Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 49

PHẦN II: SỬ DỤNG PHẦN MỀM SWANSOFT CNC SIMULATOR

Phần mềm này được viết dựa trên các hệ điều khiển được sử dụng ở thực tế như
Fanuc, Simumerik, Mitsubishi, GSK....Các thao tác và lập trình giống như ta điều khiển
một máy CNC thực tế, do đó khi sử dụng phần mềm này thành thạo thì việc đứng máy
CNC ở xưởng Cơ khí sẽ không gặp khó khăn gì.

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG


Kết thúc chương 3 mỗi sinh viên phải :
- Sử dụng được phần mềm Swansoft CNC Simulator lập trình gia công chi tiết trên
máy phay lẫn máy tiện.
- Nắm được cách cài đặt gốc phôi, khai báo dao cụ.
CHƯƠNG 3. PHAY

3.1. Khởi động phần mềm

Nhấp chạy biểu tượng SSCNC trên màn hình desktop, sau đó ta chọn hệ điều
khiển Fanuc Oi M, rồi chọn Run

Hình 3.1 Khởi động chương trình

Sẽ hiện lên 1 máy CNC như thật với đầy đủ các thiết bị, chức năng đi kèm.

118
Hình 3.2. Giao diện máy phay CNC 3 trục

3.2. Bàn phím MDI ( Manual Data Input ).

Hình 3.3. Màn hình hiển thị và bàn phím MDI

Bảng 3.1. Hướng dẫn sử dụng bàn phím MDI

TT Tên phím Hình vẽ Ý nghĩa

119
Bảng 3.1. Hướng dẫn sử dụng bàn phím MDI

TT Tên phím Hình vẽ Ý nghĩa

1 Phím RESET Ấn phím Reset để loại bỏ thông báo lỗi .

2 Phím HELP Ấn phím Help để thực hiện chức năng hỗ


trợ khi không chắc chắn có thể vận hành
bàn phím MDI

3 Phím địa chỉ và Ấn các phím này để nhập các chữ cái, số,
phím số và các kí tự khác. Các kí tự đặc biệt được
hiển thị trên màn hình
.....

4 Phím SHIFT Một số phím địa chỉ và phím số có hai kí


tự trên bề mặt. Ấn phím Shift để chuyển
sang các kí tự đó.

5 Phím INPUT Khi một phím địa chỉ hoặc phím số được
ẩn, dữ liệu sẽ được nhập vào đến bộ đệm,
và được hiển thị trên màn hình. Copy dữ
liệu từ bộ nhớ đệm đến thanh ghi
offset,... ấn phím INPUT. Phím này
tương đương với phím mềm [INPUT] và
nó có thể được ấn cho kết quả như nhau.

6 Phím CANCEL Ấn phím CAN để xoá bỏ các kí tự trước


(CAN) đó hoặc nhập biểu tượng đến bộ nhớ
đệm.

7 Phím ALTER Đây là nhóm phím sửa chương trình. Ấn


phím Alter để nhập chèn kí tự vào vị trí

120
Bảng 3.1. Hướng dẫn sử dụng bàn phím MDI

TT Tên phím Hình vẽ Ý nghĩa


hiện hành của con trỏ

8 Phím INSERT Đây là nhóm phím sửa chương trình. Ấn


phím Insert kể kết thúc nhập một câu
lệnh.

9 Phím DELETE Đây là nhóm phím sửa chương trình. Ấn


phím Delete để xoá kí tự.

10 Phím POS Đây là nhóm phím chức năng. Ấn phím


( POSITION) này để hiển thị màn hình vị trí toạ độ

11 Phím PROG Đây là nhóm phím chức năng. Ấn phím


(PROGRAM) này để hiển thị màn hình chương trình.

12 Phím OFFSET Đây là nhóm phím chức năng. Ấn phím


SETTING này để hiển thị màn hình offset/setting.

13 Phím SYSTEM Đây là nhóm phím chức năng. Ấn phím


này để hiển thị màn hình hệ thống.

14 Phím Đây là nhóm phím chức năng. Ấn phím


MESSAGE này để hiển thị màn hình tin nhắn.

15 Phím CUSTOM Đây là nhóm phím chức năng. Ấn phím


và GRAPH này để hiển thị màn hình đồ hoạ và màn
hình CUSTOM.

16 Các phím điều Ấn các phím này để di chuyển con trỏ


khiển con trỏ sang trái, phải, lên và xuống hoặc về phía
màn hình trước, phía sau, phía trên và phía dưới.

121
Bảng 3.1. Hướng dẫn sử dụng bàn phím MDI

TT Tên phím Hình vẽ Ý nghĩa

17 Phím thay đổi Các phím này dùng để thay đổi các trang
trang màn hình hiện thị trên màn hình.

122
3.3. Bảng điều khiển ( Control Panel)

Hình 3.4. Bảng điều khiển

Bảng 3.2. Hướng dẫn sử dụng bảng các phím chức năng

TT Tên phím Hình vẽ Ý nghĩa

1 Phím S.B.K Ấn phím này đèn phím sẽ sáng, phím này


(Single block) cho phép máy thực hiện từng câu lệnh
một trong chương trình gia công. Để
chuyển sang câu lệnh tiếp phải ấn nút
Cycle Start. Phím này còn được sử dụng
để kiểm tra chương trình.

2 Phím EDIT Ấn phím này đèn phím sáng lên, phím


này dùng để thiết lập và sửa chương trình
NC.

3 Phím AUTO Ấn phím này đèn phím sáng lên, phím


này dùng để thiết lập phương thức chạy
tự động.

123
Bảng 3.2. Hướng dẫn sử dụng bảng các phím chức năng

TT Tên phím Hình vẽ Ý nghĩa

4 Phím MDI Ấn phím này đèn phím sáng lên, chuyển


về chế độ nhập chương trình bằng tay.

5 Phím RAPID Ấn phím này đèn phím sẽ sáng, sau khi


nhấn phím này, các trục chuyển động
nhanh

6 Phím HANDLE Ấn phím này đèn phím sáng lên, chuyển


sang phương thức dẫn tiến bằng vô lăng
tay quay.

7 Phím JOG Ấn phím này đèn phím sáng lên, chuyển


sang điều chỉnh dẫn tiến bằng phương
thức JOG như: lấy chuôi dao ra khỏi trục
chính, điều khiển dẫn tiến các trục bằng
nút ấn...

8 Phím ZRN Ấn phím này đèn phím sáng lên, sau khi
(Home) ấn phím máy quay trở về điểm tham khảo
(điểm chuẩn).

9 Phím M01 Ấn phím này đèn phím sẽ sáng, tuỳ chọn


dừng chương trình gia công khi xác định
M01.

10 Phím D.R.N Ấn phím này đèn phím sẽ sáng. Chạy


không tải: nhấn nút theo cách tự động,
từng trục di chuyển với tốc độ ăn dao
bằng tay thay vì tốc độ thiết lập. Chức
năng này được sử dụng khi không có
124
Bảng 3.2. Hướng dẫn sử dụng bảng các phím chức năng

TT Tên phím Hình vẽ Ý nghĩa


công cụ kẹp dao, chỉ để kiểm tra sự
chuyển động của dụng cụ.

11 Phím B.D.T Ấn phím này đèn phím sẽ sáng. Chương


trình xoá phân khúc (tuỳ chọn chương
trình phân khúc bỏ qua): bấm nút trong
khi vận hành tự động, sự khởi của đầu
chương trình bỏ qua phân khúc với/sử
dụng (:) kết thúc chương trình phân khúc.

12 Phím Z.LOCK Ấn phím này đèn phím sẽ sáng. Sau khi


ấn phím hệ trục toạ độ trục Z vẫn dịch
chuyển nhưn mong muốn, nhưng chuyển
động thực của trục Z đã bị khoá.

13 Phím AFL Ấn phím này đèn phím sẽ sáng. Sau khi


(khoá M.S.T) ấn phím mã M, S, T sẽ không có chức
năng.

14 Phím M.L.K Ấn phím này đèn phím sẽ sáng. Nhấn nút


(khoá máy) theo cách tự động, mỗi trục không di
chuyển và chỉ hiển thị các thay đổi của
giá trị phối hợp.

15 Phím DNC Ấn phím này đèn phím sáng lên. Thiết


lập chương trình CNC theo kiểu DNC
(cho phép nhận dữ liệu chương trình từ
máy vi tính truyền sang).

125
Bảng 3.2. Hướng dẫn sử dụng bảng các phím chức năng

TT Tên phím Hình vẽ Ý nghĩa

16 Phím COOLANT Ấn phím này đèn phím sẽ sáng. Cho


phép bật và tắt dung dịch trơn nguội.

17 Phím LUBE Ấn phím này đèn sáng sẽ sáng và sau khi


bơm dầu bôi trơn xong đèn sẽ tự tắt.

18 Phím LAMP Ấn phím này đèn phím sẽ sáng, cho phép


bật và tắt đèn chiếu sáng.

19 Phím AIRBLOW Ấn phím này đèn phím sẽ sáng, cho phép


bật và tắc thổi khí.

20 Phím SPD.CW Ấn phím này đèn phím sáng lên, bật cho
trục chính quay theo chiều KĐH

21 Phím SPD.CCW Ấn phím này đèn phím sáng lên, bật trục
chính quay ngược chiều KĐH

22 Phím SPD.SP Ấn phím này đèn phím sáng lên, dừng


động cơ trục chính.

23 Phím SPD.ORI Ấn phím này đèn phím sáng lên, sau khi
ấn phím trục chính sẽ được phối hợp.

24 Phím CHIP.CW Ấn phím này đèn phím sáng lên, tuỳ


chọn trục chính quay cùng chiều KĐH.

126
Bảng 3.2. Hướng dẫn sử dụng bảng các phím chức năng

TT Tên phím Hình vẽ Ý nghĩa

25 Phím CHIP.CCW Ấn phím này đèn phím sáng lên, tuỳ


chọn trục chính quay ngược chiều KĐH.

26 Phím MAG CW Ấn phím này đèn phím sáng lên, cho


phép ổ tích dao quay theo chiều KĐH.

27 Phím MAG CCW Ấn phím này đèn phím sáng lên, cho
phép ổ tích dao quay ngược chiều KĐH.

28 Phím MAG MAN Ấn phím này đèn phím sáng lên, cho
phép ổ tích dao quay tự động.

29 Phím O.T.REL Nếu ổ dao được định vị, khi dao tiến đển
ổ định vị và EMG sẽ báo đông (dừng lại),
ta có thể tiếp tục bấm phím khoá và di
chuyển theo hướng ngược lại.

30 Các phím X, Y, Z Điều khiển dẫn tiến các trục toạ độ X, Y,


Z trong trạng thái JOG.

31 Phím Ấn phím này đèn phím sẽ sáng, cho phép


CYCLE START khởi động quay và tự động gia công.

32 Phím Ấn phím này đèn phím sẽ sáng, cho phép


FEED HOLD dừng quay và tự động dừng chuyển động
gia công.

127
Bảng 3.2. Hướng dẫn sử dụng bảng các phím chức năng

TT Tên phím Hình vẽ Ý nghĩa

33 Các phím F0, F25, Ấn phím này đèn phím sáng lên, ở chế độ
F50, F100 RAPID tăng tốc độ dẫn tiến các trục đến
100%

34 Phím FEEDRATE Cho phép tăng và giảm tốc độ dẫn tiến


OVERRIDE các trục toạ độ.

35 Phím SPINDLE Cho phép tăng và giảm tốc quay động cơ


OVERRIDE trục chính.

36 Ổ khoá các phím Cho phép khoá và mở các phím chức


chức năng năng.

3.4. Quản lý dao cụ ( Tools management)

Mặc định sẽ có 8 loại dao (trong Tool List) cho chúng ta sử dụng, nếu muốn sử
dụng loại dao nào để cho vào bộ phận tích dao (Tool magazine) thì ta sẽ kéo dao từ Tool
List vào Tool magazine vào vị trí lắp dao nào mà ta muốn (Máy CNC này chứa được 12
dao).

128
Hình 3.5. Quản lý dao cụ

Ngoài ra nếu không muốn dùng với các loại dao đã có sẵn trong mục Tool list thì ta có
thể tạo thêm dao bằng cách nhấn vào nút Add

Hình 3.6. Khai báo thêm dao cụ

Tại đây ta có thể nhập loại dao, đường kính dao (Diameter), chiều dài dao
(Length)... rồi chọn OK để đồng ý với xác lập vừa tạo.

3.5. Khai báo phôi (Workpiece Setting), và điểm chuẩn phôi (Reference point)

129
Tại đây ta khai báo phôi cho máy phay, thông thường phôi trên máy phay là dạng
hình hộp nên ta chọn mục Box.

3.5.1. Khai báo phôi.

Tại đây phần mềm cho ta khai báo về kích thước phôi về chiều dài, chiều rộng và
chiều dày phôi, vật liệu của phôi. Sau khi khai báo xong ta đánh dấu tích vào ô Replace
workpiece (thay thế phôi), rồi chọn OK

3.5.2. Khai báo điểm chuẩn phôi.

Tại đây mặc định điểm chuẩn của phôi sẽ là điểm giữa của phôi, chúng ta hoàn
toàn có thể thay đổi bằng cách nhập số khác, rồi sau đó ta tích vào ô Reposition Ref.
Point, rồi chọn OK.

Chú ý: Vì lý do phần mềm này tạo cho ta tiện ích chọn điểm chuẩn của phôi, nhưng thực
tế các máy CNC thực tế phải do chúng ta tự rà dao để chọn điểm chuẩn của phôi, nên
chức năng này chúng ta không sử dụng để ở phần sau chúng ta sẽ chọn điểm chuẩn của
phôi bằng cách rà dao để giống như ngoài thực tế sản xuất.

Hình 3.7. Khai báo điểm chuẩn và kích thước phôi.

3.6. Khai báo thiết bị gá kẹp phôi:

130
Chọn Workpiece Setting\Workpiece Clam, ở đây có 3 loại thiết bị kẹp chặt phôi,
ta chọn thiết bị kẹp chặt là ê tô (Vise). Ta sẽ điều chỉnh vị trí kẹp phôi sao cho hợp lý
bằng cách lựa chọn các phím Locate up and down, Locate right and left, rồi chọn OK.

Hình 3.8. Khai báo cách kẹp chặt phôi bằng ê tô.

3.7. Trở về điểm chuẩn R (Reference point) bằng tay .

Nhấn phím REF , sau đó nhấn vào các trục

3.8. Thay dao tự động.

Sau khi bật ổ khóa sang vị trí ON, mở nút dừng khẩn cấp (Emergency Stop), đóng cửa
gia công (Close Machine Door) trên thanh Tools, khai báo phôi gia công, lựa chọn

131
dao cụ để gia công, thiết bị kẹp phôi, cho máy chở về điểm chuẩn R, ta tiến hành thay dao
tự động theo trình tự sau:

- Nhấn phím MDI trên bảng điều khiển, chọn phím PROG (Program) trên bàn phím
MDI, sau đó chọn MDI trên màn hình hiển thị.

Lúc này ta tiến hành viết chương trình thay dao tự động:

VD: T1 M6;

Hình 3.9. Chương trình thay dao tự động.

Sau đó ấn phím Cycle Stop để tiến hành thay dao

3.9. Cho trục chính quay.

- Chọn chế độ JOG.

- Ấn Spindle CW hoặc Spindl CCW để trục chính quay cùng hay ngược
chiều kim.

- Ấn Spindl Stop để dừng quay trục chính.

3.10. Cách vận hành:

Có 3 cách di chuyển các trục bằng tay:

132
Cách 1: Di chuyển nhanh (Rapid Traverse)

- Chọn chế độ JOG

- Chọn trục di chuyển, sau đó ấn phím để di chuyển trục.

- Nhấn để di chuyển nhanh

Cách 2: Di chuyển chậm

- Chọn chế độ INC

- Chọn cho mỗi bước di chuyển

- Chọn trục di chuyển

Cách 3: Di chuyển bằng vô lăng tay cầm

Bảng 3.3. Hướng dẫn sử dụng hộp vô lăng điều khiển dẫn tiến bằng tay

TT Nội dung công việc Hình vẽ minh hoạ

Bước 1 Chuyển về chức năng


HANDLE trên bảng điều
khiển

133
Bước 2 Tay trái cầm hộp vô lăng
đồng thời ngón tay cái ấn
nút để cho đèn tín hiệu xanh
bật

Bước 3 Chuyển núm vặn về vị trí


trục muốn điều khiển

Bước 4 Điều chỉnh núm vặn vị trí


tốc độ dẫn tiến nhanh hoặc
chậm

Bước 5 Tay phải cầm núm tay quay


vô lăng để điều chỉnh dẫn
tiến các trục

3.11. Chạy chương trình tự động.

- Chọn chế độ AUTO

- Chọn 1 chương trình gia công.

134
- Nhấn phím để chạy chương trình

3.12. Chạy từng bước (Single step run)

- Nhấn phím sang ON

- Nhấn để chạy từng dòng lệnh.

3.13. Chế độ nhập dữ liệu bằng tay MDI (Manual Data Input)

- Chọn

- Nhấn , sau đó nhấn nhập dữ liệu

VD: N10G0X50;

- Nhấn để đưa dữ liệu vào

- Nhấn để chạy chương trình.

3.14. Cách SET gốc phôi.

a, Dùng 1 dao:

 Set gốc phôi ở cạnh.

- Gá đặt phôi lên ê tô

135
Hình 3.10. Gốc phôi cần set

- Khởi động máy, thay dao cần dùng vào (ví dụ dùng dao phay ngón Ø10), sau đó cho
dao trở về gốc, cho trục chính quay theo chiều kim đồng hồ.

- Set gốc phôi theo phương X: cho dao đến chạm cạnh phôi theo phương trục X(hình
vẽ):

Hình 3.11. Dao chạm vào phôi theo phương X

Tại đây ta nhấn nút Offset setting , chọn Work trên màn hình, di chuyển đến
giá trị X của G54 sau đó ta nhập X-5 (bằng giá trị bán kính dao) và nhấn Measure trên
màn hình hiển thị.

136
Hình 3.12. Khai báo tọa độ phôi theo phương X

- Set gốc phôi theo phương Y: cho dao đến chạm cạnh phôi theo phương trục Y(hình
vẽ):

Hình 3.13. Dao chạm vào phôi theo phương Y

Di chuyển đến giá trị Y của G54 sau đó ta nhập Y5 (bằng giá trị bán kính dao) và
nhấn Measure trên màn hình hiển thị.

137
Hình 3.14. Khai báo tọa độ phôi theo phương Y

- Set gốc phôi theo phương Z: cho dao đến chạm cạnh phôi theo phương trục Z(hình
vẽ):

Hình 3.15. Dao chạm vào phôi theo phương Z

Di chuyển đến giá trị Z của G54 sau đó ta nhập Z0 và nhấn Measure trên màn hình
hiển thị.

138
Hình 3.16. Khai báo tọa độ phôi theo phương Z

 Xét gốc phôi ở tâm.

Hình 3.17. Gốc phôi tại tâm chi tiết

- Set gốc phôi theo phương X: cho dao đến chạm cạnh phôi theo phương trục X(hình
vẽ):

139
Hình 3.18. Dao chạm vào phôi theo phương X (lần 1)

Hình 3.19. Màn hình hiển thị tọa độ phôi theo phương X (lần 1)

Nhớ giá trị tọa độ theo phương X = -4.111. Nhấc dao lên theo phương Z rồi cho
dao đến chạm phương trục X như sau:

Hình 3.20. Dao chạm vào phôi theo phương X (lần 2)

Hình 3.21. Màn hình hiển thị tọa độ phôi theo phương X (lần 2)
140
Nhớ giá trị theo phương X = 105.577, sau đó ta cộng 2 giá trị tọa độ của X trong 2
lần đó rồi chia cho 2 ta được giá trị tọa độ tâm của phôi theo phương X:

Tọa độ tâm theo phương X = (-4.111+105.577)/2 = 50.733

Ta nhấc dao lên theo phương Z và cho dao chạy về vị trí theo phương X có tọa độ
bằng 50.733

Hình 3.22. Vị trí tâm của phôi theo phương X

Tại đây ta nhấn nút Offset setting , chọn Work trên màn hình, di chuyển đến
giá trị X của G54 sau đó ta nhập X0 và nhấn Measure trên màn hình hiển thị.

Hình 3.23. Khai báo tọa độ tâm phôi theo phương X

141
- Set gốc phôi theo phương Y: Làm tương tự như phương X, cũng cho chạm 2 lần
rồi nhớ lấy tọa đọ theo phương Y, sau đó lấy giá trị trung bình sau 2 lần chạm ta được tọa
độ tâm theo phương Y.

Hình 3.24. Dao chạm vào phôi theo phương Y (lần 1 và lần 2)

Sau đó ta di chuyển dao đến tọa độ tâm theo phương Y (bằng giá trị trung bình

cộng sau 2 lần chạm), tiếp đó ta nhấn nút Offset setting , chọn Work trên màn
hình, di chuyển đến giá trị Y của G54 sau đó ta nhập Y0 và nhấn Measure trên màn
hình hiển thị.

- Set gốc phôi theo phương Z: cho dao đến chạm cạnh phôi theo phương trục Z(hình
vẽ):

Hình 3.25. Dao chạm vào phôi theo phương Z

Di chuyển đến giá trị Z của G54 sau đó ta nhập Z0 và nhấn Measure trên màn hình
hiển thị.
142
Hình 3.26. Khai báo tọa độ tâm phôi theo phương Z

b, Dùng nhiều dao:

Trong thực tế sản xuất, ta thường dùng nhiều dao để tiến hành gia công do đó ta phải
tiến hành bù chiều dài dao cho từng loại dao gia công. Bài tập sau đây sẽ hướng dẫn bù
cho 2 loại dao.

 Set gốc phôi ở cạnh.

- Gá đặt phôi lên ê tô

Hình 3.27. Gốc phôi cần set

- Khởi động máy, khai báo 02 dao sử dụng (ví dụ T01 là dao phay ngón Ø10 và T02
là mũi khoan Ø6), thay dao số 01(dao phay ngón Ø10) vào trục chính trước, sau đó cho
dao trở về gốc, cho trục chính quay theo chiều kim đồng hồ.

- Set gốc phôi theo phương X: làm tương tự như đối với 1 dao (mục a)

- Set gốc phôi theo phương Y: làm tương tự như đối với 1 dao (mục a)
143
- Set gốc phôi theo phương Z: cho dao đến chạm cạnh phôi theo phương trục Z(hình
vẽ):

Hình 3.28. Dao chạm vào phôi theo phương Z

Ấn phím Pos trên màn hình hiển thị

Hình 3.29. Tọa độ theo phương Z

Nhớ giá trị theo phương Z = -145.021, ta nhấn nút Offset setting , chọn Work
trên màn hình, di chuyển đến giá trị Z của G54 sau đó ta nhập giá trị Z-145.021 và
nhấn Measure trên màn hình hiển thị.

144
Hình 3.30. Khai báo tọa độ theo phương Z

- Bù chiều dài dao

Tiếp đó ta nhấn nút Offset setting , chọn Offset trên màn hình, di chuyển đến
vị trí dao số 01 (dao phay ngón Ø10), nhập giá trị -145.021 và nhấn Input trên bàn
phím MDI để hoàn tất việc bù dao.

Hình 3.31. Bù chiều dài dao cho dao số 01.

Sau đó ta cho dao 01 về vị trí gốc, tiến hành thay dao số 02 vào trục chính ( mũi
khoan Ø6)

Chú ý: từ những con dao thứ 2 trở đi, ta chỉ việc sét dao theo phương Z và bù
chiều dài dao ( không cần phải sét dao theo phương X, Y nữa)
145
- Set gốc phôi theo phương Z: cho dao số 2 đến chạm cạnh phôi theo phương trục Z

Hình 3.32. Dao chạm vào phôi theo phương Z

Ấn phím Pos trên màn hình hiển thị

Hình 3.33. Tọa độ của dao số 02 theo phương Z

Nhớ giá trị theo phương Z = -167.425, ta nhấn nút Offset setting , chọn Work
trên màn hình, di chuyển đến giá trị Z của G54 sau đó ta nhập giá trị Z-167.425 và
nhấn Measure trên màn hình hiển thị.

146
Hình 3.34. Khai báo tọa độ theo phương Z

- Bù chiều dài dao

Tiếp đó ta nhấn nút Offset setting , chọn Offset trên màn hình, di chuyển đến
vị trí dao số 02 (mũi khoan Ø6), nhập giá trị -167.425 và nhấn Input trên bàn phím
MDI để hoàn tất việc bù dao.

Hình 3.35. Bù chiều dài dao cho dao số 02.

- GEOM(H) để hiệu chỉnh chiều dài dao


- WEAR(H) để hiệu chỉnh độ mòn dao theo chiều dài dao
- GEOM(D) để hiệu chỉnh bán kính dao
- WEAR(H) để hiệu chỉnh độ mòn dao theo chiều bán kính dao.

147
Ví dụ :

T1 M06 ;
G90 G00 G54 X150.0 Y120.0;
G43 Z30.0 H1 S440 T2;
M03;
Z-5.0;
G42 X120.0 Y40.0 D1; ............ Bù bán kính bên phải (D1) và bù chiều dài dao (H1),
sử dụng lượng bù đặt ở trí 1 trên màn hình TOOLOFSET. Trong ví dụ này, tổng
lưọng bù bán kính: 5.000 + 0.015 = 5.015 mm.
G43 Z_ H_;
G49;
G43......................... Gọi chức năng bù chiều dài dao.
G49......................... Hủy chức năng bù chiều dài dao
H............................. Chỉ ra số Offset sử dụng
 Xét gốc phôi ở tâm: Làm tương tự

Kết luận: Việc sử dụng bao nhiêu dao là không quan trọng, ta cứ làm các bước tuần
tự như trên.

3.15. Các bài tập.

a, Bài tập 1:

148
Đáp án:

N10 G40 G49 G80 G17 M6 T1;

N20 G54 G90 G0 X0 Y0;

N30 G43 H1 Z50;

N40 Z2 M3 S800;

N50 G1 Z-10 F200;

N60 G41 X25 Y55 D1;

N70 Y90;

N80 X45;

N90 G3 X50 Y115 R65.

N100 G2 X90 R-25;

N110 G3 X95 Y90 R65;

149
N120 G1 X115;

N130 Y55;

N140 X70 Y65;

N150 X25 Y55;

N160 G0 G40 X0 Y0;

N170 Z100;

N180 M5

N190 M30;

b, Bài tập 2:

Đáp án:

N10 G40 G49 G80 G17 M6 T1;

N20 G54 G90 G0 X-80 Y-80;

N30 G43 H1 Z50;


150
N40 M3 S800;

N50 M8;

N60 G99 G83 Z-30 R1 Q2 F200;

N70 G91 X40 K4;

N80 Y80;

N90 G91 X-40 K4.

N100 Y80;

N110 X40 K4;

N120 G80 G90 G0 Z50;

N130 M5 M9;

N140 G91 G28 Z0 Y0;

N150 M30;

151
CHƯƠNG 4. TIỆN

4.1. Khởi động phần mềm

Nhấp chạy biểu tượng SSCNC trên màn hình desktop, sau đó ta chọn hệ điều
khiển Fanuc Oi T, rồi chọn Run

Hình 4.1 Khởi động chương trình

Sẽ hiện lên 1 máy tiện CNC như thật với đầy đủ các thiết bị, chức năng đi kèm.

Hình 4.2: Giao diện máy tiện CNC

4.2. Bàn phím MDI ( Giống máy phay )

152
4.3. Bảng điều khiển ( Control Panel)

Hình 4.3. Bảng điều khiển

4.4. Quản lý dao cụ ( Tools management)

Mặc định sẽ có 9 loại dao (trong Tool List) cho chúng ta sử dụng, nếu muốn sử
dụng loại dao nào để cho vào bộ phận tích dao (Tool magazine) thì ta sẽ kéo dao từ Tool
List vào Tool magazine vào vị trí lắp dao nào mà ta muốn (Máy tiện CNC này chứa được
12 dao).

153
Hình 4.4. Quản lý dao cụ

Ngoài ra nếu không muốn dùng với các loại dao đã có sẵn trong mục Tool list thì ta có
thể tạo thêm dao bằng cách nhấn vào nút Add

Hình 4.5. Khai báo thêm dao cụ

154
Tại đây ta có thể nhập loại dao, mảnh chíp gắn vào dao, chiều dài dao (Length)...
rồi chọn OK để đồng ý với xác lập vừa tạo.

4.5. Khai báo phôi (Workpiece Setting)

Tại đây phần mềm cho ta khai báo về kích thước phôi về chiều dài, chiều rộng và
chiều dày phôi, vật liệu của phôi. Sau khi khai báo xong ta đánh dấu tích vào ô Replace
workpiece (thay thế phôi), rồi chọn OK

Hình 4.6. Khai báo kích thước phôi.

4.6. Trở về điểm chuẩn R (Reference point) bằng tay .

Nhấn phím REF , sau đó nhấn vào các trục

4.7. Thay dao tự động.


155
Sau khi bật ổ khóa sang vị trí ON, mở nút dừng khẩn cấp (Emergency Stop), đóng cửa
gia công (Close Machine Door) trên thanh Tools, khai báo phôi gia công, lựa chọn
dao cụ để gia công, thiết bị kẹp phôi, cho máy chở về điểm chuẩn R, ta tiến hành thay dao
tự động theo trình tự sau:

- Nhấn phím MDI trên bảng điều khiển, chọn phím PROG (Program) trên bàn phím
MDI, sau đó chọn MDI trên màn hình hiển thị.

Lúc này ta tiến hành viết chương trình thay dao tự động:

VD: T0202;

Hình 4.7. Chương trình thay dao tự động.

Sau đó ấn phím Cycle Start để tiến hành thay dao

4.8. Cho trục chính quay.

- Nhấn phím MDI trên bảng điều khiển, chọn phím PROG (Program) trên bàn phím
MDI, sau đó chọn MDI trên màn hình hiển thị.

Lúc này ta tiến hành viết chương trình cho trục chính quay:

VD: S1000 M3;

156
Hình 4.8. Chương trình cho trục chính quay.

Sau đó ấn phím Cycle Start để tiến hành cho trục chính quay.

4.9. Cách vận hành (giống máy phay).

4.10. Cách SET gốc phôi.

 Set gốc phôi ở tâm.

- Khởi động máy, chọn phôi (vd: dùng phôi Ø80), thay dao cần dùng vào, sau đó cho
dao trở về gốc, cho trục chính quay theo chiều kim đồng hồ.

- Set gốc phôi theo phương X: cho dao đến chạm cạnh phôi theo phương trục X

157
Hình 4.9. Dao chạm vào phôi theo phương X

Tại đây ta nhấn nút Offset setting , chọn Work trên màn hình, di chuyển đến
giá trị X của G54 sau đó ta nhập X80 (bằng giá trị đường kính phôi) và nhấn Measure
trên màn hình hiển thị.

Hình 4.10. Khai báo tọa độ phôi theo phương X

158
- Set gốc phôi theo phương Z: cho dao đến chạm cạnh phôi theo phương trục Z(hình
vẽ):

Hình 4.11. Dao chạm vào phôi theo phương Z

Di chuyển đến giá trị Z của G54 sau đó ta nhập Z0 và nhấn Measure trên màn hình
hiển thị.

Hình 4.12. Khai báo tọa độ phôi theo phương Z

4.11. Các bài tập.


159
a, Bài tập 1

Hình 4.13. Chi tiết bài tập 1

Đáp án:

N10 G97 G99 S1200 M3 T0101;

N20 G0 X44 Z-1;

N30 G1 X-1 F0.05;

N40 Z2;

N50 G0 X40 Z2;

N60 G71 U7 W0 R7;

N70 G71 P80 Q170 U0.6 W0.3 F0.1;

N80 G0 X27.8 Z2 S1500 M3;

N90 G1 Z0 F0.05;

N100 X29.8 Z-1;


160
N110 Z-10;

N120 X26 Z-12;

N130 Z-22.776;

N140 G2 X30.775 Z-28.071 R7;

N150 G1 X38 Z-48;

N160 Z-55;

N170 X42;

N180 G0 X80 Z1;

N190 G70 P80 Q170;


N200 G0 X200 Z200;

N210 M5;
N220 T0100;

N230 M30;
b, Bài tập 2

Hình 4.14. Chi tiết bài tập 2

Đáp án:
161
N10 G50 U0 W0 T0100;

N20 G96 S1500 M3;

N30 G0 X60 Z0 T0101;

N40 G1 X-1 F0.5;

N50 G0 X61 Z3;

N60 G71 U2 R0.5 R7;

N70 G71 P80 Q210 U0.4 W0.2 F0.4;

N80 G0 X20;

N90 G1 Z0;

N100 X22;

N110 Z-2 X30;

N120 Z-30;

N130 X36;

N140 Z-32 X40;

N150 Z-62;

N160 X46;

N170 G3 Z-64 X50 K-2 I0;

N180 G1 Z-77 X50;

N190 G3 Z-80 X56 K-3 I0;


N200 G1 Z-85 X56;

N210 X57;
N220 G0 X100 Z30;

N230 X150 Z150 T0100;


N240 G0 X61 Z30 T0200;
162
N250 G0 Z10;

N260 G70 P80 Q210;

N270 G40 G0 Z30;

N280 X150 Z150 T0200;

N290 G0 X0 Z170 T0404;

N300 G0 Z1;

N310 G1 Z-60 F100;

N320 G0 Z170 T0400;

N330 T0505;

N340 G0 Z1;
N350 G1 Z-50 F100;

N360 G0 Z170 T0500;


N370 G97 S500 M3;

N380 G0 X61 Z3 T0303;


N390 X42 Z-32;

N400 G76 P010060;

N410 G76 X37.835 Z-57 P1083 Q300 F2;


N420 G0 X61 Z3;

N430 X150 Z150 T0300;


N440 M05;
N450 M30;

163
Hình 4.15. Chi tiết bài tập 2 khi gia công mô phỏng trên phần mềm

164
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.TS -Tạ Duy Liêm
–Hệ thống điều khiển số cho máy công cụ. NXB – KHKT – 1999.
2.TS -Tạ Duy Liêm
–Máy công cụ CNC. NXB –KHKT – 1999.
3.GS.TS - Trần Văn Địch.
-Công nghệ gia công trên máy CNC. NXB –KHKT – 1999.
4.TS -Vũ Hoài Ân
– Nhập môn gia công CNC- Hà Nội –1995.
5.TS -Vũ Hoài Ân
-Hệ thống điều khiển TNC – 426 – HEIDENHAIN - Hà Nội –1998.
6.PGS.TS - Nguyễn Đắc Lộc, Tăng Huy.
-Điều khiển số và công nghệ trên máy CNC- NXB –KHKT – Hà Nội 1996.
7.TS.Trương Hồng Minh, Th.S- Ngô Mạnh Hiến.
Lập trình gia công trên máy tiện CNC-ĐAỊ HỌC BÁCH KHOA–HÀ NỘI - 2002

165
DANH MỤC TỪ KHÓA

1. Chế độ cắt.
2. CNC.
3. Bàn phím MDI.
4. Bảng điều khiển.
5. Dao cụ.
6. Điểm chuẩn R.
7. Thay dao tự động.
8. SET gốc phôi
9. Trục chính
10. Hand wheel
11. DNC
12. CAD/CAM
13. Fanuc
14. Heidenhain
15. Chiều sâu cắt
16. Phôi
17. Phoi
18. Lưỡi cắt chính
19. Lưỡi cắt phụ
20. Home.
21. Các trục X, Y, Z
22. Dry Run
23. Single block

166

You might also like