Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

BÀI TIỂU LUẬN


Môn: TRIẾT HỌC MÁC - LÊ NIN

Giảng viên hướng dẫn: Trần Nguyên Ký


Sinh viên thực hiện: Lê Nguyễn Dạ Thảo
MSSV: 31221023539

TP. HCM, 12/2022


LỜI MỞ ĐẦU
Bản thân các sự vật, hiện tượng rất phức tạp, chúng là kết quả do nhiều nguyên nhân
gây ra và vận động, biến đổi qua nhiều giai đoạn khác nhau mà người ta thường chỉ quan
sát được kết quả cuối cùng. Tư duy biện chứng duy vật đòi hỏi chủ thể không chỉ phản ánh
đúng những mối liên hệ, sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới
khách quan, mà còn phải nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn những phương pháp, nguyên
tắc của phép biện chứng duy vật vào nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nó có những đặc
trưng cơ bản, như tính khách quan, tính toàn diện, tính lịch sử - cụ thể, tính thống nhất giữa
lý luận và thực tiễn; không chỉ phản ánh trạng thái hiện tồn, mà còn dự báo xu hướng phát
triển của sự vật, hiện tượng. Tư duy biện chứng duy vật có vai trò to lớn trong nhận thức
và hoạt động thực tiễn của con người.
Với mong muốn hiểu rõ hơn về vấn đề này nên em chọn đề tài: “Phân tích lý luận
của phép biện chứng duy vật về cách thức vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng
trong thế giới. Vận dụng lý luận này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân”.
PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức vận động, phát triển của các sự
vật, hiện tượng trong thế giới.
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất
và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá trình vận động,
phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. “Theo quy luật này, phương thức chung của các
quá trình vận động, phát triển là: những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng có cơ sở
tất yếu từ những sự thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng và ngược lại, những sự thay
đổi về chất của sự vật, hiện tượng lại tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện
tượng trên các phương diện khác nhau. Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp
đi lặp lại trong mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực
trong thế giới. Chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là
sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với sự vật, hiện tượng. Như
vậy, tạo thành chất của sự vật, hiện tượng chính là các thuộc tính khách quan vốn có của
nó nhưng khái niệm chất không đồng nhất với khái niệm thuộc tính. Mỗi sự vật, hiện tuợng
1
đều có những thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp
thành chất của sự vật, hiện tượng. Khi những thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của nó thay
đổi. Việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản cua sự vật, hiện tượng phải tùy theo
quan hệ cụ thể của sự phân tích; cùng một thuộc tính, trong quan hệ này là cơ bản thì trong
quan hệ khác có thể là không cơ bản. Mặt khác, chất của sự vật, hiện tượng không những
được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành, mà còn bởi cấu trúc và phương thức liên
kết giữa chúng, thông qua các mối liên hệ cụ thể.
Khái niệm lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng
về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu
của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Với khái niệm này cho thấy:
một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại nhiều loại lượng khác nhau, được xác định bằng các
phương thức khác nhau phù hợp với từng loại lượng cụ thể của sự vật, hiện tượng đó. Như
vậy, chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng hay một
quá trình nào đó trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Hai phương diện đó đều tồn tại khách
quan.
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng.
Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thay đổi về
lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, không
phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đển sự thay đổi về chất. Ở một giới hạn nhất
định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất. Giới hạn mà sự thay đổi về
lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là độ. Khái niệm độ chỉ tính quy định, mối liên hệ
thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa
làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, trong giới hạn của độ, sự vật, hiện
tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng khác. Sự vận động, biến
đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Khi lượng thay đổi đến
một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những sự thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là
điểm nút. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điếm nút, với những điều kiện nhất định tất yếu
sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Đây chính là bước nhảy trong quá trình vận động, phát
triển của sự vật, hiện tượng.
2
Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng.
Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, được quyết định bởi
mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự vật. Đó là các bước nhảy: nhanh và chậm, lớn
và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự phát và tự giác… Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận
động, phát triển; đồng thời, đó cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián
đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng. Trong thế giới
luôn luôn diễn ra quá trình biến đổi tuần tự về lượng dẫn đến bước nhảy về chất, tạo ra một
đường nút vô tận, thể hiện cách thức vận động và phát triển của sự vật từ thấp đến cao. Khi
chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Chất mới tác động tới lượng của
sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện: làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu
của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào
cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng
tới điểm nút lất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy; đồng thời, chất
mới sẽ tác động trở lại lượng, tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng.
Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến của các quá trình vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới”.
PHẦN 2. LIÊN HỆ THỰC TIỄN BẢN THÂN
2.1 Vận dụng lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức vận động, phát triển
của các sự vật, hiện tượng trong thế giới vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của
bản thân.
Tri thức là hành trang không thể thiếu của mỗi người. “Từ khi sinh ra, chúng ta đã
tích lũy tri thức theo từng giai đoạn phát triển: từ những điều cơ bản nhất như ngôn ngữ, đồ
vật, màu sắc… đến những kiến thức về các lĩnh vực trong cuộc sống như văn học, toán học,
lịch sử. Đặc biệt là những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường, em được tiếp thu những tri
thức cơ bản về cuộc sống trong lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Quá trình học tập là một quá
trình dài, khó khăn và cần sự cố gắng không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của bản thân
em. Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thể hiện ở
chỗ: em tích lũy lượng (kiến thức) cho mình bằng việc nghe các thầy cô giảng trên lớp, làm
bài tập ở nhà, đọc thêm sách tham khảo… thành quả của quá trình tích lũy đó được đánh
3
giá qua những bài kiểm tra, những bài thi học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp. Khi đã tích lũy đủ
lượng tri thức cần thiết, em sẽ được chuyển sang một cấp học mới cao hơn. Như vậy, quá
trình học tập, tích lũy kiến thức là độ, các bài kiểm tra, các kì thi là điểm nút và việc học
sinh được sang một cấp học cao hơn là bước nhảy. Trong suốt 12 năm học, em phải thực
hiện nhiều bước nhảy khác nhau. Trước hết là bước nhảy để chuyển từ một học sinh trung
học lên học sinh phổ thông và kỳ thi lên cấp 3 là điểm nút, đồng thời nó cũng là điểm khởi
đầu mới trong việc tích lũy lượng mới (tri thức mới) để thực hiện một bước nhảy vô cùng
quan trọng trong cuộc đời: vượt qua kì thi đại học để trở thành một sinh viên. Sau khi thực
hiện được bước nhảy trên, chất mới trong em được hình thành và tác động trở lại lượng. Sự
tác động đó thể hiện trong lối suy nghĩ cũng như cách hành động của em, đó là sự chín
chắn, trưởng thành hơn so với một học sinh trung học hay một học sinh phổ thông. Và tại
đây, một quá trình tích lũy về lượng (tích lũy kiến thức) mới lại bắt đầu, quá trình này khác
hẳn so với quá trình tích lũy lượng ở bậc trung học hay phổ thông. Bởi đó không đơn thuần
là việc lên giảng đường để tiếp thu bài giảng của thầy cô mả phần lớn là sự tự nghiên cứu,
tìm tòi, tích lũy kiến thức, bên cạnh những kiến thức trong sách vở là những kiến thức xã
hội từ các công việc làm thêm hoặc từ các hoạt động trong những câu lạc bộ. Sau khi đã
tích lũy được một lượng đầy đủ, em sẽ thực hiện một bước nhảy mới, bước nhảy quan trọng
nhất trong cuộc đời, đó là vượt qua kì thi tốt nghiệp để nhận được tấm bằng cử nhân và tìm
được một công việc. Cứ như vậy, quá trình nhận thức (tích lũy về lượng) liên tục diễn ra,
tạo nên sự vận động không ngừng trong quá trình tồn tại và phát triển của em, giúp em ngày
càng đạt đến trình độ cao hơn, tạo động lực cho xã hội phát triển.
Quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh, sinh viên đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong sự phát triển của xã hội, của đất nước. Bởi chính quá trình này tạo ra những con người
có đủ năng lực để tiếp quản đất nước, đưa đất nước phát triển sánh vai với các cường quốc
năm châu. Vì vậy, mỗi học sinh, sinh viên cần phải có nhận thức rõ ràng, đúng đắn về vấn
đề này, phải tích đủ lượng tới giới hạn điểm nút thì mới được thực hiện bước nhảy, không
được nôn nóng, đốt cháy giai đoạn. Hiện nay, kiểu học tín chỉ đã tạo điều kiện cho những
sinh viên cảm thấy mình đủ năng lực có thể đăng kí học vượt để ra trường sớm. Tuy nhiên
cũng có không ít sinh viên đăng kí học vượt nhưng không đủ khả năng để theo, dẫn đến
4
hậu quả là phải thi lại chính những môn đã đăng kí học vượt. Điều này cũng có nghĩa là các
sinh viên đó chưa tích lũy đủ về lượng đến giới hạn điểm nút mà đã thực hiện bước nhảy,
đi ngược lại với quy luật lượng – chất, và hậu quả tất yếu là sự thất bại. Bên cạnh đó, thực
trạng nền giáo dục của nước ta hiện nay vẫn còn tồn tại căn bệnh thành tích, đặc biệt là ở
bậc tiểu học và trung học cơ sở. Tức là học sinh chưa tích lũy đủ lượng cần thiết đã được
tạo điều kiện để thực hiện thành công bước nhảy, điều này đã khiến cho nền giáo dục của
chúng ta có những người không có cả “chất” và “lượng”, dẫn đến những vụ việc rất vô lí
như học sinh đi học không viết nổi tên mình mà vẫn được lên lớp, chỉ vì nếu cho ở lại sẽ
làm ảnh hưởng đến thành tích phổ cập giáo dục của trường.
Như vậy, có thể thấy việc áp dụng đúng đắn quy luật chuyển hóa từ những sự thay
đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại vào các hoạt động trong đời sống
là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong hoạt động tích lũy kiến thức của học sinh, sinh viên.
Bởi có như vậy hoạt động đó mới có hiệu quả, góp phần đào tạo ra những con người có đủ
cả chất và lượng để đưa đất nước ngày một phát triển hơn”.
KẾT LUẬN
Bước nhảy của sự vật, hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú, do vậy, trong nhận
thức và thực tiễn cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù
hợp với từng điều kiện, từng tĩnh vực cụ thể. Đặc biệt, trong đời sống xã hội, quá trình phát
triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ
quan của con người. Do đó, cần phải nâng cao tính tích cực, chủ động của chủ thể để thúc
đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách có hiệu quả nhất. Quan điểm biện
chứng duy vật cho ta thấy cần vận dụng một cách tinh tế, nhuần nhuyễn từ lý luận vào thực
tiễn. Tìm hiểu và nắm bắt quan điểm biện chứng duy vật không chỉ giúp chúng ta nhận thức
sâu sắc hơn, còn đưa ra cho chúng ta phương pháp vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng
trong công việc, cuộc sống.

5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] C.Mác và Ph.Ănghen: Toàn tập, NXB.Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 21, tr. 403.
[2] C.Mác và Ph.Ănghen: Toàn tập, NXB.Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 20, tr. 201.

You might also like