sản phẩm dầu khí

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

4.

TỔNG QUAN, LỊCH SỬ, CÁC LOẠI XE, ĐỘNG CƠ CHẠY BẰNG XĂNG OXYGENATE
RƯỢU
a. Tổng quan

Ethanol không giống với các phụ gia khác ở chỗ bản thân nó có thể được xem như
một loại nhiên liệu, với chỉ số octane lên tới 109 (xăng thông thường chưa trộn phụ gia
có trị số octane khoảng 70, xăng RON 92 có trị số octan là 92), về lý thuyết có thể thay
thế hoàn toàn xăng thông thường, tuy nhiên động cơ phải được thiết kế phù hợp với
loại nhiên liệu này. Tên gọi gasohol dùng để chỉ xăng pha cồn tỉ lệ thấp và không phải là
nhiên liệu thay thế.

Các hỗn hợp từ E85 trở lên được coi là nhiên liệu thay thế. Các loại xe có thể sử
dụng xăng E85 được gọi là flex fuel vehicles (FFVs) – xe nhiên liệu hỗn hợp, hoặc có thể
gọi là ô tô nhiên liệu hỗn hợp do các động cơ loại này thường thấy trên ô tô. Những
cảm biến và chương trình đặc biệt trong máy tính của động cơ sẽ kiểm soát lượng cồn
trong nhiên liệu và điều chỉnh tỉ lệ phun nhiên liệu sao cho phù hợp. Xe này có thể chạy
các loại xăng từ E5-E85, ngoại trừ các thay đổi trong hệ thống động cơ và cách xử lý
nhiên liệu thì xe này không khác gì các xe chạy xăng thông thường khác. Dòng xe chạy
xăng ethanol thuần túy (neat ethanol vehicle) E100 hoặc ethanol chưa khan nước cũng
có, nhưng hiếm hơn.

b. Lịch sử

Ngay từ những năm 1908 – 1927, hãng xe Ford đã cho ra đời xe Ford Model T
được trang bị động cơ chế hòa khí, cho phép sử dụng ethanol, xăng hoặc dầu hỏa (mỗi
loại một mình) hoặc kết hợp hai loại nhiên liệu trong các nguyên liệu trên. Tuy nhiên
thời gian đó, xăng dầu vẫn rẻ hơn nên các nguồn nhiên liệu mới không được chú ý phát
triển. Cho đến năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ dẫn đến tình trạng thiếu xăng dầu
trầm trọng và điều này đã mở ra một cơ hội mới cho ethanol và các loại nhiên liệu thay
thế khác: như methanol, nhiên liệu khí như CNG và LPG, hydro,… Và Ethanol là một
trong các nhiên liệu thay thế được chú ý nhiều hơn cho nghiên cứu, phát triển và nhận
được sự hỗ trợ của chính phủ.
Từ năm 1975, để đối phó với cú sốc do
cuộc khủng hoảng dầu mỏ, chính phủ Brazil
đã thực hiện chương trình National Alcohol
Program - Pró-Álcool, một chương trình
toàn quốc được chính phủ tài trợ để loại bỏ
sử dụng nhiên liệu hóa thạch có lợi và thay

Hình 1: Xe VW Gol 1.6 Total Flex


thế bằng nhiên liệu ethanol làm từ mía. Kế
hoạch bắt đầu bắt với việc pha một hỗn hợp thấp của rượu khan với xăng thông thường
vào năm 1976 ,và kể từ tháng 7 năm 2007, hỗn hợp bắt buộc là 25% của rượu - E25.
Tháng 3 năm 2003, hãng xe Volkswagen tại Brazil tung ra thị trường chiếc xe chạy bằng
nhiên liệu flexible - fuel (nhiên liệu hỗn hợp) đầu tiên, VW Gol 1.6 Total Flex, có thể
chạy bằng gasoline (từ E20 tới E25) hay chạy bằng nhiên liệu ethanol E100. Theo xu
hướng phát triển, các kỹ sư Brazil đã nghiên cứu cải tiến động cơ VFFs, cho phép khởi
động ở điều kiện lạnh với bình xăng thứ cấp
để khởi động trong điều kiện dưới 150C. Một
thế hệ động cơ VFFs cải tiến đã được đưa ra
vào năm 2009 và cho phép loại bỏ bình phụ
trợ này, giảm mức tiêu thụ nhiên liệu và khí
thải từ ống xả, từ 10% đến 15% so năm 2008.

Xu thế sử dụng ethanol trong xe tăng nhanh, theo đó, nhiều mẫu xe FFV được
Hình 2: Động cơ VFFs điển hình của Brazil với bình chứa
các hãng phát triển, mang nhãn mác của các xăng thứ cấp để khởi động lạnh động cơ ở nhiệt độ
dưới 15 ° C
đại gia sản xuất xe hơi như General Motors,
Ford, Daimler, Chrysler, Mercury, Mazda, Isuzu, Mercedes và Nissan... Đến năm 2009 có
36 mẫu được sản xuất, các hãng dẫn đầu là GM, Chrysler, Ford. Lượng xe bán ra cũng
tăng dần từng năm, ấn tượng nhất là hãng GM, năm 2005 bán 200.000 chiếc, 2006: gần
400.000 chiếc, 2007: gần 600.000 chiếc. Tính riêng tháng 12/2011, loại FFV có 27,1 triệu
xe ô tô , xe máy và xe tải nhẹ được bán trên toàn thế giới, tập trung trong bốn thị
trường: Brazil (16,3 triệu), Mỹ (10 triệu), Canada (> 600 ngàn) và châu Âu (> 200 ngàn).
Ở Mỹ, đa số sử dụng xăng E10, có hơn 9 triệu người sử dụng FFV có thể sử dụng xăng
E10 đến E85. Ở Brazil, cứ 100 chiếc xe ô tô bán ra thì có tới 80 chiếc là xe có thể chạy
bằng xăng ethanol hoặc xăng pha ethanol. Tính đến tháng 5/2009, Thụy Điển có
300.000 xe FFV, dẫn đầu châu Âu. Xe FFV phát triển ở Thụy Điển nhờ thuế thấp và chỗ
đậu xe miễn phí, các xe mới bán ra năm 2008 có 25% là xe FFV, năm 2009 là 35%.

Đến năm 2011, hầu hết các xe trên những con đường của Mỹ có thể chạy bằng xăng
E10, và các nhà sản xuất đã bắt đầu sản xuất xe có thiết kế phù hợp với tỷ lệ ethanol
cao hơn nhiều. Đến đầu năm 2013 có khoảng 11 triệu xe có khả năng chạy xăng E85 lưu
thông ở Mỹ, tuy nhiên do nguồn cung nhiên liệu không đáp ứng được nên hầu như
không có xăng E85, xăng sinh học phổ biến ở Mỹ vẫn là E10 Kể từ năm 2008, tất cả các
mẫu FFV mới ở Mỹ đều có nắp xăng màu vàng sáng để nhắc nhở các tài xế về khả năng
của E85 và gắn huy hiệu flex fuel thích hợp. Hình bên là các nhãn dán điển hình được sử
dụng ở Mỹ để xác định xe dùng E85.
Trên cùng bên trái: một nhãn dán
nhỏ ở phía sau của cửa nạp nhiên
liệu. Dưới cùng bên trái: nắp khí màu
vàng sáng hiện được sử dụng trong
các mô hình mới hơn. Huy hiệu E85
Flexfuel được sử dụng trong các mẫu
mới hơn từ Chrysler (trên cùng bên
phải), Ford (giữa bên phải) và GM
(dưới cùng bên phải).

5. TỔNG QUAN, BẤT CẬP, HIỆN TRẠNG VÀ CHÍNH SÁCH VIỆT NAM, XU HƯỚNG
SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU TRONG TƯƠNG LAI

Theo quyết định của Thủ tướng, đối với loại xăng E5, từ ngày 1/12/2014, xăng được
sản xuất, phối chế, kinh doanh để sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tiêu thụ
trên địa bàn 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng,
Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu là xăng E5.
Từ ngày 1/12/2015 xăng được sản xuất, phối chế, kinh doanh để sử dụng cho
phương tiện cơ giới đường bộ tiêu thụ trên toàn quốc là xăng E5.

Đối với xăng E10, từ ngày 1/12/2016, xăng được sản xuất, phối chế, kinh doanh để
sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tiêu thụ trên địa bàn 7 tỉnh, thành phố: Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng
Tàu là xăng E10.

Từ 1/12/2017 xăng được sản xuất, phối chế, kinh doanh để sử dụng cho phương
tiện cơ giới đường bộ tiêu thụ trên toàn quốc là xăng E10.

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, cả nước có 6 nhà máy sản xuất ethanol sinh học từ
sắn lát với tổng công suất 535 triệu lít mỗi năm. Tuy nhiên, các nhà máy này hiện sản
xuất cầm chừng vì càng sản xuất càng lỗ, ước mỗi lít ethanol lỗ khoảng 434 đồng.

Hiện nay, ngoài ba nhà máy mà tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN) tham gia đầu tư
gồm nhà máy sản xuất ethanol Phú Thọ (hiện đã tạm ngưng), nhà máy ethanol Bình
Phước và nhà máy ethanol Dung Quất, cả nước còn bốn nhà máy sản xuất ethanol khác
đang hoạt động với công suất 335 triệu lít ethanol/năm, gồm nhà máy Đồng Xanh
(Quảng Nam), Tùng Lâm (Đồng Nai), Đại Việt (Đắk Nông), Bioethanol Đắk Tô (Kon Tum).

Tuy nhiên, việc phát triển mạng lưới phân phối xăng sinh học còn chậm, không theo
kịp việc đầu tư sản xuất ethanol.

Báo Sài Gòn Giải Phóng có bài viết nêu nguyên nhân: do khó khăn về thị trường tiêu
thụ trong nước, các nhà máy phải xuất khẩu với giá thấp, không đủ bù chi phí, nhiều
nhà máy phải hoạt động cầm chừng, thậm chí ngừng sản xuất. Ngoài lý do giá thành sản
xuất còn cao, tốc độ phát triển mạng lưới phân phối còn chậm, không đáp ứng được
tốc độ phát triển của các dự án sản xuất nhiên liệu sinh học, thì tâm lý người tiêu dùng
vẫn còn ít thông tin về ưu điểm của xăng E5 và vẫn ưu tiên lựa chọn nhiên liệu truyền
thống, gây trở ngại nhiều cho việc tiêu thụ sản phẩm. Còn theo lý giải của các doanh
nghiệp, nguyên nhân tác động đến tốc độ phát triển mạng lưới phân phối chưa xứng
tầm là do các công ty phải đầu tư cải tạo, bổ sung một số thiết bị, cơ sở vật chất để
phục vụ phân phối xăng E5, nhưng không được hưởng các chính sách ưu đãi như các dự
án sản xuất.

Trước thực trạng khó khăn trên, doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành cho rằng,
để giải bài toán cân đối nguồn cung cầu trong sản xuất, tiêu thụ nhiên liệu sinh học
được hài hòa, Chính phủ nên có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề xây dựng
vùng nguyên liệu, mạng lưới phân phối. Hỗ trợ các chương trình nghiên cứu giống sắn
chất lượng cao, hỗ trợ giá cho bà con nông dân tăng thu nhập, yên tâm sản xuất, từ đó
mới đảm bảo nguồn nguyên liệu để cung cấp ổn định cho các nhà máy sản xuất nhiên
liệu sinh học.

6. KẾT LUẬN

Tăng cường dùng nhiên liệu sinh học – xăng pha rượu oxygenate từ thực vật không
chỉ là bảo vệ môi trường mà còn góp phần mang đến sự chuyển mình tich cực cho cuộc
sống của người dân tại vùng sâu, vùng xa; góp phần đảm bảo an ninh năng lượng. Việc
phát triển nhiên liệu sinh học giúp các quốc gia chủ động, không bị lệ thuộc vào vấn đề
nhập khẩu nhiên liệu, đặc biệt với những quốc gia không có nguồn dầu mỏ và than đá.
Đồng thời, kiềm chế sự gia tăng giá dầu, ổn định tinh hình năng lượng cho thế giới.

Nguồn tham khảo:

https://en.wikipedia.org/wiki/Flexible-fuel_vehicle?
fbclid=IwAR28RQsMolMnoBE29MNomPaQSQ088VNIYuWazkxT8jHee3Kc99k-Zf5_Fjc

http://mt.gov.vn/mmoitruong/tin-tuc/993/35215/tim-hieu-ve-xang-sinh-hoc-.aspx

You might also like