Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

Tài Liệu Ôn Thi Group

BTVN: ĐỘNG LƯỢNG


CHUYÊN ĐỀ: ĐỘNG LƯỢNG
MÔN: VẬT LÍ 10
BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

MỤC TIÊU

✓ Nêu được động lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của một vật khi
tương tác với vật khác.
✓ Viết được công thức tính động lượng của vật chuyển động.
✓ Tính được động lượng, đô biến thiên động lượng, xung lượng của lực.

Câu 1: (ID: 362394) Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó:
A. tỉ lệ thuận với xung lượng của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
B. bằng xung lượng của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
C. luôn nhỏ hơn xung lượng của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
D. luôn là một hằng số.
Câu 2: (ID: 362397) Một máy bay có khối lượng 160000 kg, bay với vận tốc 870 km/h. Tính động lượng của
máy bay.
A. p = 13,92.107 kg.m / s B. p = 38,67.106 kg.m / s

C. p = 38,67.107 kg.m / s D. p = 13,92.106 kg.m / s


Câu 3: (ID: 362399) Một quả bóng đang bay ngang với động lượng p thì đập vuông góc vào một bức tường
thẳng đứng, bay ngược trở lại với phương vuông góc với bức tường với cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên
động lượng của quả bóng là? Chọn đáp án đúng.
A. 0 B. p C. 2 p D. −2 p
Câu 4: (ID: 382189) Người ta ném một quả bóng khối lượng 10kg cho nó chuyển động với vận tốc 20m/s.
Xung lượng của lực tác dụng lên quả bóng là:
A. 10N.s B. 200N.s C. 100N.s D. 20N.s
Câu 5: (ID: 385908) Một vật khối lượng m = 200g đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 5m/s. Động lượng
của vật có độ lớn là
T
E

A. 10kg.m/s B. 1J C. 10J D. 1kg.m/s


N
I.

Câu 6: (ID: 386186) Một lực F không đổi có độ lớn 10N tác dụng vào vật trong thời gian 0,1s. Xung lượng
H
T

của lực trong thời gian trên bằng


N
O
U

A. 100 N.s. B. 1 N.s. C. 10,1 N.s. D. 9,9N.s.


IE

Câu 7: (ID: 390613) Một vật có khối lượng 1 kg được thả rơi tự do. Cho g = 10 m/s2. Sau 2s động lượng của
IL
A

vật là:
T

https://TaiLieuOnThi.Net
1
Tài Liệu Ôn Thi Group

A. 10 kg.m/s B. 2 kg.m/s C. 20 kg.m/s D. 1 kg.m/s


Câu 8: (ID: 452354) Véc tơ động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại
lượng được xác định bởi công thức
A. p = m.v B. p = m.v C. p = m.a D. p = m.a
Câu 9: (ID: 459675) Một vật nhỏ trọng lượng 2N rơi tự do. Độ biến thiên động lượng của vật trong 1 giây
đầu tiên bằng
A. 4kg.m / s B. 1kg.m / s C. 0,5kg.m / s D. 2kg.m / s
Câu 10: (ID: 551403) Một hòn đá có khối lượng 5kg, bay với vận tốc 20m/s. Động lượng của hòn đá có giá
trị:
A. p = 100kg.m / s B. p = 4kg.m / s C. p = 360kg.m / s D. p = 360 N .s
Câu 11: (ID: 551405) Động lượng là đại lượng vectơ:
A. Cùng phương, ngược chiều với vectơ vận tốc
B. Có phương hợp với vectơ vận tốc một góc  bất kì
C. Có phương vuông góc với vectơ vận tốc
D. Cùng phương, cùng chiều với vectơ vận tốc
Câu 12: (ID: 609131) Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa vectơ động lượng p và vận tốc v của một
chất điểm
A. Cùng phương, ngược chiều. B. Cùng phương, cùng chiều.
C. Vuông góc với nhau. D. Hợp với nhau một góc   0 .
Câu 13: (ID: 609132) Động lượng có đơn vị là
A. N.m/s. B. kg.m/s. C. N.m. D. N/s.
Câu 14: (ID: 609133) Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng dọc theo trục tọa độ Ox với vận tốc 36
km/h. Động lượng của vật bằng
A. 9 kg.m/s. B. 5 kg.m/s. C. 10 kg.m/s. D. 4,5 kg.m/s.
Câu 15: (ID: 609134) Chất điểm M chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi F .
Động lượng của chất điểm ở thời điểm t là
F F
A. p = F .m . B. P = F .t . C. p = . D. p = .
m t
Câu 16: (ID: 609135) So sánh động lượng của xe A và xe B. Biết xe A có khối lượng 1000 kg và vận tốc 60
km/h; xe B có khối lượng 2000 kg và vận tốc 30 km/h.
T
E
N

1
A. pB = 2 pA . B. pB = pA . C. pB = D. pB = 4 pA .
I.

pA .
H

2
T
N

Câu 17: (ID: 609136) Một quả bóng khối lượng m đang bay ngang với vận tốc v thì đập vào một bức tường
O
U

và bật trở lại với cùng tốc độ. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là bao nhiêu?
IE
IL

A. mv. B. -mv. C. 2mv. D. -2mv.


A
T

https://TaiLieuOnThi.Net
2
Tài Liệu Ôn Thi Group

Câu 18: (ID: 609137) Một quả cầu rắn có khối lượng m = 0,1 kg chuyển động với vận tốc v = 4 m/s trên mặt
phẳng nằm ngang. Sau khi va vào một vách cứng, nó bị bật trở lại với cùng tốc độ 4 m/s. Hỏi độ biến thiên
động lượng của quả cầu sau va chạm bằng bao nhiêu?
A. -0,4 kg.m/s. B. 0,4 kg.m/s. C. -0,8 kg.m/s. D. 0,8 kg.m/s.
Câu 19: (ID: 609138) Một quả cầu rắn có khối lượng m = 0,1 kg chuyển động với vận tốc v = 4 m/s trên mặt
phẳng nằm ngang. Sau khi va vào một vách cứng, nó bị bật trở lại với cùng tốc độ 4 m/s. Tính xung lực (hướng
và độ lớn) của vách tác dụng lên quả cầu nếu thời gian va chạm là 0,05 s.
A. phương vuông góc với tường, chiều hướng vào tường, độ lớn 16 N.
B. phương vuông góc với tường, chiều hướng từ tường ra, độ lớn 16 N.
C. phương vuông góc với tường, chiều hướng vào tường, độ lớn 8 N.
D. phương vuông góc với tường, chiều hướng từ tường ra, độ lớn 8 N.
Câu 20: (ID: 609139) Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng theo chiều âm trục tọa độ Ox với tốc độ
12 m/s. Động lượng của vật có giá trị là
A. 6 kg.m/s. B. -3 kg.m/s. C. -6 kg.m/s. D. 3 kg.m/s.

----- HẾT -----

T
E
N
I.
H
T
N
O
U
IE
IL
A
T

https://TaiLieuOnThi.Net
3
Tài Liệu Ôn Thi Group

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT


THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
1.B 2.B 3.D 4.B 5.D 6.B 7.C 8.A 9.D 10.A
11.D 12.B 13.B 14.B 15.B 16.B 17.D 18.C 19.B 20.C

Câu 1 (NB):
Phương pháp:
Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của lực tác dụng
lên vật trong khoảng thời gian đó.
Cách giải:
Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của lực tác dụng
lên vật trong khoảng thời gian đó
Chọn B.
Câu 2 (TH):
Phương pháp:
Động lượng p của một vật là một vecto cùng hướng với vận tốc của vật và được xác định bởi công thức:
p = mv
Cách giải:
Khối lượng của máy bay: m = 160000kg
725
Vận tốc của máy bay: v = 870km / h = m/s
3
725
Động lượng của máy bay: p = mv = 160000. = 38, 67.106 kg.m / s
3
Chọn B.
Câu 3 (VD):
Phương pháp:
Động lượng p của một vật là một vecto cùng hướng với vận tốc của vật và được xác định bởi công thức:
p = mv

Độ biến thiên động lượng: p = p2 − p1

Cách giải:
T
E
N

Chọn chiều dương là chiều chuyển động ban đầu của quả bóng.
I.
H

 p = mv1
T

 p = p2 − p1 = − p1 − p1 = − p − p = −2 p
N

Ta có:  1
O

 p2 = mv2
U
IE

Chọn D.
IL
A

Câu 4 (VD):
T

https://TaiLieuOnThi.Net
4
Tài Liệu Ôn Thi Group

Phương pháp:
Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực
tác dụng lên vật trong thời gian đó: p = F .t
Cách giải:
Độ biến thiên động lượng: p = F .t
Về độ lớn: p = F .t

(
Độ biến thiên động lượng: p = p2 − p1 = m.v2 − m.v1 v1 = 0 )
 p = m.v2  p = m.v2 = 10.20 = 200 ( kg .m / s )

Vì p = F .t nên xung lượng của lực bằng 200 (N.s)


Chọn B.
Câu 5 (VD):
Phương pháp:
Áp dụng công thức tính động lượng: p = m.v
Cách giải:
Động lượng của vật có độ lớn là:
p = m.v = 0, 2.5 = 1kg.m / s
Chọn D.
Câu 6 (VD):
Phương pháp:
Áp dụng công thức xung lượng của lực F.∆t
Cách giải:
Xung lượng của lực trong thời gian trên bằng:
F .t = 10.0,1 = 1N .s
Chọn B.
Câu 7 (VD):
Phương pháp:
Động lượng p của một vật là một vecto cùng hướng với vận tốc của vật và được xác định bởi công thức:
p = m.v
T

Tốc độc của vật rơi tự do được xác định bởi công thức: v = g.t
E
N
I.

Cách giải:
H
T

Tốc độ của vật sau 2s: v = g.t = 10.2 = 20m / s


N
O
U

Động lượng của vật sau 2s: p = m.v = 1.20 = 20 kg.m / s


IE
IL

Chọn C.
A
T

https://TaiLieuOnThi.Net
5
Tài Liệu Ôn Thi Group

Câu 8 (NB):
Phương pháp:
Động lượng p của một vật là một vecto cùng hướng với vận tốc của vật và được xác định bởi công thức
p = m.v .
Cách giải:
Công thức xác định vecto động lượng: p = m.v
Chọn A.
Câu 9 (VD):
Phương pháp:
Độ biến thiên động lượng: p = p2 − p1

Cách giải:
Trọng lượng của vật:
P = mg = m.10 = 2 N  m = 0, 2kg
Độ biến thiên động lượng:
p = p2 − p1 = m. ( v2 − v1 )

v = 0
Vật rơi tự do nên:  1
v2 = gt = 10.1 = 10 m / s
 p = mv2 = 0, 2.10 = 2kg.m / s
Chọn D.
Câu 10 (VD):
Phương pháp:
Công thức động lượng: p = mv
Cách giải:
Động lượng của hòn đá là:
p = mv = 5.20 = 100kg.m / s
Chọn A.
Câu 11 (NB):
Phương pháp:
Động lượng p của một vật là một vecto cùng hướng với vận tốc của vật và được xác định bởi công thức:
T
E
N

p = m.v ( kg.m / s )
I.
H
T

Cách giải:
N
O

Động lượng là một đại lượng vectơ cùng hướng với vectơ vận tốc của vật.
U
IE

Chọn D.
IL
A

Câu 12 (TH):
T

https://TaiLieuOnThi.Net
6
Tài Liệu Ôn Thi Group

Phương pháp:
Động lượng: p = m.v
Cách giải:
Động lượng p = m.v  p  v
Chọn B.
Câu 13 (NB):
Phương pháp:
Giá trị động lượng: p = m.v
Cách giải:
Giá trị động lượng là: p = m.v
Khối lượng m có đơn vị kg
Vận tốc v có đơn vị m/s.
→ Động lượng có đơn vị: kg.m/s
Chọn B.
Câu 14 (VD):
Phương pháp:
Động lượng: p = m.v
Cách giải:
Đổi: 36 km/h = 10 m/s
500 g = 0,5 kg
Động lượng của vật là:
p = m.v = 0,5.10 = 5 ( kg.m / s )

Chọn B.
Câu 15 (TH):
Phương pháp:
F
Công thức định luật II Newton: a =
m
v − v0
Gia tốc: a =
t
Động lượng: p = m.v
T
E
N

Cách giải:
I.
H

Vật chuyển động không vận tốc đầu, gia tốc của vật là:
T
N

v −0 v
O

a= =
U
IE

t t
IL

Lực tác dụng lên vật là:


A
T

https://TaiLieuOnThi.Net
7
Tài Liệu Ôn Thi Group

v m.v p
F = m.a  F = m. = =  p = F .t
t t t
Chọn B.
Câu 16 (VD):
Phương pháp:
Động lượng: p = m.v
Cách giải:
Động lượng của xe A là: pA = mA .vA

mB = 2mA

Theo đề bài ta có:  1
vB = 2 v A

Động lượng của xe B là:


1
pB = mB .vB = 2mA . vA = mA .v A  pB = p A
2
Chọn B.
Câu 17 (VD):
Phương pháp:
Động lượng: p = m.v
Độ biến thiên động lượng: p = p2 − p1

Cách giải:

Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động của bóng đập vào tường, ta có:
v1 = v

v2 = −v
Độ biến thiên động lượng của bóng là:
T

p = p2 − p1 = mv2 − mv1
E
N

 p = m. ( −v ) − mv = −2mv
I.
H
T

Chọn D.
N
O

Câu 18 (VD):
U
IE

Phương pháp:
IL
A

Động lượng: p = m.v


T

https://TaiLieuOnThi.Net
8
Tài Liệu Ôn Thi Group

Độ biến thiên động lượng: p = p2 − p1

Cách giải:

Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động của bóng đập vào tường, ta có:
v1 = v

v2 = −v
Độ biến thiên động lượng của bóng là:
p = p2 − p1 = mv2 − mv1
 p = m. ( −v ) − mv = −2mv
 p = −2.0,1.4 = −0,8 ( kg.m / s )

Chọn C.
Câu 19 (VD):
Phương pháp:
Động lượng: p = m.v
Độ biến thiên động lượng: p = p2 − p1

p
Xung lực: F =
t
Cách giải:

Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động của bóng đập vào tường, ta có:
T

v1 = v
E
N


v2 = −v
I.
H
T

Độ biến thiên động lượng của bóng là:


N
O

p = p2 − p1 = mv2 − mv1
U
IE

 p = m. ( −v ) − mv = −2mv
IL
A
T

https://TaiLieuOnThi.Net
9
Tài Liệu Ôn Thi Group

Xung lực của vách tác dụng lên quả cầu là:
p −2mv −2.0,1.4
F= = = = −16 ( N )
t t 0,05
Vậy xung lực có phương vuông góc với tường, chiều hướng từ tường ra, độ lớn 16 N.
Chọn B.
Câu 20 (VD):
Phương pháp:
Động lượng: p = m.v
Cách giải:
Vật chuyển động theo chiều âm → vận tốc của vật:
v = −12 ( m / s )

Động lượng của vật là:


p = m.v = 0,5. ( −12 ) = −6 ( kg.m / s )

Chọn C.

T
E
N
I.
H
T
N
O
U
IE
IL
A
T

https://TaiLieuOnThi.Net
10

You might also like