Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN NĂM HỌC 2023 - 2024

Môn: Ngữ văn – Lớp 11


----------------- (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:


CỔNG LÀNG
Bàng Bá Lân

Chiều hôm đón mát cổng làng,


Gió hiu hiu đẩy mây vàng êm trôi
Đồng quê vờn lượn chân trời,
Đường quê quanh quất bao người về thôn.

Sáng hồng lơ lửng mây son,


Mặt trời thức giấc véo von chim chào.
Cổng làng rộng mở. Ồn ào,
Nông phu lững thững đi vào nắng mai.

Trưa hè bóng lặng nắng oi,


Mái gà cục cục tìm mồi dắt con.
Cổng làng vài chị gái non
Dừng chân uể oải chờ cơn gió nồm.

Những khi gió lạnh mưa buồn,


Cổng làng im ỉm bên đường lội trơn.
Nhưng khi trăng sáng chập chờn,
Kìa bao nhiêu bóng trên đường thướt tha.

Ngày mùa lúa chín thơm đưa...,


Rồi Đông gầy chết, Xuân chưa vội vàng.
Mừng xuân ngày hội cổng làng,
Là nơi chen chúc bao nàng ngây thơ.

Ngày nay dù ở nơi xa,


Nhưng khi về đến cây đa đầu làng;
Thì bao nhiêu cảnh mơ màng,
Hiện ra khi thoáng cổng làng trong tre.
( Bàng Bá Lân, dẫn theo Thơ mới (1932-1945)
Tác giả và tác phẩm, NXB Hội nhà văn, 2004)
Thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm
Bàng Bá Lân (17/12/19212 – 20/10/1988) tên thật là Nguyễn Xuân Lân, là nhà thơ,
nhà giáo và là nhà nhiếp ảnh Việt Nam. Ông ở làng Đôn Thư (tổng Ngô Xá, huyện Bình Lục,
tỉnh Hà Nam), nhưng sinh ra ở phố Tân Minh, phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang.
Ta có thể bắt gặp trong thơ ông những sự vật quen thuộc của làng quê Bắc Bộ như:
mái đình cong cong, cây đa cô độc, ngõ tre thăm thẳm, đám mạ xanh rờn, đồng lúa vàng hoe,
những buổi nắng sớm mưa chiều, trưa hè oi nồng, đêm đông lạnh giá với mùa cấy mùa gặt
vất vả nhưng đông vui vang rộn giọng ví lời ca chan chứa tình thương mộc mạc,…Phong
cách thơ của Bàng Bá Lân đậm chất quê, mang đậm phong vị miền quê xứ Kinh Bắc xưa.
Bài thơ Cổng làng được rút ra từ tập thơ Tiếng sáo diều (1939 – 1945.)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
A. Bảy chữ.
B. Lục bát.
C. Song thất lục bát.
D. Tự do.
Câu 2. Xác định đề tài của văn bản.
A. Quê hương.
B. Bạn bè.
C. Tình yêu đôi lứa.
D. Gia đình.
Câu 3. Đâu là ý đúng nhất khi cảm nhận về bức tranh làng quê trong văn bản?
A. Sầm uất, nhộn nhịp, đông vui.
B. Hiu quạnh, ảm đạm, heo hút, mờ nhạt.
C. Thanh bình, tươi sáng, thơ mộng.
D. Mênh mông, bát ngát, bao la.
Câu 4. Xác định hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học ở
câu thơ sau: Cổng làng rộng mở. Ồn ào,
A. Tạo ra những kết hợp từ trái logic.
B. Sử dụng hình thức đảo ngữ.
C. Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ.
D. Bổ sung chức năng mới cho dấu câu.
Trả lời các câu hỏi:
Câu 5. Nhà thơ đã miêu tả hình ảnh cổng làng vào những khoảng thời gian nào?
Câu 6. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá trong 2 câu thơ :
Sáng hồng lơ lửng mây son,
Mặt trời thức giấc véo von chim chào.
Câu 7. Nêu khái quát nội dung của văn bản.
Câu 8. Nhận xét tình cảm của tác giả dành cho quê hương được thể hiện trong văn bản.
Câu 9. Chỉ ra ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “cổng làng” trong văn bản.
Câu 10. Có ý kiến cho rằng ngày nay cổng làng không còn giá trị. Anh/chị có đồng tình với
ý kiến trên không? Vì sao? ( Trình bày bằng đoạn văn 5 - 7 dòng).
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ
Cổng làng của Bàng Bá Lân.
... Hết…

You might also like