Phần I: lòng yêu Tổ quốc

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

BÀI CHỮA BUỔI 12

ĐỀ 1

Phần I

Câu 1: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ ba, miêu tả tâm trạng ông Hai ở thời điểm đêm trở
về nhà sau khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.

Câu 2: Từ “nó” trong câu “Nó mà nghe thấy lại không ra cái gì bây giờ” là để chỉ đứa con nhỏ
của ông Hai. Ông Hai gắt lên với bà Hai khi nghe thấy tiếng “nó” bởi vì giờ đây ông đang chìm
trong nỗi nhục nhã, tủi hổ vì làng theo giặc, vì xót xa cho những đứa trẻ nhà mình “Chúng nó
cũng là trẻ con làng Việt gian đấy? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy? Khốn nạn,
bằng ấy tuổi đầu...” Ông Hai không muốn con mình bị người ta rẻ rúng, mà cũng không muốn
cho chúng biết cái tin làng của chúng đã theo giặc.

Câu 3: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”

1. Giải thích

- Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê

- Lòng yêu Tổ quốc

- Ý nghĩa câu nói: Lòng yêu nước được hình thành trên cơ sở những biểu hiện hết sức cụ thể, từ
những việc làm nhỏ nhặt nhất.

2. Vì sao có thể nói yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê lại là yêu tổ quốc

+ Gia đình, làng xóm, khu phố,… là những con người những cảnh vật gần gũi nhất, thân thuộc
nhất. Không có tình yêu đối với những con người đã có công sinh đẻ và nuôi dưỡng mình khôn
lớn thì không thể có tình yêu nhân dân rộng lớn. Không có tình yêu đối với những cảnh vật gắn
bó với mình suốt tuổi ấu thơ và trong cả cuộc đời thì không thể có tình yêu đất nước

+ Nói yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê là yêu tổ quốc còn ý nghĩa đả phá một thứ “lòng yêu
nước” mơ hồ, trừu tượng, chỉ nói “yêu nước” chung chung, rỗng tuếch mà không thấy cần biểu
hiện bằng những tình cảm, những việc làm hết sức cụ thể, gần gũi

3. Biểu hiện
+ Yêu thương những con người gần gũi nhất: ông, bà, cha mẹ, anh chị em, chú bác, thầy giáo, cô
giáo, bạn bè...

+ Yêu quý và có ý thức giữ gìn những vật bình thường nhất, gần gũi nhất trong đời sống: Đồ
dùng trong nhà, tài sản nơi công cộng, khu phố, làng xóm mình sống...

4. Ý nghĩa

+ Lòng yêu nước là nền tảng để một đất nước vững mạnh, khi có lòng yêu nước, ta sẽ biết cống
hiến nhiều hơn cho đất nước.

+ Người có lòng yêu nước là người có những nhận thức đúng đắn, sống theo chuẩn mực xã hội.

+ Lòng yêu nước giúp con người gắn kết lại với nhau nhiều hơn, tinh thần đồng bào từ đó được
nâng cao hơn.

5. Phản đề

Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về tình yêu cũng như trách nhiệm
của mình đối với quê hương, đất nước. Lại có những người cố ý có hành vi chống phá nhà nước,
khối sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Đây là những suy nghĩ, hành vi lệch lạc mà chúng ta cần tẩy
chay.

6. Liên hệ bản thân

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải biểu hiện cụ thể bằng những việc làm thiết thực như chăm
học, chăm lao động rèn luyện mình trở thành người công dân tốt, tham gia tích cực vào mọi hoạt
động công ích do nhà trường và địa phương tổ chức...

Phần II

Câu 1: Phần trích trên trích trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long, in
trong tập “Giữa trong xanh”

Câu 2: Câu văn đã sử dụng biện pháp tu từ là so sánh “nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió
thì giống như những nhát chổi lớn…” và nhân hóa “gió chặt ra từng khúc”, “chổi lớn muốn quét
đi tất cả”. Sử dụng những BPTT ấy rất có hiệu quả trong việc diễn đạt nội dung văn bản: Nhấn
mạnh hoàn cảnh làm việc đầy khó khăn, vất vả của anh thanh niên, từ đó tô đậm thêm vẻ đẹp của
sự hi sinh thầm lặng, sự cống hiến của nhân vật.
Câu 4:

LĐ1 – Anh thanh niên đang làm một công việc khó khăn, đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ, cần chuyên
môn cao

- Công việc của anh là làm khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa,
đo gió, đo chấn động mặt đất và dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ cho công việc chiến đấu và
sản xuất. Công việc anh thanh niên kể trong đoạn văn là ghi báo về những con số lúc một giờ
sáng trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt.

- Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật
còn có điều đặc biệt là: Anh thanh niên đã sống một mình trong suốt bốn năm trên đỉnh Yên Sơn.
Trong bốn năm đó, ông họa sĩ và cô gái trẻ là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà anh. Như vậy, cái
gian khổ nhất đối với anh là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ có một
mình trên đỉnh núi cao không một bóng người. Công việc của anh làm âm thầm, lặng lẽ một
mình, báo về “ốp” đều đặn những con số để phục vụ sản xuất, chíên đấu. Công việc ấy đòi hỏi
phải tỉ mỉ, chính xác, có tính trách nhiệm cao.

=> Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, công việc gian khổ, vất vả. Đó là thử thách rất lớn nhưng anh
thiên niên đã vượt qua hoàn cảnh ấy bằng ý chí, nghị lực và những suy nghĩ rất đẹp.

LĐ2 – Anh thanh niên trong đoạn trích trên hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp

- Trước hết, anh thanh niên rất yêu nghề. Anh có những suy nghĩ đúng và sâu sắc về công việc
đối với cuộc sống con người: “…Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình
được? Huống chi việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công
việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.

- Là người có trách nhiệm: Một mình sống trên đỉnh Yên Sơn, không có ai đôn đốc, kiểm tra
nhưng anh vẫn vượt qua hoàn cảnh làm việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách
nhiệm cao. Dù thời tiết khắc nghiệt mùa đông giá rét mà anh đều thức dậy thắp đèn đi “ốp” đúng
giờ. Ngày nào cũng vậy anh làm việc một cách đều đặn, chính xác 4 lần trong ngày, âm thầm,
bền bỉ trong nhiều năm trời.

Anh thấy được công việc thầm lặng của mình có ích cho cuộc sống, cho mọi người. Anh đã thấy
mình “thật hạnh phúc” khi được biết một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã
góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng.

+ Mở rộng: nghệ thuật miêu tả

• Có sự kết hợp giữa phương thức tự sự, biểu cảm, miêu tả và bình luận giúp tác giả khắc họa
chân dung nhân vật một cách khéo léo, sinh động hơn

• Giọng văn có sự trau chuốt, tỉ mỉ, giàu chất thơ và chất hội họa, mỗi câu văn đều góp phần tô
đậm chủ đề chính của tác phẩm
=> Người có phong cách sống đẹp: Anh có một phong cách sống khiến mọi người phải nể trọng.
Tinh thần thái độ làm việc của anh thật nghiêm túc, chính xác, khoa học và nó đã trở thành
phong cách sống của anh.

=> Anh thanh niên là đại diện tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam, hăng say làm việc, hết mình
cống hiến cho dân tộc, cho đất nước.

Câu 5: “Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận

ĐỀ 2

Câu 1: Nhân vật “ông” trong đoạn trích trên là ông họa sĩ. Ông hoại sĩ có vai trò là người kể
chuyện, thể hiện quan điểm, suy nghĩ và là sự hóa thân của nhà văn

Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Ông thấy ngòi bút của ông bất lực trên từng
chặng đường đi nhỏ của ông, nhưng nó như là một quả tim nữa của ông, hay chính là quả tim cũ
được “đề cao” lên, do đó mà ông khao khát, mà ông yêu thêm cuộc sống” là biện pháp so sánh,
so sánh "ngòi bút" của nhân vật như "quả tim". Sử dụng biện pháp so sánh ấy có tác dụng tăng
sức gợi cảm, biểu cảm của nhân vật trong câu văn. Đồng thời cũng giúp người đọc hình dung ra
sự quan trọng của con đường sáng tác nghệ thuật đối với nhân vật được nhắc đến trong câu văn
(công việc này đã quá quen thuộc và gắn bó, không thể thiếu với nhân vật). Ông coi nghệ thuật
như là cuộc sống của mình

Câu 3: Dấu mở ngoặc kép trong cụm từ “đề cao” có tác dụng nhấn mạnh sự liên kết giữa nghệ
thuật và cuộc đời, đồng thời cũng nhằm nhấn mạnh rằng con đường nghệ thuật sẽ giúp chất vàng
mười trong trái tim người nghệ sĩ hé lộ và chói ngời.

Câu 4: Ông họa sĩ “biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành trình vĩ đại
là cuộc đời” bởi lẽ cuộc đời quá phong phú và rộng lớn mà nghệ thuật dù nỗ lực đến đâu cũng
khó nắm bắt, khám phá và thể hiện được hết. Từ suy nghĩ của nhân vật họa sĩ, nhà văn muốn nói
tới cái vĩ đại là cuộc đời, nghệ thuật phải hướng vào đó mà khám phá, đào sâu, thể hiện. Nghệ
thuật là một công việc khó khăn, nặng nhọc, gian nan, đòi hỏi sự miệt mài, say mê và sự cố gắng
rất lớn của người nghệ sĩ.
Câu 5: Ông họa sĩ là người yêu nghề, và

LĐ1 – Ông họa sĩ là người yêu nghề

Điều đầu tiên dễ nhận ra ở ông hoạ sĩ là một tình yêu, niềm say mê mãnh liệt với công việc. Dù
tuổi đã cao, đến lúc được nghỉ ngơi nhưng ông vẫn say mê, năng nổ với nghề nghiệp của mình.
Ông không bằng lòng với tất cả những gì mình đã làm được trong cuộc đời. Ông muốn vươn tới
những giá trị vĩnh hằng. Khát vọng đó thôi thúc người nghệ sĩ ấy lên đường. Và hành trình đến
với Sa Pa là hành trình ông đi tìm cái đẹp theo tiếng vẫy gọi, sự thôi thúc của con tim. Câu nói
của ông hoạ sĩ già đã khiến cô kĩ sư trẻ xúc động “đối với một người khao khát trời rộng, việc
dứt bỏ một tình yêu đôi khi lại cảm thấy nhẹ lòng”. Ông nói với cô gái trẻ mới bước vào ngưỡng
cửa cuộc đời hay là tâm niệm với chính mình, bởi bản thân ông cũng là một người khao khát trời
rộng ? Có lẽ trong cuộc đời mình, cũng không ít lần ông từng mạnh dạn vứt bỏ nhũng tình yêu
tầm thường, vô vị để đi tìm giá trị chân chính của cuộc đời.

LĐ2 – Ông họa sĩ là người có tâm hồn nhạy cảm

Dù không phải nhân vật chính nhưng nhân vật ông họa sĩ lại là một nhân vật vô cùng quan trọng.
Bởi lẽ, ông họa sĩ chính là nhập vai của người kể chuyện, hay chính là Nguyễn Thành Long,
khiến câu chuyện được dẫn dắt và định hướng theo một lối suy nghĩ rất riêng đầy nhạy cảm.

Do tính chất công việc liên quan đến nghệ thuật nên ông họa sĩ cũng sở hữu tâm hồn đầy nhạy
cảm, dễ rung động. Chính vì vậy nên sau những lời giới thiệu đầy ấn tượng của bác lái xe, ông
mới cảm thấy xúc động mạnh với hình ảnh người thanh niên với vóc dáng bé nhỏ và nét mặt
rạng rỡ. Cũng chính bởi tâm hồn nghệ sĩ ấy mới khiến ông “bối rối” trước cái đẹp, mà cái đẹp ở
đây chính là cái đẹp xuất phát từ tấm lòng tốt bụng cùng lý tưởng cao đẹp của người thanh niên
đang kể về công việc của mình với lòng say mê bất tận, hay như cách ông nói thi chính là “bắt
gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ để khẳng định một tâm hồn,
khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài”.

LĐ3 – Ông họa sĩ là người có khát vọng nghệ thuật chân chính

Với nhà họa sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó nhọc, gian nan. Cảm giác "nhọc mệt" mà người
thanh niên cho ông chính là niềm vui, hạnh phúc, sung sướng được gặp con người ngoài đời,
chân dung nghệ thuật mà ông khát khao đi tìm. Một trái tim nghệ thuật, một khát khao tiếp tục
được sáng tạo, được cống hiến sống dậy, thúc dục ông phải vẽ. Giây phút xúc động ấy, ông nhận
ra được những âm vang đẹp đẽ, ngọt ngào của cuộc đời, để rồi vang vọng mãi trong tâm hồn
ông, biến thành tác phẩm nghệ thuật.
Những lời nói, suy nghĩ, ứng xử, thái độ chân thành của anh thanh niên đã bắt ông suy nghĩ về
những cái đã làm và chưa làm được, cái ông dám nghĩ mà không dám làm. Những nghĩ suy về
nghệ thuật với sức mạnh và sự bất lực "có sẵn mà chưa rõ hay chưa đúng" về mảnh đất Sa Pa mà
ông nghĩ đến "nghỉ ngơi trong giai đoạn cuối đời". Cho nên nhân vật hoạ sĩ già còn là hoá thân
bằng xương bằng thịt của một tuyên ngôn nghệ thuật.

*Mở rộng: Hình tượng nhân vật ông họa sĩ được xây dựng bằng những hình thức nghệ thuật độc
đáo, đặc sắc. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc, xây dựng tính cách nhân vật chủ yếu
qua độc thoại nội tâm. Câu chuyện được kể qua góc nhìn của ông họa sĩ, và do vậy nhà văn có
thể nắm bắt được những chi tiết đặc sắc giàu sức gợi thông qua quan sát tinh tường của nhân vật.
Ngôn ngữ truyện ngắn đậm chất thơ, với những câu văn giàu nhạc điệu và những hình ảnh có
tính chất biểu tượng “gợi những chiều sâu chưa nói hết”.

ĐỀ 3

Câu 1: Câu “Rét, bác ạ” thuộc kiểu câu đặc biệt

Câu 2: Dựa vào nội dung văn bản, anh thanh niên có cảm nhận “…” vì … Từ đó, tác giả hướng
đến ca ngợi lý tưởng sống cao đẹp của anh thanh niên.

Câu 3: Tác giả không đặt tên cho nhân vật của mình mà chỉ gọi họ theo giới tính, lứa tuổi, nghề
nghiệp vì … Qua đó, để ngợi ca…

Câu 4: Giải thích nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa”

– Nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa” sử dụng biện pháp đảo ngữ tính từ “lặng lẽ” lên đầu, giúp tô đậm vẻ
đẹp thanh bình, êm đềm, thơ mộng nơi núi rừng Sa Pa

– Nhan đề giàu chất thơ đã góp phần khái quát chủ đề, tư tưởng của tác phẩm đó là vẻ đẹp của sự
hy sinh thầm lặng, bình dị của những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa đầy khó khăn và thử thách.

▶ Sự “lặng lẽ” trong nhan đề không chỉ là sự yên tĩnh của thiên nhiên mà còn là cái “lặng lẽ” của
những người lao động thầm lặng, đang ngày đêm âm thầm cống hiến vì sự nghiệp chung của đất
nước. Họ đang cống hiến cả tuổi trẻ, sức lực và trí tuệ của mình cho cái chung của dân tộc.
Câu 5: Bàn về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống

- Giải thích:

+ Trách nhiệm:

+ Tinh thần trách nhiệm: là một trong những phẩm chất đáng quý của con người. Đó chính là ý
thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách
nhiệm cho người khác, là làm tròn nghĩa vụ, bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và bản
thân...; dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân.

- Vì sao:

+ Sống có trách nhiệm là một chuẩn mực để đánh giá nhân cách, sự trưởng thành của một người.

+ Là một nét sống đẹp, là phẩm chất cần có của những người trẻ hiện đại.

+ Là hành động khẳng định giá trị bản thân, dấu hiệu cơ bản, quan trọng của việc hòa nhập với
cộng đồng, giúp cho cuộc sống chung trở nên tốt đẹp hơn.

- Biểu hiện:

+ Sống có trách nhiệm là biết hành xử đúng đắn, biết phân biệt phải trái, biết đối nhân xử thế,
giữ lời hứa, dám làm dám chịu hậu quả.

+ Tích cực và tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động làm những việc cần làm, không né
tránh hay thờ ơ hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.

+ Ý thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trên mọi cương vị, vị trí công việc.

- Đối với học sinh:

+ Chăm lo học tập tốt, hoàn thành bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp

+ Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường

+ Có tinh thần yêu nước...

+ Sống hòa nhập với bạn bè cộng đồng

+ Có mục đích học tập định hướng tương lai nghề nghiệp rõ ràng.

+ Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và mọi người xung quanh.

+ Biết chia sẻ và yêu thương


+Tích cực tham gia các hoạt động tập thể

+ Biết giữ gìn sức khỏe, biết cách học tập, đổi mới và tích cực phấn đấu.

+ Có trách nhiệm với bố mẹ, với anh chị em, với những lời nói mà mình nói ra hằng ngày đối với
họ.

+ Khi làm việc gì đó sai lầm, không nên chối cãi, cố tình lảng tránh mà nên có trách nhiệm sửa
chữa lỗi lầm.

+ Biết ý thức bảo vệ môi trường, ngăn chặn những hành vi xấu xa...

- Ý nghĩa

+ Giúp chúng ta ngày càng tốt đẹp, hoàn thiện bản thân mình hơn.

+ Được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng và giúp đỡ

+ Đảm bảo quyền hạn, lợi ích của mình và người khác góp phần phát triển và giữ gìn đất nước.

- Phản biện:

+ Phê phán, lên án những kẻ sống vô kỷ luật, thiếu trách nhiệm đối với bản thân và xã hội.

- Liên hệ bản thân:

+ Sống có trách nhiệm là một lối sống đúng đắn cần phải được cổ động và thực hiện phổ biến
trong cộng đồng.

+ Mỗi con người cần phải sống có trách nhiệm để góp sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

ĐỀ 4

Câu 1: Đoạn văn trên là lời của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên
Sơn nói với nhân vật ông họa sĩ. “Cháu” ở đây cũng chính là anh thanh niên sống một mình trên
núi Yên Sơn, làm công việc quan sát khí tượng. Đó là một công việc vất vả, khó khăn, đòi hỏi
tinh thần trách nhiệm cao, sự chuyên cần, tỉ mỉ.

Câu 2: Các phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn trên là:

- Phép nối: Đối với cháu.


- Phép thế: “như thế” thay cho ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ
trên cầu Hàm Rồng”.

Câu 3: Tác dụng của dấu hai chấm trong câu “Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một
đám mây khô mà ngày ấy, tháng 4, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm
Rồng.” là bổ sung thông tin cho ý nghĩa câu văn trước nó.

Câu 4: Nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích trên

LĐ1 – Vẻ đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian
khổ của anh thanh niên.

Công việc hàng ngày của anh là "đo gió, đo mưa, đo chấn động mặt đất rồi ghi chép, gọi vào
máy bộ đàm báo về trung tâm. Nhiều đêm anh phải đối chọi với "gió tuyết và lặng im đáng sợ".

Nhưng anh không tô đậm cái gian khổ của công việc mà nhấn mạnh niềm hạnh phúc không biết
được mình đã góp phần phát hiện kịp thời một đám mây khô mà nhờ đó, không quân ta hạ được
bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Anh cảm thấy được hạnh phúc khi được làm việc và
dâng hiến sức xuân của mình vì Tổ quốc, vì hạnh phúc con người. Với anh, hạnh phúc là niềm
vui được cống hiến, làm việc có ích cho đất nước. Niềm hạnh phúc của anh thanh niên còn là
được sống, được cống hiến và làm việc cùng những người thân yêu nhất vì mục đích xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.

LĐ2 – Anh thanh niên còn là người khiêm tốn, luôn nghĩ đến người khác và cống hiến trong
thầm lặng:

Anh thành thực nhận thấy công việc và sự cống hiến, đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé, chưa
thấm vào đâu so với những người lao động khác ở Sa Pa.

Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung mình, anh không dám từ chối “để khỏi vô lễ”, nhưng anh
nhiệt thành giới thiệu những người khác mà anh thực sự cảm phục. Anh nói về ông kĩ sư ở vườn
rau dưới Sa Pa, về “đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu” đang nghiên cứu lập bản đồ
sét, với tất cả sự say mê hào hứng và lòng cảm phục chân thành của mình.

*Mở rộng: Truyện đã khắc họa thành công nhân vật anh thanh niên với cốt truyện đơn giản mà
giàu ý nghĩa khái quát, tình huống truyện nhẹ nhàng, giàu chất thơ. Đặc biệt cách xây dựng nhân
vật độc đáo: anh thanh niên là nhân vật chính nhưng không xuất hiện từ đầu tác phẩm mà chỉ
hiện ra trong cuộc trò chuyện ba mươi phút với các nhân vật khác. Nhân vật chính được hiện lên
qua cái nhìn của nhân vật phụ làm cho hình ảnh nhân vật trở nên chân thực, gần gũi hơn. Ngôn
ngữ kể chuyện nhẹ nhàng, có sự kết hợp giữa tự sự với miêu tả, biểu cảm và bình luận. Vẻ đẹp
anh thanh niên chính là vẻ đẹp của con người lao động mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội với lòng yêu đời, yêu nghề, với sự nhiệt tình, chu đáo.

You might also like