Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

GIỮA KỲ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

1.Đặc trưng và chức năng của văn hóa

Tính hệ thống và chức năng tổ chức xã hội

Tính hệ thống

- Mọi sự kiện, hiện tượng thuộc một nền văn hoá đều có liên quan mật thiết với
nhau.

- Nhờ tính hệ thống mà văn hóa, với tư cách là một thực thể bao trùm mọi hoạt
động xã hội, thực hiện được chức năng tổ chức xã hội.

- Tính hệ thống: mọi sự kiện, hiện tượng thuộc một nền văn hoá đều có liên quan
mật thiết với nhau.

- Nhờ tính hệ thống mà văn hóa, với tư cách là một thực thể bao trùm mọi hoạt
động xã hội, thực hiện được chức năng tổ chức xã hội.

- Văn hóa làm tăng tính ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện
cần thiết để đối phó với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

Tính giá trị và chức năng điều chỉnh xã hội

- Tính giá trị: là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người.

- Phân loại các giá trị:

* Theo mục đích:

- Giá trị vật chất: phục vụ nhu cầu vật chất của con người: đường phố, chợ búa,
nhà cửa …

- Giá trị tinh thần: phục vụ nhu cầu tinh thần: nghệ thuật, tôn giáo, văn học,…

* Theo ý nghĩa:

- Giá trị sử dụng: sách vở, xe cộ, nhà cửa…

- Giá trị đạo đức: cứu trợ, từ thiện…

- Giá trị thẩm mĩ (chân, thiện, mĩ): bản nhạc, bức tranh…
* Theo thời gian:

- Giá trị vĩnh cửu: giáo dục, hội họa,…

- Giá trị nhất thời: thời trang, quan niệm tam tòng, thủ tiết,…

=> Sự phân biệt các giá trị theo thời gian giúp ta có cái nhìn biện chứng và khách
quan trong việc đánh giá giá trị của sự vật hiên tượng.

+ Về mặt đồng đại: Cùng một hiện tượng có thể có giá trị nhiều hay ít tùy theo góc
nhìn, theo bình diện được xem xét (sự vật hiện tượng thuộc phạm trù văn hóa hay
không) xem mối tương quan giữa mức độ giá trị và phi giá trị của chúng. Vd: Y
phục có 2 giá trị: ứng phó thời tiết và làm đẹp.

+ Về mặt lịch đại: một hiện tượng sẽ có thể có giá trị hay không là tùy thuộc vào
chuẩn mực VH của từng giai đọan lịch sử: quan niệm tam tòng, tứ đức, thủ tiết…

Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hóa thực hiện chức năng điều chỉnh
xã hội, giúp xã hội duy trì trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện và
thích ứng với những biến đổi của môi trường, giúp định hướng các chuẩn mực,
làm động lực cho sự phát triển của xã hội.

Tính nhân sinh và chức năng giao tiếp

- Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hoá như một hiện tượng xã hội (do con
người sang tạo, nhân tạo) với các giá trị tự nhiên (thiên tạo);

- Văn hoá là cái tự nhiên được biến đổi dưới tác động của con người.

- Văn hoá là sợi dây nối giữa con người với con người với con người, nó thực hiện
chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau.

Tính lịch sử và chức năng giáo dục

Tính lịch sử

- Văn hóa là sản phẩm của một quá trình sáng tạo và được tích lũy qua nhiều thế
hệ.

- Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu, buộc văn hóa phải
thường xuyên tự điều chỉnh, phân loại và phân bố lại các giá trị.
- Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa. Truyền thống văn hóa là
những giá trị tương đối ổn định, được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng qua
không gian và thời gian: ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễ nghi, luật pháp…

=> Truyền thống văn hóa tồn tại nhờ giáo dục -> chức năng giáo dục là chức năng
thứ 4 của văn hóa.

2.VH gốc nông nghiệp: 4 đặc trưng

Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên:

+ Nghề trồng trọt buộc người dân phải sống định cư để chờ cây cối lớn lên, ra hoa
kết trái và thu hoạch;

+ Có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên (lạy trời, ơn trời,
nhờ trời; trông trời…).

Về mặt tư duy, nhận thức

- Tư duy tổng hợp – biện chứng: Cái mà người nông nghiệp quan tâm không phải
từng yếu tố riêng rẽ mà là những mối quan hệ qua lại giữa chúng:

Tổng hợp: bao quát mọi yếu tố

Biện chứng: chú trọng đến các mối quan hệ giữa chúng.

=> Kinh nghiệm: Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa; Được mùa lúa, úa mùa cau;…

- Coi trọng kinh nghiệm và đôi khi còn chủ quan, cảm tính trong nhìn nhận, đánh
giá vấn đề.

- Văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định
(truyền thống) mà bằng cả những giá trị đang hình thành. Hai loại giá trị này tạo
thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới.

=> Văn hóa đóng vai trò quyết định trong sự hình thành nhân cách con người.

ĐẶC TRƯNG CHỨC NĂNG


Tính hệ thống Chức năng tổ chức xã hội
Tính giá trị Chức năng điều chỉnh xã hội
Tính nhân sinh Chức năng giao tiếp
Tính lịch sử Chức năng giáo dục

Về mặt tổ chức cộng đồng

*** Người dân nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc trọng tình: cư xử tình nghĩa –
một bồ cái lí không bằng một tí cái tình.

Thái độ: trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ

- Trọng đức: quý trọng đạo đức - ở có đức không có sức mà ăn

Trọng văn: trọng người có văn hóa – sĩ, nông…

Trọng phụ nữ: vợ quản lí kinh tế, tài chính,..

*** Tư duy tổng hợp biện chứng + trọng tình => lối sống linh hoạt, ứng biến, thích
nghi với từng hoàn cảnh cụ thể dẫn đến triết lí sống: ở bầu thì tròn ở ống thì dài, đi
với Phật mặc áo cà sa,…

*** Trọng tình: con người phải biết tôn trọng và cư xử bình đẳng, dân chủ với
nhau => nền dân chủ làng mạc => tâm lí coi trọng cộng đồng, tập thể, làm gì cũng
nghĩ đến tập thể.

- Mặt trái của tính linh hoạt: Thói tùy tiện, tính tổ chức kém: giờ cao su, thiếu tôn
trọng pháp luật, nhất quen nhì thân, tam thần, tứ thế…

- Lối sống trọng tình cũng dẫn đến nhiều tiêu cực trong công việc, trong nhận định,
đánh giá,…: Nhất quen nhì thân,…

Về lối ứng xử với môi trường xã hội

Tư duy tổng hợp + phong cách linh hoạt => thái độ dung hợp trong tiếp nhận (tôn
giáo nào cũng thu nhận: Nho, Phật, Đạo, Thiên chúa giáo,…), mềm dẻo, hiếu hòa
trong đối phó với chiến tranh xâm lược.

TIÊU CHÍ VĂN HOÁ GỐC NÔNG NGHIỆP


Đặc Khí hậu Nắng nóng lắm, mưa ẩm nhiều
trưng
gốc Nghề chính Trồng trọt

Sống định cư, thái độ tôn trọng, ước


Ứng xử với môi trường tự nhiên
mong sống hoà hợp với thiên nhiên

Thiên về tổng hợp và biện chứng


Lối nhận thức, tư duy (trong quan hệ); chủ quan, cảm tính
và kinh nghiệm

Trọng tình, trọng đức, trọng văn,


Tổ chức Nguyên tắc
trọng nữ
cộng
đồng Cách thức Linh hoạt và dân chủ, trọng tập thể

3.Hai quy luật của triết lí âm-dương

Quy luật về thành tố: Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm
có dương và trong dương có âm: Trong cái nắng tiềm ẩn cái mưa, trong cái mưa
tiềm ẩn cái nắng, trong lòng đất lạnh (âm) chứa cái nóng (dương). Trong mỗi
người đều tiềm ẩn chất khác giới..

-> Quy luật này cho thấy rằng việc xác định một vật là âm hay dương chỉ là tương
đối, trong sự so sánh với một vật khác. Từ đây suy ra hai hệ quả phục vụ cho việc
xác định bản chất âm/dương của một đối tượng:

Muốn xác định được tính chất âm dương của một vật, trước hết phải xác định được
đối tượng so sánh.

- Ví dụ: nam so với nữ thì mạnh mẽ (dương), nhưng so với hùm beo thì lại yếu
đuối (âm); màu trắng so với màu đen thì dương, nhưng so với màu đỏ lại là âm…
Nhờ sự so sánh này mà ta có thể xác lập được những thang độ âm dương cho từng
lĩnh vực.

Để xác định được tính chất âm dương của một vật, sau khi xác định được đối
tượng so sánh, còn phải xác định cơ sở so sánh.
- Đối với cùng một cặp hai vật, với các cơ sở so sánh khác nhau sẽ cho ta những
kết quả khác nhau.

- Ví dụ: nữ so với nam xét về giới tính là âm nhưng xét về tính cách có thể là
dương; nước so với đất, xét về độ cứng là âm, nhưng nếu xét về tính động thì lại là
dương…

Quy luật về quan hệ: Âm và dương luôn gắn bó mật thiết và chuyển hóa cho
nhau: âm cực sinh dương, dương cực sinh âm.

- Ví dụ: ngày và đêm; mưa và nắng, nóng và lạnh;…

4.Lịch âm dương và các giai đoạn xây dựng lịch âm dương

Lịch âm dương

*** Lịch âm dương là sản phẩm của lối tư duy tổng hợp, kết hợp cả việc xem xét
chu kì chuyển động biểu kiến của mặt trăng lẫn mặt trời.

*** Lịch âm dương phản ánh khá chính xác sự biến đổi có tính chu kì của thời tiết.

Lịch (thuần) dương:

- Phát sinh từ vùng văn hoá Ai Cập (lưu vực sông Nil) vào khoảng 3000 năm TCN;

- Dựa trên chu kì chuyển động biểu kiến của mặt trời; mỗi chu kì (gọi là 1 năm) có
365,25 ngày.

Lịch (thuần) âm:

- Phát sinh từ vùng văn hoá Lưỡng Hà;

- Dựa trên sự tuần hoàn của mặt trăng; mỗi chu kì trăng (gọi là 1 tháng) có 29,5
ngày. Vậy 1 năm âm lịch có 354 ngày, tức là 1 năm âm ít hơn 1 năm dương 11,25
ngày. Khoảng 3 năm thì lịch âm sẽ nhanh hơn lịch dương 1tháng nên phải điều
chỉnh cho hai chu kì này phù hợp nhau bằng cách đặt tháng nhuận.

Các giai đoạn của việc xây dựng lịch âm dương

Định các ngày trong tháng theo mặt trăng:


+ Xác định 2 ngày sóc-vọng (sóc là bắt đầu, ngày đầu tháng; vọng là ngửa mặt
nhìn lên, ngày giữa tháng trăng tròn).

+ Căn cứ vào thời điểm và hình dáng xuất hiện của trăng, dân gian đã tích luỹ được
kinh nghiệm xem trăng mà xác định chính xác từng ngày.

Định các tháng trong năm theo mặt trời:

+ Xác định các ngày tiết (thời tiết)

- Đông chí và hạ chí (ngày lạnh nhất và ngày nóng nhất);

- Xuân phân và thu phân (ngày giữa xuân và giữa thu).

=> Tứ thời

+ Xác định 4 ngày khởi đầu của 4 mùa (lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông)

=> Bát tiết

Cứ thế tiếp tục phân chia nhỏ ra, kết cục là xác định được tất cả 24 tiết, mỗi tháng
có 2 ngày tiết và kết hợp với lịch lao động của người dân tạo ra những ngày Tết.

Đặt tháng nhuận:

- Do mỗi năm, lịch theo mặt trời dài hơn lịch theo mặt trăng là 11,25 ngày nên cứ
sau gần 3 năm, phải điều chỉnh cho hai chu kì này phù hợp nhau bằng cách đặt
tháng nhuận (chính xác là 19 năm thì có 7 năm nhuận).

Cách xác định năm có tháng nhuận (năm nhuận): lấy năm dương lịch chia 19, nếu
số dư của phép chia là 0, 3, 6, 9, 11,14, 17 thì năm đó là nhuận.

Ví dụ: 2022 : 19 = 106 dư 8 => Năm 2022 không phải năm nhuận.

5.Hệ đếm can chi:

Hệ đếm can chi là một hệ đếm mà người xưa dùng để định thứ tự và gọi tên các
đơn vị thời gian. Hệ đếm can chi gồm 2 hệ:

- Hệ CAN: gồm 10 yếu tố do 5 hành phối hợp âm dương mà thành: Giáp-Ất (hành
Mộc), Bính–Đinh (hành Hoả), Mậu-Kỷ (hành Thổ), Canh-Tân (hành Kim), Nhâm-
Quý (hành Thuỷ).
- Hệ CHI: gồm 12 yếu tố, gồm 6 cặp âm dương cũng do Ngũ hành biến hoá mà ra.
Mỗi chi ứng với một con vật: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu,
Tuất, Hợi.

- Hệ can và hệ chi có thể dùng độc lập như những hệ đếm:

+ Hệ chi dùng để chỉ giờ trong ngày (khởi đầu bằng giờ Tí, lúc nửa đêm, từ 23h
đến 1h) và tháng trong năm.

- Phối hợp các can chi với nhau ta được hệ đếm gồm 60 đơn vị với các tên gọi:
Giáp Tý; Ất Sửu; Giáp Dần;…

- Hệ can chi dùng để gọi tên ngày, tháng, năm. Cứ 60 năm gọi là 1 hội. Hội đầu
tiên sau Công nguyên bắt đầu năm thứ 4, hội hiện nay bắt đầu năm 1984. Từ đầu
Công nguyên đến nay đã có 33 hội trôi qua.

Cách đổi từ năm dương lịch sang năm can chi và ngược lại:

Hệ CAN: Giáp-Ất, Bính–Đinh, Mậu-Kỷ, Canh-Tân, Nhâm- Quý.

Hệ CHI: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Cách đổi từ năm dương lịch sang năm can chi:

Cách 1 (theo công thức): C = d [(D-3) : 60]

Ví dụ: Năm 1945:

= (1945 -3): 60 = 32,37 => số dư của phép chia là 22. Đối chiếu 22 vào bảng Can
Chi ta được năm Ất Dậu.

Cách 2: Mẹo

- Năm 1945:

Tìm can: (1945 - 3): 10 = 194,2 => số dư là 2 => Ất.

Tìm chi: (1945 -3): 12 = 161,83 => số dư là 10 => Dậu

NỐI CAN VÀ CHI LẠI ta được năm 1945 là năm ẤT DẬU

Cách đổi từ can chi sang dương lịch:


Cách 1: D = C + 3 + (h x 60) hoặc D = C + H

Ví dụ: Đổi năm Ất Dậu sang năm Dương lịch

D = 22 + 3 + (h x 60). (Ta biết h = 32)

D = 22 + 3 + (32 x 60)

D = 1945

Cách 2: Mẹo.

Cần lưu ý khi dùng mẹo:

Can cần tìm cách can Giáp bao đơn vị

Biết đếm chi trên các ngón tay

Biết năm Dương lịch của 6 giáp chuẩn: Giáp Tý (1924); Giáp Tuất (1934); Giáp
Thân (1944); Giáp Ngọ (1954); Giáp Thìn (1964); Giáp Dần (1974)

- Ví dụ đổi năm Ất Dậu sang năm dương lịch:

+ Ất cách cách Giáp 1 đơn vị

+ Dậu nằm ở đốt thứ nhất từ trên xuống ở ngón út. Trả ngược chiều kim đồng về 1
đơn vị => Giáp Thân 1944 + 1 = 1945. Vậy Ất Dậu là năm 1945.

You might also like