Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

10) Trách nhiệm pháp lý là gì?

3.3.1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý


Trách nhiệm pháp lý là mối quan hệ pháp luật đặc biệt giữa cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền với chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc
người có hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi được quy định
trong phần chế tài của quy phạm pháp luật.

3.3.2. Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý


− Trách nhiệm pháp lý chỉ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với chủ thể vi
phạm pháp luật;
− Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý chỉ được thực hiện đối với các hành vi vi phạm pháp
luật có đủ yếu tố cấu thành;
− Trách nhiệm pháp lý gắn liền các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước và các biện pháp
đó được quy định trong phần chế tài của quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, không phải mọi
biện pháp cưỡng chế đều thể hiện sự chế tài do chủ thể vi phạm pháp luật. Có những biện
pháp cưỡng chế nhưng nhằm mục đích phòng ngừa ngăn chặn.
Ví dụ; Biện pháp cưỡng chế dân chúng ra khỏi khu vực có dịch bệnh thì biện pháp
cưỡng chế này không phải là thực hiện sự chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật.
− Mục đích của trách nhiệm pháp lý: Giáo dục, răn đe, trừng phạt đối với chủ thể có
hành vi vi phạm pháp luật, mặt khác phòng ngừa chung đối với cộng đồng.

3.3.3. Các loại trách nhiệm pháp lý


Trong thực tiễn hoạt động pháp luật có các loại trách nhiệm pháp lý sau đây:
- Trách nhiệm hình sự: Là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất chỉ do Tòa án áp
dụng đối với cá nhân thực hiện hành vi phạm tội. Cụ thể là hệ thống hình phạt trong Bộ luật
Hình sự.
- Trách nhiệm hành chính: Là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan quản lý Nhà nước
áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật hành chính.
- Trách nhiệm dân sự: Là loại trách nhiệm pháp lý do Tòa án nhân dân áp dụng đối với cá
nhân, tổ chức vi phạm pháp luật dân sự (có thể là bên tham gia quan hệ áp dụng đối với
chủ thể vi phạm).
- Trách nhiệm kỷ luật: Là loại trách nhiệm pháp lý do thủ trưởng Cơ quan Nhà nước hoặc
thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp áp dụng đối với cán bộ - công chức Nhà nước, học
sinh - sinh viên vi phạm kỷ luật lao động, công tác, học sinh. Trách nhiệm kỷ luật đưa đến
chế tài là khiển trách, cảnh cáo, chuyển đi làm công việc khác, sa thải hoặc buộc thôi việc.
- Trách nhiệm vật chất: Trách nhiệm bồi thường khi gây thiệt hại. Tùy hành vi vi phạm
pháp luật mà chủ thể vi phạm có thể phải chịu nhiều loại trách nhiệm pháp lý khác nhau:
hình sự - dân sự, hành chính - dân sự v.v...

You might also like