Đồ án KTTC2 của Thuận

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 39

ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BỘ MÔN DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

ĐỒ ÁN

KĨ THUẬT THI CÔNG II

THẦY HƯỚNG DẪN : VŨ CHÍ CÔNG

SINH VIÊN : HOÀNG ĐỨC THUẬN

LỚP : 66XD12

MSSV : 0059766

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 1


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG 2


THI CÔNG LẮP GHÉP NHÀ CÔNG NGHIỆP
Đề số 1:
Nội dung : Thiết kế biện pháp kỹ thuật thi công lắp ghép nhà công nghiệp.

I.PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH


Công trình là loại nhà công nghiệp một tầng 2 nhịp, 15 bước cột; thi công bằng
phương pháp lắp ghép các cấu kiện khác nhau: cột, dầm mái, dầm cầu chạy và cửa trời
bằng bêtông cốt thép và dàn vì kèo bê tông. Các cấu kiện này được sản xuất tại nhà
máy và vận chuyển bằng các phương tiện vận chuyển chuyên dụng đến công trường
để tiến hành lắp ghép.
Đây là công trình nhịp lớn (2 nhịp), 15 bước cột có chiều dài công trình là:
15x6= 90 (m )vì vậy cần phải bố trí khe lún. Công trình được thi công trên khu đất
bằng phẳng, không bị hạn chế về mặt bằng, các điều kiện cho thi công là thuận lợi, các
phương tiện phục vụ thi công đầy đủ, nhân công luôn đảm bảo, không bị giới hạn.
1.Sơ đồ công trình
Từ các đặc điểm công trình và các thông số đề bài ta có sơ đồ lắp ghép công trình bao
gồm: một mặt bằng và các mặt cắt thể hiện dưới hình vẽ dưới đây:

6000

CT CT CT CT
2600

PANEL PANEL
2100

DCC
TT
8300

5800
300

600

± 0.00
1500
500

-1.50
15000 15000
30000
A B C

Hình 1.1: Mặt cắt công trình

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 2


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

A
DCC DCC DCC C1 C1
12 P

12 P

12 P

12 P

12 P
ANE

ANE

ANE

ANE

ANE
15000

LM

LM

LM

LM

LM
ÁI 1

ÁI 1

ÁI 1

ÁI 1

ÁI 1
.5x6M

.5x6M

.5x6M

.5x6M

.5x6M
DCC DCC DCC
C2 C2
30000

B
DCC DCC DCC
12 P

12

12 P

12 P

12 P
P
A

AN

A
15000

NEL

N
E

E
LM

LM

LM
MÁI

MÁI
ÁI 1

ÁI 1

ÁI 1
1.5x6

1.5x6
.5x6M

.5x6M

.5x6M

DCC DCC DCC


C1 C1
M

C
500 5500 6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000 550010005500 6000 6000 6000
108000
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

Hình 1.2: Mặt bằng công trình

2.Số liệu tính toán


Căn cứ vào số liệu bài cho ta có:
- Cột bê tông : H =8,3 (m).
h = 5,8 (m).
P = 3,5/ 3,9 (T).
- Vì kèo bê tông: L = 15 (m).
a = 2,1 ( m).
P = 4,2 T
- Panel mái và tường : Kích thước 1,5 x 6 (m).
P = 1,4 (T).
- Dầm cầu chạy (DCC) : L = 6 ( m).
h = 0.8 ( m).
P = 3,3 (T).
- Cửa trời bằng bê tông : l = 6( m).
b = 2,6 ( m).
P = 1,2 ( T).
-Số bước cột : n=15 bước.
- Độ độ dốc mái i= 4%.

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 3


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

3. Thống kê cấu kiện:


Việc thống kê cấu kiện nhằm tổng hợp khối lượng cấu kiện, giúp người thiết kế hình
dung được tính phức tạp của công trình về mặt định lượng. Thống kê dựa vào bản vẽ
sơ đồ lắp ghép sẽ không bỏ sót nhất là với nhiều cấu kiện giống nhau về hình dáng
song có nhiều chỉ tiết khác biệt nhìn thấy và không nhìn thấy.
Từ số liệu tính toán trên ta có bảng sau:

Bảng 2.1: Bảng thống kê chi tiết

Tổng
Tên Trọng
Đơn Số trọng
TT cấu Hình dạng - kích thước lượng
vị lượng lượng
kiện (T)
(T)

1
C1 Cái 34 3,5 119,0
8300

2
C2 Cái 17 3,9 66,3
8300

Dầm
3 cầu Cái 60 3,3 198,0
chạy

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 4


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

Dàn
` Cái 34 4,2 142,8
vì kèo

Cửa
5 Cái 32 1,2 38,4
trời

Panel
6 Cái 300 1,4 420,0
mái

Panel
7 Cái 180 1,4 198
tường

II. TÍNH TOÁN THIẾT BỊ PHỤC VỤ THI CÔNG


1.Chọn và tính toán thiết bị treo buộc
Căn cứ vào hình dáng cấu kiện và dụng cụ sẵn có ta chọn các thiết bị treo buộc thích hợp.
Sau đó xác định lực căng để chọn đường kính dây cáp, kích thước thiết bị, chiều dài dây
cẩu.
a) Treo buộc cột.
Do cột có trọng lượng nhẹ,cột có vai, sử dụng đai ma sát làm thiết bị treo buộc cột có cấu
tạo như hình vẽ:
Trong đó:
1.Đòn treo
2.Dây cápm

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 5


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

3.Chốt sắt
4.Cấu kiện

Căn cứ vào sơ đồ buộc cáp tính được đường kính cáp cần thiết.
- Cột trong C2:
Lực căng cáp được tính theo công thức:
𝑘. 𝑃𝑡𝑡
𝑆=
𝑚. 𝑛. 𝑐𝑜𝑠 𝜙
Trong đó:
Ptt =1,1.p=1,1.3,9 = 4,29 ( T ).
k – hệ số an toàn(kể tới lực quán tính k=6)
m – hê số kể đến sức căng các sợi cáp không đều
m=1.
n – số sợi dây cáp, n= 4 .
𝜙 - góc nghiêng của cáp so với phương đứng(𝜙 =0)
Hình Treo buộc cột 2.1:
6.4,29
Thay số ta có 𝑆 = = 6,435 (T).
1.4.1

Vậy chọn cáp mềm cấu trúc 6x19x1, đường kính D=12,5mm, cường độ chịu kéo là: 140
𝛾
kg/cm2,có =0,54. Lực làm đứt cáp là 6,8 (T).
-Cột ngoài C1:

Lực căng cáp được tính theo công thức :


𝑘. 𝑃𝑡𝑡
𝑆=
𝑚. 𝑛. 𝑐𝑜𝑠 𝜙
Trong đó:
Ptt =1,1.p=1,1.3,5 = 3,85 (T)
k – hệ số an toàn(kể tới lực quán tính k=6)
m – hê số kể đến sức căng các sợi cáp không đều m=1
n – số sợi dây cáp, n=4
𝜙 - góc nghiêng của cáp so với phương đứng(𝜙 =0)
6.3,85
Ta có : 𝑆= = 5,37 (T).
1.4.1

⇒ Vậy chọn cáp mềm cấu trúc 6x19x1, đường kính D=11 mm, cường độ chịu kéo là: 150
kg/cm ,có𝛾 =0,42. Lực làm đứt cáp là 5,59 (T).
2

b) Thiết bị treo buộc dầm cầu chạy.

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 6


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

Vì không có quai cẩu, nên dầm cầu chạy được treo bằng 2 dây cẩu kép có khóa tự động
ở 2 đầu cách đầu mút khoảng 0,1L, sau đó dùng cẩu 2 móc để nâng lên, nhánh cáp của dây
cẩu phải tạo với đường nằng ngang 1 góc α ≥ 45o để tránh lực dọc phát sinh lớn .
Cấu tạo như hình vẽ:

Hình 2.2: Treo buộc dầm cầu chạy


1.Thép đệm 2.Dây cẩu 3.Khóa bán tự động 4.Ống luồn cáp

Lực căng cáp là :

𝑘.𝑃𝑡𝑡
𝑆=
𝑚.𝑛.𝑐𝑜𝑠 𝛽
Trong đó 𝑘 =6.
𝑃𝑡𝑡 = 1,1. P = 1,1. 3,3 = 3,63 (T)
𝛽 = 45o
m= 1 n=2 dây
Thay số ta có :

6.3,63
𝑆= = 15,4 (T)
1.2.𝑐𝑜𝑠 45

Vậy chọn cáp mềm cấu trúc 6x19x1, đường kính D=17mm, cường độ chịu kéo là:
170kg/cm2,có 𝛾 =1,99. Lực làm đứt cáp là 15,6 (T).

c) Thiết bị treo buộc dàn mái, vì kèo và cửa trời.

Trước khi lắp dàn mái ta tiến hành tổ hợp dàn mái, vì kèo và cửa trời sau đó mới cẩu lắp
đồng thời. Do dàn mái là cấu kiện nặng và cồng kềnh nên ta sử dụng thiết bị treo buộc và
dây treo tự cân bằng với 4 điểm treo buộc. Cấu tạo hệ treo buộc dàn mái thể hiện như hình
vẽ:

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 7


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

2600
2100 6000

12000
Lực căng cáp được xác định theo công thức:
𝑘. 𝑃𝑡𝑡
𝑆=
𝑚. 𝑛. 𝑐𝑜𝑠 𝜙
-Dàn vì kèo bê tông và cửa trời bê tông:
Ptt=1,1.p=1,1.(4,2 + 1,2)=5,94 (T).
6.5,94
Thay số ta có 𝑆= = 9,48 (T)
1.4.𝑐𝑜𝑠 20

Vậy chọn cáp mềm cấu trúc 6x37x1, đường kính D=15,5 mm, cường độ chịu kéo là: 140
𝛾
kg/cm2,có =1,99;qtb=1,09T. Lực làm đứt cáp là 4,79 (T).
d) Thiết bị treo buộc panel mái.
Thiết bị treo buộc panel mái là chùm dây móc cẩu 4 nhánh có vòng treo tự cân băng. Có
cấu tạo như hình vẽ:

Hình 2.4: Treo buộc dàn panel mái


Ta có: Ptt = 1,1.p = 1,1.1,4 = 1,54 (T)

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 8


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

Lực căng cáp được tính theo công thức:

𝑘. 𝑃𝑡𝑡 6.1,54
𝑆= = = 3,27(𝑇)
𝑚. 𝑛. 𝑐𝑜𝑠 𝜙 1.4. . 𝑐𝑜𝑠 4 5

Vậy chọn cáp mềm cấu trúc 6x37x1, đường kính D=11 mm, cường độ chịu kéo là: 140
kg/cm2,có𝛾 =1,99;qtb=1,09T. Lực làm đứt cáp là 4,99 (T).
e) Thiết bị treo buộc tấm tường
Thiết bị treo tấm tường là chùm dây móc cẩu 2 nhánh có vòng treo tự cân bằng.

Hình 2.4: Treo buộc dàn panel tường

Ta có: Ptt=1,1.p=1,1.1,4=1,54 (T)


Lực căng cáp được xác định theo công thức:
𝑘.𝑃𝑡𝑡 6.1,54
𝑆= = = 3,27(𝑇)
𝑚.𝑛.𝑐𝑜𝑠 𝜙 1.4..𝑐𝑜𝑠 45

Vậy chọn cáp mềm cấu trúc 6x37x1, đường kính D=11 mm, cường độ chịu kéo là: 140
kg/cm2,có𝛾 =1,99;qtb=1,09T. Lực làm đứt cáp là 4,99 (T).
2.Tính toán các thông số cẩu lắp
Việc lựa chọn sơ đổ di chuyển cẩu trong quá trình lắp ghép là bước đầu rất quan trọng,
nó ảnh hưởng đến viêc tính toán các thông số cẩu lắp. Trong một số trường hợp do bị khống
chế mặt bằng thi công trên công trường mà cẩu không thể đứng ở vị trí thuận lợi nhất dùng
tối đa sức trục được khi đó Ryc. sẽ phải lấy theo vị trí thực tế trên mặt bằng cẩu có thể đứng
được. Song với bài toán đề ra của đầu bài, việc bố trí sơ đồ di chuyển không bị khống chế
mặt bằng và kỹ sư công trường hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn; như vậy để có lợi nhất
ta sẽ chọn theo phương án sử dụng tối đa sức trục của cẩu.
Sau khi tính toán các thông số cẩu lắp, chọn cẩu ta sẽ lựa chọn sơ đồ di chuyển hợp lý
nhất để đảm bảo tốn ít thời gian lưu không cẩu (ví dụ góc quay cần càng nhỏ cằng lợi, cùng
một vị trí lắp càng nhiều cấu kiện càng lợi) và để hệ số Ksd sức trục lán nhất.

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 9


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

Để chọn được cần trục dùng cho quá trình thi công lắp ghép ta cần phải tính các thông số
cẩu lắp yêu cầu bao gồm :
+ Hyc - chiều cao puli đầu cần.
+ Lvc - chiều dài tay cần.
+ Qvc - sức nâng.
+ Rỵc.
2.1.Lắp ghép cột
Việc lắp ghép cột không có trở ngại gì, do đó ta chọn tay cần theo
 max = 750
Dùng phương pháp hình học ta có sơ đồ để chọn các thông số cần trục như sau:

Hình 2.5: Thông số cần cẩu lắp cột

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 10


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

- Với cột giữa :


Hyc=HL+a+hck+htb+hc =0+0,5+8,3+ 1,5+ 1,5=11,8 (m)
HL- chiều cao vị trí lắp cấu kiện tính từ mặt bằng máy đứng;
a - chiều cao nâng bổng cẩu kiện trên vị trí lắp a = 0,5 ÷ 1( m);
hck - chiều cao của cấu kiện;
htb - chiều cao thiết bị treo buộc;
hc - chiều dài dây cáp cần trục tính từ móc cẩu tới puly đầu cần hc > 1,5 m;

𝐻𝑦𝑐 − ℎ𝑐 11,8 − 1,5


𝐿= = = 10,66(𝑚)
𝑠𝑖𝑛 7 5° 0,966

S=𝐿. 𝑐𝑜𝑠 7 5°=10,66.0,259=2,76(m)

Suy ra: Ryc=2,76 +1,5=4,26 (m)


Qyc=Qck+qtb = 3,9+0,05 = 3,95 (T)
- Với cột biên :
Hyc=HL+a+hck+htb+hc =0+0,5+8,3+1,5+ 1,5=11,8 (m)
HL- chiều cao vị trí lắp cấu kiện tính từ mặt bằng máy đứng;
a - chiều cao nâng bổng cẩu kiện trên vị trí lắp a = 0,5 ÷ 1( m);
hck - chiều cao của cấu kiện;
htb - chiều cao thiết bị treo buộc;
hc - chiều dài dây cáp cần trục tính từ móc cẩu tới puly đầu cần hc > 1,5 m;

𝐻𝑦𝑐 − ℎ𝑐 11,8 − 1,5


𝐿= = = 10,66(𝑚)
𝑠𝑖𝑛 7 5° 0,966

S=𝐿. 𝑐𝑜𝑠 7 5°=10,66.0,259=2,76(m)

Suy ra: Ryc=2,76 +1,5=4,26 (m)


Qyc=Qck+qtb = 3,5+0,05 = 3,95(T)

2.2.Lắp ghép dầm cầu chạy

Việc lắp ghép dầm cầu chạy không có trở ngại gì, do đó ta chọn tay cần theo
 max = 750

Dùng phương pháp hình học ta có sơ đồ để chọn các thông số cần trục như sau:

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 11


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

Hình 2.5: Thông số cần cẩu lắp dầm cầu chạy

Hyc=HL+a+hck+htb +hc =(8-1,2)+0,5+1,0+2,4+1,5=12,2 (m)

𝐻𝑦𝑐 − ℎ𝑐 12,2 − 1,5


𝐿= = = 11,08(𝑚)
𝑠𝑖𝑛 7 5° 0,966

S=𝐿. 𝑐𝑜𝑠 7 5° = 11,08.0,259 = 2,87(m)

Suy ra: Ryc = 2,87 + 1,5 = 4,37 (m)


Qyc= Qck+qtb = 3,3+0,05=3,35 (T).
2.3. Lắp ghép tấm tường
Việc lắp ghép tấm tường không có chướng ngại vật nên ta chọn tay cần theo
 max = 750

Bằng phương pháp hình học ta có sơ đồ để chọn các thông số cần trục như sau (chọn cần
trục cho trường hợp lắp ghép cho tấm tường có độ cao lắp ghép max:

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 12


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

Hình 2.5: Thông số cần cẩu lắp tường

Hyc=HL+a+hck+htb +hc =8,3+0,5+1,5+2,4+1,5 =14,2 (m)

𝐻𝑦𝑐 − ℎ𝑐 14,2 − 1,5


𝐿= = = 13,15(𝑚)
𝑠𝑖𝑛 7 5° 0,966

S=𝐿. 𝑐𝑜𝑠 7 5°=153,15.0,259=3,4 (m)

Suy ra: Ryc=3,4+1,5=4,9(m)


Qyc= Qck+ qtb =1,4+0,01=1,41 (T)
2.4. Lắp ghép dàn mái và cửa trời.

Việc lắp ghép dàn mái và cửa trời không có chướng ngại vật nên ta chọn tay cần theo:
 max = 750
Dùng phương pháp hình học ta có sơ đồ để chọn các thông số cần trục như sau:

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 13


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

Hình 2.5: Thông số cần cẩu dàn mái và cửa trời

Dùng một cần cẩu để lắp ghép ta có:


Hyc=HL+a+hck+htb+hc =11+0,5+4,7+3,5+1,5=21,2(m)
𝐻𝑦𝑐 − 𝑐 21,2 − 1,5
𝐿= = = 20,39(𝑚)
𝑠𝑖𝑛 7 5° 0,966
S=𝐿. 𝑐𝑜𝑠 7 5°=20,39.0,259=5,27 (m)
Suy ra: Ryc=5,27+1,5=6,83 (m)
Qyc=(qd+qct)+qtb=(4,2+1,2)+1,09=6,49 (T).

2.5. Lắp ghép tấm mái

Tấm mái là tấm có khối lượng nhẹ tuy nhiên lại là lắp ghép kết cấu có vật án ngữ phía
trước đó là dàn mái do đó phải lấy khoảng cách an toàn e=1,5m.
Chọn thông số ứng với lắp ghép tấm panel ở độ cao lớn nhất ứng với 2 trường hợp: không
có mỏ phụ và có mỏ phụ.
Bằng phương pháp hình học ta có sơ đồ để chọn các thông số cần trục như sau:

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 14


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

Hình 2.5: Thông số cần cẩu panel mái không có mỏ phụ


Trường hợp không có mỏ phụ:

Hyc=Hc+a+hck+htb +hc =13+0,5+0,4+2,4+1,5=22,05 (m)


Hch=Hc+a+hck =13+0,5+0,4=13,9 (m)
3 𝐻𝑐ℎ − ℎ𝑐 3 13,9 − 1,5
𝛼𝑡𝑤 = 𝑎𝑟𝑐𝑡𝑔 √ = 𝑎𝑟𝑐𝑡𝑔 √ ≈ 54,3°
𝑒+𝑏 1,5 + 3
𝐻𝑐ℎ −ℎ𝑐 𝑒+𝑏 13,9−1,5 1,5+3
𝐿= + = + = 22,98(𝑚)
𝑠𝑖𝑛 54,3° 𝑐𝑜𝑠 54,3° 0,84 0,54
S=𝐿. 𝑐𝑜𝑠 5 4,3° =13,34 (m)
Suy ra: Ryc=13,34+1,5=14,84 (m)
Qyc=qp+qtb =1, 4+0,01=1,41 (T)
• Trường hợp có mỏ phụ: tính toán với trường hơp 𝛼𝑚𝑎𝑥 = 75°

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 15


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

3 𝐻𝑐ℎ − ℎ𝑐 3 13,9 − 1,5


𝛼𝑡𝑤 = 𝑎𝑟𝑐𝑡𝑔 √ = 𝑎𝑟𝑐𝑡𝑔 √ = 75°
𝑒 + 𝑏 − 𝑙′ 1,5 + 3 − 𝑙′
Suy ra: l’=4,26 m
𝐻𝑐ℎ − ℎ𝑐 𝑒 + 𝑏 − 𝑙′ 13,9 − 1,5 1,5 + 3 − 4,26
𝐿= + = + = 13,76(𝑚)
𝑠𝑖𝑛 7 5° 𝑐𝑜𝑠 7 5° 0,966 0,259
Giải hình học ta có:
𝐻𝑐ℎ − ℎ𝑐 13,9 − 1,5
𝑆= +𝑏+𝑒 = + 3 + 1,5 = 7,82(𝑚)
𝑡𝑔75° 3,732
Suy ra: Ryc=7,82+1,5=9,32( m)
Qyc= qp+qtb =1, 4+0,01=1,41(T)

Ưu nhược điểm của việc dùng mỏ phụ và không dùng mỏ phụ :v


● Dùng mỏ phụ :
❖ Ưu điểm :
- Sử dụng máy với góc 𝛼𝑚𝑎𝑥 đảm bảo an toàn cho máy và thi công
- Bán kính Ry giảm tăng năng suất máy
❖ Nhược điểm :
- Khả năng tải bị giảm do liên kết khớp giữa cần và mỏ phụ
● Không dùng mỏ phụ
● Ưu điểm :
- Khả năng tải cao
❖ Nhược điểm :
𝛼
- Phải di chuyển ra xa để đạt 𝑡𝑤 nên giảm năng suất.
- Phải thay đổi cần trục nên gây phức tạp trong thi công

Từ yêu cầu của cẩu lắp tầm mái ở vị trí cao trong khi trọng của tầm mái không quá lớn nên
ta chon phương án dùng cần trục có mỏ phụ để cẩu lắp tấm mái.

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 16


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

Hình 2.6: Thông số cần cẩu panel mái có mỏ phụ

Từ các kết quả tính toán ở trên ta lập được bảng lựa chọn các thông số cần trục. Việc lựa
chọn cần trục dựa trên những nguyên tắc sau:
- Các thông số yêu cầu phải nhỏ hơn thông số của cần trục.
- Những cần trục được chọn có khả năng tiếp nhận dễ dàng (nơi cấp, hình thức tiếp
nhận, thời gian vận chuyển…) và hoạt động được trên mặt bằng thi công.
- Cần trục có giá chi phí thấp nhất tức là cần trục có các thông số sát với thông số
yêu cầu nhất.
Việc lựa chọn cần trục dựa trên biểu đồ tính năng thông qua các đại lượng Qct, Rct, Hmc có
quan hệ mất thiết với nhau. Vì vậy khi chọn cần trục đầu tiên ta chọn họ cần trục sau đó
chọn chiều dài tay cần để biết được biểu đồ tính năng. Sau đó ba đại lượng Qct, Rct, Hmc sẽ
chọn một đại lượng làm chuẩn để tra biểu đồ tìm 2 đại lượng còn lại theo kinh nghiệm sau:
- Nếu cấu kiện nặng thì lấy Qyc=Qct sau đó tìm Rct(Qyc) và Hmc(Rct).

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 17


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

- Nếu vị trí lắp khó khăn thì ta lấy Rct=Ryc sau đó từ biểu đồ tìm Q(Ryc) và Hmc(Ryc).

- Nếu cấu kiện nặng thì ta chọn Hyc=Hmc sau đó tìm Rct(Hyc) và Qct(Rct).
Từ các nguyên tắc trên ta có bảng chọn cần trục theo các thông số yêu cầu sau

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 18


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

Tên Yêu Cầu Phương Án 1 Phương Án 2


TT Cấu Qyc Qct Loại Qct
Kiện Ryc(m) Hyc(m) Lyc(m) Loại Cẩu Rmax(m) Hmc(m) Lct(m) Rmax(m) Hmc(m) Lct(m)
(T) (T) Cẩu (T)
Cột
3,5 4,26 11,8 10,66 MKG-16 4 8,5 16,5 18,5 KX-5361 6 11 15 20
biên
1
Cột
3,9 4,26 11,8 10,66 (L=18,5M) 4 8,5 16,5 18,5 (L=20M) 6 11 15 20
giữa
MKG-16 KX-5361
2 DCC 3,3 4,37 12,2 11,08 5 7,5 16,8 18,5 6 11 15 20
(L=18,5M) (L=20M)

Dàn
mái
và XKG-40 DEK-50
cửa
trời 6,49 6,83 21,2 20,39 7 13 22 25 16 11 27 30
(dùng
cần (L=25m) (L=30m)
chính)
Panel E-2508
3 XKG-40
mái (L=30)
(dùng 1,41 14,84 22,05 18,47 (L=25) 5 18 23 25 L’=7,5m 3,5 17 26 30
mỏ
phụ) L’=5m
Tấm E-10011D MKP-16
4 1,41 4,9 14,2 13,5 2,4 13 17 20 3 10 17 18
tường (L=20m) (L=18m)

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 19


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 20


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

Ta chọn theo phương án 1 vì chủng loại cần trục cần để cẩu lắp cấu kiện ít hơn.
Số cần trục gần giống nhau vào một nhóm dùng chung một cần trục.Theo
phương án thi công, đầu tiên ta tiến hành lắp cột và sau cột là lắp dầm cầu chạy. Mặt
khác hai cấu kiện này có Hyc gần với nhau nên ta nhóm cần trục lắp ghép cột vào
một nhóm và dùng một cần cẩu loại MKG-16,L=18,5m. Tiếp theo là lắp ghép dàn
mái và cửa trời, lắp dàn mái đến đâu là lắp ngay tấm mái đến đó với mục đích sử
dụng tấm mái để cố định tạm và cố định vĩnh viễn. Do đó ta sẽ dùng cần trục lắp dàn
mái và cửa trời để lắp tấm mái luôn đó là cần trục loại XKG-40 ,L=25m. Tấm tường
là tấm lắp ghép sau cùng, ta dùng cần trục loại E-10011D, L=20m. Vậy công tác thi
công lắp ghép công trình ta sử dụng tất cả 3 loại cần trục để phục vụ đó là:
- Cần trục mã hiệu: MKG-16, với chiều dài tay cần L=18,5m.
- Cần trục mã hiệu: XKG-40, với chiều dài tay cần L=25m.
- Cần trục mã hiệu: E1001D, với chiều dài tay cần L=20m

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 21


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

1.Móc chính ;2.Móc phụ trên L ;3.Móc phụ trên l=5,6 cm


Hình 2.7: Sơ đồ tính năng cần trục MKG-16 với chiều dài tay cần L=18.5m

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 22


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

3-Móc chính tương ứng với L= 25 m


6-Móc phụ tương ứng với L=25m
Hình 2.8: Sơ đồ tính năng cần trục XKG-40 với chiều dài tay cần L=25m

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 23


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

Hình 2.9: Sơ đồ tính năng cần trục E1011D, với chiều dài tay cần L=20m
III. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG LẮP GHÉP
Căn cứ vào thông số cẩu lắp của cần trục và mặt bằng thi công trên công trường ta xác
định vị trí cần trục cho việc cẩu lắp từng cấu kiện:
Lựa chọn sơ đồ di chuyển, vị trí đứng của cẩu khi cẩu một cấu kiện
(1). Từ bảng sơ đồ tính năng cần trục ta tra được bán kính Rmin (đó là bán kính nhỏ nhất
cẩu có thể nâng vật, nếu nhỏ hơn cẩu sẽ bị lật tay cần - nó tương đương với vị trí góc tay
cần a < 75°).
(2). Bảng chọn cẩu kết hợp với trong lượng cấu kiện ta tra được bán kính lớn nhất Rmax mà
cẩu có thể cẩu.
(3). Với mỗi cấu kiện ta có thị trường hoạt động của cẩu (vùng mà cẩu có thể đúpg cẩu
được cấu kiện đó). Từ đó ta đễ dàng xác định được thị trường chung của các cấu kiện và
lựa chọn vị trí đứng-của cẩu một cách hiệu quả nhất và bố trí cấu kiện hợp lý trên mặt bằng
để không vướng vào đường di'chuyển cẩu. Từ các vị trí đứng sẽ hình thành sơ đồ di chuyển
cẩu.
(4). Mỗi phương án chọn cẩu ta tiến hành chọn sơ đổ di chuyển và bố trí cấu kiện như đã
trình bày ở trên kết hợp với các biện pháp kỹ thuật trong lắp ghép. Dưới đây trình bày cho
phương án 1
Phương án 1

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 24


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

1. Cẩu lắp cột :


Dùng cần cẩu MKG-16,L=18,5m để lắp cột biên và cột giữa,
1.1.Vị trí đứng của cần trục :
Trên hình 3.1 thể hiện cách tiến hành tìm vị trí đứng của cẩu và sơ đồ di chuyển cẩu:
Cần trục đi biên - dọc theo dãy cột và tại một vị trí đứng của cần trục ta có thể cẩu lắp được
3 cột (riêng tại vị trí khe lún có thể cẩu được 4 cột).
Trong mỗi nhịp số lượng vị trí đứrig của cần trục là :
(14+1)
𝑛= = 5 (vị trí).
3
như vậy ta cần thay đổi (5 x 3 =15 vị trí) 15 vị trí đứng của cần trục.
1.2.Biện pháp thi công :
* Công tác chuẩn bị:
+Chuyên chở cột từ nhà máy đến công trường bằng xe vận chuyển. Dùng cần trục xếp
cột nằm trên mặt bằng thi công vị trí đặt cột như hình 3.2
+ Trên mặt móng được vạch sẵn các đường tim cột chuẩn bị đệm gỗ, gỗ chèn dây chằng
cột.
+ Vạch sẵn các đường tim cốt của cột, đánh dấu cao trình tại 1 vị trí cố định trên cột.
+ Kiểm tra kích thước cột, chiều rộng, chiều cao, tiết diện của cột, kiểm tra bulông liên
kết của cột với dầm cầu chạy như : vị trí liên kết bulông, chất lượng bulông và ốc vặn
bulông cho từng cột, đảm bảo đủ và chất lượng.
4- Kiểm tra thiết bị treo buộc cột như : dây cáp ( yêu cầu không có sợi nào bị đứt), đai
ma sát, dụng cụ cố định tạm ( nêm, tăng dơ, kích và thanh chống ...).
+ Chuẩn bị cốt liệu của mác bê tông chèn và gắn kết móng theo đúng mác thiết kế.

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 25


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

Hình 3.1: Chọn sơ đồ di chuyển cẩu lắp cột


* Công tác dựng lắp :
+ Móc hệ thống treo buộc bằng đai ma sát vào thân cột, đổ một lớp bê tông đệm vào cốc
móng.

+ Móc hệ thống treo buộc vào móc cần cẩu, cần cẩu rút dầy cáp kéo đứng cột lên, nhấc cột
lên cao cách mặt móng 0,5 m. Để giảm lực ma sát ở chân cột khi kéo lê, người ta bố trí xe
gòng đỡ chân cột và thiết bị kéo chân cột vào’
+ Công nhân dùng hệ thống dây thừng kéo cột vào tim móng, sau đó cho cẩu hạ từ từ cột
xuống cốc móng.
+ Dùng 5 nêm gỗ và 4 dây tăng dơ cố định tạm thời, sau đó dùng máy kinh vĩ để điều chỉnh
tim cốt của cột và dùng máy ni vô để điều chỉnh cao trình của cột, vặn tăng dơ và đóng
nêm gỗ theo sự điều khiển của người sử dụng máy kinh vĩ và ni vô. Nếu chiều cao cột chưa
đạt yêu cầu ta dùng cần cẩu kéo nhẹ cột và công nhân ở dưới thay đổi lớp đệm bê tông
trong cốc móng để đảm bảo cao trình của eôt.
. + Sau khi điều chỉnh xong, thì làm vệ sinh chân cột và dùng vữa xi măng đông kết nhanh
để gắn cột, mác vữa > 20 % mác bê tông làm móng và cột.

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 26


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

Tiến hành gắn mạch theo hai giai đoạn :


1. Giai đoạn 1: Đổ vữa đến đầu dưới con nêm;
2. Giai đoạn 2: Sau khi mác vữa đạt hơn 80 % thì rút nêm ra và tiến hành lấp vữa bê
tông đến miệng chậu móng.

MẶT BẰNG TẬP KẾT CẤU KIỆN VÀ LẮP CỘT

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 27


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

1500
1500
10300
8300 500

-0.300

Tr¾c ®¹c tim cèt

Hình 3.2:Lắp ghép cột


2.Lắp ghép dầm cầụ chạy

Dùng cần cẩu MKG-16,L=18,5m để lắp ghép dầm cầụ chạy.


2.1. Sơ đồ di chuyển cần trục :

Độ với nhỏ nhất của cần trục là Rmin = 3,5 m , trọng lượng dầm cầu chạy Q = 3,3 T=>
độ với lớn nhất của cần trục là: Rmax = 7,5 m
Như vậy ta có thể dii công bằng cách cho cần trục di chuyển dọc biên sát cạnh từng dãy
cột:

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 28


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

(Sử dụng tối đa tầm với, tăng hệ số Ksd ); 1 vị trí lắp dc 2 DCC ở nhịp biên và 4 DCC ở
nhịp giữa.
Hình 3.3:Lựa chọn sơ đồ đi chuyển cẩu cho dầm cầu chạy

2.2. Vị trí đứng của cần trục :


Vị trí đứng của cần trục đảm bảo lắp ghép được cả 2 dầm cầu chạy (của cùng 1 bước cột).

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 29


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 30


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

1500

L(
m)
500 1000 2400
5800

75°
1500

-0.30

2870 Rc=1,5m

4370

Hình 3.3:Mặt bằng tập kết cấu kiện và cẩu lắp DCC
2.3. Biện pháp thi công :
Công tác chuẩn bị
+ Dùng xe vận chuyển DCC đến tập kết dọc theo trục cột (xem hình 3.3)
+ Kiểm tra kích thước dầm cầu chạy (chiều dài tiết diện...) bulông liên kết và đệm thép liên
kết của dầm cầu chạy (có đủ số lượng và đúng vị trí hay không).
+ Kiểm tra dụng cụ treo buộc, phải gia cố hoặc thay thế nếu cần.
+ Kiểm tra cốt vai cột của hai cột bằng máy thủy bình,đánh tim của dầm, kiểm tra khoảng
cách cột.

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 31


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

+ Chuẩn bị thép đệm, dụng cụ liên kết như bulông, dụng cụ vặn bulông, que hàn và máy
hàn.
+ Móc buộc dụng cụ treo buộc dầm vào đúng vị trí.
Cẩu lắp :
+ Móc móc cẩu vào thiết bị treo buộc dầm cầu chạy, nhấc bổng dầm cầu chạy lên, công
nhân dùng dây buộc điều khiển cột đặt tại vị trí vai cột.
+ Hai công nhân đứng tại hai sàn công tác trên đầu cột điều chỉnh dầm sao cho đặt đúng vị
trí liên kết và tâm trục. Nếu có sai lệch về cốt thì dùng thêm bản thép đệm.
+ Sau khi đã đặt đúng vị trí ta tiến hành hàn và vặn bu lông liên kết vĩnh cửu dầm cầu chạy.
3. Lắp ghép dàn vì kèo và cửa trời
3.1. Sơ đồ vận chuyển cẩu lắp:
Cho cần cẩu XKG-40 (L=25m )chạy giữa nhịp nhà (xem hình 3.4):
3.2. Xác định vị trí đặt cẩu :
Vị trí đặt cẩu xác định theo bán kính với nhỏ nhất và lớn nhất của cẩu với trọng lượng vật
cẩu, vị trí đặt dàn vì kèo và panel mái.
Bán kính cẩu nhỏ nhất của cẩu là Rmin = 7 m
Cần cẩu phải cẩu vật nặng p =14,09 tấn. Tra bảng thông số cần trục ta có :
Rmax = 8 m.
Căn cứ vào kích thước cụ thể của dàn, panel mái và mặt bằng nhịp giữa ta có vị trí cẩu lắp
của cần cẩu như hình vẽ :
Panel tuêng 1.5x6
Panel

Panel

Panel

Panel
1.5x6

1.5x6

1.5x6

1.5x6
m

Hình 3.4:Mặt bằng tập kết cấu kiện và cẩu lắp

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 32


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

3.3. Gia cường dàn vì kèo


Do trong quá trình lắp ghép ứng suất xuất hiện lớn hơn ứng suất cho phép do sơ đồ tính
toán khác so với sơ đồ làm việc lúc lắp.Trong dàn vì kéo nội lực trong thanh cánh thượng
và cánh hạ đổi dấu khi nâng lắp móc cẩu treo 1 điểm hay 2 điểm không ở đầu dàn.

a;trạng thái làm việc

b; trạng thái cẩu lắp

Hình 3.5: Nội lực trong dàn

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 33


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

Hình 3.6: Gia cường dàn vì kèo

3.4. Kỹ thuật lắp


- Chuẩn bị: Sau khi đã cố định vĩnh viễn chân cột, tiến hành vạch các đường tim trục để
để công tác lắp ghép được nhanh chóng chính xác. Gá lắp các dụng cụ điều chỉnh và cố
định tạm cho dàn trước khi cẩu dàn. Treo buộc dàn dùng dàn treo bằng thép, treo bởi 4
điểm tại các mắt dàn thanh cánh thượng, tại đó có gia cố chống vỡ cắt cục bộ khi cẩu. Bố
trí các phương tiện để cho công nhân đứng khi thi công các liên kết dàn với hệ kết cấu
của nhà

- Cẩu lắp và cố định tạm: cố định tạm dàn bởi 3 điểm, sử dụng các thanh giằng cánh
thượng; riêng 2 dàn đầu tiên khi lắp cố định tạm bằng các tăng dơ dây néo, cũng cố định
mỗi dàn 3 điểm: 2 điểm đầu, 1 điểm giữa dàn.
-
Kiểm tra điều chỉnh: kiểm tra và điều chỉnh độ thẳng đứng của dàn, vị trí, cao trình đặt
dàn

- Cố định vĩnh cửu: sau khi điều chỉnh kiểm tra nếu toàn bộ các yêu cầu kỹ thuật theo
thiết kế đã đạt, tiến hành cố định vĩnh viễn dàn bằng các hệ giằng thanh cánh thượng, cánh
hạ, và giằng đứng.

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 34


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

m)

4,7
L(

-0.300

5 8 9 10

-0.300

Hình 3.5:Lắp ghép dàn cửa trời +panel mái

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 35


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

4. Lắp ghép panel mái


4.1. Sơ dồ vận chuyển cẩu lắp
Cho cần cẩu XKG-40 (L = 25 m mỏ phụ l’ = 5m) chạy giữa nhịp nhà (xem hình 3.4).
4.2. Xác định vị trí đặt cẩu
Vị trí đặt cẩu xác định theo bán kính với nhỏ nhất và lớn nhất của cẩu với trọng lượng vật
cẩu, vị trí đặt dàn vì kèo và panel mái.
Bán kính cẩu nhỏ nhất của cẩu là Rmin = 7 m
Cần cẩu phải cẩu vật nặng p = 1,41 tấn, hạn chế độ cao H = 22,05m; tra bảng thông số
cần trục ta có : Rmax = 18 m
Căn cứ vào kích thước cụ thể của dàn, panel mái và mặt bằng nhà ta có vị trí cẩu lắp của
cần cẩu như hình 3.4.
4.3.Kỹ thuật lắp
Chuẩn bị: Sau khi đã cố định vĩnh viễn dàn, tiến hành treo buộc các tấm mái (tấm được
treo bởi 4 điểm) dùng puli tự cân bằng.
Cẩu lắp và cố định tạm: lắp các tấm mái từ biên đến cửa trời chú ý trước khi lắp cần
vạch chính xác các vị trí panel trên dàn - tránh bị kích dồn khi lắp tấm cuối cùng sát cửa
trời; trên cửa trời lắp từ 1 đầu cửa trời sang đầu bên kia.
Kiểm tra điều chỉnh: kiểm tra và điều chỉnh panel vào vị trí theo thiết kế.
Cố định vĩnh cửu: sau khi điều chỉnh kiểm tra nếu toàn bộ các yêu cầu kỹ thuật theo
thiết kế đã đạt, tiến hành cố định vĩnh viễn panel bằng hàn các tấm mái vào chi tiết chôn
sẵn trên thanh cánh thượng.
5. Láp ghép tấm tường
5.1. Sơ đồ vận chuyển cẩu lắp
Cho cần cẩu E-10011D (L = 20m) chạy dọc biên nhà (phía ngoài nhà xem hình 3.6 và
hình 3.7)
5.2. Xác định vị trí đặt cẩu
Vị trí đặt cẩu xác định theo bán kính với nhỏ nhất và lớn nhất của cẩu với trọng lượng
vật cẩu, vị trí tập kết cấu kiện.
Bán kính cẩu nhỏ nhất của cẩu là Rmin = 5,5 m
Cần cẩu phải cẩu vật nặng p = 1,41 tấn, hạn chế độ cao H=16,9m; tra bảng thông số cần
trục ta có : Rmax = 13 m
Căn cứ vào kích thước cụ thể của tấm tường và mặt bằng bố trí cấu kiện ta có vị trí cẩu
lắp của cần cẩu như hình 3.7.
5.3.Kỹ thuật lắp
Chuẩn bị: Sau khi đã đổ giằng móng, tập kết tấm tường đến vị trí lắp bằng các xe ô tô,
treo buộc bằng cáp và puli tự cân bằng với 2 điểm treó.
Cẩu lắp và cố định tạm: lắp các tấm tấm tường từ dưới lên trên; mỗi vị trí đứng cẩu lắp
4 bước cột.
Kiểm tra điều chỉnh: kiểm tra và điều chỉnh panel vào vị trí theo thiết kế.
Cố định vĩnh cửu: sau khi diều chỉnh kiểm tra nếu toàn bộ các yêu cầu kỹ thuật theo
thiết kế đã đạt, tiến hành cố định vĩnh viễn panel bằng hàn các tấm vào chi tiết chôn sẵn
trong cột và hàn các tấm tường với nhau.

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 36


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

5.4.Xác định vị trí đặt cấu kiện


Ta sẽ đặt chồng 4 panel thành 1 đống có chiều cao là 0,4.4=1,6 m.
30
Số panel cần cẩu lắp trong 1 nhịp là 𝑛 = = 20 panel
1,5
20
 Số chồng panel trong 1 nhịp nhà là N= = 5 chồng
4
 Vậy ta sẽ bố trí các chồng panel trong phạm vi hoạt động của cẩn trục như hình 3.5
và 3.7

Hình 3.6:Lựa chọn sơ đồ di chuyển cẩu cho tấm tường


(sử dụng tối đa tầm với tăng hệ số Ksd )
1 vị trí có thể lắp được 4 bước cột

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 37


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

L(
m)

Hình 3.6:Cẩu lắp tấm tường

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 38


ĐỒ ÁN KĨ THUẬT THI CÔNG 2

Panel tuêng 1.5x6

Panel 1

Panel 1

Panel 1
.5x6m

.5x6m

.5x6m

90000

Hình 3.7:Mặt bằng lắp ghép công trình

HOÀNG ĐỨC THUẬN - 66XD12 39

You might also like