Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

Đề cương môn dẫn luận

1.Các đơn vị và các quan hệ của ngôn ngữ


*Các đơn vị của ngôn ngữ gồm 4 đơn vị:
+Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà người ta có thể phân ra được trong chuỗi lời nói, có chức năng
nhận cảm và phân biệt nghĩa, ví dụ các âm [b], [t], [c]…
+Hình vị là một hoặc chuỗi kết hợp vài âm vị, biểu thị một khái niệm. Nó là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa.
Chức năng của hình vị là chức năng ngữ nghĩa (nghĩa từ vựng hoặc nghĩa ngữ pháp). Chẳng hạn ta có các
hình vị /book/ và /s/ trong từ books, hình vị /bàn/ và /ghế/ trong từ bàn ghế, các hình vị khác như: /ăn/,
/uống/, /ngủ/, /chơi/…
+Từ là chuỗi kết hợp của một hoặc một vài hình vị. Từ có chức năng gọi tên và chức năng ngữ nghĩa.
(VD: Xanh đỏ, nhà đẹp...)
+Câu là chuỗi kết hợp của một hay nhiều từ, chức năng của nó là chức năng thông báo.(VD: Ngôi nhà
này đẹp quá)
*Các quan hệ của ngôn ngữ:
-Quan hệ ngữ đoạn(quan hệ tuyến tính, quan hệ ngang)
+Là quan hệ nối kết các đơn vị ngôn ngữ thành chuỗi khi ngôn ngữ đi vào hoạt động
+Cơ sở của quan hệ này là tính hình tuyến
+Các đơn vị ngôn ngữ phải kết nối với nhau lần lượt trên một trục nằm ngang theo tuyến tính
+Các yếu tố có quan hệ ngữ đoạn với nhau luôn cùng thuộc 1 cấp độ và trực tiếp kết hợp với nhau để tạo
nên những đơn vị ở cấp độ cao hơn.
+Có những yếu tố đi liền nhau nhưng không trực tiếp tạo ra những đơn vị ở cấp độ cao hơn thì không có
quan hệ ngữ đoạn với nhau
(VD: “những bộ phim này rất hấp dẫn”
+Quan hệ giữa cụm từ: Những bộ phim này rất hấp dẫn
+Quan hệ giữa các từ trong 2 cụm từ trên: những-bộ-phim-này; rất-hấp-dẫn
+Quan hệ giữa 2 hình vị ở từ hấp- dẫn
+Quan hệ giữa các âm vị: nh-ư-ng, b-ô, p-h-i-m, n-a-y, r-a-t, h-a-p, d-a-n
-Quan hệ liên tưởng(quan hệ hinh, quan hệ dọc)
+Là quan hệ giữa các yếu tố có thể thay thế cho nhau trong 1 vị trí của chuỗi lời nói
+Đặc điểm: Các yếu tố tham gia vào quan hệ liên tưởng phải nằm trong một trường liên tưởng
+ÝN:Giúp ta lựa chọn từ chuẩn xác trong chuỗi lời nói
(VD: Trong câu “Nhân dân ta rất anh hùng” từ “nhân dân” có thể thay thế bằng "quân đội", "phụ nữ",
"thanh niên"…; ở vị trí của từ "ta", có thể thay bằng "Lào", Việt Nam,…; ở vị trí "anh hùng" có thể thay
thế bẵng "dũng cảm", "cần cù", "thông minh"…
+ Quan hệ cấp bậc: Là mối quan hệ giữa các loại đơn vị ở cấp độ thuộc các bậc chức năng khác nhau:
giữa âm vị với hình vị, giữa hình vị với từ, giữa từ với câu,… Quan hệ này làm cho ngôn ngữ trở thành
một thực thể có tầng, lớp, thứ bậc gồm nhiều lớp đơn vị đồng loại và khác loại, tạo cơ sở bên trong cho sự
hành chức của ngôn ngữ.
VD: các âm vị /b/,/uo/,/n/, thanh ngang tạo thành hình vị “buôn”, các âm vị /b/,/a/,/n/, thanh sắc tạo thành
hình vị “bán”; hình vị “buồn” và “bán” tạo thành từ “buôn bán” lại là thành tố để cấu tạo nên câu “Quanh
năm buôn bán ở mom sông”
2.Phân biệt ngôn ngữ và lời nói
*Ngôn ngữ: Là một hệ thống những âm, những từ được kết hợp với nhau theo những quy tắc nhất định,
được cộng đồng xã hội thừa nhận, dùng làm phương tiện thể hiện tư duy và giao tiếp giữa các thành viên
trong cộng đồng người đó. Ngoài ra nó còn là phương tiện để truyền đạt các giá trị văn hóa-lịch sử từ thế
hệ này sang thế hệ khác. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp ở dạng tiềm tàng, mang tính trừu tượng.(VD:
*Lời nói: Là chuỗi liên tục các tín hiệu ngôn ngữ được xây dựng lên theo các quy luật và chất liệu của
ngôn ngữ, ứng với nhu cầu biểu hiện của những nội dung, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, ý chí. Lời nói là
sản phẩm của hoạt động nói năng của con người, nhằm mục đích thể hiện tư duy, giao tiếp, định hướng
hoạt động. Lời nói là phương tiện giao tiếp ở dạng hiện thực hóa, tức là ở dạng hoạt động gắn liền với
những tư duy cụ thể, mang tính cá nhân(VD:
3.Vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ
a. Sự vô lý của các giả thuyết
-Bắt chước âm thanh không thể coi là điều kiện nảy sinh ra ngôn ngữ vì bản thân sự bắt chước âm thanh
không nói lên sự bắt chước để làm gì
-Nhu cầu biểu hiện tình cảm cũng không phải là điều kiện nảy sinh ra ngôn ngữ. Động vật và trẻ sơ sinh
cũng biết biểu hiện tình cảm nhưng chúng đều không có ngôn ngữ
-Thuyết tiếng kêu trong lao động dường như cũng nói đến nhu cầu phối hợp lẫn nhau trong tập thể nhưng
vẫn không nói rõ được điều kiện nảy sinh của ngôn ngữ vì nếu như vậy thì những động vật có thể phát ra
tiếng thở và có đời sống tập thể thì cũng có thể tạo ra ngôn ngữ
-Thuyết khế ước xã hội còn phi lý hơn bởi vì muốn có khế ước xã hội để tạo ra ngôn ngữ thì cần phải có
ngôn ngữ đã. Người nguyên thủy chưa có ngôn ngữ thì không thể nào bàn bạc với nhau về phương án tạo
ra ngôn ngữ được
-Còn về nhu cầu nói chuyện của các đạo sĩ với thần thánh mà Marr đưa ra thì nhu cầu đó cũng không thể
thúc đẩy tạo ra ngôn ngữ bởi vì không phải ai cungc là đạo sĩ mà ngôn ngữ thì mọi người đều vận dụng.
b. Lao động là điều kiện nảy sinh ra ngôn ngữ
-Theo Ăngghen “Đem so sánh con người với các loài động vật, ta sẽ thấy rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ
trong lao động và nảy sinh cùng với lao động, đó là cách giải thích duy nhất đúng về nguồn gốc của ngôn
ngữ”
Vậy theo quan điểm của Ăngghen thì lao động chẳng nảy sinh ra con người mà còn là điều kiện sáng tạo
ra ngôn ngữ
-Ngôn ngữ tiến triển theo qua strinhf tiến triển của con người. Đôi tay được giải phóng giúp con người có
thể chế tạo ra công cụ lao động, lao động có sáng tạo khác hẳn với lao động bản năng của con vật giúp tư
duy con người phát triển. Kiến trúc của loài ong và loài kiến cũng khá tinh vi nhưng: không sáng tạo,
không tự giác, theo bản năng, theo di truyền, không công cụ.
-Bản chất tư duy của con người là chỗ con người biết cải tạo tự nhiên, tư duy con người không thể tồn tại
trần trụi, thoát khỏi ngữ liệu, cho nên tư duy hình thành thì ngôn ngữ cũng hình thành
*Ngôn ngữ chỉ sinh ra do nhu cầu giao tiếp
Nhu cầu giao tiếp của con người cũng là do lao động quyết định. Lao động làm cho con người quây quần
hợp tác và có ý thức rõ ràng về lợi ích của việc hợp tác
 Cần phải trao đổi với nhau làm nảy sinh nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ
-Lao động quyết định sự ra đời của ngôn ngữ
-Lao động làm cho con người cần phải có ngôn ngữ để tư duy, hình thành tư tưởng, lấy nó làm nội dung
giao tiếp với nhau
*Con người có khả năng tạo ra ngôn ngữ
Khả năng ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động. Muốn có ngôn ngữ phải có tư duy trừu tượng và khả năng
phát âm rõ ràng, có như vậy thành quả của tư duy trừu tượng mới trở thành yếu tố ngữ nghĩa của ngôn
ngữ
4.Cách thức phát triển của ngôn ngữ. Giải thích 3 mặt của ngôn ngữ phát triển không đồng đều.
*Cách thức phát triển của ngôn ngữ:
Ngôn ngữ phát triển từ từ, liên tục, không nhảy vọt
-Không phát triển bằng cách phá hủy ngôn ngữ hiện có để tạo ra ngôn ngữ hoàn toàn mới
-Không phát triển đột biến bằng cách làm bùng nổ hay thay đổi hàng loạt những yếu tố cũ bằng những
yếu tố mới
-Quá trình biến đổi, phát triển của ngôn ngữ diễn ra từ từ nhưng liên tục bằng việc thay dần những yếu tố
cũ, lạc hậu bằng những yếu tố mới và tiến bộ
VD: trẫm, con sen, nô tì...../máy tính, phần mềm, lệch trình...
-Sau mỗi cuộc cách mạng xã hội có thể làm xuất hiện những từ mới, nhưng hệ thống ngữ pháp và kho từ
vựng cơ bản không thay đổi.
Ngôn ngữ phát triển từ từ, liên tục và không đột biến. Nó phát triển kế thừa và bảo
tồn những cái đã có. Mỗi chế độ XH mới, thế hệ mới đều sử dụng ngôn ngữ vốn có.
*Sự phát triển không đồng đều giữa các mặt:
-Vì trực tiếp phản ánh đời sống xã hội, cho nên từ vựng của ngôn ngữ, so với ngữ âm và ngữ pháp, là bộ
phận biến đổi nhiều và nhanh nhất. Từ vựng của một ngôn ngữ đã là bộ phận dễ chuyển biến nhất thì nó ở
trong tình trạng gần như biến đổi liên miên. Nhưng, cần phân biệt từ vựng nói chung và từ vựng cơ bản.
Phần chủ yếu của từ vựng trong một ngôn ngữ là vốn từ cơ bản, mà cái lõi của nó thì bao gồm tất cả
những từ gốc. Cái vốn ấy, so với từ vựng thì hẹp hơn nhiều, song nó sống rất lâu, cả hàng thế kỉ và cấp
cho ngôn ngữ một căn bản để cấu tạo từ mới. Như vậy, từ vựng nói chung biến đổi không ngừng, ngày
càng phong phú, nhưng những từ gốc, từ vựng cơ bản lại có "sức kiên định" rất lớn.
-Mặt ngữ âm của ngôn ngữ biến đổi chậm và không đều bởi vì nếu như ngữ âm mà biến đổi nhanh và
nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc giao tiếp bằng ngôn ngữ. Thường là, chỗ này xảy ra sự biến đổi
nhưng những chỗ khác vẫn giữ nguyên, do đó dẫn đến tình trạng khác biệt về ngữ âm giữa các địa
phương. Chẳng hạn, tiếng Việt toàn dân là "gạo, nước, gái"… trong khi ở một số địa phương vẫn là "cấu,
nác, cấy"…Ngữ âm chỉ thay đổi ở dạng biến thể ngữ âm.
-Hệ thống ngữ pháp cùng với từ vựng cơ bản là cơ sở của ngôn ngữ, cho nên nó biến đổi chậm nhất. Tất
nhiên, với thời gian, hệ thống ngữ pháp cũng biến đổi, cải tiến, tu bổ thêm làm cho những quy luật của nó
chính xác hơn, thậm chí cũng có thể bổ sung thêm các quy luật mới, song cơ sở của hệ thống ngữ pháp
vẫn được bảo tồn trong một khoảng thời gian rất lâu. Hệ thống ngữ pháp biến đổi còn chậm hơn nữa so
với từ vựng cơ bản.
5.Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt
-CSHT là toàn bộ quan hệ sản xuất ở một giai đoạn phát triển nào đó.
-KTTT: Là những quan điểm chính trị, pháp quyền, tôn giáo...của xã hội và các cơ quan tương ứng với
chúng
-Kttt là sản phẩm của csht, còn ngôn ngữ không do csht nào sinh ra, nó được hình thành từ xã hội và được
bảo vệ qua các thời đại
+Kttt luôn phục vụ cho 1 giai cấp nào đó nhưng ngôn ngữ thì khôn
->Ngôn ngữ không phụ thuộc và csht cũng không thuộc kttt, nó là 1 hiện tượng xã hội và là 1 hiện tượng
xã hội đặc biệt
-Tính chất đặc biệt của ngôn ngữ thể hiện ở những điểm sau:
-csht, kttt và ngôn ngữ đều có 1 điểm chung là phục vụ xã hội. Nhưng:
+Csht phục vụ xã hội về mặt kinh tế
+Kttt phục vụ xã hội bằng ý niệm về chính trị, pháp lý
+Ngôn ngữ không phục vụ xã hội với tư cách là một phương tiện giao tiếp, nó là một phương tiện giúp
con người hiểu biết lẫn nhau, cùng cộng tác, tổ chức trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn học, nghệ
thuật, tôn giáo.
+Ngôn ngữ không mang tính giai cấp nhưng lại là công cụ đấu tranh giai cấp rất hữu hiệu
->Đây là đặc điểm riêng biệt mà chỉ con người mới có.
6. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt.
Biểu hiện ở 6 yếu tố:
a)Tính phức tạp, nhiều tầng bậc
-Phức tạp:
+Bao gồm 1 số lượng lớn các đơn vị:âm vị, hình vị, từ, câu
+Âm vị thì đếm được nhưng các đơn vị khác thì không thể đếm được(Đó là chưa kể những từ ngữ mới
xuất hiện)
-Nhiều tầng bậc ở chỗ:
+Gồm nhiều hệ thống
+Trong lòng mỗi hệ thống lại bao chứa các hệ thống nhỏ hơn
TừTừ đơnĐơn đơn âm
đơn đa âm
Từ phứcTừ láy
Từ ghép
b)Tính đa trị
-Trong các hệ thống tín hiệu khác: Mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện có tính đơn trị,
nghĩa là một cái biểu hiện bằng một cái tự biểu hiện và ngược lại
-Trông ngôn ngữ :
+1 cái biểu hiện bằng nhiều cái biểu hiện( từ đa nghĩa, từ đông âm)
c)Tính hình tuyến của tín hiệu ngôn ngữ:
-Các tín hiệu ngôn ngữ lần lượt xuất hiện theo tuyến tính (thời gian) tạo thành chuỗi
lời nói (hoặc trên chữ viết).
-Tính hình tuyến của tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở chỗ chúng phải lần lượt kế tiếp
nhau mà không thể xuất hiện đồng thời. Âm nọ rồi đến âm kia, từ này rồi đến từ khác tạo
thành một chuỗi (biểu hiện ngôn ngữ âm thanh và chữ viết)
d)Tính năng sản
-Tín hiệu ngôn ngữ có thể tạo ra các tín hiệu mới cho hệ thống của mình dựa trên những tín hiệu đã có:
+Cấu tạo từ
+Phát triển từ mới cho phù hợp với những khái niệm, những sự vật, những hiện tượng mới xuất hiện
(VD: bàn, bàn bạc, bàn luận, bàn thảo, bàn tán, ..)
e)Tính độc lập tương đối
-Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, có quy luật phát triển nội tại của mình, không lệ thuộc vào ý
chí nguyện vọng của cá nhân ->độc lập
-Bằng những chính sách ngôn ngữ cụ thể, ta có thể điều chỉnh ngôn ngữ phát triển theo những hướng nhất
địnhđộc lập tương đối
-Ngôn ngữ có tính chất xã hội có quy luật phát triển nội tại của mình không lệ thuộc vào ý muốn của cá
nhân. Tuy nhiên vẫn có thể tạo điều kiện cho ngôn ngữ phát triển theo những hướng nhất định
f)Giá trị đồng đại và lịch đại
-Ngôn ngữ tồn tại qua các thời đại. Các thế hệ sau luôn kế thừa những thành quả ngôn ngữ mà thế hệ
trước đã có và phát triển hơn nữa
-Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người trong cùng một thời đại, trong mọi thời đại, mọi giai
đoạn lịch sử khác nhau
7.Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội
Theo Mác-Ăngghen: Ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn. Ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả những người
khác nữa, như vậy là cũng tồn tại lần đầu tiên cho bản thân tôi nữa. Và cũng như ý thức, ngôn ngữ sinh ra
là do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác
Theo quan điểm của Mác và ăngghen thì bản chất xã hội thể hiện ở 2 khía cạnh:
+Thể hiện ý thức xã hội
+Phục vụ xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp chung
-Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội vì:
+ Ngôn ngữ chỉ nảy sinh, tồn tại và phát triển trong XH loài người và phụ thuộc vào
XH.
+ Ngôn ngữ phục vụ cho toàn thể XH với tư cách là phương tiện giao tiếp.
+ Ngôn ngữ mang bản sắc của từng cộng đồng XH (thể hiện ý thức xã hội)
+ Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội
8. Chứng minh ngôn ngữ là một hệ thống
-KN: Hệ thống (system) là một tập hợp các bộ phận hoạt động phụ thuộc lẫn nhau để đạt mục đích chung.
Hệ thống có nhiều cấp độ, từ nhóm, tổ chức, quốc gia, liên quốc gia.
-Nói ngôn ngữ là hệ thống bởi ngôn ngữ bao gồm các đơn vị và quy tắc kết hợp các đon vị đó để tạo
thành lời nói chung trong giao tiếp
-gồm 4 đơn vị ngôn ngữ: +Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà người ta có thể phân ra được trong chuỗi
lời nói, có chức năng nhận cảm và phân biệt nghĩa, ví dụ các âm [b], [t], [c]…
+Hình vị là một hoặc chuỗi kết hợp vài âm vị, biểu thị một khái niệm. Nó là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa.
Chức năng của hình vị là chức năng ngữ nghĩa (nghĩa từ vựng hoặc nghĩa ngữ pháp). Chẳng hạn ta có các
hình vị /book/ và /s/ trong từ books, hình vị /bàn/ và /ghế/ trong từ bàn ghế, các hình vị khác như: /ăn/,
/uống/, /ngủ/, /chơi/…
+Từ là chuỗi kết hợp của một hoặc một vài hình vị. Từ có chức năng gọi tên và chức năng ngữ nghĩa.
(VD: Xanh đỏ, nhà đẹp...)
+Câu là chuỗi kết hợp của một hay nhiều từ, chức năng của nó là chức năng thông báo.(VD: Ngôi nhà
này đẹp quá)
-gồm 3 quan hệ ngôn ngữ: -Quan hệ ngữ đoạn(quan hệ tuyến tính, quan hệ ngang)
+Là quan hệ nối kết các đơn vị ngôn ngữ thành chuỗi khi ngôn ngữ đi vào hoạt động
+Cơ sở của quan hệ này là tính hình tuyến
+Các đơn vị ngôn ngữ phải kết nối với nhau lần lượt trên một trục nằm ngang theo tuyến tính
+Các yếu tố có quan hệ ngữ đoạn với nhau luôn cùng thuộc 1 cấp độ và trực tiếp kết hợp với nhau để tạo
nên những đơn vị ở cấp độ cao hơn.
+Có những yếu tố đi liền nhau nhưng không trực tiếp tạo ra những đơn vị ở cấp độ cao hơn thì không có
quan hệ ngữ đoạn với nhau
(VD: “những bộ phim này rất hấp dẫn”
+Quan hệ giữa cụm từ: Những bộ phim này rất hấp dẫn
+Quan hệ giữa các từ trong 2 cụm từ trên: những-bộ-phim-này; rất-hấp-dẫn
+Quan hệ giữa 2 hình vị ở từ hấp- dẫn
+Quan hệ giữa các âm vị: nh-ư-ng, b-ô, p-h-i-m, n-a-y, r-a-t, h-a-p, d-a-n
-Quan hệ liên tưởng(quan hệ hinh, quan hệ dọc)
+Là quan hệ giữa các yếu tố có thể thay thế cho nhau trong 1 vị trí của chuỗi lời nói
+Đặc điểm: Các yếu tố tham gia vào quan hệ liên tưởng phải nằm trong một trường liên tưởng
+ÝN:Giúp ta lựa chọn từ chuẩn xác trong chuỗi lời nói
(VD: Trong câu “Nhân dân ta rất anh hùng” từ “nhân dân” có thể thay thế bằng "quân đội", "phụ nữ",
"thanh niên"…; ở vị trí của từ "ta", có thể thay bằng "Lào", Việt Nam,…; ở vị trí "anh hùng" có thể thay
thế bẵng "dũng cảm", "cần cù", "thông minh"…
-Quan hệ cấp bậc:
+ Quan hệ cấp bậc: Là mối quan hệ giữa các loại đơn vị ở cấp độ thuộc các bậc chức năng khác nhau:
giữa âm vị với hình vị, giữa hình vị với từ, giữa từ với câu,… Quan hệ này làm cho ngôn ngữ trở thành
một thực thể có tầng, lớp, thứ bậc gồm nhiều lớp đơn vị đồng loại và khác loại, tạo cơ sở bên trong cho sự
hành chức của ngôn ngữ.
VD: các âm vị /b/,/uo/,/n/, thanh ngang tạo thành hình vị “buôn”, các âm vị /b/,/a/,/n/, thanh sắc tạo thành
hình vị “bán”; hình vị “buồn” và “bán” tạo thành từ “buôn bán” lại là thành tố để cấu tạo nên câu “Quanh
năm buôn bán ở mom sông”
9. Khái niệm về giao tiếp, các chức năng của giao tiếp
*KN: Giao tiếp là hoạt dộng tiếp xúc thường xuyên giữa con người với con người thông qua một phương
tiện nào đó, nhằm mục đích nhất nào đó.
*Các chức năng của giao tiếp gồm 6 chức năng:
-Chức năng thông tin: Qua giao tiếp sẽ thu nhận được sự hiểu biết, những tri thức mới về thế giới
-Chức năng tạo lập, phá vỡ mối quan hệ: Qua giao tiếp có thể xác định một quan hệ thân hữu hoặc phá vỡ
các quan hệ thân hữu
-Chức năng giải trí: giao tiếp giúp con người giải toả những lo toan, phiền muộn, giảm căng thẳng
-Chức năng tuẹ biểu hiện: Qua giao tiếp con người bày tỏ những đặc điểm, sở thích, ưu-nhược điểm, thái
độ, tình cảm đối với thông tin được nói đến hoặc đối với người giao tiếp
-Chức năng hành động: Qua giao tiếp chúng ta thúc đẩy hành động
10. Tại sao nói ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất của con người
Trong cuộc sống, con người thường có nhu giao tiếp, một số phương tiện con người
Dụng để giao tiếp như: cái vẫy tay, cử chỉ, điệu bộ, tiếng trống, tiếng chuông, hệ thống đèn
giao thông…trong đó có ngôn ngữ.
- Con người luôn có nhu cầu giao tiếp để trao đổi tư tưởng, tình cảm, thông tin... với
nhau. Giao tiếp bằng ngôn ngữ có 2 dạng cơ bản: nói/nghe; viết/ đọc. Trong đó ngôn ngữ là
phương tiện:
+ Xét về lịch sử : có lịch sử lâu đời ra đời cùng với con người và XH loài người.
+ Xét về không gian và phạm vi hoạt động: mọi nơi, thuộc các lĩnh vực khác nhau.
+ Xét về khả năng: trao đổi nội dung thông tin sâu sắc, tế nhị nhất; chỉ có ngôn ngữ
mới có khả năng diễn đạt tâm tư, suy nghĩ...của con người mà các phương tiện giao tiếp
không biểu đạt hết. Đặc biệt, trong TP văn chương, nhờ ngôn ngữ, con người thể hiện bức
tranh hiện thực cuộc sống, quan điểm, tư tưởng, tình cảm, thế giới quan của mình và lưu giữ
cho thế hệ mai sau.
+Nhờ ngôn ngữ, con người thống nhất những quy ước cho các phương tiện giao tiếp
khác. Con người sử dụng chữ viết, các tín hiệu công thức trong KH kĩ thuật đã chứng minh
điều đó.
+ Nhờ giao tiếp bằng ngôn ngữ là điều kiện làm cho ngôn ngữ hình thành và phát
triển.
Xét tính lợi ích của giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm 3 mặt sau:
- Tính tiện lợi: cao nhất so với các phương tiện giao tiếp khác
- Tính hiệu quả: đem lại hiệu quả cao nhất, nhanh nhất, sâu sắc nhất so với các
phương tiện giao tiếp như kí hiệu, âm nhạc, điêu khắc, …Ngôn ngữ còn là phương tiện để
con người quy ước và hiểu các phương tiện giao tiếp khác.
- Tính phổ thông, phổ cập và đa dụng: Ngôn ngữ không phân biệt địa vị, tuổi
tác…mọi người trong cộng đồng cùng sử dụng ngôn ngữ chung được thống nhất trong cộng
đồng để giao tiếp với nhau. Mặt khác, chỉ có ngôn ngữ con người mới biểu hiện những tâm
tư, tình cảm, suy nghĩ, nhận thức của mình với người khác và có thể nhờ ngôn ngữ mà lưu
truyền cho thế hệ mai sau.
* Tóm lại: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất vì:
- Về mặt số lượng; nó phục vụ đông đảo mọi thành viên trong cộng đồng xã hội một
cách dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi.
- Về mặt chất lượng: nó giúp các thành viên trong cộng đồng có thể bộc lộ tất cả các
nhu cầu giao tiếp trong mọi lĩnh vực của cuộc sống
11. Chức năng làm phương tiện tư duy của con người
- Chức năng làm công cụ tư duy. Ngôn ngữ là phương tiện, là "nơi tàng trữ" các kết quả của hoạt động tư
duy. Các hiểu biết, các trải nghiệm và tri nhận của con người về thế giới vật chất và tinh thần của nhân
loại đều được tàng trữ trong ngôn ngữ. Nó chính là phương tiện phản ánh tư duy.
Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Không có từ nào, câu nào mà lại không biểu hiện khái niệm
hay tư tưởng. Ngược lại không có ý nghĩa tư tưởng nào không tồn tại dưới dạng ngôn ngữ. Là biểu hiện
thực tế của tư tưởng.
Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng. Ý nghĩa tư tưởng chỉ trở nên rõ ràng khi
được biểu hiện bằng ngôn ngữ
12. Ngôn ngữ và tư duy thống nhất nhưng không đồng nhất
*Ngôn ngữ và tư duy thống nhất: Ngôn ngữ và tư duy luôn gắn bó mật thiết với nhau, chúng cùng ra đời
và cùng nhau phát triển cùng với sự phát triển của loài người. Ngôn ngữ là phương tiện tư duy
-Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Không có từ nào, câu nào mà lại không có ý nghĩa, tư
tưởng nào không tồn tại dưới dạng ngôn ngữ. Ngôn ngữ là biểu hiện thực tế của tư tưởng.
- Ngôn ngữ tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành tư tưởng. Mọi ý nghĩ, tư tưởng chỉ trở nên rõ ràng
khi được biểu hiện ra bằng ngôn ngữ. Những ý nghĩ chưa được biểu hiện ra bằng ngôn ngữ chỉ là những ý
nghĩ không rõ ràng, phản ánh cái điều lơ mơ chứ chưa hiểu biết thực sự.
* Tuy nhiên ngôn ngữ và tư duy không phải là 1, nên có nững điểm khác biệt như sau:
- Ngôn ngữ là vật chất còn tư duy là tinh thần
- Tư duy có tính nhân loại còn ngôn ngữ có tính dân tộc. Mọi người đều suy nghĩ như nhau nên quy luật
tư duy là chung cho nhân loại, Nhưng các ý nghĩ, các tư tưởng lại được biểu hiện bằng những cách khác
nhau trong các ngôn ngữ khác nhau.
- Những đơn vị của tư duy không đồng nhất với các đơn vị của ngôn ngữ. Logic học nghiên cứu các quy
luật của tư duy, phân biệt khái niệm, phán đoán và suy lí. Những đơn vị này không trùng với các đơn vị
ngôn ngữ như từ, hình vị, câu.
- Nhiều khi nói khác nghĩ VD:
13. Cơ sở xã hội của ngữ âm
Ngữ âm là âm thanh của ngôn ngữ
*Cơ sở xã hội: Âm thanh tự bản thân không mang ý nghĩa, nó chỉ đóng vai trò làm chức năng giao tiếp,
và trở thành tín hiệu khi được xã hội tổ chức lại để biểu đạt tư tưởng
Giá trị phân biệt của âm thanh trước hết là do sự ước định của cộng đồng người sau nữa được hình thành
trong lịch sử
Mặt xã hội của ngữ âm còn cho phép hệ thống ngữ âm có những biến hóa trong quá trình phát triển lịch
sử của nó
14. Phân biệt nguyên âm và phụ âm
-Nguyên âm
+ Do thanh cấu tạo nên, nó có đường cong biểu diễn tuần hoàn.
+ Nguyên âm luồng hơi ra tự do.
+ Luồng hơi yếu.
+ Cấu âm với sự căng thẳng toàn thể khí quản phát âm.
-Phụ âm
+ Tiếng động có đường cong bỉu dĩn không uần hoàn.
+ Cản rở không khí.
+ Luồng hơi mạnh.
+ Cấu âm căng thẳng cục bộ, tức chỉ ở nơi gây nên sự chở ngại cho luồng không khí đi ra hoặc đi vào.
15. Khái niệm từ vựng. Neu biến thể của từ vựng, phân biệt thành ngữ và quán ngữ
*Khái niệm từ vựng: từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của một ngôn ngữ được vận dụng độc lập, được tái
hiện tự do trong lời nói để xác định nên câu. Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và
hình thức
*Biến thể của từ vựng:
-Biến thể hình thái hoc: Là hình thái ngữ pháp khác nhau của 1 từ(không lam thay đổi hạt nhân ngữ nghĩa
của từ) ví dụ:book/books
-Biến thể ngữ âm-hình thái học: Là những dạng khác nhau của từ về mặt ngữ âm và cấu tạo từ. vd: lớn-
nhớn, nhanh nhẹn-lanh lẹn
-Biến thể từ vựng-ngữ nghĩa: mỗi từ có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau. Mỗi lần sử dụng, chỉ một trong
những ý nghĩa của nó được thực hiện hóa. Mỗi ý nghĩa được thực hiện hóa như vậy là một biến thể từ
vựng-ngữ nghĩa(Vd: từ ấm: mùa xuân này rất ấm-giọng cô ấy rất ấm)
*Phân biệt thành ngữ và quán ngữ
-Thành ngữ:Là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình tượng và
gợi cảm – VD: Lên voi xuống chó
-Quán ngữ: Là cụm từ cố định, là cách nói quan hệ nhằm mục đích đưa đẩy, gây ra sự chú ý, tạo tình
huống giao tiếp hoặc không khí giao tiếp- VD: Nói một cách khác, khí không phải, như đã nói
16. Phân biệt căn tố và phụ tố
Căn cứ vào ý nghĩa người ta chia các từ tố thành hai loại : chính tổ và phụ tố. Chính tố là hình vị mang ý
nghĩa từ vựng , còn phụ tố là hình vị mang ý nghĩa từ vựng bổ sung hoặc ý nghĩa ngữ pháp . Ý nghĩa của
chính tố thì cụ thể có liên hệ lôgic với đối tượng , còn ý nghĩa của phụ tố thì trừu tượng , có liên hệ lôgic
với ngữ pháp . Ý nghĩa của chính tổ hoàn toàn độc lập ( tự nghĩa ) , còn ý nghĩa của phụ tố không độc lập
( trợ nghĩa ) , nó chỉ được rõ ràng khi nằm trong kết cấu của từ . Thí dụ : Trong từ teacher “ thầy giáo ”
của tiếng Anh , teach – là chính tố , biểu thị khái niệm “ dạy ” còn — er là phụ tố . Bản thân – er không
tồn tại độc lập với ý nghĩa nào cả . Khi kết hợp với các chính tố khác , nó bổ sung cho chính tố ý nghĩa “
người hành động
17.Các tiểu từ xét về mặt cấu tạo
a ) Từ đơn là từ chỉ có một hình vị chính tố.
b ) Từ phái sinh là từ gồm chính tố kết hợp với phụ tố cấu tạo từ. kindness “ lòng tốt ” trong tiếng Anh.
c ) Từ phức Từ phức là sự kết hợp của hai hoặc hơn hai chính tố.
d ) Từ ghép Từ ghép là những từ cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn hai từ độc lập. Từ ghép rất phổ
biến ở các ngôn ngữ Đông Nam Á . Căn cứ vào hệ giữa các thành tố , có thể chia ra từ ghép đẳng lập và
từ ghép chính phụ.
e ) Từ láy Từ láy là những từ cấu tạo bằng cách lặp lại thành phần âm thanh của một hình vị hoặc một từ .
Từ láy phổ biến ở các ngôn ngữ đông và đông nam châu Á . Có thể phân ra từ láy hoàn toàn và từ láy bộ
phận . Từ láy rất hạn chế trong các ngôn ngữ Ấn – Âu .
18. Phân biệt ý nghĩa ngữ pháp và ý nghĩa từ vựng
*Phân biệt tính chất ở sự khái quát hóa
-Ở từ vựng là sự khái quát từ những sự vật, hiện tượng trong đời sống hằng ngày. (VD: Cá động vật có
xương sống ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang)
-Ở ngữ pháp là khái quát từ chính các đơn vị ngôn ngữ
+Khái quát hóa trên cơ sở của sựu đối lập ở các dạng thức khác nhau của từ: ý nghĩa về giống, thời...hay
đặc điểm hoạt động ngữ pháp của chúng. (VD: Ý nghĩa vị từ của các từ: ăn, nói, đọc, tốt...
Ý nghĩa đại từ: tôi, mày, nó...)
+Khái quát hóa trên cơ sở đối lập về vị trí của các đại từ trong câu (VD: tôi yêu em <->Em yêu tôi)
*Phương tiện biểu hiện:
-Ý nghĩa từ vựng được biểu hiện bằng các phương tiện từ vựng như từ, ngữ(VD: Người việt dùng phương
tiện từ vựng để phân biệt ý nghĩa về giống như: nam-nữ, đực-cái...)
-Ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện bằng phương tiện ngữ pháp. Phương tiện ngữ pháp là phương tiện hình
thức thể hiện ý nghĩa ngữ pháp. Những phương tiện ngữ pháp phổ biến là phụ tố, biến dạng chính tố,
trọng âm, ngữ điệu, lặp...
19. phân biệt các loại ý nghĩa ngữ pháp
*Phân biệt ý nghĩa tự thân và ý nghĩa quan hệ
+ ý nghĩa ngữ pháp tự thân là loại ý nghĩa vốn có của ngữ pháp. VD: hoa, mây, sông, núi...... ( chỉ sự vật)
+ Ý nghĩa quan hệ là ý nghĩa do mối quan hệ của đơn vị ngôn ngữ với các đơn vị khác trong lời nói đem
lại. VD: trong câu “mèo vờn chuột” từ “mèo” biểu thị chủ thể của hoạt động vồ, còn từ “chuột” biểu thị
đối tượng. nhưng trong câu “chuột lừa mèo” thì “chuột” mang ý nghĩa chủ thể và từ “mèo” mang ý nghĩa
đối tượng của hoạt động. các ý nghĩa “chủ thể”, “đối tượng” chỉ nảy sinh do những mối quan hệ giữa các
từ trong các câu cụ thể.
*ý nghĩa ngữ pháp thường trực và ý nghĩa ngữ pháp lâm thời:
+ ý nghĩa ngữ pháp thường trực là loại ý nghĩa ngữ pháp luôn luôn đi kèm ý nghĩa từ vựng, thường trực,
vốn có của từ.
+ ý nghĩa lâm thời là loại ý nghĩa chỉ xuất hiện ở một số dạng thức nhất định của đơn vị. VD như trong
câu “ tôi đọc sách” thì “tôi” là chủ thể của hoạt động, còn “ sách” là đối tượng của hoạt động. Nhưng
trong những trường hợp khác thì lại được xác đinh khác, như trong câu “ mẹ tặng tôi một quyển sách” thì
lúc này “tôi” không đóng vai trò là chủ thẻ của họa động nữa là lúc này nó đóng vai trò là đối tượng của
hoạt động.
Phối hợp cả hai hướng phân loại trên ta có thể nói đến 3 loại YNNP
-YN quan hệ
-YN tự thân thường trực
-YN tự thân không thường trực
20. Các phương thức ngữ pháp phổ biến
*Phương thức phụ tố
-KN: Phương thức phụ tố có thể được sử dụng để bổ sung ý nghĩa từ vựng cho chính tố, nhằm tạo nên
một từ mới. Nó cũng có thể được sử dụng để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của từ(VD: books)
*Phương thức biến tố bên trong(luôn phiên âm vị học, biến dạng chính tố)
+ Phương thức biến dạng chính tố: là phương thức biến đổi một bộ phận của chính tố để thể hiện sự thay
đổi ý nghĩa ngữ pháp. Ví dụ trong từ “hamir – con lừa” -> “himar- những con lừa” ; “foot – bàn chân số
ít” => “feet – bàn chân số nhiều”.
+ Phương thức thay chính tố: là phương thức thay đổi hoàn toàn vỏ ngữ âm của từ để biểu thị sự thay đổi
ý nghĩa ngữ pháp. Ví dụ từ “good: tốt” -> “better: tốt hơn”; “bad: xấu” -> “worse: xấu hơn”.
+ Phương thức trọng âm: là phương thức sử dụng trọng âm để thể hiện sự phân biệt ý nghĩa từ vựng của
các từ hay để phân biệt ý nghĩa ngữ pháp của các dạng thức từ.
+Phương thức lặp: là phương thức mà lặp lại toàn bộ hay một bộ phận vỏ ngữ âm của chính tố để tạo nên
một từ mới hoặc một dạng mới của từ. Ví dụ: “người (số ít) – người người (số nhiều)”; “ngày (số ít) –
ngày ngày (số nhiều)”; “vui (mức độ bình thường) – vui vui (mức độ thấp)”.
+ Phương thức hư từ: là phương thức sử dụng hư từ đi kèm với các thực từ để làm thay đổi về mặt ý nghĩa
ngữ pháp của từ.
+ Phương thức trật tự từ: là phương thức sắp xếp trật tự các từ trong một câu để làm thay đổi ý nghĩa ngữ
pháp của câu. Ví dụ câu trần thuật : anh ấy là sinh viên; câu nghi vần: anh ấy có phải sinh viên không?
+ Phương thức ngữ điệu: là phương thức sử dụng ngữ điệu để biểu thị ý nghĩa tình thái của các câu như
tường thuật, nghi vấn, khẳng định, phủ định.
Ví dụ: dùng hư từ có.. không để hỏi và phán âm nhấn mạnh vào từ cần hỏi: Anh có đi không? ; lên giọng
hoặc xuống giọng phù hợp đối với các kiểu câu tương ứng.
21. Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập(tiêu biểu là tiếng việt, tiếng hán)
-Từ không biến đổi hình thái: Hình thái của từ nó không chỉ ra mối quan hệ giữa các từ trong câu, không
chỉ ra chức năng cú pháp của các từ. Qua hình thái, các từ dường như không có quan hệ với nhau, đứng ở
trong câu tương tự như đứng một mình biệt lậpđơn lập
VD: Họ đang đọc sách/Tôi đã đọc sách/Bạn sẽ đọc sách
-Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và một trật tự từ
VD: +Ngôi nhànhững ngôi nhà/đọc sáchsẽ/đang/đã đọc sách
+Mình nhớ ta/ta nhớ mình
-Tính phân tiết: Các từ đơn tiết làm thành hạt nhân cơ bản của từ vựng. Phần lớn những đơn vị được gọi
là từ ghép, được cấu tạo từ các từ đơn tiết này. Ranh giới âm tiết thường trùng với các hình vị, hình vị
không phân biệt với các từ.
VD: Cỏ non xanh tận chân trời/Cành lê trắng điểm một vài bông hoa14 âm tiết rõ ràng
-Những từ có ý nghĩa đối tượng, tính chất, hành động...không phân biệt nhau về mặt cấu trúc. Tất cả đều
được diễn đạt bằng các từ không biến đổi.
VD: từ cưa: Dụng cụ trong nghề mộc
Cưa: hành động xẻ gỗ
22. Tính 2 mặt của ngôn ngữ
1.Các yếu tố của những hệ thống vật chất không phải là tín hiệu có giá trị đối với hệ thống vì có những
thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng. Hệ thống tín hiệu cũng là hệ thống vật chất nhưng các yếu tố của
nó có giá trị đối với hệ thống không phải do những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng mà do những
thuộc tính được người ta trao cho để chỉ ra những khái niệm hay tư tưởng nào đó.
2.Tính hai mặt của tín hiệu. Mỗi tín hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp giữa cái biểu hiện và cái được biểu
hiện mà thành. Cái biểu hiện trong ngôn ngữ là hình thức ngữ âm, còn cái được biểu hiện là khái niệm
hay đối tượng biểu thị.
3.Tính võ đoán của tín hiệu. Mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là có tính võ đoán, tức
là giữa hình thức âm và khái niệm không có mối tương quan bên trong nào. Vì thế, khái niệm "người đàn
ông cùng mẹ sinh ra và sinh ra trước mình" trong tiếng Việt dược biểu thị bằng âm [anh], nhưng trong
tiếng Nga, lại được biểu thị bằng âm [brat]. Khái niệm ấy được biểu thị bằng [anh] hay [brat] hoàn toàn là
do sự quy ước, hay do thói quen của tập thể quy định chứ không thể giải thích lí do.
4.Giá trị khu biệt của tín hiệu. Trong một hệ thống tín hiệu, cái quan trọng là sự khu biệt. Thuộc tính vật
chất của mỗi tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở những đặc trưng có khả năng phân biệt của nó. So sánh một vết
mực trên giấy và một chữ cái chúng ta sẽ thấy rõ điều đó. Cả vết mực lẫn chữ cái đều có bản chất vật chất
như nhau, đều có thể tác động vào thị giác như nhau. Nhưng muốn nêu đặc trưng của vết mực phải dùng
tất cả các thuộc tính vật chất của nó: độ lớn, hình thức, màu sắc, độc đậm nhạt v.v…, tất cả đều quan
trọng như nhau. Trong khi đó, cái quan trọng đối với một chữ cái chỉ là cái làm cho nó khác với chữ cái
khác: Chữ A có thể lớn hơn hay nhỏ hơn, đậm nét hơn hay thanh nét hơn, có thể có màu sắc khác nhau,
nhưng đó vẫn chỉ là chữ A mà thôi. Sở dĩ như vậy là vì chữ A nằm trong hệ thống tín hiệu, còn vết mực
không phải là tín hiệu.
23. Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ
Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ thể hiện ở những điểm sau:
1.Các yếu tố của những hệ thống vật chất không phải là tín hiệu có giá trị đối với hệ thống vì có những
thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng. Hệ thống tín hiệu cũng là hệ thống vật chất nhưng các yếu tố của
nó có giá trị đối với hệ thống không phải do những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng mà do những
thuộc tính được người ta trao cho để chỉ ra những khái niệm hay tư tưởng nào đó.
2.Tính hai mặt của tín hiệu. Mỗi tín hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp giữa cái biểu hiện và cái được biểu
hiện mà thành. Cái biểu hiện trong ngôn ngữ là hình thức ngữ âm, còn cái được biểu hiện là khái niệm
hay đối tượng biểu thị.
3.Tính võ đoán của tín hiệu. Mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là có tính võ đoán, tức
là giữa hình thức âm và khái niệm không có mối tương quan bên trong nào. Vì thế, khái niệm "người đàn
ông cùng mẹ sinh ra và sinh ra trước mình" trong tiếng Việt dược biểu thị bằng âm [anh], nhưng trong
tiếng Nga, lại được biểu thị bằng âm [brat]. Khái niệm ấy được biểu thị bằng [anh] hay [brat] hoàn toàn là
do sự quy ước, hay do thói quen của tập thể quy định chứ không thể giải thích lí do.
4.Giá trị khu biệt của tín hiệu. Trong một hệ thống tín hiệu, cái quan trọng là sự khu biệt. Thuộc tính vật
chất của mỗi tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở những đặc trưng có khả năng phân biệt của nó. So sánh một vết
mực trên giấy và một chữ cái chúng ta sẽ thấy rõ điều đó. Cả vết mực lẫn chữ cái đều có bản chất vật chất
như nhau, đều có thể tác động vào thị giác như nhau. Nhưng muốn nêu đặc trưng của vết mực phải dùng
tất cả các thuộc tính vật chất của nó: độ lớn, hình thức, màu sắc, độc đậm nhạt v.v…, tất cả đều quan
trọng như nhau. Trong khi đó, cái quan trọng đối với một chữ cái chỉ là cái làm cho nó khác với chữ cái
khác: Chữ A có thể lớn hơn hay nhỏ hơn, đậm nét hơn hay thanh nét hơn, có thể có màu sắc khác nhau,
nhưng đó vẫn chỉ là chữ A mà thôi. Sở dĩ như vậy là vì chữ A nằm trong hệ thống tín hiệu, còn vết mực
không phải là tín hiệu.

You might also like