Thuế Thu Nhập Cá Nhân

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Thuế thu nhập cá nhân (“TNCN”) Đối tượng cư trú thuế Đối tượng cư trú thuế là các cá

nhân đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
● Cư trú tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm tính thuế;
● Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam (bao gồm có nơi ở được đăng ký trên thẻ thường
trú/tạm trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam với thời hạn từ 183 ngày trở lên trong
năm tính thuế) và không thể chứng minh là đối tượng cư trú thuế ở nước khác. Đối tượng
cư trú thuế chịu thuế TNCN đối với mọi khoản thu nhập chịu thuế phát sinh trong và
ngoài Việt Nam không phân biệt nơi trả hoặc nhận thu nhập. Thu nhập từ tiền lương/tiền
công chịu thuế theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần. Thu nhập khác được tính thuế theo
các mức thuế suất khác nhau. Các cá nhân không đáp ứng điều kiện để trở thành đối
tượng cư trú được xem là đối tượng không cư trú. Đối tượng không cư trú nộp thuế
TNCN theo mức thuế suất 20% trên thu nhập từ tiền lương/tiền công liên quan đến Việt
Nam, và theo các thuế suất khác nhau đối với thu nhập ngoài tiền công, tiền lương của
họ. Tuy nhiên, việc đánh thuế một số loại thu nhập này cần được tham chiếu đến một số
điều khoản quy định tại Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. Năm tính thuế
Năm tính thuế của Việt Nam là năm dương lịch. Tuy nhiên, trường hợp một cá nhân ở tại
Việt Nam ít hơn 183 ngày trong năm dương lịch đầu tiên đến Việt Nam, năm tính thuế
đầu tiên sẽ là 12 tháng liên tục tính từ ngày cá nhân đó đến Việt Nam lần đầu. Sau đó,
năm tính thuế là năm dương lịch. Thu nhập từ tiền lương/tiền công Định nghĩa về thu
nhập chịu thuế từ tiền lương/tiền công rất rộng và bao gồm tất cả các khoản thù lao bằng
tiền mặt và các lợi ích. Tuy nhiên, những khoản sau đây không phải chịu thuế:
● Khoán chi tiền công tác phí;
● Khoán chi tiền cước điện thoại, văn phòng phẩm;
● Trang phục (có định mức nếu được thanh toán bằng tiền mặt);
● Tiền lương ngoài giờ, làm việc ban đêm (phần thanh toán thêm trên mức tiền công
bình thường, không phải là toàn bộ số tiền thanh toán cho việc làm thêm giờ/làm ca
đêm);
● Trợ cấp một lần cho việc chuyển vùng -Từ Việt Nam đi ra nước ngoài đối với người
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài - Đến Việt Nam đối với nhân viên nước ngoài đến
Việt Nam làm việc - Đến Việt Nam đối với người Việt Nam cư trú dài hạn tại nước ngoài
về Việt Nam làm việc;
● Phương tiện đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại;
● Tiền vé máy bay khứ hồi cho nhân viên nước ngoài và người Việt Nam làm việc ở
nước ngoài về phép mỗi năm 1 lần;
● Học phí đến bậc trung học tại Việt Nam (cho con người nước ngoài làm việc tại Việt
Nam) / tại nước ngoài ● (cho con người Việt Nam làm việc ở nước ngoài);
● Đào tạo; ● Ăn giữa ca (có định mức nếu được thanh toán bằng tiền mặt);
● Một số lợi ích bằng hiện vật được sử dụng chung cho tập thể người lao động (ví dụ: phí
hội viên, chi phí vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe);
● Tiền vé máy bay cho người lao động làm việc luân chuyển theo chu kỳ đặc thù của một
số ngành (ví dụ: dầu khí, khai khoáng); ● Khoản đóng góp của người sử dụng lao động
cho các sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc ở Việt Nam và nước ngoài không có tích lũy
về phí bảo hiểm (ví dụ: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn); và ● Khoản tiền/hiện vật
cho đám hiếu, hỷ (có định mức). Có các điều kiện và định mức áp dụng đối với các
khoản miễn thuế nói trên. 28 | Sổ tay thuế 2021 Thu nhập ngoài tiền lương/tiền công Thu
nhập ngoài tiền lương/tiền công chịu thuế bao gồm: ● Thu nhập từ kinh doanh (bao gồm
thu nhập từ cho thuê nhà trên 100 triệu đồng/năm); ● Thu nhập từ đầu tư vốn (ví dụ: tiền
lãi, cổ tức); ● Thu nhập từ việc chuyển nhượng vốn; ● Thu nhập từ việc chuyển nhượng
bất động sản; ● Thu nhập từ thừa kế trên 10 triệu đồng; ● Thu nhập từ trúng thưởng/quà
tặng trên 10 triệu đồng (không bao gồm thu nhập từ trúng thưởng casino); ● Thu nhập từ
bản quyền/nhượng quyền thương mại/quyền sở hữu trí tuệ/quà tặng trên 10 triệu đồng.
Thu nhập không chịu thuế Thu nhập không chịu thuế bao gồm: ● Tiền lãi nhận được từ
tiền gửi tại các tổ chức tín dụng/ngân hàng hoặc từ các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; ●
Tiền bồi thường được thanh toán theo các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ/phi nhân thọ; ●
Tiền lương hưu được thanh toán theo Luật Bảo hiểm xã hội (hoặc luật nước ngoài tương
đương); ● Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa các thành viên trực tiếp trong
gia đình; ● Tiền thừa kế/quà tặng giữa các thành viên trực tiếp trong gia đình; ● Tiền
lương hưu hàng tháng được thanh toán theo các chế độ bảo hiểm tự nguyện; ● Thu nhập
từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam nhận được do làm việc cho
các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế; ● Thu nhập từ
trúng thưởng trong các casino. Khấu trừ thuế đã nộp tại nước ngoài Đối với đối tượng cư
trú thuế có thu nhập phát sinh tại nước ngoài, tiền thuế TNCN đã trả ở nước ngoài trên
phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài sẽ được trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam.
Các khoản giảm trừ Các khoản giảm trừ bao gồm: 1. Các khoản đóng góp của người lao
động theo chế độ bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp bắt buộc; 2. Các khoản đóng góp
theo các chương trình bảo hiểm hưu trí tự nguyện trong nước (có định mức); 3. Các
khoản đóng góp của người lao động vào một số tổ chức từ thiện được phê duyệt; 4. Các
khoản giảm trừ: ■ Giảm trừ cho cá nhân người nộp thuế: 11 triệu đồng/tháng; ■ Giảm trừ
cho người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/tháng/người phụ thuộc. Để được hưởng phần giảm
trừ cho người phụ thuộc, người nộp thuế cần đăng ký người phụ thuộc đủ điều kiện để
giảm trừ và cung cấp hồ sơ chứng minh cho cơ quan thuế. Thuế suất thuế TNCN Đối
tượng cư trú – thu nhập từ tiền lương/tiền công Thu nhập chịu thuế/năm (triệu đồng) Thu
nhập chịu thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất 0 – 60 0 – 5 5% 60 – 120 5 – 10 10% 120 –
216 10 – 18 15% 216 – 384 18 – 32 20% 384 – 624 32 – 52 25% 624 – 960 52 – 80 30%
Trên 960 Trên 80 35% 29 | Sổ tay thuế 2021 Đối tượng cư trú – thu nhập khác Loại thu
nhập chịu thuế Thuế suất Thu nhập từ kinh doanh 0,5%-5% (tùy loại hình kinh doanh)
Tiền lãi (không bao gồm lãi tiền gửi ngân hàng)/cổ tức 5% Bán chứng khoán 0,1% giá trị
chuyển nhượng Chuyển nhượng vốn 20% lợi nhuận thuần Chuyển nhượng bất động sản
2% giá trị chuyển nhượng Thu nhập từ bản quyền 5% Thu nhập từ nhượng quyền thương
mại/quyền sở hữu trí tuệ 5% Thu nhập từ trúng thưởng 10% Thu nhập từ thừa kế/quà
tặng 10% Đối tượng không cư trú Loại thu nhập chịu thuế Thuế suất Thu nhập từ tiền
lương/tiền công 20% Thu nhập từ kinh doanh 1% - 5% (tùy loại hình kinh doanh) Tiền
lãi (không bao gồm lãi tiền gửi ngân hàng)/cổ tức 5% Bán chứng khoán/chuyển nhượng
vốn 0,1% giá trị chuyển nhượng Chuyển nhượng bất động sản 2% giá trị chuyển nhượng
Thu nhập từ bản quyền 5% Thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ/ nhượng quyền thương mại
5% Thu nhập từ trúng thưởng 10% Thu nhập từ nhận thừa kế/quà tặng 10% Đăng ký, kê
khai, nộp thuế Mã số thuế Cá nhân có thu nhập chịu thuế phải có mã số thuế riêng. Cá
nhân có thu nhập chịu thuế từ tiền lương/tiền công phải nộp hồ sơ đăng ký thuế cho
người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động sau đó sẽ nộp hồ sơ này cho cơ quan
thuế địa phương. Cá nhân có các khoản thu nhập chịu thuế khác phải nộp hồ sơ đăng ký
thuế tại chi cục thuế địa phương nơi họ cư trú. Kê khai thuế và nộp thuế Đối với thu nhập
từ tiền lương/tiền công, thuế TNCN phải được kê khai và nộp hàng tháng hoặc hàng quý
chậm nhất là vào ngày 20 của tháng sau hoặc chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng
tiếp sau quý kê khai. Số thuế đã nộp sẽ được đối chiếu với tổng số nghĩa vụ thuế phải trả
tính tại thời điểm cuối năm. Thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế và số thuế còn phải trả
thêm, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 của năm tính thuế tiếp theo đối với tờ
khai thuế TNCN của đơn vị sử dụng lao động và chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng
thứ 4 của năm tính thuế tiếp theo đối với tờ khai thuế TNCN của cá nhân. . Nhân viên
người nước ngoài phải thực hiện quyết toán thuế TNCN khi hoàn tất nhiệm kỳ công tác
Việt Nam và trước khi rời khỏi Việt Nam. Nhân viên nước ngoài nên kiểm tra việc thanh
toán thuế để chắc chắn thuế được đóng đầy đủ.Tiền thuế nộp thừa chỉ được hoàn đối với
trường hợp cá nhân có mã số thuế. Các công ty Việt Nam có nghĩa vụ nộp thông báo đến
cơ quan thuế địa phương để cung cấp thông tin của các nhân viên của nhà thầu nước
ngoài đến Việt Nam để cung cấp dịch vụ (bao gồm tên, thông tin về thu nhập, số hộ
chiếu, v.v…) ít nhất 7 ngày trước khi cá nhân bắt đầu làm việc tại Việt Nam. Đối với thu
nhập ngoài tiền lương/tiền công, các cá nhân phải kê khai và nộp thuế TNCN cho từng
loại thu nhập chịu thuế ngoài tiền lương/tiền công. Theo quy định hiện hành về thuế
TNCN, cá nhân phải kê khai và nộp thuế theo từng lần phát sinh thu nhập (ngoại trừ thu
nhập từ cho thuê tài sản có thể kê khai và nộp thuế một lần theo năm). 30 | Sổ tay thuế
2021 Các khoản đóng góp vào bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp
Các khoản đóng góp Bảo hiểm thất nghiệp ("BHTN") chỉ áp dụng cho các cá nhân người
Việt Nam. Các khoản đóng góp Bảo hiểm y tế ("BHYT") được áp dụng cho các cá nhân
người Việt Nam và người nước ngoài ký hợp đồng lao động theo Luật lao động Việt
Nam với thời hạn từ 3 tháng trở lên. Trước 1/12/2018, Bảo hiểm xã hội (“BHXH”) chỉ áp
dụng cho cá nhân người Việt Nam. Từ 1/12/2018, BHXH thông thường áp dụng đối với
cả nhân viên người nước ngoài có giấy phép lao động, làm việc tại Việt Nam theo hợp
đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1
năm trở lên. Một số trường hợp khi nhân viên người nước ngoài được luân chuyển trong
nội bộ tập đoàn và người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu (60 tuổi đối với nam và 55 tuổi
đối với nữ) không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Các khoản đóng góp
BHXH/BHTN/BHYT như sau: BHXH (**) BHYT BHTN Tổng Người lao động 8%
1,5% 1% 10,5% Người sử dụng lao động 17,5% 3% 1% 21,5% (**) Tham khảo lộ trình
theo bảng sau: BHXH Người sử dụng lao động Người lao động Ngày bắt đầu thực hiện
đối với lao động người nước ngoài Quỹ ốm đau, thai sản 3% - 1/12/2018 Quỹ bảo hiểm
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 0,5% - 1/12/2018 Quỹ hưu trí và tử tuất 14% 8%
1/1/2022 Có hiệu lực từ ngày 15/07/2020, các công ty hoạt động trong ngành, nghề có
nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, đáp ứng các điều kiện cụ thể có thể
áp dụng mức đóng góp thấp hơn 0,3% thay vì mức 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp quy định như hiện nay. Thu nhập dùng để đóng
BHXH/BHYT/BHTN là tiền lương, một số khoản trợ cấp và các khoản thanh toán
thường xuyên được ghi trong hợp đồng lao động, nhưng tối đa bằng 20 lần mức lương tối
thiểu chung đối với BHXH/BHYT và 20 lần mức lương tối thiểu vùng đối với BHTN.
Có hiệu lực từ 01/07/2019, mức lương cơ bản tối thiểu chung là 1.490.000 đồng/tháng.
Có hiệu lực từ 01/01/2020, mức lương tối thiểu vùng dao động khoảng 3.070.000 đến
4.420.000 đồng/tháng tùy khu vực – các mức lương tối thiểu này được xem xét lại hàng
năm. Các khoản đóng góp vào các quỹ bảo hiểm bắt buộc do người sử dụng lao động chi
trả không phải là một khoản lợi ích chịu thuế TNCN của người lao động. Phần bảo hiểm
bắt buộc do người lao động đóng góp được khấu trừ khi tính thuế TNCN. Người lao
động và sử dụng lao động cũng được khuyến khích tham gia vào các chương trình hưu trí
tự nguyện. Người lao động được trừ một mức nhất định của khoản đóng góp khi tính
thuế TNCN và người sử dụng trừ vào chi phí khi tính thuế TNDN (theo mức khống chế
quy

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, người nộp thuế lưu ý một số điểm mới
để thuận tiện trong việc kê khai, quyết toán, nộp thuế, đảm bảo đúng pháp luật và tránh
tình trạng đi lại mất thời gian, cụ thể như sau:
Thứ nhất, mức giảm trừ gia cảnh khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2020 sẽ được
áp dụng từ ngày 1/1/2020, với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng, với người
phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/người/tháng.
Thứ hai, khi quyết toán mà có phát sinh số thuế phải nộp thêm từ 50.000 đồng trở xuống
thì không phải quyết toán và không phải nộp số thuế thiếu này.
Thứ ba, đối với cá nhân trực tiếp khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế
kéo dài đến 30/4/2021. Như vậy thời hạn nộp hồ sơ quyết toàn thuế đã được kéo dài thêm
1 tháng so với quy định trước đây nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp
thuế.
Thứ tư, trường hợp người nộp thuế đã có tài khoản giao dịch thuế điện tử với cơ quan
thuế thì: người nộp thuế thực hiện khai và nộp thuế trực tuyến qua cổng thông tin điện tử
của Tổng Cục Thuế (không phải nộp hồ sơ giấy). Đây là một tiện ích mà cơ quan thế
cung cấp cho người nộp thuế từ kỳ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 202. Nhằm
mục đích cắt giảm thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế
không phải đến cơ quan thuế để thực hiện nghĩa vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
Hơn nữa, đối với cá nhân khi có tài khoản giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế sẽ rất
thuận lợi, tiện ích trong các giao dịch như: nộp lệ phí trước bạ, nộp tiền thuế thu nhập cá
nhân cho thuê nhà, hộ kinh doanh cá thể,... chứ không chỉ là để phục vụ cho trường hợp
quyết toán thuế.
Các trường hợp không đủ điều kiện được ủy quyền thì cá nhân có thể ủy quyền cho tổ
chức chi trả thu nhập quyết toán thuế theo quy định. Các trường hợp được ủy quyền
quyết toán thuế thu nhập cá nhân là: Cá nhân có thu nhập duy nhất một nơi theo hợp
đồng lao động; cá nhân có thu nhập một nơi theo hợp đồng lao động, đồng thời có thu
nhập vãng lai tại các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã
được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10%; cá nhân là người lao động được điều
chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do tổ chức cũ thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia,
tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ
thống thì cá nhân được ủy quyền cho tổ chức mới.
Vào trang này thực trang và kiến nghị :
https://lib.agu.edu.vn/thong-tin-chuyen-de/5122-chuy%C3%AAn-%C4%91%E1%BB
%81-%E2%80%9Cm%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-gi%E1%BA%A3i-ph%C3%A1p-
ho%C3%A0n-thi%E1%BB%87n-lu%E1%BA%ADt-thu%E1%BA%BF-thu-nh
%E1%BA%ADp-c%C3%A1-nh%C3%A2n-vi%E1%BB%87t-nam%E2%80%9D

Thuế thu nhập cá nhân vẫn bất hợp lý


02-03-2020 06:20:57+07:00

02/03/2020 06:20 0

Lạc hậu, bất hợp lý, chưa công bằng... tất cả những điều này vẫn được
giữ nguyên trong Dự thảo nghị quyết về điều chỉnh mức giảm trừ gia
cảnh của thuế thu nhập cá nhân đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến, gây
thất vọng cho hàng triệu người đang chịu thuế.
Người dân tại TP.HCM kê khai nộp thuế

Ảnh: Ngọc Dương

“Định mức” nuôi con quá thấp

Cụ thể theo dự thảo, người nộp thuế sẽ được khấu trừ 9 triệu đồng hiện
nay lên 11 triệu đồng/tháng (tương đương 132 triệu đồng/năm) và người
phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng tăng lên 4,4 triệu đồng/tháng. Ngưỡng thuế
này được đánh giá đã lỗi thời ngay từ trong dự thảo.

Chị Phượng (Q.7, TP.HCM) bức xúc: “Những người đóng thuế như tôi đã
chờ đợi sự điều chỉnh này 7 năm rồi, thế nhưng ngưỡng thuế này quá bất
hợp lý”. Chị Phượng cho biết, chị có con gái lớn học tại trường đại học
công lập ở TP.HCM năm học 2017 - 2018 học phí là 17 triệu đồng/năm,
đến nay tăng lên gần 19 triệu đồng/năm và dự kiến năm sau sẽ tăng gần
21 triệu đồng. Cậu con trai nhỏ đang học cấp 3, học phí khoảng 15 triệu
đồng/năm. Cả hai đều phải học thêm Anh văn và các môn khác như toán,
ngoại ngữ thứ hai... Ước tính mỗi tháng chị Phượng phải chi cho 2 đứa
con lên gần 15 triệu đồng, chưa kể ăn mặc, sinh hoạt ngoại khóa, tiền
khám chữa bệnh... “Đó là chi phí tối thiểu để nuôi con ở TP này, thế mà
nhà nước bao năm qua chỉ cho nuôi 3,6 triệu đồng, nay tăng thêm mỗi
đứa 800.000 đồng thì phần còn lại ai bù?”, chị Phượng than.

Tôi cho rằng cần chỉnh sửa lại luật thuế TNCN hiện hành với việc bãi bỏ các quy định chưa hợp
lý cũng như từng bước cho phép người dân được liệt kê các chi phí hợp lý như học hành, khám
chữa bệnh trước khi tính thu nhập còn chịu thuế
TS Lê Đạt Chí, Phó trưởng khoa Tài chính (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM)

Không chỉ nâng “nhín nhín” cho người phụ thuộc, ngay ngưỡng chịu thuế
của người đi làm từ 9 triệu đồng nâng lên 11 triệu đồng/tháng cũng chưa
đủ cho sinh hoạt hằng ngày. Chị Minh Anh (Q.Tân Bình, TP.HCM) cho
hay hằng tháng chị có ghi chép lại các chi tiêu của gia đình và trung
bình sẽ từ 10 - 12 triệu đồng/người/tháng. Đó là mức sinh hoạt bình
thường chưa bao gồm tiền học phí cho 2 đứa con, chi phí khám chữa
bệnh khi ốm đau, tiền mua quần áo hay ma chay, đám cưới đối với hàng
xóm, bà con nội ngoại... Nếu tính đủ mọi chi tiêu thì bình quân mỗi người
phải tối thiểu 15 - 16 triệu đồng/tháng mà chưa kể đến du lịch, nghỉ
dưỡng. “Hơn nửa năm qua thịt heo tăng giá vùn vụt cũng kéo theo nhiều
thực phẩm khác đi lên nên hằng ngày đi chợ luôn phải tính toán để
không thiếu trước hụt sau. Chẳng nói cái gì xa xỉ, chỉ tiền gửi xe máy
mỗi lần đi chợ, trước chỉ khoảng 2.000 - 3.000 đồng/chiếc còn nay đều
tăng lên 5.000 - 10.000 đồng/chiếc. Những bà nội trợ đi chợ hằng ngày
đều biết nhiều hàng hóa đều trượt giá mỗi năm từ 10 - 15% và nếu 6 - 7
năm qua thì có món đã tăng giá gấp đôi. Vậy nâng mức giảm trừ gia
cảnh (GTGC) lên như vậy quả là không tương ứng với mức tăng của giá
cả thị trường”, chị Minh Anh nhận xét.

Thu nhập 1 triệu không được tính người phụ thuộc

Bên cạnh mức GTGC thấp, luật thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay
cũng còn nhiều quy định chưa hợp lý khiến người dân thấy hoang mang.
Anh Thanh Hùng (Q.1, TP.HCM) nêu thắc mắc anh đang ở chung với bố
mẹ đã về hưu. Nhưng lương hưu của bố mẹ mỗi người chỉ hơn 3 triệu
đồng/tháng và số tiền này theo quy ước cũng chỉ là khoản tiêu vặt như
trà nước, xăng xe. Còn lại các chi phí chính như ăn uống, khám chữa
bệnh khác anh phải lo. Theo quy định hiện nay, người có thu nhập
thường xuyên trên 1 triệu đồng/tháng thì không được tính là người phụ
thuộc để được tính GTGC. “Nếu một người phụ thuộc được khấu trừ tăng
lên 4,4 triệu đồng/tháng là đã quá thấp so với mức chi tiêu bình thường
thì quy định người có thu nhập trên 1 triệu đồng/tháng không được tính
là quá vô lý. Thu nhập 1 triệu đồng mỗi tháng làm sao đảm bảo đời sống
cho họ? Người này vẫn cần sự giúp đỡ của những người thân trong gia
đình chứ sao có thể sống được, nhất là người già thường hay đau ốm
nên chi phí cũng tăng hơn nhiều. Không được tính là người phụ thuộc,
không lẽ mặc kệ họ?”, anh Thanh Hùng nói.

Cao hơn cả Singapore

Biểu thuế của luật TNCN hiện hành quy định gồm 7 bậc, từ 5 - 35% là ngưỡng thuế rất cao so
với nhiều nước trong khu vực. Đơn cử, Singapore hiện có 10 bậc thuế từ mức 0 - 22% với mức
thu nhập từ dưới 20.000 đô la Singapore (SGD)/năm tương đương 1.666 SGD/tháng (quy đổi
khoảng 28,3 triệu đồng/tháng) áp dụng thuế suất 0%; từ 20.001 - 30.000 SGD/năm (tương
đương khoảng 28,3 - 42,5 triệu đồng/tháng) thuế suất 2%... Với quy định này, trường hợp cùng
mức thu nhập chịu thuế 60.000 SGD/năm, tương đương 1,02 tỉ đồng/năm, tức 85 triệu
đồng/tháng, người Việt Namsẽ đóng thuế TNCN 19,9 triệu đồng/tháng (tỷ lệ thuế trên thu nhập
chiếm 23,4%), trong khi người Singapore chỉ đóng 2,76 triệu đồng/tháng (tỷ lệ thuế trên thu
nhập chịu thuế chiếm 3,25%)...

Chưa kể, trong khi mọi chi phí học hành của con cái đều được khoán
trọn gói trong mức giảm trừ 3,6 triệu đồng/tháng đối với người dân Việt
Nam thì quy định lại cho phép người nước ngoài làm việc ở Việt
Nam có con học từ bậc mầm non đến trung học phổ thông thì được
khấu trừ học phí trước khi chịu thuế TNCN. Mà thông thường người nước
ngoài có con học ở trường quốc tế tại Việt Nam thì học phí luôn cao gấp
5 - 10 lần học phí của trường Việt Nam.

Tương tự, luật Thuế TNCN cũng cho phép người nước ngoài làm việc tại
Việt Nam được trừ khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi về phép mỗi năm
một lần trước khi tính thuế, nhưng người lao động trong nước thì không
được. Trong khi thực tế, lực lượng lao động trong nước di chuyển từ tỉnh
thành này sang tỉnh thành khác, từ bắc vào nam là rất lớn. Khoản chi
phí đi lại cũng chiếm một phần không nhỏ trong tổng thu nhập của họ.
Ngoài ra, thu nhập vãng lai từ mức 2 triệu đồng đều bị khấu trừ thuế suất
10% khiến nhiều người có tổng thu nhập trong năm chưa đến mức chịu
thuế cũng bị đóng thuế... Đó là chưa kể trong khi thu nhập từ lương, từ
tiền công thì phải chịu thuế TNCN tăng dần lên đến 20%, hay thậm chí
lên 30 - 35% thì những người trúng xổ số chỉ phải nộp thuế 10%.

Thuế nên khuyến khích chi tiêu

Cơ sở để điều chỉnh mức GTGC cho người nộp thuế được Bộ Tài chính
đưa ra là tương đương 2,5 lần mức GDP bình quân đầu người vào năm
2014. Điều này nhằm đảm bảo cao hơn mức thu nhập bình quân đầu
người vào thời điểm năm 2014 và các năm sau theo tính toán. Nếu vẫn
dựa trên cơ sở này, ngưỡng chịu thuế mới phải lên mức tối thiểu hơn
14,5 triệu đồng.

Là người đã có hơn 30 năm làm công tác trong ngành thuế, ông Nguyễn
Ngọc Tú, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Thuế, cho hay mức điều chỉnh
GTGC theo dự thảo hiện vẫn còn thấp, chỉ mới tính đến cho kỳ quyết
toán thuế năm 2020 mà chưa tính cho những năm sau đó. Cái gốc của
GTGC là phải tính được những chi phí căn bản của người nộp thuế, tạo ra
sự công bằng cho người làm công ăn lương. Kể từ khi luật thuế TNCN áp
dụng mức GTGC mới vào năm 2013, những năm sau đó lạm phát tăng
khá mạnh thì phải điều chỉnh mức giảm trừ nhưng việc kéo dài đến nay
mới điều chỉnh cũng đã gây thiệt thòi cho người nộp thuế.

“Đừng sợ mất nguồn thu khi điều chỉnh tăng GTGC vì thực tế chứng minh
chính sách thuế hợp lý thì số thuế sẽ tăng và ổn định, bởi thu nhập bình
quân đầu người qua các năm đều tăng lên và theo kế hoạch đề ra thì
mức thu nhập bình quân đầu người sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian
tới”, ông Tú nói. Theo vị chuyên gia này, về lâu dài cần phải sửa đổi luật
để có cách tính căn bản, không phải bàn luận nhiều về thay đổi mức
GTGC. Có 2 phương án để giải quyết bài toán này, đó là mức GTGC
được căn cứ điều chỉnh dựa trên CPI hằng năm, Tổng cục Thống kê
công bố chỉ số CPI vào cuối năm, còn quyết toán thuế TNCN vào cuối
tháng 3 năm sau nên có đủ thời gian để áp dụng mức GTGC. Cách thứ
hai, mức GTGC tự trượt theo lương cơ bản. Khi Chính phủ điều chỉnh
hằng năm lương cơ bản thì mức GTGC này cũng sẽ tự động tăng lên.
Trong quá trình hoàn thiện luật, để đảm bảo công bằng cho người nộp
thuế, mức GTGC cũng nên tiến dần đến việc cho phép người nộp thuế
tính một số chi phí cơ bản cho cuộc sống. Cụ thể là chi phí chữa bệnh
cho người nộp thuế và người thân, chi phí học hành cho người nộp thuế
và người thân, cuối cùng là chi phí về mua, xây nhà ở. Đây là 3 nhu cầu
lớn nhất trong một đời người mà luật cần sòng phẳng với người nộp thuế,
đồng thời cũng là cách khuyến khích họ lấy hóa đơn chứng từ.

Đồng quan điểm, TS Lê Đạt Chí, Phó trưởng khoa Tài chính (Trường ĐH
Kinh tế TP.HCM), nhận định GDP bình quân đầu người trong hơn 6 năm
qua đã gia tăng mạnh cho thấy đời sống và mức chi tiêu của người dân
cũng tăng lên. Mức GTGC đối với người nộp thuế cần phải tăng tương
ứng vì nếu không lại khiến người dân nghèo hơn. Đó là chưa kể hiện nay
nhiều nước đang hướng đến nền kinh tế chi tiêu để tạo động lực phát
triển thì Việt Nam cũng nên đi theo hướng này.

Trong đó, chúng ta khuyến khích người dân chi tiêu hay tái đầu tư cho
con cái, nâng cao dân trí thông qua chi phí học hành ngày càng t ăng.
Từ đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng của nguồn lực lao động, tăng
năng suất lao động của quốc gia. Nếu bị siết chặt mức GTGC cho người
phụ thuộc thì không khuyến khích chi tiêu cho học hành của các hộ gia
đình.

“Tôi cho rằng cần chỉnh sửa lại luật thuế TNCN hiện hành với việc bãi bỏ
các quy định chưa hợp lý cũng như từng bước cho phép người dân được
liệt kê các chi phí hợp lý như học hành, khám chữa bệnh trước khi tính
thu nhập còn chịu thuế”, TS Lê Đạt Chí chia sẻ thêm.

You might also like