Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 33

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN,


KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
------

VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC TRONG


KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VỀ VIỆC
GIẢM THIỂU RÁC THẢI NHỰA RA
MÔI TRƯỜNG BIỂN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


MÔN MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN

Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Bích Ngọc

Sinh viên thực hiện: MSSV:


1. Nguyễn Ngọc Gia Linh 2257061043
2. Lê Thị Ngọc Ánh 2257061013
3. Trương Ngọc Linh 2257061046
4. Nguyễn Ngọc Phương Anh 2257061007
5. Võ Huỳnh Khánh Đoan 2257061025

TP HỒ CHÍ MINH - 2023


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 2
4. Bố cục đề tài ................................................................................................. 2
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI NHỰA TRONG MÔI
TRƯỜNG BIỂN Ở ĐÔNG NAM Á............................................................... 3
1.1. Các vấn đề cơ bản về rác thải nhựa trong môi trường biển ............... 3
1.1.1 Môi trường biển ............................................................................... 3
1.1.2. Rác thải nhựa trong môi trường biển ............................................. 3
1.2. Thực trạng ô nhiễm nhựa ở Đông Nam Á........................................... 5
1.2.1. Thực trạng ô nhiễm nhựa ở Đông Nam Á nói chung ...................... 5
1.2.2. Thực trạng ô nhiễm nhựa ở Việt Nam nói riêng ............................. 7
CHƯƠNG 2: HỢP TÁC TRONG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VỀ VẤN ĐỀ
RÁC THẢI NHỰA ........................................................................................ 11
2.1. Chủ trương, chính sách của ASEAN ................................................. 11
2.1.1. Tuyên bố Bangkok về chống rác thải đại dương ở khu vực ASEAN
và Khuôn khổ hành động ASEAN về rác thải đại dương ........................ 11
2.1.2. Kế hoạch hành động khu vực ASEAN về chống rác thải nhựa đại
dương....................................................................................................... 14
2.2. Vai trò của chủ trương, chính sách của ASEAN .............................. 16
2.2.1 Vai trò của Tuyên bố Bangkok về chống rác thải đại dương ở khu
vực ASEAN và Khuôn khổ hành động ASEAN về rác thải đại dương .... 16
2.2.2. Vai trò của Kế hoạch hành động khu vực ASEAN về chống rác thải
nhựa đại dương ....................................................................................... 17
CHƯƠNG 3: VIỆT NAM VỚI VẤN ĐỀ RÁC THẢI NHỰA Ở MÔI
TRƯỜNG BIỂN ............................................................................................ 21
3.1. Chủ trương chính sách của Nhà nước trong bối cảnh cụ thể .......... 21
3.2. Những thách thức phải đối mặt trong việc thực hiện các chính sách
..................................................................................................................... 22
3.3. Vai trò của sinh viên Quan hệ Quốc tế trong vấn đề về ô nhiễm nhựa
ở quốc gia.................................................................................................... 23
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................ 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 26
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1. Great Pacific Garbage Patch ................................................................ 4
Hình 1. 2. Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương theo quốc gia .................................. 6
Hình 1. 3. Khối lượng nhựa đổ từ sông ra đại dương tính bằng tấn mỗi năm ...... 6
Hình 1. 4. Rác thải ở bãi biển Thuận An .............................................................. 8
Hình 1. 5. Túi ni lông sắp lớp trải dài theo vịnh Vũng Rô, thuộc xã Hòa Xuân
Nam, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên ................................................................... 9
Hình 1. 6. Số lượng rác thải nhựa tràn lan ở biển Bình Thuận ............................. 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2. 1. Kế hoạch hành động khu vực ASEAN về chống rác thải đại dương 14
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

UNEP United Nations Environment Programme


(Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc)

International Union for Conservation of Nature


IUCN
(Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế)

Association of Southeast Asian Nations (Hiệp


ASEAN
hội các quốc gia Đông Nam Á)

Extended Producer Responsibility (Trách nhiệm


EPR
mở rộng của nhà sản xuất)

EU European Union (Liên minh châu Âu)


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường biển hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề đáng báo
động, trong đó có ô nhiễm và suy thoái. Từ việc môi trường biển bị ô nhiễm, nước
biển bị biến đổi tính chất do nhiều yếu tố tác động và bị lẫn nhiều tạp chất qua các
hoạt động sinh hoạt của con người thải ra, chất thải chưa qua xử lý từ các nhà
máy, các loại rác thải vô cơ như rác thải nhựa. Bên cạnh đó là các hoạt động đánh
bắt trái phép và quá mức trên biển, sử dụng những phương thức không phù hợp
để đánh bắt khiến việc khai thác gây hại đến sự tồn tại của nhiều sinh vật trên
biển, và điều này làm giảm đi nguồn tài nguyên biển. Môi trường biển đã chịu
nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến từ các yếu tố tự nhiên và sự tác động của con người,
hệ sinh thái và các loài sinh vật biển ngày càng chết dần do môi trường sống không
còn được đảm bảo.
Thực trạng môi trường biển Việt Nam hiện nay cũng có những vấn đề tương
tự, nồng độ các chất ô nhiễm ở khu vực ven biển đang ở mức đáng báo động với
sự ô nhiễm dầu, kẽm, các chất thải sinh hoạt và rất nhiều các loại rác thải nhựa
khác nhau. Chất lượng môi trường sống tại biển và vùng ven biển suy giảm đáng
kể vì phải hứng chịu nhiều tác động từ con người dẫn đến suy thoái đa dạng sinh
học biển. Từ việc thiếu ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường sống quanh mình
cũng như ý thức bảo vệ môi trường biển, đa dạng sinh học biển, qua các hoạt động
sinh hoạt hàng ngày, hoạt động sản xuất chúng ta đã gây ảnh hưởng đến sự tồn tại
của nhiều loài sinh vật và dần mang đến hệ quả là chính chúng ta cũng bị ảnh
hưởng.
Từ những nguyên nhân trên, nhóm tác giả quyết định chọn đề tài “Vai trò
của hợp tác trong khu vực Đông Nam Á về việc giảm thiểu rác thải nhựa ra môi
trường biển” làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận.
2. Mục đích nghiên cứu
Bài tiểu luận tập trung vào nghiên cứu đề tài với mục tiêu nghiên cứu về
tác hại của ô nhiễm nhựa đến môi trường biển và các biện pháp chính sách đã
được đưa ra và thực hiện để giải quyết những hậu quả gây ra bởi rác thải nhựa.
Trong việc ra sức ngăn chặn các nguy cơ khiến môi trường biển bị ảnh hưởng thì
sự hợp tác quốc tế là vô cùng cấp thiết bởi biển và đại dương là môi trường sống
chiếm phần lớn trên trái đất. Từ đó mang đến cái nhìn tổng quan và chi tiết đối
1
với những hành động đã được thực hiện bởi từng quốc gia và các nước trong khu
vực, và thấy được tầm quan trọng của việc chung tay cùng hợp tác, bảo vệ và xây
dựng môi trường sống chung của các quốc gia với nhau, để giải quyết những vấn
đề cấp thiết đang diễn ra.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu các vấn đề cơ bản đang diễn ra trong môi
trường biển, thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa ở khu vực Đông Nam Á; những sự
hợp tác trong khu vực Đông Nam Á để xử lý và ngăn chặn tình trạng môi trường
biển bị ô nhiễm do rác thải nhựa; Việt Nam ta đã làm những gì để đối phó với tình
trạng này và khắc phục những hậu quả do ô nhiễm rác thải nhựa gây ra đối với
môi trường biển.
4. Bố cục đề tài
Bài tiểu luận có bố cục ba phần gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần
kết luận. Trong phần nội dung sẽ chỉ ra lần lượt tổng quan về rác thải nhựa trong
môi trường biển ở Đông Nam Á; hợp tác trong khu vực Đông Nam Á về rác thải
nhựa; và Việt Nam với vấn đề rác thải nhựa trong môi trường biển.

2
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI NHỰA TRONG MÔI
TRƯỜNG BIỂN Ở ĐÔNG NAM Á
1.1. Các vấn đề cơ bản về rác thải nhựa trong môi trường biển
1.1.1 Môi trường biển
1.1.1.1. Khái niệm
Môi trường biển là một phần quan trọng của hệ sinh thái trái đất, chiếm
khoảng 70% bề mặt của hành tinh. Nó bao gồm các hệ thống đại dương, biển,
vịnh, hồ và các đầm lầy ven biển. Môi trường biển đóng vai trò cực kỳ quan trọng
tỏng việc duy trì sự sống, ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu và cung cấp nhiều lợi
ích kinh tế, xã hội cho con người.
1.1.1.2. Vai trò
Môi trường biển là nơi sống của hàng nghìn loài sinh vật, từ các loài động,
thực vật đến vi sinh vật. Biển cung cấp môi trường sống động cho nhiều loài cá,
giáp xác, tôm, cua, và các loài động vật lưỡng cư. Ngoài ra, đại dương cũng là
nhà của nhiều loài cư trú và di cư như cá voi, hải cẩu, cá voi sứa, rùa biển và nhiều
loài chim biển.
Môi trường biển đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng khí
hậu hành tinh. Đại dương hấp thụ lượng lớn khí CO2, giúp giảm hiệu quá lượng
khí CO2 trong không khí và hỗ trợ trong việc ổn định nhiệt độ toàn cầu thông qua
hiệu ứng làm mát biển.
Nó còn cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào cho hàng tỷ người trên thế giới.
Cá biển và các loại hải sản khác cung cấp nguồn lương thực quan trọng và đáng
tin cậy cho nhiều cộng đồng ven biển và quốc gia. Ngoài ra, ngành du lịch ven
biển cũng mang lại thu nhập lớn cho nhiều đất nước và vùng lãnh thổ (United
Nations Environment Programme [UNEP], n.d.)…
1.1.2. Rác thải nhựa trong môi trường biển
Môi trường biển là nguồn sống và sinh hoạt của hàng tỷ loài sinh vật, cũng
như của chúng ta con người. Tuy nhiên, thảm họa rác thải nhựa đang dần biển
biển xanh trở thành bão rác, gây hiệu quả nghiêm trọng đối với sinh thái đại dương

3
và cuộc sống của hàng triệu sinh vật. Vấn đề rác thải nhựa trong môi biển đòi hỏi
sự chú ý và hành động từ cộng đồng toàn cầu.
Nhựa là một trong những vật liệu phổ biến trên hành tinh và đã chuyển đổi
cuộc sống của chúng ta nhiều cách tích cực, Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng
của ngành công nghiệp nhựa đã dẫn đến một thảm họa môi trường không ngờ -
rác thải nhựa. Mỗi năm, hàng triệu tấn nhựa được sản xuất và sử dụng, với một
phần lớn kêt thúc ở đại dương và biển.
Môi trường biển không phải là thùng rác và các tầng nước biển cũng không
biết làm cách nào để loại bỏ nhựa. Nhựa không dễ bị phân hủy tự nhiên và mất
hàng trăm năm để phân hủy hoàn toàn. Thay vào đó, nhựa bị phân hủy thành
những hạt nhỏ hơn - microplactics, có thể lọt vào thực phẩm chúng ta ăn và nước
chúng ta sử dụng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người.
Không chỉ ảnh hưởng đến sinh thái đại dương, rác thải nhựa cũng gây tổn
hại nghiêm trọng đến ngành du lịch và kinh tế ven biển. Bãi biển ô nhiễm bởi rác
nhựa khiến du khách quay lưng, dẫn đến mất mát lớn trng nguồn lực kinh tế cho
các cộng đồng ven biển. Ngoài ra, việc di chuyển nhựa qua biên giới biển làm cho
vấn đề này trở nên phức tạp và đòi hỏi sự hợp tác quốc tế để giải quyết
(International Union for Conservation of Nature and Natural Resources (IUCN),
2021).

Hình 1. 1. Great Pacific Garbage Patch


Nguồn: Internet

4
Ví dụ Great Pacific Garbage Patch là một trong những vùng rác thải lớn
nhất trên thế giới và nằm giữa Thái Bình Dương, giữa Hawaii và California (Hình
1.1). Đẩy là một vùng rác thải đặc biệt, không phải là một đống rác thải lớn hiển
nhiên mà thực chất là một khu vực trải dài hàng ngàn km2, nơi các mảnh nhựa
tập trung và tạo thành một “đại dương nhựa” khổng lồ. Hiện tượng này gây nhiều
hậu quả tiêu cực. Các sinh vật biển như cám chim biển và các loài động vật khác
có nguy cơ nuốt phải các mảnh nhựa nhỏ và mắc kẹt trong lưới nhựa, dẫn đến
chết đuối hoặc tổn thương nghiêm trọng.
Tất cả những điều này cho thấy rằng vấn đề rác thải nhựa không chỉ ảnh
hưởng đến môi trường biển mà còn có tác động tiêu cực đến con người và hệ sinh
thái tổng thể. Đây là một vấn đề cấp bách mà chúng ta tập trung giải quyết để bảo
vệ môi trường và đảm bảo sự bền vững của hành tinh.
1.2. Thực trạng ô nhiễm nhựa ở Đông Nam Á
Theo các nhà khoa học, đại dương đóng một vai trò thiết yếu đối với sự
sống trên trái đất, từ việc cung cấp khí oxy mà chúng ta hít thở, thức ăn đến điều
hòa khí hậu. Tuy vậy, các hoạt động của con người liên tục đe dọa đại dương, gây
ô nhiễm môi trường đại dương, thậm chí hủy diệt nó thông qua việc thải rác nhựa.
1.2.1. Thực trạng ô nhiễm nhựa ở Đông Nam Á nói chung
Vấn đề rác thải nhựa trên biển đã trở thành mối quan tâm toàn cầu, đặc biệt
là ở khu vực Đông Nam Á. Một nghiên cứu năm 2021 do Diễn đàn Kinh tế thế
giới (WEF) công bố cho thấy, 10 quốc gia thải nhựa ra đại dương nhiều nhất gồm:
Philippines, Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc, Indonesia, Brazil, Việt Nam,
Bangladesh, Thái Lan và Nigeria. Trong số 10 quốc gia trên có đến 5 quốc gia tại
khu vực ASEAN gồm Philippines (356,371 tấn), Malaysia (73,098 tấn), Indonesia
(56,333 tấn), Việt Nam (28,221 tấn) và Thái Lan (22,806 tấn) (Hình 1.2). Cũng
theo Ngân hàng Thế giới (WB), mỗi năm, Indonesia thải ra môi trường khoảng
7,8 triệu tấn rác thải nhựa và là quốc gia gây ô nhiễm đại dương lớn thứ hai, chỉ
sau Trung Quốc (Law et al., 2020; Meijer et al., 2021; Ritchie & Roser, 2018).

5
Hình 1. 2. Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương theo quốc gia
Nguồn: Louis Lugas (2023) (https://www.visualcapitalist.com/cp/visualized-
ocean-plastic-waste-pollution-by-country/)
Trung tâm Helmholtz ở Leipzig (Đức), ước tính rằng 75% rác thải nhựa
đổ ra biển bắt nguồn từ 10 con sông, chủ yếu ở châu Á. Họ cho biết chỉ cần
giảm 50% lượng rác thải nhựa ở các con sông này sẽ giúp giảm 37% lượng rác
thải nhựa trên toàn cầu.

Hình 1. 3. Khối lượng nhựa đổ từ sông ra đại dương tính bằng tấn mỗi năm
Nguồn: Bài báo River plastic emissions to the world’s oceans (Lebreton et al.,
2017)

6
Không chỉ có rác thải nhựa lớn (Macroplastics) - nguyên nhân chính gây ô
nhiễm môi trường biển, chúng ta cần phải chú ý đến một yếu tố khác đáng lo ngại
hơn: hạt vi nhựa (Microplastics). Những hạt vi nhựa thường chỉ có kích thước nhỏ
hơn 5mm, xuất phát từ sự phân hủy và phân mảnh từ rác thải nhựa lớn, dễ dàng
trôi nổi và xâm nhập vào môi trường nước biển nếu không được xử lý đúng cách.
Theo các cuộc điều tra được tiến hành ở Thái Lan và Singapore, vi nhựa
được tìm thấy trong trầm tích bãi biển, cột nước, trầm tích đáy, quần thể sinh vật
biển… và được tích tụ dọc theo các đường thực vật cao hoặc bị mắc kẹt giữa các
loài thực vật (Curren & Leong, 2019).
Những nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng môi trường biển đang bị ô
nhiễm nghiêm trọng với sự hiện diện của hạt vi nhựa, theo đó, mỗi km² đại dương
có chứa khoảng 4 tỷ hạt vi nhựa, gây nên tình trạng ô nhiễm trầm trọng. Bên cạnh
đó, một số loại rác thải có mùi gần giống với thức ăn của nhiều động vật biển
khiến chúng nhầm tưởng và ăn vào cơ thể. Do đặc tính không tan và khó phân
hủy nên chúng sẽ lưu lại trong bao tử của các sinh vật này. Và điều đáng lo ngại
nhất là các chất độc này sẽ xâm nhập vào cơ thể người theo chuỗi thức ăn. Các
chuyên gia của Greenpeace đã dự đoán hậu quả thảm khốc của việc ô nhiễm rác
thải nhựa đối với chim biển bản địa, đến năm 2050 sẽ có khoảng 99% chim biển
bản địa có rác thải nhựa trong dạ dày
1.2.2. Thực trạng ô nhiễm nhựa ở Việt Nam nói riêng
Với hơn 3.260 km đường bờ biển, Việt Nam đứng thứ 27 trong 157 quốc
gia ven biển và các quốc đảo. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
năm 1982, diện tích biển của Việt Nam chiếm khoảng 30% diện tích Biển Đông
và được công nhận là một trong những vùng biển giàu tài nguyên thiên nhiên và
địa chính trị quan trọng trong khu vực cũng như toàn thế giới. Vùng biển này
mang đến nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển kinh tế, thúc đẩy hợp tác và giao
lưu văn hóa giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực và quốc tế.
Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm tại Việt
Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, trong đó có 0,28
triệu đến 0,73 triệu tấn bị thải ra biển - tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa
ra biển của thế giới. Tại Việt Nam, bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng
1kg túi nilon/tháng, riêng hai thành phố lớn là TP. Hà Nội và TP. HCM, trung
bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon. Phần lớn chất thải
7
nhựa gây ô nhiễm đại dương tại Việt Nam là những đồ dùng một lần, có giá trị
thấp như túi ni lông, hộp đựng thực phẩm hay ống hút (Nguyễn Sơn & Minh Thùy,
2022; Văn Ngân, 2023).
Khảo sát thực địa về mức độ ô nhiễm bờ biển đã cho thấy thực trạng nghiêm
trọng về số lượng rác thải nhựa. Trong tổng lượng chất thải rắn, rác thải nhựa
chiếm tới 95,4%, và trung bình có tới 81 mảnh nhựa trên mỗi mét bờ biển. Đáng
chú ý, các kết quả phân tích chỉ ra mức độ ô nhiễm cao đặc biệt ở các địa điểm
như Thừa Thiên Huế (141,1 mảnh trên mỗi mét bờ biển), TP Hồ Chí Minh (135,6
mảnh trên mỗi mét bờ biển) và Quảng Nam (133,7 mảnh trên mỗi mét bờ biển),
cao hơn đáng kể so với ở các địa điểm khác (Vũ Hưng, 2022).
Đối với 10 loại rác thải nhựa hàng đầu, chúng chiếm tổng cộng 84% tổng
lượng rác thải nhựa, trong số đó, rác thải liên quan đến nghề cá là phổ biến nhất
(32,5%), tiếp theo là mảnh nhựa mềm (18,1%), túi nhựa loại 0-5 kg (7,1%) và hộp
xốp đựng thực phẩm (6,8%). Đáng lo ngại hơn, đồ nhựa dùng một lần chiếm tỷ lệ
lớn, là 52% trong tổng lượng rác thải nhựa (Vũ Hưng, 2022).

Hình 1. 4. Rác thải ở bãi biển Thuận An


Nguồn: Thu Hồng và Đinh Thu (2021) https://vtc.vn/anh-rac-thai-nhua-troi-dat-
len-bai-bien-dep-nhat-thua-thien-hue-ar648133.html
Bãi biển Thuận An là một điểm đến nổi tiếng ở Thừa Thiên - Huế, thu hút
một lượng lớn du khách đến vui chơi và giải trí, đặc biệt vào dịp lễ hoặc cuối tuần,
đồng thời cũng khiến lượng rác thải xả ra bãi biển này cũng vì thế mà tăng
cao. Lượng rác thải nhựa đang "bủa vây" bãi biển Thuận An bắt nguồn từ việc xả
thải không đúng cách của người dân từ các hộ gia đình hoặc qua các hoạt động
8
vận chuyển hàng hải và tàu thuyền cũng đóng góp vào việc xả rác thải nhựa ra
biển.

Hình 1. 5. Túi ni
lông sắp lớp trải dài theo vịnh Vũng Rô, thuộc xã Hòa Xuân Nam, thị xã Đông
Hòa, tỉnh Phú Yên
Nguồn: Thanh Hiếu và Thanh Thắng (2022) https://vov.vn/xa-hoi/rac-thai-nhua-
tro-thanh-noi-am-anh-cua-nguoi-dan-ven-bien-post973029.vov

Hình 1. 6. Số lượng rác thải nhựa tràn lan ở biển Bình Thuận
Nguồn: Lêkima Hùng (2018) https://toquoc.vn/nhung-buc-anh-gay-am-anh-ve-
rac-thai-nhua-tai-bo-bien-viet-nam-20190319182245421.htm
Việc giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường biển ở Đông Nam Á là một
nhiệm vụ đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ và tập trung từ các quốc gia trong khu vực.
Thông qua việc hợp tác và đưa ra những chính sách cụ thể, chúng ta có thể giảm

9
thiểu rác thải nhựa ra môi trường biển ở Đông Nam Á và xây dựng một khu vực
xanh hơn, sạch hơn và bền vững cho tương lai.

10
CHƯƠNG 2: HỢP TÁC TRONG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VỀ VẤN
ĐỀ RÁC THẢI NHỰA
2.1. Chủ trương, chính sách của ASEAN
2.1.1. Tuyên bố Bangkok về chống rác thải đại dương ở khu vực ASEAN và
Khuôn khổ hành động ASEAN về rác thải đại dương
Các nước ASEAN đã nỗ lực hợp tác trong việc giải quyết vấn đề rác thải
nhựa trên biển ở khu vực Đông Nam Á. Bắt đầu từ những cuộc họp trao đổi và
những văn kiện khác nhau, quá trình hợp tác hiện nay của ASEAN đã tiến triển
đáng kể. Cột mốc đánh dấu sự phát triển này là Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ
34. Từ hội nghị này, hai văn bản nền tảng trong hợp tác giải quyết rác nhựa biển
đã được ban hành, bao gồm Tuyên bố Bangkok về chống rác thải đại dương ở khu
vực ASEAN và Khuôn khổ hành động ASEAN về rác thải đại dương. Hai văn
bản đã khẳng định cam kết của các nước thành viên, đồng thời thúc đẩy tăng
cường hợp tác khu vực trong việc bảo vệ môi trường biển (Nguyen Thi Xuan Son,
2021).
2.1.1.1. Tuyên bố Bangkok về chống rác thải đại dương ở khu vực ASEAN
Vào ngày 22/06/2019, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 34 tổ chức ở Bangkok,
Thái Lan, lãnh đạo 10 nước thành viên đã đưa ra Tuyên bố Bangkok về chống rác
thải đại dương ở khu vực ASEAN (Bangkok Declaration on Combating Marine
Debris in ASEAN Region). Bản Tuyên bố có ý nghĩa nhấn mạnh Tầm nhìn Cộng
đồng ASEAN 2025, đặc biệt là Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội
ASEAN 2025 về việc bảo tồn, quản lí bền vững đa dạng sinh học và tài nguyên
thiên nhiên (Association of Southeast Asian Nations [ASEAN], 2019b). Qua đó,
thể hiện quyết tâm và cam kết của các nước thành viên trong việc hợp tác chống
rác thải nhựa đại dương.
Nội dung của bản Tuyên bố gồm một số điểm như sau (Nguyen Thi Xuan
Son, 2021):
- Đến năm 2025, tăng cường hành động chung giữa các nước thành viên
ASEAN với đối tác, nhằm ngăn chặn và giảm thiểu rác thải, rác thải biển, đặc biệt
các loại rác có nguồn từ đất liền.

11
- Khuyến khích các giải pháp tiếp cận theo hướng tích hợp từ đất liền ra
biển để giảm lượng rác thải. Đồng thời củng cố luật pháp quốc gia, tăng cường
hợp tác khu vực và quốc tế, bao gồm đối thoại chính sách và chia sẻ thông tin.
- Khuyến khích sự hỗ trợ từ các đối tác bên ngoài nhằm nâng cao năng lực
của các nước ASEAN.
- Thúc đẩy khu vực tư nhân tham gia và đầu tư vào việc ngăn ngừa và giảm
thiểu rác thải.
- Thúc đẩy triển khai các giải pháp mới nhằm gia tăng giá trị của nhựa và
nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, qua việc ưu tiên các chính sách kinh tế tuần
hoàn.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật
vào giải quyết vấn đề rác thải biển.
- Nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng với mục tiêu thay đổi hành vi
trong việc ngăn chặn và giảm thiểu rác thải biển.
2.1.1.2. Khuôn khổ hành động ASEAN về rác thải đại dương
Khuôn khổ hành động ASEAN về rác thải đại dương (ASEAN Framework
of Action on Marine Debris) bao gồm 4 lĩnh vực: (i) Hoạch định và hỗ trợ chính
sách; (ii) Nghiên cứu, đổi mới và nâng cao năng lực; (iii) Nhận thức, giáo dục và
tiếp cận cộng đồng; (iv) Sự tham gia của khu vực tư nhân. Mỗi lĩnh vực đều có
khung hành động chung và những hoạt động được đề xuất nhằm hỗ trợ cho việc
hợp tác giữa các bên trong tương lai (ASEAN, 2019a).
Khung hành động chung trong văn kiện được thể hiện cụ thể như sau:
(i) Hoạch định và hỗ trợ chính sách
- Thúc đẩy đối thoại chính sách trong khu vực về việc ngăn chặn và giảm
thiểu rác thải đại dương từ các hoạt động trên đất liền và trên biển, bằng cách nhấn
mạnh vấn đề, chia sẻ thông tin và củng cố cơ chế điều phối khu vực.
- Thiết lập các chính sách đa ngành làm chủ đạo đối với việc giải quyết vấn
đề rác thải biển trong chương trình nghị sự và ưu tiên phát triển của mỗi quốc gia
và ASEAN.
- Khuyến khích những nước thành viên thực hiện các luật và hiệp định quốc
tế có liên quan đến việc quản lý chất thải, như Phụ lục V của Công ước MARPOL,
12
Công ước Basel, Nghị quyết 3/7 của Hội đồng Môi trường Liên Hợp Quốc về Rác
biển và Vi nhựa.
- Xây dựng một kế hoạch hành động khu vực để chống rác thải biển trong
ASEAN qua việc áp dụng các chính sách tích hợp từ đất liền ra biển.
(ii) Nghiên cứu, đổi mới và nâng cao năng lực
- Biên soạn đường cơ sở khu vực về thực trạng và tác động của rác thải biển
trong ASEAN.
- Củng cố năng lực của khu vực, quốc gia, địa phương trong việc phát triển
và triển khai các sáng kiến, kế hoạch.
- Nâng cao tri thức khoa học, chuyển giao công nghệ hàng hải và thúc đẩy
các giải pháp sáng tạo để chống rác thải biển.
- Thúc đẩy việc tích hợp và ứng dụng tri thức khoa học nhằm nâng cao tính
khoa học của các quyết định, chính sách được đưa ra trong ngăn chặn và quản lí
rác thải biển.
(iii) Nhận thức, giáo dục và tiếp cận cộng đồng
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về thực trạng và tác động của rác thải
biển và vi nhựa.
- Đẩy nhanh các chiến lược, chương trình vận động chính sách nhằm thúc
đẩy sự thay đổi hành vi để chống rác thải biển, và kết hợp vấn đề rác biển trong
sáng kiến Văn hóa phòng ngừa của ASEAN.
- Xây dựng các diễn đàn để chia sẻ kiến thức, các giải pháp sáng tạo và
những biện pháp tối ưu nhằm chống lại rác thải biển.
(iv) Sự tham gia của khu vực tư nhân
- Thúc đẩy các hoạt động hợp tác với khu vực tư nhân và những thành phần
khác trong ngành công nghiệp để triển khai giải pháp đối với vấn đề rác thải biển.
- Khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư và đóng góp vào chống rác thải
biển.

13
2.1.2. Kế hoạch hành động khu vực ASEAN về chống rác thải nhựa đại
dương
Mặc dù hai văn kiện năm 2019 có ý nghĩa rất lớn đối với hợp tác khu vực
trong vấn đề rác thải biển, chúng chỉ dừng lại ở mức độ khuôn khổ hành động
chung và đề xuất một vài hoạt động cho các quốc gia. Để có những biện pháp cụ
thể hơn, từ tháng 10/2019 đến tháng 7/2020, Thái Lan đã xây dựng Kế hoạch hành
động khu vực ASEAN về chống rác thải đại dương (ASEAN Regional Action Plan
for Combating Marine Debris in the ASEAN Member States) với sự hỗ trợ của
Ngân hàng Thế giới. Bản Kế hoạch được ASEAN thông qua và ban hành vào
ngày 28/5/2021, sau đó được triển khai thực hiện trong thời gian 5 năm (2021-
2025).
Tổng thư kí ASEAN Dato Lim Jock Hoi nhận xét rằng bản Kế hoạch là
minh chứng cho lời phản hồi tập thể, hướng đến tương lai của các nước thành viên
với mục đích hỗ trợ chính sách, nền tảng khu vực và huy động nguồn lực để bổ
sung cho các hoạt động của mỗi quốc gia hiện nay. Kế hoạch hành động cũng thể
hiện một cam kết mới mạnh mẽ hơn của 10 nước thành viên, thông qua các hoạt
động khu vực phù hợp với chương trình nghị sự riêng của mỗi quốc gia trong giải
quyết vấn đề rác thải nhựa trên biển (Minh Nhật, 2022).
Bản Kế hoạch hành động khu vực ASEAN về chống rác thải đại dương
được xây dựng trên nền tảng 2 văn bản trước đó là Tuyên bố Bangkok về chống
rác thải đại dương ở khu vực ASEAN và Khuôn khổ hành động ASEAN về rác
thải đại dương. Chiến lược của kế hoạch được thể hiện như sau: triển khai các
hoạt động dựa trên 4 lĩnh vực trong Khuôn khổ hành động, theo 3 thành tố quan
trọng của chuỗi giá trị chất thải, gồm (1) giảm lượng đầu vào, (2) tăng cường thu
gom, (3) tạo giá trị tái sử dụng (ASEAN, 2021).
Bảng 2. 1. Kế hoạch hành động khu vực ASEAN về chống rác thải đại dương
Các thành tố của chuỗi giá trị chất thải
Tăng cường thu
4 Giảm lượng đầu Tạo giá trị tái sử
gom và giảm thiểu
lĩnh vào của hệ thống dụng chất thải
đầu ra
vực
2. Xây dựng 1. Soạn thảo sách 3. Soạn thảo sách
những nguyên tắc hướng dẫn khu hướng dẫn khu

14
hướng dẫn cho vực về các cơ chế vực về tiêu chuẩn
việc loại bỏ dần tài chính để đầu tư buôn bán rác thải
nhựa sử dụng một vào quản lí rác thải nhựa có trách
lần nhiệm, phân loại
và tái chế rác thải
nhựa
4. Soạn thảo sách
hướng dẫn các giải 6. Soạn thảo sách
Hoạch định
pháp tối ưu về việc hướng dẫn về giải
và hỗ trợ
nâng cấp tiêu pháp tối ưu trong
chính sách
chuẩn và yêu cầu việc giảm thiểu,
kỹ thuật khi dán thu gom và xử lí
nhãn và đóng bao rác thải trên biển
bì nhựa
5. Tiến hành kiểm
kê khu vực đối với
mua sắm công
xanh
8. Củng cố mạng 7. Sách hướng dẫn
lưới kiến thức khu các phương pháp
vực ASEAN về chung để đánh giá
Nghiên cứu, rác thải nhựa trên và giám sát rác thải
đổi mới và biển biển
nâng cao 10. Điều phối các
năng lực 9. Triển khai các chương trình đào
nghiên cứu khu tạo khu vực về
vực về vi nhựa quản lí nhựa và
chất thải
Nhận thức, 11. Phát triển các
12. Nâng cao nhận
giáo dục và chiến lược truyền
thức khu vực cho
tiếp cận cộng thông để thay đổi
người tiêu dùng về
đồng hành vi

15
dán nhãn và đóng
gói bao bì nhựa
13. Xây dựng diễn
14. Xây dựng diễn
đàn khu vực để hỗ
đàn khu vực để hỗ
Sự tham gia trợ kiến thức và
trợ cải tiến và đầu
của khu vực triển khai EPR
tư vào nhựa và
tư nhân (Trách nhiệm mở
quản lí chất thải
rộng của nhà sản
nhựa
xuất)
Nguồn: Tác giả lược dịch từ văn kiện
2.2. Vai trò của chủ trương, chính sách của ASEAN
2.2.1 Vai trò của Tuyên bố Bangkok về chống rác thải đại dương ở khu vực
ASEAN và Khuôn khổ hành động ASEAN về rác thải đại dương
Ảnh hưởng của hai chính sách:
- Đưa ra định hướng đồng thời đề ra cam kết giữa các quốc gia: Cả hai
chính sách đã đưa ra các mục tiêu cụ thể, trong đó Khuôn khổ hành động cung
cấp một khung hành động rõ ràng để giảm thiểu rác thải nhựa ra biển trong khu
vực. Đồng thời, hai chính sách đã thúc đẩy cam kết chung của các quốc gia thành
viên ASEAN trong việc chung tay hợp tác để giảm thiểu rác thải biển và bảo vệ
môi trường biển trong khu vực.
- Tạo nền tảng hợp tác khu vực và quốc tế: Hai chính sách nhấn mạnh sự
cần thiết trong việc hợp tác và chung sức giữa các quốc gia thành viên ASEAN
trong việc đối phó với rác thải biển, là bước tiến lớn hơn kể từ Tuyên bố của các
nhà lãnh đạo cấp cao Đông Á về Chống rác thải nhựa biển vào tháng 11 năm 2018
(The East Asia Summit Leaders’ Statement on Combating Marine Plastic Debris).
Tuy nhiên, nhận thức được bản chất không biên giới của rác thải và các tranh chấp
giữa các quốc gia đã cho thấy một điều quan trọng: sự tham gia và hợp tác của
các quốc gia ngoài ASEAN cũng rất quan trọng, là chìa khóa giải quyết hiệu quả
vấn đề rác thải nhựa đại dương và bảo vệ môi trường biển khỏi tác động tiêu cực
thông qua việc chia sẻ công nghệ, kỹ thuật và nguồn lực (Trajano & Gong, 2019).
- Xây dựng nền tảng pháp lý: Tuy hai chính sách mang tính chất là "soft
law", không phải là các công cụ có tính ràng buộc về mặt pháp lý thê nhưng cả
16
hai được đề cập ở cấp độ cao trong ASEAN, đã chứng tỏ sự quyết tâm của các
quốc gia trong việc xây dựng nền tảng pháp lý để giải quyết vấn đề rác thải nhựa
ở Đông Nam Á (Kamaruddin et al., 2022).
- Nâng cao nhận thức và giáo dục: Tuyên bố Bangkok và Khuôn khổ hành
động ASEAN đã nêu lên mức độ gia tăng nhanh chóng của rác thải nhựa trên biển
và các tác động tiêu cực của chúng đối với đa dạng sinh học biển, hệ sinh thái,
sức khỏe động vật và con người, giao thông hàng hải, giải trí và du lịch, cộng
đồng và nền kinh tế địa phương. Qua đó, tăng cường giáo dục người dân với mục
đích thay đổi hành vi hướng tới ngăn ngừa và giảm thiểu rác thải biển.
Điểm chưa tốt
- Thiếu tính ràng buộc: Cả hai chính sách đều không có tính ràng buộc pháp
lý đối với các quốc gia thành viên ASEAN, nghĩa là không yêu cầu các quốc gia
thành viên phải tuân thủ hay thực hiện các biện pháp cụ thể. Do đó, việc thực hiện
các cam kết và biện pháp được nêu trong tài liệu này hoàn toàn phụ thuộc vào ý
thức và ý chí của từng quốc gia. Việc này có thể dẫn đến sự thiếu đồng nhất và
không hiệu quả trong việc giảm thiểu rác thải nhựa.
- Thiếu cơ chế thực thi và giám sát: Vì không có tính ràng buộc về mặt pháp
lý, cả hai chính sách đều chưa đề cập rõ ràng đến các cơ chế thực thi cũng như
việc giám sát việc thực hiện các biện pháp và cam kết. Điều này có thể khiến các
nước thực hiện chính sách một cách thụ động và không đảm bảo được hiệu quả
thực tế.
2.2.2. Vai trò của Kế hoạch hành động khu vực ASEAN về chống rác thải
nhựa đại dương
Tác động:
- Nhận thấy được hậu quả nghiêm trọng của việc rác thải nhựa đang dần
phủ kín các đại dương, chính phủ và doanh nghiệp ở các quốc gia Đông Nam Á
đã đưa vấn đề xử lý rác thải nhựa lên hàng đầu trong các chương trình hành động
của họ. Ở Thái Lan, kể từ năm 2014, chính phủ đã đặt việc xử lý rác thải là một
ưu tiên trong chương trình hành động với các chính sách nhằm giảm việc sử dụng
túi nhựa và chai nhựa tại các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp, đồng thời cấm
sử dụng các sản phẩm nhựa tại các điểm đến du lịch. Thái Lan đã thành công trong
việc cấm 4 loại nhựa sử dụng một lần gồm túi nhựa mỏng có độ dày dưới 36

17
micron, hộp xốp đựng thức ăn, ống hút nhựa và ly nhựa vào năm 2022. Tại
Campuchia, các siêu thị lớn đã áp dụng mức phí nhất định lên túi ni lông nhằm
giảm thiểu mức độ sử dụng. Tại Lào, chính phủ nước này đang khuyến khích sử
dụng túi có thể tái sử dụng thay cho túi nilon ở các khu vực công cộng. Tại
Indonesia, chính phủ đã cam kết chi 1 tỷ USD mỗi năm để giảm 70% rác thải
nhựa trên biển vào năm 2025. Chính phủ Malaysia cũng đang xem xét cấm sử
dụng túi nhựa. Tại Philippines, mặc dù vẫn chưa có lệnh cấm sử dụng túi ni lông
trên toàn quốc nhưng chính quyền một số địa phương đã bắt đầu ra lệnh kiểm soát
việc sử dụng chúng. Ở một số TTTM cũng đã thay thế túi ni lông bằng túi giấy,
đồng thời khuyến khích khách hàng sử dụng túi xách có thể tái sử dụng hoăc mang
theo túi riêng để đựng hàng hóa. Tất cả những nỗ lực này đều hướng đến mục tiêu
chung là giảm thiểu ô nhiễm nhựa và bảo vệ môi trường biển (Minh Nhật, 2022;
The World Bank, 2021).
- Sự hợp tác và nghiên cứu của các tổ chức trong việc giải quyết vấn đề
quản lý chất thải nhựa tại Đông Nam Á: Mạng lưới Vườn ươm Doanh nghiệp
(The Incubation Network) và Chương trình Hợp tác Hành động toàn cầu về nhựa
(Global Plastic Action Partnership) đã hợp tác cùng nền tảng đổi mới UpLink của
WEF và Liên minh Xử lý chất thải nhựa để đưa ra Thử thách tái chế rác thải nhựa
Đông Nam Á nhằm nghiên cứu và triển khai những giải pháp đổi mới để giải
quyết vấn đề quản lý chất thải nhựa trong khu vực với mục tiêu xây dựng môi
trường bền vững và giảm thiểu tác động của rác thải nhựa trên môi trường (Minh
Nhật, 2022).
- Tăng cường hợp tác quốc tế: Khóa đào tạo tái chế nhựa dự án SEA-
PLASTIC-EDU (EU, Lào và Việt Nam) với mục tiêu giúp các trường đại học cập
nhật và hiện đại hóa các kiến thức về quản lý chất thải và tái chế nhựa, thúc đẩy
việc áp dụng các giải pháp tái chế nhựa bền vững vào trong hoạt động sản xuất
của doanh nghiệp. Dự án đã tạo nên sự giao lưu và chia sẻ kiến thức giữa các quốc
gia trong việc giải quyết vấn đề quản lý chất thải nhựa chung, đồng thời giúp
chuyển giao các công nghệ hiện đại từ EU - một khu vực có quy trình tái chế nhựa
phát triển sang các quốc gia Đông Nam Á (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên -
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2021).

18
Điểm tiến bộ
- Cụ thể hóa các mục tiêu và biện pháp: Kế hoạch hành động khu vực
ASEAN đã cụ thể hóa các mục tiêu và biện pháp cụ thể để giảm thiểu rác thải
biển thay vì chỉ định ra các nguyên tắc chung như trong hai chính sách trước, ví
dụ như đưa ra Các nguyên tắc hướng dẫn để loại bỏ dần đồ nhựa, bao bì và nhãn
mác sử dụng một lần; đưa ra các tiêu chuẩn cho tái chế, phân loại và kinh doanh
chất thải,...
- Xác định các lĩnh vực ưu tiên: Kế hoạch hành động khu vực ASEAN xác
định rõ các lĩnh vực ưu tiên trong việc giảm thiểu rác thải biển bao gồm việc tăng
cường quản lý rác thải, thúc đẩy việc sử dụng các vật liệu bền vững và tái sử dụng,
nghiên cứu, cải tiến và giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề này.
- Có các cơ chế hỗ trợ và giám sát: Kế hoạch hành động nhận được sự hỗ
trợ tài chính và hướng dẫn kỹ thuật từ Ngân hàng Thế giới (WB) thông qua
PROBLUE - một quỹ ủy thác đa nhà tài trợ, nhằm đưa ra cách tiếp cận tổng hợp
để giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa biển ở ASEAN trong 5 năm tới thông qua 14
hành động cấp khu vực. Bên cạnh đó, Kế hoạch cũng đề xuất các cơ chế giám sát
như Báo cáo hàng năm (Annual Report), Đánh giá giữa kỳ (Midterm Review) và
Đánh giá cuối cùng (Final Evaluation), cho phép đánh giá mức độ hiệu quả cũng
như tiến độ của các hoạt động (ASEAN, 2021).
Đề xuất để cải thiện Kế hoạch hành động khu vực ASEAN:
- Tăng cường mạnh mẽ sự hợp tác, phối hợp và cam kết giữa các quốc gia
thành viên của ASEAN: Giúp tạo nên môi trường đáng tin cậy hơn trong việc thực
thi các biện pháp của Kế hoạch hành động.
- Trao đổi kiến thức, kinh nghiệm cũng như chuyển giao các công nghệ
hiện đại giữa các nước: Mỗi quốc gia sẽ có những kinh nghiệm và phương pháp
riêng trong việc quản lý chất thải nhựa, việc trao đổi sẽ giúp các nước học hỏi
được những thành công cũng như thất bại của nhau trong việc thực thi các chính
sách, giúp tiết kiệm được nguồn lực cũng như thời gian. Bên cạnh đó việc chuyển
giao công nghệ hiện đại cho các nước trong khu vực sẽ giúp các nước chưa đủ
nguồn lực có thể gia tăng khả năng xử lý rác thải, giảm thiểu được lượng rác thải
ra môi trường biển.

19
- Thực thi và đánh giá các dự án thử nghiệm: Thông qua việc tiến chạy thử
các dự án giảm thiểu rác thải nhựa ra biển, các quốc gia có thể xác định được
những biện pháp hoặc hoạt động nào đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Đồng thời,
thông qua việc thực hiện các dự án thử nghiệm, các quốc gia có thể xác định được
những thách thức cũng như cơ hội của Kế hoạch hành động, từ đó giúp các quốc
gia có thể tận tận dụng tối đa các cơ hội cũng như giải quyết những khó khăn tồn
đọng.

20
CHƯƠNG 3: VIỆT NAM VỚI VẤN ĐỀ RÁC THẢI NHỰA Ở MÔI
TRƯỜNG BIỂN
3.1. Chủ trương chính sách của Nhà nước trong bối cảnh cụ thể
Trong tất cả các biện pháp để giảm thiểu rác thải nhựa ở vùng biển Việt
Nam thì áp dụng chính sách pháp luật là biện pháp có sức nặng lớn nhất đối với
nước ta hiện tại. Cụ thể vào ngày 10/5/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định 622/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình
nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững đưa ra các mục tiêu về quản lý rác thải,
trong đó có mục tiêu “đến năm 2030, ngăn ngừa, giảm đáng kể và kiểm soát được
các loại ô nhiễm biển, đặc biệt là từ các hoạt động trên đất liền, chú ý tới các rác
thải rắn, nước thải và ô nhiễm chất hữu cơ” liên quan trực tiếp đến kiểm soát các
loại ô nhiễm biển (Thủ tướng Chính phủ, 2017). Bên cạnh đó Việt Nam đã có
những cam kết chính trị mạnh mẽ và triển khai các hoạt động thiết thực nhằm
quản lý, giảm thiểu rác thải nhựa, trong đo đó có rác thải nhựa đại dương. Vào
ngày 22/10/2018 Nghị quyết 36-NQ/TW của Hội Nghị Lần Thứ Tám Ban Chấp
Hành Trung Ương Đảng Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển
Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề cập những nhiệm vụ quan
yếu phải thực hiện là ngăn ngừa, kiểm soát và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường
biển; tiên phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại dương (Ban Chấp
hành Trung ương, 2018). Ở các tỉnh, thành phố ven biển, 100% chất thải nguy
hại, chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn môi trường;
100% khu kinh tế, khu công nghiệp và khu đô thị ven biển được quy hoạch, xây
dựng theo hướng bền vững, sinh thái, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu,
nước biển dâng, có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đáp ứng các quy chuẩn,
tiêu chuẩn về môi trường. Hơn thế nữa, Nhà nước ta cũng đưa ra một số quy định
có liên quan đến chất thải nhựa áp dụng cho những đối tượng tham gia du lịch tại
Việt Nam bao gồm Luật Tài nguyên và Môi trường biển và hải đảo năm 2015 quy
định về hoạt động kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển, trong đó có nội dung
về chất thải. Hiện nay, việc quản lý chất thải nhựa được quy định rõ trong Kế
hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 ban
hành năm 2019.
Song song đó Nhà nước ta cũng tạo điều kiện để triển khai một số dự án
mũi nhọn. Điển hình là dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam”

21
(Dự án BMU) do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF-VN) và Chương
trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP-VN) tại Việt Nam đồng tổ chức. Dự kiến
thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2024. Dự án được thực
hiện với 4 phần gồm truyền thông; chính sách quản lý chất thải rắn; trách nhiệm
mở rộng của nhà sản xuất; đô thị giảm nhựa và khu bảo tồn biển. Được khởi động
bước đầu vào chiều ngày 26/11 tại thủ đô Hà Nội với mong muốn sẽ góp phần
giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa trên vùng biển Việt Nam. Bảo tồn sự đa dạng
sinh vật biển cũng như môi trường sâu dưới lòng đại dương. Đồng thời cũng
truyền bá những tư tưởng tốt đẹp, nâng cao ý thức tự giác và trách nhiệm của
người dân, doanh nghiệp đối với môi trường biển xinh đẹp.
Theo tôn chỉ của chính phủ ta các đơn vị truyền thông, Đài tiếng nói Việt
Nam, cơ quan quản lý báo chí ở trung ương và địa phương phối hợp với bộ Tài
nguyên và Môi trường sẽ tích cực thông tin, tuyên truyền về tác hại của rác thải
nhựa khó phân hủy đối với biển và đại dương nói chung cũng như sức khỏe của
con người nói riêng. Không dừng lại ở đó Nhà nước ta còn tích cực hợp tác quốc
tế, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ về xử lý rác
thải nhựa đại dương (United Nations Development Programme Vietnam
[UNDPVN], 2020).
3.2. Những thách thức phải đối mặt trong việc thực hiện các chính sách
Việc thực hiện các chính sách là việc làm lâu dài, cần có sự đồng bộ từ
chính phủ cho đến người dân. Rác thải nhựa lại là một loại rác thải khó xử lí,
chiếm số lượng lớn đối với nước ta và gây nhiều tác hại xấu đến môi trường và
sức khỏe con người. Vì thế yêu cầu phải có một hệ thống kĩ thuật hiện đại tối ưu
để xử lí chúng. Tuy nhiên sẽ đòi hỏi một lượng vốn đầu tư công nghệ khá lớn.
Ngoài ra khó khăn lớn nhất mà ta phải đối mặt là làm sao để ngăn chặn việc xả
rác thải nhựa tiếp diễn trên các vùng biển của ta, khi Việt Nam cũng đang trên con
đường phát triển du lịch mạnh mẽ để đẩy mạnh phát triển kinh tế. Nhiệm vụ đặt
ra là chính phủ nên sửa đổi cũng như bổ sung vào Luật bảo vệ môi trường, yêu
cầu các đơn vị sản xuất các sản phẩm nhựa chịu trách nhiệm chi trả cho việc xử lí
thải phẩm dựa trên số lượng bán ra trên thị trường. Bên cạnh đó xử phạt nghiêm
ngặt đối với những cá nhân, doanh nghiệp xả rác thải nhựa bừa bãi trong môi
trường biển. Song song đó phải tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền,
giáo dục để nâng cao ý thức tập thể trong vấn đề hạn chế rác thải nhựa đại dương.

22
3.3. Vai trò của sinh viên Quan hệ Quốc tế trong vấn đề về ô nhiễm nhựa
ở quốc gia
Với tư cách sinh viên thuộc ngành Quan hệ Quốc tế nói riêng và sinh viên
Việt Nam nói chung, nhóm tác giả cần phải cố gắng hơn nữa để không ngừng phát
triển, mang những đóng góp của mình đi xa hơn. Bên cạnh việc lan tỏa những
năng lượng, ý thức tích cực về việc bảo vệ và giữ gìn môi trường sống xung quanh
mình được trong sạch, tuyên truyền về những vấn nạn hiện có ở các vùng biển
Việt Nam, tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết và sâu rộng về môi
trường để dần nâng cao ý thức, dần hoàn thiện mình từ những hành động nhỏ nhất
trong cuộc sống, thay đổi thói quen sinh hoạt để không gây hại nhiều đến môi
trường. Từ đó cùng tuyên truyền đến mọi người về những vấn đề bức bối và các
giải pháp phù hợp, cùng nâng cao ý thức qua các hoạt động truyền thông và
chương trình tình nguyện, bởi nếu ta muốn thay đổi ý thức và hành vi của mọi
người thì chính chúng ta phải thay đổi trước. Hơn thế nữa, ngày nay càng có nhiều
các tổ chức, nhóm hoạt động vì môi trường được hình thành với mục đích cải tạo
môi trường sống tại nhiều nơi, gom nhặt rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa tại các
bờ sông, kênh rạch,... cùng với đó là các hoạt động truyền thông, quảng bá hình
ảnh hành động vì môi trường, đó là những cơ hội vô cùng hữu ích và ý nghĩa đối
với nhóm tác giả để tham gia và học hỏi nhiều hơn. Song song với đó, sinh viên
Quan hệ Quốc tế cũng là thế hệ trẻ sẽ tiếp nối công cuộc đóng góp, xây dựng một
xã hội lành mạnh, một đất nước phát triển nên việc tìm hiểu và kết nối thông tin,
tin tức thuộc ngành Quan hệ Quốc tế với các vấn đề về môi trường là rất cần thiết,
để có thể vận dụng nó vào những hoạt động trong tương lai. Chính con người
chúng ta là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc rác thải nhựa gây ô nhiễm trầm
trọng môi trường biển, vì vậy mà chúng ta phải và chỉ chúng ta mới có thể cứu
lấy môi trường đang bị hiểm hoại ngày càng nghiêm trọng ngoài kia qua việc nâng
cao ý thức và sửa chữa những hành vi thiếu suy nghĩ của mình. Đây là trách nhiệm
chung của toàn thể mọi người trong xã hội để mang lại môi trường sống đúng
nghĩa cho con người và các loài động thực vật, bảo toàn độ đa dạng sinh học của
tự nhiên.

23
PHẦN KẾT LUẬN
Qua đề tài, chúng ta đã có cái nhìn rõ ràng hơn về tầm quan trọng của môi
trường biển và sự nguy hại rất lớn đến từ rác thải nhựa, đã có sự hợp tác giữa các
quốc gia trong khu vực ASEAN nhằm đẩy lùi những tác hại của ô nhiễm nhựa
đến môi trường biển cũng như hành động của Việt Nam ta qua các chủ trương,
chính sách trong các bối cảnh cụ thể. Môi trường biển đã chịu rất nhiều ảnh hưởng
tiêu cực từ việc xả các loại rác thải nhựa từ hoạt động sinh hoạt, hoạt động sản
xuất của nhiều cá nhân, tổ chức, từ đó dẫn đến các tình trạng chất lượng nước
biển, môi trường sống và sinh sản của nhiều loài sinh vật giảm xuống đáng kể,
không những sự tồn tại của các loài động thực vật dưới biển bị đe dọa, con người
chúng ta cũng đã, đang và sẽ phải hứng chịu hậu quả khôn lường. Nhìn thấy tình
hình đó, các nước trong khu vực ASEAN đã đề ra các mục tiêu và biện pháp để
giảm thiểu lượng rác thải ra biển. Bên cạnh đó đã có nhiều tổ chức trên thế giới
đã ra sức thu gom, nhặt các loại rác thải nhựa trên biển, đồng thời truyền tải những
thông điệp bảo vệ môi trường, giảm thiểu lượng rác thải nhựa xả ra môi trường.
Kế hoạch Hành động thể hiện một cột mốc quan trọng đối với ASEAN, thể hiện
một cam kết tập thể mới, mạnh mẽ hơn thông qua các hành động khu vực, phù
hợp với các chương trình nghị sự quốc gia nhằm giải quyết thách thức môi trường
nghiêm trọng. Kế hoạch ủng hộ cam kết chung của ASEAN trong việc giải quyết
thách thức bằng cách giảm đầu vào nhựa vào hệ thống, tăng cường thu gom và
giảm thiểu rò rỉ, cũng như tạo ra giá trị cho việc tái sử dụng chất thải. ASEAN đã
và đang thông qua việc chuyển đổi cách thức và việc sử dụng sản phẩm có nguồn
gốc từ ngựa để hướng đến sự bền vững. Để làm được điều này, khu vực cần phải
có các khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ hơn nữa, cùng với đó các chính phụ cũng cần
có những cơ chế chính sách cụ thể để có thể thực thi kinh tế tuần hoàn để giúp
cho các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận nguồn vốn đầu tư vào các mô hình sản
xuất bền vững và giảm thiểu được lượng rác thải nhựa. Đối với vùng biển Việt
Nam, biển ven bờ cũng tồn tại rất nhiều những loại rác thải nhựa từ đất liền, những
vấn đề nhức nhối không ngừng thúc đầy nhà nước phải can thiệp. Và những năm
gần đây Việt Nam đã thể hiện trách nhiệm của mình khi tích cực tham gia đóng
góp ý kiến, kêu gọi sự đồng thuận của thế giới, ban hành hàng loạt chỉ thị, kế
hoạch, chương trình hành động,... Và mỗi cá nhân trong cộng đồng cũng mang
những vai trò nhất định, chúng ta có thể là người hủy hoại môi trường, nơi mình
sinh sống hay là người làm nên môi trường trong xanh và sạch sẽ, Hơn hết, việc
24
ngăn chặn bảo vệ sự bền vững của biển và đại dương, là trách nhiệm chung của
toàn xã hội.

25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Association of Southeast Asian Nations (ASEAN). (2019a). ASEAN
Framework of Action on Marine Debris. In.
Association of Southeast Asian Nations (ASEAN). (2019b). BANGKOK
DECLARATION ON COMBATING MARINE DEBRIS IN ASEAN REGION.
In.
Association of Southeast Asian Nations (ASEAN). (2021). ASEAN
Regional Action Plan for COMBATING MARINE DEBRIS in the ASEAN
Member States (2021-2025). In.
Ban Chấp hành Trung ương. (2018). Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến
lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045.
Curren, E., & Leong, S. C. Y. (2019). Profiles of bacterial assemblages
from microplastics of tropical coastal environments. Science of The Total
Environment, 655, 313-320.
https://doi.org/https://doi.org/10.1016/j.scitotenv.2018.11.250
International Union for Conservation of Nature and Natural Resources
(IUCN). (2021). Marine plastic pollution. https://www.iucn.org/resources/issues-
brief/marine-plastic-pollution
Kamaruddin, H., Maskun, Patittingi, F., Assidiq, H., Bachril, S. N., & Al
Mukarramah, N. H. (2022). Legal Aspect of Plastic Waste Management in
Indonesia and Malaysia: Addressing Marine Plastic Debris. Sustainability,
14(12), 6985. https://www.mdpi.com/2071-1050/14/12/6985
Law, K. L., Starr, N., Siegler, T. R., Jambeck, J. R., Mallos, N. J., &
Leonard, G. H. (2020). The United States’ contribution of plastic waste to land
and ocean. Science Advances, 6(44), eabd0288.
https://doi.org/10.1126/sciadv.abd0288
Lebreton, L. C. M., van der Zwet, J., Damsteeg, J.-W., Slat, B., Andrady,
A., & Reisser, J. (2017). River plastic emissions to the world’s oceans. Nature
Communications, 8(1), 15611. https://doi.org/10.1038/ncomms15611
Lêkima Hùng. (2018). Những bức ảnh gây ám ảnh về rác thải nhựa tại bờ
biển Việt Nam [Photograph]. Báo điện tử Tổ Quốc. https://toquoc.vn/nhung-buc-
anh-gay-am-anh-ve-rac-thai-nhua-tai-bo-bien-viet-nam-
20190319182245421.htm
Meijer, L. J. J., van Emmerik, T., van der Ent, R., Schmidt, C., & Lebreton,
L. (2021). More than 1000 rivers account for 80% of global riverine plastic
emissions into the ocean. Science Advances, 7(18), eaaz5803.
https://doi.org/10.1126/sciadv.aaz5803
Minh Nhật. (2022). Rác thải nhựa và hành động của các nước ASEAN.
https://aseanvietnam.vn/post/rac-thai-nhua-va-hanh-djong-cua-cac-nuoc-asean
Nguyễn Sơn, & Minh Thùy. (2022). Cảnh báo tình trạng ô nhiễm từ rác thải
nhựa. Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống. Retrieved July 27, 2023 from
https://suckhoedoisong.vn/canh-bao-tinh-trang-o-nhiem-tu-rac-thai-nhua-
169220819103436596.htm
Nguyen Thi Xuan Son. (2021). Policy on Marine Plastic Waste in Asean
and Viet Nam. Environmental Claims Journal, 33(1), 41-53.
https://doi.org/10.1080/10406026.2020.1775347
Ritchie, H., & Roser, M. (2018). Plastic Pollution.
https://ourworldindata.org/plastic-pollution#citation
Thanh Hiếu, & Thanh Thắng. (2022). Rác nhựa trở thành nỗi ám ảnh của
người dân ven biển [Photograph]. Báo điện tử VOV. https://vov.vn/xa-hoi/rac-
thai-nhua-tro-thanh-noi-am-anh-cua-nguoi-dan-ven-bien-post973029.vov
The World Bank. (2021). ASEAN Member States Adopt Regional Action
Plan to Tackle Plastic Pollution https://www.worldbank.org/en/news/press-
release/2021/05/28/asean-member-states-adopt-regional-action-plan-to-tackle-
plastic-pollution
Thu Hồng, & Đinh Thu. (2021). Ảnh: Rác thải nhựa trôi dạt lên bãi biển
đẹp nhất Thừa Thiên - Huế [Photograph]. Báo điện tử VTC NEWS.
https://vtc.vn/anh-rac-thai-nhua-troi-dat-len-bai-bien-dep-nhat-thua-thien-hue-
ar648133.html
Thủ tướng Chính phủ. (2017). Quyết định số 622/QĐ-TTg về việc ban hành
Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát
triển bền vững.
Trajano, J., & Gong, L. (2019). Combating Marine Debris: What After the
Bangkok Declaration? https://www.rsis.edu.sg/rsis-publication/nts/combating-
marine-debris-what-after-the-bangkok-declaration/
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. (2021). Dự
án SEA-PLASTIC-EDU đem lại nhiều kết quả tích cực, nâng cao nhận thức cộng
đồng về quản lý nhựa thải. https://hus.vnu.edu.vn/tin-tuc-su-kien/hoat-dong-
khoa-hoc/du-an-sea-plastic-edu-dem-lai-nhieu-ket-qua-tich-cuc-71768.html
United Nations Development Programme Vietnam (UNDPVN). (2020).
NATIONAL ACTION PLAN FOR MANAGEMENT OF MARINE PLASTIC
LITTER BY 2030. In.
United Nations Environment Programme (UNEP). (n.d.). Why do oceans
and seas matter? https://www.unep.org/explore-topics/oceans-seas/why-do-
oceans-and-seas-matter
Văn Ngân. (2023). Mỗi năm Việt Nam thải khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa.
Báo điện tử VOV. Retrieved July 27, 2023 from https://vov.vn/xa-hoi/moi-nam-
viet-nam-thai-khoang-18-trieu-tan-rac-nhua-post1021301.vov
Vũ Hưng. (2022). Thực trạng rác thải nhựa tại Việt Nam.
http://vjst.vn/vn/tin-tuc/7223/thuc-trang-rac-thai-nhua-tai-viet-nam.aspx

You might also like