Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN


──────── * ───────

BÁO CÁO NHÓM

HỌC PHẦN: VẬT LÝ 1

HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ VÀ


ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU HOÀ NHIỆT ĐỘ

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hải Nam


Vũ Thị Thuỳ Linh
Lưu Thị Xuân Mai
Nguyễn Duy Mạnh
Nguyễn Thị Ngọc

Lớp - Khóa : 2023DHHTP01

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Sạ

Hà Nội, 18 tháng 12 năm 2023


MỤC LỤC

MỤC LỤC..................................................................................................................2
MỞ ĐẦU....................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ............................................5
I. KHÁI NIỆM...................................................................................................5
1. Từ thông.......................................................................................................5
2. Hiện tượng cảm ứng điện từ........................................................................6
3. Xác định chiều dòng điện cảm ứng bằng định luật Len-xơ:........................6
4. Suất điện động cảm ứng:.............................................................................6
II. THÍ NGHIỆM.................................................................................................8
1. Thí nghiệm Faraday.....................................................................................8
2. Thí nghiệm của Lenz...................................................................................8
3. Thí nghiệm của Michael Faraday với cuộn dây xoay..................................9
4. Thí nghiệm RLC..........................................................................................9
III. CÁC ĐỊNH LUẬT.......................................................................................10
1. Định luật cơ bản về cảm ứng điện từ.........................................................10
2. Định luật Lenz...........................................................................................10
3. Định luật Faraday......................................................................................10
IV. ỨNG DỤNG CỦA HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ........................11
1. Thiết bị gia dụng........................................................................................11
2. Ứng dụng trong công nghiệp.....................................................................13
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU HOÀ NHIỆT ĐỘ...........................15
I. ỨNG DỤNG CỦA CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ TRONG ĐIỀU HÒA NÓNG
LẠNH CHO CÁC CẢM BIẾN....................................................................15
1. Cảm biến nhiệt độ......................................................................................15
2. Cảm biến độ ẩm.........................................................................................16
3. Cảm biến lưu lượng gió.............................................................................17
II. ỨNG DỤNG CỦA CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ TRONG ĐIỀU HÒA NÓNG
LẠNH CHO CÁC TÍNH NĂNG THÔNG MINH.......................................17
KẾT LUẬN..............................................................................................................18

2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................19
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN..........................................................................20
KẾT QUẢ BÀI ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN 2..............................................21
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC......................................................................22

3
MỞ ĐẦU

Trong thời đại công nghệ ngày nay, cảm ứng điện từ đóng vai trò quan trọng
trong việc tạo ra những đổi mới đáng kể. Công nghệ này không chỉ là cơ sở cho các
thiết bị di động thông minh mà còn là trụ cột của nhiều ứng dụng khác nhau. Đồng
thời, điều hòa nhiệt độ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện
đại, mang lại sự thoải mái và hiệu quả năng lượng.
Mục đích của bài luận là:
 Trình bày cơ sở lý thuyết của hiện tượng cảm ứng điện từ
 Nghiên cứu ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ
trong điều hòa nhiệt độ
 Đánh giá ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ứng dụng này
Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về cảm ứng điện từ và ứng dụng của điều hòa nhiệt
độ trong bối cảnh của thế giới công nghệ ngày nay.

4
Chương 1: Hiện tượng cảm ứng điện từ

I. KHÁI NIỆM

- Là hiện tượng hình thành một suất điện động (điện áp) trên một vật dẫn khi vật
dẫn đó được đặt trong một từ trường biến thiên.
- Năm 1831, Michael Faraday đã chứng tỏ bằng thực nghiệm rằng từ
trường có thể sinh ra dòng điện. Thực vậy, khi cho từ thông gửi qua một mạch
kín thay đổi thì trong mạch xuất hiện một dòng điện. Dòng điện đó được gọi
là dòng điện cảm ứng.

1. Từ thông
- Là đại lượng diễn tả số lượng đường sức từ xuyên qua một vòng dây kín (C) ( diện
tích S).
Xét một khung dây gồm N vòng có diện tích S, nằm trong một từ trường đều, sao
cho đường sức từ B→ hợp với vector pháp tuyến dương (n→) một góc α. Từ thông Φ
là đại lượng được định nghĩa bằng công thức:
Φ = NBScos α
Trong đó: Φ: từ thông qua mạch kín
S: diện tích của mạch (m2)
B: cảm ứng từ gửi qua mạch (T)
α = (B→, n→), n→ là pháp tuyến
của mạch kín
N: số vòng dây của mạch kín.
Tùy thuộc vào góc α mà từ thông có thể có giá trị âm hoặc dương:
Khi 0° < α < 90° ⇒ cos α > 0 thì Φ dương
Khi 90° < α < 180° ⇒ cos α < 0 thì Φ âm
Khi α = 90° ⇒ cos α = 0 thì Φ = 0
Khi α = 0° ⇒ cos α = 1 thì Φmax = BS

5
Khi α = 180° ⇒ cos α = -1 thì Φmin = -BS
⇒ -BS ≤ Φ ≤ BS
- Ý nghĩa của từ thông: Từ thông diễn tả số đường sức từ xuyên qua một diện tích
nào đó
- Đơn vị: Vê-be (Wb).

2. Hiện tượng cảm ứng điện từ

-Khi có sự biến đổi từ thông qua


một mặt giới hạn bởi một mạch kín
( vd: khung dây kín có diện tích S )
thì trong mạch kín xuất hiện một
dòng điện cảm ứng.
-Hiện tượng xuất hiện dòng điện
cảm ứng trong một mạch kín khi có
sự biến thiên từ thông qua mạch kín
này được gọi là hiện tượng cảm ứng
điện từ.

6
3. Xác định chiều dòng điện cảm ứng bằng định luật Len-xơ:
Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm
ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên từ thông ba đầu qua mạch kín đó.

4. Suất điện động cảm ứng:


Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng.
- Kí hiệu : ec
ΔΦ : độ biến thiên từ thông qua mạch kín (Wb), ΔΦ = Φ2 – Φ1
Δt : thời gian từ thông biến thiên qua mạch (s)
“ – “ : dấu trừ biểu thị định luật Len-xơ
- (Độ lớn) suất điện động cảm ứng là đại lượng đặc trưng cho tốc độ biến thiên của
từ thông được xác định bởi biểu thức:

(chiều áp dụng định lí lenxo)


Chú ý:
- Nếu từ trường từ B1 đến B2 thì:

- Nếu diện tích vòng dây thay đổi từ S1 đến S2 thì :

- Nếu góc xoay thay đổi từ α1 đến α2 thì:

- Cường độ dòng điện cảm ứng qua mạch kín :

với R: điện trở khung dây

7
II. THÍ NGHIỆM

Một số thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ

1. Thí nghiệm Faraday


Sử dụng một cuộn dây dẫn và nam
châm
Khi nam châm được đưa vào hoặc rút
ra khỏi cuộn dây, xuất hiện một điện áp ở
hai đầu của cuộn dây.
Sự thay đổi của dòng điện này liên
quan đến tốc độ và hướng chuyển động
của nam châm.

2. Thí nghiệm của Lenz

8
3. Thí nghiệm của Michael Faraday với cuộn dây xoay

-Sử dụng một cuộn dây xoay nằm


trong một lĩnh vực từ trường của nam
châm.
-Khi cuộn dây xoay, đối mặt với sự
thay đổi của dòng từ nam châm, xuất
hiện một điện áp và dòng điện trong
cuộn dây.

4. Thí nghiệm RLC

Sử dụng một mạch gồm cuộn dây (L), tụ


(C) và điện trở (R).
Áp dụng một điện áp biến đổi hoặc thay
đổi từ trường từ nam châm.
Quan sát sự thay đổi trong dòng điện và
điện áp trong mạch RLC, thể hiện sự cảm ứng
điện từ và tương tác giữa các yếu tố L, C, và
R.
Những thí nghiệm này giúp hiểu rõ hơn về nguyên lý cảm ứng điện từ và ứng dụng
của nó trong các thiết bị điện tử.

9
III. CÁC ĐỊNH LUẬT

1. Định luật cơ bản về cảm ứng điện từ


Hiện tượng cảm ứng điện từ xuất hiện từ
các suất điện động cảm ứng. Suất điện động
cảm ứng có giá trị bằng về trị số nhưng luôn
trái dấu với tốc độ biến thiên của từ thông
qua điện tích của mạch điện.

2. Định luật Lenz


Định luật Lenz là một định luật trong vật lý điện tử, được đặt theo tên của nhà vật lý
người Đức Heinrich Lenz vào năm 1834.
Theo định luật Lenz, khi có một vòng dây dẫn di chuyển qua một từ trường, sự thay
đổi trong dòng điện được tạo ra bởi hiện tượng cảm ứng điện từ sẽ tạo ra một lực điện
động trong vòng dây đó có hướng ngược với sự thay đổi của từ trường đó.
Định luật Lenz thường được diễn giải như sau: “Sự thay đổi của dòng điện trong
một vòng dây dẫn sẽ tạo ra một lực điện động trong vòng dây đó có chiều ngược với
chiều thay đổi đó, nhằm tránh tạo ra từ trường ngược lại với từ trường ban đầu

3. Định luật Faraday


Định luật về cảm ứng điện từ thông qua Thí nghiệm Faraday là một định luật quan
trọng trong điện từ học, được đưa ra bởi nhà vật lý Anh Michael Faraday vào năm
1831.

Theo định luật này, sự thay đổi trong dòng điện đối với một vòng dây dẫn có thể
được tạo ra thông qua sự cảm ứng từ một dòng điện hoặc từ một nam châm.

10
Cụ thể, định luật Faraday nói rằng “Sự thay đổi của lưu lượng dòng điện trong một
vòng dây dẫn sẽ tạo ra một lực điện động ngược chiều với chiều thay đổi đó, tỉ lệ với
tốc độ thay đổi của dòng điện.” Từ trường có thể tương tác với mạch điện nhằm tạo ra
sức điện động gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. Đây cũng là nguyên lý hoạt động căn
bản của các loại động cơ điện, máy biến áp, nam châm cuộn cảm và máy phát điện…

IV. ỨNG DỤNG CỦA HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

Hiện tượng cảm ứng điện từ là một hiện tượng cực kỳ hữu ích với rất nhiều ứng
dụng trong cuộc sống. Điện từ đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực ứng
dụng kỹ thuật. Không chỉ vậy, nó còn tác động lớn đến các lĩnh vực khác như y tế,
công nghiệp, không gian...

1. Thiết bị gia dụng


Điện từ đóng vai trò là nguyên tắc làm việc cơ bản của rất nhiều thiết bị gia dụng
như đèn, thiết bị nhà bếp, hệ thống điều hòa không khí, vv
a) Bếp từ
Bếp từ làm nóng nồi
nấu bằng cảm ứng từ, thay
vì dẫn nhiệt từ lửa, hay bộ
phận làm nóng bằng điện.
Bởi dòng điện cảm ứng
trực tiếp làm nóng dụng cụ
nấu bếp, do đó, nhiệt độ
có thể tăng lên rất nhanh.
Trong một bếp từ, một
cuộn dây đồng được đặt dưới một vật liệu cách nhiệt (thường là mặt bếp bằng gốm
thủy tinh), một dòng điện xoay chiều được truyền qua cuộc dây đồng này.
Từ trường dao động tạo ra một từ thông liên tục từ hóa nồi, và lúc này, nồi đóng vai
trò như lõi từ của máy biến áp. Điều này đã tạo ra dòng điện xoáy (còn gọi là dòng điện
Fu-cô, dòng điện Foucalt) lớn ở trong nồi. Do tác dụng của dòng Fu-cô, nồi nấu chịu

11
tác dụng của lực hãm điện từ, từ đó, gây ra hiệu ứng tỏa nhiệt Jun - Lenxơ và làm nóng
đáy nồi cũng như thức ăn bên trong.
b) Đèn huỳnh quang

Các hệ thống chiếu sáng được sử dụng phổ biến nhất trong gia đình và các tòa nhà
thương mại đó là hệ thống chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang.
Chấn lưu được sử dụng trong đèn huỳnh quang hoạt động dựa trên nguyên lý điện
từ, tại thời điểm bật đèn, nó tạo ra một điện áp cao trên 2 đầu đèn là phóng điện qua
đèn.
Dòng điện qua đèn tạo thành ion tác động lên bột huỳnh quang làm đèn phát sáng.
(sau khi đèn sáng, điện áp trên 2 đầu đèn giảm, dòng điện qua đèn bị hạn chế bởi điện
cảm của tăng phô)

12
c) Quạt điện
Quạt điện và các hệ thống làm mát khác
sử dụng động cơ điện. Những động cơ này
hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện
từ. Trong bất kỳ thiết bị điện nào, động cơ
điện hoạt động bởi từ trường được tạo ra bởi
dòng điện theo nguyên lý lực Lo-ren-xơ
(Lorentz). Những động cơ này chỉ khác
nhau về kích thước và chi phí dựa trên ứng
dụng.

Ngoài ra, còn rất nhiều ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ trong thiết bị gia
dụng như: lò vi sóng, máy xay, lò nướng, chuông cửa, loa, v.v...

2. Ứng dụng trong công nghiệp


a) Máy phát điện

Máy phát điện sử dụng năng


lượng cơ học để tạo ra điện. "Trái
tim" của máy phát điện là một cuộn
dây trong từ trường. Nguyên lý hoạt
động của máy phát điện đó chính là
cuộn dây điện được quay trong từ
trường với tốc độ không đổi sẽ tạo
ra điện xoay chiều.
Thay vì sử dụng một cuộn dây
quay trong từ trường không đổi, có một cách khác để sử dụng cảm ứng điện từ đó
chính là giữ cho cuộn dây đứng yên và quay nam châm vĩnh cữu (cung cấp từ trường
và từ thông) xung quanh cuộn dây.

13
b) Tàu đệm từ

Đây là một trong những công nghệ


hiện đại của các hệ thống giao
thông sử dụng hiện tượng cảm ứng
điện từ. Tàu đệm từ sử dụng nam
châm điện mạnh để tăng tốc độ của
tàu lên một mức đáng kinh ngạc.
Tàu đệm từ sử dụng nguyên tắc
cơ bản của nam châm như hệ thống treo điện từ (EMS) và hệ thống treo động lực học
(EDS). Trong EMS, nam châm điện được sử dụng trên thân tàu sẽ hút vào đường ray
sắt. Những nam châm này bao quanh các đường ray dẫn hướng và lực hấp dẫn giữa các
hướng dẫn và nam châm nâng tàu lên. Trong EDS, tàu được đẩy bởi lực đẩy trong các
hướng dẫn dẫn điện bằng dòng điện cảm ứng.
c) Y học

Ngày nay, trường điện từ đóng


một vai trò quan trọng trong
các thiết bị y tế tiên tiến như
phương pháp điều trị tăng thân
nhiệt cho bệnh ung thư, cấy
ghép và chụp cộng hưởng từ
(MRI)

14
Chương 2: ứng dụng trong điều hoà nhiệt độ

I. ỨNG DỤNG CỦA CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ TRONG ĐIỀU HÒA NÓNG LẠNH
CHO CÁC CẢM BIẾN

Cơ chế cảm ứng điện từ trong máy lạnh dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, trong
đó dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín khi từ thông qua mạch đó biến thiên.
Cảm ứng điện từ được ứng dụng trong điều hòa nóng lạnh để kiểm soát nhiệt độ, độ
ẩm và lưu lượng gió. Cụ thể, các ứng dụng của cảm ứng điện từ trong điều hòa nóng
lạnh bao gồm:

1. Cảm biến nhiệt độ


Cảm biến nhiệt độ là loại cảm biến điện
từ phổ biến nhất trong điều hòa nóng lạnh.
Cảm biến này được gắn ở dàn lạnh hoặc
dàn nóng để đo nhiệt độ của môi trường
xung quanh hoặc nhiệt độ của dàn lạnh. Dữ
liệu nhiệt độ được cảm biến cung cấp sẽ
được sử dụng để điều chỉnh hoạt động của
điều hòa, đảm bảo nhiệt độ phòng đạt đến
mức cài đặt của người dùng. Cảm biến
nhiệt độ trong máy lạnh thường sử dụng
một trong hai loại cảm biến sau:

15
 Cảm biến nhiệt độ điện trở
Cảm biến nhiệt độ điện trở là loại cảm biến
phổ biến nhất trong máy lạnh. Cảm biến này bao
gồm một điện trở nhạy cảm với nhiệt độ. Khi
nhiệt độ thay đổi, điện trở của cảm biến sẽ thay
đổi theo. Sự thay đổi điện trở của cảm biến sẽ
được chuyển đổi thành tín hiệu điện và được
truyền đến bo mạch điều khiển.

 Cảm biến nhiệt độ bán dẫn


Cảm biến nhiệt độ bán dẫn là loại cảm biến có độ chính xác cao hơn cảm biến nhiệt
độ điện trở. Cảm biến này bao gồm một diode nhạy cảm với nhiệt độ. Khi nhiệt độ thay
đổi, điện áp của diode sẽ thay đổi theo. Sự thay đổi điện áp của diode sẽ được chuyển
đổi thành tín hiệu điện và được truyền đến bo mạch điều khiển.
Trong máy lạnh, cảm biến nhiệt độ được gắn ở dàn lạnh hoặc dàn nóng để đo nhiệt
độ của môi trường xung quanh hoặc nhiệt độ của dàn lạnh. Dữ liệu nhiệt độ được cảm
biến cung cấp sẽ được sử dụng để điều chỉnh hoạt động của điều hòa, đảm bảo nhiệt độ
phòng đạt đến mức cài đặt của người dùng.

2. Cảm biến độ ẩm
Cảm biến độ ẩm được gắn ở dàn
lạnh để đo độ ẩm của không khí trong
phòng. Dữ liệu độ ẩm được cảm biến
cung cấp sẽ được sử dụng để điều
chỉnh hoạt động của điều hòa, đảm
bảo độ ẩm phòng ở mức thoải mái
cho người dùng

16
3. Cảm biến lưu lượng gió
Cảm biến lưu lượng gió được gắn ở dàn lạnh
để đo lưu lượng gió thổi ra từ điều hòa. Dữ liệu
lưu lượng gió được cảm biến cung cấp sẽ được
sử dụng để điều chỉnh hoạt động của quạt dàn
lạnh, đảm bảo lưu lượng gió phù hợp với nhu cầu
của người dùng.

II. ỨNG DỤNG CỦA CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ TRONG ĐIỀU HÒA NÓNG LẠNH
CHO CÁC TÍNH NĂNG THÔNG MINH

Ngoài ra, cảm ứng điện từ cũng được ứng dụng trong một số tính năng thông minh
của điều hòa nóng lạnh, chẳng hạn như:
 Chế độ I-Feel
Chế độ I-Feel sử dụng cảm biến nhiệt độ ở remote để đo nhiệt độ xung quanh người
dùng. Dữ liệu nhiệt độ được cảm biến cung cấp sẽ được sử dụng để điều chỉnh hoạt
động của điều hòa, đảm bảo nhiệt độ xung quanh người dùng luôn được duy trì ở mức
cài đặt.
 Chế độ Follow Me
Chế độ Follow Me sử dụng cảm biến hồng ngoại ở remote để đo nhiệt độ xung
quanh người dùng. Dữ liệu nhiệt độ được cảm biến cung cấp sẽ được sử dụng để điều
chỉnh hoạt động của điều hòa, đảm bảo nhiệt độ xung quanh người dùng luôn được duy
trì ở mức cài đặt.
Cảm ứng điện từ là một công nghệ quan trọng trong điều hòa nóng lạnh, giúp điều
hòa hoạt động hiệu quả và mang lại sự thoải mái cho người dùng.

17
KẾT LUẬN

Hiện tượng cảm ứng điện từ là một hiện tượng vật lý quan trọng, có ứng dụng rộng
rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống, trong đó có điều hòa nhiệt độ.
Trong điều hòa nhiệt độ, hiện tượng cảm ứng điện từ được ứng dụng để tạo ra dòng
điện chạy qua cuộn dây, làm cho cuộn dây nóng lên và tỏa nhiệt. Ứng dụng này giúp
tăng hiệu quả làm lạnh, giảm tiêu thụ năng lượng, đồng thời thân thiện với môi trường.
Nghiên cứu về hiện tượng cảm ứng điện từ và ứng dụng của nó trong điều hòa nhiệt
độ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn. Nghiên cứu này giúp hiểu sâu hơn về bản
chất của hiện tượng cảm ứng điện từ, đồng thời mở ra những hướng nghiên cứu mới
trong lĩnh vực này. Nghiên cứu này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển
các thiết bị điều hòa nhiệt độ mới, hiệu quả và tiết kiệm năng lượng hơn.
Trong tương lai, cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả của ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ trong điều hòa nhiệt độ. Đồng thời, cần
nghiên cứu phát triển các thiết bị điều hòa nhiệt độ sử dụng ứng dụng này hiệu quả
hơn, thân thiện với môi trường hơn.

18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Mai Anh, Trần Thanh Sơn, Nguyễn Thị Hồng Nhung (2022). "Ứng
dụng hiện tượng cảm ứng điện từ trong điều hòa nhiệt độ". Kỷ yếu Hội nghị
Khoa học và Công nghệ Quốc tế lần thứ 12, Đại học Thái Nguyên, 14-
15/12/2022, 30-35.
2. Nguyễn Văn Long, Nguyễn Thị Thu Hiền (2021). "Nghiên cứu hiệu quả làm
lạnh của điều hòa nhiệt độ sử dụng cảm ứng điện từ". Tạp chí Khoa học và
Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 46(1), 17-22.
3. Lê Đức Anh, Nguyễn Thị Thu Hiền (2020). "Nghiên cứu thiết kế và chế tạo
máy sấy nông sản sử dụng cảm ứng điện từ". Tạp chí Khoa học và Công nghệ
Đại học Thái Nguyên, 45(2), 21-26.
4. Trần Văn Sơn, Nguyễn Thị Thu Hiền (2022). "Nghiên cứu hiệu quả làm lạnh
của điều hòa nhiệt độ cảm ứng từ". Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học
Thái Nguyên | 2022 | 47(2) | 13-18
5. Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thị Thu Hiền (2023). "Nghiên cứu hiệu quả làm
lạnh của điều hòa nhiệt độ cảm ứng từ sử dụng vật liệu từ mềm". Tạp chí Khoa
học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên | 2023 | 48(1) | 17-22

19
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

20
KẾT QUẢ BÀI ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN 2

Họ tên Sinh viên Điểm Chữ ký của Giảng viên

Nguyễn Hải Nam

Vũ Thị Thuỳ Linh

Lưu Thị Xuân Mai

Nguyễn Duy Mạnh

Nguyễn Thị Ngọc

21
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Tên thành viên Công việc Thời gian Mức độ hoàn thành
hoàn thành

Vũ Thị Thuỳ Linh Các khái niệm, thí nghiệm 7 ngày 25%
liên quan đến cảm ứng điện từ
Lưu Thị Xuân Mai Các định luật, một số ứng 7 ngày 25%
dụng liên quan đến cảm ứng
điện từ
Nguyễn Duy Mạnh Ứng dụng của cảm ứng điện 7 ngày 25%
từ trong điều hòa nóng lạnh
cho các cảm biến
Nguyễn Thị Ngọc Ứng dụng của cảm ứng điện 7 ngày 25%
từ trong điều hòa nóng lạnh
cho các tính năng thông minh

22

You might also like