Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

KẾ TOÁN NGÂN HÀNG

Giảng viên :

TÀI LIỆU THAM KHẢO


• Kế Toán ngân hàng ( Lý thuyết bài tập, bài giải) –
PGS.TS. Nguyễn Thị Loan (Chủ biên) – 2017.

• Các văn bản pháp lý có liên quan.

NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
Chương 2: BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
Chương 3: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸ
Chương 4: KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN
Chương 5: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG
Chương 6: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUA NGÂN
HÀNG Chương 7: KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN
VỐN GIỮA CÁC NGÂN HÀNG
Chương 8: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CÔNG CỤ LAO
ĐỘNG
Chương 9 : KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI TỆ VÀ
THANH TOÁN QUỐC TẾ
Chương 10: KẾ TOÁN THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG
3

KTNH - Ths. Nguyen Thi Kim Phung 1


TỔNG QUAN VỀ
KẾ TOÁN NGÂN HÀNG

NỘI DUNG
1. Khái niệm, vai trò và đối tượng của
KTNH
2. Nguyên tắc và chuẩn mực kế toán
3. Tổ chức KTNH

KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ ĐỐI


TƯỢNG CỦA KTNH

- Khái niệm
- Vai trò của KTNH
- Đối tượng của KTNH

KTNH - Ths. Nguyen Thi Kim Phung 2


KHÁI NIỆM KTNH
• Khái niệm về kế toán
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm
tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh
tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện
vật và thời gian lao động.

• Kế toán ngân hàng bao gồm


• Kế toán tài chính ngân hàng
• Kế toán quản trị ngân hàng
7

VAI TRÒ CỦA KTNH

• Vai trò
KTNH cung cấp thông tin trong quá trình ra
quyết định kinh tế của các đối tượng có quyền lợi
liên quan đến NH.

• Đối tượng phục vụ


– Bên trong NH : Các nhà quản trị NH
– Bên ngoài NH : Nhà đầu tư, cơ quan tài
chính, cơ quan luật pháp, …
8

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA


KTNH

SỰ VẬN ĐỘNG
TÀI SẢN KẾT QUẢ
CỦA TÀI SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG
NGUỒN VỐN
NGUỒN VỐN KINH DOANH

KTNH - Ths. Nguyen Thi Kim Phung 3


TÀI SẢN
• Tài sản: Là nguồn lực do NH kiểm soát và có thể
thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
Lợi ích kinh tế trong tương lai là tiềm năng làm
tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền
của NH hoặc làm giảm bớt các khoản tiền NH
chi ra
• Điều kiện ghi nhận:
- Có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế
trong tương lai
- Giá trị được xác định một cách chắc chắn 10

NGUỒN VỐN

11

NGUỒN VỐN
• Nợ phải trả: Nghĩa vụ hiện tại của NH
phát sinh từ các sự kiện và giao dịch đã
qua mà NH phải thanh toán từ các nguồn
lực của mình.
• Điều kiện để ghi nhận
―Chắc chắn NH sẽ dùng một lượng tiền
để chi trả cho nghĩa vụ hiện tại.
―Giá trị khoản nợ phải được xác định
một cách đáng tin cậy.
12

KTNH - Ths. Nguyen Thi Kim Phung 4


VỐN CHỦ SỞ HỮU

• Vốn chủ sở hữu: Giá trị vốn của NH không bao


gồm Nợ phải trả

13

TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN


• Phương trình kế toán

= =
+

14

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH


DOANH

15

KTNH - Ths. Nguyen Thi Kim Phung 5


KẾT QUẢ HĐKD
• Doanh thu: Tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà
NH thu được từ hoạt động kinh doanh thông
thường và các hoạt động khác trong kỳ kế
toán, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
• Điều kiện ghi nhận doanh thu
Thu được lợi ích kinh tế trong tương lai có
liên quan đến sự gia tăng TS hoặc làm giảm
nợ phải trả
Khoản thu đó được xác định một cách đáng
tin cậy 16

KẾT QUẢ HĐKD


• Chi phí
Tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh
tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền
chi ra, các khoản khấu trừ tài sản và các khoản nợ
làm giảm vốn chủ sở hữu

• Điều kiện ghi nhận


Giảm lợi ích kinh tế trong tương lai có liên
quan đến việc giảm TS hoặc tăng nợ phải
trả
Khoản giá trị giảm xuống này được xác
định một cách đáng tin cậy 17

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH


DOANH

)
=
-

18

KTNH - Ths. Nguyen Thi Kim Phung 6


Ví dụ: Số liệu tại NHTM A cuối ngày 31/12/N như
sau:
Đvt: Tỷ VND

Chỉ tiêu Số Chỉ tiêu Số


tiền tiền

1. Tài sản cố định 7 7. Cho vay khách hàng 129


2. Vay NHNN 3 8. Tiền gửi của KH 145
3. Phát hành giấy tờ có giá 20 9. Góp vốn, đầu tư dài hạn 20
4. Lợi nhuận chưa phân phối 1 10. Tiền mặt 12
5. Tiền gửi tại TCTD khác 5 11. Vốn điều lệ và các quỹ 15
6. Tiền gửi NHNN 12. Các khoản phải trả khác 5
11 13. Tài sản khác 5

19

Trong quý I/N+1 có tình hình như sau:


1. Phát hành kỳ phiếu đúng mệnh giá, số tiền thu được là 35 tỷ bằng tiền
mặt và 5 tỷ từ tài khoản của khách hàng có tại NHTM A
2. Cho khách hàng vay 30 tỷ đã giải ngân bằng tiền mặt
3. Góp vón liên doanh vào các NHTM tại Tp.HCM trị giá 10 tỷ, chi trả qua
tài khoản Tiền gửi tại NHNN
4. Thu lãi từ tiền cho vay KH là 1 tỷ đồng bằng tiền mặt
5. Trả lãi tiền gửi không kỳ hạn cho KH 0.5 tỷ đồng
6. Phát hành cổ phiếu bằng mệnh giá trị giá 5 tỷ đồng thu bằng tiền mặt
7. Chia cổ tức cuối năm cho các cổ đông số tiền 0.8 tỷ . Số cổ tức này đã
được Hội đồng quản trị NH thông qua .
Yêu cầu:
1. Lập bảng cân đối kế toán cuối ngày 31/12/N
2. Chỉ ra các biến động của bảng CĐKT sau mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trong quý I/N+1
3. Lập bảng CĐKT cuối 01/N+1 và viết phương trình kế toán
20

Bảng cân đối kế toán


Ngày 31 tháng 12 năm N
ĐVT: Tỷ VND

Tài sản Số Nguồn vốn Số


tiền tiền
1. Tiền mặt 12 1. Tiền gửi của KH 145
2. Tiền gửi NHNN 11 2. Vay NHNH 3
3. Tiền gửi tại TCTD khác 5 3. Phát hành giấy tờ có giá 20
4. Cho vay khách hàng 129 4. Phải trả 5
5. Góp vốn, đầu tư dài hạn 20 5. Vốn & quỹ 15
6. Tài sản cố định 7 6. Lợi nhuận chưa phân 1
7. Tài sản khác 5 phối
Tổng 189 Tổng 189

21

KTNH - Ths. Nguyen Thi Kim Phung 7


2. Ảnh hưởng của các NVKTPS đến bảng CĐKT
STT TM TGNHNN Cho Góp vốn TG KH PHGTCG Phải Vốn CSH
vay LD trả

1 +35 -5 +40
2 -30 +30
3
-10 +10
4 +1 TN
+1
5
+0.5 -0.5 CP
6 +5
+5
vốn CP
7 -0.8 +0.8 -0.8
-0.8
Tổng
+10.2 -10 +30 +10 +4.7
-4.5 +40
+40.2 +35.5 +4.7
22

2. NGUYÊN TẮC VÀ CHUẨN


MỰC KẾ TOÁN

- NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN


- CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

23

NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN


• Giới hạn và phạm vi phản ánh của
KTNH
• Nguyên tắc kế toán

24

KTNH - Ths. Nguyen Thi Kim Phung 8


GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI PHẢN
ÁNH CỦA KTNH
• Chủ thể kinh doanh
―Các chi nhánh chỉ ghi chép và phản ánh
các hoạt động kinh doanh trong giới hạn
được ủy quyền của trụ sở chính (Hội sở)

―Các thông tin từ các chi nhánh được tập


hợp về trụ sở chính. Tại đây, kế toán NH
lập các BCTC của NH với tư cách là một
chủ thể kinh doanh độc lập
25

GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI PHẢN


ÁNH CỦA KTNH
• Hoạt động liên tục
–Giả định NH hoạt động liên tục trong tương
lai gần, không có ý định hoặc phải bị buộc
ngừng hay thu hẹp hoạt động kinh doanh
đáng kể
–Dự đoán tối thiểu 12 tháng kể từ ngày kết
thúc niên độ kế toán

26

GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI PHẢN


ÁNH CỦA KTNH
– Đơn vị tiền tệ ổn định
• Tất cả các ngân hàng đều tổ chức công
tác kế toán trên cơ sở đơn vị đo lường
duy nhất là tiền tệ.

– Phân chia đời sống của NH (Kỳ kế toán)


• Kỳ kế toán lập Báo cáo tài chính (quý,
năm)
27

KTNH - Ths. Nguyen Thi Kim Phung 9


NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
Tiêu chuẩn của thông tin KTNH
• Tính trung thực, hợp lý
• Tính khách quan
• Tính đầy đủ, kịp thời
• Tính có thể so sánh được

28

NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN

NGUYÊN TẮC NGUYÊN TẮC


GIÁ GỐC TRỌNG YẾU

NGUYÊN TẮC NGUYÊN TẮC


CƠ SỞ DỒN TÍCH NHẤT QUÁN

NGUYÊN TẮC NGUYÊN TẮC


PHÙ HỢP THẬN TRỌNG

29

NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN


• Nguyên tắc giá gốc
―Tài sản được ghi nhận theo giá gốc
―Giá gốc của TS là số tiền hoặc khoản tương
đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá
trị hợp lý của TS đó vào thời điểm TS đó
được ghi nhận

• Nguyên tắc cơ sở dồn tích


Nghiệp vụ liên quan đến tài sản, nợ phải
trả, nguồn vốn CSH, doanh thu, chi phí
phải được ghi nhận vào thời điểm phát
sinh, không căn cứ vào thời điểm thực
thu và thực chi 30

KTNH - Ths. Nguyen Thi Kim Phung 10


NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
• Nguyên tắc phù hợp: Ghi nhận phù hợp giữa
doanh thu và chi phí.
―Ghi nhận chi phí tương ứng với doanh thu
đã được ghi nhận
―Chi phí tương ứng với doanh thu là chi phí
của kỳ tạo ra doanh thu đó; chi phí kỳ
trước hoặc chi phí kỳ sau có liên quan đến
doanh thu đó.

31

NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN


• Nguyên tắc trọng yếu
― Thông tin trọng yếu: Nếu thiếu thông tin này hoặc
thông tin này thiếu chính xác sẽ dẫn đến sự sai
lệch đáng kể của BCTC, làm ảnh hưởng đến
quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC
― Thông tin trọng yếu phải được trình bày riêng
biệt trên BCTC

32

NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN


• Nguyên tắc nhất quán
― Áp dụng thống nhất các chính sách và phương
pháp kế toán đã chọn ít nhất trong 1 kỳ kế toán
năm
― Giải trình lý do nếu có sự thay đổi và trình bày
ảnh hưởng của sự thay đổi đó

33

KTNH - Ths. Nguyen Thi Kim Phung 11


NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
• Nguyên tắc thận trọng
―Lập dự phòng rủi ro nhưng không quá lớn
―Không đánh giá cao hơn giá trị của tài
sản, thu nhập
―Không đánh giá thấp hơn giá trị các
khoản nợ phải trả, chi phí
―Chỉ ghi nhận thu nhập khi có bằng chứng
chắc chắn về khả năng thu được lợi ích
kinh tế
―Phải ghi nhận chi phí khi có bằng chứng
về khả năng phát sinh chi phí 34

CHUẨN MỰC KẾ TOÁN


• Chuẩn mực kế toán là những quy ước, nguyên
tắc, thủ tục được công nhận như những hướng
dẫn cho nghề nghiệp kế toán trong việc lựa
chọn phương pháp ghi nhận, đánh giá và công
bố thông tin trên BCTC và là cơ sở để đánh giá
chất lượng công tác kế toán
– Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS)
– Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS)

35

3. TỔ CHỨC KTNH
- CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
- TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
- HÌNH THỨC KẾ TOÁN
- KẾ TOÁN CHI TIẾT KẾ TOÁN TỔNG
HỢP
- BÁO CÁO TÀI CHÍNH

36

KTNH - Ths. Nguyen Thi Kim Phung 12


CHỨNG TỪ KTNH
• Khái niệm
Chứng từ kế toán NH là những giấy tờ và vật mang
tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh
đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán
• Ý nghĩa của chứng từ kế toán NH
―Chứng từ KTNH là công cụ để tổ chức hạch
tóan KTNH, đảm bảo thông tin kế toán trung
thực, chính xác, phù hợp
―Chứng từ KTNH là cơ sở để bảo vệ an tòan tài
sản ngân hàng
―Chứng từ KTNH là tài liệu pháp lý cần thiết
phục vụ cho các cuộc kiểm tra, thanh tra tài 37

chính và kế tóan

CHỨNG TỪ KTNH
• Phân loại chứng từ kế toán NH
– Theo trình tự lập chứng từ:
+ Chứng từ ban đầu (chứng từ gốc):
• Được lập trực tiếp ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát
sinh hoặc đã hoàn thành
• Chứng từ gốc được dùng làm căn cứ pháp lý để ghi
sổ kế toán nếu chứng từ đó đã được chấp hành
• Chứng từ gốc thường là chứng từ kết hợp giữa
chứng từ mệnh lệnh và chứng từ chấp hành

38

CHỨNG TỪ KTNH
• Phân loại chứng từ kế toán NH
– Theo trình tự lập chứng từ
+Chứng từ ghi sổ (chứng từ tổng hợp)
• Là chứng từ được lập dựa trên chứng từ gốc
• Dùng làm căn cứ pháp lý để ghi sổ kế toán
nếu có chứng từ gốc kèm theo

39

KTNH - Ths. Nguyen Thi Kim Phung 13


CHỨNG TỪ KTNH
• Phân loại chứng từ kế toán NH
– Theo địa điểm lập chứng từ
+Chứng từ nội bộ
• Là chứng từ do NH lập để thực hiện các
nghiệp vụ liên quan đến hoạt động nội bộ
của NH
• Chứng từ điều chuyển vốn nội bộ, phiều
xuất văn phòng phẩm
+Chứng từ bên ngoài
• Do KH lập và nộp vào NH
• Giấy rút tiền, Uỷ nhiệm chi,… 40

CHỨNG TỪ KTNH
- Theo nội dung nghiệp vụ kinh tế phản ánh trên
chứng từ
– Chứng từ tiền mặt
– Chứng từ chuyển khoản
– Chứng từ phản ánh nghiệp vụ liên quan đến
TS ngoại bảng
- Theo hình thái vật chất của chứng từ
– Chứng từ giấy
– Chứng từ điện tử: là chứng từ kế toán mà các
yếu tố của nó được thể hiện dưới dạng dữ liệu
điện tử đã được mã hoá mà không có sự thay
đổi trong quá trình truyền qua mạng máy
tính hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa41
từ, các loại thẻ thanh toán

CHỨNG TỪ KTNH
• Yêu cầu lập chứng từ kế toán NH:
Rõ ràng, kịp thời, chính xác
Nội dung nghiệp vụ kinh tế không được
tẩy xoá, viết tắt, viết bằng bút mực, số
và chữ viết phải liên tục.
Lập đủ số liên qua định
Các chứng từ tiền mặt: Ngày ghi trên
chứng từ phải là ngày thực tế NH thu
hoặc chi TM

42

KTNH - Ths. Nguyen Thi Kim Phung 14


CHỨNG TỪ KTNH
• Kiểm soát chứng từ:
- Là việc kiểm tra lại tính chất đúng đắn
của các yếu tố ghi trên chứng từ nhằm bảo
đảm tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ và
của NVKTPS trong suốt quá trình xử lý, giải
quyết nghiệp vụ kinh tế.
- Các loại kiểm soát:
• Kiểm soát trước
• Kiểm soát sau 43

CHỨNG TỪ KTNH
• Kiểm soát chứng từ
– Kiểm soát trước: Do nhân viên giao dịch thực
hiện khi tiếp nhận chứng từ của KH
– Kiểm soát sau: Do kiểm soát viên thực hiện
sau khi các chứng từ đã được giao dịch viên
kiểm soát và xử lý

44

CHỨNG TỪ KTNH
• Luân chuyển chứng từ
– Nguyên tắc:
• Đảm bảo ghi Nợ trước, Có sau
• Chứng từ phải được luân chuyển trong
nội bộ một NH hoặc nội bộ một hệ thống
NH, không quay lại KH sau khi đã được
giao dịch viên tiếp nhận và xử lý (trư
trường hợp đặc biệt)
• Chứng từ phải được kiểm soát chặc chẽ,
nhanh chóng và an toàn
45

KTNH - Ths. Nguyen Thi Kim Phung 15


TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
• Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ
thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo
nội dung kinh tế

• Mỗi TK KT lưu trữ một số liệu kế toán, phản


ánh tình hình tăng giảm và hiện có của từng
khoản mục tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu,
thu nhập, chi phí

46

TÀI KHOẢN KẾ TOÁN


• Phân loại tài khoản kế toán
+Theo nội dung kinh tế
Loại 1 Vốn khả dụng và các loại đầu tư
Các đối tượng kế Loại 2 Hoạt động tín dụng
toán có nội dung Loại 3 TSCĐ và tài sản có khác
kinh tế gần nhau Loại 4 Các khoản phải trả
sẽ được phản ánh Loại 5 Hoạt động thanh toán
trong cùng một
Loại 6 Nguồn vốn CSH
loại tài khoản
Loại 7 Thu nhập
Loại 8 Chi phí
Loại 9 Các tài khoản ngoại bảng CĐKT
47

TÀI KHOẢN KẾ TOÁN


• Phân loại tài khoản kế toán:
+ Theo quan hệ với báo cáo tài chính

Tài khoản nội bảng

Tài khoản ngoại bảng CĐKT

48

KTNH - Ths. Nguyen Thi Kim Phung 16


TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
• Phân loại tài khoản kế toán.
+Theo quan hệ với báo cáo tài chính
Tài khoản ngoại bảng:
―Phản ánh các nghiệp vụ không ảnh hưởng
trực tiếp đến TS và nguồn vốn của NH
―Sử dụng phương pháp hạch toán đơn:
Nợ/Có

49

TÀI KHOẢN KẾ TOÁN


• Phân loại tài khoản kế toán.
+Theo quan hệ với báo cáo tài chính
Tài khoản nội bảng:
Phản ánh các NVKTPS liên quan đến TS, nợ
phải trả, Vốn CSH. Gồm có:
oTài khoản phản ánh tài sản
oTài khoản phản ánh nguồn vốn

50

TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

Tài khoản phản ánh tài sản:


Luôn có số dư Nợ, phản ánh tình hình sử
dụng vốn của NH (TK loại 1, 2, 3)
Hạch toán kép

NỢ Tài sản CÓ

xxx

xxx 51

KTNH - Ths. Nguyen Thi Kim Phung 17


TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
Tài khoản phản ánh nguồn vốn:
- Luôn có số dư Có, phản ánh nguồn vốn và hoạt
động huy động vốn của NH (TK Loại 4, Loại
6)
- Hạch toán kép

NỢ
Nguồn vốn CÓ
xxx

xxx

52

TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

Lưu ý: Một số tài khoản có số dư Nợ hoặc Có


tùy từng trường hợp
Ví dụ: TK 691 – Lợi nhuận năm nay

NỢ TK 691 CÓ

xxx xxx

Xxx (Lỗ) Xxx (Lãi)

53

TÀI KHOẢN KẾ TOÁN


• Phân loại tài khoản kế toán .
+Theo mức độ tổng hợp hay chi tiết
- TK tổng hợp:
 Phản ánh các chỉ tiêu tổng hợp, được
dùng làm cơ sở để hạch tóan tổng hợp
 Tài khoản cấp 1,2,3
- TK chi tiết:
 Phản ánh cụ thể, chi tiết số liệu của từng
NVKTPS dùng làm cơ sở để hạch toán
phân tích
54
 Tiểu khỏan

KTNH - Ths. Nguyen Thi Kim Phung 18


TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

Vốn CSH
Tài sản Nợ phải trả

= +
+ - - + - +

55

VÍ DỤ

Trong tháng 3/N, tại NHTM B phát sinh một số


nghiệp vụ sau:
1. Nhận tiền gửi của KH bằng tiền mặt số tiền
10 tỷ đồng
2. Phát hành cổ phiếu bằng mệnh giá trị giá 5
tỷ thu bằng tiền mặt
3. Trã lãi tiền gửi không kỳ hạn cho KH số
tiền 150 triệu đồng

Yêu cầu: Ghi sổ kép các NVKTPS nói trên


56

TÀI KHOẢN KTNH


• Tài khoản tổng hợp
– TK cấp 1 (2 chữ số): xx
– TK cấp 2 (3 chữ số): xxx
– TK cấp 3 (4 chữ số): xxxx
• Tài khoản chi tiết
xxxx . xx . xxx…

TK cấp 3 Ký hiệu STT TK chi tiết


tiền tệ
57

KTNH - Ths. Nguyen Thi Kim Phung 19


HÌNH THỨC KẾ TOÁN
• HÌNH THỨC KẾ TOÁN
• TỔ CHỨC KTNH
o Bộ máy kế toán tập trung
o Bộ máy kế toán vừa tập trung, vừa
phân tán

58

KẾ TOÁN CHI TIẾT VÀ KẾ


TOÁN TỔNG HỢP
• Kế toán tổng hợp: Thu thập, xử lý, ghi chép
và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động
kinh tế, tài chính của đơn vị bằng đơn vị tiền
tệ.
• Kế toán chi tiết: Phải thu thập, xử lý, ghi chép
và cung cấp thông tin chi tiết bằng đơn vị tiền
tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động
theo từng đối tượng kế toán cụ thể trong đơn
vị kế toán. Kế toán chi tiết minh họa cho kế
toán tổng hợp.
59

BÁO CÁO TÀI CHÍNH


• BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
• BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH
• BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
• THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

60

KTNH - Ths. Nguyen Thi Kim Phung 20

You might also like