Bai Tap Dinh Luat Bao Toan Dong Luong 1675818854

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

BÀI GIẢNG: BÀI TẬP VỀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG

CHUYÊN ĐỀ: ĐỘNG LƯỢNG


MÔN: VẬT LÍ 10
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THẾ VINH

ĐỀ BÀI

Bài 1: Một nhà du hành vũ trụ có khối lượng 75kg đang đi bộ ngoài không gian. Do một sự cố, dây nối người
với con tàu bị tuột. Để quay về tàu vũ trụ, người đó ném một bình Oxygen mang theo người có khối lượng 10
kg về phía ngược với tàu với vận tốc v = 12 m/s. Giả sử ban đầu người đang đứng yên so với tàu, hỏi sau khi
ném bình khí, người sẽ chuyển động về phía tàu với vận tốc V bằng bao nhiêu?
Bài 2: Hai vật có khối lượng m1 và m2 chuyển động ngược chiều nhau với vận tốc v1 = 6 m / s và v2 = 2 m / s
tới va chạm đàn hồi với nhau. Sau va chạm, cả hai đều bật ngược trở lại với vận tốc có giá trị bằng nhau

v1 = v2 = 4 m / s . Tìm tỉ số khối lượng của hai vật?

Bài 3: Một viên đạn khối lượng 1 kg bay với vận tớc 100m/s đến cắm vào một toa xe chở cát có khối lượng
1000kg đang chuyển động với vận tốc 10m/s. Tính vận tốc của toa xe ngay sau khi trúng đạn trong hai trường
hợp:
a. Xe chuyển động cùng chiều đạn
b. Xe và đạn chuyển động ngược chiều.
Bỏ qua mọi ma sát.
Bài 4: Một viên đạn có khối lượng m = 3 kg đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc v = 471m / s thì nổ
thành hai mảnh. Mảnh lớn có khối lượng m1 = 2 kg bay theo hướng chếch lên cao hợp với đường thẳng đứng

góc 450 với vận tốc v1 = 500 m/s. Hỏi mảnh kia bay theo hướng nào và với vận tốc v2 bằng bao nhiêu?

Bài 5: Một bệ pháo có khối lượng 10 tấn có thể chuyển động trên đường ray nằm ngang không ma sát. Trên
bệ có gắn khẩu pháo 5 tấn, trong khẩu pháo có quả đạn khối lượng 100kg. Quả đạn được bắn ra theo phương
ngang. Tốc độ của viên đạn bắn ra khỏi nòng súng là 500m/s (vận tốc đối với khẩu pháo). Tính vận tốc của
bệ pháo ngay sau khi bắn nếu:
a. Ban đầu bệ pháo đứng yên.
b. Ban đầu bệ pháo chuyển động theo hướng bắn tốc độ 5 m/s.
c. Ban đầu bệ pháo chuyển động ngược hướng bắn với tốc độ 5m/s.

HƯỚNG DẪN GIẢI

1
Bài 1: Một nhà du hành vũ trụ có khối lượng 75kg đang đi bộ ngoài không gian. Do một sự cố, dây nối người
với con tàu bị tuột. Để quay về tàu vũ trụ, người đó ném một bình Oxygen mang theo người có khối lượng 10
kg về phía ngược với tàu với vận tốc v = 12 m/s. Giả sử ban đầu người đang đứng yên so với tàu, hỏi sau khi
ném bình khí, người sẽ chuyển động về phía tàu với vận tốc V bằng bao nhiêu?
Cách giải:
Hệ 2 vật (người + bình) là hệ kín.
Động lượng của hệ trước khi ném bình khí là: p truoc = 0

Động lượng của hệ sau khi ném bình khí: p sau = p1 + p2 .

Theo định luật bảo toàn động lượng:


ptruoc = p sau  p1 + p2 = 0 (*)

Nhận xét: p1 và p2 có cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.

p1 = p2  mv = M .V
m.v 10.12
V = = = 1, 6 ( m / s )
M 75
Bài 2: Hai vật có khối lượng m1 và m2 chuyển động ngược chiều nhau với vận tốc v1 = 6 m / s và v2 = 2 m / s

tới va chạm đàn hồi với nhau. Sau va chạm, cả hai đều bật ngược trở lại với vận tốc có giá trị bằng nhau

v1 = v2 = 4 m / s . Tìm tỉ số khối lượng của hai vật?

Cách giải:

(+)

m1 v v m2 v1' m1 m2
1 1 v2'
1 2 1 2
Trước Sau

- Hệ hai vật là hệ kín vì trọng lực và phản lực cân bằng nhau.
- Động lượng của hệ trước tương tác: ptruoc = p1 + p2 (*)

Chiếu (*) lên chiều dương: ptruoc = p1 − p2 .

Động lượng của hệ sau va chạm: p sau = p1 + p2 (**)

Chiếu (**) lên chiều dương: psau = − p1 + p2 .

Theo định luật bảo toàn động lượng: ptruoc = p sau

Độ lớn: ptruoc = psau

2
 p1 − p2 = − p1 + p2  p1 + p1 = p2 + p2
 m1.6 + m1.4 = m2 .2 + m2 .4  10m1 = 6m2
m1 6
 = = 0, 6
m2 10
Bài 3: Một viên đạn khối lượng 1 kg bay với vận tớc 100m/s đến cắm vào một toa xe chở cát có khối lượng
1000kg đang chuyển động với vận tốc 10m/s. Tính vận tốc của toa xe ngay sau khi trúng đạn trong hai trường
hợp:
a. Xe chuyển động cùng chiều đạn
b. Xe và đạn chuyển động ngược chiều.
Bỏ qua mọi ma sát.
Cách giải:
Vì bỏ qua mọi ma sát, trọng lực và phản lực tác dụng lên xe cân bằng nhau nên hệ (xe + đạn) là hệ kín.
a. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe ban đầu.

(+)

m1 v1 m2 v2

Trước Sau

Động lượng của hệ trước tương tác: ptruoc = p1 + p2 (*)

Chiếu (*) lên chiều dương: ptruoc = p1 + p2 .

Động lượng của hệ sau tương tác: p sau = p (**)

 psau = p

Từ (*) và (**): p1 + p2 = p

 m1v1 + m2v2 = ( m1 + m2 ) .v
m1v1 + m2v2 1.100 + 1000.10
v= =  10, 09 ( m / s )
m1 + m2 1001

KL: Sau va chạm 2 vật chuyển động theo chiều dương với vận tốc v = 10, 09 ( m / s )

b. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe ban đầu.

3
(+)

m2 v2 v1 m1

Trước Sau

Động lượng của hệ trước tương tác: ptruoc = p1 + p2 (*)

Chiếu (*) lên chiều dương: ptruoc = p2 − p1 .

Động lượng của hệ sau tương tác: p sau = p (**)

 psau = p

Từ (*) và (**): p2 − p1 = p

 m2v2 − m1v1 = ( m1 + m2 ) .v
m2v2 − m1v1 1000.10 − 1.100
v= =  9,9 ( m / s )
m1 + m2 1001

KL: Sau va chạm 2 vật chuyển động theo chiều dương với vận tốc v = 9,9 ( m / s ) .

Bài 4: Một viên đạn có khối lượng m = 3 kg đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc v = 471m / s thì nổ
thành hai mảnh. Mảnh lớn có khối lượng m1 = 2 kg bay theo hướng chếch lên cao hợp với đường thẳng đứng

góc 450 với vận tốc v1 = 500 m/s. Hỏi mảnh kia bay theo hướng nào và với vận tốc v2 bằng bao nhiêu?

Cách giải:
- Hệ đạn là hệ kín vì khi nổ, nội lực lớn hơn rất nhiều so với ngoại lực.
Động lượng của hệ trước khi nổ: ptruoc = p (1)

Động lượng của hệ sau khi nổ: p sau = p1 + p2 (2)

- Theo định luật bảo toàn động lượng:


ptruoc = p sau  p = p1 + p2

p1
p2
45° β
O

Xét tam giác O p1 p có: p22 = p12 + p 2 − 2 p1 p.cos 450

 p2  1000 ( kg.m / s )

4
p2 1000
 v2 = = = 1000 ( m / s )
m2 1

Lại có: p12 = p 2 + p22 − 2 p. p2 .cos    = 450

Vậy mảnh thứ hai bay theo phương hợp với phương thẳng đứng góc 450 với vận tốc bằng 1000 m/s.
Bài 5: Một bệ pháo có khối lượng 10 tấn có thể chuyển động trên đường ray nằm ngang không ma sát. Trên
bệ có gắn khẩu pháo 5 tấn, trong khẩu pháo có quả đạn khối lượng 100kg. Quả đạn được bắn ra theo phương
ngang. Tốc độ của viên đạn bắn ra khỏi nòng súng là 500m/s (vận tốc đối với khẩu pháo). Tính vận tốc của
bệ pháo ngay sau khi bắn nếu:
a. Ban đầu bệ pháo đứng yên.
b. Ban đầu bệ pháo chuyển động theo hướng bắn tốc độ 5 m/s.
c. Ban đầu bệ pháo chuyển động ngược hướng bắn với tốc độ 5m/s.
Cách giải:

(+)

m 2 m3 m2 v m 3 v1
v0 m1 v0 m1
v0
v0

Trước Sau

Bỏ qua mọi ma sát, trọng lực và phản lực tác dụng lên xe cân bằng nhau nên hệ (bệ pháo + khẩu pháo + đạn)
là hệ kín.
- Động lượng của hệ trước tương tác là:
ptruoc = ( m1 + m2 + m3 ) .v0

- Động lượng của hệ sau tương tác là:


p sau = ( m1 + m2 ) .v + m3 .v1

Theo định luật bảo toàn động lượng: ptruoc = p sau

 ( m1 + m2 + m3 ) .v0 = ( m1 + m2 ) .v + m3 .v1 (*)

v0 = 0
a. Vì bệ pháo đứng im nên 
v1 = 500 ( m / s )

Chiếu (*) lên chiều dương ta được: 0 = ( m1 + m2 ) .v + m3 .500

m3 .500 −100.500
v= = = −3,3 ( m / s )
( m1 + m2 ) (10000 + 5000 )
KL: Khẩu pháo bị giật lùi (ngược chiều dương) với vận tốc 3,3 m/s.

5
v0 = 5 ( m / s )
b. Pháo chuyển động theo hướng bắn tốc độ 5 m/s nên: 
v1 = 505 ( m / s )
Chiếu (*) lên chiều dương ta được:
( m1 + m2 + m3 ) .5 = ( m1 + m2 ) .v + m3 .505
15100.5 − 100.505
v= = 1, 67 ( m / s )
15000
KL: Khẩu pháo chuyển động theo chiều dương với vận tốc 1,67 m/s.
v0 = −5 ( m / s )
c. Pháo chuyển động ngược hướng bắn tốc độ 5 m/s nên: 
v1 = 495 ( m / s )

Chiếu (*) lên chiều dương ta được: ( m1 + m2 + m3 ) . ( −5) = ( m1 + m2 ) .v + m3 .495

15100. ( −5) − 100.495


v= = −8,3 ( m / s )
15000
KL: Khẩu pháo chuyển động ngược chiều dương với vận tốc 8,3 m/s.

You might also like