Chủ đề nckh của KhaĐức Anh Vinh

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Chủ đề:

Xác định liều bức xạ tán xạ khi sử dụng máy


Xquang di động cho nhân viên Xquang ở bệnh viện
(Đại học Y dược trong năm 2024)
*Ghi chú: Để trong ngoặc () là vì có thể thay đổi tùy ý mn
- Chủ đề dựa trên bài báo:
Determination of scattered radiation dose for radiological staff during portable chest
examinations of COVID-19 patients
Xác định liều bức xạ tán xạ cho nhân viên X quang khi khám ngực di động cho bệnh nhân mắc
Covid-19

Tóm tắt nội dung bài báo


1.Mục đích
-Thông thường, khi thực hiện chụp X-quang cầm tay, tấm chắn chì có vai trò rất quan trọng vì nó giúp
giảm liều tia bức xạ cho nhân viên nvyt. Tuy nhiên trong thời kì Covid-19, việc thực hiện đầy đủ các
bước an toàn bức xạ là điều khó khan đối với nvyt vì phải chụp X-quang với số ca bệnh là rất lớn.
Nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra liều tia bức xạ mà nvyt nhận được ở các khoảng cách,
hướng và vị trí khác nhau khi chụp xquang ngực di động.
2.Phương pháp
- Nghiên cứu này kiểm tra các thông số kỹ thuật (kVp, mAs, SID) được sử
dụng trong khoảng thời gian 3 tháng để kiểm tra X-quang ngực di động
(sau trước (PA) thẳng đứng, trước sau (AP) bán thẳng, AP nằm ngửa, nằm
sấp) được thực hiện bởi hai người. Các phép đo được thực hiện bằng cách
sử dụng các thông số kỹ thuật phổ biến nhất lần lượt là 90 kV và 5 mA cho
điện áp và dòng điện.
- Để thu thập số liệu, ngta chụp Xquang mô hình cơ thể (PBU-60) và đặt
liều kế ở độ cao cố định 1m2 ở các vị trí cách mô hình từ 1-2m và 8 góc tán Mô hình PBU-60
xạ khác nhau. (Hình mô tả)
cao 165 cm và nặng 50 kg
được làm bằng nhựa gốc
urethane, bao gồm thành
phần xương/không khí với
độ suy giảm photon tương
đương với con người, đại
diện cho bệnh nhân. Tiếng
anh gọi là Phantom.
khoảng cách của liều kế so
với mô hình

8 liều kế đặt ở 8 vị trí khác nhau


3.Kết luận
- Vị trí ảnh hưởng đến mức độ nhiễm tia của pp chụp xray ngực di động trước sau (đứng, nằm) có
hoặc ko có tấm chắn chì. 2 người tham gia nghiên cứu thu được giá trị lớn nhất ở vị trí 0° và giá trị
thấp nhất ở vị trí 180°.
- Giả sử 250 ngày làm việc mỗi năm (5 ngày mỗi tuần và 50 tuần mỗi năm) và 50 lần chụp X-quang
ngực di động mỗi ngày, đứng ở vị trí cách 1m so với bệnh nhân và ở vị trí 90° thì liều phơi nhiễm tối
đa khi đeo tấm chắn chì là 1,82 mSv/năm và khi không đeo tấm chắn chì là 16,07 mSv/năm. Cả hai
giá trị này đều nằm dưới giới hạn liều nghề nghiệp hàng năm và không được vượt quá 20
mSv/năm. Tuy nhiên, khi khoảng cách tăng lên 2m mà không có tấm chắn chì, mức phơi nhiễm bức
xạ hàng năm giảm xuống còn 1,68 mSv/năm, đây là mức giảm đáng kể và gần bằng liều nhìn thấy khi
đeo đồ bảo vệ bằng chì.
Nên: đeo tấm chắn chì và đứng xa cách từ 1-2 mét và đứng ở sau đầu đèn (vị trí 180°) để giảm thiểu
mức độ nhiễm xạ cho nvyt.

 Chấm điểm dựa theo thang điểm đánh giá lựa chọn vấn đề
Tính xác hợp: 3đ
Tính trùng lấp: 1đ
Tính khả thi: 1đ
Tính ứng dụng: 3đ
Tính cấp thiết: 2đ
Chấp nhận về đạo đức: 3đ
Tính đc chấp nhận từ quản lí: 3đ

Tổng: 16đ

You might also like