HIẾU TB

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 66

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIU-SE HÀ NỘI

KHÓA XV (2009 - 2017)


----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Đề tài:
ĐẤNG PHỤC SINH
QUA CHỨNG NHÂN PHAO-LÔ

Cha giáo hướng dẫn : Vinh-sơn Phạm Xuân Hưng, OP


Chủng sinh thực hiện : Giu-se Dương Văn Hiếu
Lớp : K. 2009
Giáo phận : Thái Bình

Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2017


Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

LỜI TRI ÂN
“Ngày lại ngày con xin chúc tụng Chúa
Và ca ngợi Thánh Danh muôn thuở muôn đời”
(Tv 145,2)

Trong tâm tình cảm tạ và tri ân.


Con xin dâng lời chúc tụng và tạ ơn Thiên Chúa vì muôn hồng ân Chúa đã thương
ban cho con. Chúa đã cho con được sinh ra làm người, làm con Chúa và được lớn lên
trong lòng Giáo Hội. Hơn nữa, Chúa đã thương mời gọi con bước theo Ngài trong cuộc
đời dâng hiến.
Con xin cảm tạ và tri ân quý Bề Trên Giáo phận, các ngài đã chọn và gửi con vào
học tập, tu luyện tại Đại Chủng Viện Thánh Giu-se Hà Nội.
Đồng thời, con cũng nhớ ơn Đức Hồng Y Phê-rô, Đức Cha Giám Đốc Lau-ren-sô,
quý Đức Cha, quý Cha trong Ban Giám đốc, quý Cha trong ban Giáo sư, các ngài đã
đón nhận, yêu thương và dạy dỗ con trong suốt những năm học tập và tu luyện tại mái
trường Đại Chủng Viện Thánh Giu-se Hà Nội này.
Đặc biệt, con xin thành tâm ghi ơn cha giáo Vinh-sơn Phạm Xuân Hưng, trong tư
cách là người cha, người thầy, cha đã hy sinh công sức, thời giờ mà tận tâm hướng dẫn
để con hoàn thành bài viết này.
Tuy nhiên, với khả năng giới hạn nên con không thể đáp ứng được sự mong ước
của quý Cha. Con xin quý Cha tiếp tục nâng đỡ và thêm lời cầu nguyện cho con trên
hành trình ơn gọi.
Nguyện xin Thiên Chúa, qua lời chuyển cầu của Đức Ma-ri-a, Thánh Cả Giu-se và
các Thánh Tử Đạo Việt Nam ban muôn ơn lành hồn xác trên quý Đấng Bậc và tất cả
mọi người.
Con xin thành tâm cảm tạ và tri ân.

Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2017


Giu-se Dương Văn Hiếu

2
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

NHẬN XÉT CỦA CHA GIÁO HƯỚNG DẪN

Điểm Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2017

Vinh-sơn Phạm Xuân Hưng, OP

3
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. Tên các sách trong Kinh Thánh viết tắt theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch CÁC
GIỜ KINH PHỤNG VỤ

2. Các chữ viết tắt khác:

Nxb: Nhà xuất bản

S : Số

Sđd : Sách đã dẫn

Tr : Trang

X : Xem

4
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

MỤC LỤC

A. DẪN NHẬP......................................................................................................................8

B. NỘI DUNG.....................................................................................................................12

CHƯƠNG I

QUAN NIỆM PHỤC SINH TRONG KINH THÁNH

I. THỜI CỰU ƯỚC...........................................................................................................12

1. Nguồn gốc phát sinh ý niệm sống lại......................................................................13

1.1. Thiên Chúa là chủ sự sống..............................................................................13

1.2. Thiên Chúa có quyền thưởng phạt..................................................................14

2. Quan niệm Phục sinh biến chuyển.........................................................................16

2.1. Sự phục hưng quốc gia ở đời này....................................................................16

2.2. Sự phục sinh cá nhân sau khi chết...................................................................17

II. THỜI TÂN ƯỚC..........................................................................................................18

1. Các nhóm tôn giáo với quan niệm Phục sinh........................................................18

1.1 Nhóm Xa-đốc...................................................................................................19

1.2. Nhóm Ét-sê-ni.................................................................................................19

1.3. Nhóm Pha-ri-sêu..............................................................................................20

2. Đức Giê-su và các môn đệ.......................................................................................21

2.1. Ý tưởng phục sinh của Đức Giê-su.................................................................21

2.1.1. Về sự sống lại của loài người................................................................22

5
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

2.1.2. Về sự sống lại của bản thân...................................................................22

2.2. Sự sống lại theo cách hiểu của các môn đệ.....................................................24

CHƯƠNG II

ĐẤNG PHỤC SINH QUA CHỨNG NHÂN PHAO-LÔ

I. CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP THÁNH PHAO-LÔ.................................................26

1. Con người thánh Phao-lô........................................................................................26

1.1. Nguồn gốc.......................................................................................................26

1.1.1. Năm sinh và nơi sinh.............................................................................27

1.1.2. Giáo dục................................................................................................27

1.2. Ơn gọi..............................................................................................................28

2. Sự nghiệp thánh Phao-lô.........................................................................................29

2.1. Một cuộc đời tận hiến cho việc truyền giáo....................................................29

2.2. Các thư............................................................................................................30

2.2.1. Nội dung và mục đích...........................................................................31

2.2.2. Phân loại các thư...................................................................................31

II. CHỨNG NHÂN VỀ ĐẤNG PHỤC SINH..................................................................32

1. Kinh nghiệm Phục sinh...........................................................................................32

1.1. Ơn kêu gọi trong một thị kiến.........................................................................32

1.1.1. Hành động của Thiên Chúa...................................................................33

1.1.2. Cuộc tạo dựng mới................................................................................34

1.2. Kinh nghiệm cách trực tiếp và cụ thể..............................................................35

1.2.1. Trong bối cảnh ơn gọi ngôn sứ..............................................................35

6
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

1.2.2. Cho một sứ vụ đặc biệt..........................................................................36

1.3. Mặc khải về một Thiên Chúa cứu độ..............................................................36

2. Chứng nhân Phục sinh............................................................................................37

2.1 Đấng phục sinh trong lời rao giảng của thánh Phao-lô....................................37

2.1.1. Đức Giê-su được Thiên Chúa tôn vinh.................................................38

2.1.1.1. Đức Giê-su Ki-tô đã sống lại.......................................................38

2.1.1.2. Thiên Chúa đã làm cho Đức Giê-su trỗi dậy từ cõi chết.............39

2.1.2. Đức Ki-tô là Chúa vinh hiển..................................................................40

2.1.2.1. Thiên Chúa đã siêu tôn Đức Giê-su..............................................40

2.1.2.2. Sự liên tục giữa Đức Giê-su Na-da-rét và Đức Ki-tô vinh

hiển...........................................................................................................41

2.2. Đấng phục sinh hiện diện trong cuộc đời thánh Phao-lô.................................42

2.2.1. Phao-lô, người được tham dự vào vinh quang Thiên Chúa..................42

2.2.2. Phao-lô, người được Thiên Chúa chiếm hữu........................................43

2.2.2.1. Sống vì Đức Ki-tô.......................................................................44

2.2.2.2. Phục vụ mọi người......................................................................45

CHƯƠNG III

ĐẤNG PHỤC SINH TRONG ĐỜI SỐNG KI-TÔ HỮU

I. ĐẤNG PHỤC SINH TRAO BAN CUỘC SỐNG MỚI CHO CÁC TÍN HỮU...........47

1. Sống trong Thần Khí của Đấng phục sinh.............................................................48

2. Trở nên con người mới............................................................................................50

2.1. Tự do khỏi tội lỗi..............................................................................................50

7
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

2.2. Tự do khỏi sự chết...........................................................................................52

2.3. Tự do khỏi lề luật.............................................................................................53

II. ĐẤNG PHỤC SINH GIÚP CÁC TÍN HỮU BIẾN ĐỔI THẾ GIỚI..........................54

1. Làm chứng về Đấng phục sinh................................................................................55

2. Chia sẻ niềm hy vọng sống lại..................................................................................56

C. KẾT LUẬN.....................................................................................................................58

THƯ MỤC THAM KHẢO................................................................................................60

A. DẪN NHẬP

1. Lý do tìm hiểu đề tài

Niềm tin vào sự Phục sinh của Đức Giê-su người Na-da-rét đã đưa đến việc khai sinh
ra Giáo Hội Chúa Ki-tô. Thật vậy, Đức Giê-su đã sống lại như lời Người đã báo trước,
nhưng nhiều nguời vẫn còn hoài nghi. Sự kiện ngôi mồ trống chưa thể xác quyết được việc
Đức Giê-su đã sống lại từ cõi chết. Tuy nhiên, theo Kinh Thánh, ngày thứ nhất trong tuần,
chính Đức Giê-su đã hiện ra với bà Ma-ri-a Ma-đa-lê-na1, với hai môn đệ đi làng Em-mau2
và với mười một Tông Đồ3 để chứng minh là Người đã sống lại thật. Sau khi đã chứng kiến
tận mắt con người Phục sinh của Đức Giê-su, cùng với những lỗ đinh ở chân, tay và cạnh
sườn bị đâm thủng4, cũng như thấy Người cùng ăn với các ông5, lúc đó họ mới xác tín rằng
Người đã sống lại thật. Từ đó, họ trở nên những chứng nhân trung thành của Đấng phục
sinh, họ ra đi loan truyền và làm chứng cho mọi người rằng: Đức Giê-su đã sống lại.

Con người ngày nay không được diễm phúc thấy Đức Giê-su phục sinh như các Tông
Đồ, nhưng nhờ Kinh Thánh, chúng ta tin vững chắc Người đã sống lại. Quả thực, Đức Ki-
tô phục sinh là nguồn ơn cứu độ và là khởi điểm đức tin của ta, như lời thánh Phao-lô nói:
“Đức Giê-su chính là Đấng đã bị trao nộp vì tội lỗi chúng ta và đã được Thiên Chúa làm
cho sống lại để chúng ta được nên công chính” (Rm 4,25). Đây cũng là điều mà chính Đức

1
X. Mt 20,9-10; Mc 16,9-11; Ga 1,11-18.
2
X. Lc 24,13-35.
3
X. Mc 16,14; Ga 20,19-29.
4
X. Ga 20,20.27.
5
X. Lc 24,30-31.42; Ga 21,13-14.

8
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

Giê-su phục sinh đã xác quyết, khi sai các Tông Đồ đi loan báo và làm chứng về Người6.
Vì thế, là Ki-tô hữu không thể nói rằng mình không cảm thấy và không hiểu được ý nghĩa
và giá trị của việc Đức Giê-su phục sinh hiện diện trong cuộc đời mình.

Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay, con người chịu ảnh hưởng nhiều bởi nền kinh tế thị
trường, não trạng hưởng thụ lan tràn. Con người thường thỏa mãn với những giá trị tạm
thời mà quên đi những giá trị vĩnh cửu. Đứng trước những khó khăn nguy hại đó, thiết nghĩ
hơn bao giờ hết, các Ki-tô hữu hay đặc biệt những người dâng mình cho Chúa trong đời
sống ơn gọi tu trì, cần phải cảm nghiệm được điều này mà hăng say rao giảng và làm
chứng về Tin Mừng sự sống là Đức Giê-su Ki-tô phục sinh.

Vì lý do đó, người viết chọn đề tài: “ĐẤNG PHỤC SINH QUA CHỨNG NHÂN
PHAO-LÔ” với hy vọng được góp phần nhỏ bé vào việc loan báo và làm chứng về Đấng
phục sinh cho con người trong xã hội hôm nay.

2. Mục tiêu và phạm vi tìm hiểu đề tài

Mục tiêu của bài này là tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích và giới thiệu một vài nét chính
của mầu nhiệm Phục sinh qua lời rao giảng của thánh Phao-lô theo dữ liệu Kinh Thánh,
cũng như các suy tư thần học về ý nghĩa của mầu nhiệm Phục sinh. Vì thế, trong bài này,
người viết chỉ chú trọng giải thích và chứng minh ý nghĩa của mầu nhiệm Phục sinh trong
đời sống và lời rao giảng của thánh Phao-lô. Tuy nhiên, vì khả năng đọc ngoại ngữ giới
hạn, nên người viết không đào sâu tìm hiểu các bản văn gốc, các tài liệu tiếng nước ngoài,
nhưng chỉ tham khảo những sách phiên dịch (thứ cấp) của một số tài liệu Thánh Kinh, thần
học dùng trong việc nghiên cứu. Do vậy, tuy chưa phải là những tài liệu tiêu biểu nhất,
nhưng trong giới hạn khả năng của mình, người viết nhận thấy chúng khá đầy đủ để có thể
dùng tham khảo cho toàn bài viết.

3. Định nghĩa các hạn từ của đề tài

 Phục sinh

Theo linh mục Hồng Phúc: Phục sinh là mầu nhiệm Chúa Ki-tô vừa là Thiên Chúa
thật, vừa là người thật, đã chết và đã sống lại vì phần rỗi của nhân loại. Việc Đức Giê-su
phục sinh là một minh chứng quyền năng cao cả của Thiên Chúa Cha và vai trò của Chúa
Con, Đấng đến để cứu rỗi nhân loại7.

6
X. Lc 24,48.
7
X. HỒNG PHÚC, Điển ngữ đức tin Công giáo, Hà Nội: nxb Bách Khoa, 2009, tr. 413-414.

9
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

Còn theo Từ điển Công giáo: “Phục sinh là biến cố Đức Giê-su sống lại vào ngày thứ
ba sau khi đã chết và được mai táng trong mồ. Tuy không được chứng kiến giây phút Chúa
phục sinh, nhưng các Tông Đồ đã thấy ngôi mộ trống, và Chúa đã hiện ra với họ nhiều
lần, họ đã tin và dám chết để làm chứng cho sự Phục sinh của Người. Qua sự Phục sinh,
Đức Ki-tô hoàn tất công trình cứu chuộc. Những ai tin vào Người, sống theo giáo lý của
Người, sẽ được sống lại vào ngày tận thế”8.

Trong khi đó Tân Ước dùng từ “siêu tôn”, “nâng lên” hay “trỗi dậy” để nêu bật tính
cách độc đáo của biến cố Phục sinh, đó là: “Thiên Chúa đã ra tay uy quyền nâng Người
lên” (Cv 2,32-33), “Thiên Chúa đã siêu tôn Người” (Pl 2,9) hay “Người đã được mai
táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh” (1Cr 15,4)9. Ngoài ra, còn một
từ tương đương đó là “tôn vinh” để nói về sự phục sinh của Đức Giê-su: “Đã đến giờ Con
Người được tôn vinh” (Ga12,23)10.

Như vậy, Phục sinh ở đây không phải là trở về với cuộc sống trần thế mà là vinh
thăng. Đức Ki-tô không còn bị ràng buộc với thế giới này và Người tiến về một thế giới
mới, thế giới thần thiêng. Ở điểm này, Phục sinh chính là đức tin và không phát xuất từ phê
bình lịch sử. Tuy vậy, có thể xác minh về mặt lịch sử cái thực tại phát xuất ra lòng tin vào
sự phục sinh của Đức Giê-su nơi các thánh Tông Đồ11.

Tóm lại, “Phục sinh” chiếm một vị trí quan trọng trong lời rao giảng của thánh Phao-
lô. Nếu ta chỉ sử dụng một trong những định nghĩa trên thì không thể nào diễn tả hết được
ý nghĩa sâu xa và sự phong phú của mầu nhiệm Phục sinh. Chính vì vậy trong bài này,
người viết sử dụng cả ba định nghĩa trên để chỉ sự sống lại của Đức Giê-su Ki-tô.

 Chứng nhân

Theo định nghĩa của sách Từ điển Công giáo: “Chứng nhân là người làm chứng cho
Thiên Chúa. Sứ mệnh chủ yếu của người Ki-tô là trở thành chứng nhân của Đức Ki-tô, nêu
gương cho người khác qua cuộc sống, lời nói, hành vi của mình và sẵn sàng làm chứng
cho Chúa ngay cả bằng máu của mình”12.

8
X. ỦY BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN - BAN TỪ VỰNG CÔNG GIÁO, Từ điển Công giáo, Hà Nội: nxb Tôn
Giáo, 2016, tr. 693-694.
9
X. Mt 17,23; 20,19; 28,7; Mc 16,14; Lc 9,22; 24,34; Ga 2,22; 20,9.
10
X. Ga 13,31; Cv3,13.
11
X. DHEILLY, J., Từ điển Kinh Thánh (tập 4), Học viện Đa-minh, 1993, tr. 1292.
12
ỦY BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN, Sđd., tr. 156.

10
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

Nói về điều này, Giáo lý Hội Thánh Công giáo viết: “Sứ điệp cứu độ phải được chứng
thực bằng đời sống các Ki-tô hữu, để có thể biểu lộ trước mặt mọi người sức mạnh của
chân lý và ánh sáng”13.

Trong khi đó theo Kinh Thánh, chính Thiên Chúa là chứng nhân đầu tiên trong các
chứng nhân. Còn Đức Giê-su là chứng nhân trung thành tuyệt đối của Thiên Chúa Cha 14.
Các Tông Đồ, những chứng nhân của Chúa Giê-su, các ngài đã long trọng chứng thực
trước mặt mọi người về tất cả những gì đã xảy ra, nhất là về sự phục sinh của Đức Giê-su 15.
Ngoài ra còn một từ tương đương là “nhân chứng”. Trong bài này, người viết sử dụng cả
hai từ để diễn tả việc làm chứng cho Đức Ki-tô phục sinh.

Vậy, chứng nhân của Đấng phục sinh là làm chứng cho một Thiên Chúa đang sống
qua lời nói, đời sống và thậm chí cả mạng sống của mình. Người làm chứng cần phải có
thái độ nhẫn nại, kiên trung trước mọi hoàn cảnh.

Tóm lại, ý nghĩa của từ Phục sinh và Chứng nhân được hiểu: Sự phục sinh của Đức
Ki-tô là trung tâm điểm và là đỉnh cao của công trình cứu độ. Vì thế, khi làm chứng về
Đấng phục sinh chính là sống mầu nhiệm ấy, đồng thời loan báo niềm hy vọng này cho tất
cả mọi người, để nhờ ân sủng của Đấng phục sinh mà họ được cứu độ16.

4. Bố cục của đề tài

Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, bài viết này còn có ba chương như sau:

 Chương I: Quan niệm phục sinh trong Kinh Thánh

Trong chương này, người viết muốn tìm hiểu xem nguồn gốc của quan niệm phục sinh
xuất phát từ đâu? Được tiến triển ra sao? Quan niệm đó có ảnh hưởng như thế nào trên đời
sống con người? …

 Chương II: Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

Tiếp đến chương II, người viết trả lời các câu hỏi: Đấng phục sinh mà thánh Phao-lô
làm chứng đó là ai? Dựa trên những kinh nghiệm nào? Từ kinh nghiệm đó, thánh nhân đã

13
TÒA TỔNG GIÁM MỤC TP. HỒ CHÍ MINH, Giáo lý Hội Thánh Công giáo, nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1997, s.
2044.
14
X. Kh 1,5.
15
X. GIÁO HOÀNG HỌC VIỆN PI-Ô X, Điển ngữ Thần học Thánh Kinh, Hà Nội: nxb Tôn Giáo, 2016, tr. 290-
294.
16
X. Ep 2,1-10.

11
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

hăng say làm chứng về Người ra sao?… Đó là những vấn đề chính được bàn đến trong
chương này.

 Chương III: Đấng phục sinh trong đời sống Ki-tô hữu

Chương cuối cùng nhằm trình bày cách thức để sống mầu nhiệm Phục sinh trong cuộc
đời các tín hữu, cũng như bổn phận của họ đối với niềm hy vọng mà họ đã lãnh nhận từ
Đấng phục sinh …

12
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

B. NỘI DUNG

CHƯƠNG I

QUAN NIỆM PHỤC SINH TRONG KINH THÁNH

Theo các sách giai đoạn đầu Cựu Ước, thân phận con người sau khi chết đều rơi vào
bóng tối. Khi đó, linh hồn sẽ bị giam hãm trong cõi âm (Shéol)17, còn thân xác thì bị thối
rữa trong nấm mồ, nhưng đó chỉ là tình trạng tạm thời. Nhờ quyền năng Thiên Chúa, con
người sẽ được sống lại từ nơi họ đã an nghỉ. Quan niệm này được hình thành muộn trong
Cựu Ước. Đến thời Tân Ước, niềm tin vào sự Phục sinh của Đức Giê-su Na-da-rét đã đưa
đến việc khai sinh ra Giáo Hội Chúa Ki-tô 18. Bởi thế, niềm tin này trở thành nền tảng của
của đời sống đức tin Ki-tô giáo19 và là trọng tâm lời rao giảng của thánh Phao-lô. Vậy,
niềm tin đó được phát triển như thế nào trong Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước?

I. THỜI CỰU ƯỚC

Quan niệm về sự phục sinh xuất hiện khá muộn trong Cựu Ước (Thế kỷ II-I trước
Công Nguyên). Nhưng trước đó, người Ít-ra-en vẫn luôn tin vào sự tồn tại của con người
sau khi chết. Đối với họ, chết là đi vào cõi âm. Đây là nơi tối tăm, nơi con người bị rơi vào
quên lãng20. Các hạn từ: huyệt sâu, chốn tối tăm, vực thẳm, chốn quên lãng… cũng là
những ý tưởng mà các tác giả sách Thánh vịnh sử dụng để diễn tả âm phủ. Số phận thảm
thương của con người nơi này gần như là không còn tồn tại, bởi vì họ chẳng còn khả năng
để trở về nơi ánh sáng:

“Cận thân Chúa khiến lìa xa


chung quanh bầu bạn chỉ là bóng đêm” (Tv 88,18).
Hay:
“Nhưng rồi nó cùng tổ tiên về chung kiếp
chẳng bao giờ còn được thấy ánh dương” (Tv 49,20).

Như vậy, đó là những ý niệm đầu tiên về số phận con người sau khi chết. Nhưng ý
niệm ấy bắt nguồn từ đâu? Dựa trên những yếu tố nền tảng nào?

17
X. GIÁO HOÀNG HỌC VIỆN PI-Ô X, Sđd., tr. 72-73.
18
X. Cv 2,23-24.
19
X. Sđd., tr. 1190.
20
X. G 10,22.

13
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

14
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

1. Nguồn gốc phát sinh ý niệm sống lại

Có hai yếu tố dẫn đến niềm tin vào sự phục sinh, đó là: Tin vào Đức Chúa là Thiên
Chúa của sự sống và vấn đề thưởng phạt của Ngài.

1.1. Thiên Chúa là chủ sự sống

Xưa nay, người Do-thái vẫn tin chắc rằng: Duy chỉ mình Ðức Chúa, Thiên Chúa của
Ít-ra-en mới có quyền năng làm cho kẻ chết sống lại, vì Ngài là Chúa tể của sự sống và sự
chết21.

Thật vậy, sách Sa-mu-en quyển thứ nhất đã nhìn nhận sự toàn năng của Thiên Chúa,
khi viết:

“Đức Chúa là Ðấng cầm quyền sinh tử,


đẩy xuống âm phủ rồi lại kéo lên” (1Sm 2,6).

Điều đó cho thấy, Thiên Chúa mạnh hơn sự chết, vì chính Ngài có thể làm cho kẻ
chết được sống lại:

“Chúng có chui xuống tận âm ty,


tay Ta cũng kéo chúng lên khỏi đó
Chúng có bay lên đến tận trời,
từ đó, Ta cũng lôi chúng xuống” (Am 9,2).

Thiên Chúa làm chủ sự sống, vì Ngài là Đấng hằng sống. Niềm tin này cũng được
tường thuật trong sách các Vua quyển thứ nhất, khi ngôn sứ Ê-li-a đến báo cho vua A-kháp
biết nạn hạn hán mất mùa sẽ xảy ra trên vương quốc Miền Bắc, ông nói: “Có Đức Chúa,
Thiên Chúa hằng sống của Ít-ra-en, Đấng tôi phục vụ: trong những năm sắp tới, sẽ chẳng
có mưa, có sương, nếu tôi không ra lệnh” (1V 17,1). Hay trong phép lạ mà ngôn sứ Ê-li-a
đã làm cũng chứng minh một điều: Đức Chúa, Thiên Chúa có thể làm cho kẻ chết được
sống lại bằng cách đưa họ trở về từ cõi âm22.

Mặt khác, trước thái độ chán nản thất vọng của dân chúng đang bị đè bẹp dưới gánh
nặng tội lỗi, Thiên Chúa truyền cho ngôn sứ Ê-dê-ki-en nói với dân Ít-ra-en rằng: “Ta lấy
mạng sống Ta mà thề - sấm ngôn của Đức Chúa là Chúa Thượng - Ta chẳng vui gì khi kẻ
gian ác phải chết, nhưng vui khi nó thay đổi đường lối để được sống. Hãy trở lại, hãy từ bỏ
21
X. GIÁO HOÀNG HỌC VIỆN PI-Ô X, Sđd., tr. 1191.
22
X. 1V 17,17-24.

15
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

đường lối xấu xa của các người mà trở lại. Sao các ngươi lại muốn chết, hỡi nhà Ít-ra-
en?” (Ed 33,11).

Như thế, niềm tin vào Thiên Chúa làm chủ sự sống là một xác tín, phát xuất từ cuộc
sống cụ thể của dân Chúa, qua các biến cố lịch sử. Tất cả những gì họ chứng kiến đã minh
chứng rằng: Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống và Ngài muốn trao ban sự sống thần
thiêng đó cho mọi loài23. Hình ảnh Thiên Chúa ban hơi thở thần thiêng cho con người là
một cách diễn tả rất bình dân nhưng sâu sắc, vì nói lên giá trị cao cả của con người là được
thông phần vào sự sống Thiên Chúa 24. Đối với con người, Thiên Chúa luôn gìn giữ, cứu
linh hồn họ ra khỏi vực thẳm và ban cho họ hạnh phúc của sự sống:

“Chúa bảo vệ và giữ gìn mạng sống,


lại ban cho hạnh phúc trên đời,
không trao họ cho địch thù hung hãn” (Tv 41,3).

Cũng chính niềm tin vào Thiên Chúa là Chủ sự sống, Ngài có quyền trao ban sự
sống cho con người mà các ngôn sứ đã mô tả: Thiên Chúa như một người cha, một người
mẹ sinh dưỡng và chăm sóc con cái mình:

“Các ngươi sẽ được nuôi bằng sữa mẹ,


được bồng ẵm bên hông, nâng niu trên đầu gối” (Is 66,12).

Tóm lại, Thiên Chúa là chủ sự sống nhằm chứng tỏ rằng: Thiên Chúa có quyền làm
cho kẻ chết được sống lại, qua việc gọi họ ra khỏi cõi âm. Chính Ngài cứu linh hồn họ và
không để họ phải hư mất25. Đó cũng là hành động thưởng phạt công minh của Ngài.

1.2. Thiên Chúa có quyền thưởng phạt

Thiên Chúa là Vị Thẩm Phán tối cao, có quyền xét xử lịch sử thế giới và con người.
Vì con người phạm tội chống lại Thiên Chúa, nên Ngài ra hình phạt và đuổi họ khỏi vườn
địa đàng26. Thế nhưng, Ngài cũng hứa ban phần thưởng cho mỗi người tùy theo việc họ
làm27. Trên hết, sự thưởng phạt này chỉ thuộc về một mình Thiên Chúa mà thôi:

“Chính Ta sẽ báo oán và đáp trả,


vào lúc mà dân chúng

23
X. St 1,1-31.
24
X. St 2,7.
25
X. Tv 16,10.
26
X. St 3,1-24.
27
X. Cn 12-14.

16
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

lảo đảo té xiêu…” (Đnl 32,35-36)


Hay trước cảnh kẻ gian ác kiêu căng áp bức người lành, tác giả sách Thánh vịnh đã
kêu xin Thiên Chúa là thẩm phán, mau mau đánh phạt chúng để báo oán cho người công
chính:
“Lạy Chúa là Chúa Trời trả báo,
lạy Chúa Trời trả báo, xin Ngài quang lâm!
Đấng xét xử địa cầu, xin đứng dậy,
trả cho lũ kiêu căng xứng việc chúng làm” (Tv 94,1-2).

Tương tự, Thiên Chúa là Vị Thẩm Phán công minh, là Vua uy quyền thiết lập sự
công chính:

“Lạy Thiên Chúa công minh,


Chúa dò thấu lòng dạ con người,
xin làm cho bọn ác nhân hết đường tác hại
và cho người công chính được vững vàng” (Tv 7,10).

Bên cạnh đó, các ngôn sứ cũng thường mạnh dạn tố cáo những bất công xã hội, báo
cho họ biết những cực hình mà Thiên Chúa sẽ giáng phạt, nếu họ không hoán cải và thay
đổi lối sống tội lỗi. Ngôn sứ I-sai-a đã loan báo một chồi lộc xuất phát từ gốc Gie-sê, trên
Người, Thần Khí Đức Chúa sẽ đậu xuống. Người sẽ phân xử công minh cho người hèn, kẻ
yếu28. Cũng trong chiều hướng đó, I-sai-a còn loan báo: Át-sua là ngọn roi Thiên Chúa
dùng để xử phạt dân Ngài29. Tuy nhiên, chính Át-sua cũng sẽ bị Thiên Chúa trừng phạt, vì
nó đã không phụng sự Đức Chúa mà chỉ biết tiêu diệt nhiều dân tộc: “Ta sẽ trừng phạt hậu
quả lòng tự đại của vua Át-sua và con mắt kiêu căng ngạo nghễ của nó…” (Is 10, 12-16).
Còn ngôn sứ A-mốt mạnh mẽ tố cáo cuộc sống tội lỗi, gian ác của dân chúng và loan báo
hình phạt Thiên Chúa sẽ đổ xuống trên đầu họ:

“Ta sẽ biến lễ lạc của các ngươi thành tang tóc,


mọi bài hát của các ngươi sẽ thành khúc ai ca
Ta sẽ bắt mọi người phải quấn vải thô
và mọi mái đầu đều phải cạo trọc…” (Am 8,10-14).

Như thế, vấn đề thưởng phạt công minh đã chất vấn sự công bình của Thiên
Chúa30. Sự thưởng phạt của Thiên Chúa công bình ở chỗ: cho người công chính được
28
X. Is 11,1-4.
29
X. Is 10,5.
30
X. GIÁO HOÀNG HỌC VIỆN PI-Ô X, Sđd., tr. 1403 và DHEILLY, J., Sđd., tập 4, tr. 1620.

17
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

hưởng cuộc sống lâu dài hạnh phúc và phạt những ai không tôn trọng Giao Ước phải chết
sớm. Ấy vậy mà, trên thực tế thì cái chết chạm đến mọi người. Hơn nữa, người lành thì
sống đầy bất hạnh trong khi kẻ dữ lại sống sung túc giàu sang 31. Vận rủi đến tới tấp, ông
Gióp vẫn trung thành với Đức Chúa. Trong khi đó, nếu Thiên Chúa chúc phúc cho người
công chính bằng cách ban cho họ cuộc sống trường thọ và phú quý, thì làm sao ông Gióp
lại phải chịu gian nan cơ cực đến như vậy?32 Vấn đề nan giải này đã mở ra cánh cửa cho
niềm tin vào sự thưởng phạt ở đời sau33.

2. Quan niệm Phục sinh biến chuyển

Như đã trình bày ở trên, nguồn gốc phát sinh ý niệm sống lại là do niềm tin vào
Thiên Chúa là Chủ sự sống, Ngài có quyền thưởng phạt con người. Tuy nhiên, thưởng phạt
vẫn là một mầu nhiệm và Thiên Chúa chỉ mặc khải dần dần cho con người. Vậy, sự mặc
khải ấy là gì? Diễn tiến ra sao trong lịch sử dân Thiên Chúa?

2.1. Sự phục hưng quốc gia ở đời này

Hình thức lâu đời nhất về ý niệm Phục sinh là sự mong đợi quốc gia được đổi mới.
Theo sách các Vua, những tai họa như: Sa-ma-ri thất thủ năm 721 và Giê-ru-sa-lem năm
586 là do dân Ít-ra-en bất trung với ơn gọi của mình, nhất là các Vua đã làm điều ác trước
nhan Thiên Chúa34. Sau thảm họa này, những bài tường thuật các tội lỗi của Ít-ra-en và các
Vua trở thành một lời kêu gọi hoán cải, để hy vọng vào sự phục hưng xứ sở35.

Thế rồi, trong hoàn cảnh dân Chúa bị lưu đầy, ngôn sứ Ê-dê-ki-en đã tiên báo về một
cuộc phục hưng quốc gia, khi dân Ít-ra-en được trở về. Ông coi đó như là một phép lạ mà
Đức Chúa, Thiên Chúa đã thực hiện cho dân Người36. Khi dân Chúa trong cảnh lưu đầy, Ê-
dê-ki-en đã công bố một thị kiến tràn ngập niềm hy vọng. Trong một thung lũng ngập tràn
những dấu vết của sự chết37, Lời Chúa đã tra vấn ông: “Hỡi con người, liệu các xương khô
này có hồi sinh được không?”. Ông trả lời rất dè dặt: “Lạy Đức Chúa là Chúa Thượng,
chính Ngài mới biết được điều đó” (Ed 37,3). Trong phần giải thích tiếp theo, Thiên Chúa
tuyên bố rằng: Những con người tuyệt vọng sẽ được hồi sinh và có đời sống mới tại Ít-ra-
en. Tuy nhiên, hình ảnh được vận dụng ở đây lại là hình ảnh những huyệt mộ được mở ra,

31
X. G 12,5-6.
32
X. DHEILLY, J., Sđd., tập 2, tr. 654-656.
33
X. Sđd., tập 4, tr. 1623.
34
X. 2V 24,19-20.
35
X. 2Sb 7,14.
36
X. NOBERTO, Cuộc vượt qua của Đức Giê-su Ki-tô, Đại chủng viện Sao Biển Nha Trang, 2002, tr. 139.
37
X. Ed 37,1-14.

18
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

chứ không phải là cả cánh đồng xương khô. Đồng thời, điều này vừa nhấn mạnh đến vùng
đất mà dân Chúa sẽ được định cư, vừa nhấn mạnh đến việc hiểu biết Thiên Chúa: “Các
ngươi sẽ nhận biết chính ta là Đức Chúa” (x. Ed 37,11-14). Như thế, chính thị kiến này đã
trình bày cho ta thấy, sự hồi sinh của một dân tộc về mặt xã hội hơn là trình bày về niềm
tin vào sự Phục sinh cá nhân.

Cũng trong hoàn cảnh đó, ngôn sứ I-sai-a đã tiên báo về sự phục hưng của một quốc
gia vào thời đại mới. Thiên Chúa sẽ làm cho kẻ chết sống lại, cho xác chết được đứng lên
và đánh thức người bị vùi trong cát bụi 38. Ngài sẽ đánh thức Giê-ru-sa-lem và dựng nó dậy:
“Thức dậy, thức dậy đi, đứng lên nào, Giê-ru-sa-lem hỡi…” (Is 51,17).

Thật vậy, vua Ky-rô (năm 538 trước Công Nguyên) đã trả lại sự tự do cho dân Do-
thái, khi ông ra chiếu chỉ cho phép dân Ít-ra-en hồi hương. Sự giải thoát này chưa thể hiện
thực sự niềm mong đợi của họ, đó là mong đợi sự giải phóng vĩnh viễn 39. Nhưng tất cả
những gì đã diễn ra, thay vì hủy bỏ niềm hy vọng thì lại càng làm cho sự trông đợi gia tăng
và tràn đầy hơn40. Chính sự giải thoát này đã mở đường cho niềm hy vọng về sự Phục sinh
cá nhân sau khi chết.

2.2. Sự phục sinh cá nhân sau khi chết

Cuộc bách hại đạo xảy ra thời vua An-ti-ô-khô Ê-pi-pha-nê, trong những năm 167-
164 trước Công Nguyên, khiến nhiều người bị giết chết. Trong hoàn cảnh đó, vấn đề
thưởng phạt cá nhân lại càng được đặt ra khẩn thiết hơn 41. nhiều người Do-thái đạo đức đã
bị gông cùm, xiềng xích và bị sát hại cách bất công. Vậy điều gì đang chờ đợi những vị tử
đạo Ít-ra-en này?42

Vì trung thành với Thiên Chúa của mình, nên có một số người đã chấp nhận cái chết
vì đạo, để làm chứng cho lòng tin vững mạnh của họ. Tác giả sách Đa-ni-en đã áp dụng sự
sống lại này cho từng cá nhân 43, cho những tín hữu chết vì đạo dưới thời bách hại của vua
An-ti-ô-khô Ê-pi-pha-nê. Sự sống lại mà trước đó người ta đã áp dụng cho dân Chúa:
những người công chính sẽ sống lại. Trong Đa-ni-en chương 12 diễn tả, vào ngày tận thế,
ngày Thiên Chúa phán xét loài người. Dân Chúa, những kẻ được ghi tên trong danh sách
những người được cứu rỗi. Họ sẽ được giải thoát và được biến đổi hoàn toàn, để bước vào
38
X. Is 26,19.
39
X. GIÁO HOÀNG HỌC VIỆN PI-Ô X, Sđd., tr. 1192.
40
X. Is 63,19.
41
X. 2Mcb 7.
42
X. Sđd., tr. 1104.
43
X. Sđd., tr. 1192-1193.

19
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

cuộc sống kết hợp với Thiên Chúa, cùng với cả con người của họ. Còn những kẻ gian ác sẽ
bị án phạt đời đời: “Trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ trỗi dậy;
người thì để hưởng phúc trường sinh, kẻ thì để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời…” (Đn
12,2-4).

Cùng niềm tin đó, tác giả sách Ma-ca-bê quyển thứ hai cũng đã đưa ra câu trả lời.
Nhà vua có thể tước đoạt mạng sống, nhưng chính Thiên Chúa sẽ làm cho người tin được
sống lại, để hưởng sự sống đời đời: “Chúng tôi chết vì Luật pháp của Vua vũ trụ, nên
Người sẽ cho chúng tôi sống lại để hưởng sự sống đời đời” (2Mcb 7,9). Chết vì niềm tin sẽ
đem lại hạnh phúc trường sinh, còn nhà vua sẽ không được hưởng sự sống đời đời 44. Bởi
chính Thiên Chúa sẽ không bỏ rơi dân Người và ra tay trừng phạt kẻ gian ác: “Nhà vua
đừng tưởng Thiên Chúa đã bỏ rơi giống nòi chúng tôi. Còn vua, hãy kiên nhẫn mà ngắm
nhìn quyền năng cao cả của Người, xem Người sẽ hành tội vua và dòng giống vua thế
nào?” (2Mcb 7,17).

Các bản văn Kinh Thánh được viết sau này đã khẳng định rõ ràng sự phục sinh của
những người đã chết45. Như vậy, quan niệm phục sinh đã tiến một bước dài vào thời kỳ nhà
Ma-ca-bê. Quan niệm này liên hệ đến ý tưởng căn bản về Thiên Chúa là chủ sự sống, Ngài
có quyền thưởng phạt những ai tin vào Ngài. Sự phục sinh người chết là hình ảnh để diễn
tả niềm tin này. Kể từ đó, niềm tin ấy trở thành sở hữu riêng của Do-thái giáo.

Tóm lại, trong tình yêu thương của Thiên Chúa, trong niềm tin vững mạnh vào sự
trung thành của Ngài, các tín hữu Do-thái đã khám phá ra tính chắc chắn của sự sống đời
đời mà họ có sau khi chết. Niềm tin đó không phải do con người bịa đặt ra để tự an ủi
mình, nhưng là do tình thương cao cả mà Thiên Chúa đã mặc khải cho con người.

II. THỜI TÂN ƯỚC

Cũng cần nhắc lại, quan niệm về sự phục sinh sau khi chết hầu như không được
người Do-thái cổ xưa biết đến. Mãi cho đến thế kỷ thứ II-I trước Công Nguyên, người ta
mới có những ý niệm cụ thể để diễn tả niềm hy vọng này. Như thế, đây chỉ là hình thức
muộn thời của niềm tin Do-thái giáo, được các nhóm tôn giáo thời Tân Ước tiếp nhận và
chia sẻ.

44
X. Mcb 7,14.
45
X. GIÁO HOÀNG HỌC VIỆN PI-Ô X, Sđd., tr. 1105.

20
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

1. Các nhóm tôn giáo với quan niệm Phục sinh

Thời Đức Giê-su, niềm tin vào sự phục sinh sau khi chết không được mọi người Do-
thái đồng tình. Chỉ có một số nhóm tôn giáo chấp nhận, nhưng các nhóm này lại có những
quan niệm khác nhau về sự sống lại. Vậy, các nhóm tôn giáo đó là gì? Họ quan niệm như
thế nào về sự sống lại? Quan niệm này bắt nguồn từ đâu? Ảnh hưởng đến đời sống của họ
ra sao?

1.1 Nhóm Xa-đốc

Nhóm Xa-đốc phổ biến trong giới quý tộc và tư tế của người Do-thái sống ở Pa-lét-
tin. Tên gọi của họ xuất phát từ tên vị tư tế Xa-đốc, người được vua Sa-lô-môn chỉ định có
trách nhiệm chăm lo hòm bia giao ước khi ông lên nắm quyền tại Giê-ru-sa-lem 46. Trong
các bản văn viết sau này, các con của Xa-đốc được xem như thuộc vào hệ tư tế chính thức
của đền thờ47.

Do đó, nhóm này xưng mình xuất thân từ dòng dõi tư tế Xa-đốc. Thành phần gồm
các tư tế và những người giàu có, xuất hiện vào khoảng năm 200 trước Công Nguyên. Họ
tin rằng lề luật Do-thái đã được chú thích chính xác như trong văn bản rồi, nên không cần
phải giải thích thêm hoặc cần phải có những truyền thống phụ như quan niệm của người
Pha-ri-sêu. Vì thế, họ từ chối truyền thống truyền khẩu của người Pha-ri-sêu. Họ cũng
chống đối người Pha-ri-sêu về vài vấn đề giáo lý quan trọng. Chẳng hạn, họ không tin vào
các thực tại thiêng liêng nói chung, như: linh hồn, thần khí, ma quỷ, vv… Linh hồn sẽ bị
hủy hoại cùng với thân xác48.

Đồng thời, những người Xa-đốc bảo thủ thì khư khư tuân giữ tỉ mỉ lề luật của Mô-sê,
được ghi chép trong 5 cuốn sách đầu tiên của Thánh kinh Cựu Ước (Ngũ Thư). Đó là các
sách: Sáng thế, Xuất hành, Lê-vi, Dân số và Đệ nhị luật. Họ từ chối tất cả các sách khác và
coi đó là những điều mới mẻ, nguy hiểm. Như thế, quan niệm về sự sống lại sau khi chết
mãi sau này mới có trong truyền thống Cựu Ước, nên họ không tin49.

1.2. Nhóm Ét-sê-ni

Nhóm Ét-sê-ni không được Tin Mừng đề cập đến, nhưng từ khi khám phá ra các
cuộn bản thảo tại Biển Chết vào năm 194750, thì có nhiều bằng chứng hơn để xác định
46
X. 1V 2, 35.
47
X. Ed 40, 46.
48
X. Mt 22,29-33.
49
X. DHEILLY, J., Sđd., tập 4, tr. 1350-1352.
50
X. Sđd., tr. 1324-1329.

21
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

rằng: Họ hiện hữu vào thời Đức Giê-su.

Ét-sê-ni có nghĩa là những người thánh thiện. Vì phản đối các lạm dụng của những
vị thượng tế ở Giê-ru-sa-lem, nên họ rút lui khỏi đời sống công khai về ở ẩn và định cư tại
Qum-rân51. Họ phủ nhận đền thờ Giê-ru-sa-lem cũng như chức tư tế ở đó và thành lập một
cộng đoàn rất quy củ.

Nhóm này nhấn mạnh hôn nhân nhất phu nhất phụ, nhưng nhiều người trong họ lại
sống đời độc thân. Họ nghiên cứu Sách Thánh và chia sẻ của cải chung với nhau. Đồng
thời, họ có lòng đạo đức nhưng quá nhiệt thành giữ luật ngày Sa-bát. Họ đặt nặng việc hối
cải và rất chuộng việc thanh tẩy. Nhóm này ít nói đến sự sống lại, nhưng điều đó lại nằm
trong đạo lý của họ. Vì họ tin rằng, trong cuộc chiến cuối cùng giữa sự thiện và sự dữ, thì
thời đại Chúa Cứu Thế sẽ đến thăm viếng, và con cái của ánh sáng sẽ trỗi dậy từ cõi chết.
Lúc đó, chỉ mình họ được chia sẻ chiến thắng vĩ đại và được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu52.

1.3. Nhóm Pha-ri-sêu

Nhóm Pha-ri-sêu được biết đến như là những người tách biệt - người biệt phái 53. Vì
họ tránh tiếp xúc với dân ngoại, với những người không tinh sạch, người tội lỗi và ngay cả
những người Do-thái không giữ luật. Họ nổi lên như một phong trào thuộc tầng lớp thường
dân, không phải tư tế, vào khoảng năm 150 trước Công Nguyên. Mục đích của nhóm này
là đưa các thực hành tôn giáo trong đền thờ ra bên ngoài, để đi vào đời sống hằng ngày của
dân chúng. Họ rất nhiệt thành với Do-thái giáo.

Nhóm này tin vững vàng vào sự sống lại, nhưng họ cũng lưỡng lự giữa hai lập
trường. Một số người trong nhóm cho rằng: sự sống lại sẽ xảy ra trước khi Đấng Mê-si-a
đến. Khi đó, người chết sẽ được sống lại với thân xác cũ. Sau đó khi đã được nhận diện rồi
thì họ sẽ được biến đổi. Những kẻ gian ác sẽ phải trở nên tồi tệ hơn trước. Những người
sống cuộc đời công chính sẽ được vinh hiển. Lập trường này cũng là quan niệm của nhiều
học giả Do-thái sau thời Đức Giê-su.

Đến thời Đức Giê-su, một số người khác lại cho rằng, sự sống lại sẽ xảy ra s au khi
Đấng Mê-si-a đến. Khi đó, người chết sẽ được biến đổi để hưởng đời sống mới, như tư
tưởng trong sách ngôn sứ Đa-ni-en hay trong các ngụ ngôn của sách Kha-nốc 54. Nhóm
Pha-ri-sêu có ảnh hưởng trên những người Do-thái khác, nhờ lòng đạo đức và học thức.
51
X. Sđd., tr. 1324.
52
X. Sđd., NOBERTO, Cuộc vượt qua của Đức Giê-su Ki-tô, tr. 143.
53
X. DHEILLY, J., Sđd., tập 1, tr. 198-200.
54
X. Sđd., tập 3, tr. 820.

22
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

Song, một cách nào đó, họ cũng bày tỏ tinh thần quốc gia và thái độ phân biệt chủng tộc
đối với người ngoại quốc. Bằng cách này, họ duy trì căn tính tôn giáo và dân tộc. Dưới cái
nhìn của họ, không còn hy vọng nào cho các dân tộc khác không được ban lề luật. Chỉ có
người công chính trong dân Ít-ra-en mới có thể chia sẻ một thế giới sẽ đến trong tương lai.

Trong Tin Mừng, Đức Giê-su đã nhiều lần đối thoại với nhóm Pha-ri-sêu về thái độ
của họ với lề luật. Vì nhóm người này đóng vai trò rất quan trọng, khi tư tưởng của họ liên
quan đến các khía cạnh chính yếu của một tôn giáo chân chính. Tuy nhiên, họ lại quá nhấn
mạnh đến các chi tiết luật buộc, mà quên đi tính cách phổ quát của ân sủng. Đôi lúc, họ
còn tỏ ra thuần túy tôn giáo đến độ thiếu đi lòng thương cảm đối với con người55.

2. Đức Giê-su và các môn đệ

Những người Do-thái vào thời Đức Giê-su thật sự đã hiểu gì về sự phục sinh của
người chết? Họ quan niệm thế nào? Như đã trình bày, nhóm Xa-đốc phủ nhận bất kỳ ý
niệm nào về sự phục sinh của người chết. Nhóm Ét-sê-ni, họ có nghĩ rằng phục sinh người
chết là thân xác sống lại, hay chỉ là sự hiện hữu thiêng liêng của linh hồn, điều này cũng
chưa rõ. Ngay cả nhóm Pha-ri-sêu cũng có vấn đề, khi họ tin rằng linh hồn người công
chính sẽ trỗi dậy và nhập vào thân xác. Vậy, còn người tội lỗi thì sao? Linh hồn của họ vẫn
tách biệt khỏi thân xác và chịu hình phạt đời đời?… Tuy nhiên, các sách của họ sau này
cho thấy rằng, chỉ một thời gian ngắn sau Đức Giê-su, khi đền thờ Giê-ru-sa-lem bị người
Rô-ma phá hủy (năm 70 sau Công Nguyên), thì không còn sự phân biệt giữa số phận người
công chính và người tội lỗi nữa. Thay vào đó là niềm tin mọi người sẽ sống lại, hợp nhất cả
hồn lẫn xác. Nhưng có người thì được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu, có người lại phải chịu
hình phạt đời đời. Ý tưởng này dường như đã trở thành quan điểm chung của họ.

Thế rồi, sự Phục sinh trong Tân Ước cũng được hiểu và phát triển trong cách hiểu
của người Do-thái. Chúng ta thấy rõ sự phát triển này trong hai tác phẩm của Lu-ca: Tin
Mừng Lu-ca và Công Vụ Tông Đồ. Như vậy, trong khi vấn đề này đặt ra nhiều điểm quan
trọng, nhưng cũng cần phải xác định rằng: Đức Giê-su và các môn đệ của Người thì tin
chắc vào sự phục sinh của con người sau khi chết.

2.1. Ý tưởng phục sinh của Đức Giê-su

Tương tự như những người thời đó, Đức Giê-su đã hấp thụ một nền giáo dục tôn
giáo, đã thừa hưởng một nền giáo lý và lòng đạo đức tôn giáo cộng đoàn Do-thái. Nên

55
X. GIÁO HOÀNG HỌC VIỆN PI-Ô X, Sđd., tr. 1040.

23
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

Người cũng có quan niệm giáo lý và lòng đạo đức gần gũi với quan niệm giáo lý của
những người biệt phái. Vì vậy, Đức Giê-su cũng chia sẻ lòng tin của họ vào sự sống lại,
cũng như là đức tin của tất cả mọi người và của riêng Người.

2.1.1. Về sự sống lại của loài người

Đức Giê-su lấy lại lòng tin của người Do-thái vào sự sống lại của con người ở thế
giới mai sau. Người diễn tả lòng tin này trong một thứ ngôn ngữ hoàn toàn giống cách diễn
tả của các sách Khải huyền, đó là Nước Thiên Chúa sắp đến, quyền lực Thiên Chúa sắp
được biểu dương56. Chính Đức Giê-su là người đầu tiên sử dụng cụm từ “Nước Thiên
Chúa”, nhưng nguồn gốc của cụm từ này lại nằm sâu trong Cựu Ước, khi nói về Vương
quyền của Đức Chúa57. Tuy nhiên, Nước Thiên Chúa hay Triều Đại Thiên Chúa không
phải là một nơi chốn ở đâu đó, nhưng là một biến cố thể hiện quyền năng cứu độ của Thiên
Chúa đi vào trong lịch sử cách mới mẻ. Một biến cố thể hiện lòng nhân từ và thương xót,
sự tốt lành và thánh thiện của Thiên Chúa58.

Hơn thế nữa, Đức Giê-su còn nhấn mạnh đến sự biến đổi toàn diện, sâu xa của cuộc
sống phục sinh trong tương lai. Khi đó, người ta sẽ được sống cuộc sống hoàn toàn khác,
giống như các thiên thần. Vì họ sẽ là con cái Thiên Chúa, con cái sự sống lại59. Mặt khác,
Người còn thiết lập một sự tương phản hoàn toàn giữa thế giới này và thế giới sẽ đến, mà
Người tin chắc là có. Người khẳng định rõ rằng: chỉ những người được xét là đáng hưởng
mới được vào60.

Như vậy, trong Tân Ước, Đức Giê-su đã nhiều lần nói đến sự sống lại của con người.
Người quả quyết: Ai được lời lãi mọi sự trên đời này mà mất sự sống đời đời thì nào có lợi
gì61. Trong ngày phán xét chung, khi Con Người ngự đến trong vinh quang. Người sẽ tách
biệt người lành và kẻ dữ làm hai bên: người lành được hưởng sự sống đời đời, còn kẻ dữ
thì phải chịu cực hình muôn kiếp62.

2.1.2. Về sự sống lại của bản thân

Cũng như những người Do-thái thời bấy giờ, Đức Giê-su không chỉ tin vào sự sống
lại của những người công chính trong ngày sau hết. Nhưng Người còn biết màu nhiệm
56
X. Mc 9,1.
57
X. Tv 93.
58
X. Mt 20,29-34.
59
X. Lc 20,36.
60
X. Lc 20,35.
61
X. Mt 16,16.
62
X. Mt 25,31-46.

24
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

sống lại phải được khai mở bởi Người. Vì thế, Người đã áp dụng nơi mình những thánh
vịnh nói về những người công chính biểu lộ niềm tin tưởng sẽ được Thiên Chúa giựt khỏi
móng vuốt của tử thần63. Đức Giê-su cũng áp dụng cho mình những bản văn Kinh Thánh
mà người Do-thái bấy giờ nhìn nhận có hàm chứa đạo lý về sự sống lại 64. Tuy nhiên, khi áp
dụng cho mình những bản văn Kinh Thánh ấy, Đức Giê-su đã cho thấy sự mới mẻ qua việc
sử dụng tước hiệu Con Người: “Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn
năng và ngự giá mây trời mà đến” (Mc 14,62). Chính Đức Giê-su đã làm mọi người kinh
ngạc, khi liên kết tước hiệu Con Người ngự giá mây trời trong Đa-ni-en 7,13 với tước hiệu
Đấng Mê-si-a ngồi bên hữu Thiên Chúa trong Tv 110, để tạo nên một mặc khải mới. Như
thế, nhân vật ngự giá mây trời có nguồn gốc thần linh. Người đến và ngồi bên cạnh Thiên
Chúa. Con Người đó chính là Đức Giê-su, Con Thiên Chúa. Con người đó là Con Người
trong tương lai, trong hoàn cảnh được Thiên Chúa siêu tôn. Người đến để thi hành quyền
thẩm phán65.

Theo đó, Người còn tỏ quyền năng của Chúa Cha khi làm cho kẻ chết được sống
lại66. Các phép lạ ấy cũng loan báo về sự sống lại của chính Người nhưng trên bình diện
khác67. Hơn nữa, các sách Tin Mừng nhất lãm đều tường thuật ba lần Đức Giê-su nói trước
về cuộc thương khó và cái chết của Người, và lần nào Đức Giê-su cũng đều kết thúc bằng
lời khẳng định: Và ngày thứ ba Người sẽ sống lại.

+ Lần thứ nhất: “Từ lúc đó, Đức Giê-su Ki-tô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người
phải đi Giê-ru-sa-lem, phải chịu nhiều đau khổ do các kì mục, các thượng tế và kinh sư
gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại.” (Mt 16,21)68.

+ Lần thứ hai: “Khi thầy trò tụ họp ở miền Ga-li-lê, Đức Giê-su nói với các ông:
“Con Người sắp bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ngày thứ ba Người sẽ
trỗi dậy.” (Mt 17,22-23)69.

+ Lần thứ ba: “Lúc sắp lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đưa Nhóm Mười Hai đi riêng
với mình, và dọc đường, Người nói với các ông: “Này chúng ta lên Giê-ru-sa-lem, và Con
Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án xử tử Người, sẽ nộp Người cho
dân ngoại nhạo báng, đánh đòn và đóng đinh vào thập giá, và ngày thứ ba Người sẽ trỗi
63
X. Cv 2,24.
64
X. Tv 110.
65
X. Sđd., NOBERTO, Cuộc vượt qua của Đức Giê-su Ki-tô, tr. 145-146.
66
X. Lc 7,11,17.
67
X. Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, s. 646.
68
X. Mc 8,31; Lc 9,22.
69
X. Mc 9,31.

25
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

dậy.” (Mt 20,17-19)70.

Như thế, theo Thánh Kinh, ngày thứ ba này ám chỉ ngày sau hết, ngày Thiên Chúa sẽ
cho người chết được sống lại. Đây cũng là cách nói diễn tả sự chắc chắn: Ngài sẽ sống lại
thật. Tuy nhiên, kiểu nói này cũng không có nghĩa là sự kiện Chúa Giê-su sống lại vào
ngày thứ ba theo thứ tự thời gian là không có thật. Đức Giê-su đã được Thiên Chúa làm
cho sống lại, đúng như lời Kinh Thánh71.

2.2. Sự sống lại theo cách hiểu của các môn đệ

Đối với các môn đệ, sự sống lại không phải là xác chết được hoàn hồn, nhưng chính
là việc biến chuyển của thế giới này sang thế giới đời sau. Việc con người dần dần được
bước vào đời sống vĩnh cửu của Thiên Chúa, được sống với một thân xác thật đã được biến
đổi. Mọi người chờ đợi ngày đó sẽ xảy ra vào ngày tận thế, ngày mà những người đã chết
sẽ được Thiên Chúa an ủi72.

Tuy nhiên, đối với các ông, những lời Đức Giê-su đã tiên báo về chính Người thì lại
không thể hiểu được73. Những lời tiên báo này đã gây hoang mang cho các môn đệ Đức
Giê-su, và Phê-rô đã can ngăn Người: “Ông Phê-rô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu
trách Người: Xin Thiên Chúa thương đừng để Người gặp phải chuyện ấy!” (Mt 16,22).

Ngay cả các thượng tế và người Pha-ri-sêu cũng không coi những lời tiên báo của
Đức Giê-su là nghiêm túc. Vì thế, họ lo sợ, đến gặp tổng trấn Phi-la-tô và nói: “Thưa ngài,
chúng tôi nhớ tên bịp ấy khi còn sống có nói: “Sau ba ngày, Ta sẽ chỗi dậy”. Vậy xin quan
lớn truyền canh mộ kỹ càng cho đến ngày thứ ba, kẻo môn đệ hắn đến lấy trộm xác rồi
phao trong dân là hắn đã từ cõi chết chỗi dậy...” (Mt 27,63-64).

Quả thật, Đấng Mê-si-a mà các môn đệ tin nhận làm sao lại có thể chết được. Cho
nên, trong hoàn cảnh này, niềm hy vọng mà các ông đặt vào Đức Giê-su đã bị sụp đổ.
Niềm tin đó đã bị thử thách trong bóng đêm tuyệt vọng 74. Như vậy, sự chán nản, nỗi âu sầu
của các môn đệ trước cái chết của Đức Giê-su là có thật. Các ông hoàn toàn sụp đổ với
thân xác đầy máu trông thật thảm thương của Đức Giê-su trên thập giá... Sự thất vọng ê
chề buồn chán ấy, được thể hiện cách rõ ràng trên khuôn mặt của hai môn đệ về làng Em-

70
X. Mc 10,33-34; Lc 18,31-33.
71
X. 1Cr 15,4.
72
X. GIÁO HOÀNG HỌC VIỆN PI-Ô X, Sđd., tr. 57-58.
73
X. Ga 20,9.
74
X. Mc 16,14.

26
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

mau75. Thế nhưng, điều kỳ diệu đã xảy ra mà các ông không hay biết, đó là Đức Giê-su đã
sống lại thật.

Việc Đức Giê-su phục sinh hiện ra cho các Tông Đồ nhưng các ông vẫn nghi ngờ, vì
không tin rằng điều này có thể xảy ra được, nên họ tưởng trông thấy ma…. Vì thế, nếu giả
thuyết rằng, Phục sinh chỉ do con người bịa đặt nghĩ ra để phao tin hay do sự nhẹ dạ của
các Tông Đồ, thì giả thuyết này không đứng vững. Trái lại, dưới tác động của ơn thánh, các
môn đệ tin vào sự phục sinh của Đức Giê-su và các ngài đã có những kinh nghiệm trực tiếp
về Người. Vì thế, biến cố phục sinh của Đức Giê-su định hình và trở thành chuẩn mực cho
niềm tin Ki-tô giáo vào số phận của người chết. Các tác giả sách Tin Mừng đã chia sẻ sự
đồng thuận của mình về vấn đề này. Quả thực, sự phục sinh của Đức Giê-su là biến cố có
thật, một biến cố lịch sử không tranh cãi, nhưng chính ý nghĩa của biến cố này mới là điều
quan trọng đối với các tác giả sách Tân Ước. Sự phục sinh của Đức Giê-su khai mạc tiến
trình cánh chung, chương cuối cùng trong lịch sử nhân loại và nhờ đó mà vận mệnh cánh
chung của các tín hữu được bảo đảm76. Hơn nữa, phục sinh của Đức Giê-su là sự xác minh
cho căn tính cứu thế của Người, và cho thấy sự tưởng thưởng của Thiên Chúa cho sự đau
khổ và cái chết của Người. Cái nhìn này về sự phục sinh của Đức Giê-su được tìm thấy
trong khắp cuốn Tân Ước.

Như thế, việc Đức Giê-su phục sinh là một biến cố siêu việt vượt trên không gian và
thời gian77, nhưng đồng thời cũng là một biến cố lịch sử với những chứng từ được Tân Ước
xác nhận:

“Trước hết, tôi truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Ki-
tô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng,
và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh. Người đã hiện ra với ông Kê-
pha, rồi với nhóm Mười Hai…Tiếp đến, Người đã hiện ra với ông Gia-cô-bê, rồi với
tất cả các Tông Đồ. Sau hết, Người cũng hiện ra với tôi, là kẻ chẳng khác nào một
đứa trẻ sinh non” (1Cr 15,3-8).

Đó là lời khẳng định mạnh mẽ của thánh Phao-lô về Đấng phục sinh. Vậy, nhờ đâu
mà thánh Phao-lô có những lời chứng xác tín như thế? Thánh nhân đã có kinh nghiệm gì
về Đấng phục sinh? Đấng phục sinh đã hiện diện như thế nào trong cuộc đời và lời rao

75
X. Lc 24,17.
76
X. Rm 6, 8.
77
X. Ga 20,19.

27
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

giảng của ngài?… Để trả lời những vấn nạn trên, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp chương II:
“ĐẤNG PHỤC SINH QUA CHỨNG NHÂN PHAO-LÔ”.

CHƯƠNG II

ĐẤNG PHỤC SINH QUA CHỨNG NHÂN PHAO-LÔ

Trong chương trước chúng ta cùng nhau lược qua các quan niệm phục sinh trong
Kinh Thánh. Từ các tổ phụ qua các ngôn sứ, ý tưởng phục sinh dần dần được hình thành và
phát triển cách rõ ràng hơn vào thời ngôn sứ Đa-ni-en và anh em nhà Ma-ca-bê. Nhưng ý
tưởng đó chỉ được hoàn thiện nơi Đức Giê-su Ki-tô qua cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục
sinh của Người.

Đến chương này chúng ta tiếp tục với chủ đề Phục Sinh, nhưng qua chứng nhân Phao-
lô, một người không trực tiếp theo Đức Giê-su, mà được ơn kêu gọi qua biến cố Đa-mát.
Nhờ biến cố đó, thánh nhân đã được biến đổi để trở nên chứng nhân vĩ đại của Đấng phục
sinh khi hăng say rao giảng Tin Mừng: “Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin
Mừng” (1Cr 9,16). Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu nội dung vấn đề này, chúng ta cùng lược
qua tiểu sử con người và sự nghiệp thánh Phao-lô, để thấy được công trình kỳ diệu mà
Thiên Chúa đã thực hiện nơi ngài.

I. CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP THÁNH PHAO-LÔ

1. Con người thánh Phao-lô

1.1. Nguồn gốc

Thánh Phao-lô sinh ra trong một gia đình khá giả. Cha mẹ ngài là người Do-thái,
thuộc chi tộc Ben-gia-min, là người của nhóm Pha-ri-sêu78. Nhưng thánh nhân lại có quyền
công dân Rô-ma ngay từ lúc mới sinh79. Ngài nhận quyền này từ hoàng đế Xê-da hay Au-
gút-tô ban cho dân miền Tác-xô. Thánh nhân đã sử dụng quyền ấy nhiều lần, khi bị cầm tù
hay khi ra trước tòa án: “Chúng tôi là những công dân Rô-ma, không có án gì cả, mà họ đã
đánh đòn chúng tôi trước công chúng, rồi tống ngục…” (Cv 16,37).

78
X. Pl 3,5.
79
X. Cv 22,27-28.

28
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

Theo truyền thống Do-thái, khi làm nghi thức cắt bì cho con trẻ, cha mẹ đặt tên Do-
thái cho ngài là Sa-un (Sao-lô). Đây cũng là tên vị vua đầu tiên của dân Ít-ra-en, thuộc chi
tộc Ben-gia-min cũng là chi tộc của thánh nhân. Tên này được sử dụng trong cộng đồng
Do-thái80 hay khi Đức Giê-su hiện ra và Người gọi thánh nhận: “Sa-un, Sa-un, tại sao
ngươi bắt bớ ta” (Cv 9,4). Ngoài ra, vì có quyền công dân Rô-ma, nên ngài còn một tên
gọi khác nữa là Phao-lô. Trong các thư ngài viết, thánh nhân luôn tự xưng bằng tên gọi
Phao-lô. Như vậy, tùy theo hoàn cảnh mà thánh nhân sử dụng hai tên gọi này cho thích
hợp81.

1.1.1. Năm sinh và nơi sinh

Không có tài liệu nào cho biết thông tin chính xác về năm sinh và nơi sinh của thánh
Phao-lô. Vì thế, dựa vào một số văn bản Tân Ước để phỏng đoán.

Thánh Phao-lô sinh khoảng năm 6 - 10 sau Công Nguyên 82. Suy đoán này cũng phù
hợp với việc thánh Phao-lô được thượng tế cấp giấy giới thiệu đến các hội đường Do-thái ở
Đa-mát để bắt đạo, tức là khi đó ngài phải ở độ tuổi 30 hay ngoài 3083.

Ngoài ra, chỉ có vài lần sách Công Vụ nhắc tới quê quán của thánh nhân 84. Từ đó có
thể thấy, thánh nhân sinh ra và lớn lên ở thành phố Tác-xô 85, miền Ki-li-ki-a: “Tôi đây là
người Do-thái, quê ở Tác-xô miền Ki-li-ki-a, công dân một thành không phải là không có
tiếng tăm. Xin ông cho phép tôi ngỏ lời với dân” (Cv 21,39).

1.1.2. Giáo dục

Như mọi thanh niên trẻ Do-thái khác, thánh Phao-lô cũng phải học để biết truyền
thống tôn giáo Do-thái của mình. Vì thế, ngài có thể nói được tiếng A-ram là ngôn ngữ của
người Do-thái thời đó. Ngoài ra, vì là một Pha-ri-sêu nên ngài cũng đọc được Kinh Thánh
bằng tiếng Híp-ri. Hơn nữa, ngài còn được gia đình gửi lên Giê-ru-sa-lem, học với một
Ráp-bi nổi tiếng thời ấy là Ga-ma-li-ên, theo những tiêu chuẩn khắt khe nhất của nhóm

80
X. Cv 7, 55-8,3.
81
X. DHEILLY, J., Sđd., tập 2, tr. 1208.
82
X. Plm 9; Cv 7,58; 18,12-17; 2Cr 11,32-33. Tuy nhiên, năm 2008, Giáo hội Công giáo cử hành năm thánh
Phao-lô để kỷ niệm 2000 năm sinh nhật của thánh nhân. Như vậy, ngài được coi là sinh vào năm thứ 8 Công
Nguyên.
83
X. Cv 9,2.
84
X. Cv 9,11; 21,39; 22,3.
85
Thời thánh Phao-lô, Tác-xô là thành phố nhộn nhịp, đa văn hóa và tôn giáo, nằm ở ngã tư nối Đông và Tây
phương, giữa Tiểu á và Sy-ri, thuộc đế quốc Rô-ma. Nhưng nay Tác-xô chỉ còn là một vùng đất cổ thuộc Thổ
Nhĩ Kỳ.

29
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

Pha-ri-sêu86. Do vậy, thánh nhân cũng thuộc lòng Kinh Thánh của người Do-thái, tức là bộ
Cựu Ước.

Thánh Phao-lô hết sức nhiệt thành đối với truyền thống của cha ông: “Trong việc giữ
đạo Do-thái, tôi đã vượt xa nhiều đồng bào cùng lứa tuổi với tôi: hơn ai hết, tôi đã tỏ ra
nhiệt thành với các truyền thống của cha ông”(Gl 1,14). Thánh nhân nghĩ mình đang làm
việc bổn phận khi ngược đãi, bắt bớ, xiềng xích các môn đệ Đức Giê-su và giải họ về Giê-
ru-sa-lem: “Về phần tôi, trước kia tôi nghĩ rằng phải dùng mọi cách để chống lại danh
Giê-su người Na-da-rét. Đó là điều tôi đã làm tại Giê-ru-sa-lem. Được các thượng tế uỷ
quyền, chính tôi đã bỏ tù nhiều người trong dân thánh; và khi họ bị xử tử, tôi đã bỏ phiếu
tán thành…” (Cv 26,9-11). Thánh nhân cũng tham gia vào vụ giết Tê-pha-nô87.

Ngoài ra, thánh Phao-lô còn là một người lỗi lạc trong lãnh vực văn chương, triết học
và luật lệ của cả ba nền văn hóa chính trị thời đó là Hy-lạp88, Rô-ma89 và Do-thái90.

Như vậy, thánh Phao-lô chẳng những hấp thụ nền giáo dục Do-thái giáo, mà ngài còn
thông thạo văn hóa Hy-lạp là văn hóa thịnh hành thời bấy giờ. Nhưng với biến cố Đa-mát,
thánh Phao-lô đã khám phá ra ơn gọi của mình. Thánh nhân được Đức Giê-su Ki-tô phục
sinh biến đổi. Một cuộc biến đổi kỳ diệu trong lịch sử nhân loại nói chung và Ki-tô giáo
nói riêng. Tuy nhiên, yếu tố đã thay đổi thánh Phao-lô từ một kẻ bách hại đạo thành một
chứng nhân kiên cường của Đức Ki-tô phục sinh đó là gì, nếu không phải là ơn Chúa kêu
gọi.

1.2. Ơn gọi

Đối với thánh Phao-lô, tư cách làm Tông đồ của ngài là do ơn gọi 91. Đời sống mới
của ngài là một ơn gọi, vì đó là cuộc sống trong Thấn Khí của Đấng phục sinh. Trước khi
gặp Đấng phục sinh, thánh Phao-lô là một người nhiệt thành với luật Mô-sê. Chính sự
nhiệt thành ấy mà Thiên Chúa đã biến đổi thánh nhân để phục vụ kế hoạch cứu độ của
Người.

86
X. Cv 22,3.
87
X. Cv 8,1-3.
88
Vì sinh trưởng tại một thành phố chịu ảnh hưởng Hi-lạp, hẳn thánh Phao-lô cũng được giáo dục theo truyền
thống văn hóa ấy. Bằng chứng là khi tới giảng tại A-rê-ô-pa-gô, thánh Phao-lô đã sử dụng thuật hùng biện
của người Hi-lạp (Cv 17,22-34).
89
Cách hành xử của thánh Phao-lô cho thấy ngài rất hiểu luật pháp Rô-ma (Cv 16,35-37; 25,13-22).
90
X. 1Cr 9,20-22.
91
X. Rm 1,1; 1Cr 1,1.

30
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

Vì thế, một hôm thánh Phao-lô đang trên đường tới Đa-mát nhằm giết hại các Ki-tô
hữu, Đức Giê-su Ki-tô phục sinh đã hiện ra với thánh nhân trong ánh sáng và nói: “Ta là
Giê-su mà ngươi đang bắt bớ” (Cv 9,5). Sau biến cố này, thánh Phao-lô nhận ra Đức Ki-tô
phục sinh đã chộp lấy ngài và dẫn ngài tới đức tin. Từ đó, thánh Phao-lô khám phá ra sự
công chính theo lề luật mà bấy lâu nay ngài tìm kiếm trong Do-thái giáo chỉ là ảo tưởng92.

Nói cách khác, kể từ biến cố Đa-mát, thánh Phao-lô biết được rằng ơn cứu độ của
ngài không nằm ở chỗ giữ luật cách nghiêm ngặt, nhưng ở lòng tin vào Đức Ki-tô, Đấng
cứu độ duy nhất. Vì thế, những thuận lợi mà thánh nhân có được dưới danh nghĩa Do-
thái93, ngài xem như không còn giá trị gì trước sự khám phá ra Đấng phục sinh, nguồn cứu
độ duy nhất và Chân thật94. Sau này, khi tường thuật lại ơn gọi của mình, thánh nhân cũng
cho biết sứ vụ tông đồ của ngài có được là do Thiên Chúa ủy thác95.

Tóm lại, từ một kẻ bắt bớ các Ki-tô hữu, Phao-lô chẳng những đã trở thành người tin
theo Đức Ki-tô, mà còn trở nên chứng nhân trung thành của Người. Bởi thế, ngài luôn ý
thức ơn gọi và sứ mạng Chúa trao, nên đã tận tụy rao giảng và làm chứng cho Tin Mừng
Đức Ki-tô phục sinh.

2. Sự nghiệp thánh Phao-lô

2.1. Một cuộc đời tận hiến cho việc truyền giáo

Được Đức Ki-tô phục sinh chọn, thánh Phao-lô nhận lấy danh hiệu “Tông đồ của dân
ngoại”96. Nhờ đó, thánh nhân được thông phần vào các hoạt động, quyền lợi và những đặc
ân cùng với các Tông Đồ khác97. Các hoạt động này bao gồm việc loan báo sứ điệp Tin
Mừng, nối kết vào các truyền thống và thành lập các cộng đoàn Ki-tô hữu. Sứ điệp chỉ có
một, đó là sự kiện Đức Giê-su đã chết, được mai táng và đã sống lại. Sứ điệp này là trọng
tâm lời rao giảng của thánh Phao-lô.

Để công bố sứ điệp Đấng phục sinh, thánh Phao-lô đã thực hiện ba cuộc hành trình
truyền giáo cho dân ngoại trong toàn lãnh thổ đế quốc Rô-ma.

 Hành trình thứ nhất khoảng năm 45-4998.


92
X. Pl 3, 6-11.
93
Ngay từ nhỏ, ngài đã được học Kinh Thánh, Luật… để trở thành một Pha-ri-sêu theo truyền thống Do-thái
(Pl 3,5-6; Gl 1,14).
94
X. Pl 3,8.
95
X. Gl 1,15-16; Cv 22,21.
96
X. Gl 2,7-8.
97
X. Gl 2,9.
98
X. Cv 13,1-14,28.

31
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

 Hành trình thứ hai khoảng năm 50-5299.


 Hành trình thứ ba khoảng năm 53-58100.

Nhiệt tâm rao giảng Tin Mừng phục sinh, thánh Phao-lô đã tận hiến trọn tâm hồn và
thân xác, sức lực và tài năng của mình cho sứ mạng. Bên cạnh đó, thánh nhân cũng không
ngần ngại đương đầu với những nhóm Ki-tô hữu gốc Do-thái quá khích, đã len lỏi vào
trong đời sống cộng đoàn. Họ gieo hoang mang và gây chia rẽ trong các cộng đoàn mà
ngài đã khổ công xây dựng. Hơn nữa, thánh nhân còn đau đớn khi thấy sự suy thoái và rạn
nứt trong cộng đoàn. Bất đắc dĩ, ngài phải tự khoe và so sánh khả năng công lao của mình
với những nhóm tông đồ giả hiệu, để các tín hữu Cô-rin-tô nhận thấy mặt nạ gian dối thâm
hiểm của họ101. Bởi vì, không những họ vu khống và triệt hạ uy tín của ngài trước mặt các
tín hữu, mà còn muốn lôi kéo các tín hữu phản lại tinh thần Tin Mừng Đức Ki-tô phục
sinh. Thánh Phao-lô kể đau khổ ra không phải để khoe khoang hay tự phụ, nhưng là cho
các Ki-tô hữu nhận thấy rằng: Qua gian nan thử thách, họ sẽ rõ ai là sứ giả thật và ai là sứ
giả gian dối102.

 Hành trình đi Rô-ma103

Kết thúc cuộc hành trình truyền giáo thứ ba (khoảng năm 57-58), thánh Phao-lô bị bắt
ở Giê-ru-sa-lem104. Vì ngài có quyền công dân Rô-ma, nên được một viên đại đội trưởng
Rô-ma hộ tống, thánh nhân xuống tàu ở cảng Xê-da-rê đi Xi-đôn để đi Rô-ma. Thánh
Phao-lô đến Rô-ma có lẽ vào mùa xuân năm 61. Tại đây, ngài được ở nhà riêng, tự do đi
lại nhưng có lính theo sát105.

Tại Rô-ma, thánh Phao-lô gặp người Do-thái và rao giảng Tin Mừng Đức Ki-tô phục
sinh cho họ106. Sau đó, ngài được tha bổng và được tự do giảng dậy. Theo các nhà chuyên
môn, có lẽ thánh Phao-lô chịu tử đạo vào khoảng năm 64, dưới thời hoàng đế Nê-rô.
Nhưng cũng có tài liệu lại cho rằng, ngài chịu trảm quyết vào năm 67 ở ngoại thành, cách
Rô-ma chừng 4 km. Địa điểm đó ngày nay là Đại Vương Cung Thánh Đường thánh Phao-
lô ngoại thành107.

99
X. Cv 15,36-18,22.
100
X. Cv 18,23-21,16
101
X. 2Cr 11,1-33.
102
X. 2Cr 11,23-25.
103
X. NGUYỄN VĂN HÀO PSS, Tìm hiểu các thư của thánh Phao-lô, Đại chủng viện Hà Nội, lưu hành nội
bộ, tr. 18.
104
X. Cv 21,27-36.
105
X. Cv 28,1-16.
106
X. Cv 28,17-28.
107
X. DHEILLY, J., Sđd., tập 3, tr. 1216-1218.

32
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

Tóm lại, khi nhận ra ơn gọi của mình, thánh Phao-lô đã hăng say rao giảng về Đức
Ki-tô phục sinh. Thánh nhân đã tận hiến cuộc sống cho Người bằng cái chết chứng nhân tại
Rô-ma.

2.2. Các thư

Đọc trong Kinh Thánh Tân Ước, ta thấy có 13 thư mang tên tác giả là thánh Phao-lô
gửi cho các giáo đoàn hay cá nhân, theo thứ tự: Rô-ma, 1 và 2 Cô-rin-tô, Ga-lát, Ê-phê-xô,
Phi-líp-phê, Cô-lô-xê, 1 và 2 Thê-xa-lô-ni-ca, 1 và 2 Ti-mô-thê, Ti-tô, Phi-lê-môn.

Tuy nhiên, phần lớn các học giả Thánh Kinh ngày nay cho rằng, chỉ có 7 thư do chính
thánh Phao-lô viết là: Rô-ma, 1 và 2 Cô-rin-tô, Ga-lát, Phi-líp-phê, 1 Thê-xa-lô-ni-ca và
Phi-lê-môn. Các thư còn lại là do học trò, môn đệ hay bạn bè thân thiết đã thấm nhuần tư
tưởng của thánh nhân viết, rồi mượn danh Phao-lô là tác giả.

2.2.1. Nội dung và mục đích

Nhìn chung, nội dung các thư này bao gồm những điểm giáo lý căn bản, xoay quanh
chủ đề chính là mầu nhiệm Đức Giê-su Ki-tô đã chết và sống lại để cứu độ nhân loại. Tác
giả viết các thư này với mục đích nhằm huấn luyện, củng cố đời sống đức tin nơi các tín
hữu, đồng thời sửa chữa những sai lạc trong việc thực hành đời sống đạo đức luân lý của
họ.

2.2.2. Phân loại các thư108

Dựa trên những tiêu chuẩn thời gian, nội dung thần học hay hoàn cảnh, ta có thể chia
cá thư của thánh Phao-lô như sau.

- Tiêu chuẩn “thời gian” gồm: 1 Thê-xa-lô-ni-ca được viết sớm nhất (50-51). thư thứ
hai Thê-xa-lô-ni-ca viết vào thời điểm muộn (78-80), nhưng cũng được xếp chung với thư
thứ nhất.

- Tiêu chuẩn “thần học” gồm: Rô-ma, 1 và 2 Cô-rin-tô, Ga-lát. Các thư này mang đậm
nét riêng của thánh Phao-lô, xét về mặt giáo lý, văn chương. Chúng được viết trong hành
trình truyền giáo thứ nhất (53-58).

- Tiêu chuẩn “hoàn cảnh” gồm: Phi-lê-môn, Cô-lô-xê, Phi-líp-phê, Ê-phê-xô. Các thư
này được viết trong thời gian thánh nhân bị cầm tù lần thứ nhất tại Rô-ma (61-63).

108
X. NGUYỄN VĂN HÀO PSS, Sđd., tr. 21.

33
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

- Tiêu chuẩn “mục vụ” gồm: 1 và 2 Ti-mô-thê, Ti-tô. Trong đó, 1 Ti-mô-thê và Ti-tô
được viết sau khi thánh Phao-lô tự do (65). Còn 2 Ti-mô-thê được viết trong lần bị cầm tù
thứ hai tại Rô-ma, trước khi thánh nhân chịu tử đạo (66/67). Các thư này gọi là mục vụ vì
nhằm trợ giúp 2 môn đệ của thánh nhân, trong việc mục vụ và cai quản cộng đoàn. Như
vậy, tất cả 13 thư trên đều trình bày những giáo huấn thống nhất của một Phao-lô cương
nghị, dứt khoát và nhiệt tình trong việc giảng dạy.

Tóm lại, cuộc đời thánh Phao-lô có nhiều thuận lợi. Ngay từ nhỏ, ngài đã được đào
tạo để trở nên một Pha-ri-sêu nhiệt thành theo truyền thống cha ông. Tuy nhiên, khi được
Đức Ki-tô phục sinh biến đổi, thánh nhân đã trở thành người hăng say loan báo Tin Mừng
của Người. Thậm chí ngài đã tận hiến trọn cuộc đời mình vì Đức Ki-tô bằng cái chết chứng
tá tại Rô-ma. Thế nhưng, tại sao thánh nhân lại can đảm như vậy? Tại sao ngài phải hy sinh
mạng sống để bảo vệ chân lý mà ngài đã nhận lãnh từ Đấng phục sinh? Ngài đã làm chứng
cho Đấng ấy như thế nào? Đó là những vấn đề được tiếp tục bàn đến ở phần: “Chứng nhân
về Đấng phục sinh”.

II. CHỨNG NHÂN VỀ ĐẤNG PHỤC SINH

Khi rao giảng về Đức Ki-tô, thánh Phao-lô khẳng định: “Trước hết, tôi truyền lại cho
anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Ki-tô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng
như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời
Kinh Thánh” (1Cr 15,3-4). Đó là lời chứng của thánh Phao-lô về Đấng phục sinh. Tuy
nhiên, dựa vào đâu mà ngài lại có những lời xác tín mạnh mẽ đến thế? Phải chăng ngài đã
gặp gỡ Người? Ngài đã có kinh nghiệm về Đấng ngài rao giảng?

1. Kinh nghiệm Phục sinh

Đề tài được thánh Phao-lô đề cập tới nhiều lần trong các thư của ngài, đó là: Kinh
nghiệm về việc Đức Ki-tô phục sinh tự truyền thông chính mình trong đức tin. Đề tài này
tuy quan trọng, nhưng thánh nhân không trình bày tỉ mỉ các phản ứng tâm lý và các chi tiết
diễn biến bề ngoài. Thánh nhân chỉ nêu bật lòng thương xót của Đức Ki-tô phục sinh đối
với ngài109. Thánh nhân tự cho mình là người không xứng đáng được Chúa thương như

109
X. 1Cr 7,25.

34
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

vậy, vì ngài đã tìm bắt bớ các Ki-tô hữu110. Tuy nhiên, Đức Ki-tô phục sinh đã xót thương
và hiện ra cho ngài để truyền thông chính mình111.

1.1. Ơn kêu gọi trong một thị kiến

Cách mà Đức Ki-tô phục sinh tự tỏ mình ra cho thánh Phao-lô, thánh nhân gọi đó là
một thị kiến: “Tôi đã không thấy Đức Giê-su, Chúa chúng ta sao?” (1Cr 9,1). Và còn nữa,
thánh Phao-lô đã phân trần: “… Sau hết, Người hiện ra với tôi…” (1Cr 15,5-8). Như thế,
thánh Phao-lô đã không trông thấy Đức Giê-su tại thế như các Tông Đồ đã thấy. Nhưng bù
lại, thánh nhân được chiêm ngưỡng Đấng phục sinh trong vinh quang. Đấng ấy là Đức Giê-
su mà Nhóm Mười Hai đã gặp và đã theo trên các nẻo đường Pa-lét-tin. Chính thánh Phao-
lô đã trông thấy Chúa. Thánh nhân đã được Chúa tự tỏ bày và mặc khải cho. Mặc khải này
ghi dấu ấn sự hiện diện của Đức Ki-tô, và qua Đức Ki-tô đến với dân ngoại112.

Hơn nữa, sự mặc khải này hoàn toàn là ơn của Thiên Chúa 113, thánh Phao-lô nhấn
mạnh khía cạnh ân sủng này khi viết: “Ngài kêu gọi tôi, do bởi ân sủng Người” (Gl 1,15).
Hay “Thiên Chúa ban cho tôi ân sủng này là loan báo cho các dân ngoại Tin Mừng về sự
phong phú khôn lường của Đức Ki-tô” (Ep 3,8).

Vì vậy, ơn gọi của thánh Phao-lô không phải là kết quả của nỗ lực trí tuệ hay ý chí
con người, mà là ân huệ nhưng không và đầy quyền năng của Đức Ki-tô phục sinh. Đấng
đã biến đổi thánh nhân trở thành khí cụ quyền năng của Người. Sự biến đổi kỳ diệu này
được thực hiện trong một cuộc gặp gỡ mặt giáp mặt, giữa Đấng phục sinh và bản thân ngài
trên đường Đa-mát. Sự biến đổi ấy còn được thực hiện trong suốt cuộc đời thánh Phao-lô,
từ những giờ phút cầu nguyện, chiêm niệm, nghiền ngẫm Kinh Thánh dưới ánh sáng Phục
sinh, đến mọi nẻo đường truyền giáo đầy gian lao vất vả, thậm chí cả những ngày tháng bị
giam cầm trong ngục tù hay bị đưa ra tòa tra vấn và xét xử.

1.1.1. Hành động của Thiên Chúa

Chính Thiên Chúa Cha đã có sáng kiến mặc khải Đức Giê-su - Con Ngài cho thánh
nhân114, để thánh nhân rao truyền cho các anh chị em ngoài Do-thái giáo 115. Kinh nghiệm
110
X. 1Cr 15,9.
111
X. O’COLLINS, GERARD., Thần học căn bản, Dom. Nguyễn Đức Thông CSsR, Hà Nội: nxb Tôn Giáo,
2011, tr. 265-266.
112
X. Gl 2,9.
113
X. KERESZTY, ROCH A., Đức Giê-su Ki-tô, Dom. Nguyễn Đức Thông CSsR, Hà Nội: nxb Tôn Giáo, 2013,
tr. 74.
114
X. O’COLLINS, GERALD., Ki-tô học, Dom. Nguyễn Đức Thông CSsR, Hà Nội: nxb Tôn Giáo, 2012, tr.
151.
115
X. Rm 1,5; 11,13; 15,16; Gl 1,16; 2,9.

35
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

mặc khải được soi sáng này, thánh Phao-lô diễn tả bằng một hình ảnh đẹp khi viết trong
thư thứ hai gửi tín hữu Cô-rin-tô: “Quả thật, xưa Thiên Chúa đã phán: Ánh sáng hãy bừng
lên từ nơi tối tăm! Người cũng làm cho ánh sáng chiếu soi lòng trí chúng tôi, để tỏ bày cho
thiên hạ được biết vinh quang của Thiên Chúa rạng ngời trên gương mặt Đức Ki-tô…”
(2Cr 4,6).

Hơn nữa, Đấng phục sinh không chỉ đối diện mặt giáp mặt, mà Người còn ở trên và
thậm chí ở trong thánh nhân để biến đổi thánh nhân 116. Phải chăng điều này đã khiến thánh
Phao-lô thốt lên: “Tôi sống, nhưng không còn phải tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi”
(Gl 2,20).

Như thế, tất cả đã được ban để trở nên cho muôn dân dấu chỉ của Lòng Thương xót,
mà hành động của Thiên Chúa luôn luôn đi trước mọi tìm kiếm của con người. Ý thức điều
đó, thánh Phao-lô đã tự xưng mình như là kẻ rốt hết: “Tôi là kẻ rốt hết trong toàn thể dân
thánh, thế mà Thiên Chúa đã ban cho tôi ân sủng này là loan báo cho các dân ngoại Tin
Mừng về sự phong phú khôn lường của Đức Ki-tô” (Ep 3,8). Sự phong phú của ân sủng đã
tỏ hiện, thánh nhân từ người bách hại giờ đây trở thành chứng nhân cho Tin Mừng. Đối với
thánh nhân, sáng kiến này hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa và sự kiện được thấy Đấng phục
sinh là một ân huệ Người ban, vì không phải ai cũng thấy Người được117.

1.1.2. Cuộc tạo dựng mới

Thánh Phao-lô coi kinh nghiệm gặp gỡ đổi đời với Đấng phục sinh như là một cuộc
tạo dựng mới. Ánh sáng chói chan đã bừng lên chiếu soi thế giới tối tăm của cuộc đời
thánh nhân, cũng là ánh sáng Thiên Chúa đã tạo dựng vào thời khai nguyên vũ trụ, để lôi
kéo vũ trụ ra khỏi bóng tối của cảnh hỗn mang nguyên thủy: “Ánh sáng hãy bừng lên từ
nơi tăm tối…” (2Cr 4,6). Cũng chính ánh sáng thiên linh ấy đã ghi dấu biến cố phục sinh
của Đức Giê-su Ki-tô khải hoàn ra khỏi thế giới tối tăm của kẻ chết. Sau đó, Người đã hiện
ra với ông Phê-rô và đoàn Tông Đồ118. Điều này nằm trong toàn bộ mặc khải sau hết, liên
quan đến chương trình cứu độ của Thiên Chúa, tập trung và thành toàn nơi Đức Giê-su Ki-
tô119.

Hơn nữa, ánh sáng của Đức Giê-su phục sinh đã khiến thánh Phao-lô bị mù lòa120.

116
X. O’COLLINS, GERALD., Sđd., tr. 75.
117
X. 1Cr 15,8.
118
X. 1Cr 15,5-8.
119
X. Cl 1,19; 2,9; Ep 1,23; 4,13.
120
X.DHEILLY, J., Sđd., tập 3, tr. 1211.

36
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

Chính tình trạng mù lòa nơi con mắt làm cho thánh nhân nhận ra thực tại nội tâm của mình,
đó là sự mù loà trước Chân Lý, trước ánh sáng là Đức Giê-su Ki-tô. Để rồi từ đó, thánh
nhân đáp lại tiếng “xin vâng” với Đức Giê-su Ki-tô. Như vậy, thánh Phao-lô được biến đổi
bởi một biến cố là sự hiện diện không thể cưỡng của Đấng phục sinh, Người mà sau đó
thánh nhân không bao giờ cảm thấy ngờ vực.

Tóm lại, Đấng phục sinh đã biến đổi cuộc đời thánh Phao-lô một cách sâu sắc 121.
Thánh nhân đã trở nên con người mới trong Đức Ki-tô nhờ sự gặp gỡ trực tiếp với Người.
Đó là một kinh nghiệm rất cụ thể mà ngài có được khi đối diện với Đức Ki-tô phục sinh.

121
X. Cv 9,1-19; 22,5-16; 26,9-18.

37
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

1.2. Kinh nghiệm cách trực tiếp và cụ thể

Thánh Phao-lô đã kinh nghiệm cách trực tiếp và cụ thể về Đức Ki-tô phục sinh. Thánh
nhân luôn nói tới biến cố Đấng phục sinh đã tự thông ban chính mình trong vinh quang
rạng ngời của Thiên Chúa, Đấng đã soi sáng và mặc khải cho ngài hiểu biết căn cước của
Đức Ki-tô. Đặc biệt thánh nhân đã lồng khung kinh nghiệm gặp gỡ Đấng phục sinh vào
trong bối cảnh của lịch sử cứu độ. Đặt nó vào trung tâm điểm, ghi dấu rẽ quyết liệt và định
đoạt mà Đức Ki-tô phục sinh đã đem lại cho lịch sử cứu độ.

Cuộc gặp gỡ với Đấng phục sinh là một kinh nghiệm rất cụ thể, khi thánh nhân xác
tín: Đức Giê-su đã hiện ra với ngài122. Đây là điều quan trọng, vì thánh nhân muốn khẳng
định rằng: Kinh nghiệm mà ngài có với Đức Ki-tô phục sinh cũng giống với kinh nghiệm
của các thánh Tông Đồ đã có với Người 123. Hơn nữa, điều đáng chú ý ở đây là thánh nhân
còn coi kinh nghiệm gặp gỡ này là một biến cố ơn thánh: “Tôi có là gì, cũng là nhờ ơn
Thiên Chúa…” (1Cr 15,10). Đó là một thí dụ điển hình minh chứng cho thấy kiểu cách
hành xử của Thiên Chúa, trong nỗ lực cống hiến ơn cứu độ của Ngài cho tất cả mọi người,
kể cả những người thù ghét Thiên Chúa và bách hại các Ki-tô hữu124.

Như vậy, việc Đức Ki-tô phục sinh tự tỏ mình ra cho thánh Phao-lô là một biến cố cụ
thể, được đặt cùng một bình diện như các biến cố chết, mai táng và sống lại. Cũng qua biến
cố này, thánh nhân nhận thấy rằng: Mình được tách riêng và giao cho sứ mệnh loan báo
Tin Mừng cho dân ngoại125. Dưới ánh sáng Đấng phục sinh, cuộc đời thánh Phao-lô bị đảo
lộn hoàn toàn. Thánh nhân tự coi mình như một người, trước kia đã chết đối với tội, thì nay
ngài có sống là sống cho Đức Ki-tô phục sinh. Hơn nữa, thánh nhân cũng trình bày kinh
nghiệm này trong bối cảnh ơn gọi ngôn sứ và cho một sứ vụ đặc biệt.

1.2.1. Trong bối cảnh ơn gọi ngôn sứ

Thánh Phao-lô đã liên hệ ơn gọi của mình đến ơn gọi của ngôn sứ, khi nói: “ Thiên
Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của
Người” (Gl 1,15). Cũng như các ngôn sứ, thánh nhân nhận ra một tiếng gọi trở
thành người mang Lời Thiên Chúa. Đúng vậy, Tin Mừng mà thánh nhân rao giảng không
phải là do loài người, nhưng đã được Thiên Chúa mặc khải: “Người đã đoái thương mặc
khải Con của Người cho tôi, để tôi loan báo Tin mừng về Con của Người” (Gl 1,16).
122
X. 1Cr 15,1-11.
123
X Sđd., O’COLLINS, GERARD., Ki-tô học, tr. 143.
124
X. Pl 3,7-11.
125
X. Gl 1,16.

38
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

Như thế, thánh Phao-lô tự đặt mình vào hàng ngũ các ngôn sứ đuợc Thiên Chúa kêu
gọi, tuyển chọn ngay từ trong lòng mẹ. Hay chính xác hơn, thánh nhân tự đặt mình trong
sự viên mãn của các ngôn sứ. Chính Đức Ki-tô vinh quang đã chộp lấy thánh nhân và
thánh nhân đã hăng say rao giảng về Đấng phục sinh vinh hiển ấy. Tuy nhiên, đặc sủng
ngôn sứ chỉ là một bộ phận của ơn gọi làm Tông Đồ. Vì ơn gọi Tông Đồ bao trùm tất cả
các đặc sủng mà thánh Phao-lô đã liệt kê. Trong bảng liệt kê này, ơn gọi Tông Đồ bao giờ
cũng đi đầu, theo sau mới là đặc sủng ngôn sứ126.

1.2.2. Cho một sứ vụ đặc biệt

Trong phần tự biện minh cho ơn gọi và sứ vụ của mình, thánh Phao-lô xác minh rằng:
Tin Mừng mà ngài rao giảng đã được chính Đức Giê-su Ki-tô mặc khải cho. Tức là sự mặc
khải đến từ phía Thiên Chúa chứ không phải do chủ quan của con người 127. Chính Người là
nguồn sự sống và sức mạnh để thánh nhân chu toàn sứ vụ của mình, là đem Tin Mừng cho
các anh chị em ngoài Do-thái giáo: “Người đã đoái thương mặc khải Con của Người cho
tôi, để tôi loan báo Tin mừng về Con của Người cho các dân ngoại” (Gl 1,16).

Như thế, thánh Phao-lô, do ơn gọi cũng trở thành lợi khí được Chúa chọn để mang
danh Chúa đến với dân ngoại128. Do đó, đối với ngài, rao giảng Tin Mừng là một sự cần
thiết bắt buộc: “Thật vậy, đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào,
mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin
Mừng!” (1Cr 9,16).

Hơn nữa, thánh Phao-lô còn là người được gọi theo cách thức của Người Tôi Tớ trong
I-sai-a mà Thiên Chúa muốn làm thành ánh sáng muôn dân, để đem ơn cứu độ của Người
tới tận cùng trái đất129. Thánh nhân cũng nhận ra mình như là người tôi tớ mang Tin Mừng
đến cho dân ngoại130. Đó là người tôi tớ bước đi theo Đức Ki-tô. Sứ vụ này gắn liền với ơn
gọi Tông Đồ.

1.3. Mặc khải về một Thiên Chúa cứu độ

Kinh nghiệm của thánh Phao-lô trên đường Đa-mát không chỉ mang tính dứt khoát,
mà còn đưa ngài vào sự sống mới trong Đức Ki-tô131. Kinh nghiệm này được chứng minh

126
X. 1Cr 12, 28-30; Rm 12,6-8; Ep 4-11.
127
X. Gl 1,11-12.
128
X. Cv 9,15.
129
X. Is 49,6.
130
X. Rm 15, 20-22.
131
X. Sđd., O’COLLINS, GERARD., Thần học căn bản, tr.181.

39
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

như là những phương thế để Thiên Chúa tự truyền thông chính Mình, tự mặc khải về Ngài
là Thiên Chúa cứu độ132.

Thánh Phao-lô được biến đổi hoàn toàn qua kinh nghiệm gặp gỡ Đức Ki-tô phục sinh.
Chính cuộc sống của thánh nhân đã bộc lộ toàn bộ kinh nghiệm gặp gỡ đó: Từ chỗ tự mãn
tưởng mình toàn năng có thể tự cứu rỗi qua những gì mình làm, tới chỗ nhận rằng mình tùy
thuộc và tín thác hoàn toàn nơi Đức Ki-tô. Từ thái độ tuân giữ luật lệ như nô lệ, tới thái độ
vâng phục của lòng tin. Từ một kẻ thù trở thành một người bạn. Từ một kẻ đi lùng bắt các
Ki-tô hữu trở thành người say mê rao giảng về Đức Ki-tô.

Thánh nhân say mê rao giảng về Đức Ki-tô đến mức không còn trông thấy gì khác
ngoài Người. Ngài coi tất cả mọi sự trên trần gian này là một mất mát và nhận chịu mất
mát mọi sự, kể cả mạng sống mình, miễn là có được Đức Ki-tô và mong ước được kết hiệp
với Người133. Đây là tâm lý điển hình của một tâm hồn được biến đổi. Thánh nhân hoàn
toàn gắn bó với lý tưởng sống mới. Ngài tố cáo thái độ sống lầm lạc trước đây của mình,
đồng thời xác tín mạnh mẽ rằng con đường mình đã chọn là đúng. Hơn nữa, thánh nhân
còn can đảm và kiên trì trong mọi gian lao thử thách, vì lý tưởng của cuộc sống mới này134.

Tóm lại, thánh Phao-lô đã kinh nghiệm về một mặc khải nền tảng của việc Đức Giê-
su Ki-tô phục sinh tự truyền thông chính Mình trong đức tin. Thánh nhân đã được tận
hưởng một lần và mãi mãi kinh nghiệm về việc gặp gỡ Đức Ki-tô trong vinh quang phục
sinh135. Cuộc gặp gỡ này không phải là một sự thay đổi cuộc sống có tính cách đạo đức
luân lý và tôn giáo, cũng không phải là một dữ kiện thầm kín cá nhân, nhưng là một biến
cố có chiều kích công khai cộng đoàn. Thật thế, khi được hoán cải, khi được quay về với
Đức Ki-tô và tin theo Người, thánh Phao-lô cũng nhận lãnh sứ mạng của toàn cộng đoàn
Ki-tô hữu: Đó là trở nên chứng nhân của Đấng phục sinh.

2. Chứng nhân Phục sinh

Như đã trình bày, với biến cố Đa-mát, thánh Phao-lô đã trải qua kinh nghiệm về việc
Đức Ki-tô phục sinh tự truyền thông chính Mình cho ngài. Từ kinh nghiệm này, thánh
nhân nhận ra ơn gọi và hăng say ra đi làm chứng cho kinh nghiệm đó qua đời sống và lời
rao giảng của mình.

2.1 Đấng phục sinh trong lời rao giảng của thánh Phao-lô
132
X. Sđd., Ki-tô học, tr. 162.
133
X. Pl 3,8-9.
134
X. 2Cr 6,4-5.
135
X. Sđd., O’COLLINS, GERARD., Thần học căn bản, tr. 202.

40
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

Thánh Phao-lô chia sẻ với các tín hữu về kinh nghiệm mà ngài đã có với Đức Ki-tô
phục sinh trên đường đến Đa-mát. Tuy nhiên trong các thư, thánh nhân luôn nhắc đến việc
rao giảng Tin Mừng136. Điều này được coi như là tiếp nối kinh nghiệm đã có với Đức Ki-tô
phục sinh. Việc loan báo cái chết và sự sống lại của Đức Ki-tô đem ơn cứu độ đến cho mọi
người, đã làm phát sinh niềm tin nơi những người Hy-lạp hay Rô-ma thời đó. Vậy việc rao
giảng đó là gì?

2.1.1. Đức Giê-su được Thiên Chúa tôn vinh

2.1.1.1. Đức Giê-su Ki-tô đã sống lại

Khi rao giảng, thánh Phao-lô khẳng định: “Đức Ki-tô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng
như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời
Kinh Thánh” (1Cr 15,3-4). Đây là điểm then chốt của Ki-tô học theo thánh Phao-lô và mọi
sự đều xoay quanh trọng tâm này. Quả thật, Thiên Chúa đã tiền định và tiên báo trong
Kinh Thánh về cái chết của Đức Giê-su, thì sự phục sinh của Người cũng đã xảy ra như
thế137. Điều này muốn khẳng định một cách khái quát về cái chết và sự sống lại của Đức
Giê-su là nằm trong chương trình của Thiên Chúa.

Như thế, toàn bộ giáo huấn của thánh Phao-lô khởi đi từ biến cố phục sinh và luôn
luôn trở về với mầu nhiệm của Đấng mà Chúa Cha đã cho sống lại từ cõi chết 138. Biến cố
ấy là một sự kiện cơ bản và là một tiền đề 139. Dựa vào đó mà thánh Phao-lô đã đưa ra một
công thức loan báo Tin Mừng tổng hợp 140. Đấng đã chịu đóng đinh và là Đấng đã biểu lộ
tình yêu vô biên của Thiên Chúa đối với loài người, đã sống lại và đang sống giữa muôn
dân141.

Vả lại, thánh Phao-lô khẳng định: “Nếu Đức Ki-tô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng
của chúng tôi trống rỗng, và đức tin của anh em cũng trống rỗng” (1Cr 15,14). Với những
lời mạnh mẽ đó, thánh Phao-lô cho thấy tính cách trọng yếu của biến cố Đức Giê-su phục
sinh142. Sau đó, thánh Phao-lô kết luận: “Dù tôi hay các vị khác rao giảng, thì chúng tôi
đều rao giảng như thế, và anh em đã tin như vậy” (1Cr 15,11).

136
X. Rm 1,1; 1,15; Gl 1,16; 4,13; 1Cr 1,17; 9,16; 2Cr 2,12; Pl 4,15; 1Tx 2,2.
137
X. KERESZTY, ROCH A., Sđd., tr. 71.
138
X. NOBERTO, Cuộc vượt qua của Đức Giê-su Ki-tô, Đại chủng viện Sao Biển Nha Trang, 2002, tr. 156-
160.
139
X. 1Cr 15,12.
140
X. NOBERTO, Sđd., tr. 150.
141
X. 1Cr 15,3-8.
142
X. GIÁO HOÀNG HỌC VIỆN PI-Ô X, Tuyển tập thần học, số 13 tháng 4 năm 1973, tr. 6.

41
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

Như vậy, ngỏ lời với những người tin vào Thiên Chúa, thánh Phao-lô đã minh chứng
rằng: Sự chết và sự phục sinh của Đức Giê-su Ki-tô là một điều đã được ấn định trong
chương trình của Thiên Chúa. Đấng đã đem tất cả lịch sử cứu độ mà dân Ít-ra-en theo đuổi
đến hoàn tất. Đồng thời, khi kể ra các nhân chứng đã được Chúa hiện ra, thánh Phao-lô
cũng muốn chứng minh cho các Ki-tô hữu thấy rằng: Việc Đức Giê-su Ki-tô phục sinh là
một sự kiện có thực và khách quan, dựa trên chứng từ của những người đã được Đức Ki-tô
phục sinh hiện ra143.

Tóm lại, việc Đức Giê-su Ki-tô phục sinh đã mặc khải cách đầy đủ và chung cuộc ý
nghĩa về cuộc đời, con người, công việc và cái chết của Người. Sự phục sinh này là ấn
đóng của Thiên Chúa trên Đức Giê-su và thừa tác vụ của Người.

2.1.1.2. Thiên Chúa đã làm cho Đức Giê-su trỗi dậy từ cõi chết

Thánh Phao-lô đã nhiều lần khẳng định là Thiên Chúa đã làm cho Đức Giê-su Ki-tô
sống lại144. Đây là sáng kiến phát xuất từ Thiên Chúa Cha. Ngài đã siêu tôn Đức Giê-su,
Con Ngài và đặt bên hữu Ngài. Sự sống lại của Đức Giê-su là tác động đầy quyền năng của
Thiên Chúa: “Đâu là quyền lực lớn lao Người đã thi thố cho chúng ta là những tín hữu.
Đó chính là sức mạnh toàn năng đầy hiệu lực, mà Người đã biểu dương nơi Đức Ki-tô, khi
làm cho Đức Ki-tô trỗi dậy từ cõi chết, và đặt ngự bên hữu Người trên trời” ( Ep 1,19-20).
Qua hành vi đó, Thiên Chúa đã chuẩn nhận cuộc đời Đức Giê-su, đồng thời đặt Người làm
Đức Chúa và là Đấng Ki-tô145.

Hơn nữa, thánh Phao-lô còn trình bày sự sống lại của Đức Giê-su chính là tác động
của Thiên Chúa đặt Người là Con của Ngài qua việc phục sinh: “Xét như Đấng đã từ cõi
chết sống lại nhờ Thánh Thần, Người đã được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền
Năng” (Rm 1,4). Như thế, Đức Giê-su đã được đăng quang làm Con Thiên Chúa và được đặt vào
vị trí độc nhất vô nhị. Nghĩa là Người đã được Thiên Chúa tôn vinh với tất cả quyền năng của Thánh
Thần.

Đây là điều tuyệt đối mới mẻ trong mặc khải, đó là Thiên Chúa có một Người Con, một Người
đã sống kiếp phàm nhân với tên gọi là Giê-su, nhưng đó lại là con người liên kết với Thiên Chúa chặt
chẽ đến nỗi Ngài đã phục sinh Người từ trong cõi chết và nâng cao trong thế giới vĩnh cửu. Để rồi từ
nay sự sống lại của Đức Giê-su trở thành một phẩm tính của Thiên Chúa, đó là Thiên Chúa đã ban

143
X. Sđd., tr. 10.
144
X. Cv 2,24; 3,15; 4,10; 5,30; Rm 4,24; 1Cr 6,14; 15,15; 2Cr 4,14; Gl 1,1; 1Tx 1,10.
145
X. Cv 2,36.

42
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

cho Đức Giê-su một đời sống vĩnh cửu, đời sống thần linh của chính mình. Điều này đã bộc lộ mối
tương giao giữa Thiên Chúa và Đức Giê-su là mối tương giao Cha - Con146.

Như vậy, Thiên Chúa là Đấng đã thực hiện những gì Ngài đã tiên báo qua miệng các ngôn sứ
và bảo đảm ơn cứu độ cho con người. Sự sống lại của Đức Giê-su chứng tỏ rằng: việc Thiên Chúa
dẫn đưa Con của Ngài ra khỏi cõi chết, và qua Người Con ấy Thiên Chúa giải phóng con người khỏi
tội lỗi và sự chết. Vì thế, Đức Giê-su Ki-tô phục sinh trở thành trọng tâm lời rao giảng của thánh
Phao-lô: “Nếu Đức Ki-tô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng” (1
Cr 15,14).

2.1.2. Đức Ki-tô là Chúa vinh hiển

2.1.2.1. Thiên Chúa đã siêu tôn Đức Giê-su

Đức Giê-su Ki-tô đã chết và đã sống lại là Đức Giê-su tuyệt đối vâng phục thánh ý
Chúa Cha, nên Thiên Chúa đã siêu tôn Người: “Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi
bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người” (Pl
2,8-9). Siêu tôn là phạm trù mà Thánh Kinh dùng để diễn tả “tầm quan trọng cánh chung”
của một nhân vật trong lịch sử cứu độ. Đức Giê-su Ki-tô phục sinh vừa là Đấng Mê-si-a cánh
chung, vừa là Con Người sẽ ngự giá mây trời mà đến 147. Bởi thế, bất cứ ai tin vào Người
chắc chắn sẽ có lý do để hy vọng. Vì Người đã chết, đã sống lại và hiện đang ngự bên hữu
Thiên Chúa148.

Ngự bên hữu Thiên Chúa là kết quả của việc được siêu tôn 149. Đức Giê-su được Thiên
Chúa vinh thăng trên trời bằng danh hiệu trổi vượt mọi danh hiệu, đó là Chúa: “Đức Giê-su
Ki-tô là Chúa” (Pl 2,11). Danh hiệu này là tuyệt đối, vượt không gian và thời gian. Ngoài
ra, việc siêu tôn Đức Giê-su cũng đồng nghĩa với việc tôn vinh Thiên Chúa Cha. Phụng vụ
Ki-tô giáo cũng không nằm ngoài mục đích đó: mọi lời chúc tụng dâng lên Đức Ki-tô đều
nhằm tôn vinh Thiên Chúa Cha.

Như vậy, tin Đức Giê-su Ki-tô phục sinh và tuyên xưng Người là Chúa. Thánh Phao-lô
muốn xác tín rằng, Thiên Chúa đã ban cho Đức Giê-su quyền tối thượng trên hoàn vũ,
nghĩa là tước vị “Chúa”. Một danh hiệu mà Cựu Ước chỉ dành riêng cho mình Thiên

146
X. Ep 1,3.
147
X. Mt 24,30; 26,64; Mc 14,62.
148
X. BÙI VĂN ĐỌC và các linh mục khác, Đức Ki-tô - hôm qua - hôm nay và mãi mãi, Hà Nội: nxb Tôn Giáo,
2009, tr. 172.
149
X. Tv 110,1.

43
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

Chúa150. Thiên Chúa Cha đã đón nhận Người Con trong khúc khải hoàn ca và trả lại cho
Người những gì thuộc về Người. Những gì mà Người Con đáng được hưởng trong vị thế là
Thiên Chúa, đó là: vinh quang, danh dự, uy quyền.

2.1.2.2. Sự liên tục giữa Đức Giê-su Na-da-rét và Đức Ki-tô vinh hiển

Biến cố Đức Giê-su phục sinh không phải là một biến cố riêng rẽ tách khỏi con người
và cái chết của Người. Đối với thánh Phao-lô, Đấng phục sinh cũng là Đấng chịu đóng
đinh151. Đấng phục sinh cũng mang những yếu hèn như chúng ta: “Người đã chịu đóng
đinh vì mang thân phận yếu hèn, nhưng nay Người đang sống nhờ quyền năng của Thiên
Chúa” (2 Cr 13,4).

Trên đường đi Đa-mát, thánh Phao-lô đã hiểu sự đồng nhất liên tục giữa Đấng phục
sinh với Đức Giê-su chịu đóng đinh, khi Người nói với thánh Phao-lô rằng: “Sa-un, Sa-un,
tại sao ngươi bắt bớ Ta? Ông đáp: Thưa Ngài, Ngài là ai? Người nói với ông: Ta là Giê-
su Na-da-rét mà ngươi đang bắt bớ” (Cv 22,8). Vậy nên, Đức Giê-su chính là người mà
dân Do-thái đã kết án, đã đóng đinh vào thập giá, thì giờ đây Người đang đối diện với
thánh nhân. Đồng thời, Người còn đồng hóa mình với các Ki-tô hữu, bắt bớ các Ki-tô hữu
là bắt bớ chính Người.

Quả thực, khi ấy thánh Phao-lô đang bắt bớ Hội Thánh Chúa Ki-tô152. Nhưng sau đó,
thánh nhân đã nhận ra và hăng say chứng minh rằng: “Đấng Ki-tô ấy, chính là Đức Giê-su
mà tôi rao giảng cho anh em” (Cv 17,3). Như thế, Đức Ki-tô phục sinh cũng chính là Đức
Giê-su Na-za-rét, thuộc dòng dõi Đa-vít153, sinh bởi một người nữ và sống dưới lề luật154.
Bên cạnh đó, thánh Phao-lô còn nhắc tới cái chết trên thập giá của Đức Giê-su và sự sống
lại của Người155. Như vậy, sự phục sinh không làm thay đổi căn tính của Đức Giê-su. Qua
sự phục sinh, Đức Giê-su trở thành Đấng Ki-tô, vì Người được Thiên Chúa siêu tôn156.

Tóm lại, vào thời thánh Phao-lô, đức tin của các tín hữu đặt trọng tâm vào biến cố
Đức Giê-su phục sinh. Danh Đức Giê-su trở thành nòng cốt của những lời vinh tụng ca 157.

150
X. Xh 3,15-18; Dnl 16,15; Gr 10,10; Dn 9,4.
151
X. http://www.kinhthanhvn.net/bai-26-bai-giao-ly-moi-ix-cua-dtc-benedicto-xvi-ve-thanh-phaolo-thanh-
phaolo-va-kito-hoc.
152
X. Cv 8,3; Cv 22,4.
153
X. Rm 1,3.
154
X. Gl 4,4.
155
X. 1Tx 1,10.
156
X. KERESZTY, ROCH A., Sđd., tr. 71.
157
X. Pl 2,6-11; Rm 9,5; 2Pr 3,18; Kh 5,3.

44
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

Đồng thời, Danh ấy cũng trở thành chủ đề của các lời chứng công khai 158. Như thế, việc
Đức Giê-su phục sinh chẳng những là câu chuyện về Người Con đã tự hạ mình, vâng lời
cho đến nỗi bằng lòng chịu chết159, nhưng còn là câu chuyện về Người Cha đã siêu tôn Con
Mình trong Thánh Thần. Đó là làm cho Người Con sống lại từ cõi chết. Hẳn một lời tuyên
xưng như thế là nòng cốt của đời sống đức tin mà thánh Phao-lô đã rao giảng. Tuy nhiên,
lời tuyên xưng ấy có liên hệ gì đến đời sống? Lời rao giảng ấy có tác động gì trên cuộc đời
của thánh nhân?

2.2. Đấng phục sinh hiện diện trong cuộc đời thánh Phao-lô

Biến cố phục sinh của Đức Ki-tô, tự nó vượt ý nghĩa thông thường của lịch sử. Trên
hết, qua những lần hiện ra, Đức Giê-su phục sinh đã đi vào cuộc đời của những ai từng sống
kinh nghiệm với Người. Trong kinh nghiệm này, thánh Phao-lô là trường hợp điển hình.
Ngoài ra, biến cố này còn âm hưởng sâu xa hơn nữa và xâm chiếm lãnh vực lịch sử con
người, khi con người được tham dự vào vinh quang Thiên Chúa.

2.2.1. Phao-lô, người được tham dự vào vinh quang Thiên Chúa

Vinh quang Thiên Chúa không chỉ tỏ hiện trong sự phục sinh của Đức Giê-su, mà còn
tỏ hiện trong toàn bộ cuộc sống, sứ vụ, cuộc khổ nạn và cái chết của Người 160. Bởi thế, từ
khi biết Đức Ki-tô phục sinh qua biến cố Đa-mát, thánh Phao-lô luôn xác tín rằng mình
cũng được thông phần với những đau khổ của Người, nhờ nên đồng hình đồng dạng với
Người161. Vậy nên, những đau khổ của Đức Ki-tô trong cuộc khổ nạn cũng tràn đầy trên
cuộc đời thánh nhân. Ngoài ra, thánh nhân còn so sánh mình với một tù nhân bại trận, đi theo
đám rước khải hoàn của Đức Ki-tô chiến thắng. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, ngài vẫn tạ ơn Thiên
Chúa: “Tôi tạ ơn Thiên Chúa, Đấng hằng cho chúng cho tôi tham dự cuộc khải hoàn trong
Đức Ki-tô” (2Cr 2,14).

Cũng như Đức Ki-tô, thánh Phao-lô là một hương thơm dẫn đến sự sống162. Chính vì vậy, để
có thể chỉ cho người khác thấy sự sống mà Thiên Chúa dành cho họ, thánh nhân buộc phải dâng hiến
mạng sống mình cho họ, như Đức Giê-su Ki-tô hay vì Đức Giê-su Ki-tô. Sau khi đề cập đến vinh
quang gắn liền với tác vụ tông đồ, thánh nhân kết luận: “Chúng tôi luôn mang nơi thân mình
cuộc thương khó của Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân

158
X. Cv 2,32.
159
X. Pl 2,8.
160
X. 1Cr 2,8.
161
X. Pl 3,10
162
X. 2Cr 2,14.

45
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

mình chúng tôi. Thật vậy, tuy sống, chúng tôi hằng bị cái chết đe doạ vì Đức Giê-su, để sự
sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân xác phải chết của chúng tôi. Như thế, sự
chết hoạt động nơi chúng tôi, còn sự sống thì lại hoạt động nơi anh em” (2Cr 4,10-12).

Thật vậy, những đau khổ của thánh nhân, cái chết dần chết mòn mỗi ngày không phải chỉ là sự
hứa hẹn cho việc sống lại mai sau, mà ngay ở đời này, thánh nhân đã sống kinh nghiệm của cuộc
sống nảy sinh từ cái chết, đó là cuộc sống của các tín hữu. Như thế mới hiểu tại sao thánh Phao-lô
luôn nhấn mạnh đến việc được tham dự vào vinh quang của Đức Ki-tô phục sinh163. Khi đọc các
thư của ngài, ta thấy kinh nghiệm trên đây không phải là một kinh nghiệm mau qua, hời
hợt. Nhưng tất cả cuộc đời rao giảng Tin Mừng của thánh nhân đã mang đậm dấu vết của
mầu nhiệm ngài loan báo. Đó là mầu nhiệm của sự chết và sự sống: “Nhưng nếu tôi phải
đổ máu ra hợp làm một với hy lễ mà anh em lấy đức tin dâng lên Chúa, thì tôi vui mừng và
cùng chia sẻ niềm vui với tất cả anh em” (Pl 2,17). Chỗ khác ngài lại nói: “Giờ đây, tôi vui
mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Ki-tô còn phải chịu,
tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Cl
1,24).

Tóm lại, vinh quang Thiên Chúa hiện diện trọn vẹn nơi Đức Giê-su Ki-tô. Chính
Người phản ảnh vinh quang Thiên Chúa164. Từ nơi Người, vinh quang ấy chiếu sáng trên
cuộc đời thánh Phao-lô bởi Thần Khí165. Bởi vậy, những gian truân đã xảy đến, những khốn
khó ê chề vượt quá sức đến độ không còn chút hy vọng gì, thánh nhân đều coi đó là những
phương thế Chúa dùng để mặc khải vinh quang của Đấng đã làm cho kẻ chết được sống
lại166. Vinh quang đó chính là ân sủng của Đức Giê-su Ki-tô. Ân sủng mà Người ban tặng
cho tất cả những ai tin nhận Người167.

2.2.2. Phao-lô, người được Thiên Chúa chiếm hữu

Trong thư gửi tín hữu Phi-líp-phê, thánh Phao-lô tuyên xưng Đức Giê-su Ki-tô là
Chúa của ngài, Đấng đã dùng sức mạnh mà giơ tay nắm lấy ngài168. Nói cách khác, thánh
Phao-lô muốn khẳng định rằng, kinh nghiệm gặp gỡ Đức Ki-tô phục sinh chính là kinh
nghiệm của người được Thiên Chúa chiếm hữu: “Nói thế, không phải là tôi đã đoạt giải,
hay đã nên hoàn thiện đâu; nhưng tôi đang cố gắng chạy tới, mong chiếm đoạt, bởi lẽ

163
X. 2Cr 3,4-4,6.
164
X. 2Cr 4,6.
165
X. 2Cr 3,18.
166
X. 2Cr 1,5.8-9.
167
X. Rm 5,2-4.
168
X. HOÀNG MINH TUẤN CSsR, Đức Ki-tô Phục Sinh, Hà Nội: nxb Tôn Giáo, 2015, tr. 658-659.

46
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

chính tôi đã được Đức Ki-tô Giê-su chiếm đoạt” (Pl 3,12). Do đó, thánh Phao-lô ý thức
rằng: Cuộc gặp gỡ với Đức Ki-tô phục sinh trên đường Đa-mát là một cuộc gặp gỡ hoàn
toàn bất ngờ. Một cuộc sinh lại trong đời sống hoàn toàn khác thường, đó là kinh nghiệm
duy nhất đã thay đổi triệt để mọi giá trị và hình thành nên sự hiện hữu của thánh nhân sau
này169. Đó là sống vì Chúa Ki-tô qua việc phục vụ mọi người.

2.2.2.1. Sống vì Đức Ki-tô

Thánh Phao-lô, người tôi tớ nhận lãnh sứ mạng của Đức Ki-tô, ngài luôn trung thành
với sứ vụ được trao. Thánh nhân cho rằng, ngài chỉ là người quản lý các mầu nhiệm mà
Thiên Chúa muốn mặc khải cho, đó là Tin Mừng phục sinh của Đức Ki-tô. Tin Mừng này
cần được rao giảng với lòng trung thành. Vả lại, đặc tính cần có của người quản lý tốt là
phải tuyệt đối trung thành với những gì mình nhận lãnh từ Thiên Chúa: “Chớ gì thiên hạ
coi chúng tôi như những đầy tớ của Đức Ki-tô, những người quản lý các mầu nhiệm của
Thiên Chúa. Mà người ta chỉ đòi hỏi ở người quản lý một điều, là phải chứng tỏ lòng trung
thành” (1Cr 4,1-2).

Tiếp đó, thánh nhân nhấn mạnh đến những gì ngài phải chịu, tất cả là vì Đức Ki-tô:
“Chúng tôi điên dại vì Đức Ki-tô” (1Cr 4,10). Thật vậy, khi chấp nhận mang lấy những
khổ đau và nhục nhã của cái chết nơi thập giá, Đức Giê-su đã trở nên như hạt lúa phải mục
nát đi, để từ đó sự sống mới phát sinh: “Đức Giê-su Ki-tô, vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không
nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ
vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người
lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,6-
8). Nhìn lên thập giá, thánh nhân được mời gọi hãy chết đi cho tội lỗi, và sống lại trong ân
sủng. Hãy vượt qua mọi dục vọng đam mê và điều khiển lý trí mình theo như ý Chúa. Quả
thực, thánh nhân đã cùng chịu đóng đinh với Đức Ki-tô vào thập giá, nên ngài sống không
còn phải là ngài nhưng là Đức Kitô sống trong ngài170.

Như thế, biến cố khổ nạn và phục sinh không những cho thấy quyền năng vô hạn của
Thiên Chúa trong cuộc sáng tạo mới, nhưng còn cho thấy sự khôn ngoan vô biên của Ngài
trong phương cách cứu độ hoàn toàn mới. Không ai có thể tưởng tượng được rằng, Thiên
Chúa đã biến sự điên rồ của thập giá thành sự khôn ngoan của Ngài171, biến thất bại tuyệt
đối thành công trình tuyệt đỉnh theo kế hoạch của Ngài. Chính ở điểm này mà vinh quang
169
X. Sđd., O’COLLINS, GERARD., Thần học căn bản, tr. 177.
170
X. Gl 2,19-20.
171
X. 1Cr 1,18.

47
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

Thiên Chúa tỏ hiện rõ nhất, vinh quang đó cũng là sự sống con người đã đạt tới mức độ
cao nhất.

Tóm lại, thánh Phao-lô luôn hãnh diện vì được làm người tôi tớ của Đức Ki-tô. Thánh
nhân nhận thấy mình chỉ là dụng cụ trong tay Đức Ki-tô và trong chương trình của Người.
Thánh nhân không đề cập đến điều mình đã làm, nhưng lại nói đến những gì Đức Ki-tô đã
thực hiện qua ngài. Ngoài ra, thánh nhân còn có tham vọng là đem Tin Mừng phục sinh
của Đức Ki-tô đến với người chưa từng được nghe để phục vụ hết mọi người172.

2.2.2.2. Phục vụ mọi người

Trước hết, thánh Phao-lô ý thức về sứ mạng mà ngài nhận lãnh từ Đấng phục sinh.
Thánh nhân cho rằng, vì Đức Ki-tô mà ngài được tự do, vì Đức Ki-tô mà ngài trở thành nô
lệ của mọi người. Thánh nhân tự xóa mình đi qua hành động phục vụ mọi người theo
gương Đức Ki-tô và vì Tin Mừng. Ngài sống như người Do-thái, giữ lề luật cho dù không
còn phải giữ lề luật. Ngài sống như dân ngoại nhưng lại giữ luật của Đức Ki-tô. Ngài trở
nên yếu đuối để phục vụ người yếu đuối173. Tất cả những điều ấy cho thấy tinh thần hy sinh
truyền giáo của thánh nhân. Đồng thời ngài cũng cho rằng: Vì Tin Mừng, ngài làm tất cả
những điều đó để được thông chia phần phúc của Tin Mừng174.

Sau nữa, với kinh nghiệm của bản thân, thánh Phao-lô chân thành chia sẻ: “Giờ đây,
tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Ki-tô còn phải
chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh.
Tôi đã trở nên người phục vụ Hội Thánh, theo kế hoạch Thiên Chúa đã uỷ thác cho tôi,
liên quan đến anh em: đó là tôi phải rao giảng lời của Người cho trọn vẹn” (Cl 1,24-26).
Phụng sự Thiên Chúa là thế đó. Phụng sự Thiên Chúa qua việc phục vụ Giáo Hội, phục vụ
tha nhân. Nhưng phục vụ như thế để làm gì? Thánh Phao-lô cho biết: “Người đã muốn cho
họ được biết mầu nhiệm này phong phú và hiển hách biết bao giữa các dân ngoại: đó là
chính Đức Ki-tô đang ở giữa anh em, Đấng ban cho chúng ta niềm hy vọng đạt tới vinh
quang. Chính Người là Đấng chúng tôi rao giảng, khi khuyên bảo mỗi người và dạy dỗ
mỗi người với tất cả sự khôn ngoan, để giúp mỗi người nên hoàn thiện trong Đức Ki -tô”
(Cl 1,27-28.).

Vậy, mục đích của việc phục vụ là hoàn thiện để nên thánh. Vì nên thánh là ý muốn
của Thiên Chúa đối với ơn gọi của mỗi người: “Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên
172
X. Rm 15,17-21.
173
X. 1Cr 9,19-22.
174
X. 1Cr 9,23.

48
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

thánh” (1Tx 4,3). Chỉ có phục vụ như thế là biểu lộ tình yêu không ích kỷ 175 , không tìm
tư lợi nhưng tìm lợi ích của người khác , không tìm kiếm mình nhưng là hiến mình.
Đó mới là tinh thần phục vụ trong Đức Ki-tô 176 .

Như thế, phục vụ như thánh Phao-lô không chỉ là phục vụ anh em, mà hơn nữa ý thức
mình đang phục vụ Thiên Chúa trong anh em, vì thật sự Ngài hiện diện cách thâm sâu nơi
mỗi người, như thánh Phao-lô nhấn mạnh: “Hãy vui lòng phục vụ, như thể phục vụ Chúa,
chứ không phải người ta” (Ep 6,7). Do vậy, phải rèn luyện nhân cách để đạt được mục
đích là phục vụ Đức Ki-tô và mọi người, như người chạy đua trong hý trường, phải chấp
nhận mọi hy sinh để chiếm đoạt phần thưởng 177. Đó là tấm gương về tinh thần phục vụ của
thánh Phao-lô, phục vụ vì Thiên Chúa chứ không vì mục đích nào khác.

Tóm lại, đối với thánh Phao-lô cũng như đối với các tác giả khác của Tân Ước, sự
sống lại gắn liền với chứng tá của người đã sống kinh nghiệm trực tiếp với Đấng phục
sinh. Đây không phải chỉ là thấy tận mắt và nghe bằng tai với các giác quan, nhưng còn với
một ánh sáng nội tâm thúc đẩy sự nhận biết điều các giác quan chứng thực như là dữ kiện
khách quan. Chính vì thế, sự thúc đẩy này khiến thánh nhân lên đường rao giảng Tin
Mừng. Qua việc rao giảng, thánh nhân lại sống một kinh nghiệm mới, bổ túc cho kinh
nghiệm mà ngài đã có với Đức Giê-su phục sinh trên đường Đa-mát. Thánh nhân ý thức
rằng, qua lời giảng dạy và rao giảng Tin Mừng, ngài là nguyên nhân đem ơn cứu độ hay sự
hư mất178. Như thế, lời của thánh nhân chính là lời của Chúa 179. Quyền năng của Thiên
Chúa được tỏ hiện qua việc Đức Giê-su Ki-tô phục sinh tiếp tục được rao giảng. Cũng như
các Tông Đồ, nhưng trước mặt Đức Ki-tô phục sinh, thánh Phao-lô buộc phải chọn lựa thái
độ đáp lại Lời. Lời đã biến đổi ngài trở thành một thụ tạo mới180.

Ngoài ra, khi nói tới sự sống lại, thánh Phao-lô không bao giờ chỉ dừng lại ở sự sống
thể lý. Đối với ngài, sống lại còn có nghĩa là sống với Đức Ki-tô và vì Đức Ki-tô. Đức Ki-
tô là tiêu chuẩn và mẫu mực cho sự sống lại của con người. Sự sống lại này là kết quả của
việc con người được kết hợp với Người. Vậy nên, sống chứng tá của mầu nhiệm phục sinh
chính là sống với Chúa và cho anh em mình.

175
X. 1Cr 13,5.
176
X. Cl 1,29.
177
X. 1Cr 8,19-27.
178
X. 2Cr 2,15-16.
179
X. Tx 2,13.
180
X. 2Cr 5,17.

49
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

CHƯƠNG III

ĐẤNG PHỤC SINH TRONG ĐỜI SỐNG KI-TÔ HỮU

Đức Ki-tô phục sinh không chỉ nhằm cho bản thân Người, mà còn cho tất cả nhân
loại. Vì Người như một A-đam mới, nghĩa là hàm chứa trong Người tất cả nhân loại, nên
sự phục sinh của Người báo trước niềm hy vọng cho tất cả mọi thành phần trong chi thể
Người. Bởi vậy, thánh Phao-lô mới khẳng định: “Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Ki-tô
chỉ vì ở đời này mà thôi, thì chúng ta là những người đáng thương hơn hết mọi
người” (1Cr 15,19).

Thật vậy, Đức Giê-su đã sống lại và đã hiện ra cho thánh Phao-lô. Người đã biến đổi
thánh nhân và sai đi loan báo Tin Mừng của Người. Việc loan báo này được thánh nhân thi
hành với xác tín mạnh mẽ vào sứ điệp ngài đã lãnh nhận. Còn việc lãnh nhận lại được hiểu
như là sự sinh ra vào đời sống mới. Như vậy, cùng với việc hiện ra, việc rao giảng và lãnh
nhận đều là những dấu chỉ minh chứng rằng, Đức Giê-su Ki-tô sau phục sinh đã tràn ngập
lịch sử và kinh nghiệm của con người. Như vậy, qua việc phục sinh, Đức Ki-tô đi vào đời
sống con người và trao ban sự sống mới này cho họ.

I. ĐẤNG PHỤC SINH TRAO BAN CUỘC SỐNG MỚI CHO CÁC TÍN HỮU

Trong dòng lịch sử cứu độ, có một biến cố duy nhất đó là việc Đức Giê-su, người Na-
da-rét đã chết, được mai táng và đã sống lại. Chính Người đã chết đi để rồi sống lại, nhờ thế
mà các tín hữu cũng được sống khi tin vào Người 181. Nói về điều này, thánh Phao-lô dạy:
“Anh em đừng dùng chi thể của anh em như khí cụ để làm điều bất chính, phục vụ cho tội lỗi
nữa. Trái lại, anh em là những người sống đã từ cõi chết trở về, anh em hãy hiến toàn thân
cho Thiên Chúa, và dùng chi thể của anh em như khí cụ để làm điều công chính, phục vụ
Thiên Chúa” (Rm 6,13).

Như thế, thánh Phao-lô nói nhiều đến điều kiện sống mới của các tín hữu. Đó là một đời
sống luôn năng động, luôn biết hiến thân để phụng sự Thiên Chúa. Đây cũng là điều mà Đức
Giáo hoàng Bê-nê-đíc-tô XVI đã nhắn nhủ các tín hữu:
181
X. HOÀNG ĐẮC ÁNH, Thư gửi tín hữu Rô-ma, Học viện Đa-minh, 2002, tr. 80.

50
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

Trong sự phục sinh của Chúa Giê-su bắt đầu một điều kiện mới của cuộc sống con người;
nó soi sáng và biến đổi lộ trình của mỗi ngày sống, và mở ra một tương lai khác và mới mẻ
trong phẩm chất đối với toàn thể nhân loại. Vì thế, thánh Phao-lô không chỉ gắn liền sự
phục sinh của Ki-tô hữu với sự sống lại của Chúa Giê-su, mà còn chỉ cho thấy phải sống
mầu nhiệm phục sinh trong cuộc sống thường ngày của chúng ta như thế nào nữa182.

Như vậy, tuy đã cùng chết và được chia sẻ sự sống lại của Đức Ki-tô, nhưng các tín hữu
cần phải nỗ lực sống màu nhiệm phục sinh trong suốt cuộc đời, nhờ Thần Khí.

1. Sống trong Thần Khí của Đấng phục sinh

Trong cuộc sống, điều cần thiết là nước, không có nước con người sẽ chết. Nước có
chức năng làm dịu cơn khát, rửa sạch và làm cho đất đai màu mỡ. Cũng vậy, trong đời
sống ân sủng, sự gì làm cho các tín hữu được sống nếu đó không phải là Thánh Thần Thiên
Chúa. Trong Thư gửi tín hữu Rô-ma, chúng ta tìm được câu trả lời: “Tình yêu của Thiên
Chúa đã được đổ vào tâm hồn chúng ta, qua Chúa Thánh Thần mà Ngài đã ban cho chúng
ta” (Rm 5,5).

Như thế, Chúa Thánh Thần, hồng ân của Đấng phục sinh cư ngụ trong chúng ta, để
thanh tẩy, soi sáng và đổi mới chúng ta183. Chính Người biến đổi chúng ta và làm cho
chúng ta được thông phần vào sự sống của Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu. Vì lý do đó mà
thánh Phao-lô nói rằng đời sống Ki-tô hữu được sinh động bởi Chúa Thánh Thần. Vậy nên,
các Ki-tô hữu không còn sống trong cuộc đời tội lỗi nữa. Tuy nhiên, họ vẫn còn yếu đuối
nên phải phấn đấu không ngừng nhờ Chúa Thánh Thần. Đó là nguyên tắc sống mà thánh
nhân đưa ra: “Nếu Thần Khí ngự trong anh chị em, Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức
Giê-su sống lại từ cõi chết, thì Đấng đã làm cho Đức Giê-su sống lại từ cõi chết, cũng sẽ
dùng Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được
sự sống mới. Vậy thưa anh chị em,... nếu nhờ Thần Khí, anh em diệt trừ những hành vi của
con người ích kỷ nơi anh em, thì anh em sẽ được sống” (Rm 8,11-13).

Như vậy, Chúa Thánh Thần dẫn chúng ta vào sự sống thần linh, vào gia đình của
Thiên Chúa như những người con trong Đức Ki-tô. Nhờ đó, chúng ta được kêu lên “Áp-
ba! Cha ơi”: “Quả vậy, phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái
Thiên Chúa. Vì Thần Khí mà anh em đã lãnh nhận được, đâu phải là tinh thần nô lệ, khiến

182
http://www.simonhoadalat.com/GIAOHOI/Nam2011/Thang4/23ChuaKytoPhucSinh.htm.
183
http://catechesis.net/index.php/van-kien-giao-hoi/duc-giao-hoang/phat-ngon-dgh/674-giao-ly-ve-nam-duc
-tin-cua-dtc-phanxico-chua-thanh-than-noi-gi-voi-chung-ta-bai-05.

51
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

anh em phải sợ sệt như xưa; nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến chúng
ta được kêu lên: “Áp-ba! Cha ơi!” Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng
chúng ta là con cái Thiên Chúa” (Rm 8,14-16).

Ngoài ra, chính Chúa Thánh Thần, hồng ân của Đức Ki-tô phục sinh là Đấng làm cho
các Ki-tô hữu nhận ra Chân Lý: “Không ai có thể nói rằng: Đức Giê-su là Chúa, nếu
người ấy không ở trong Thần Khí” (1Cr 12,3). Thần Khí của Đấng phục sinh nhắc nhở và
ghi khắc nơi tâm hồn các tín hữu những lời mà Chúa Giê-su đã nói. Qua những lời đó, lề
luật của Thiên Chúa mà các ngôn sứ Cựu Ước đã loan báo được ghi khắc trong tâm hồn
các tín hữu và trở nên một nguyên tắc để đánh giá, lựa chọn và hướng dẫn những hành
động hàng ngày trong đời sống của họ184.

Thật thế, các hành động nơi con người được nảy sinh từ chính tận thâm tâm của họ.
Vì thế, họ cần phải hoán cải để trở về với Thiên Chúa, và Chúa Thánh Thần sẽ biến đổi
thâm tâm họ, nếu họ biết mở lòng ra với Người185. Như Công đồng Va-ti-ca-nô II khẳng
định: “Nhờ cảm thức về đức tin được Thánh Thần chân lý khơi dậy và duy trì, dưới sự
hướng dẫn và giáo huấn thần linh của Giáo hội mà họ trung thành tuân theo”186.

Vậy, khi chết cho xác thịt, người tín hữu ra khỏi sự tù túng giam hãm của chính mình,
không còn xiềng xích nào ở thế giới này trói buộc họ nữa, họ được tự do khỏi Luật cũ để
sống theo một Luật mới “Luật của Thần Khí ban sự sống” (Rm 8,2). Người tín hữu phải
luôn mở rộng cõi lòng để Thần Khí Chúa tác động và hướng dẫn: “Nếu chúng ta sống nhờ
Thần Khí, thì cũng hãy nhờ Thần Khí mà tiến bước” (Gl 5,25). Mà Thần Khí là Thần Khí
của Đức Ki-tô phục sinh, nên người tín hữu cảm nghiệm được rằng: “Ở đâu có Thần Khí
của Chúa, thì ở đó có tự do” (2Cr 3,17).

Tự do ở đây không phải là sống buông theo tính xác thịt: “Đừng lợi dụng tự do để
sống theo tính xác thịt” (Gl 5,13), nhưng là phải trả một giá rất đắt bằng chính khả năng
yêu mến của mình: “Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Gl 5,14). Chỉ khi
đó, họ mới có được sự tự do trọn vẹn để cùng với thánh Phao-lô mà nói lên rằng: “Tôi
sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20).

Tóm lại, sống trong Thần Khí của Đấng phục sinh là để Chúa Thánh Thần hướng dẫn
các tín hữu vào sự thật toàn vẹn (Ga 16,13). Chúa Thánh Thần không chỉ giúp các tín hữu
184
X. Ed 36,25-27.
185
http://catechesis.net/index.php/van-kien-giao-hoi/duc-giao-hoang/phat-ngon-dgh/675-giao-ly-ve-nam-duc
-tin-cua-dtc-phanxico-cong-viec-cua-chua-thanh-than-bai-06.
186
X. Hiến chế Tín Lý về Giáo Hội, s.12.

52
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

gặp gỡ Đức Giê-su, sự viên mãn của Chân Lý, mà Ngài còn hướng dẫn họ được dìm vào
sự hiệp thông sâu xa hơn với mầu nhiệm của Đấng đã làm cho Đức Giê-su sống lại từ cõi
chết. Bởi vậy, các Ki-tô hữu phải cởi bỏ con người cũ và mặc lấy con người mới trong
Thần Khí của Đấng phục sinh187.

2. Trở nên con người mới

Bằng giáo huấn của mình, thánh Phao-lô đã cho chúng ta biết khi lãnh nhận phép Rửa,
chúng ta trở thành một thụ tạo mới, được mặc lấy Đức Ki-tô, từ nay trở đi không có gì nơi
chúng ta thuộc về con người cũ nữa. Như thế, chúng ta đã được tái tạo và nhận lấy một đời
sống mới từ Đấng phục sinh.

Con người mới trong Đấng phục sinh được ngài diễn tả như là sự công chính, ơn cứu
chuộc, ơn tha thứ hay ơn bình an. Tất cả các từ đó đều quan trọng, nhưng có lẽ ý niệm tự do
diễn tả sâu sắc hơn ý nghĩa của đời sống mới này. Tự do của các tín hữu là một hồng ân mà
Đức Ki-tô đã mang lại188. Như thế, con người được tự do thì thuộc về Đức Ki-tô như Đức Ki-
tô thuộc về Thiên Chúa189. Tự do ấy là tự do cho tha nhân. Sự tự do này đầy kính trọng,
không phá hủy nhưng xây dựng, được diễn tả qua ba sắc thái: tự do khỏi tội lỗi, tự do khỏi sự
chết và tự do khỏi lề luật190.

2.1. Tự do khỏi tội lỗi

Sự sống lại của Đức Giê-su là một điều gì thật mới lạ. Đó là chúng ta được giải thoát
khỏi ách nô lệ tội lỗi và trở nên con cái Thiên Chúa, nghĩa là chúng ta được sinh ra trong
một đời sống mới. Điều này được thể hiện khi chúng ta lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy. Nhờ
bí tích Thánh Tẩy, các Ki-tô hữu được giải thoát khỏi tội lỗi và được tái sinh làm con cái
Thiên Chúa191. Hơn nữa, họ còn được tham dự vào màu nhiệm sự chết của Đức Ki-tô, để
qua đó cũng được sống lại với Người 192. Thật vậy, khi diễn tả về điều này, Đức Giáo hoàng
Phan-xi-cô có nói:

Trước kia, người ta thường lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội bằng cách dìm mình vào nước.
Người được rửa tội bước xuống một cái bồn lớn ở nơi rửa tội, cởi y phục ra, và giám mục
hay linh mục đổ nước ba lần trên đầu, trong khi rửa tội cho người ấy nhân danh Chúa Cha,

187
X. Ep 4,17-32.
188
X. Gl 5,1-13.
189
X. 1Cr 3,21-23; 6,13-20.
190
X. Sđd., NORBERTO, Cuộc vượt qua của Đức Giê-su Ki-tô, tr. 212.
191
X. Giáo lý Hội Thánh Công giáo, s. 1213.
192
X. Rm 6,3-5.

53
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Sau đó, người được rửa tội ra khỏi bồn và mặc áo mới
màu trắng: điều này có nghĩa là người ấy đã được sinh ra trong một đời sống mới, qua việc
tự dìm mình trong cái chết và sự Phục Sinh của Đức Kitô. Người ấy đã trở nên con Thiên
Chúa193.

Quả thật, nhấn chìm người tội lỗi trong nước là chôn vùi họ trong cái chết của Đức
Ki-tô194, để khi họ ra khỏi nước là họ được sống với Người. Họ trở thành một thụ tạo
mới195, một con người mới đầy tràn Thần Khí duy nhất196.

Như thế, để có thể diệt trừ được tội lỗi cùng với ơn Chúa trợ giúp, trước tiên
chúng ta hãy nhìn nhận mình là người có tội: “Mọi người đều bị tội lỗi thống trị”
(Rm 3,9). Sau đó, hãy sám hối về tội của bản thân để Thiên Chúa có thể hành động,
nhưng trên hết, chúng ta phải đoạn tuyệt với tội lỗi. Đây là điều quan trọng, như
thánh Phao-lô nói: “Anh em cũng vậy, hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi” (Rm
6,11), và “Tội lỗi đừng có thống trị thân xác phải chết của anh em nữa… Anh em
đừng dùng chi thể của anh em như khí cụ để làm điều bất chính, phục vụ cho tội lỗi
nữa” (Rm 6,12-13). Thật vậy, con người tội lỗi nơi chúng ta đã bị hủy diệt nhờ thập
giá Đức Ki-tô, giờ đây chúng ta sống con người mới, không còn làm nô lệ cho tội
lỗi nữa, nhưng là con người tự do trong Thiên Chúa.

Ngoài ra, tự do khỏi tội lỗi còn được biểu thị qua đời sống làm con đối với Thiên
Chúa. Thiên Chúa là Cha của Đức Giê-su, còn các tín hữu là những người được giải thoát
khỏi tội lỗi và trở nên công chính nhờ kết hiệp với Đức Giê-su, nên họ cũng được phúc gọi
Thiên Chúa là Cha197. Mối tương quan tình yêu thiên linh đó chứng tỏ rằng, con người đã
được giải thoát khỏi tội lỗi, để từ đây hoàn toàn được tự do trong sự sống làm con Thiên
Chúa.

Như thế, chết đi cho tội lỗi để được tự do làm cái Thiên Chúa nhờ Thần Khí là lời
mời gọi dành cho tất cả chúng ta. Tuy nhiên, Thiên Chúa chưa hài lòng nếu chỉ giúp con
người từ nô lệ của tội lỗi đến tự do thật sự của con cái Thiên Chúa, nhưng Ngài còn kêu
gọi chúng ta đến với Ngài, và trong khi nâng loài người dậy, Thiên Chúa cũng đồng thời
mời con người thống trị, nghĩa là chia sẻ vinh quang của Ngài.

193
http://catechesis.net/index.php/van-kien-giao-hoi/duc-giao-hoang/phat-ngon-dgh/671-giao-ly-ve-nam-duc
-tin-cua-dtc-phanxico-neu-khong-co-su-phuc-sinh-duc-tin-kito-se-tro-thanh-vo-ich-bai-02.
194
X. Rm 6,3-4: Cl 2,12.
195
X. 2Cr 5,17.
196
X. 1Cr 12,13.
197
X. Gl 4, 4-6.

54
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

55
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

2.2. Tự do khỏi sự chết198

Đối với thánh Phao-lô, sự chết là hậu quả, là đích điểm, là lương lậu của tội: (Rm 6,21-
23). Phạm tội là tìm đến sự sống chóng qua và hư hoại. Vì vậy, tội nhân không có sự sống
đích thực và rơi vào sự chết. Án phải chết là định mệnh chung của con người 199. Sự chết là
hạn điểm cuối cùng của thân phận con người, là cực điểm của tình trạng bị nô lệ, bị ràng
buộc bởi tội lỗi. Như thế, đối với những ai sống trong Đức Ki-tô, sự chết không còn tác dụng
nữa200. Sự chết không còn nọc độc của nó nữa 201, vì Người đã cho chúng ta chiến thắng nhờ
Đức Giê-su ki-tô: “Đức Ki-tô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người
tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta... Thật vậy, nếu ngay khi chúng
ta còn thù nghịch với Thiên Chúa, Thiên Chúa đã để cho Con của Người phải chết mà cho
chúng ta được hoà giải với Người, phương chi bây giờ chúng ta đã được hoà giải rồi, hẳn
chúng ta sẽ được cứu nhờ sự sống của Người Con ấy” (Rm 5,8-10).

Quả thật, cái chết của Đức Ki-tô như một Hy tế xá tội202. Người chết không chỉ cho dân
Người, mà còn cho tất cả mọi người 203. Nhưng rồi Thiên Chúa đã tôn vinh Người là làm cho
Người sống lại từ cõi chết204. Người đã trở thành trưởng tử của những người đã chết205. Kể từ
đó, Đức Ki-tô chiến thắng sẽ luôn luôn chiếu soi những người ngồi trong bóng tối sự chết, để
giải thoát họ khỏi luật của tội và sự chết.

Cũng vậy, các Ki-tô hữu qua phép Thánh Tẩy, họ được tẩy rửa trong cái chết của Đức
Ki-tô, họ được mai táng với Người trong sự chết của Người 206. Như thế, họ đã chết cho tội
lỗi, cho con người cũ, cho thân xác… và giờ đây, trong Thần Khí, họ trở nên những con
người mới theo hình ảnh Đức Ki-tô. Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là họ không còn phải
đau khổ và phải chết trong thân xác nữa. Nhưng, họ đã được sống trong Đức Ki-tô, họ mang
trong mình niềm hy vọng. Niềm hy vọng này sẽ giúp họ chấp nhận mọi đau khổ, kể cả sự
chết. Vì họ biết rằng chẳng có gì có thể tách họ ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi
Đức Giê-su Ki-tô207.

Tóm lại, bằng đau khổ và cái chết, Đức Kitô đã giải phóng ta khỏi luật của sự tội và
198
X. Sđd., NORBERTO, Cuộc vượt qua của Đức Giê-su Ki-tô, tr. 213.
199
X. GIÁO HOÀNG HỌC VIỆN PI-Ô X, Sđd., tr. 229.
200
X. Rm 6,7.
201
X. 1Cr 15,55.
202
X. Sđd., NORBERTO, Cuộc vượt qua của Đức Giê-su Ki-tô, tr. 79.
203
X. 2Cr 4,15.
204
X. 1C 15,4.
205
X. Cl 1,18.
206
X. Rm 6,3.
207
X. Rm 8,35-39.

56
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

sự chết. Đời sống của Đấng phục sinh bao trùm lấy ta và làm cho ta trở thành một con
người mới bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần.

2.3. Tự do khỏi lề luật208

Nhờ Đức Giê-su Ki-tô, mỗi Ki-tô hữu được sống đời sống mới nhờ nước thánh tẩy, để
họ được hưởng tự do đích thật của con cái Thiên Chúa: “Chính để chúng ta được tự do mà
Đức Ki-tô đã giải thoát chúng ta. Vậy, anh em hãy đứng vững, đừng mang lấy ách nô lệ
một lần nữa” (Gl 5,1). Sự tự do này không phải theo nghĩa chỉ được thoát khỏi những gò
bó bên ngoài, nhưng còn là sự giải thoát nội tại. Trong Thần Khí, chúng ta không còn bị lề
luật ràng buộc nữa, vì chúng ta đã chết đối với cái vẫn giam hãm chúng ta là lề luật209.
Chúng ta được ban tặng sự tự do. Vì thế, đây là thứ tự do không theo nghĩa triết học, xã hội
hay chính trị, nhưng theo nghĩa tôn giáo.

Thật vậy, Đức Ki-tô đã giải thoát chúng ta khỏi ách của luật. Ngài cứu chúng ta khỏi
vòng nô lệ tội lỗi, để chúng ta được hoàn toàn tự do làm con Thiên Chúa. Cho nên, chúng
ta phục vụ Thiên Chúa theo tinh thần mới, chứ không theo phương cách cũ của lề luật. Quả
thật: “Luật của Thần Khí ban sự sống trong Đức Ki-tô Giê-su, đã giải thoát tôi khỏi luật
của tội và sự chết” (Rm 8,2).

Vì vậy, người tín hữu ý thức về tự do và trách nhiệm trong hành động của mình, nghĩa
là họ trưởng thành trong đức tin và cả về nhân bản. Đây cũng là điều thánh Phao-lô đã nói
với tín hữu Cô-rin-tô: “Rõ ràng anh em là bức thư của Đức Ki-tô được giao cho chúng tôi
chăm sóc, không phải viết bằng mực đen, nhưng bằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng
sống, không phải ghi trên những tấm bia bằng đá, nhưng trên những tấm bia bằng thịt, tức
là lòng người” (2Cr 3,3). Như vậy, “luật Đức Ki-tô” (Gl 6,2) thực hiện lời hứa của Giao
Ước mới được khắc ghi trong tâm hồn con người. Chúng ta đã được Chúa Ki-tô cứu thoát
nhờ cái chết và sự sống lại của Người, chứ không phải được cứu thoát nhờ việc tuân thủ lề
luật.

Tóm lại, các tín hữu phải xác tín rằng: khi được dìm vào nước thanh tẩy để thuộc về
Đức Giê-su Ki-tô là họ được dìm vào trong cái chết của Người210. Chính Người đã mang
lại bình an và giao hoà chúng ta với mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời 211. Người đã
chiến thắng mọi quyền lực khác: “Người đã truất phế mọi quyền lực thần thiêng, đã công
208
X. Sđd., NORBERTO, Cuộc vượt qua của Đức Giê-su Ki-tô, tr. 214.
209
X. Rm 7,6.
210
X. Rm 6,1.
211
X. Cl 1,20.

57
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

khai bêu xấu chúng, đã điệu chúng đi trong đám rước khải hoàn của Người” (Cl 2, 15), để
giải thoát chúng ta: “Người đã xóa sổ nợ bất lợi cho chúng ta, sổ nợ mà các giới luật đã
đưa ra chống lại chúng ta. Người đã huỷ bỏ nó đi, bằng cách đóng đinh nó vào thập giá”
(Cl 2, 14). Cho nên, họ càng phải sống chứng tá làm sao cho họ là người đã được cứu
chuộc, nhờ cái chết và sự phục sinh của Đức Giê-su Ki-tô.

II. ĐẤNG PHỤC SINH GIÚP CÁC TÍN HỮU BIẾN ĐỔI THẾ GIỚI

Đức Ki-tô phục sinh là nguyên nhân cứu cánh và là cùng đích của muôn loài. Người
là điểm tới của cuộc sống con người. Trong Người, chúng ta có một cuộc sống hoàn toàn
mới212. Tuy nhiên, khi hướng về cuộc sống đó, các tín hữu cũng phải biết thay đổi đời sống
hiện tại của mình, vì họ đã được tham dự vào đời sống phục sinh của Chúa:“Trước kia,
anh em là những kẻ chết…nay Thiên Chúa đã cho anh em được sống với Đức Ki-tô” (Cl
2,13), nên họ cũng phải có trách nhiệm làm cho cuộc sống trần gian này có một bộ mặt
mới trong Chúa. Đó là vai trò của các Ki-tô hữu trong thế giới hôm nay. Nói về diều này,
Đức Giáo hoàng Bê-nê-đíc-tô XVI quảng diễn như sau: “Đây không chỉ là con đường giúp
biến đổi chính chúng ta, mà cũng giúp biến đổi thế giới nữa, để trao ban cho kinh thành
trần gian một gương mặt mới, tạo điều kiện cho sự phát triển con người và xã hội theo cái
luận lý của tình liên đới, của lòng tốt, trong sự tôn trộng sâu xa đối với phẩm giá của từng
người”213.

Như thế, sống trong Đấng phục sinh, chúng ta có thể trở thành công chính trước mặt
Thiên Chúa. Sống đời sống trong tương quan với Đấng phục sinh, chính là chết cho tội và
phục sinh cho một đời sống mới với tư cách là những tạo vật đã giao hòa với Thiên Chúa ,
vì Đức Ki-tô là nguồn suối bình an và hòa giải, là nền tảng hy vọng của chúng ta214.

Vậy, Đấng phục sinh giúp các tín hữu biến đổi thế giới qua việc xây dựng tình hiệp
thông giữa người với người, trong sự tôn trọng phẩm giá của họ. Hơn nữa, biến đổi thế giới
là thăng tiến con người qua thái độ sống, qua tinh thần phục vụ và nhất là việc làm chứng
về Đức Ki-tô phục sinh và chia sẻ niềm hy vọng sống lại với mọi người.

212
X. Cl 2,11.
213
http://www.simonhoadalat.com/GIAOHOI/Nam2011/Thang4/23ChuaKytoPhucSinh.htm.
214
X. Rm 5,1-11.

58
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

1. Làm chứng về Đấng phục sinh

Nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa đã làm chứng về Đức Giê-su Ki-tô
khi làm cho Người được sống lại từ cõi chết. Tiếp đến, những nhân chứng: Phê-rô, Gio-an,
các Tông Đồ và bao nhiêu người đã làm chứng rằng Đức Giê-su đã sống lại215. Cách riêng
với Phao-lô, Thiên Chúa đã đặt ngài làm chứng nhân của Đức Ki-tô trước mặt mọi
người216. Còn chúng ta, những Ki-tô hữu thuộc mọi thời đại đều được mời gọi làm chứng tá
cho Chúa Ki-tô phục sinh217. Vì thế, chúng ta cũng phải ra sức làm chứng về Người.

Trong sắc lệnh Tông đồ giáo dân của Công đồng Va-ti-ca-nô II, Giáo Hội cũng nhắc
nhở các tín hữu nhiệm vụ làm tông đồ và làm chứng nhân, bởi vì nhiệm vụ này phát xuất
từ bí tích Thánh Tẩy:

Hình thức đặc biệt của hoạt động tông đồ cá nhân là giúp giáo dân làm chứng bằng cả đời
sống phát xuất từ đức tin, đức cậy, đức mến. Đó là dấu chỉ rất thích hợp trong thời đại
chúng ta để biểu lộ Chúa Kitô sống động trong các tín hữu của Người. Cùng với việc tông
đồ bằng lời nói mà trong một số hoàn cảnh lại rất cần thiết người giáo dân rao giảng Chúa
Kitô cắt nghĩa và phổ biến giáo lý của Người tùy theo hoàn cảnh và tài năng của mỗi
người, đồng thời họ cũng trung thành tuyên xưng giáo lý của Người nữa218.

Cũng trong ý tưởng đó, Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô đã nhắn nhủ các tín hữu, hãy trở
nên nhân chứng cho Đấng phục sinh bằng đời sống Kit-ô hữu của mình, ngài nói: “Những
ai đã chịu phép rửa đều được kêu gọi để làm chứng, bằng lời nói và đời sống, rằng Đức
Giê-su đã sống lại, Ngài hằng sống và hiện diện giữa chúng ta”219. Như vậy, làm chứng
cho Đức Giê-su phục sinh là dùng chính cuộc sống của mình để chứng tỏ rằng, quyền năng
của Người đã tác động và biến đổi chúng ta một cách lạ lùng. Như Công đồng Va-ti-ca-nô
II viết: “Trước mặt nhân loại, mỗi giáo dân phải là chứng nhân của sự phục sinh và sự
sống của Chúa Giê-su, đồng thời là dấu hiệu của Thiên Chúa hằng sống. Tất cả và mỗi
người góp phần nuôi dưỡng thế giới bằng những hoa trái thiêng liêng (x.Gl 5,22) và
truyền bá cho thế gian tinh thần của những người nghèo khó, hiền lành và hiếu hòa, những
người mà Phúc Âm Chúa đã tuyên bố là có phúc”220.

215
X. Cv 2,32; 3,15; 5,31-32; 10,40-41.
216
X. Cv 26,16-18.
217
X. GIO-AN PHAO-LÔ II, Chúa Giê-su, Con Thiên Chúa và là Đấng cứu thế, Nguyễn Đức Tuyên dịch,
2008, tr. 616.
218
Sắc lệnh tông đồ giáo dân, s.16.
219
Vi.radiovaticana.va/news/2015/04/19/trở_nên_nhân_chứng_phục_sinh_bằng_đời_sống/ 1138047.
220
Hiến chế tín lý về Giáo hội, s.38.

59
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

Tóm lại, làm chứng về Đấng phục sinh là chúng ta luôn sống trong “cách thức phục
sinh”. Nghĩa là cuộc sống chúng ta phải luôn luôn đổi mới, luôn sống động, vì Đức Ki-tô
phục sinh không phải là một tư tưởng hay một ký ức của quá khứ, mà là một Người đang
sống với chúng ta, sống cho chúng ta và sống trong chúng ta. Chính nhờ Người mà chúng
ta có thể trở thành công chính trước mặt Thiên Chúa. Sống trong Người, sống đời sống
trong tương quan với Người, chúng ta có thể đổi mới mọi sự.

2. Chia sẻ niềm hy vọng sống lại

Như dã trình bày, việc thánh Phao-lô nhận biết Đức Ki-tô phục sinh đã làm sáng tỏ
một trong các đặc điểm của lược đồ sống lại, đó là: Đức Giê-su Na-da-rét và Đức Ki-tô
phục sinh sống động sau khi chết đều là một. Thánh nhân đã diễn tả niềm xác tín đó và đức
tin của chúng ta có được phần nào cũng là dựa trên niềm xác tín của chính ngài.

Thật vậy, Chúa Ki-tô phục sinh hiện diện trong cuộc sống của các tín hữu. Chính
niềm tin cho phép chúng ta cảm nghiệm được sự hiện diện của Người. Thế nhưng, Người
hiện diện không phải để được chiêm ngưỡng, mà là để chia sẻ, để dẫn họ lên đường. Ngày
xưa, sau khi sống lại, Đức Ki-tô đã hiện ra cho các Tông Đồ rồi gởi các ngài lên đường rao
giảng Tin Mừng cứu độ. Cũng vậy, các Ki-tô hữu ngày nay đón nhận niềm vui của mầu
nhiệm Chúa Ki-tô phục sinh, mầu nhiệm này cần được loan báo tới mọi người. Vì đó là
Tin Mừng cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện nơi Đức Giê-su Ki-tô ban cho toàn thể
nhân loại.

Lại nữa, Đức Giê-su Ki-tô đã mang đến cho nhân loại niềm hy vọng, khi Người sống
lại từ cõi chết221. Niềm hy vọng này mở ra cho chúng ta một tương lai mới. Cũng vậy,
chúng ta có thể cùng nói như thánh Au-gút-ti-nô rằng: Sự phục sinh của Chúa Ki-tô là
niềm hy vọng của chúng ta. Như thế, sự phục sinh của Đức Ki-tô xây nền cho niềm hy
vọng chắc chắn nơi chúng ta và soi sáng toàn cuộc lữ hành của chúng ta trên trần thế này.
Tuy nhiên, niềm hy vọng đó không chỉ dành riêng cho chúng ta, nó cần phải được thông
truyền, phải được trao ban và chia sẻ với những người khác. Chia sẻ về điều này, Đức Giáo
hoàng Phan-xi-cô viết:

Niềm vui của việc biết rằng Chúa Giê-su còn sống, niềm hy vọng tràn đầy tâm hồn chúng
ta, là điều không thể giữ nổi. Điều này cũng cần được thực hiện trong đời sống của chúng
ta. Chúng ta cảm nghiệm được niềm vui được làm Ki-tô hữu! Chúng ta tin vào Chúa Phục
Sinh là Đấng đã chiến thắng sự dữ và sự chết! Chúng ta hãy can đảm “đi ra” để đem niềm
221
X. Rm 15,13.

60
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

vui và ánh sáng này đến tất cả mọi nơi trong cuộc sống chúng ta! Việc Phục Sinh của Đức
Ki-tô là sự chắc chắn vĩ đại nhất của chúng ta, là kho tàng quý giá nhất của chúng ta! Làm
sao mà chúng ta không chia sẻ với những người khác kho tàng này, sự chắc chắn này? Nó
không chỉ dành riêng cho chúng ta, nó phải được thông truyền, phải được trao ban cho
những người khác, phải được chia sẻ với những người khác. Đó chính là chứng từ của
chúng ta222.

Do đó, chia sẻ niềm hy vọng chính là bổn phận loan báo Tin Mừng Đức Giê-su phục
sinh của tất cả mọi Ki-tô hữu. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể loan báo niềm hy vọng khi
chúng ta đang sống trong niềm hy vọng, sống an vui hạnh phúc trong sự hiện diện của
Đấng phục sinh. Đặc biệt, trong môi trường xã hội hiện nay, khi con người đang mất đi
niềm hy vọng, họ không tìm được một ý nghĩa sống cho cuộc đời. Chúng ta càng phải ra
sức sống và làm chứng cho niềm hy vọng này.

Tóm lại, là Ki-tô hữu, chúng ta sống kinh nghiệm sự hiện diện của Chúa Giê-su phục
sinh khi gặp gỡ Người cách riêng tư trong các bí tích, trong việc loan báo Người cho thế
giới. Bởi thế, chúng ta cảm nhận rằng sự sống lại của Chúa Giê-su liên hệ đến cả chúng ta
nữa. Trong Chúa Ki-tô phục sinh, chúng ta có thể chiêm ngưỡng đích điểm của chúng ta
đang đi tới. Như thế, tất cả ý nghĩa của cuộc sống làm người, cuộc sống cá nhân và cộng
đoàn của chúng ta đã được tỏ lộ. Trong Chúa Ki-tô phục sinh, chúng ta hiểu rõ hơn về cái
chết. Chúng ta thấy cái chết có một bộ mặt khác, đó là dẫn đưa chúng ta đến một tình trạng
vẹn toàn hơn. Trong Chúa Giê-su phục sinh, chúng ta chiêm ngưỡng một cuộc sống của con
người thành tựu như Thiên Chúa đã hứa ban cho chúng ta.

222
http://www.vncatholic.net/dtc-phanxico-duc-tin-vao-bien-co-phuc-sinh.

61
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

C. KẾT LUẬN

Quan niệm về sự phục sinh trong Kinh Thánh được hình thành và phát triển khá
muộn thời trong Cựu Ước (Thế kỷ II-I trước Công Nguyên). Sang thời Tân Ước, Đức Giê-
su và các môn đệ cũng chia sẻ quan niệm đó với nhiều người Do-thái bấy giờ. Nhưng trên
hết, niềm hy vọng này đã được thành tựu cách trọn vẹn nơi Đức Giê-su Ki-tô, qua cái chết
và sự phục sinh của Người. Chính Người là Đấng mà Chúa Cha sai đến để thực hiện lời
Giao Ước, đó là cứu độ con người bằng cách cho Người được sống lại sau khi chết. Như
thế, trong Đấng phục sinh, Thiên Chúa tuôn đổ ân sủng và bình an trên mọi người, để tất cả
những ai tin và chịu Phép Rửa nhân danh Đức Ki-tô thì đều được sống và sống đời đời. Vả
lại, việc Đức Giê-su phục sinh là một biến cố siêu việt vượt trên không gian và thời gian 223,
nhưng đồng thời cũng là một biến cố lịch sử với những chứng từ được Tân Ước xác nhận,
cụ thể là thánh Phao-lô224.

Thật vậy, nếu Đức Giê-su không sống lại thì không thể nào hiểu được nhân vật
lịch sử thánh Phao-lô, người thành Tác-xô, vốn thuộc phái Pha-ri-sêu và là người trí
thức. Tuy trước đó, ngài đã tỏ thái độ thù ghét Đức Giê-su và tất cả những gì có liên hệ
đến Người. Thế mà sau khi gặp gỡ Đấng phục sinh, thánh nhân đã trở thành một con
người hoàn toàn khác, đó là trở nên một môn đệ và còn hơn thế nữa một Tông Đồ của
Đức Ki-tô, chứng nhân nhiệt thành. Do đó, bất chấp mọi vất vả khó nhọc, gian khổ và
bách hại, ngài không chỉ sống chứng nhân Tin Mừng phục sinh mà còn lên đường làm
chứng cho Tin Mừng ấy. Ngài chấp nhận mọi thử thách chỉ mong sao Đức Ki-tô được rao
giảng225. Ngài đã dành trọn cuộc đời còn lại để làm chứng về Đức Ki-tô một cách vô vị
lợi. Vậy nên, ngài cảm nghiệm được rằng có Đức Giê-su Ki-tô là có tất cả, còn mọi thứ
khác chẳng đáng là gì. Ngài đã lấy Đức Giê-su Ki-tô phục sinh làm điểm tựa cho cuộc đời
mình. Như thế, chỉ vì đã được chính Đức Ki-tô phục sinh gặp, chọn và sai đi, thánh
nhân đã tận hiến trọn cuộc sống cho Người. Kể từ khi gặp Người, Đức Ki-tô hằng sống
luôn là ý nghĩa của đời sống thánh nhân, nó chi phối mọi sinh hoạt của vị Tông Đồ này,
và thánh nhân chỉ còn sống để làm chứng cho chân lý: Đó là Đức Giê-su Ki-tô đã sống
lại thật.

Tiếp nối thánh Phao-lô, trong bối cảnh xã hội hôm nay, các Ki-tô hữu cũng có
bổn phận làm chứng nhân của Chúa phục sinh cho mọi người. Trong Chúa Ki-tô phục
223
X. Ga 20,19.
224
X. 1Cr 15,3-8.
225
X. Pl 1,18.

62
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

sinh, các tín hữu đã được biến đổi để trở thành con người mới và sống sự sống mới của
Chúa. Sự sống ấy là chiến thắng cái chết do tội và lại được thông phần ân sủng của
Người. Đồng thời, sự sống này hoàn tất ơn làm nghĩa tử, vì họ đã được trở nên anh
em của Đức Giê-su Ki-tô, như Đức Giê-su đã gọi các môn đệ ngay sau khi Người
sống lại 226 . Bởi thế, các Ki-tô hữu là anh em, không phải theo bản tính, nhưng vì ân
sủng, vì ơn nghĩa tử cho họ thực sự thông phần vào sự sống của Người Con Duy
Nhất, đã được mặc khải trọn vẹn trong sự phục sinh của Đức Giê-su Ki-tô.

Tắt một lời, sự phục sinh của Đức Ki-tô là khởi đầu và là nguồn suối của sự
phục sinh cánh chung nhân loại 227 . Trong khi chờ đợi sự hoàn tất ấy, Đức Ki -tô phục
sinh luôn sống trong tâm hồn các Ki-tô hữu. Nơi Người, họ cũng được tôn vinh 228 và
đời sống của họ được Người lôi kéo vào trong lòng sự sống thần linh, để những ai
đang sống không còn sống cho mình, nhưng là sống cho Đấng đã chết và sống lại vì
họ 229 . Thế nên, Đấng phục sinh luôn là sự chọn lựa của đời sống Ki-tô hữu. Đồng
thời, Người cũng mời gọi họ làm chứng nhân cho Người, như lời Người đã nói với
các môn đệ sau khi từ cõi chết sống lại: “Chính anh em là chứng nhân về những
điều này” (Lc 24,48).

226
X. Mt 28,10; Ga 20,17.
227
X. 1Cr 15,20-22.
228
X. 1Tx 1,12.
229
X. 2Cr 5,15.

63
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

THƯ MỤC THAM KHẢO

I. KINH THÁNH

1. NHÓM PHIÊN DỊCH CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ,


- Kinh Thánh trọn bộ, nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2002.
- Kinh Thánh 2011, Hà Nội: nxb Tôn Giáo, 2011.

II. HUẤN QUYỀN

2. GIÁO HOÀNG HỌC VIỆN PI-Ô X, Công đồng Va-ti-ca-nô II, 1972.
3. TÒA TỔNG GIÁM MỤC TP. HỒ CHÍ MINH, Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, nxb
Tp. Hồ Chí Minh, 1997.

III. TỪ ĐIỂN

4. DHEILLY, J., Từ điển Kinh Thánh (4 tập), Học viện Đa-minh, 1993.
5. HỒNG PHÚC, Điển ngữ đức tin Công giáo, Hà Nội: nxb Bách Khoa, 2009.
6. GIÁO HOÀNG HỌC VIỆN PI-Ô X, Điển ngữ Thần học Thánh Kinh, Hà Nội: nxb
Tôn Giáo, 2016.
7. ỦY BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN - BAN TỪ VỰNG CÔNG GIÁO, Từ điển Công
giáo, Hà Nội: nxb Tôn Giáo, 2016.

IV. TÁC GIẢ

8. BÙI VĂN ĐỌC và các linh mục khác, Đức Ki-tô - hôm qua - hôm nay và mãi mãi,
Hà Nội: nxb Tôn Giáo, 2009.
9. GIÁO HOÀNG HỌC VIỆN PI-Ô X, Tuyển tập thần học, 1973.
10. GIO-AN PHAO-LÔ II, Đức Giê-su - Con Thiên Chúa và là Đấng cứu thế,
Nguyễn Đức Tuyên và Ngưỡng Nhân Lưu Ấu Nhi chuyển ngữ, 2008.
11. HOÀNG ĐẮC ÁNH, Thư gửi tín hữu Rô-ma, Học viện Đa-minh, 2002.
12. HOÀNG MINH TUẤN CSsR, Đức Ki-tô Phục Sinh, Hà Nội: nxb Tôn Giáo,
2015.

64
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

13. KASPER, WALTER., Đức Giê-su Ki-tô, Dom. Phạm Xuân Uyển SDB, nxb
Đồng Nai, không rõ năm xuất bản.
14. KERESZTY, ROCH A., Đức Giê-su Ki-tô, Dom. Nguyễn Đức Thông CSsR,
Hà Nội: nxb Tôn Giáo, 2013.
15. LATTENBERGER, GRARD H., Dẫn vào Ki-tô học, Dom. Nguyễn Đức
Thông CSsR, Hà Nội: nxb Tôn Giáo, 2011.
16. NGUYỄN VĂN HÀO PSS, Tìm hiểu các thư của thánh Phao-lô, Đại chủng
viện Hà Nội, lưu hành nội bộ.
17. NGUYỄN VĂN TRINH, AUG., Ki-tô học, nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2007.
18. NOBERTO,
- Đức Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời nhập thể, Đại chủng viện Sao Biển Nha
Trang, 2001.
- Cuộc vượt qua của Đức Giê-su Ki-tô, Đại chủng viện Sao Biển Nha
Trang, 2002.
19. O’COLLINS, GERALD.,
- Thần học căn bản, Dom. Nguyễn Đức Thông CSsR, Hà Nội: nxb
Tôn Giáo, 2011.
- Ki-tô học, Dom. Nguyễn Đức Thông CSsR, Hà Nội: nxb Tôn Giáo,
2012
20. PHẠM XUÂN UYỂN, Các thư Phao-lô, nxb Đồng Nai, không rõ năm
xuất bản.
21. RAUSCH, THOMAS P., Chúa Giê-su là ai?, Dom. Nguyễn Đức Thông CSsR,
nxb Đồng Nai, 2016.
22. RAZINGGER, J.,
- Đức Giê-su hôm qua và hôm nay, Athan. Nguyễn Quốc Lâm và Phạm
Hồng Lam, Hà Nội: nxb Tôn Giáo, 2009.
- Đức Giê-su thành Na-za-rét (II), Aug. Nguyễn Văn Trinh, Hà Nội:
nxb Tôn Giáo, 2011.
23. VŨ PHAN LONG, FX., Tìm hiểu các thư Phao-lô.

V. CÁC WEBSITE
24. www.catechesis.net
25. www.giaolyductin.net
26. www.kinhthanhvn.net

65
Đấng phục sinh qua chứng nhân Phao-lô

27. www.simonhoadalat.com
28. www.vncatholic.net

66

You might also like