Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 35

ĐẠI HỌC KINH TẾ UEH

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING


----

DỰ ÁN CUỐI KỲ
BỘ MÔN: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Mã lớp học phần: 23C1COM50302203
Chuyên ngành: Luật kinh doanh quốc tế
Khóa – Lớp: K48 – LQ001
Giảng viên phụ trách: GS.TS. Võ Thanh Thu
Sinh viên thực hiện:
1. Đỗ Ngọc Bảo (31221020407)
Email: baodo.31221020407@st.ueh.edu.vn
2. Đặng Vũ Xuân Nghi (31221023344)
Email: nghidang.31221023344@st.ueh.edu.vn
3. Dương Thị Lệ Quyên (31221025459)
Email: quyenduong.31221025459@st.ueh.edu.vn
4. Nguyễn Thị Diễm Quỳnh (31221022763)
Email: quynhnguyen.31221022763@st.ueh.edu.vn

Ngày 16 tháng 12 năm 2023


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

NỘI DUNG ........................................................................................................................................ 1

Chương 1. Giới thiệu về Tổng quan về sản phẩm công nghiệp xuất khẩu cá tra và hai thị
trường xuất khẩu được chọn là Trung Quốc và Canada kèm số liệu thống kê xuất khẩu tối
thiểu cập nhật mới nhất 2023. Làm rõ lý do chọn lựa hai thị trường này .................................... 1
1.1. Tổng quan về Ngành Công nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam ............................................... 1
1.2. Tổng quan về sản phẩm cá tra xuất khẩu ................................................................................... 2
1.2.1. Toàn cầu ............................................................................................................................... 2
1.2.2. Việt Nam .............................................................................................................................. 3
1.3. Tổng quan về hai thị trường Trung Quốc và Canada ................................................................ 4
1.3.1. Thị trường Trung Quốc ......................................................................................................... 4
1.3.2. Thị trường Canada ................................................................................................................ 5

Chương 2. Phân tích đặc điểm của thị trường xuất khẩu cá tra .................................................. 6
2.1. Thị trường Trung Quốc – ACFTA ............................................................................................ 6
2.1.1. Quy mô thị trường ................................................................................................................ 6
2.1.2. Tiềm năng tăng trưởng ......................................................................................................... 7
2.1.3. Cơ cấu nhập khẩu ................................................................................................................. 8
2.1.4. Tập quán kinh doanh ............................................................................................................ 8
2.1.5. Nhu cầu tiêu dùng ................................................................................................................ 9

2.2. Thị trường Canada – CPTPP ..................................................................................................... 9


2.2.1. Quy mô thị trường ................................................................................................................ 9
2.2.2. Tiềm năng tăng trưởng ....................................................................................................... 10
2.2.3. Cơ cấu nhập khẩu ............................................................................................................... 10
2.2.4. Tập quán kinh doanh .......................................................................................................... 11
2.2.5. Nhu cầu tiêu dùng .............................................................................................................. 12

Chương 3. Lập bảng so sánh và phân tích các quy định pháp lý gắn với thương mại quốc tế từ
hai thị trường xuất khẩu được chọn .............................................................................................. 12
3.1. Những nội dung gắn với các FTA của hai thị trường Trung Quốc và Canada ........................ 12
3.2. Những quy chuẩn và tiêu chuẩn về kỹ thuật (TBT) của cá tra đối với hai thị trường Trung
Quốc và Canada ................................................................................................................................ 15
3.3. Những quy định về phòng vệ thương mại mà doanh nghiệp cần nắm rõ khi xuất khẩu hàng
hóa của mình sang thị trường đó ....................................................................................................... 16
3.4. Những rào cản thương mại khác tại hai thị trường phát sinh trong bối cảnh hiện nay gây ánh
hưởng đến hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam ............................................................ 20

Chương 4. Thị trường xuất khẩu nào doanh nghiệp Việt Nam nên ưu tiên hơn trong hai thị
trường đã phân tích ........................................................................................................................ 21
4.1. Thị trường xuất khẩu nào doanh nghiệp Việt Nam nên ưu tiên hơn trong hai thị trường đã
phân tích ............................................................................................................................................ 21
4.2. Ba lưu ý cấp thiết giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt nhằm gia tăng hiệu quả xuất khẩu mặt hàng
cá tra trong năm 2023 tại thị trường Trung Quốc .............................................................................. 23

KẾT LUẬN

Danh mục tài liệu tham khảo


TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc và Canada:
Cơ hội và thách thức
LỜI MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển của thị trường cá tra không chỉ biến xuất khẩu thành một nguồn thu nhập quan trọng
cho Việt Nam mà còn mở ra một trận đấu mới trên sân quốc tế, chủ yếu là tại hai thị trường lớn là
Trung Quốc và Canada. Những cơ hội xuất khẩu khổng lồ mà hai thị trường này mang lại không chỉ
là nguồn cảm hứng đối với doanh nghiệp mà còn tạo ra những thách thức đặc biệt trong việc quản lý
chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Thị trường Trung Quốc, với dân số đông đúc và nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm chất lượng,
trở thành điểm đến hấp dẫn nhất cho ngành cá tra Việt Nam. Mặt khác, thị trường Canada, với tiêu
chuẩn cao và yêu cầu nghiêm túc về an toàn thực phẩm, đặt ra những thách thức đối với ngành cá tra
Việt Nam trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này đòi hỏi sự đầu tư và nỗ lực đặc biệt để
đảm bảo rằng sản phẩm xuất khẩu không chỉ đáp ứng các quy định pháp luật mà còn đáp ứng được
sự tin tưởng của thị trường này.
Do đó, sự kết hợp giữa cơ hội lớn và những thách thức tại thị trường Trung Quốc và Canada làm
cho đề tài này trở nên hấp dẫn và đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện, từ chiều sâu của nghiên cứu
(sự hiểu biết sâu rộng về các yếu tố về văn hóa, chất lượng và quy định kỹ thuật,...) đến sự sáng tạo
trong chiến lược xuất khẩu.
II. Mục tiêu nghiên cứu
1. Xác định và giới thiệu sản phẩm và thị trường: Mục tiêu này nhằm xác định và giới thiệu về sản
phẩm xuất khẩu cá tra và hai thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc và Canada. Điều này bao
gồm việc thu thập và cung cấp số liệu thống kê xuất khẩu mới nhất để tăng tính thuyết phục cho
nghiên cứu.

2. Phân tích đặc điểm của thị trường xuất khẩu cá tra: Mục tiêu này tập trung vào việc phân tích quy
mô, tiềm năng tăng trưởng, cơ cấu nhập khẩu, tập quán kinh doanh, và đặc điểm nhu cầu tiêu
dùng của sản phẩm tại hai thị trường đã chọn.

3. Phân tích các quy định của pháp luật và thương mại quốc tế có liên quan: Mục tiêu này nhằm
phân tích các quy định đã đề cập ở trên từ hai thị trường xuất khẩu được chọn. Điều này bao gồm
việc so sánh và phân tích các quy định trong các hiệp định FTA giữa Việt Nam và hai thị trường
Trung Quốc và Canada, cũng như các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật, và các rào cản thương
mại khác tại hai thị trường này.

4. Đề xuất lưu ý và kiến nghị cho doanh nghiệp

Các mục tiêu nêu trên sẽ hỗ trợ việc tạo dựng nên một nghiên cứu chi tiết và có giá trị, đồng thời
điều chỉnh quá trình phân tích để đạt được những kết luận chuẩn xác nhất.

III. Phạm vi nghiên cứu


Dự án này nhóm nghiên cứu sẽ chú trọng vào việc phân tích và đưa ra cái nhìn chi tiết về thị trường
xuất khẩu cá tra tới Trung Quốc và Canada. Đề tài có phạm vi bao gồm việc thu thập và phân tích
thông tin về thị trường và ngành công nghiệp cá tra ở Trung Quốc và Canada.
IV. Tóm tắt ý chính bài nghiên cứu
1. Giới thiệu tổng quan về sản phẩm công nghiệp xuất khẩu cá tra và hai thị trường xuất khẩu được
chọn là Trung Quốc và Canada, có kèm theo số liệu thống kê xuất khẩu tối thiểu cập nhật mới
nhất 2023 nhằm tăng tính thuyết phục cho nghiên cứu.

2. Phân tích đặc điểm của thị trường xuất khẩu cá tra: Ở phần này, những nội dung được đề cập bao
gồm quy mô, tiềm năng tăng trưởng, cơ cấu nhập khẩu, tập quán kinh doanh, và đặc điểm nhu
cầu tiêu dùng của sản phẩm được chọn để phân tích như đã nêu ở trên.

3. Phân tích các quy định pháp lý và thương mại quốc tế có liên quan: Trong phần này, nhóm sẽ lập
bảng so sánh và phân tích các quy định pháp lý gắn với thương mại quốc tế từ hai thị trường xuất
khẩu được chọn (Trung Quốc và Canada). Bao gồm các nội dung quan trọng trong các hiệp định
FTA giữa Việt Nam và 2 thị trường Trung Quốc và Canada trong việc xuất khẩu cá tra (như mức
thuế quan xuất khẩu, rào cản phi thuế quan, quy tắc xuất xứ, bảo hộ sở hữu trí tuệ, phòng vệ
thương mại, rào cản kỹ thuật,...). Ngoài ra, phần này cũng sẽ đề cập đến những quy chuẩn và tiêu
chuẩn kỹ thuật (TBT), những quy định phòng vệ thương mại mà doanh nghiệp cần nắm rõ khi
xuất khẩu cá tra. Đồng thời, những rào cản thương mại khác tại thị trường Trung Quốc và Canada,
phát sinh trong bối cảnh hiện nay gây ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp Việt
Nam cũng sẽ được nói đến.

4. Những kiến nghị và lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp trong bối cảnh của hai thị trường Trung
Quốc và Canada nói chung: Dựa trên phân tích tại Mục 2 và Mục 3, bài nghiên cứu đưa ra nhận
xét về thị trường xuất khẩu nào mà các doanh nghiệp Việt Nam nên ưu tiên hơn trong hai thị
trường đã phân tích, và giải thích lý do. Sau đó, bài nghiên cứu cung cấp ba lưu ý cấp thiết nhất
để giúp các doanh nghiệp chuẩn bị tốt và tăng hiệu quả xuất khẩu sản phẩm đã chọn vào năm
2023 tại thị trường ưu tiên này.
Dự án cuối kỳ Thương mại quốc tế

NỘI DUNG

Chương 1. Giới thiệu Tổng quan về sản phẩm công nghiệp xuất khẩu cá tra và hai thị trường
xuất khẩu được chọn là Trung Quốc và Canada kèm số liệu thống kê xuất khẩu tối thiểu cập
nhật mới nhất 2023. Làm rõ lý do chọn lựa hai thị trường này

1.1. Tổng quan về Ngành Công nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam

Vào ngày 16 tháng 8 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt “Kế hoạch phát
triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản giai đoạn 2021-2030”1, với mục tiêu quan trọng là đưa
Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản toàn cầu và leo lên trong danh sách năm nước hàng
đầu thế giới vào năm 2023. Điều này đồng nghĩa với việc phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy
sản với quy mô lớn, hiện đại, an toàn, hiệu quả và bền vững. Việt Nam cũng sẽ đảm nhận chức năng
quan trọng trong việc nâng cao chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu và nâng cao khả năng cạnh tranh trong
bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ.

Để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp cần hướng đến việc mở rộng đối tượng sản phẩm và
điều chỉnh giá giá trị gia tăng. Đồng thời, quan trọng là đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công
nghệ, cải thiện chất lượng lao động, và tạo nên các doanh nghiệp chế biến thủy sản quy mô lớn có
khả năng quản lý ở cấp độ toàn cầu. Những nỗ lực này sẽ giúp tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng
cao, xây dựng thương hiệu mạnh mẽ, và đáp ứng một cách linh hoạt với nhu cầu đa dạng của thị
trường quốc tế.

Biểu đồ sản lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2016-2023
Nguồn: VASEP - Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam - Vietnam Association of
Seafood Exporters and Producers - Seafood from Viet Nam.

1
Quyết định số 1408/QĐ-TTg ngày 16/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến
thủy sản giai đoạn 2021—2030 | Hệ thống văn bản. (n.d.). Retrieved December 14, 2023, from
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-quy-pham-phap-luat/quyet-dinh-so-1408qd-ttg-ngay-
1682021-cua-thu-tuong-chinh-phu-phe-duyet-de-an-phat-trien-nganh-che-bien-thuy-san-giai-doan-2021-7720

1
Dự án cuối kỳ Thương mại quốc tế

Kết thúc năm 2022, Việt Nam đã chứng kiến một bước tiến đáng kể trong lĩnh vực xuất khẩu thủy
sản, khi mức kim ngạch đạt gần 11 tỷ USD - một kỷ lục cao chưa từng có trong lịch sử xuất khẩu
thủy sản của đất nước. Với thành tựu đáng chú ý này, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ ba trong danh
sách các quốc gia hàng đầu về xuất khẩu thủy sản toàn cầu, theo dự đoán của Hiệp hội Chế biến và
Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).

Trong tương lai, VASEP dự kiến rằng, nếu tình hình đơn hàng tiếp tục khả quan trong quý 1/2023,
tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có thể duy trì ở mức cao và có khả năng đạt đến con số
10 tỷ USD. Đây sẽ là một mốc kỷ lục mới cho ngành này sau 20 năm tham gia thị trường xuất khẩu
thủy sản toàn cầu.

Tuy nhiên, đối diện với những thách thức và khó khăn trong nền kinh tế tổng thể cũng như ngành
thủy sản riêng, doanh nghiệp đang phải đối mặt với ba nguyên nhân đáng lo ngại trong quá trình sản
xuất kinh doanh đến năm 2023. Các yếu tố bao gồm biến động của tỷ giá, sự thắt chặt nguồn vốn,
suy thoái kinh tế toàn cầu và tăng lạm phát làm giảm nhu cầu, dẫn đến tăng tồn kho và sự cạnh tranh
gay gắt từ các đối thủ chi phí thấp và giá cả cạnh tranh như Ecuador hay Ấn Độ.

Chúng tôi cam kết tiếp tục quan sát và đánh định chi tiết về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam, đặc biệt tập trung vào hai thị trường quan trọng là Trung Quốc và Canada – Bắc Mỹ. Mục tiêu
là cung cấp các khuyến nghị thích hợp để hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản của
chúng ta đối mặt với những thách thức và tận dụng cơ hội trong thời kỳ tiếp theo.

1.2. Tổng quan về sản phẩm cá tra xuất khẩu

1.2.1. Toàn cầu

Cá tra, một sản phẩm thủy sản phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới, đã gặt hái thành
công trên hơn 140 thị trường toàn cầu2. Sự hiện diện mạnh mẽ của cá tra Việt Nam không chỉ là ở
các thị trường truyền thống mà còn đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm và tiêu
chuẩn kỹ thuật, thậm chí là trên những thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản, mặc dù ban đầu
họ không có xu hướng ưa chuộng cá nuôi.

Theo thông tin mới từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), các chuyên gia chỉ ra
rằng biến động toàn cầu, như chiến tranh và lạm phát, đã tác động đáng kể đến xuất khẩu cá tra của
Việt Nam từ đầu năm đến nay. Đặc biệt, vào tháng 5 năm 2023, giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam
đã giảm 36% so với cùng kỳ năm 2022, chỉ còn 160 triệu USD. Tính tổng cộng trong 5 tháng đầu
năm 2023, kim ngạch xuất khẩu cá tra đã giảm 40%, xuống còn 730 triệu USD3.

Đến hết tháng 5 năm 2023, thị trường cá tra của Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng đáng kể từ biến
động trên thị trường quốc tế. Trung Quốc đại lục và Hong Kong (Trung Quốc) vẫn đứng đầu về giá
trị nhập khẩu cá tra, nhưng đã giảm 37% so với cùng kỳ năm trước, đạt 233 triệu USD. Trong đó,
Trung Quốc duy trì vị trí là thị trường lớn nhất về tiêu thụ cá tra với số tiền 217 triệu USD. Thị trường
Mỹ đứng thứ hai với 118 triệu USD, giảm 62% so với năm 2022.

2
Chu Khôi. (2023, December 4). Xuất khẩu thủy sản 11 tháng năm 2023 giảm 19% so với cùng kỳ, cá tra mất vị thế
“độc quyền”. VnEconomy - Tạp chí điện tử. https://vneconomy.vn/xuat-khau-thuy-san-11-thang-nam-2023-giam-19-
so-voi-cung-ky-ca-tra-mat-vi-the-doc-quyen.htm

3
Thu Hằng. (2023, June 28). Xuất khẩu cá tra Việt Nam tháng 5/2023 tiếp tục giảm. VASEP - Hiệp hội Chế biến và
xuất khẩu thủy sản Việt Nam - Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers - Seafood from Viet Nam.
https://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/ca-tra/xuat-nhap-khau/xuat-khau-ca-tra-viet-nam-thang-5-2023-tiep-tuc-
giam-28340.html

2
Dự án cuối kỳ Thương mại quốc tế

Thị trường CPTPP đứng ở vị trí thứ ba với tổng giá trị nhập khẩu là 94 triệu USD, giảm 36% so
với cùng kỳ năm trước. Trong khối này, Mexico tiếp tục là thị trường dẫn đầu với kim ngạch xuất
khẩu đạt 26 triệu USD, giảm 50%. Singapore, Canada, Nhật Bản cũng là những thị trường có ảnh
hưởng. Tuy nhiên, một vài thị trường xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã ghi nhận tín hiệu tích cực
trong 5 tháng đầu năm. Đặc biệt là Đức, với mức tăng trưởng 67%. Ngoài ra, thị trường Anh và Saudi
Arabia cũng đã đồng loạt ghi nhận sự tăng trưởng với tỷ lệ tương ứng là 8% và 50%.

Biểu đồ Cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra Việt Nam 5 tháng đầu năm 2023
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp số liệu từ Thống kế sơ bộ của VASEP - Hiệp hội Chế biến và xuất
khẩu thủy sản Việt Nam - Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers - Seafood from
Viet Nam.

Trong bối cảnh làn sóng lạm phát đang ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các
thị trường thuộc khối G7, việc hạn chế chi tiêu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thực phẩm
có giá trị cao có thể tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, khi nhìn vào tình hình của ngành cá tra, có thể dự
đoán rằng tác động này sẽ không đặc biệt nghiêm trọng đối với nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu của nó
trong năm tới.

1.2.2. Việt Nam

Cá tra, một loại cá mang lại giá trị kinh tế quan trọng, góp phần đáng kể vào sự phát triển của nền
kinh tế Việt Nam, đặc biệt là tại khu vực bao gồm 10 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, trong đó
có An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà
Vinh, Kiên Giang. Ngoài ra, còn có sự mở rộng đến Tây Ninh và Quảng Nam4.

4
Khánh Trung. (2023, October 14). Để ngành hàng cá tra phát triển bền vững [baocantho.com.vn]. Báo Cần Thơ
Online - Cơ quan của Đảng Bộ Đảng Cộng sản Việt Nam TP Cần Thơ. https://baocantho.com.vn/de-nganh-hang-ca-tra-
phat-trien-ben-vung-a165307.html

3
Dự án cuối kỳ Thương mại quốc tế

Cá tra, do giá trị dinh dưỡng cao, đang trở nên ngày càng phổ biến trên thị trường thế giới. Trong
năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu cá tra đến hơn 140 thị trường, trong đó có Trung Quốc - Hong
Kong, Mỹ, ASEAN, EU, Anh, Mexico, Brazil và Colombia, chiếm tổng cộng 80,4% giá trị xuất khẩu.

Mặc dù diện tích nuôi cá tra giảm trong giai đoạn từ 2017 đến 2022, sản lượng cá lại tăng từ 1,2
triệu tấn vào năm 2017 lên 1,7 triệu tấn vào năm 2022. Tính đến tháng 6/2023, kim ngạch xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam dự kiến đạt 800 triệu USD, trong đó xuất khẩu cá tra đạt 156 triệu USD, giảm
26% so với cùng kỳ năm trước5.

Tình trạng giảm giá trị xuất khẩu cá tra được ghi nhận trong nửa đầu năm 2023 có thể được giải
thích bởi tình hình lạm phát kéo dài và khả năng xử lý hàng tồn kho chậm chạp từ các thị trường lớn
như Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc.

Sự cải thiện đáng kể trong năng suất nuôi cá tra cho thấy nỗ lực đáng kể của cộng đồng doanh
nghiệp Việt Nam. Việc xuất khẩu cá tra đến nhiều quốc gia trên thế giới không chỉ đóng góp mạnh
mẽ vào nền kinh tế quốc gia mà còn tạo nguồn ngoại tệ lớn hàng năm.

Việt Nam đang được đánh giá cao về việc áp dụng công nghệ chế biến thủy sản hiện đại, với hơn
700 cơ sở chế biến đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn của EU và Trung Quốc. Cộng thêm việc được
USDA công nhận tương đương, Việt Nam chứng minh sự cam kết đối với chất lượng và an toàn sản
phẩm, đặc biệt trên thị trường Mỹ6. Số lượng doanh nghiệp đạt chứng nhận bền vững quốc tế ngày
càng gia tăng, là minh chứng cho cam kết của Việt Nam đối với môi trường và bền vững trong ngành
công nghiệp thủy sản.

1.3. Tổng quan về hai thị trường Trung Quốc và Canada

Đại diện từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã sử dụng hiệu quả các hiệp định
thương mại tự do như CPTPP và ACFTA nhằm hỗ trợ lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt
Nam trong việc mở rộng thị trường và gia tăng xuất khẩu cá tra đến các thị trường quốc tế.

1.3.1. Thị trường Trung Quốc

Trong danh sách các thị trường nhập khẩu cá tra của Việt Nam, Trung Quốc đang nổi lên như một
quốc gia tiềm năng, thu hút sự quan tâm lớn từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Thị trường
này đã mở cửa đầy đủ cho nhiều sản phẩm thủy sản của Việt Nam, trong đó có cá tra, tạo ra cơ hội
lớn và đóng góp quan trọng vào tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đến Trung Quốc, đạt 712 triệu
USD vào năm 2022.

Mặc dù giảm giá xuất khẩu cá tra đã được ghi nhận trên nhiều thị trường, thị trường Trung Quốc,
chiếm tỷ trọng 32%, đặc biệt nhấn mạnh với giá xuống thấp nhất 1,97 USD/kg vào tháng 7/2023,
giảm 13,2% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, thị trường Trung Quốc vẫn là điểm sáng lớn trong
ngành công nghiệp thủy sản, phản ánh sự hồi phục của giao thương và kinh tế sau thời kỳ khó khăn.

Dự kiến vào nửa cuối năm 2023, với sự ổn định hơn của kinh tế Trung Quốc, tăng thu nhập và tiêu
dùng, thị trường có thể đối mặt với tình hình mới một cách tích cực. Cơ hội phục hồi xuất khẩu thủy

5
Ánh Ngọc. (2023, May 21). Vui, buồn xuất khẩu cá tra Việt Nam. Báo Kinh tế & Đô thị - Cơ quan ngôn luận của
UBND TP Hà Nội. https://kinhtedothi.vn/vui-buon-xuat-khau-ca-tra-viet-nam.html

6
Thy Thảo. (2023, September 14). Chủ động ứng phó với phòng vệ thương mại tại thị trường xuất khẩu. TBT An
Giang - Điểm Thông Báo và Hỏi Đáp về Hàng Rào Kỹ Thuật Trong Thương Mại. http://tbtagi.angiang.gov.vn/chu-
dong-ung-pho-voi-phong-ve-thuong-mai-tai-thi-truong-xuat-khau-95897.html

4
Dự án cuối kỳ Thương mại quốc tế

sản, đặc biệt là cá tra, có thể đạt mức cao tương đương với kim ngạch năm 2023, dự kiến khoảng 1,8
tỷ USD cho cả Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc).

Lý do chọn thị trường

Lý do chọn thị trường Trung Quốc không chỉ là do cá tra của Việt Nam được ưa chuộng bởi người
tiêu dùng Trung Quốc, mà còn do dự kiến tăng cường nhu cầu tiêu thụ thực phẩm và thủy sản tại thị
trường này sau khi nước này nới lỏng quy định kiểm soát và xét nghiệm COVID cho hàng nhập khẩu.
Sự thuận lợi hơn trong việc vận chuyển đã làm cho xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là cá tra, trở nên hấp
dẫn hơn đối với thị trường Trung Quốc.

Mặc dù Trung Quốc đang thực hiện chính sách siết chặt kiểm tra an toàn thực phẩm và thương
mại tiểu ngạch, điều này có thể đặt ra những thách thức đối với các doanh nghiệp chỉ hoạt động trong
quy mô nhỏ. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội cho những doanh nghiệp chuyên nghiệp, nắm vững
và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Các doanh nghiệp Việt Nam có
thể tiran dụng cơ hội này để nâng cao xuất khẩu và xây dựng danh tiếng đáng tin cậy trong tương lai.

1.3.2. Thị trường Canada

Hiện tại, mặc dù đã phải đối mặt với nhiều thách thức, Canada vẫn được xem là một thị trường
quan trọng cho xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Đất nước này nắm giữ vị trí quốc gia xếp thứ hai trong
danh sách các quốc gia thuộc khối CPTPP nhập khẩu cá tra từ Việt Nam7.

Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC) thông báo rằng trong 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch
xuất khẩu cá thịt trắng của Việt Nam sang Canada đã đạt 14 triệu USD, chiếm khoảng 11% tổng kim
ngạch nhập khẩu cá thịt trắng của quốc gia này. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
(VASEP) đánh giá rằng Canada là một thị trường thủy sản có giá cả tốt và tăng trưởng ổn định trong
khối Bắc Mỹ. Quốc gia này, là thành viên của khối CPTPP, có mối quan hệ thương mại sâu rộng và
mật thiết với thị trường Mỹ và Trung Quốc, chủ yếu tập trung vào việc trao đổi các sản phẩm được
khai thác từ biển.

Hiệp hội VASEP đã đưa ra đánh giá rằng, mặc dù đã có những thành tựu, thách thức lớn nhất đối
mặt nền kinh tế Canada và thị trường cá tra của Việt Nam hiện nay vẫn bao gồm căng thẳng liên quan
đến cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, tác động kinh tế toàn cầu giảm mạnh, gia tăng giá năng
lượng và tiêu dùng, cũng như các vấn đề liên quan đến an ninh nguồn cung cấp năng lượng.

Lý do chọn thị trường

Canada đã nổi bật trong khu vực CPTPP khi trở thành một trong những thị trường quan trọng cho
việc nhập khẩu cá tra từ Việt Nam. Thay vì ưu tiên tiêu dùng nhiều loại thủy sản tươi hoặc thủy sản
ướp lạnh, người tiêu dùng Canada đang dần chuyển sự quan tâm của họ đến tiêu dùng thủy sản đông
lạnh, với mục tiêu tiết kiệm chi phí. Dự kiến rằng với sự giảm dần của lạm phát và tồn kho tại Canada,
sẽ mở ra cơ hội cho cá tra Việt Nam duy trì sự tăng trưởng trong xuất khẩu vào thị trường này trong
những tháng cuối năm 2023.

Canada đang trở thành một thị trường quan trọng trong lĩnh vực thủy sản, với giá cả hấp dẫn và
tăng trưởng ổn định trong khu vực Bắc Mỹ. Với tư cách là một thành viên tích cực của CPTPP,
Canada duy trì mối quan hệ thương mại đặc biệt mạnh mẽ với hai thị trường quan trọng là Mỹ và
Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực sản phẩm khai thác từ biển. Mặc dù Mỹ vẫn giữ vị trí là thị

7
Thu Hằng. (2023, September 28). Xuất khẩu cá tra sang Canada đạt mức cao nhất từ đầu năm 2023 [Vasep.com.vn].
VASEP - Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam - Vietnam Association of Seafood Exporters and
Producers - Seafood from Viet Nam. https://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/ca-tra/xuat-nhap-khau/xuat-khau-ca-tra-
sang-canada-dat-muc-cao-nhat-tu-dau-nam-2023-29000.html

5
Dự án cuối kỳ Thương mại quốc tế

trường quan trọng nhất cho thương mại thủy sản của Canada, nhưng có sự mở rộng và đa dạng hóa
thông qua các mối quan hệ quốc tế. Sự kiện chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Việt
Nam, kèm theo việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ thành "Đối tác chiến lược toàn diện," cùng
với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và Canada, tạo
nên hy vọng về tiềm năng phát triển trong lĩnh vực xuất khẩu cá tra thông qua thị trường Canada.

Hiệu quả của Hiệp định CPTPP đã tạo ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng và phát
triển tại thị trường Canada. Mặc dù thị phần của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của
Canada hiện vẫn tương đối nhỏ, nhưng xu hướng tăng trưởng trong xuất khẩu sang Canada đang thể
hiện một sự gia tăng đáng kể. Nhiều sản phẩm của Việt Nam đã bắt đầu xây dựng uy tín tích cực và
khẳng định vị thế mạnh mẽ tại thị trường này.

Dựa theo nghị định của CPTPP, các quốc gia đã thể hiện cam kết cao độ với Việt Nam thông qua
việc loại bỏ hoàn toàn 97%-100% dòng thuế nhập khẩu. Canada, một trong những đối tác quan trọng,
đặt ra cam kết cụ thể bằng việc loại bỏ thuế nhập khẩu cho 95% số dòng thuế và 78% kim ngạch xuất
khẩu từ Việt Nam sang Canada ngay từ ngày Hiệp định có hiệu lực, tức là từ ngày 14/1/20198.

Chương 2. Phân tích đặc điểm của thị trường xuất khẩu cá tra

2.1. Thị trường Trung Quốc – ACFTA

2.1.1. Quy mô thị trường

Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hàng hóa. Nó cũng là thị trường tiêu dùng
phát triển nhanh nhất và là nhà nhập khẩu hàng hóa lớn thứ hai. Trung Quốc là một quốc gia thương
mại lớn và có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế.

Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001 và đã ký kết các hiệp định
thương mại tự do với nhiều quốc gia, bao gồm ASEAN, Australia, Campuchia, New Zealand,
Pakistan, Hàn Quốc và Thụy Sĩ. Các đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc bao gồm Hoa Kỳ,
Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hong Kong, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Úc, Việt Nam, Malaysia
và Brazil.

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đã duy trì đà tăng trưởng trong những
năm qua. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường
xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ). Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung
Quốc trong năm 2020.

Bắt đầu từ năm 2020 trở đi, Trung Quốc đã duy trì vị trí số một trong danh sách các thị trường
nhập khẩu cá tra của Việt Nam. Vào năm 2022, hơn 160 doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia xuất
khẩu cá tra sang Trung Quốc, đạt tổng doanh số hơn 700 triệu USD, chiếm 29% tổng kim ngạch xuất
khẩu cá tra của Việt Nam. Với nhiều kỳ vọng tích cực, dự kiến nhập khẩu cá tra của Việt Nam sẽ tiếp
tục tăng và mở rộng quy mô trong năm 2023.

8
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. (n.d.). VNTR - Vietnam National Trade Repository.
Retrieved 14 December 2023, from https://vntr.moit.gov.vn/vi/fta/29/2

6
Dự án cuối kỳ Thương mại quốc tế

Biểu đồ Xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc và Hong Kong tháng 4 - tháng 6 trong hai
năm 2022 - 2023
Nguồn: VASEP - Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam - Vietnam Association of
Seafood Exporters and Producers - Seafood from Viet Nam.

2.1.2. Tiềm năng tăng trưởng

Trong năm 2022, Việt Nam đã nằm trong top 3 thị trường hàng đầu cung cấp cá thịt trắng cho
Trung Quốc - Hong Kong, trong đó Việt Nam là nhà cung cấp duy nhất của cá tra đông lạnh tại Trung
Quốc.

Đến cuối ngày 15/7/2023, kim ngạch xuất khẩu cá tra từ Việt Nam sang Trung Quốc và Hong
Kong (Trung Quốc) đã đạt 301 triệu USD, giảm 33% so với cùng kỳ năm 2022. Điều này chiếm 32%
tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Theo dự báo từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy
sản (VASEP), trong 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc và Hong
Kong có thể đạt 337 triệu USD, cũng ghi nhận một sụt giảm 58%.

Tuy nhiên, có những dấu hiệu lạc quan từ mặt hàng này, khi khoảng cách giữa các mức giảm dần
thu hẹp. So với cùng kỳ năm 2022, tháng 4/2023 đã giảm 66%, tháng 5/2023 giảm 30%, và tháng
6/2023 đã thu hẹp đáng kể chỉ còn 15%. Từ năm 2020 trở đi, Trung Quốc và Hong Kong luôn đứng
đầu trong việc tiêu thụ cá tra của Việt Nam.

So với các thị trường khác, Trung Quốc và Hong Kong duy trì mức tăng trưởng cao nhất. Dự kiến
vào nửa cuối năm 2023, tình hình giảm giá trị xuất khẩu này sẽ tiếp tục thu hẹp so với cùng kỳ. Đặc
biệt, với nhu cầu tăng cao trong mùa đặt hàng cho tiêu thụ cuối năm và các dịp lễ hội quan trọng, dự
kiến sẽ có nhiều đơn đặt hàng hơn cho xuất khẩu cá tra từ Việt Nam.

7
Dự án cuối kỳ Thương mại quốc tế

Biểu đồ quy mô tăng trưởng của Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu và các nước trong
khu vực Q1/2022 – Q2/2023
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ số liệu.

2.1.3. Cơ cấu nhập khẩu

Hiệp định ACFTA đã tạo ra nhiều lợi ích cho ngành xuất khẩu cá tra của Việt Nam vào Trung
Quốc bằng cách giảm hoặc loại bỏ các rào cản thương mại và thuế quan. Với vị trí địa lý thuận tiện,
rủi ro thấp và hiệu suất logistic cao, Trung Quốc đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhiều doanh
nghiệp cá tra Việt Nam.

Trong quý I/2023, mặc dù việc xuất khẩu cá tra sang một số thị trường chính đã gặp khó khăn do
giảm đơn hàng và việc duy trì mức xuất khẩu như năm 2022, nhưng các doanh nghiệp cá tra vẫn có
khả năng điều chỉnh linh hoạt thị trường xuất khẩu. Điều này được thực hiện nhờ những tín hiệu tích
cực từ một số thị trường hoặc khối thị trường khác nhau, giúp duy trì sự tăng trưởng trong xuất khẩu
cá tra trong năm 2023.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mặc dù đã có dấu hiệu phục
hồi nhẹ tại thị trường Trung Quốc, xu hướng giảm vẫn chiếm ưu thế và có thể kéo dài đến hết quý
I/2024. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn đặt ra những kỳ vọng lớn đối với ngành cá tra, đặc biệt sau khi
nước này loại bỏ các quy định kiểm soát và xét nghiệm Covid-19 đối với hàng nhập khẩu. Sự nới
lỏng trong chính sách kiểm soát Covid-19 dự kiến sẽ kích thích mạnh nhu cầu tiêu thụ thực phẩm và
thủy sản trên thị trường Trung Quốc.

2.1.4. Tập quán kinh doanh

Phần lớn, không chỉ đối với cá tra mà còn cả các loài cá khác, việc nuôi cá không đạt tiêu chuẩn
hoặc bán cá không rõ nguồn gốc sẽ bị xử phạt nặng. Do đó, các tổ chức và cá nhân nuôi, chế biến,
xuất khẩu cá tra cần tuân thủ các quy định pháp luật về việc nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra theo
quy định của Chính phủ và các văn bản pháp luật liên quan khác. Họ cần gửi mẫu đến cơ quan chức
năng để kiểm tra dư lượng thuốc, hóa chất trước khi thu hoạch. Để xuất khẩu thủy sản sang Trung
Quốc, nhà cung cấp cần có chứng nhận về chất lượng; sản phẩm phải đạt đủ yêu cầu về chất lượng
của chính phủ Việt Nam và Trung Quốc.

8
Dự án cuối kỳ Thương mại quốc tế

Thị trường Trung Quốc cũng yêu cầu sản phẩm phải đảm bảo chất lượng và sản phẩm cá tra xuất
khẩu sang Trung Quốc cũng dần tuân theo các tiêu chuẩn khắt khe đã được áp dụng khi xuất khẩu
sang các thị trường khó tính như Mỹ và EU (BAP, Global G.A.P, ASC...).

2.1.5. Đặc điểm nhu cầu tiêu dùng

Người dân Trung Quốc đang thể hiện sự ưa thích với cá tra hơn so với cá rô phi, mặc dù cá rô phi
là một sản phẩm chủ yếu được nuôi ở nước này. Điều này đã mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp
Việt Nam để mở rộng xuất khẩu.

Trung Quốc, là thị trường tiêu thụ lớn nhất của cá tra Việt Nam, đã thể hiện sự yêu mến đặc biệt
đối với loại cá này. Nhờ vào giá cả hợp lý và giá trị dinh dưỡng cao, cá tra đã trở thành lựa chọn phổ
biến cho tất cả các tầng lớp người tiêu dùng tại Trung Quốc. Sự tham gia vào các hiệp định thương
mại và thỏa thuận tự do đã làm giảm giá cá tra tại Trung Quốc, điều này đã giúp nhiều người có thể
tiếp cận với loại cá này.

Điều quan trọng hơn, việc tuân theo các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt và đảm bảo an toàn
thực phẩm đã tạo nên niềm tin mạnh mẽ của người tiêu dùng đối với cá tra từ Việt Nam. Vào cuối
năm 2023, dự báo rằng lượng cung cấp cá tra từ Việt Nam vào Trung Quốc sẽ tăng mạnh do nhu cầu
tiêu thụ mạnh mẽ trong thị trường này.

2.2. Thị trường Canada – CPTPP

2.2.1. Quy mô thị trường

Dựa vào dữ liệu từ Hải quan Việt Nam, tổng giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada
trong 8 tháng đầu năm đạt 24 triệu USD, giảm 46% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 2% tỷ trọng.
Canada vẫn giữ vị trí thứ 2 trong khối thị trường CPTPP về nhập khẩu cá tra từ Việt Nam.

Trong tháng 8/2023, giá trị xuất khẩu cá tra từ Việt Nam sang Canada đạt gần 4 triệu USD, giảm
4% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù đây là mức giảm so với cùng kỳ trước đó, nhưng vẫn đánh dấu
một mức giá trị xuất khẩu cao nhất từ đầu năm, tăng 20% so với tháng trước. Đáng chú ý, mức giảm
4% này cũng được ghi nhận là mức giảm thấp nhất từ đầu năm, trong khi các tháng trước đó, Canada
liên tục chứng kiến mức tăng trưởng âm từ 30% đến 46%.

Biểu đồ xuất khẩu cá tra sang thị trường Canada từ T1 – T8/2022 đến năm 2023

9
Dự án cuối kỳ Thương mại quốc tế

Nguồn: VASEP - Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam - Vietnam Association of
Seafood Exporters and Producers - Seafood from Viet Nam.

2.2.2. Tiềm năng tăng trưởng

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP) cho biết, Canada đang là thị trường xuất khẩu
lớn thứ hai trong khối CPTPP đối với các doanh nghiệp chế biến cá tra Việt Nam. Thị trường này có
giá cả thuỷ sản tốt và tăng trưởng ổn định trong khu vực Bắc Mỹ. Đến giữa tháng 4/2022, tổng giá trị
xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada đã đạt 17,2 triệu USD, tăng 69,4% so với cùng kỳ năm
trước.

VASEP cũng thông báo rằng, khối thị trường CPTPP đã chứng kiến sự tăng trưởng dương đầu
tiên sau nhiều tháng giảm nhập khẩu cá tra từ Việt Nam, với giá trị đạt 23 triệu USD trong tháng
10/2023, tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm trước.

Dù thị trường toàn cầu có nhiều biến động, nhưng theo các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá
tra, nhu cầu về thủy sản tại Canada được ưu tiên hơn nhiều sản phẩm tiêu dùng khác. Các tín hiệu hồi
phục và tăng trưởng nhẹ đã bắt đầu xuất hiện trong tháng đầu của quý IV năm nay và dự kiến sẽ tiếp
tục tăng trong hai tháng cuối năm 2023.

2.2.3. Cơ cấu nhập khẩu

Kể từ lúc Hiệp định CPTPP được ký kết, việc xuất khẩu thuỷ sản từ Việt Nam sang Canada đã có
sự giảm nhẹ 0.5% trong giai đoạn 2018-2021. Nguyên nhân chính của sự giảm này có thể được liên
kết với tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, dẫn đến tăng chi phí vận chuyển và đứt đoạn nguồn
cung nội địa của Việt Nam. Kết quả là, Việt Nam hiện nay đứng ở vị trí thứ tư trong danh sách các
nhà xuất khẩu lớn đến thị trường Canada, sau Chile, chiếm 6% thị phần nhập khẩu thuỷ sản của nước
này.

Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đến thị trường Canada
đã đạt mức tăng đáng kể, là 56.5% so với cùng kỳ năm 2021. Điều này đã giúp Việt Nam lấy lại vị
trí thứ ba lớn nhất trong danh sách xuất khẩu, vượt qua Chile. Hiện tại, Việt Nam hàng năm xuất khẩu
khoảng trên 160 triệu USD các sản phẩm thuỷ sản đến Canada, đứng ở vị trí thứ 9 về kim ngạch xuất
khẩu sang Canada9.

Dự kiến, vào năm 2022, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đến Canada sẽ
vượt qua mốc 200 triệu USD.

9
Trần Thu Quỳnh. (2022, December 16). Thị trường thuỷ sản Canada – tiềm năng và dư địa xuất khẩu. Bộ Công
Thương Việt Nam - Ministry of Industry and Trade of The Socialist Republic of Vietnam; TS Trần Thu Quỳnh - Tham
tán Thương mại Việt Nam tại Canada. https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/thi-truong-thuy-san-canada-
tiem-nang-va-du-dia-xuat-khau.html

10
Dự án cuối kỳ Thương mại quốc tế

Nguồn: Bộ Công Thương Việt Nam.

Trong Hiệp định CPTPP, tất cả các cam kết mà các nước thành viên đã đưa ra đối với Việt Nam
cũng được áp dụng cho Canada, và tương tự, các cam kết của Việt Nam trong CPTPP cũng tương
đương với cam kết với Canada. Điều này có nghĩa là Canada đã loại bỏ hoặc giảm thuế quan cho các
sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam theo lịch trình đã được xác định trong CPTPP. Cụ thể hơn, vào
ngày 14/1/2019 khi CPTPP có hiệu lực, Canada đã cam kết loại bỏ thuế nhập khẩu cho 95% số dòng
thuế và 78% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada.

Đồng thời, việc loại bỏ và giảm một số loại thuế đã giúp Việt Nam tiếp cận được một lượng lớn
người tiêu dùng tại Canada, nơi trước đây có mức thuế nhập khẩu cao hơn, và giảm giá thành cho sản
phẩm cá tra, tạo điều kiện thuận lợi cho sự cạnh tranh trên thị trường Canada.

2.2.4. Tập quán kinh doanh

Tất cả sản phẩm thuỷ sản ở Canada phải tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm tra và quy trình để đảm bảo
an toàn và độ chính xác, không phân biệt giữa sản phẩm nội địa và nhập khẩu. Việc cấp chứng nhận
và giám sát nguồn gốc, quy trình chế biến, cũng như phân phối sản phẩm, đóng vai trò quan trọng
trong việc duy trì ngành đánh bắt cá bền vững tại Canada. Nhà sản xuất phải làm rõ rằng sản phẩm
của họ được thu hoạch và phát triển một cách bền vững.

Các mặt hàng thuỷ sản được nhập khẩu phải tuân thủ các quy định chung về nhập khẩu thực phẩm.
Trong trường hợp nhập khẩu cá, có một số tiêu chuẩn cụ thể được đưa ra trong Hệ thống Tham chiếu
Nhập khẩu Tự động (AIRS). Canada đã phân công nhiệm vụ cho các nhà nhập khẩu và đưa ra yêu
cầu rằng họ phải đảm bảo rằng các mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu phải tuân thủ tất cả các tiêu chuẩn
an toàn thực phẩm và bảo vệ người tiêu dùng, theo Quy định về Thực phẩm An toàn cho Người
Canada (SFCR), cũng như tất cả các tiêu chuẩn khác của Quy định về Sức khỏe Động vật hiện hành.

Một cách tổng quát, quy trình kiểm tra nhập khẩu thuỷ sản của Canada là quy trình kiểm tra trước.
Khi hàng hóa tới cảng Canada và được Cơ quan dịch vụ biên giới Canada (Hải quan) thông quan,
hàng hóa sẽ được phân phối ngay tức thì. Việc kiểm định của CFIA thường được tiến hành cho lần
nhập khẩu đầu tiên và có kiểm tra xác suất dựa trên việc lấy mẫu ngẫu nhiên sau đó. Việc lấy mẫu
với sản phẩm cá thường rất ít, trừ khi có nghi ngờ. Tuy nhiên, nếu sản phẩm không được thông qua
trong lần nhập khẩu đầu tiên, sản phẩm sẽ không được cho phép tái kiểm tra theo quy định của Luật

11
Dự án cuối kỳ Thương mại quốc tế

an toàn thực phẩm Canada, do đó, các nhà nhập khẩu Canada rất ngại bị thu hồi giấy phép nhập khẩu
vì điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ.

2.2.5. Đặc điểm nhu cầu tiêu dùng

Canada, so với các thị trường khác trong khối CPTPP, nhập khẩu nhiều loại sản phẩm cá tra từ
Việt Nam, bao gồm cá tra phi lê đông lạnh, cá tra cắt miếng/khoanh/khúc đông lạnh, bong bóng cá
tra sấy, cá tra nguyên con xẻ bướm, và các món ăn chế biến sẵn như cá tra sốt cari Thái đỏ, cá tra sốt
chanh ngò tây, và cá tra sốt tương gừng.

Hiện tại, cá tra Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ nhiều sản phẩm cá thịt trắng khác
tại Canada, như cá tuyết cod và cá haddock, cá rô phi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sản
phẩm cá tra Việt Nam đã chiếm được thị phần từ các sản phẩm cá thịt trắng. Trong ba năm qua, các
nhà nhập khẩu Canada đã bắt đầu tìm kiếm và tăng cường nhập khẩu các mặt hàng thủy sản nuôi
trồng, trong đó có cá tra và cá rô phi.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), chất lượng và giá cả là hai
yếu tố quan trọng nhất mà người tiêu dùng Canada quan tâm. Đây là lý do khi cá tra được gắn nhãn
ASC (Aqua Stewardship Council) - tổ chức chứng nhận bền vững về nguồn lợi thủy sản, Chính phủ
Canada khuyến khích người dân tiêu dùng các sản phẩm có chứng nhận bền vững. Do đó, cá tra có
các chứng nhận về tính bền vững đang có cơ hội tiếp cận thị trường Canada một cách thuận lợi hơn.

Chương 3. Lập bảng so sánh và phân tích các quy định pháp lý gắn với thương mại quốc tế từ
hai thị trường xuất khẩu được chọn

3.1. Những nội dung gắn với các FTA của hai thị trường Trung Quốc và Canada.

3.2. Những quy chuẩn và tiêu chuẩn về kỹ thuật (TBT) của cá tra với hai thị trường Trung Quốc và
Canada.

3.3. Những quy định phòng vệ thương mại mà doanh nghiệp cần nắm rõ khi xuất khẩu hàng hoá của
mình sang thị trường đó.

3.4. Những rào cản thương mại khác tại hai thị trường phát sinh trong bối cảnh hiện nay gây ảnh
hưởng đến hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.

Thị Canada
Trung Quốc
trường

FTA ACFTA CPTPP

Thời
điểm có 2005 14/1/2019
hiệu lực

Những nội dung gắn với các FTA của hai thị trường Trung Quốc và Canada

Mức Trung Quốc cam kết loại bỏ thuế quan đối Các quốc gia thành viên CPTPP đã cam
thuế với 95% các loại thuế vào năm 2011. kết sẽ hoàn toàn bãi bỏ thuế nhập khẩu từ
quan 97% đến 100% cho các mặt hàng có
Đối với những loại thuế còn lại được coi là
nhạy cảm, Trung Quốc đã thực hiện cam

12
Dự án cuối kỳ Thương mại quốc tế

xuất kết giảm từ 5% đến 50% vào cuối kỳ lộ nguồn gốc từ Việt Nam, tùy thuộc vào
khẩu trình, tức là vào năm 2018. cam kết cụ thể của mỗi quốc gia.
Đến năm 2015, Trung Quốc đã áp dụng Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt
chính sách giảm thuế với 7,845 loại thuế, Nam sang các quốc gia CPTPP sẽ được
chiếm tỷ lệ 95,35% trong tổng số loại thuế miễn thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định
và chiếm 91,59% tổng giá trị kim ngạch có hiệu lực hoặc theo lộ trình. Một số cam
nhập khẩu từ Việt Nam. Thuế suất trung kết chi tiết về thuế nhập khẩu từ các đối
bình của biểu thuế Trung Quốc áp dụng tác CPTPP như sau: Canada đã cam kết sẽ
cho ASEAN trong giai đoạn 2015-2017 là loại bỏ thuế nhập khẩu cho 95% loại thuế
0,73% mỗi năm và năm 2018 là 0,56% và 78% giá trị xuất khẩu của Việt Nam
sang Canada ngay khi Hiệp định có hiệu
Cá tra cũng nằm trong danh mục 33 mặt lực. Trong đó, 100% giá trị xuất khẩu
hàng thủy sản của Việt Nam được Trung thủy sản và 100% giá trị xuất khẩu gỗ sẽ
Quốc công bố miễn thuế. Tuy nhiên, xuất được miễn thuế ngay khi Hiệp định có
khẩu cá tra sang Trung Quốc đang gặp khó hiệu lực.
khăn do các rào cản kiểm dịch và áp lực
khác. Với quy định của CPTPP thì khi xuất
khẩu cá tra từ Việt Nam sang Canada,
mức thuế quan sẽ được miễn 100% ngay
khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra định nghĩa về rào cản phi
Rào cản thuế quan, trên website như sau: “Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp nằm
phi thuế ngoài thuế quan, có liên quan hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến sự luân chuyển hàng hóa
quan giữa các nước, với mục tiêu cản trở đối với hàng hóa nhập khẩu mà không dựa trên cơ
sở pháp lý khoa học hay bình đẳng ”

Dựa theo thông tin từ Bộ Công Thương, việc xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam đến
Trung Quốc và Canada đang đối mặt với nhiều thách thức. Cụ thể, nhu cầu thị trường
đã giảm đi do những biến động trong tình hình kinh tế và tác động tiêu cực từ đại dịch
COVID-19. Ngoài ra, các rào cản phi thuế quan, đặc biệt là thông qua các biện pháp
SPS (về vệ sinh dịch tễ) để kiểm soát lượng thuốc bảo vệ thực vật còn làm ảnh hưởng
đến ngành xuất khẩu thủy sản.
Ngoài ra, những biện pháp kỹ thuật như TBT (kỹ thuật cơ bản và quy phạm kỹ thuật)
cũng đang được áp dụng, chẳng hạn như quy định về nhãn, chất lượng hàng hóa, và
các quy định về truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Những yêu cầu này được đặt ra bởi thị
trường nhập khẩu Trung Quốc và Canada, tạo thêm áp lực và khó khăn cho doanh
nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Nói một cách tổng quan, khi thuế quan giảm, rào cản phi thuế quan thường tăng lên.
Đối với việc xuất khẩu cá tra từ Việt Nam sang Trung Quốc hay Canada, các rào cản
phi thuế quan như giấy phép nhập khẩu và kiểm dịch hàng hóa trở nên quan trọng.
Đồng thời, Việt Nam cũng đối mặt với các vấn đề liên quan đến chống bán phá và
chống trợ cấp giá, đặc biệt trong ngành thủy sản.

Tiêu chí xuất xứ thuần túy đối với thủy sản đang là thách thức đáng kể, đối với các nhà
Quy tắc sản xuất xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
xuất xứ
Để được hưởng ưu đãi thuế quan từ Hiệp Đối với Việt Nam, việc áp dụng hình thức
định ACFTA, thuỷ sản của Việt Nam phải tự chứng nhận xuất xứ là một động thái

13
Dự án cuối kỳ Thương mại quốc tế

đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ khá mới, chưa hoàn toàn được triển khai
hàng hóa theo hiệp định này và được cấp rộng rãi và phổ quát. Do đó, chúng ta
Giấy Chứng nhận Xuất xứ (Certificate of đang trải qua giai đoạn chuyển đổi để tạo
Origin- CO) để chứng minh xuất xứ, các điều kiện cho các doanh nghiệp và cơ
sản phẩm cá tra xuất khẩu từ Việt Nam quan quản lý nhà nước làm quen dần với
sang Trung Quốc. Hiệp định ACFTA cung phương thức này. Việc bảo lưu quy định
cấp các quyền ưu đãi về thuế nhập khẩu áp dụng hình thức tự chứng nhận xuất xứ
cho nhiều sản phẩm, bao gồm cá tra. qua nhiệm kỳ 5 năm kể từ thời điểm Hiệp
Những quyền ưu đãi này giúp giảm bớt định có hiệu lực là một điểm đặc biệt mới
hoặc loại bỏ thuế nhập khẩu khi sản phẩm mẻ, đánh dấu sự khác biệt so với các Hiệp
được nhập khẩu vào Trung Quốc. định Thương mại Tự do truyền thống mà
Việt Nam đã ký kết trong quá khứ.
Tuy nhiên, hiện tại, Việt Nam vẫn còn phụ
thuộc nhiều vào việc nhập khẩu nguyên Xuất khẩu cá tra từ Việt Nam sang
liệu cho ngành chế biến thủy sản. Do đó, Canada đang tăng mạnh, với tổng giá trị
khả năng sản xuất, kinh doanh, cũng như xuất khẩu đạt 17,2 triệu USD, tăng gần
nguồn hàng nguyên liệu cho sản xuất của 70% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên,
ngành cá tra nói riêng và thủy sản Việt do việc áp dụng hình thức tự chứng nhận
Nam nói chung trong ngắn hạn, chưa thể xuất xứ còn khá mới và chưa được triển
đáp ứng hoàn toàn tiêu chí xuất xứ thuần khai rộng rãi, các doanh nghiệp Việt Nam
túy của Hiệp định ACFTA. có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng
các tiêu chí xuất xứ theo các Hiệp định
Thương mại Tự do.

Bảo hộ Đảm bảo rằng đã hoàn thành các thủ tục Các quốc gia thành viên CPTPP tiếp tục
sở hữu đăng ký sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, Trung rõ ràng làm nổi bật những mục tiêu của
trí tuệ Quốc (nếu có). Điều này bao gồm việc Hiệp định TRIPS của WTO, với việc xác
đăng ký các bằng phát minh, bản quyền và nhận sự quan trọng của việc bảo vệ và
nhãn hiệu nếu có liên quan. Việc đăng ký thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Sở hữu trí
này giúp bảo vệ quyền lợi tại các thị trường tuệ bao gồm các loại hình sở hữu trí tuệ là
này. đối tượng của các Mục từ 1 tới 7 Phần II
của Hiệp định TRIPS.
Khi hợp tác với các đối tác hoặc nhà sản
xuất tại Trung Quốc, phải có các hợp đồng Khi xuất khẩu cá tra từ Việt Nam sang
và thỏa thuận bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Canada, việc tuân thủ Hiệp định TRIPS
Điều này bao gồm các điều khoản về bảo của WTO và CPTPP là rất quan trọng.
mật thông tin, quyền sử dụng và bảo vệ Điều này bao gồm việc bảo vệ và thực thi
quyền sở hữu trí tuệ. quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến sản
phẩm cá tra. Việc này không chỉ giúp bảo
Xuất khẩu cá tra từ Việt Nam sang Trung vệ thương hiệu và chất lượng sản phẩm,
Quốc, việc đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc
và bảo mật thông tin là rất quan trọng. Các tiếp cận và mở rộng thị trường tại Canada.
doanh nghiệp cần hoàn thành các thủ tục
đăng ký sở hữu trí tuệ và có các hợp đồng
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi hợp tác với
các đối tác hoặc nhà sản xuất tại Trung
Quốc

Rào cản Trung Quốc và Canada đều có các quy định chặt chẽ về chất lượng và an toàn thực
kỹ thuật phẩm mà các sản phẩm cần phải tuân thủ. Cả hai quốc gia này đều yêu cầu các sản
phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể. Đối với cá tra và sản phẩm cá tra, có các tiêu

14
Dự án cuối kỳ Thương mại quốc tế

chuẩn kỹ thuật và chất lượng cụ thể, bao gồm các quy định về kích thước, trọng lượng
và bao bì. Thủ tục hải quan và xuất khẩu có thể khá phức tạp và đòi hỏi sự tuân thủ
nghiêm ngặt. Để vượt qua các rào cản kỹ thuật này, các doanh nghiệp cần hiểu rõ và
tuân thủ các quy định thương mại và xuất khẩu của cả Việt Nam và thị trường mục
tiêu.

Những quy chuẩn và tiêu chuẩn về kỹ thuật (TBT) của cá tra với hai thị trường Trung
Quốc và Canada

Những Nguồn gốc xuất xứ: Cá tra phải trải qua quá trình nuôi dưỡng, đánh bắt (nếu có), và
quy chế biến tại Việt Nam, không được nhập khẩu từ bất kỳ quốc gia thứ ba nào. Để đảm
chuẩn về bảo an toàn thực phẩm và chất lượng, cá tra phải tuân thủ đầy đủ các quy định và yêu
kỹ thuật cầu liên quan.
An toàn thực phẩm và chất lượng là ưu tiên hàng đầu: Sản phẩm cá tra cần được
kiểm tra để đảm bảo không chứa dư lượng chất gây hại, vi khuẩn hay các yếu tố có thể
ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. Quy trình kiểm tra này rộng rãi và đa chiều, đảm
bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đặt ra.
Chứng minh nguồn gốc và chất lượng là quan trọng: Để có thể nhập khẩu thành
công, cung cấp tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ và chất lượng là bắt buộc. Các
giấy tờ có thể bao gồm Chứng nhận Nguồn gốc Xuất xứ (COO) và các chứng chỉ an
toàn thực phẩm đồng bộ.
Kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế: Sản phẩm cá tra cần tuân thủ các tiêu
chuẩn về kích thước, màu sắc, và chất lượng thịt cá theo các quy định của cả Canada
và Trung Quốc.
Quản lý thị trường và giám sát giá cả: Tùy thuộc vào thị trường cụ thể, có thể yêu
cầu tuân thủ các quy định về giá cả và quản lý thị trường. Vì vậy, quan trọng để nắm
rõ ràng các quy định cụ thể của từng thị trường mục tiêu.

Những Quy chuẩn đóng gói và nhãn mác: Trong Quy định về chất lượng, an toàn thực
tiêu quá trình xuất khẩu sản phẩm, Trung Quốc phẩm: Các yêu cầu cụ thể đối với cá trong
chuẩn về có thể yêu cầu các hướng dẫn cụ thể về Phần 6, Phân khu 5 của Quy định Thực
kỹ thuật đóng gói và nhãn mác, bao gồm cả tiêu phẩm An toàn cho người Canada (SFCR)
chuẩn về thông tin sản phẩm trên nhãn áp dụng cho các sản phẩm cá đã được
mác. nhập khẩu, được gửi hoặc chuyển từ một
tỉnh hoặc lãnh thổ này sang một tỉnh hoặc
Kiểm tra tại cảng nhập khẩu: Đối với sản lãnh thổ khác, hoặc được xuất khẩu
phẩm cá tra, quy trình nhập khẩu có thể bao
gồm kiểm tra thủ tục và đánh giá chất
lượng tại cảng nhập khẩu Trung Quốc
trước khi được phép lưu hành trên thị
trường.

Tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực


phẩm (SPS): Các sản phẩm thực phẩm,
bao gồm cả cá tra, phải tuân thủ các tiêu
chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của
Trung Quốc. Điều này bao gồm kiểm tra vi

15
Dự án cuối kỳ Thương mại quốc tế

khuẩn, chất lượng nước, và các yêu cầu về


quản lý chất thải trong quá trình nuôi trồng
và chế biến cá.

Tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng đối


với cá tra có thể thay đổi tùy thuộc vào
quốc gia và khu vực nhập khẩu. Dưới đây
là một số thông tin cụ thể về tiêu chuẩn áp
dụng cho cá tra khi xuất khẩu vào Trung
Quốc:

Tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm: Các


sản phẩm cá tra nhập khẩu vào Trung Quốc
phải tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh thực
phẩm của nước này, đồng thời phải được
kiểm tra chất lượng và đảm bảo an toàn
thực phẩm.

- Chất lượng ngoại hình: Sản phẩm cá tra


không được chấp nhận nếu có bất kỳ vết
thâm, vảy bong tróc, hoặc tổn thương nào
trên da.

- Kiểm tra màu sắc thịt: Màu sắc của thịt


cá tra cần phải đạt chuẩn và không nhạt.

Những quy định về phòng vệ thương mại

Biện pháp Dựa trên các điều khoản của Luật Theo quy định của Hiệp định về chống
chống bán Thương mại Trung Quốc, các biện pháp bán phá giá, trợ cấp và các biện pháp tự
phá giá và chống bán phá giá (CVTM) được xem là vệ (AD/CVD Agreement) của Tổ chức
áp dụng các biện pháp quản lý hành chính áp Thương mại Thế giới (WTO), biện pháp
thuế chống dụng cho các sản phẩm nhập khẩu từ chống bán phá giá (CVTM) là biện pháp
bán phá giá nước ngoài. Khi những sản phẩm này hành chính được áp dụng đối với hàng
được bán với giá thấp hơn giá thị trường hóa nhập khẩu được bán phá giá vào thị
tại Trung Quốc, gây ra hoặc có nguy cơ trường của nước nhập khẩu, gây thiệt
gây ra tổn thất nghiêm trọng cho ngành hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể
công nghiệp sản xuất nội địa có sản cho ngành sản xuất trong nước tương tự
phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp, hoặc cạnh tranh trực tiếp.
thì biện pháp chống bán phá giá sẽ được
thi hành. Nghị định số 122/2020/NĐ-CP của
Chính phủ Việt Nam quy định về xử
Theo Điều 102 của Luật Thương mại phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
Trung Quốc, các điều kiện để áp dụng thương mại.
các biện pháp chống bán phá giá
(CVTM) bao gồm những yếu tố sau: Các biện pháp chống bán phá giá và
chống trợ cấp của Canada được quản lý
bởi Cục Hải quan Canada và được quy
định bởi Luật nhập khẩu đặc biệt
(SIMA), được áp dụng đối với hàng hóa

16
Dự án cuối kỳ Thương mại quốc tế

- Hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc nhập khẩu vào Canada để bảo vệ ngành
từ nước ngoài bị bán với giá thấp hơn công nghiệp Canada khỏi thiệt hại do
giá thị trường tại Trung Quốc. bán phá giá và trợ cấp của hàng hóa
nhập khẩu gây ra.
- Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài
gây ra hoặc có khả năng gây ra tổn thất Canada thực hiện quy trình đánh giá cho
lớn cho ngành công nghiệp sản xuất một sản phẩm nhất định để xem xét liệu
nội địa có sản phẩm cùng loại hoặc sản phẩm này có nên được áp dụng biện
cạnh tranh trực tiếp. pháp chống bán phá giá hay không10.

- Phải có mối liên hệ nhân quả giữa Vào tháng 8/2023, lượng cá tra xuất
việc bán hàng với giá phá giá và sự khẩu sang Canada đạt khoảng 4 triệu
thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa. USD, giảm 4% so với thời điểm tương
tự năm trước. Đây là mức giá trị xuất
Ngoài ra, các quy định cụ thể về quy khẩu cá tra cao nhất mà Việt Nam đã đạt
trình và thủ tục điều tra CVTM đối với được trên thị trường này từ đầu năm,
hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam được tăng 20% so với tháng trước .
11

nêu trong:

- Thông tư số 18/2019/TT-BCT của


Bộ Công Thương.

- Thông tư số 23/2019/TT-BCT của


Bộ Công Thương, quy định về mức
thuế chống bán phá giá áp dụng cho
hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.

Dựa vào kết quả điều tra, Cơ quan Chống


bán phá giá Trung Quốc (CCIT) đã quyết
định áp đặt mức thuế chống bán phá giá
cho cá tra nhập khẩu từ Việt Nam, với
mức thuế biến đổi từ 12,3% đến 95,6%.
Tuy nhiên, mức thuế này chỉ áp dụng cho
những công ty xuất khẩu cá tra từ Việt
Nam sang Trung Quốc, những công ty
này đã được điều tra và xác định có hành
vi bán phá giá. Quyết định này bắt đầu
có hiệu lực từ ngày 20 tháng 7 năm
2023.

Kết quả của cuộc điều tra đã có tác động


đáng kể đến việc xuất khẩu cá tra từ Việt
Nam sang Trung Quốc. Dữ liệu từ Tổng
cục Hải quan Việt Nam cho thấy, trong
năm 2023, giá trị xuất khẩu cá tra sang

Bộ Công Thương. (2022). Cẩm nang về phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp xuất khẩu sang các nước thành viên
10

CPTPP. Hà Nội.

11
Huyền My. (2023, October 11). Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang khối CPTPP dự kiến lần đầu tăng trưởng dương
trong năm nay. Tạp chí Công Thương điện tử - Cơ quan thông tin lý luận của Bộ Công Thương.
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/xuat-khau-ca-tra-viet-nam-sang-khoi-cptpp-du-kien-lan-dau-tang-truong-duong-
trong-nam-nay-112070.htm

17
Dự án cuối kỳ Thương mại quốc tế

Trung Quốc đạt 2,8 tỷ USD, giảm


22,5% so với năm 2022.

Các công ty xuất khẩu cá tra của Việt


Nam cần chú ý đến các quy định liên
quan đến chứng nhận xuất xứ để có thể
tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định
Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc
(ACFTA). Nhà xuất khẩu cần cải thiện
chất lượng sản phẩm và định giá một
cách phù hợp để giảm thiểu rủi ro bị buộc
tội bán phá giá. Các doanh nghiệp cũng
cần mở rộng sự hợp tác với các đối tác
nội địa nhằm phát triển ngành cá tra tại
Việt Nam.

Chống trợ Trung Quốc và Canada có khả năng thực hiện các biện pháp phản đối trợ cấp cho
cấp các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam, bao gồm cá tra, nếu như đáp ứng các yếu tố
sau:

- Mặt hàng nhập khẩu nhận được sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ Việt Nam.

- Việc hưởng trợ cấp của mặt hàng nhập khẩu gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra
thiệt hại lớn cho ngành sản xuất tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp trong nước.

- Có sự liên hệ nhân - quả giữa việc nhận trợ cấp và thiệt hại cho ngành sản xuất
trong nước.

Dựa trên kết quả điều tra mới nhất, Trung Quốc đã duy trì mức thuế chống trợ cấp
đối với cá tra nhập khẩu từ Việt Nam. Mức thuế này có thể lên đến 2,39 USD/kg12.
Khi hàng hóa cá tra xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc bị điều tra áp dụng
biện pháp chống trợ cấp, doanh nghiệp xuất khẩu cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan
điều tra của Trung Quốc để cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết cho quá trình
điều tra. Việc phối hợp tốt với cơ quan điều tra sẽ giúp doanh nghiệp bảo vệ được
quyền lợi của mình.

Theo Bộ Công Thương, đến ngày 13 tháng 12 năm 2023, Canada chưa thực hiện
biện pháp chống trợ cấp cho cá tra nhập khẩu từ Việt Nam. Khi tiến hành quá trình
điều tra chống trợ cấp cho cá tra nhập khẩu từ Việt Nam, Canada đã kết luận rằng
không có sự trợ cấp nào từ chính phủ Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành
cá tra của Canada. Vì vậy, Canada đã không áp dụng biện pháp chống trợ cấp cho
cá tra nhập khẩu từ Việt Nam.

12
TUOITRENEWS. (2022, September 17). U.S. maintains anti-dumping taxes on Vietnamese pangasius. Vietstock;
Vietstock. https://en.vietstock.vn/2022/09/us-maintains-anti-dumping-taxes-on-vietnamese-pangasius-970-489387.htm

18
Dự án cuối kỳ Thương mại quốc tế

Các biện Trung Quốc là thành viên của Hiệp định Canada là thành viên của WTO. Mỗi
pháp tự vệ Tự do thương mại ASEAN - Trung Quốc quốc gia thành viên của WTO đều có
đặc biệt (ACFTA). Khi xuất khẩu cá tra tới thị quyền thực hiện các biện pháp tự vệ,
trường này, các doanh nghiệp cần tuân nhưng phải tuân thủ các quy định của
theo các quy định pháp luật sau: WTO. Các biện pháp này được thực
hiện khi việc nhập khẩu một số loại
- Hiệp định Tự do thương mại ASEAN hàng hóa tăng nhanh, gây ra hoặc đe dọa
- Trung Quốc (ACFTA) gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành
sản xuất nội địa13.
- Luật Thương mại Việt Nam
Các nguyên tắc về việc sử dụng biện
- Nghị định số 107/2020/NĐ-CP về pháp tự vệ trong WTO được quy định
phòng vệ thương mại tại:
Có ba biện pháp tự vệ đặc biệt được áp + Điều XIX GATT 1994
dụng khi xuất khẩu cá tra sang Trung
Quốc: + Hiệp định về biện pháp tự vệ (Hiệp
định SG).
1. Thuế chống bán phá giá (CBP):
Được áp dụng cho các mặt hàng Tại Canada, có 3 loại biện pháp tự vệ có
nhập khẩu có giá bán thấp hơn giá thể được áp dụng14:
bán tương đương tại thị trường nội
địa của nước xuất khẩu hoặc giá bán 1. Thuế phụ thu, thực tế là thuế nhập
tương đương tại thị trường quốc tế. khẩu, và được áp dụng cho tất cả
các mặt hàng nhập khẩu tuân theo
2. Thuế chống trợ cấp (CSG): Được áp lệnh tự vệ.
dụng cho các mặt hàng nhập khẩu
nhận được trợ cấp từ chính phủ 2. Hạn ngạch thuế suất, áp dụng các
nước xuất khẩu. mức thuế suất khác nhau cho khối
lượng nhập khẩu dưới và trên một
3. Thuế chống lẩn tránh biện pháp tự ngưỡng đã được xác định trước, và
vệ (ASM): Được áp dụng cho các yêu cầu nhà nhập khẩu phải có giấy
mặt hàng nhập khẩu sản xuất hoặc phép nhập khẩu trước khi nhập
chế biến từ hàng hóa đã bị áp dụng khẩu.
biện pháp tự vệ.
3. Hạn ngạch, thiết lập một giới hạn tối
đa cho khối lượng nhập khẩu có thể
vào thị trường trong một khoảng
thời gian nhất định, và cũng yêu cầu
nhà nhập khẩu phải có giấy phép
nhập khẩu trước khi nhập khẩu.

13
VCCI - Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam. Biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế - Các hiệp định và
nguyên tắc WTO.

14
Jones, B. (2018). Canadian Safeguard Measures—International Trade & Investment Pratice.

19
Dự án cuối kỳ Thương mại quốc tế

Những rào cản Thương mại khác tại hai thị trường phát sinh trong bối cảnh hiện nay

Cuộc chiến Cuộc chiến Nga và Ukraine đã ảnh Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã tác
Nga và hưởng đến việc xuất khẩu cá tra sang thị động đến việc xuất khẩu cá tra của Việt
Ukraine trường Trung Quốc. Nam đến Canada16.

Xung đột giữa Nga và Ukraine đã tác Chi phí nguyên liệu tăng cao do giá
động đến việc xuất khẩu cá tra của Việt xăng dầu, khí đốt và các nguyên liệu
Nam đến Trung Quốc. Nga và Ukraine, khác tăng, làm tăng chi phí sản xuất cá
hai trong số những nhà cung cấp nguyên tra và làm tăng giá cá tra. Điều này
liệu cá tra lớn nhất cho Việt Nam, đã bị khiến người tiêu dùng Canada phải xem
gián đoạn cung cấp do cuộc chiến, làm xét lại việc mua cá tra, dẫn đến giảm nhu
tăng giá nguyên liệu và làm tăng chi phí cầu.
sản xuất, khiến cá tra Việt Nam kém
cạnh tranh hơn trên thị trường Trung Điều này gây ra sự gián đoạn trong kinh
Quốc15. tế toàn cầu, buộc nhiều doanh nghiệp
Canada phải cắt giảm chi phí, bao gồm
Cuộc chiến cũng đã gây ra suy thoái kinh chi phí mua cá tra, làm giảm nhu cầu cá
tế ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Trung tra từ thị trường Canada.
Quốc, dẫn đến giảm nhu cầu tiêu thụ cá
tra, làm giảm xuất khẩu cá tra của Việt Cuộc xung đột đã thay đổi thói quen tiêu
Nam đến thị trường này. dùng của người dân Canada, khi họ tập
trung vào các mặt hàng thiết yếu hơn.
Theo số liệu mới nhất, giá trị xuất khẩu Điều này cũng đã làm giảm nhu cầu cá
cá tra của Việt Nam đến Trung Quốc tra từ thị trường Canada.
trong 10 tháng đầu năm 2022 ước tính
đạt 2,2 tỷ USD, tăng 80% so với cùng kỳ Dựa vào dữ liệu từ Hiệp hội Chế biến và
năm trước. Trong đó, thị trường Trung Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
Quốc chiếm 30% với doanh thu khoảng (VASEP), lượng cá tra xuất khẩu sang
654 triệu USD, tăng 110% so với cùng Canada trong năm 2022 đạt 10,4 triệu
kỳ năm trước. USD, giảm 19,5% so với năm 2021. Cụ
thể, trong quý I/2023, lượng cá tra xuất
khẩu sang Canada đạt 2,6 triệu USD,
giảm 22,5% so với cùng kỳ năm 202217.
Tuy nhiên, VASEP cũng cho biết,
Canada vẫn là một thị trường tiềm năng
cho cá tra Việt Nam. Các doanh nghiệp
xuất khẩu cá tra cần phải tìm cách thích
nghi với những thay đổi trong thị trường

15
China expected to remain largest export market for Vietnamese pangasius in 2022. (2022, November 22).
[vietnamnews.vn]. Việt Nam News - The National English Language Daily.
https://vietnamnews.vn/economy/1397880/china-expected-to-remain-largest-export-market-for-vietnamese-pangasius-
in-2022.html

16
The supply of critical raw materials endangered by Russia’s war on Ukraine. (2022, August 4). OECD - Better
Policies for Better Lives. https://www.oecd.org/ukraine-hub/policy-responses/the-supply-of-critical-raw-materials-
endangered-by-russia-s-war-on-ukraine-e01ac7be/

17
Chu Khôi. (2023, December 4). Xuất khẩu thủy sản 11 tháng năm 2023 giảm 19% so với cùng kỳ, cá tra mất vị thế
“độc quyền”. VnEconomy - Tạp chí điện tử.
https://vneconomy.vn/xuat-khau-thuy-san-11-thang-nam-2023-giam-19-so-voi-cung-ky-ca-tra-mat-vi-the-doc-
quyen.htm

20
Dự án cuối kỳ Thương mại quốc tế

Canada để duy trì và tăng trưởng xuất


khẩu.

Suy thoái Trong bối cảnh hiện tại, suy thoái kinh tế Sự suy giảm kinh tế là một trong những
kinh tế toàn cầu tiếp tục gây ra những tác động yếu tố chính gây ra các rào cản thương
tiêu cực đến nền kinh tế Trung Quốc. mại tại Canada, ảnh hưởng đến việc
nhập khẩu cá tra từ Việt Nam.
Điều này đã làm giảm nhu cầu nhập khẩu
thủy sản của Trung Quốc, tạo ra những Theo số liệu mới nhất, xuất khẩu thủy
rào cản thương mại đối với các doanh sản của Việt Nam sang Canada trong 8
nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. tháng đầu năm 2023 đạt 24 triệu USD,
giảm 46% so với cùng kỳ năm trước . 1

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trong đó, xuất khẩu cá tra sang Canada
Trung Quốc đã tăng mạnh trong năm đạt 17.2 triệu USD vào giữa tháng 4
2022, với doanh thu xuất khẩu gấp đôi. năm 2022, tăng 69.4% so với cùng kỳ
Tuy nhiên, suy thoái kinh tế toàn cầu và năm trước.
lạm phát cao đã làm giảm mạnh nhu cầu
tiêu thụ và nhập khẩu thủy sản. Cụ thể, Những con số này cho thấy rằng suy
xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đã thoái kinh tế đã có tác động tiêu cực đến
giảm 37% trong giai đoạn này, xuống xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị
còn 435 triệu đô la18. trường Canada.

Dự báo cho thấy xuất khẩu trong quý đầu Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Canada
năm 2023 sẽ không thể duy trì kết quả giảm, khiến giá cá tra Việt Nam trở nên
tích cực như năm 2022 tuy nhiên thị cao hơn so với các nước khác. Hơn nữa,
trường có thể phục hồi vào nửa cuối năm quy trình xuất khẩu thủy sản sang
2023 khi giá cá tra nguyên liệu đã tăng Canada cũng khá phức tạp và mất thời
đến mức kỷ lục từ 30.000 VND/kg đến gian.
32.000 VND/kg, thậm chí lên đến 34.000
VND/kg ở một số nơi.

Đồng thời, suy thoái kinh tế đã dẫn đến


việc đồng nhân dân tệ của Trung Quốc
giảm giá, làm tăng giá của thủy sản nhập
khẩu từ Việt Nam. Điều này đã thúc đẩy
các doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản của
Trung Quốc tìm kiếm các nguồn cung
cấp thủy sản giá rẻ hơn từ các nước khác.

Chương 4. Thị trường xuất khẩu nào doanh nghiệp Việt Nam nên ưu tiên hơn trong hai thị
trường đã phân tích

4.1. Thị trường xuất khẩu nào doanh nghiệp Việt Nam nên ưu tiên hơn trong hai thị trường đã
phân tích

Từ nội dung phân tích về tình hình xuất khẩu cá tra của Việt Nam đối với hai thị trường là Trung
Quốc và Canada, doanh nghiệp Việt Nam nên lựa chọn Trung Quốc là thị trường ưu tiên giữa hai thị
trường trên. Thị trường Trung Quốc không chỉ là một điểm đến ưu tiên, mà còn là một nguồn lực

18
ThemeBucket. (2023, February 20). Vietnam’s exports of seafood in January of 2023 and forecast. Trade News.
http://asemconnectvietnam.gov.vn/default.aspx?id1=2&ID8=127080

21
Dự án cuối kỳ Thương mại quốc tế

quan trọng mà doanh nghiệp Việt Nam đặt niềm tin vào việc phục hồi nhanh chóng, đặc biệt là trong
bối cảnh khó khăn do suy thoái kinh tế mà doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản đang phải
đối mặt. Với những thách thức hiện tại, thị trường Trung Quốc không chỉ đem lại cơ hội, mà còn là
sự thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói chung và ngành
xuất khẩu cá tra nói riêng.
Thị trường này nổi bật với tiềm năng lớn đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Với vị thế
hàng đầu về nhập khẩu cá tra tại Việt Nam, Trung Quốc là một quốc gia lớn với dân số gần 1 tỷ 500
triệu người, là thị trường có nhu cầu đa dạng từ chất lượng thấp đến chất lượng cao. Điều này tạo ra
cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam cung cấp sản phẩm đa dạng để đáp ứng nhu cầu ngày càng nâng
cao của thị trường Trung Quốc.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc là một yếu tố quan trọng khác, mở ra cánh cửa
rộng lớn cho thủy sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường rộng lớn này. Đặc biệt, tầng lớp thượng
lưu ở Trung Quốc đang dần thay đổi khẩu vị của họ, ưu tiên sự chất lượng và sẵn lòng chi trả giá cao
hơn cho sản phẩm nhập khẩu thay vì lựa chọn sản phẩm trong nước. Người tiêu dùng Trung Quốc,
dù có thu nhập trung bình, đang có xu hướng chọn lựa giữa sản phẩm thủy sản bình dân và những
sản phẩm chất lượng cao, đặc biệt là các loại cá muối có hương vị độc đáo từ các tỉnh biên giới.
Nắm bắt được xu hướng này, doanh nghiệp Việt Nam đang nhanh chóng thích nghi và sản xuất
những sản phẩm phù hợp với sở thích và yêu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc. Qua đó, họ đã
thành công trong việc thâm nhập sâu vào thị trường này, làm tăng giá trị thủy sản Việt Nam trong
nền kinh tế hiện nay, và nhận thấy mức tăng trưởng lớn hơn so với những năm trước đó.
Cá tra Việt Nam trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà nhập khẩu đại lục, đặc biệt là trong các
dịp quan trọng như Tết Nguyên đán và các lễ hội cuối năm. Điều này kéo theo việc tăng giá trị xuất
khẩu; và Trung Quốc, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu trong nước và giải quyết các vấn đề như chính
sách “Zero-COVID” và chiến tranh thương mại, đã tăng cường nhập khẩu từ các nước khác, trong đó
có Việt Nam.
Về khía cạnh địa lý, sự gần gũi và tương tác qua đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc
đã tạo ra một môi trường giao thương bền vững. Việc hiểu rõ về đặc tính của thị trường và nhu cầu
của người tiêu dùng Trung Quốc đã giúp tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Việt Nam trong quá trình
vận chuyển thủy sản, cả trên đường bộ và đường biển, với tốc độ và hiệu quả cao. Đặc biệt, với nhiều
cửa khẩu kinh tế, như cảng Hải Phòng nằm gần Trung Quốc, Việt Nam có lợi thế lớn trong việc giao
lưu buôn bán và vận chuyển thủy sản đến thị trường Trung Quốc. Chi phí vận chuyển từ Việt Nam
sang Trung Quốc qua đường biển và đường bộ cũng thấp hơn so với nhiều quốc gia khác như Canada,
điều này làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường Trung Quốc.
Về khía cạnh kinh tế, quan hệ kinh tế giữa các nước ASEAN và Trung Quốc thông qua Hiệp định
khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), cung cấp ưu đãi thuế và
khuyến khích giao thương. Cụ thể là từ năm 2002, các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam nhập khẩu
vào Trung Quốc sẽ được áp dụng chính sách ưu đãi đặc biệt, giảm thuế suất trung bình xuống dưới
mức 25% so với trước đây. Vào tháng 3/2002, Trung Quốc đã chính thức thông báo với Bộ Thương
mại Việt Nam về việc áp dụng thuế suất ưu đãi tối ưu quốc gia (MFN) đối với các hàng hóa nhập
khẩu từ Việt Nam, theo các tiêu chuẩn được quy định bởi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Về tình hình chính trị bất ổn, trong bối cảnh tình hình chính trị và chiến tranh thương mại giữa Mỹ
và Trung Quốc, doanh nghiệp Trung Quốc đang dần chuyển hướng từ việc nhập khẩu cá basa phi lê
chất lượng cao từ Mỹ sang việc ưu tiên nhập khẩu cá tra từ Việt Nam. Mặc dù thị trường Trung Quốc
vẫn là nguồn lợi lớn nhất trong xuất khẩu cá tra của Việt Nam, tuy nhiên vì tình hình kinh tế không
ổn định ở Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những áp lực chung và
cần có các biện pháp tối ưu hóa kinh ngạch xuất khẩu và sản lượng để duy trì sự bền vững trong thị
trường này.

22
Dự án cuối kỳ Thương mại quốc tế

4.2. Ba lưu ý cấp thiết nhất giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt nhằm gia tăng hiệu quả xuất khẩu
mặt hàng cá tra năm 2023 tại thị trường Trung Quốc

Việt Nam, với vị thế là một trong những quốc gia dẫn đầu xuất khẩu cá tra trên thế giới, đang đối
mặt với cơ hội và thách thức đồng thời từ các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA). Mặc dù đã có
những thành công đáng kể trong việc mở rộng thị trường và tăng cường vị thế quốc tế, nhưng vẫn
còn những khía cạnh cần được chú ý để tối đa hóa hiệu quả xuất khẩu cá tra trong năm 2023 và những
năm tiếp theo.

Thứ nhất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của
xuất khẩu cá tra là chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, thị trường Trung Quốc, với sự gia tăng của tầng
lớp trung lưu, đặt ra những yêu cầu cao về an toàn và vệ sinh thực phẩm. Cạnh tranh giữa các sản
phẩm nông sản của Việt Nam và các nước khác trên thị trường Trung Quốc là rất khốc liệt, bao gồm
cả chất lượng, giá cả, thương hiệu và cách thức phân phối. Doanh nghiệp cần duy trì sự kiểm soát
chặt chẽ về chất lượng của sản phẩm thủy sản xuất khẩu, đồng thời tuân thủ các quy định về nguồn
gốc và an toàn thực phẩm, cũng như sử dụng Giấy chứng nhận xuất khẩu thủy sản trong quá trình chế
biến và xuất khẩu. Thêm vào đó, phải cam kết hợp tác chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan để phát
hiện và xử lý các hành vi gian lận thương mại, nhằm bảo vệ uy tín của sản phẩm cá tra Việt Nam và
hướng tới bức tranh xuất khẩu bền vững.
Thứ hai, vượt qua rào cản thuế quan. Với tình hình kinh tế hiện nay, các thỏa thuận Thương mại
Tự do (FTA) đang đồng thời vừa là cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Việc
giảm thuế suất tạo ra cơ hội cho sự cạnh tranh về giá cả, đặc biệt là khi so sánh với các quốc gia có
chi phí nhân công thấp. Tuy nhiên, rào cản phi thuế quan có vẻ như là một thách thức không nhỏ đối
với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, và có nguy cơ khiến cho việc đặt giá thấp sẽ gây ra các vấn đề
liên quan đến chống bán phá giá. Điều này tăng khả năng phải đối mặt với những khó khăn trong kiện
tụng liên quan đến "Phòng vệ thương mại" đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Để giải quyết vấn đề
này, Bộ Công Thương cần tiến hành việc phổ biến thông tin, hướng dẫn chi tiết và đảm bảo sẵn có
đủ nguồn lực, bao gồm cả nhân sự chuyên gia về luật và tài chính, để đảm bảo rằng các doanh nghiệp
có thể tiếp tục đấu tranh và theo đuổi các vụ kiện một cách hiệu quả đến cùng.
Thứ ba, hiện đại hóa ngành cá tra bằng công nghệ cao. Trong những năm gần đây, ngành công
nghiệp cá tra tại Việt Nam liên tục đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình sản xuất và xuất khẩu,
do ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố bất lợi như biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên cá, và giá thành
sản xuất cá nguyên liệu cao. Ngoài ra, sự xuất hiện của các rào cản kỹ thuật và các quy định nghiêm
ngặt từ thị trường xuất khẩu cũng làm tăng thêm khó khăn cho ngành này. Do đó, việc tích hợp công
nghệ cao vào quá trình sản xuất không chỉ đóng góp vào việc tăng giá trị gia tăng của cá tra mà còn
từng bước thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành.
Áp dụng các mô hình nuôi khép kín sử dụng công nghệ cao là một chiến lược quan trọng. Việc
đầu tư vào trang thiết bị hiện đại, kết hợp với công nghệ sục khí nano và chất xúc tác bakture để xử
lý nước trong ao nuôi, và không xả thải nước ao nuôi ra môi trường là những biện pháp thiết yếu.
Điều này không chỉ giúp cải thiện chất lượng cá tra mà còn bảo vệ môi trường từ ảnh hưởng tiêu cực
của ngành công nghiệp này. Đồng thời, việc áp dụng các tiêu chuẩn cao về công nghệ và quản lý sản
xuất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai bền vững cho ngành cá tra tại Việt
Nam.
Hơn nữa, sự tiến triển của ngành cá tra đồng thời phụ thuộc chủ yếu vào các thị trường nhập khẩu,
với yêu cầu ngày càng khắt khe hơn đối với các tiêu chí cạnh tranh không chỉ giới hạn ở mức giá. Vì
vậy, việc tăng cường đổi mới trong công nghệ chế biến cá tra trở thành một bước đi quan trọng, nhằm
củng cố sức mạnh bền vững của ngành cá tra Việt Nam và xây dựng lợi thế cạnh tranh ổn định trên
cả thị trường nội địa và thị trường toàn cầu.

23
KẾT LUẬN

Từ việc tìm hiểu về đặc điểm và tình hình xuất khẩu cá tra của Việt Nam đến thị trường Trung
Quốc và Canada, cùng với việc đánh giá các quy định pháp luật liên quan đến thương mại quốc tế tại
hai thị trường này, chúng ta có thể rút ra những nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc
xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam đến Trung Quốc và Canada. Mặc dù đã có sự hồi phục
sau khi các quốc gia mở lại cửa khẩu, nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn đối diện với nhiều
thách thức kỹ thuật và rào cản về thuế quan, đặc biệt là khi thủy sản tươi sống chưa được xuất khẩu
chính thức. Những rào cản này tạo ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc xuất
khẩu cá tra đến các thị trường, đặc biệt là Trung Quốc và Canada.
Sau quá trình nghiên cứu, chúng ta nhận ra rằng vẫn còn một số khó khăn, đặc biệt là khi đề cập
đến thị trường Trung Quốc, mặc dù đây là thị trường gần gũi với Việt Nam. Đối mặt với các vấn đề
pháp lý liên quan đến quản lý xuất nhập khẩu nói chung và thủy sản nói riêng, chúng ta chưa hiểu rõ.
Trung Quốc tham gia các tổ chức kinh tế toàn cầu và khu vực, dẫn đến sự thay đổi liên tục trong hệ
thống pháp luật và biểu thuế quan để đáp ứng yêu cầu hội nhập và tổ chức. Điều đáng lưu ý là doanh
nghiệp xuất khẩu Việt Nam thường không cập nhật kịp thời thông tin về sự thay đổi trong hệ thống
pháp luật và biểu thuế quan của Trung Quốc, điều này tạo ra một khoảng trống kiến thức. Chúng ta
chưa quan tâm đúng mức trong các hoạt động thúc đẩy thương mại đối với thị trường Trung Quốc,
thường tập trung vào các thị trường khó tính nổi tiếng để xây dựng thương hiệu cho hàng thủy sản
Việt Nam. Cơ chế quản lý tại các cửa khẩu của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, không đảm bảo sự
thông suốt cho doanh nghiệp xuất khẩu, gây ra tình trạng có hàng hóa, có người tiêu dùng mà không
thể bán được, đồng thời, doanh nghiệp trong nước lại phải đối mặt với áp lực giảm giá từ đối thủ cạnh
tranh. Trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng, chúng ta cũng đối mặt với sự thiếu kiên nhẫn,
đặc biệt là khi đối mặt với các nhà nhập khẩu Trung Quốc. Chưa hiểu rõ về đặc điểm và yêu cầu của
người Trung Quốc đã làm mất đi một số lợi thế trong quá trình đàm phán. Điều này càng làm nổi bật
sự cần thiết phải tập trung và nắm bắt kỹ thuật đàm phán với thị trường Trung Quốc để tận dụng mọi
cơ hội và vượt qua những thách thức trong quá trình xuất khẩu thủy sản.
Đối với thị trường tại Canada, giá trị xuất khẩu tại đây liên tục tăng lên, Canada cũng không ngừng
giữ vị trí thứ 2 trong khối CPTPP về nhập khẩu cá tra từ Việt Nam, chỉ đứng sau Mexico. Theo Trung
tâm Thương mại Thế giới (ITC), trong 6 tháng đầu năm 2023, Canada đã nhập khẩu hơn 10 triệu
USD, và gần 1 triệu USD cho các sản phẩm phi lê cá tra HS 30324 và phi lê cá da trơn tươi / ướp
lạnh HS 030432. Thị trường Canada là thị trường có quy mô lớn với số đơn đặt hàng cao, nhưng các
doanh nghiệp Việt Nam thường gặp hạn chế về quy mô, tài chính và năng suất lao động thấp. Nguyên
liệu đầu vào cho sản xuất thường không ổn định, điều này đã khiến cho nhiều cơ hội hợp tác với thị
trường Canada bị bỏ lỡ. Cấu trúc mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam vẫn chưa đa dạng, và mẫu mã chưa
đủ hấp dẫn để thu hút khách hàng tại thị trường Canada. Ngoài ra, khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam ở Canada còn thấp và không ổn định, với tốc độ tăng trưởng
chậm. Ở Canada, cá tra Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ nhiều sản phẩm cá thịt trắng
khác, trong đó có sản phẩm nổi bật như cá tuyết cod, cá haddock, và cá rô phi. Theo số liệu từ Tổ
chức Thương mại Quốc tế (ITC), đến tháng 6/2023, giá trị nhập khẩu cá thịt trắng từ Việt Nam vào
Canada chỉ đạt 14 triệu USD, trong khi tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm cá thịt trắng từ thế giới là
125 triệu USD. Việt Nam chỉ chiếm 11% trong tổng lượng cá thịt trắng được tiêu thụ tại quốc gia
này19. Điểm yếu lớn nhất trong khả năng cạnh tranh của thủy sản Việt Nam là khả năng đáp ứng yêu
cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam phải thụ động
khi thâm nhập thị trường và phụ thuộc nhiều vào thị trường. Mặc dù đã có đầu tư và nâng cấp đáng
kể trong công nghệ chế biến thủy sản, nhưng vẫn còn tụt hậu đối với các tiêu chuẩn của thị trường
Canada.

19
Nguyễn Hạnh. (2023, September 29). Canada đứng Top 2 trong khối CPTPP nhập khẩu cá tra từ Việt Nam
[Congthuong.vn]. Báo Công Thương - Cơ quan ngôn luận của Bộ Công thương - Diễn đàn của giới công thương Việt
Nam. https://congthuong.vn/canada-dung-top-2-trong-khoi-thi-truong-cptpp-nhap-khau-ca-tra-tu-viet-nam-275275.html
Các doanh nghiệp cần không ngừng cố gắng hiểu rõ thị trường, thiết lập liên kết và hợp tác với
các doanh nghiệp quốc tế để đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào, cũng như tăng cường
nghiên cứu, khai thác và tiếp thị một cách hiệu quả. Trung Quốc và Canada đang là đối tác thương
mại quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần cải thiện kiến thức
về quy định và thị trường Trung Quốc. Nước ta có khả năng lớn trong sản xuất và chế biến cá tra, vì
vậy, chúng ta có nhiều lợi thế và điều kiện tự nhiên để nuôi trồng và chế biến cá tra với quy mô lớn.
Hy vọng rằng, bài nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần quan trọng trong việc mang lại những lợi
ích và hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam giải quyết những thách thức đặt ra bởi các hiệp
định, nhằm thúc đẩy không ngừng tốc độ phát triển và giá trị của kim ngạch xuất khẩu toàn quốc. Có
những đề xuất rằng Nhà nước và ngành thủy sản cần phải thực hiện các biện pháp tối ưu để đạt được
sự phát triển cho ngành công nghiệp thủy sản tại Việt Nam. Đối với thị trường Trung Quốc và Canada
nói riêng và thị trường quốc tế nói chung, cần phải áp dụng những phương thức và biện pháp mới để
khai thác thị trường này một cách hiệu quả hơn, vì trong tương lai, đây được đánh giá là thị trường
tiêu dùng thủy sản lớn trên toàn cầu.
Danh mục tài liệu tham khảo
China expected to remain largest export market for Vietnamese pangasius in 2022. (2022,
November 22). Việt Nam News - The National English Language Daily.
https://vietnamnews.vn/economy/1397880/china-expected-to-remain-largest-export-market-for-
vietnamese-pangasius-in-2022.html
Thuy Linh. (2022, February 8). Vietnam pangasius exports to China increased by 107%. Vietnam
Association of Seafood Exporters and Producers - Seafood from Viet Nam.
https://seafood.vasep.com.vn/key-seafood-sectors/pangasius/news/vietnam-pangasius-exports-to-
china-increased-by-107-25078.html
Hoàng Anh. (2023, November 28). Xuất khẩu cá tra sang khối CPTPP lần đầu tăng trưởng dương
kể từ tháng 2. VietnamBiz - Trang Thông Tin Điện Tử Tổng Hợp. https://vietnambiz.vn/xuat-khau-
ca-tra-sang-khoi-cptpp-lan-dau-tang-truong-duong-ke-tu-thang-2-20231128174649144.html

Hải Minh. (2023, October 11). Xuất khẩu cá tra sang khối thị trường CPTPP ghi nhận tăng trưởng
dương trong tháng 9/2023. Bộ Công Thương Việt Nam - Ministry of Industry and Trade of The
Socialist Republic of Vietnam; Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương. https://moit.gov.vn/tin-
tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/xuat-khau-ca-tra-sang-khoi-thi-truong-cptpp-ghi-nhan-tang-truong-
duong-trong-thang-9-2023.html

Truyền Hình Đồng Tháp (Director). (2023, September 7). Xuất khẩu cá tra có tín hiệu phục hồi |
THDT. https://www.youtube.com/watch?v=6M7NUPQPJIQ

Truyền Hình Đồng Tháp (Director). (2023, July 6). Xuất khẩu cá tra sang thị trường CPTPP giảm
mạnh | THDT. https://www.youtube.com/watch?v=58OaD7Y5Dkk

Một nước trong khối quốc gia Bắc Mỹ duy trì vị trí thứ 2 nhập khẩu cá tra Việt Nam. (2023,
September 28). Tạp chí điện tử Sở hữu trí tuệ & Sáng tạo. https://sohuutritue.net.vn/mot-nuoc-
trong-khoi-quoc-gia-bac-my-duy-tri-vi-tri-thu-2-nhap-khau-ca-tra-viet-nam-d185311.html

Nguyễn Phương Anh. (2023, September 28). Xuất khẩu cá tra sang Canada cao nhất từ đầu năm.
Tạp chí điện tử Người đưa tin. https://www.nguoiduatin.vn/xuat-khau-ca-tra-sang-canada-cao-nhat-
tu-dau-nam-a628567.html

Nguyễn Tiến Hoàng, Trần Thanh Tâm, & Phạm Thị Anh Thư. (2022). Các nhân tố tác động đến
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường các nước thành viên Hiệp định CPTPP. 8(316),
52–63.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (2021). Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia giống cá
nước ngọt - Phần 2: Cá tra. Hà Nội.

Nguyên Anh. (2014, May 29). Phòng vệ thương mại: Điểm yếu của thủy sản Việt Nam. UBND tỉnh
Cà Mau - Sở Khoa học và Công nghệ.
https://sokhcn.camau.gov.vn/wps/portal/?1dmy&page=trangchitiet&urile=wcm%3Apath%3A/sokh
vcnlibrary/siteofkhohocvacongnghe/trungtamthongtinvaungdungkhcn/phongvethuongmaidiemyeuts
vn

Thy Thảo. (2023, September 14). Chủ động ứng phó với phòng vệ thương mại tại thị trường xuất
khẩu. TBT An Giang - Điểm Thông Báo và Hỏi Đáp về Hàng Rào Kỹ Thuật Trong Thương Mại.
http://tbtagi.angiang.gov.vn/chu-dong-ung-pho-voi-phong-ve-thuong-mai-tai-thi-truong-xuat-khau-
95897.html
Chu Khôi. (2023, December 4). Xuất khẩu thủy sản 11 tháng năm 2023 giảm 19% so với cùng kỳ,
cá tra mất vị thế “độc quyền”. VnEconomy - Tạp chí điện tử. https://vneconomy.vn/xuat-khau-
thuy-san-11-thang-nam-2023-giam-19-so-voi-cung-ky-ca-tra-mat-vi-the-doc-quyen.htm

Báo cáo cập nhật thông tin về ngành cá tra. Nghiên cứu về ngành Cá tra - Ban KH, HT & TT.

Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI. (2023). Tình hình tận dụng ưu đãi thuế quan theo các FTA
của Việt Nam năm 2022. WTO - FTA Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế. https://trungtamwto.vn/tin-
tuc/23349-tinh-hinh-tan-dung-uu-dai-thue-quan-theo-cac-fta-cua-viet-nam-nam-2022

Bộ Công Thương. (2022). Cẩm nang về phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp xuất khẩu sang các
nước thành viên CPTPP. Hà Nội

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock. (2023, January 31). Góc nhìn đầu tư
2023: Ngành Thủy sản - Khó khăn sẽ kéo dài sang những tháng đầu năm 2023. Vietstock;
Vietstock. https://vietstock.vn/2023/01/goc-nhin-dau-tu-2023-nganh-thuy-san-kho-khan-se-keo-dai-
sang-nhung-thang-dau-nam-2023-582-1033393.htm

Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA). (n.d.). VNTR - Vietnam National
Trade Repository. Retrieved 14 December 2023, from https://vntr.moit.gov.vn/vi/fta/9/2

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. (n.d.). VNTR - Vietnam National
Trade Repository. Retrieved 14 December 2023, from https://vntr.moit.gov.vn/vi/fta/29/2

Cục Phòng vệ Thương mại. (2022, March 29). TTWTO VCCI - Cẩm nang về phòng vệ thương mại
đối với DN xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP. WTO Center VCCI - Trung tâm WTO.
https://trungtamwto.vn/an-pham/20365-cam-nang-ve-phong-ve-thuong-mai-doi-voi-dn-xuat-khau-
sang-cac-nuoc-thanh-vien-cptpp

Trần Thu Quỳnh. (2022, December 16). Thị trường thuỷ sản Canada – tiềm năng và dư địa xuất
khẩu. Bộ Công Thương Việt Nam - Ministry of Industry and Trade of The Socialist Republic of
Vietnam; TS Trần Thu Quỳnh - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Canada.
https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/thi-truong-thuy-san-canada-tiem-nang-va-du-dia-
xuat-khau.html

Thu Hằng. (2023, November 21). Xuất khẩu cá tra nhìn thấy tiềm năng ở một số thị trường Nam
Mỹ và châu Á. Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam - Vietnam Association of
Seafood Exporters and Producers - Seafood from Viet Nam. https://vasep.com.vn/san-pham-xuat-
khau/ca-tra/xuat-nhap-khau/xuat-khau-ca-tra-nhin-thay-tiem-nang-o-mot-so-thi-truong-nam-my-va-
chau-a-29368.html

Nguyễn Hạnh. (2023, September 29). Canada đứng Top 2 trong khối CPTPP nhập khẩu cá tra từ
Việt Nam [Congthuong.vn]. Báo Công Thương - Cơ quan ngôn luận của Bộ Công thương - Diễn
đàn của giới công thương Việt Nam. https://congthuong.vn/canada-dung-top-2-trong-khoi-thi-
truong-cptpp-nhap-khau-ca-tra-tu-viet-nam-275275.html

ThemeBucket. (2023, February 20). Vietnam’s exports of seafood in January of 2023 and forecast.
Trade News. http://asemconnectvietnam.gov.vn/default.aspx?id1=2&ID8=127080
Jones, B. (2018). Canadian Safeguard Measures—International Trade & Investment Pratice.
VCCI - Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam. Biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế -
Các hiệp định và nguyên tắc WTO.
The supply of critical raw materials endangered by Russia’s war on Ukraine. (2022, August 4).
OECD - Better Policies for Better Lives. https://www.oecd.org/ukraine-hub/policy-responses/the-
supply-of-critical-raw-materials-endangered-by-russia-s-war-on-ukraine-e01ac7be/
China expected to remain largest export market for Vietnamese pangasius in 2022. (2022,
November 22). [vietnamnews.vn]. Việt Nam News - The National English Language Daily.
https://vietnamnews.vn/economy/1397880/china-expected-to-remain-largest-export-market-for-
vietnamese-pangasius-in-2022.html
TUOITRENEWS. (2022, September 17). U.S. maintains anti-dumping taxes on Vietnamese
pangasius. Vietstock; Vietstock. https://en.vietstock.vn/2022/09/us-maintains-anti-dumping-taxes-
on-vietnamese-pangasius-970-489387.htm
Huyền My. (2023, October 11). Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang khối CPTPP dự kiến lần đầu tăng
trưởng dương trong năm nay. Tạp chí Công Thương điện tử - Cơ quan thông tin lý luận của Bộ
Công Thương. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/xuat-khau-ca-tra-viet-nam-sang-khoi-cptpp-du-
kien-lan-dau-tang-truong-duong-trong-nam-nay-112070.htm
Bộ Công Thương. (2022). Cẩm nang về phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp xuất khẩu sang các
nước thành viên CPTPP. Hà Nội.
Thu Hằng. (2023, September 28). Xuất khẩu cá tra sang Canada đạt mức cao nhất từ đầu năm
2023 [Vasep.com.vn]. VASEP - Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam - Vietnam
Association of Seafood Exporters and Producers - Seafood from Viet Nam.
https://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/ca-tra/xuat-nhap-khau/xuat-khau-ca-tra-sang-canada-dat-
muc-cao-nhat-tu-dau-nam-2023-29000.html
Ánh Ngọc. (2023, May 21). Vui, buồn xuất khẩu cá tra Việt Nam. Báo Kinh tế & Đô thị - Cơ quan
ngôn luận của UBND TP Hà Nội. https://kinhtedothi.vn/vui-buon-xuat-khau-ca-tra-viet-nam.html
Khánh Trung. (2023, October 14). Để ngành hàng cá tra phát triển bền vững [baocantho.com.vn].
Báo Cần Thơ Online - Cơ quan của Đảng Bộ Đảng Cộng sản Việt Nam TP Cần Thơ.
https://baocantho.com.vn/de-nganh-hang-ca-tra-phat-trien-ben-vung-a165307.html
Thu Hằng. (2023, June 28). Xuất khẩu cá tra Việt Nam tháng 5/2023 tiếp tục giảm. VASEP - Hiệp
hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam - Vietnam Association of Seafood Exporters and
Producers - Seafood from Viet Nam. https://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/ca-tra/xuat-nhap-
khau/xuat-khau-ca-tra-viet-nam-thang-5-2023-tiep-tuc-giam-28340.html
Hồng Ân. (2023, June 28). Xuất khẩu cá tra tháng 5 tiếp đà giảm, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn
nhất [Tinnhanhchungkhoan.vn]. Đầu tư Chứng khoán - Chuyên trang của Báo đầu tư.
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/post-324769.html

Quyết định số 1408/QĐ-TTg ngày 16/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển
ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021—2030 | Hệ thống văn bản. (n.d.). Retrieved December 14,
2023, from https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-quy-pham-phap-
luat/quyet-dinh-so-1408qd-ttg-ngay-1682021-cua-thu-tuong-chinh-phu-phe-duyet-de-an-phat-trien-
nganh-che-bien-thuy-san-giai-doan-2021-7720
BẢNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THÀNH VIÊN NHÓM

Đặng Vũ Dương Thị Nguyễn Thị


Tiêu chí đánh giá Đỗ Ngọc Bảo
Xuân Nghi Lệ Quyên Diễm Quỳnh
Có tham dự các cuộc họp nhóm thường xuyên và
5 5 5 5
đến đúng giờ.
Có các đóng góp có ý nghĩa cho các cuộc thảo luận
5 5 5 5
nhóm.
Hoàn thành các nhiệm vụ nhóm đúng hạn. 5 5 5 5
Chất lượng hòan thành nhiệm vụ được giao ở mức
5 5 5 5
tốt.
Thể hiện thái độ hợp tác và hỗ trợ các thành viên
5 5 5 5
khác.
Góp phần quan trọng vào sự thành công của báo cáo
5 5 5 5
dự án.

TỔNG CỘNG 30 30 30 30

Phản hồi về hiệu quả làm việc nhóm:

1. Bạn đánh giá hiệu quả làm việc nhóm trong nhóm dự án của mình như thế nào (điểm mạnh, yếu, chất lượng đầu ra)?

Nhìn chung, hiệu quả làm việc nhóm trong nhóm dự án là khá tốt. Các thành viên trong nhóm đều có tinh thần trách nhiệm cao,
nhiệt tình và luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau. Tập thể nhóm có sự phối hợp và hiệu quả trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

- Điểm mạnh của nhóm:

+ Mục tiêu chung rõ ràng: Nhóm dự án có mục tiêu chung rõ ràng và được sự đồng thuận của tất cả các thành viên. Điều này giúp
nhóm tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng và tránh đi lạc hướng.

+ Phân công công việc hợp lý: Các nhiệm vụ trong dự án được phân công hợp lý cho từng thành viên, dựa trên năng lực và sở trường
của mỗi người. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả và chất lượng công việc.

+ Thông tin liên lạc hiệu quả: Các thành viên trong nhóm thường xuyên trao đổi thông tin với nhau về tiến độ công việc, các vấn đề
phát sinh, v.v. Điều này giúp cả nhóm giải quyết kịp thời các vấn đề và tránh làm chậm tiến độ dự án.

- Điểm yếu của nhóm: Nhóm chọn cách phân công công việc theo từng phần ngẫu nhiên trong bài dự án cho từng thành viên nên khi
bắt đầu công việc, đôi lúc thành viên trong nhóm sẽ gặp chút khó khăn vì có thể đó không phải là thế mạnh của mình. Tuy nhiên, phần
đó có thể sẽ là thế mạnh của thành viên khác, từ đó các thành viên trong nhóm chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau để mỗi cá nhân
đều học được thêm nhiều điều mới cũng như hoàn thành tốt phần công việc của mình.

- Chất lượng đầu ra: Tổng quan đánh giá, chất lượng công việc đầu ra của nhóm là tốt. Mỗi thành viên đều hoàn thành phần công việc
được giao, và khi ráp các phần đó lại với nhau để tạo nên một bài dự án cuối cùng cũng có sự kết nối giữa cả nhóm với nhau, những ý
kiến chia sẻ để bài dự án trở nên tốt nhất.

2. Có bất kỳ thành viên nào trong nhóm của bạn đặc biệt mang lại giá trị đóng góp cao hơn (tích cực) hoặc gây bất lợi (tiêu
cực) cho nhóm không? Vui lòng giải thích.

Trong nhóm dự án, tất cả các thành viên đều đóng góp tích cực và đều có vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu chung của
dự án. Tất cả các thành viên trong nhóm đều có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình và luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau. Chúng tôi có sự
phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Các thành viên trong nhóm đều hướng tới mục đích cuối
cùng là hoàn thành bài dự án một cách tốt nhất, cho nên không thành viên nào trong nhóm gây ra những bất lợi tiêu cực tới kết quả của
nhóm. Nhờ đó, nhóm dự án đã đạt được thành công trong việc hoàn thành dự án.

3. Vai trò của bạn trong nhóm là gì? Bạn đã học được gì khi làm việc trong nhóm dự án này và sẽ rút kinh nghiệm cho trải
nghiệm nhóm tiếp theo của mình?

Vai trò của từng thành viên trong nhóm:

- Đỗ Ngọc Bảo chịu trách nhiệm về phần nội dung 4.1; 4.2 và phần kết luận; có nhiệm vụ chỉnh sửa bố cục bài dự án và trích dẫn
footnote và danh mục tài liệu tham khảo.
- Đặng Vũ Xuân Nghi chịu trách nhiệm về phần nội dung 3.1 và 3.2; có nhiệm vụ về việc tìm kiếm các tài liệu tham khảo từ nguồn
Việt Nam và các quốc gia khác,…

- Dương Thị Lệ Quyên chịu trách nhiệm về phần nội dung 3.3; 3.4 và phần lời mở đầu; có nhiệm vụ tổng quan rà soát nội dung của
cả nhóm để theo sát yêu cầu của đề bài.

- Nguyễn Thị Diễm Quỳnh chịu trách nhiệm về phần nội dung 1 và 2; có nhiệm vụ tìm kiếm các số liệu thống kê, biểu đồ về nội
dung nhóm lựa chọn để phân tích.

Bài học rút ra sau quá trình làm việc của nhóm: Tại buổi họp chia sẻ với nhau về quá trình hoàn thành bài dự án của nhóm, chúng
tôi đều rút ra được những bài học sau:

- Tầm quan trọng của giao tiếp và hợp tác hiệu quả: Trong một nhóm dự án, giao tiếp và hợp tác hiệu quả là điều cần thiết để đạt
được mục tiêu chung. Chúng tôi đã học cách giao tiếp rõ ràng và hiệu quả với các thành viên trong nhóm, cũng như cách phối hợp
nhịp nhàng với họ để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Tầm quan trọng của tính linh hoạt và thích ứng: Trong quá trình thực hiện dự án, có thể xảy ra những thay đổi không lường trước.
Nhóm dự án đã học được cách linh hoạt và thích ứng với những thay đổi này, để đảm bảo rằng dự án vẫn được hoàn thành đúng tiến
độ và chất lượng.

- Tầm quan trọng của sự hỗ trợ và khuyến khích từ các thành viên trong nhóm: Khi gặp khó khăn, bất kỳ thành viên nào cũng nhận
được sự hỗ trợ và khuyến khích từ các thành viên khác trong nhóm. Điều này đã giúp cả nhóm vượt qua những khó khăn và hoàn
thành nhiệm vụ của mình.

Kinh nghiệm của nhóm: Qua quá trình làm việc với nhau, nhóm đã rút ra những kinh nghiệm cho trải nghiệm làm việc nhóm tiếp theo:

- Cố gắng hiểu rõ hơn về mục tiêu và yêu cầu của dự án. Điều này sẽ giúp chúng tôi định hướng tốt hơn cho công việc của mình và
đóng góp hiệu quả hơn cho nhóm.

- Chủ động hơn trong việc giao tiếp và hợp tác với các thành viên trong nhóm. Chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu về điểm mạnh của các
thành viên khác, để có thể phối hợp nhịp nhàng hơn với họ.

- Chúng tôi sẽ sẵn sàng học hỏi và tiếp thu những ý kiến đóng góp từ các thành viên trong nhóm. Cả nhóm tin rằng sự đóng góp của
tất cả các thành viên sẽ giúp nhóm đạt được thành công.

You might also like