là không có máu đông trong ống
nghiệm trước khi ly tâm. Mục đích là để có thể phục hồi canxi khi bắt đầu
tiến hành xét nghiệm.
- Các yếu tố đông máu dễ bị phân hủy nên phải tiến hành xét nghiệm
càng sớm càng tốt. Trong trường hợp chưa thể làm xét nghiệm ngay thì cần
bảo quản mẫu ở nhiệt độ 2-60C và tiến hành xét nghiệm trong vòng 4 giờ sau
khi lấy mẫu.
3. Xét nghiệm truyền máu
a. Máu chống đông bằng EDTA-K3:
Lấy hồng cầu, rửa (bằng nước muối sinh lý) pha chế thành huyền dịch
hồng cầu, để phát hiện các kháng nguyên hồng cầu (định nhóm máu ABO,
nhóm máu Rh, các nhóm máu khác).
b. Máu không chống đông:
Tách huyết thanh để phát hiện kháng thể nhóm máu.
C. VẬN CHUYỂN BỆNH PHẨM
Ống máu cần được vận chuyển ở tư thế đứng thẳng và an toàn trong
hộp chứa đựng có nắp hoặc trong túi để trong hộp vận chuyển. Đi qua khu
23

vực địa hình khó đi, nên đệm để tránh vỡ hồng cầu. Chèn giấy thấm xung
quanh đề phòng bị tràn máu ra ngoài.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


PHẦN I. CÂU HỎI LỰA CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG.

1. Chống đông dùng cho xét nghiệm huyết học:


A. EDTAK3 dạng đông khô

B. Heparin dạng đông khô.

C. Sodium citrate 3.8%

D. Tất cả các ý trên.

2. Chống đông dùng cho xét nghiệm đông máu:


A. . EDTAK3 dạng đông khô

B. Heparin dạng đông khô.

C. Sodium citrate 3.8%

D. Na citrate 3.8.%

3. Trong xét nghiệm truyền máu phải lấy hai ống: chống đông bằng
EDTA và không chống đông nhằm mục đích:
A. Ống chống đông để lấy hồng cầu phát hiện kháng nguyên nhóm máu.

B. Ống không chống đông để tách huyết thanh phát hiện kháng thể nhốm
máu.

C. Đảm bảo an toàn trong truyền máu, tránh nhầm lẫn khi định nhóm
máu bệnh nhân và thực hiện phản ứng hòa hợp.

D. Tất cả ý trên đều đúng.

PHẦN II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI.


STT Nội dung Đ S
24

1 Trong xét nghiệm huyết học một số trường hợp EDTA có


thể gây ngưng tập tiểu cầu, làm giảm tiểu cầu giả tạo.
2 Các xét nghiệm đông máu cần tiến hành sớm trước 4 h sau
khi lấy mẫu vì các yếu tố đông máu dễ bị phân hủy gây ảnh
hưởng đến kết quả.

3 Nguyên nhân gây vỡ hồng cầu trong lấy máu tĩnh mạch là
do bơm máu quá mạnh vào thành ống nghiệm.

4 Lấy máu trên tay truyền không gây ảnh hưởng gì đến kết
quả xét nghiệm.

5 Không cần lau bỏ giọt máu đầu trong lấy máu mao mạch
để làm xét nghiệm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Trung Phấn, Kỹ thuật xét nghiệm huyết học và truyền máu ứng dụng
trong lâm sàng (2009), Nhà xuất bản Y học.
2. Giáo trình thực hành huyết học – Trương Đại học Kỹ thuật Y tế Hải
Dương (2012).
3. Quy trình lấy máu xét nghiệm – Trung tâm Y tế huyện Yên Phong
(2019)
25

BÀI 3. KỸ THUẬT LẤY, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN


BỆNH PHẨM TRONG XÉT NGHIỆM HÓA SINH

MỤC TIÊU
1. Trình bày các quy định đối với bệnh nhân trước khi lấy bệnh phẩm (máu,
nước tiểu).
2. Thực hiện đúng cách lấy, bảo quản và vận chuyển đúng cách với từng loại
bệnh phẩm.
3. Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm trong quá
trình lấy, vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm.
NỘI DUNG
A. LẤY BỆNH PHẨM
I. Lấy máu
1. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất

1.1. Dụng cụ

- Khay chữ nhật, hộp đựng bông cồn 700C, hộp đựng bông khô vô khuẩn,
panh, băng dính, kéo.

- Bơm, kim tiêm

- Dây garô, đệm kê tay

- Găng tay.

- Thùng, túi đựng rác, hộp đựng vật sắc nhọn.

- Ống nghiệm có chất chống đông và không chống đông.

1.2. Hóa chất

- Dung dịch sát khuẩn tay nhanh.

- Cồn 70o.
26

 Dụng cụ phải sạch, đảm bảo vô khuẩn riêng cho từng bệnh nhân, có
nắp đậy và phải dán nhãn ghi tên rõ từng bệnh nhận tránh nhầm lẫn.
 Trước khi lấy máu phải đối chiếu tên, tuổi, số giường, chẩn đoán của
bệnh nhân với phiếu xét nghiệm.
 Có thể dùng bơm kim tiêm và ống nghiệm, nhưng tốt nhất là dùng ống
chân không liền kim để đảm bảo đủ lượng máu cần lấy. Đối với những xét
nghiệm đặc biệt, cần lấy vào những dụng cụ đặc biệt khi lấy máu như khí
máu…
 Các dung dịch sát khuẩn: Cồn iot 1-2%, iso betadin, cồn 700…Sát
khuẩn nhiều lần và theo 1 chiều.
- Chất chống đông:
Nếu xét nghiệm cần lấy huyết thanh thì dùng ống máu đông (ống máu
không có chất chống đông).

Nếu xét nghiệm cần huyết tương thì sử dụng ống có chất chống đông:
+ Chống đông bằng citrate: các chất chống đông này tạo phức với ion
canxi trong máu nên ngăn cản quá trình đông máu. Không dùng cho các xét
nghiệm điện giải. Nồng độ 15g/l, 0.5 ml cho 1.5 ml máu.
+ Chống đông bằng heparin: hay dùng là lithium heparin. Cơ chế chống
đông là ức chế chuyển Prothrombin thành Thrombin. Không ảnh hưởng đến
các chất điện giải nếu sử dụng đúng nồng độ. Nồng độ 25 IU/ml.
+ Chống đông bằng EDTA (Ethylen tetra acetic): Cơ chế tạo phức với
ion canxi. Không dùng cho định lượng Kali, Ca, ALP, Ceruloplasmin,
Bilirubin. Nồng độ 2mg/ml máu.
2. Chuẩn bị bệnh nhân

 Trước khi đến phòng xét nghiệm: nhịn đói trước 12h, không dùng chất
kích thích, không luyện tập nặng, tránh tối đa việc dùng thuốc nếu có thể, đối
27

với những xét nghiệm cụ thể nên lấy cùng thời điểm so với những lần trước
để tiện theo dõi, so sánh.
 Khi đến phòng xét nghiệm, tiếp đón, ghi rõ họ tên tuổi, giải thích cho
bệnh nhân yên tâm, cho bệnh nhân nghỉ ngơi và ngồi ở tư thế thoải mái.
3. Tiến hành lấy máu

 Lấy máu tĩnh mạch: Thường lấy máu ở tĩnh mạch nếp gấp khuỷu tay,
mu bàn tay hay mu bàn chân. Không buộc garo quá chặt hay quá lỏng. Chọc
kim xong phải mở garo ngay, không nên để quá 2 phút. Tránh co cơ hoặc xoa
bóp khi đang lấy máu. Có thể dùng bơm tiêm nhưng tốt nhất là dùng ống chân
không.
 Lấy máu mao mạch: thường áp dụng đối với trẻ em hoặc các xét
nghiệm nhanh. Vị trí dái tai, đầu ngón tay.
 Lấy máu động mạch: Thường để đo pH, khí máu. Vị trí lấy thường là
động mạch quay, động mạch đùi. Khi lấy, kỹ thuật viên phải có kinh nghiệm,
giải thích cho bệnh nhân yên tâm.
4. Thời gian lấy máu
 Lấy máu vào buổi sáng sớm khi bệnh nhân vừa ngủ dậy để tránh những
thay đổi do ăn uống và vận động. Nên lấy máu ở thời gian đói qua đêm, ít
nhất là 12 tiếng trước khi lấy máu.
 Một số xét nghiệm thay đổi theo nhịp sinh học. Ví dụ: nồng độ
corticoid có định cao nhất và lúc 8 giờ sáng sau đó giảm dần và thấp nhất lúc
20 giờ, rồi lại tăng dần.
5. Tư thế lấy máu
Ở tư thế khác nhau: đứng, ngồi hay nằm cũng có thể làm thay đổi nồng độ
một số chât trong máu. Điều kiện tốt nhất là để bệnh nhân ngồi trên ghế, ổn
định tư thế 10 phút trước khi lấy máu.
6. Một số trường hợp bất thường của huyết tương, huyết thanh.
28

Bình thường huyết tương, huyết thanh có màu vàng nhạt, trong suốt.
Trong một số trường hợp có sự thay đổi như sau:
 Huyết tương, huyết thanh có màu hồng cho đến đỏ: có thể do vỡ hồng
cầu.
 Huyết tương, huyết thanh đục: có thể do tăng Triglycerid.
 Huyết tương, huyết thanh có màu vàng sẫm do tăng Bilirubin.
II. Lấy nước tiểu
1. Lấy nước tiểu thường quy

Các xét nghiệm nước tiểu định tính thường được làm trên mẫu nước tiểu
bất kỳ, nhưng tốt nhất là mẫu nước tiểu buổi sáng khi mới ngủ dậy. Mẫu nước
tiểu này được tích tụ lâu trong bàng quang qua đêm nên không phụ thuộc vào
chế độ ăn và sự hoạt động của cơ chế ban ngày. Nên rửa sạch bộ phận sinh
dục trước khi lấy nước tiểu, bỏ đoạn đầu của bãi nước tiểu. Dụng cụ phải
sạch. Nên làm xét nghiệm ngay, nếu không phải đậy kín và để nơi thoáng
mát…
2. Lấy nước tiểu 24h

Vào giờ ấn định, ví dụ 6 giờ sáng, bệnh nhân đi tiểu hết bò phần nước tiểu
này đi, sau đó hứng tất cả các bãi nước tiểu trong ngày, kể cả đi đại tiện vào
một dụng cụ sạch. 6 giờ sáng hôm sau đi bãi nước tiểu cuối cùng vào đó rồi
trộn toàn bộ mẫu nước tiểu và đo thể tích. Lấy một lượng nước tiểu vừa đủ
làm xét nghiệm, mang đến phòn xét nghiệm, nhớ ghi rõ hộ tên, tuổi, số lượng
nước tiểu 24h, trong các thuốc đã dùng.
B. BẢO QUẢN BỆNH PHẨM

Phải xem xét nghiệm cần làm bằng huyết thanh, huyết tương hay máu
toàn phần mà bảo quản cho thích hợp. Tránh trường hợp xét nghiệm cần sử
29

dụng huyết thanh hay huyết tương mà lại đi bảo quản máu toàn phần và
ngược lại.
 Nếu xét nghiệm cần phải làm bằng huyết thanh hay huyết tương tươi thì
không được đem cất huyết thanh, huyết tương để tránh làm sai kết quả.
 Trong bất kỳ trường hợp nào, bệnh phẩm cần phải bảo quản được để
trong ống có nắp đậy kín và ghi tên tuổi đầy đủ.
 Chỉ bảo quản huyết thanh và huyết tương, không bảo quản máu toàn
phần trừ một và trường hợp đặc biệt. Nếu bảo quản máu toàn phần thì phải cất
trong ngăn mát, không được để đông đá tránh vỡ hồng cầu.
 Nhiệt độ: có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng, tủ lạnh hoặc tủ đông lạnh
tùy loại bệnh phẩm và thời gian bảo quản nhưng nhiệt độ phải hằng định.
 Thời gian bảo quản càng dài thì nhiệt độ phải càng thấp.
 Chất bảo quản sử dụng thích hợp cho từng loại bệnh phẩm và thời gian
bảo quản.
 Tránh làm bay hơi hay pha loãng bệnh phẩm.
 Khi lấy bệnh phẩm ra làm phản ứng thì phải làm ấm lại đến nhiệt độ
phản ứng. Khi lấy bệnh phẩm ra để rã đông ở nhiệt độ phòng, sau đó trộn đều
bệnh phẩm, làm xét nghiệm ở nhiệt độ phản ứng. Không dùng mẫu bệnh
phẩm đã rã đông lại.
C. VẬN CHUYỂN BỆNH PHẨM

Nguyên tắc: Sau khi lấy mẫu phải vận chuyển đến phòng xét nghiệm
trong vòng 1 giờ. Trường hợp vận chuyển đến phòng XN ở xa thì phải ly
tâm tách huyết thanh hoặc huyết tương tùy xét nghiệm. Nếu thời gian vận
chuyển > 1giờ thì phải vận chuyển trong thùng giữ lạnh, tránh ánh sáng và va
đập mạnh.
30

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


PHẦN I. CÂU HỎI LỰA CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG.
Câu 1: Thời gian thích hợp nhất để làm xét nghiệm đường sau khi lấy
máu:
A. 1h
B. 2h
C. Trong ngày
D. Hôm sau
Câu 2: Sử dụng loại chất chống đông nào để tránh hiện tượng hủy đường
máu:
A. Oxalate natri
B. Heparin lithium
C. Citrate natri
D. Flourua natri
Câu 3: Không được bảo quản bệnh phẩm nào trong tủ đông lạnh
A. Huyết thanh
B. Huyết tương
C. Dịch chọc dò
D. Máu toàn phần
PHẦN II. CÂU HỎI ĐIỀN TỪ.
Câu 4: Nguyên tắc vận chuyển bệnh phẩm
A. Sau khi lấy mẫu phải vận chuyển đến phòng xét nghiệm trong ...….
giờ.
B. Trường hợp vận chuyển đến phòng XN ở xa thì phải
……………….....
C. Nếu thời gian vận chuyển > 01giờ thì ………………………………….

TÀI LIỆU THAM KHẢO


31

1. Bộ môn Hóa sinh, Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương, Kỹ thuật
xét nghiệm hóa sinh lâm sàng (2012)
2. Quy trình lấy máu xét nghiệm (2019), Trung tâm Y tế huyện Yên
Phong.
3. Sổ tay lấy mẫu (2019), Trung tâm Y tế huyện Yên Phong.
32

BÀI 4. KỸ THUẬT LẤY, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN MẪU


BỆNH PHẨM TRONG XÉT NGHIỆM VI SINH

MỤC TIÊU
1. Trình bày được phương pháp lấy bệnh phẩm dịch não tủy, phân, đường
hô hấp
2. Trình bày được sơ cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn trong quá trình lấy
mẫu
NỘI DUNG
A. LẤY BỆNH PHẨM
I. Lấy mẫu phân
Các mẫu phân được dùng để chẩn đoán vi sinh vật rất hiệu quả nếu
được thu thập ngay sau khi bệnh nhân bị ỉa chảy cấp (với virus ≤ 48 giờ và vi
khuẩn < 4 ngày), và nên lấy trước khi điều trị kháng sinh. Có thể lấy từ 2 - 3
mẫu phân chia ra cho các ngày. Phân là mẫu xét nghiệm ưu tiên cho nuôi cấy
vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Tăm bông trực tràng được dùng để lấy phân
ở trẻ em và tăm bông trực tràng không khuyến cáo để lấy phân cho chẩn đoán
virus.
1. Chuẩn bị môi trường và dụng cụ
- Hộp chứa phân phải có sạch, khô và có nắp vặn.
- Hộp vận chuyển phân để chán đoán ký sinh trùng: dung dịch formalin
10%, polyviny isopropyl alcohol (PVA).
2. Phương pháp lấy mẫu phân
- Lấy mẫu phân tươi, 5 ml dung dịch hoặc 5 gram phân đặc, đưa vào
hộp hoặc tuýp bảo quản.
- Dán nhãn.
Phương pháp lấy mẫu phân bằng tăm bông trực tràng (ở trẻ em)
- Tăm bông phải được làm ẩm bằng nước muối vô khuẩn.
33

- Đưa chóp tăm bông vào qua cơ thắt hậu môn rồi xoay nhẹ nhàng.
- Lấy tăm bông ra và kiểm tra chắc chắn đầu tăm bông đã có dính phân.
- Đưa tăm bông vào tuýp vô khuẩn hoặc hộp bảo quản có chứa môi
trường thích hợp cho vận chuyển virus hoặc vi khuẩn.
- Bẻ gẫy phần trên cùng của cán tăm bông không chạm vào tuýp, sau
đó vặn chặt nắp lại.
- Dán nhãn lên tuýp.
II. Lấy mẫu bệnh phẩm đường hô hấp
Mẫu xét nghiệm được lấy từ trên hoặc dưới bộ máy đường hô hấp là
còn phụ thuộc vào vị trí nhiễm trùng. Căn nguyên vi khuẩn gây bệnh đường
hô hấp trên (virus và vi khuẩn).
Khi viêm thanh quản cấp, nếu chúng ta không lấy mẫu xét nghiệm hầu
họng hoặc tỵ hầu để kiểm tra thì có thể từ đó dẫn đến tiến triển làm tắc nghẽn
đường hô hấp.
1. Chuẩn bị môi trường và dụng cụ
- Môi trường vận chuyển vi khuẩn và virus.
- Tăm bông hoặc loại có cán bằng kim loại, mềm đầu là sợi mềm đặc
biệt.
- Đè lưỡi.
- Dụng cụ banh mũi.
- Máy hút dịch hoặc bơm tiêm loại 20 - 50 ml.
- Tuýp vô khuẩn có nắp vặn.
2. Mẫu xét nghiệm lấy từ đường hô hấp trên
- Dùng dụng cụ đè lưỡi để đè lưỡi xuống. Dùng đèn có nguồn sáng
mạnh soi vào vị trí có viêm hoặc xuất tiết sau tỵ hầu.
- Dùng tăm bông chà sát nhẹ mặt sau và trước của hốc amidal, sau lưỡi
gà rồi kéo ra không được chạm vào lưỡi, răng hoặc thành trong của má và đưa
vào tuýp đựng môi trường vận chuyển có nắp vặn.
34

- Bẻ đoạn trên của tăm bông, phần không chạm vào tuýp và vặn chắc
nắp.
- Dán nhãn trên hộp đựng mẫu xét nghiệm.
- Hoàn thành các mẫu yêu cầu của phòng thí nghiệm.
3. Lấy mẫu qua đường mũi
- Để bệnh nhân ngồi ở tư thế thật thoải mái, hơi ngả đầu ra phía sau và
đưa banh mũi vào.
- Dùng loại tăm bông có cán được làm bằng kim loại mỏng, mềm,
không gỉ vào qua banh mũi, song song với sàn mũi và không hướng đi lên.
Sau đó bẻ cong dây kim loại và đưa vào trong cổ họng, di chuyển đầu bông
lên phía trên khu vực tỵ hầu.
- Xoay đầu bông trên màng tỵ hầu vài lần rồi nhẹ nhàng kéo ra đưa vào
tuýp có môi trường vận chuyển và có nắp vặn.
- Bẻ đoạn trên của tăm bông, phần không chạm vào tuýp và vặn chắc
nắp.
- Dán nhãn trên tuýp đựng mẫu xét nghiệm.
4. Bệnh phẩm đường hô hấp dưới
- Hướng dẫn cho bệnh nhân thở sâu và ho bật đờm mủ trực tiếp vào
hộp vô trùng có miệng rộng, ít nhất là 05 ml. Tránh nước bọt hoặc mũi.
- Dán nhãn trên hộp đựng mẫu xét nghiệm.
- Hoàn thành các mẫu yêu cầu của phòng thí nghiệm.
III. Lấy mẫu xét nghiệm máu
Máu và huyết thanh là mẫu xét nghiệm thường được làm để điều tra các
bệnh truyền qua đường máu. Máu tĩnh mạch có thể dùng để phân lập và định
danh căn nguyên gây bệnh trong quá nuôi cấy, hoặc tách huyết thanh để phát
hiện các gen (PCR), đặc biệt là kháng thể, kháng nguyên hoặc độc tố (bằng
phương pháp ELISA). Để xử lý các mẫu xét nghiệm cho chẩn đoán virus thì
huyết thanh thích hợp hơn là máu nguyên, trừ khi sử dụng trực tiếp.
35

1. Chuẩn bị dụng cụ lấy máu


- Khử trùng ngoài da: cồn 70% hoặc povidon iodin 10%, bông gạc,
băng sơ cứu.
- Găng tay vô khuẩn dùng 1 lần.
- Garô, bộ lấy máu chân không (vaccutainer) hoặc bơm kim tiêm dùng
1 lần.
- Bộ lấy chưa máu chân không hoặc tuýp đựng máu có nắp vặn, chai
cấy máu (50 ml/người lớn, 25 ml/trẻ em) có chứa môi trường thích hợp.
- Gắn nhãn và dùng bút không xoá.
2. Phương pháp lấy máu
- Đặt ga rô phía trên vị trí chọc ven.
- Bắt mạch để xác định vị trí ven. Sát trùng tại vị trí lấy vên và rộng ra
vùng xung quanh, để bay hơi hết rồi thực hiện chọc ven.
- Nếu dùng bơm tiêm một lần thì lấy 5-10 ml/người lớn, từ 2-5 ml/trẻ
em.
- Xong bỏ garô, ép mạch đến khi máu ngừng chảy và dán băng lên
trên.
- Chuyển mầu vào tuýp vận chuyển có nắp và chai cấy máu
- Dán nhãn tuýp, dùng bút không xoá ghi số bệnh nhân.
- Hoàn thành các mẫu yêu cầu trường hợp điều tra của phòng thí
nghiệm theo số của bệnh nhân.
B. BẢO QUẢN BỆNH PHẨM
1. Bảo quản mẫu phân
- Mẫu phần cần được vận chuyển ở điều kiện 4 - 8 oC. Số lượng vi
khuẩn có thể giảm đáng kể nếu mẫu xét nghiệm không được xử lý trong vòng
01 - 02 ngày sau khi được thu thập. Vi khuẩn Shigella có nhạy cảm đặc biệt
khi nhiệt độ tăng lên.
2. Bảo quản bệnh phẩm xét nghiệm từ đường hô hấp
36

Tất cả mẫu xét nghiệm đường hô hấp trừ đờm đều được vận chuyển
trong môi trường thích hợp cho vi khuẩn hoặc virus.
3. Bảo quản bệnh phẩm máu
Bệnh phẩm máu có thể được bảo quản ở nhiệt độ thường 02 giờ trước
khi tiến hành nuôi cấy.
Đối với mẫu máu thực hiện xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể có thể
được bảo quản ở nhiệt độ thường trong 04h.
C. VẬN CHUYỂN BỆNH PHẨM
1. Vận chuyển mẫu phân
- Mẫu xét nghiệm để kiểm tra ký sinh trùng thì nên cho vào dung dịch
formali 10% hoặc PVA (3 phần phân/1 phần bảo quản). Vận chuyển ở điều
kiện nhiệt độ môi trường, trong túi ni lông bịt kín miệng.
2. Vận chuyển bệnh phẩm xét nghiệm từ đường hô hấp
- Chuyển nhanh chóng đến phòng thí nghiệm càng nhanh càng
tốt để giảm tối đa sự phát triển của vi khuẩn hội sinh ở miệng.
- Nếu để tới 24 giờ, qua trình vận chuyển mẫu xét nghiệm vi khuẩn và
virus cần để trong điều kiện nhiệt độ từ 2 - 8oC/môi trường thích hợp.
3. Vận chuyển bệnh phẩm máu
- Ống máu cần được chuyển ở tư thế đứng thẳng và an toàn trong chia
đựng có nắp hoặc trong túi để trong hộp vận chuyển. Đi qua khu vực địa hình
khó đi, nên đệm hoặc treo chai lên để tránh vỡ hồng cầu. Chèn giấy thấm
xung quanh đề phòng bị tràn dung dịch ra ngoài.
- Nếu như mẫu xét nghiệm đến được phòng xét nghiệm trong vòng 24
giờ, hầu như các căn nguyên gây bệnh là vi khuẩn vẫn tồn tại trong điều kiện
vận chuyển ở nhiệt độ môi trường.
37

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

PHẦN I. CÂU HỎI LỰA CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG.


Câu 1. Chai máu nuôi cấy và tuýp bệnh phẩm máu cần được chuyển ở tư thế
… và an toàn trong chia đựng có nắp hoặc trong túi để trong hộp vận chuyển.
a. Thẳng đứng
b. Nằm ngang
c. Nghiêng 45o
d. Dốc ngược
Câu 2: Mẫu xét nghiệm để kiểm tra ký sinh trùng thì nên cho vào dung dịch
formalin ...% hoặc PVA (3 phần phân/1 phần bảo quản)
a. 10%
b. 20%
c. 30%
d. 40%
Câu 3: Môi trường vận chuyển vi khuẩn thích hợp cho tăm bông trực tràng:
a. CARRY – BLAIR.
b. BHI
c. Mueller-Hinton
d. Pepton kiềm

PHẦN II. CÂU HỎI ĐIỀN TỪ.


Câu 4. Dịch não tủy được lấy và chuyển trực tiếp vào các tuýp có
………………………... Nếu bệnh phẩm không được chuyển nhanh chóng thì
các tuýp riêng nên được tập chung để cho quy trình xử lý virus và vi khuẩn.
Câu 5. Các mẫu phân được dùng để chẩn đoán vi sinh vật rất hiệu quả nếu
được thu thập ngay sau khi bệnh nhân bị ỉa chảy cấp (với virus ≤ …………
giờ và vi khuẩn < …………ngày), và nên lấy trước khi điều trị kháng sinh.
38

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Viện Vệ sinh – Dịch tế Trung ương. “Kỹ năng cơ bản trong phòng xét
nghiệm vi sinh vật gây bệnh” (2008)
2. Cục y tế dự phòng - Hướng dẫn lấy mẫu, đóng gói, bảo quản và vận
chuyển mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm (2017).
3. Sổ tay lấy mẫu – Trung tâm y tế huyện Yên Phong (2019).
39

BÀI 5: TIỆT TRÙNG VÀ KHỬ TRÙNG

MỤC TIÊU
1. Phân biệt được 2 phương pháp tiệt trùng và khử trùng
2. Trình bày được các phương pháp tiệt trùng và khử trùng thường được sử
dụng trong bệnh viện
NỘI DUNG
GIỚI THIỆU
Năm 1870, Pasteur đã dùng sức nóng để ngăn chặn quá trình lên men
lại rượu bia. Đến cuối thê kỷ XIX, nhờ sử dụng các phương pháp vật lý và
hóa học, các dụng cụ phẫu thuật, bông băng và chỉ khâu đã được làm cho
không có “vi trùng”; một số thuốc cũng được làm vô trùng để tiêm. Nhờ đó
đã làm giảm các nhiễm trùng sau mổ và tạo ra được những vùng cơ thể không
có vi khuẩn, cần cho chẩn đoán và điều trị. Điển hình là việc dùng clorua vôi
để rửa tay khi đỡ đẻ năm 1847 của Semmelweis và năm 1867 Lister dùng
phenol làm chất sát khuẩn trong ngoại khoa cho da, dụng cụ và không khí.
I. TIỆT TRÙNG
l. Định nghĩa
Tiệt trùng (sterilization) là tiêu diệt tất cả các vi sinh vật (kể cả nha
bào) và bất hoạt virus hoặc tách bỏ chúng hoàn toàn ra khỏi vật cần tiệt
trùng.
Tất cả các vật liệu đưa vào trong cơ thể người bệnh đều phải đảm bảo
là đã được tiệt trùng, ví dụ bơm kim tiêm, thuốc tiêm, chỉ khâu vết mổ,
catheter, dịch truyền, mảnh ghép.
2. Biện pháp kỹ thuật
Để tiêu diệt tất cả vi sinh vật thì khó khăn nhất là tiêu diệt được nha
bào.
40

Biện pháp được áp dụng nhiều nhất để tiệt trùng là dùng nhiệt độ, các
tia bức xạ giầu năng lượng và ethylenoxid. Tất cả các biện pháp đều phải đảm
bảo hoạt tính tiêu diệt vi sinh vật ở cả bên trong và bên ngoài vật cần tiệt
trùng.
2.1. Khí nóng khô
Không khí được sấy nóng để tiệt trùng, bằng cách dùng tủ sấy (sterilizer,
drying oven) duy trì ở nhiệt độ 170-180°c trong 1 giờ. Mọi vi sinh vật, kể cả
nha bào đều bị tiêu diệt vì các thành phần hữu cơ bị huỷ hoại; song bông và
giấy sẽ bị chuyển màu nâu.
Không khí là môi trường dẫn nhiệt kém nên nếu xếp dụng cụ đầy, chặt
hoặc quá nhiều và tủ sấy không có bộ phận tạo luồng khí chuyển động (quay
vòng) thì ở khoảng giữa không đạt được nhiệt độ như yêu cầu, do vậy cần duy
trì nhiệt độ cao hơn và thòi gian lâu hơn.
Luôn luôn phải kiểm tra chất lượng tiệt trùng bằng các chỉ điểm chuyên
biệt, thường xuyên bằng chỉ điểm hóa học và định kỳ bằng chỉ điểm sinh học.
Khí nóng khô thường được áp dụng để tiệt trùng các vật dùng chịu nhiệt
như kim loại, đồ gốm, thuỷ tinh.
2.2. Hơi nước ở áp suất cao
41

Tiệt trùng bằng cách sử dụng lò hấp (autoclave).


Tác dụng diệt vi sinh vật là nhờ hơi nước căng và bão hoà ở nhiệt độ
trên 100°C; nhờ hơi nước mà tác dụng diệt vi sinh vật tăng lên {căng: hơi
nước ở áp suất cao tương ứng vối nhiệt độ đạt được; bão hoà: pha hơi cân
bằng với pha lỏng của nước).
Thông thường để tiệt trùng các đồ vật nhiễm vi sinh vật cần phải duy trì
ở 120°c (1,0 at) trong 30 phút; nếu 134°c chỉ cần 15 phút.
Kiểm tra độ tiệt trùng thường xuyên bằng chỉ điểm hóa học và định kỳ
bằng chỉ điểm sinh học chuyên biệt (nha bào của một chủng vi khuẩn). Tiệt
trùng bằng lò hấp thường được áp dụng cho các dụng cụ kim loại, đồ vải, cao
su, một số chất dẻo và dung dịch lỏng.
Vận hành lò hấp là làm việc với thiết bị tạo áp suất cao nên phải
nghiêm chỉnh chấp hành quy định bảo đảm an toàn lao động.
2.3. Tia gama
Bức xạ ion hóa giầu năng lượng có thể giết chết vi sinh vật. Tia gama
được áp dụng để tiệt trùng chỉ katgút và các vật dụng nhậy cảm với
ethylenoxid hay nhiệt độ như catheter và các mảnh ghép. Ngoài ra còn dùng
để tiệt trùng các dụng cụ và bông băng trong những túi đóng sẵn.
2.4. Ethylenoxid và formaldehyd
Ethylenoxid là một chất độc, gây dị ứng, kích thích niêm mạc mạnh và
dễ cháy, ngoài ra nó còn là chất gây ung thư. Vì vậy, khi sử dụng phải hết sức
thận trọng và đề phòng nổ.
Lọc vô trùng (Sterile filtration)
Những chất khí và lỏng phải lọc vô trùng nếu như không thể dùng nhiệt
độ được, ví dụ như vacxin, sản phẩm huyết thanh, các dung dịch nhậy cảm
nhiệt độ, không khí và các chất khác; trong một chừng mực nhất định, cả
nước uống.
42

So với các biện pháp vật lý để tiệt trùng thì lọc vô trùng có nhiều yếu tố
không chắc chắn, nên chỉ dùng cho không khí hoặc những sản phẩm sinh học
không thể áp dụng được các biện pháp tiệt trùng khác.
II. KHỬ TRÙNG
1. Định nghĩa
Khử trùng (disinfection) là làm cho vật được khử trùng không còn khả
năng gây nhiễm trùng (chỉ tiêu diệt mầm bệnh mà không phải tất cả các vi
sinh vật).
Khử trùng phải đạt yêu cầu bất hoạt không hồi phục lại (irreversible
inactivating) các mầm bệnh; do vậy tác dụng chế khuẩn (bacteriostatic, ví dụ
kháng sinh) không đáp ứng yêu cầu này.
Khử trùng có vai trò quan trọng khi các tác nhân gây bệnh có thể tồn tại
ở nhiều nơi mà việc tiệt trùng vì nhiều lý do kinh tế và thực tế không thể áp
dụng rộng rãi được.
Có cả hai biện pháp vật lý và hóa học để khử trùng. Nhiều loại chất hóa
học được sử dụng và thưòng được pha thành các dung dịch lỏng làm chất sát
khuẩn (disinfectants). Những hóa chất diệt vi sinh vật trên da và niêm mạc
nhầy còn gọi là chất chông nhiễm trùng (antiseptics).
2. Biện pháp vật lý
2.1. Hơi nước nóng
Luồng hơi nước nóng 80-100°C thường được dùng nhất vì nó giết được
các tế bào sinh trưởng ở trạng thái tự do trong vài phút.
Áp dụng:
Khử trùng quần áo, chăn màn, các dụng cụ đã dùng của người bệnh.
Pasteur hóa sữa 72°c/15 giây hoặc Pasteur hóa đồ uống khác 62°C/30
phút.
2.2. Tia cưc tím (Ultraviolet – UV)
43

Sóng điện từ với bưốc sóng 13,6- 400 nm (gọi là tia cực tím – UV), nhất
là 257 nm, có tác dụng khử trùng. Liều sử dụng 100-500 Wsec/cm2 diệt được
90% hầu hêt các loài vi khuẩn, nhưng không diệt được nha bào và bào tử
nấm.
Tác dụng của tia cực tím dựa trên cơ chế: cấu trúc của các phân tử của vi
sinh vật như acid nucleic bị biến đổi khi hấp thụ bức xạ này, dẫn đến đột biên
làm hỏng chất liệu di truyền và chết.
Tia uv chỉ dùng để khử trùng không khí hay nước sạch; nó có thể gây
viêm kết mạc và giác mạc. Các bóng đèn uv chỉ có tuổi thọ 1- 2 năm. Cường
độ chiếu xạ (Wsec/cm2) cần được theo dõi để kiểm tra hiệu lực và ngăn ngừa
ảnh hưởng đến con ngưòi.
Trong đời sống hàng ngày, việc phơi nắng các dụng cụ (như chăn, màn)
là một cách sử dụng tia UV trong ánh sáng mặt trời. Các phòng ở của người
bệnh nên có nhiều ánh sáng tự nhiên, nhất là ngưòi bệnh lao.
3. Biện pháp hóa học
3.1. Cồn
Thường được dùng là dung dịch ethanol 80%, isopropanol 70% và n-
propanol 60%. Những dung dịch đặc hơn do hút nước trong tế bào ra mạnh
nên hiệu quả kém hơn. Cồn có tác dụng làm biến tính protein và phá huỷ cấu
trúc màng tê bào. Cồn không diệt được nha bào. Tác dụng diệt virus có nhiều
ý kiến khác nhau.
Áp dụng: khử trùng da, nhất là khử trùng bàn tay trong phẫu thuật và vệ
sinh phòng bệnh. Ưu điểm là thời gian tác dụng ngắn, có khả năng thấm vào
da kể cả lỗ chân lông và tuyến mồ hôi, nhưng nhược điểm là bay hơi và dễ
cháy.
3.2 Phenol và dẫn xuất của nó
Thường sử dụng dung dịch 0,5 – 4%; không diệt được nha bào và virus
nhưng vững bền hơn so vối các chất sát khuẩn khác. Phenol có tác dụng phá
44

huỷ màng sinh chất, bất hoạt enzym và biến tính protein. Phenol có thể “ăn”
da, niêm mạc và còn có thể gây độc thần kinh.
Người ta dùng chỉ số phenol để đánh giá tác dụng sát khuẩn của một hóa
chất. Chỉ số phenol là tỷ số giữa nồng độ phenol thấp nhất và nồng độ chất sát
khuẩn thấp nhất cùng có tác dụng như nhau lên một loài vi khuẩn trong một
thời gian nhất định.
3.3. Nhóm halogen
Tác dụng sát khuẩn do phản ứng oxy hóa và halogen hóa các chất hữu
cơ. Phản ứng oxy hóa xảy ra nhanh và không quay trở lại được, còn halogen
hóa thì chậm hơn và không mạnh bằng; chúng làm cho màng tế bào bị phá
huỷ và enzym của vi khuẩn bị bất hoạt. Những phản ứng này cũng xảy ra với
nhiều chất hữu cơ khác nhau, do đó sẽ làm giảm hoạt tính sát khuẩn trong
những dung dịch có nhiều chất bẩn hữu cơ hay các chất oxy hóa và halogen
hóa khác, nhất là amoniac. Halogen có phô tác dụng rộng và thời gian tác
dụng ngắn.
Clo: được sử dụng nhiều ở cả dạng khí nguyên chất và dạng hợp chất
hữu cơ hay vô cơ. Clo dùng để thanh khuẩn nước ăn (nồng độ 0,1 – 0,3
mg/1), nước bể bơi (0,5 mg/L).

(HCIO có hoạt tính giải phóng oxy, nhưng không giết được các vi khuẩn lao
và virus đường ruột).
Chlorua vôi thường được sử dụng nhất để khử trùng chất nôn, chất thải và
dụng cụ thô (pha 1/15 với nước) hoặc rắc hố xí. Chloramin tinh khiết pha
loãng 1% có khả năng khử trùng bàn tay trong 5 phút tác dụng; để khử trùng
cho dụng cụ phải ngâm 20 phút. Khử trùng đồ vải và tẩy uế, dùng dung dịch
45

1,5 – 2,5% trong thời gian 2-12 giờ. Chloramin thô được dùng để tẩy uế như
chlorua vôi.
Iốt: dung dịch iốt và dung dịch cồn iốt (gồm 7% I, 3% KI, 90% cồn) được
sử dụng nhiều để sát trùng da. Hiện nay các sản phẩm phối hợp của iốt với
phân tử hữu cơ (iodophor) hoặc với polymer (như polyvinylpyrrolidone) được
sử dụng nhiều để sát khuẩn da trước mổ. Các iodophor kích ứng da ít hơn iôt
và không giữ màu trên da.
Nhược điểm của halogen là phản ứng không đặc hiệu xảy ra rất nhanh vối
nhiều chất hữu cơ khác nhau và khí clo còn có tính độc, có thể có dị ứng với
iốt.
3.4. Muối kim loại nặng
Hoạt tính kháng khuẩn theo thứ tự Hg, Ag, Cu, Zn. Các ion kim loại
nặng có thể phản ứng với gốc sulfhydryl (-SH) của protein và làm bất hoạt
chúng. Chủ yếu có tác dụng chế khuẩn, không diệt được nha bào, virus và khả
năng diệt các vi khuẩn kháng acid yếu. Trong y học, các hợp chất hữu cơ của
Hg (ví dụ phenol-borat-thuỷ ngân) được dùng để sát trùng vết thương, da và
niêm mạc hoặc dùng trong lưu trữ sinh phẩm (vacxin, kháng huyết thanh) ;
hợp chất hữu cơ của thuỷ ngân có tác dụng ức chế vi khuẩn (bacteriostatic)
nên hiệu quả điều trị thấp. Nitrat bạc được pha chế làm dung dịch nhỏ mắt
cho trẻ sơ sinh; bạc kết hợp với protein và phá huỷ cấu trúc màng tế bào.
Sulfat kẽm hoặc kem/ mỡ oxid kẽm thường được dùng để điều trị bệnh ngoài
da do nhiễm vi khuẩn hoặc nấm .
3.5. Aldehyd
Quan trọng nhất là formaldehyd. Dung dịch 0,5-5,0% và khí 5 gam/cm3
thường được dùng và có tác dụng tiêu diệt được cả vi khuẩn, nấm và virus;
nếu đủ thời gian và ở nhiệt độ cao còn diệt được cả nha bào.
Áp dụng: dung dịch nước để lau chùi sàn nhà và đồ dùng; khí dùng để
khử trùng không khí và máy móc lớn.
46

Formaldehyd kích thích da và viêm mạc, có thể dẫn tới dị ứng và nghi
ngờ có thể gây ung thư. Do làm tủa protein nên không dùng để khử trùng chất
thải. Để trung hoà formaldehyd, dùng amoniac, Sulfit hoặc histidin.
Các chât oxy hóa (H202, KMn04) và thuốc nhuộm (ví dụ xanh methylen,
tím tinh thể): được pha thành dung dịch lỏng dùng làm chất sát khuẩn; có tác
dụng ức chế hoặc giết chết (bacteriocid) vi khuẩn.
2.6. Acid và bazơ:
Acid và bazơ có tác dụng diệt khuẩn vì tính điện phân thành H + và
OH– mạnh.
Tóm lại, chất sát khuẩn là những chất hóa học khác nhau, phá huỷ vi
khuẩn nhanh chậm khác nhau, bằng cách tác động trực tiếp lên toàn bộ cấu
trúc tê bào vi khuẩn, thông qua quá trình lý học hay lý hóa làm cho vi khuẩn
vỡ ra hay bào tương ngưng tụ lại hoặc enzym bị bất hoạt. Nồng độ chất sát
khuẩn được sử dụng rất gần với liều độc cho cơ thể con người, vì vậy chỉ
dùng thuốc sát khuẩn để điều trị tại chỗ.
4. Các yếu tố ảnh hưởng tác dụng của chât sát khuẩn
Nguồn gốc những sai sót ảnh hưởng đến hiệu quả khử trùng gồm nhiều
yếu tố nhưng quan trọng nhất là:
Nồng độ hóa chất
Thời gian tác dụng
Ngoài ra, cần chú ý tới một số yếu tố khác là:
Mật độ vi sinh vật tại nơi khử trùng.
Nhiệt độ (có liên quan tới thòi gian tác dụng).
Môi trường xung quanh có thể cản trở thuốc ngấm tới vi sinh vật hoặc
làm bất hoạt thuốc (ví dụ: vi khuẩn lao trong đờm).
Khả năng đề kháng của vi sinh vật (ví dụ: virus có lớp vỏ lipid sẽ nhậy
cảm với chất hoà tan như cồn, phenol hơn là những virus không có vỏ).
47

Vì vậy, để phát huy hiệu quả của các chất sát khuẩn cần sử dụng đúng
loại thuốc, đủ nồng độ và thòi gian cần thiết tuỳ theo từng loại dụng cụ hoặc
vật cần khử trùng.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

PHẦN I. CÂU HỎI LỰA CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG.


Câu 1: Phương pháp tiêu diệt tất cả các vi sinh vật (kể cả nha bào) và bất hoạt
virus hoặc tách bỏ chúng hoàn toàn ra khỏi vật cần được gọi là:
a. Tiệt trùng
b. Khử trùng
c. Khử khuẩn
d. Làm sạch
Câu 2: Thông thường để tiệt trùng các đồ vật nhiễm vi sinh vật cần phải duy
trì ở trong 30 phút ở nhiệt độ:
a. 80°C
b. 60°C
c. 100°C
d. 121°C
Câu 3: Tia nào sau đây được áp dụng để tiệt trùng chỉ katgút và các vật dụng
nhậy cảm với ethylenoxid hay nhiệt độ như catheter và các mảnh ghép.
a. α
b. γ
c. β
d. λ
Câu 4: Làm cho vật không còn khả năng gây nhiễm trùng (chỉ tiêu diệt mầm
bệnh mà không phải tất cả các vi sinh vật) được gọi là:
a. Tiệt trùng
48

b. Khử trùng
c. Khử khuẩn
d. Làm sạch
Câu 5: Sóng điện từ với bước sóng 13,6- 400 nm (gọi là tia cực tím – UV),
nhất là 257 nm, có tác dụng:
a. Tiệt trùng
b. Khử trùng
c. Khử khuẩn
d. Làm sạch
Câu 6: .... có tác dụng phá huỷ màng sinh chất, bất hoạt enzym và biến tính
protein.
a. Phenol
b. NaOH
c. HCl
d. NaCl
Câu 7: ... 0,5-5,0% và khí 5 gam/cm3 thường được dùng và có tác dụng tiêu
diệt được cả vi khuẩn, nấm và virus; nếu đủ thời gian và ở nhiệt độ cao còn
diệt được cả nha bào.
a. Formaldehyd
b. HCl
c. NaOH
d. NaCl
Câu 8: Dung dịch nào sau đây được pha chế làm dung dịch nhỏ mắt cho trẻ
sơ sinh;
b. AgNO3
c. HCl
d. H2SO4
e. NaOH
49

Câu 9: Tiệt trùng có thể:


a. Tiêu diệt tất cả các loại vi sinh vật (kể cả nhà bào)
b. Chỉ tiêu diệt mầm bệnh mà không phải tất cả các vi sinh vật
c. Chỉ tiêu diệt virus
d. Chỉ chỉ tiêu diệt vi khuẩn
Câu 10: Khử trùng
a. Tiêu diệt tất cả các loại vi sinh vật (kể cả nhà bào)
b. Chỉ tiêu diệt mầm bệnh mà không phải tất cả các vi sinh vật
c. Chỉ tiêu diệt virus
d. Chỉ chỉ tiêu diệt vi khuẩn
Câu 11: Nhiệt độ tiệt trùng của phương pháp hấp ướt là:
e. 70oC
f. 80oC
g. 95oC
h. 121oC
Câu 12: Nhiệt độ tiệt trùng của phương pháp sấy khô là:
a. 60-70oC
b. 170-180oC
c. 95-120oC
d. 110-121oC
PHẦN II. CÂU HỎI ĐIỀN TỪ.
Câu 13: Không khí được ........................ để tiệt trùng, bằng cách dùng tủ sấy
(sterilizer, drying oven) duy trì ở nhiệt độ ........................ trong 1 giờ.
Câu 14: Luồng hơi nước nóng 80-100°C thường được dùng nhất vì nó giết
được các ………………ở trạng thái tự do trong vài phút.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Quyết, Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, Học viện Quân y
(2013), Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân.
50

2. Phạm Ngọc Đính, Kỹ năng cơ bản trong phòng xét nghiệm vi sinh vật
gây bệnh (2008), Nhà xuất bản y học
51

BÀI 6. KỸ THUẬT ĐỊNH NHÓM MÁU ABO, RH TRÊN ĐÁ MEN

MỤC TIÊU
1.Chuẩn bị đúng, đủ: dụng cụ, hóa chất và bệnh phẩm để xác định được
nhóm máu hệ ABO theo đúng nguyên tắc.
2.Thao tác đúng theo quy trình kỹ thuật.
3.Nhận định chính xác kết quả nhóm máu đã làm.
NỘI DUNG
I. ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ ABO TRÊN ĐÁ MEN
1. Nguyên lý:
Nguyên lý của kỹ thuật được dựa trên nguyên lý của phản ứng ngưng
kết.
Nhóm máu hệ ABO được xác định bằng hai phương pháp là huyết
thanh mẫu và hồng cầu mẫu:
- Phương pháp huyết thanh mẫu: sử dụng huyết thanh mẫu chống A,
chống B, chống AB để xác định sự có mặt của kháng nguyên A và B trên bề
mặt hồng cầu.
- Phương pháp hồng cầu mẫu: sử dụng hồng cầu mẫu A, hồng cầu mẫu
B để xác định sự có mặt của kháng thể chống A và kháng thể chống B trong
huyết thanh.
- Đặc điểm nhóm máu hệ ABO
Nhóm Kháng nguyên trên bề Kháng thể trong huyết thanh
máu mặt hồng cầu
A A Kháng thể chống B
B B Kháng thể chống A
AB A và B Không có kháng thể chống A và
kháng thể chống B
O Không có kháng Kháng thể chống A và kháng thể
52

nguyên A và kháng chống B


nguyên B
+ Nếu trong huyết thanh không có các kháng thể tương ứng với các
kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu thì sẽ không có hiện tượng ngưng kết.
+ Nếu các kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu gặp các kháng thể tương
ứng trong huyết thanh sẽ tạo nên hiện tượng ngưng kết, quan sát được bằng
mắt thường.
2. Chuẩn bị:
2.1. Dụng cụ:
- Ống nghiệm thuỷ tinh, giá cắm ống nghiệm, đá men, bút maker, pipet
nhựa, giấy thấm, đũa thủy tinh, nồi cách thủy, máy ly tâm, kính hiển vi, cốc
thủy tinh
2.2. Hóa chất:
- Huyết thanh mẫu: Anti - A, Anti - B, Anti – AB
- Hồng cầu mẫu A, B, O
- Nước muối sinh lý 0.9%
2.3. Bệnh phẩm
- Ống máu chống đông bằng EDTA: 2 ml: để lấy hồng cầu
- Ống máu không chống đông: 3 ml, để lấy huyết thanh.
3. Tiến hành:
- Ống máu chống đông: hút 1 giọt hồng cầu vào ống nghiệm khô sạch,
li tâm rửa hồng cầu bệnh nhân 3 lần bằng nước muối sinh lý 0.9% 3000 vòng/
phút trong 1 phút.
- Ống máu không chống đông: ly tâm tách huyết thanh.
- Pha hồng cầu bệnh nhân 10% trong môi trường NaCl 0.9% (1 giọt
hồng cầu khối rửa của bệnh nhân + 9 giọt NaCl 0.9%).
- Chuẩn bị đá men với 5 vị trí 1, 2, 3, 4, 5
53

- Nhỏ vào các vị trí 1, 2, 3 lần lượt mỗi vị trí 2 giọt huyết thanh mẫu
anti A, anti B, anti AB
- Nhỏ vào các vị trí 4, 5 mỗi vị trí 2 giọt huyết thanh bệnh nhân.
- Nhỏ vào các vị trí 1, 2, 3 mỗi vị trí 1 giọt hồng cầu 10% của bệnh nhân.
- Nhỏ vào vị trí 4, 5 lần lượt mỗi vị trí 1 giọt hồng cầu mẫu A, hồng cầu
mẫu B 10%
- Dùng đũa thủy tinh, trộn đều các vị trí thành các hình tròn có đường
kính từ 2- 3 cm.
- Lắc tròn đều viên đá men trong khoảng 2 – 3 phút.
- Đọc kết quả dựa trên hiện tượng ngưng kết hoặc không ngưng kết.
+ Nếu ngưng kết: Các hồng cầu sẽ đứng chụm với nhau thành một đám
hay nhiều đám
+ Nếu không ngưng kết: Các hồng cầu đứng rời rạc.
- Bình thường sẽ có 4 trường hợp xảy ra tương ứng với 4 nhóm máu là:

Huyết thanh mẫu Hồng cầu mẫu


Chưa biết
Hồng cầu cần định Huyết thanh cần định
Anti AB HCM A HCM B
Đã biết Anti A (1) Anti B (2)
(3) (4) (5)
Nhóm A (+) (-) (+) (-) (+)
Nhóm B (-) (+) (+) (+) (-)
Nhóm O (-) (-) (-) (+) (+)
Nhóm AB (+) (+) (+) (-) (-)
4. Các yếu tố ảnh hưởng kết quả xét nghiệm
- Do nhầm lẫn thủ tục hành chính.
- Do ống nghiệm không sạch.
- Do ống máu không đảm bảo chất lượng.
- Hoá chất, sinh phẩm bị hỏng.
- Do tay nghề của kỹ thuật viên.
- Những khó khăn thường gặp trong định nhóm máu ABO:
54

+ Trẻ sơ sinh, BN suy giảm hoặc thiếu hụt miễn dịch: KT chống A và
chống B thường yếu, khó tạo ra ngưng kết rõ ràng ở phương pháp HCM, vì
vậy phải dựa vào phương pháp huyết thanh mẫu.
+ Trường hợp có KT tự sinh trong mẫu máu (ở BN tan máu tự miễn),
hoặc có KT bất thường trong mẫu máu dễ bị nhầm thành nhóm AB. Khi đó
phải làm chứng tự thân, chứng với huyết thanh AB, chứng với hồng cầu O và
cần sử dụng thêm các phương pháp khác như rửa hồng cầu, hấp phụ KT, tiêu
thụ KT.
II. ĐỊNH NHÓM MÁU RH TRÊN ĐÁ MEN
1. Nguyên lý:
- Nhóm máu hệ Rh (D) được xác định dựa vào sự có mặt hoặc không
có mặt kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu.
- Nguyên lý của kỹ thuật định nhóm máu Rh dựa trên nguyên lý của
phản ứng ngưng kết kháng nguyên, kháng thể : dùng kháng thể Anti D biết
trước để xác định sự có mặt của kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu.
2. Chuẩn bị:
2.1. Dụng cụ:
- Ống nghiệm thuỷ tinh, giá cắm ống nghiệm, đá men, bút maker, pipet
nhựa, giấy thấm, đũa thủy tinh, nồi cách thủy, máy ly tâm, kính hiển vi, cốc
thủy tinh
2.2. Hóa chất:
- NaCl 0,9%
- Huyết thanh mẫu Anti D – IgM hoặc Anti D – IgG/IgM.
- Huyết thanh Coombs (kháng kháng thể, kháng globulin người)
2.3. Bệnh phẩm
Lấy 2ml máu tĩnh mạch vào ống chống đông EDTA
3. Tiến hành:
- Lấy máu, chống đống bằng EDTA.
55

- Pha hồng cầu bệnh nhân theo tỉ lệ 10% trong NaCl 0.9% từ ống chống
đông (1 giọt hồng cầu + 9 giọt NaCl 0.9%)
- Chuẩn bị đá men với 2 vị trí, mỗi vị trí cách nhau 3cm
- Nhỏ vào các vị trí 1, 2 mỗi vị trí lần lượt 2 giọt huyết thanh mẫu anti-
D và nước muối NaCl 0.9%.
- Nhỏ vào các vị trí 1, 2 mỗi vị trí 1 giọt hồng cầu 10% của bệnh nhân.
- Dùng đũa thủy tinh trộn đều các vị trí thành các hình tròn có đường
kính từ 2- 3cm
- Lắc tròn đều viên đá men và đọc kết quả sau 2 – 3 phút.
- Đọc kết quả.
+ Nếu vị trí 1 ngưng kết -> bệnh nhân có kháng nguyên D
+ Nếu vị trí 1 không ngưng kết -> bệnh nhân không có kháng nguyên D,
khi đó cần xác định rõ bệnh nhân có kháng nguyên D yếu (Du) hay Rh (-)
bằng phản ứng trên ống nghiệm.
4. Các yếu tố ảnh hưởng kết quả xét nghiệm:
- Mẫu máu cần định nhóm bị nhiễm trùng, mẫu máu định nhóm không lấy
đúng quy cách.
- Kỹ thuật nghèo nàn, sai sót về kỹ thuật, không thực hiện theo đúng quy
trình kỹ thuật.
- Huyết thanh mẫu, hồng cầu mẫu hỏng, biến chất, nhiễm trùng, quá hạn
sử dụng.
- Tay nghề và trình độ của người làm kỹ thuật.
- Dụng cụ bẩn.
- Nhầm lẫn về thủ tục hành chính.
Khi có bất kỳ bất thường nào cần kiểm tra lại, nếu ghi ngờ nhóm máu
khó cần xử lý theo quy trình định nhóm máu khó.
56

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


CÂU HỎI LỰA CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG.
1. Huyết thanh mẫu dùng để định nhóm máu hệ ABO cần phải được
bảo quản ở nhịêt độ:
A. < -20o C
B. Từ 2- 6o C
C. 22o C
D. 37o C
2. Hồng cầu mẫu dùng để định nhóm máu hệ ABO cần được bảo
quản ở nhiệt độ:
A. < -20o C
B. Từ 2- 6o C
C. 22o C
D. 37o C
3. Mẫu máu để định nhóm máu hệ ABO bao gồm:
A. 2 ống máu có chống đông
B. 2 ống máu không có chống đông
C. Một ống máu có chống đông và một ống máu không có chống đông.
C. Chỉ cần một ống máu có chống đông hoặc một ống máu không có
chống đông.
4. Khi định nhóm máu ABO trên phiến đá cần phải đọc kết quả trong
thời gian:
A. 1 phút
B. 3 phút
C. 10 phút
D. 30 phút
5. Nhóm máu hệ ABO được xác định bằng phương pháp:
57

A. Phát hiện kháng nguyên


B. Phát hiện kháng thể
C. Cả 2 phương pháp trên.
6. Kháng nguyên chính của hệ nhóm máu Rh gồm:
A. D
B. C
C. c
D. E
E. e
F. Tất cả ý trên đều đúng
7. Kháng nguyên hệ Rh có tầm quan trọng với truyền máu nhất:
A. D
B. C
C. c
D. E
E. e
8. Người có kháng nguyên Du:
A. Có kháng nguyên D
B. Hồng cầu không ngưng kết với kháng thể chống D
C. Trong huyết thanh có kháng thể chống D
D. Tất cả ý trên đều đúng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Trung Phấn, Kỹ thuật xét nghiệm huyết học và truyền máu ứng
dụng trong lâm sàng (2009), Nhà xuất bản Y học.
2. Giáo trình thực hành Huyết học (2012)– Trường Đại học Kỹ thuật y tế
Hải Dương.
58

3. Quy trình thực hành chuẩn định nhóm máu hệ ABO và Rh (2019),
Trung tâm Y tế huyện Yên Phong.

You might also like