Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

CẢM BIẾN SIÊU ÂM

1. Cảm biến siêu âm là gì?


Siêu âm được biết đến là một thuật ngữ được dùng để chỉ một dạng âm thanh có tần số cao hơn rất nhiều
lần với tần số mà tai chúng ta có thể nghe thấy được.

Cảm biến siêu âm là một thiết bị điện tử dùng để đo khoảng cách của một đối tượng mục tiêu nào đó
thông qua cách phát ra sóng siêu âm, sau đó thì âm thanh phản xạ được chuyển đổi thành tín hiệu điện.
Cùng với đó, bộ phát của cảm biến có khả năng tạo ra âm thanh dựa vào việc sử dụng tinh thể điện áp.

2. CẤU TẠO
Cảm biến sẽ gồm có bộ phận đảm nhận chức năng phát ra sóng siêu âm bằng một đầu dò công suất nhỏ
có thể phát ra tín hiệu.

Đầu dò siêu âm có nhiều loại khác nhau như đầu dò thẳng (sóng dọc), đầu dò ngang (sóng ngang), đầu
dò kép (1 đầu dùng để dò tín hiệu, 1 đầu dùng để phát tín hiệu), đầu dò sóng bề mặt,... Tất cả những đầu dò
này đều có chung cấu tạo cảm biến siêu âm như sau:

 Máy phát: Có chức năng tạo sóng siêu âm và thực hiện lan
truyền vào không khí. Máy được rung bằng máy rung (làm từ chất liệu gốm, sở hữu đường kính 15mm).
 Bộ máy thu: Lúc máy rung nhận sóng siêu âm sẽ tạo ra rung động cơ học tương ứng với sóng siêu âm và
chuyển đổi thành năng lượng điện tại đầu ra của máy thu.
 Điều khiển: Bộ phận này sẽ truyền siêu âm của máy phát bằng cách sử dụng mạch tích hợp và cũng thực
hiện đánh giá xem máy thu có nhận được tín hiệu và kích thước của tín hiệu thu hay không.
 Nguồn điện: Cung cấp thường xuyên siêu âm cảm biến là nguồn điện DC bên ngoài với điện áp là PCB ±
10% hoặc 24 V ± 10%, được cung cấp thông qua mạch ổn áp bên trong.

3.NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG


Siêu âm cảm biến hoạt động dựa theo nguyên tắc cho và nhận, nghĩa là chính bản thân cảm biến sẽ liên tục
phát ra sóng với tốc độ của sóng siêu âm. Lúc bước sóng gặp phải vật cản sẽ phản hồi ngược trở lại bước sóng
này, đồng nghĩa với việc cảm biến siêu âm sẽ nhận lại bước sóng phản hồi này và đồng thời phân tích để biết
được khoảng cách từ vật cản đến cảm biến.

4.SỐ LIÊN QUAN ĐẾN CB SIÊU ÂM


 Tần số: Là tần số cộng hưởng của chính đầu dò cảm biến, độ nhảy của cảm biến sẽ phụ thuộc rất nhiều vào
tần số phát ra của cảm biến, đồng nghĩa với việc khi tần số càng lớn sẽ cho tốc độ phản hồi càng nhanh.
 Nhiệt độ: Trong quá trình chuẩn đoán nhiệt độ của đầu dò cảm biến siêu âm sẽ tăng lên. Vì có công suất nhỏ
nên các cảm biến đo mức nước có nhiệt độ tương đối thấp và hoạt động trong suốt thời gian dài mà không lo
bị ảnh hưởng. Tuy nhiên với các đầu dò siêu âm trong ngành y tế sẽ ngược lại, cần phải có thiết bị làm lạnh
riêng.

 Độ nhạy: Sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tần số của cảm biến, tương tự tần số càng cao thì độ nhạy càng cao và
ngược lại.
 Hiển thị: Cho tích hợp hiển thị để giúp biết được khoảng cách đo là bao nhiêu mét ngay trên cảm biến.

5.ƯU, NHƯỢC ĐIỂM


- ƯU ĐIỂM
 Chính cảm biến siêu âm sẽ giúp chúng ta có thể đo khoảng cách từ điểm xuất phát cố định đến vật
mà không cần phải tốn thời và công sức khi phải đến trực tiếp. Rất hiệu quả khi được dùng để đo
chất lỏng có tính ăn mòn gây hại đến sức khỏe.

 Sóng siêu âm cũng có thể lan truyền trong nhiều môi trường khác nhau như: Chất rắn, không khí,...
để đo khoảng cách của các vật.
 Dựa vào độ nhạy của cảm biến siêu âm chúng ta hoàn toàn nhận được phản hồi nhanh chóng cùng
với tính chính xác cao.
- NHƯỢC ĐIỂM
Trong quá trình thực hiện cảm biến siêu âm có thể bị nhiễu tín hiệu nếu không được lắp đặt đúng, vậy
nên cần phải nắm vững hướng dẫn lắp đặt.

6.ỨNG DỤNG
→ Ứng dụng trên xe ô tô

Đối với ô tô thì thiết bị cảm biến siêu âm sẽ được gắn vào đầu và
đuôi xe để đo khoảng cách và báo hiệu lúc xe có di chuyển đến gần
các vật cản. Chi tiết thì thiết bị này sẽ phát ra các tia sóng hình nón
để đo khoảng cách giữa các phương tiện với nhau hoặc các vật cản
đang trong trạng thái đứng yên hoặc di chuyển.

Quá trình phát hiện và cảnh báo chỉ mất khoảng 1/1000 giây nên
đảm bảo được sự an toàn. Khi phát hiện ra các vật cản hoặc gần
tiếp xúc với phương tiện khác sẽ gửi cảnh báo đến cho người lái
bằng hình ảnh, âm thanh.

→ Ứng dụng trên các lĩnh vực khác

Bên cạnh ứng dụng trong ngành sản xuất ô tô, cảm biến siêu âm còn được áp dụng vào nhiều ngành nghề
khác như:

 Công nghiệp sản xuất: Ứng dụng trực tiếp trong việc phát hiện ra các lỗi sai của sản phẩm hay áp dụng để xách định
kích thước hoặc đo mức nhiên liệu của vật liệu.
 Cảm biến vân tay: Bằng cách thu lại sóng âm được phản hồi từ làn da của người thực hiện, khi đặt tay lên màn hình
điện thoại sóng siêu âm sẽ phát ra, lúc này con chíp thông minh của điện thoại sẽ dựa vào sóng siêu âm mà phản xạ
ngược trở lại để mở khóa.
 Đo mức nước: Thường thiết bị cảm biến siêu âm sẽ được trên bồn chứa nước để điều khiển hoặc báo động mức nước
khi vượt quá mức cho phép, hoặc để đo các chất lỏng có độ ăn mòn cao.

 LINK DUTUBI: https://www.youtube.com/watch?v=HTOOotgT5BU

You might also like