Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 35

PROFILE

GIẢI PHÁP KỸ THUẬT

PROJECT

GÓI THẦU SỐ 1 – CUNG CẤP GIẢI PHÁP VÀ


THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG BỂ TUYỂN NỔI
GIAI ĐOẠN 2
CUSTOMER

CHI NHÁNH MỎ TUYỂN ĐỒNG SIN QUYỀN


- VIMICO
CONTRACTOR

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ KỸ


THUẬT HẢI ANH

HA NOI 11/2023
http://haianhjsc.vn
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

GIẢI PHÁP KỸ THUẬT


No.:– GPKT.01

Opp No.:

Dự án/Project:
Gói thầu số 1 – Cung cấp giải pháp và thiết bị cho hệ thống bể tuyển nổi
giai đoạn 2
Khách hàng/Customer:

CHI NHÁNH MỎ TUYỂN ĐỒNG SIN QUYỀN - VIMICO


Địa chỉ/Address:
Nhà máy tuyển đồng 2 – Xã Bản Vược – Huyện Bát Xát – Tỉnh Lào Cai

Ngày/Date: 04/11/2023

Document
Issue Date Author Review Approved Rev
1 04/11/2023 Ninh Nguyen Hoang Nam Hoang Nam 01

2
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

3
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

Lịch sử các phiên bản/ Revision history

Phiên Ngày xuất Lý do thay đổi


Kiểm soát phiên bản Trang thay đổi
bản Date of Reasons for
Issue DR Issue Changed Pages
Issue Change

TÀI LIỆU ĐI KÈM/ DISTRIBUTION LIST

Dạng tài liệu Tên tài liệu / Title of documents


Master
Copy 1
Copy 2
Copy 3

Không được sử dụng, dịch sang ngôn ngữ khác, được lưu trữ trong hệ thống truy xuất hoặc truyền
đi, dưới bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào, điện tử, cơ khí, sao chụp, ghi âm hoặc
bằng cách khác, mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của HAIANHJSC (HAIANHJSC) nội dung
của tài liệu này chỉ nhằm mục đích đấu thầu. Trong trường hợp hợp đồng không được trao cho
HAIANHJSC hoặc giá thầu này không được xem xét vì bất kỳ lý do nào, tài liệu này sẽ được trả lại cùng
với bất kỳ tài liệu đính kèm / bản vẽ nào cho HAIANHJSC.
Tài liệu này được phát hành cho mục đích duy nhất của bên mời thầu, chỉ nhằm mục đích đấu thầu
và là tài liệu bí mật của HAIANHJSC. Mặc dù HAIANHJSC có thiện chí cố gắng cung cấp dữ liệu chính
xác trong tài liệu này, nhưng nó sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ sự khác biệt / bất thường nào. Có
quyền sửa đổi bất kỳ thông tin nào trong tài liệu này mà không cần thông báo trước.
Câu hỏi hoặc nhận xét liên quan đến tài liệu này hoặc sản phẩm mà có liên quan vui lòng gửi đến:

HAIANHJSC
Phòng 301- Tòa nhà D5C Trần Thái Tồng- Cầu giấy- Hà Nội
T: +24.62697755 F: +24.62695556 W: www.haianhjsc.vn

Copyright HAIANHJSC
All rights reserved
4
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

MỤC LỤC
I. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG BỂ TUYỂN NỔI:.................................................6
1. Tổng quan hệ tuyển nổi tại nhà máy:...................................................................
2. Hiện trạng hệ thống..............................................................................................
II. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KỸ THUẬT............................................................10
1. Các yêu cầu về hê thống:....................................................................................
2. Nội dung của giải pháp kỹ thuật.........................................................................
3. Tính toán, lựa chọn thông số thiết bị và chủng loại thiết bị...............................
III. BIỆN PHÁP THI CÔNG.................................................................................12
3. Cơ sở lập biện pháp thi công..............................................................................
4. Nghiệm thu hàng hóa trước khi lắp đặt..............................................................
5. Công tác chuẩn bị...............................................................................................
4.1. Tổ chức học an toàn vệ sinh lao động........................................................14
4.2. Nhân lực thực hiện.....................................................................................14
4.3. Cung cấp điện và trang thiết bị phục vụ thi công lắp đặt...........................16
6. Công tác tổ chức mặt bằng công trường thi công...............................................
7. Công tác thi công và nghiệm thu........................................................................
IV. CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH............................................................................22
V. BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG..............................................................23
8. Chính sách an toàn & sức khỏe..........................................................................
9. Biện pháp quản lý...............................................................................................
10. Làm việc trên cao...............................................................................................
11. Làm việc với dàn giáo........................................................................................
12. An toàn về điện...................................................................................................
VI. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ...................................................28
13. Phòng chống cháy nổ..........................................................................................
4.1. Ngăn ngừa xảy ra cháy, nổ.........................................................................28
4.2. Hạn chế cháy lan........................................................................................29
4.2.1. Tạo điều kiện dập tắt đám cháy có hiệu quả......................................29
4.2.2. Sơ tán người an toàn..........................................................................29
VII. BIỆN PHÁP VỆ SINH MÔI TRƯỜNG.......................................................30

5
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

14. Biện pháp giảm thiểu bụi & tiếng ồn..................................................................


15. Biện pháp giảm tác động tiêu cực đến môi trường.............................................
VIII. GIÁM SÁT VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG..............................................31
16. Giải pháp và quản lý chất lượng trong gói thầu.................................................
17. Giải pháp đảm bảo kỹ thuật tháo, lắp thiết bị.....................................................
18. Giải pháp đảm bảo chất lượng, kiểm tra & nghiệm thu sau khi lắp đặt.............

6
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

I. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG BỂ TUYỂN NỔI:


1. Tổng quan hệ tuyển nổi tại nhà máy:
Nhà máy tuyển đồng 2 được khởi công xây dựng vào ngày 16/10/2016 và chính
thức đi vào hoạt động từ ngày 01/02/2019.
Hệ thống bể tuyển nổi được thiết kế để làm giàu quặng kim loại băng phương pháp
tuyển nổi bọt. Các bể tuyển nổi tại nhà máy sử dụng dạng modul đến từ hãng RIVS của
Nga. Mỗi bể được thiết kế để tự động điều chỉnh ổn định mức bọt trong các gia đoạn
khác nhau của quá trình tuyển cũng như để ổn định lượng khí được cung cấp trong từng
giai đoạn.

Sơ độ tuyển nổi tại nhà máy

Tổng quan trạm tuyển nổi hãng RIVS

7
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

Cấu trúc của 1 hệ bể bao gồm các thành phần chính:
 Khung vỏ bể
 Động cơ và đai truyền động chữ V
 Hệ thống chỉnh mức: 02 xi – lanh khí nén, 01 van dự phòng xoay tay
 Hệ thống sục khí, van bướm điều chỉnh lưu lượng khí
 Tủ điều khiển quá trình, cảm biến mức, cảm biến lưu lượng khí
Nguyên tắc hoạt động của mỗi cụm bể là được điều khiển qua tủ điều khiển đặt tại
chỗ. Bộ phận chính của tủ gồm bộ điều khiển PID và HMI, cho phép thực hiện chức năng
điều chỉnh vị trí của cơ cấu chấp hành là xi – lanh khí nén và van bướm bằng tín hiệu
cảm biến mức và cảm biến lưu lượng khí.
Trong đó mức bọt khí được giữ ổn định bằng cách điều tiết các cổng xả bằng xi –
lanh khí nén, tín hiệu tới các xi – lanh được tạo ra dựa trên tín hiệu cảm biến mức và
được điều khiển tự động qua bộ PID hoặc do người vận hành.
Tương tự, luồng không khí cấp xuống bể được điều chỉnh bằng một van điện dựa
trên tín hiệu của bộ cảm biến lưu lượng và được điều khiển qua người vận hành hoặc bộ
PID.

Hệ bể tuyển nội thực tế tại nhà máy

8
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

9
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

Thông số kỹ thuật của bể tuyển:

STT Hạng mục Thông số kỹ thuật

6 -
7 -

Thông số kỹ thuật của tủ điều khiển

STT Hạng mục Thông số kỹ thuật

10
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

Tủ điều khiển cho bể tuyển nổi

Giao diện giám sát cụm bể tuyển

2. Hiện trạng hệ thống


Hệ thống bể tuyển nổi nhà máy hiện vẫn đang vận hành tuy nhiên trong quá trình
vận hành còn tồn tại các vấn đề:
- Bộ điều khiển PID model E5CC-CX3A5M-004 của hãng Omron được lắp đặt theo
tủ điều khiển ban đầu của hãng RIVS vào năm 2019 tính đến nay đã được 5 năm.
Bộ điều khiển này thường xuyên bị lỗi không rõ nguyên nhân. Việc mua sắm vật
tư thay thế gặp nhiều khó khăn do mã sản phẩm đặc thù không bán đại trà trên thị
trường.

- Hệ thống tuyển nổi trên DCS hiện trạng chỉ có chức năng giám sát mà không thể
cài đặt và điều chình được. Do tủ điều khiển ban đầu của hãng RIVS tuy có chế độ
auto/man nhưng cả hai chế độ đều phải thao tác trực tiếp tại tủ không thể thực hiện
điều chỉnh qua DCS nhà máy.

11
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

Từ các điểm tồn tại của hê thống tuyển nổi, cũng như mức độ quan trọng của
thiết bị đối với nhà máy, cần thay thế bộ điều khiển PID đồng thời giữ lại hệ thống cũ
vận hành song song, nhằm dự phòng cho hệ thống mới. Hệ thống mới sẽ được kết nối
với DCS hiện tại, chỉnh sửa giao diện và lập trình để có thể điều khiển và giám sát.

12
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

II. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KỸ THUẬT


1. Các yêu cầu về hê thống:
Dựa vào diều kiện cụ thể từng thiết bị của hệ thống sau khi khảo sát và thu thập dữ
liệu, cũng như qua bàn bạc trao đổi nắm bắt mong muốn từ phía nhà máy các thiết kế hệ
thống phải đạt được yêu cầu như sau:
- Tính toán lại hệ thống DCS và license hiện tại của nhà máy
- Hê thống mới phải được tích hợp và cài đặt được thông số trên DCS hiện trạng.
- Giữ lại hệ thống cũ chạy song song để dự phòng
- Thay thế bộ PID Omron, loại bỏ rủi ro đối với các thiết bị cũ trong hệ thống đã bị
dừng hỗ trợ từ nhà sản xuất hoặc khó khăn trong việc đặt hàng thay thế
- Độ bền hệ thống cao, xác suất sự cố thấp
- Các thiết bị dự phòng dễ dàng mua sắm, giá thành hợp lý
- Đảm bảo tiết kiệm, tối ưu hóa chi phí sản xuất và kinh doanh
2. Nội dung của giải pháp kỹ thuật
Nội dung của giải pháp sau đây sẽ là giải pháp tiêu biểu cho 01 trạm bể tuyển nổi.
Hê thống điều khiển mới và cũ sẽ được chạy song song và đồng cấp với nhau, người
quản lý sẽ lựa chọn xem dùng hệ thống nào để vận hành bể tuyển trên DCS. Để làm được
việc này thì tín hiệu điều khiển xi-lanh và van bướm từ bộ PID Omron phải được đưa về
trung gian qua DCS để phân quyền điều khiển tránh xung đột giưa hai hệ thống. Giao
diện điều khiển trên DCS và chương trình sẽ được thiết kế và bổ xung cho phù hợp với
yêu cầu. Quá trình chuyển đổi giữa hai chế độ vận hành sẽ đảm bảo sự ổn định và không
có sự nhảy vọt cho hệ thống.
Giải pháp mới sẽ sử dụng:
- Phần tín hiệu phản hồi từ cảm biến mức và cảm biến lưu lượng khí. Để lấy tín hiệu
này về hệ thống DCS mà không ảnh hưởng đến tủ điều khiện hiện có sẽ lắp đặt
thêm một bộ chia tín hiệu analog. Bộ chia tín hiệu đảm bảo nhận 1 tín hiệu analog
từ cảm biến và chia ra một tín hiệu cho DCS, một tín hiệu cho bộ PID Omron.
- Sử dụng lại toàn bộ mạch lực, thiết bị trường, hệ thống van khí nén, thiết bị chấp
hành bể tuyển.
- Toàn bộ các thiết bị lắp thêm sẽ được tích hợp vào tủ điều khiển đang có sẵn ở các
bể tuyển nổi
Từ phương án chọn như trên có được tổng quan hệ thống điều khiển bể tuyển nổi như
sau:
 Remote – Chọn trên DCS (Hệ thống mới)
 Người vận hành điều khiển và giám sát hoàn toàn bể tuyển trên DCS
 Local – Chọn trên DCS (Hệ thống cũ)
 Auto - Chọn tại tủ: Người vận hành điều khiển qua màn hình HMI

13
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

 Man - Chọn tại tủ: Người vận hành điều khiển trực tiếp qua bộ PID Omron
3. Tính toán, lựa chọn thông số thiết bị và chủng loại thiết bị
Bảng tổng hợp tín hiệu vào ra (I/O) của một trạm bể tuyển nổi như sau:

STT Mô tả tín hiệu Số lượng tín hiệu

1 Đầu vào analog 05

2 Đầu ra analog 06

Bảng tống hợp thiết bị lắp thêm cho một bể tuyển nổi như sau:

STT Tên thiết bị Số lượng

Bộ chia tín hiệu 4-20 mA


1 - Nguồn cấp: 10 – 24 VDC 02
- Input: 4-20 mA, 0-10 V, biến trở, nhiệt độ
- Output: 2 x 4-20 mA, 0-10 VDC
2 Module 8AI - ABB 01

3 Module 8AO - ABB 01

4 Phần mềm license mở rộng DCS - ABB 01

Phụ kiện ( Theo gói)


5 - Cầu đấu 01
- Dây chống nhiễu

14
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

III. BIỆN PHÁP THI CÔNG


3. Cơ sở lập biện pháp thi công
Tổng quan gói thầu:
Tên dự án: Dự án đầu tư nâng cấp hệ thống điều khiển cho hệ bể tuyển nổi
Chủ đầu tư: Chi nhánh mỏ tuyền đồng Sin Quyền - VIMICO
Tên gói thầu: Gói thầu số 1 – Cung cấp giải pháp và thiết bị cho hệ thống bể tuyển
nổi giai đoạn 2
Địa điểm: Nhà máy tuyển đồng 2, xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Biện pháp thi công được lập ra trên cơ sở quy mô, thiết bị chính gói thầu và các
hiện trạng của nhà máy, các tính toán thiết kế về yêu cầu lắp đặt đối với thiết bị. Trên cơ
sở đó, nhà thầu Hải Anh bộ trí nhân sự nhằm đáp ứng tốt nhất theo yêu cầu thời gian thực
hiện tổng thể của gói thầu. Biện pháp thi công được lập ra bởi nhà thầu cần được sự xem
xét, chấp thuận cũng như khuyến cáo và kết hợp của nhà máy để đảm bảo việc thi công
được an toàn, hiệu quả và đáp ứng tốt nhất yêu cầu sản xuất của nhà máy.
Các quy trình, quy phạm áp dụng:
1. Quy chuẩn Việt Nam QCVN QTĐ-5: 2008/ BCT (Kiểm định trang thiết bị hệ
thống điện) ban hành kèm thông tư số 54/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/1018 của Bộ
công thương về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về kỹ thuật điện.
2. Quy chuẩn Việt Nam QCVN QTĐ-8: 2008/BCT (Thi công các công trình điện)
ban hành kèm thông tư số 54/2008/WDD-BCT ngày 30/12/2008/BCT của Bộ
Công thương về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về kỹ thuật điện
3. IEC 60439 Các bộ thiết bị đóng cắt và thiết bị điều khiển điện áp thấp
4. IEC 60947 thiết bị đống cắt và thiết bị điều khiển điện áp thấp
5. IEC 61000 tương thích điện từ (EMC)
6. IEEE 1131/IEC 61131 lập trình điều khiển
7. Bộ TCVN 9631 (IEC 62040) hệ thống điện không gián đoạn (UPS) gồm các phần
sau: (i) TCVN 9631-1: 2013 (IEC 62040-2: 2005) Phần 2: Yêu cầu về tương thích
điện từ (EMC); (iii) TCVN 9631-3: 2013 (IEC 62040-3: 2011), Phần 3: Phương
pháp xác định các yêu cầu tính năng và thí nghiệm
8. TCVN 2328:1978 - Môi trường lắp đặt thiết bị điện - Định nghĩa chung;
9. TCVN 9358:2012 – Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công
nghiệp – Yêu cầu chung;
10. 11TCVN 18:2006 - Quy phạm trang bị điện - Phần I - Quy định chung;
11. 11TCVN 19:2006 - Quy phạm trang bị điện - Phần II- Hệ thống đường dẫn điện;
12. 11TCVN 21:2006 - Quy phạm trang bị điện - Phần IV- Bảo vệ và tự động;
13. TCVN 4086:1985 - An toàn điện trong xây dựng- Yêu cầu chung;
14. TCVN 26221995 “Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết

15
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

kế” của Viện tiêu chuẩn hoá xây dựng kết hợp với Cục phòng cháy chữa cháy Bộ
Nội vụ biên soạn và được Bộ Xây dựng ban hành.
Những quy định chung:
Tuyệt đối tuân thủ quy trình lắp đặt. Bất cứ sự thay đổi nào phải báo cáo về người
chỉ huy và giám sát để xem xét giải quyết nếu được mới tiến hành. Không được tự ý thay
đổi kết cấu hoặc quy trình khi chưa có sự đồng ý của chỉ huy.
Kiểm tra thiết bị an toàn trước khi làm việc và ghi nhận vào nhật ký công trình. Nếu
thấy dụng cụ hay thiết bị nào không đảm bảo an toàn hoặc hỏng hóc phải được thay đổi.
Tuân thủ các bước kiểm tra dụng cụ và thiết bị phục vụ lắp đặt:
 Kiểm tra máy hàn, dây hàn, dây điện, máy mài (nếu có), giầy, mũ, quần
áo bảo hộ lao động
 Kiểm tra tai pa-lăng, dây xích pa-lăng, các chi tiết tai móc của kết cấu
sàn và tất cả các chi tiết kết cấu khác phục vụ quá trình hàn lắp (nếu có)
 Kiểm tra pa-lăng điện, thiết bị nâng, dây xích, chốt, khóa, mỏ móc (nếu
có), kiểm tra sự hoạt động và thời hạn sử dụng các bình cứu hỏa, kiểm
tra giàn giáo (nếu có)
 Nếu thấy bất cứ nguy cơ mất an toàn trong quá trình kiểm tra phải báo
cáo kịp thời cho đội trưởng để xử lý.
Khi làm việc trên cao bắt buộc phải đeo dây an toàn, không đùa nghịch, khi đi lại
lên xuống phải đúng tuyến quy định:
 Dây an toàn phải được móc vào vị trí cố định chắc chắn
 Phải bố trí người canh trực bên dưới về an toàn và phòng chống cháy nổ
 Không bố trí giàn giáo dưới đường dây điện, không bố trí người làm
việc ở các cao độ khác nhau trên cùng một phương thẳng đứng
 Khi dùng giàn giáo phải kiểm tra tình trạng của giàn giáo không mục,
nứt. Nếu xếp giàn giáo từ 3 tầng trở lên phải có thanh chống xung quanh
để đảm bảo cứng vững. Nếu giàn giáo di động thì phải có cơ cấu khóa
bánh xe
Trong quá trình làm việc nếu thấy có nguy cơ xảy ra mất an toàn thì phải dừng ngay
sản xuất và thông báo cho chỉ huy trưởng để kịp thời xử lý. Cử người thường xuyên theo
dõi canh trực về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ trong quá trình hàn và lắp đặt.
Sau khi hết ca làm việc phải tắt máy, ngắt các thiết bị điện, khóa van oxi, gas, CO2,
thu dọn vật tư thiết bị gọn gàng.
4. Nghiệm thu hàng hóa trước khi lắp đặt
Nhà thầu sẽ cung cấp đầy đủ toàn bộ hồ sơ kỹ thuật của hàng hóa mà mình cung cấp
cho Chủ đầu tư trước khi tổ chức nghiệm thu.

16
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

Khi hàng hóa (vật tư thiết bị) về đến chân công trình, Nhà thầu kết hợp với Chủ đầu
tư, Hội đồng giám định số lượng, chất lượng hàng hóa., kiểm tra, kiểm nhập hàng hóa
đồng thời lập biên bản kiểm tra. Nhà thầu sẽ đáp ứng các quy định của Hồ sơ mời thầu và
cung cấp đầy đủ giấy tờ, chứng nhận hàng hóa.
Khi nghiệm thu hàng hóa, Chủ đầu tư kiểm tra các thông số kỹ thuật của hàng hóa
đảm bảo các tiêu chí, thông số kỹ thuật phù hợp với Hồ sơ mời thầu, mã hiệu hàng hóa
theo đúng hợp đồng đã ký kết, quy cách đóng gói, vận chuyển hàng hóa, …
Nếu có nghi ngờ về chất lượng hàng hóa không đạt yêu cầu, Chủ đầu tư có quyền
lấy mẫu xác suất hàng hóa để kiểm tra chất lượng tại bên thứ ba có chức năng, số lượng
mẫu được 2 bên thống nhất cụ thể khi thực hiện hợp đồng. Nếu kết quả kiểm tra xác định
hàng hóa không đạt yêu cầu, nhà thầu sẽ chịu chi phí kiểm tra và ngược lại. Sau khi có
biên bản kiểm nhập hàng hóa, Chủ đầu tư tiến hành làm thủ tục giao nhận hàng hóa.
Chủ đầu tư có quyền thu hồi bảo lãnh thực hiện hợp đồng và chấm dứt hợp đồng
nếu hàng hóa thay thế không đạt yêu cầu (trường hợp hàng hóa giao nhận lần đầu không
phù hợp với đặc tính kỹ thuật theo yêu cầu hợp đồng, Chủ đầu tư từ chối, không nhận và
Nhà thầu phải thay thế).
Trường hợp hàng hóa không đúng chủng loại và yêu cầu kỹ thuật như trong hồ sơ
mời thầu và các tài liệu có liên quan, Chủ đầu tư có quyền từ chối không sử dụng loại
hàng hóa đó, mọi chi phí Nhà thầu phải chịu.
5. Công tác chuẩn bị
4.1. Tổ chức học an toàn vệ sinh lao động
Trước khi thi công lắp đặt, tất cả những người tham gia thi công đều phải được học
an toàn vệ sinh lao động do phòng Kỹ thuật An toàn của nhà máy đào tạo và được cấp
chứng chỉ làm việc của nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả. Thực hiện các thủ tục, chế độ đăng
ký Phiếu công tác của Công ty Nhiệt điện Cẩm Phả - TKV.
Nhà máy tạo điều kiện tổ chức cho những người tham gia thi công tham gia học an
toàn
Thời gian: 01 ngày
Trong quá trình tham gia khóa học an toàn, nhà máy phổ biến các quy định của
công ty cũng như những việc nghiêm cấm, và các hình thức xử phạt để người lao động
nhận thức được và nghiêm túc chấp hành
4.2. Nhân lực thực hiện
Để đảm bảo triển khai dự án kết quả tốt, nhà thầu huy động lực lượng gồm các kỹ
sư có đủ trình độ chuyên môn thực hiện công việc và có kinh nghiệm trong các dự án về
điện/ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
Nhà thầu sẽ bố trí nhân lực đảm bảo về yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm năng lực để thực hiện các công việc thay thế, lắp đặt, chạy thử nghiệm và hiệu
chỉnh hệ thống UPS và số lượng đảm bảo thời gian hoàn thành của hợp đồng.
17
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

Các vị trí nhân sự chủ chốt trong gói thầu gồm:


 Chỉ huy trưởng công trình:
i. Là người đại diện cao nhất của nhà thầu tại công trường để là việc
trực tiếp với chủ đầu tư, ban giám sát, tham gia các cuộc họp tại
công trường do Chủ đầu tư và ban giám sát tổ chức.
ii. Là người điều phối toàn bộ các bộ phận, máy móc thi công trên
công trường.
iii. Chỉ huy trưởng chịu trách nhiệm cao nhất trước lãnh đạo Nhà thầu
và chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng thi công.
 Giám sát chất lượng: Phụ trách giám sát chất lượng thi công các hạng mục
cũng như toàn bộ dự án.
 Giám sát an toàn: Phụ trách giám sát an toàn các nhóm thi công các hạng
mục cũng như toàn bộ dự án.
 Giám sát kỹ thuật: Phụ trách giám sát kỹ thuật các nhóm thi công các hạng
mục cũng như toàn bộ dự án.
 Đội thi công và lắp đặt: Thực hiện công việc thay thế, lắp đặt, hiệu chỉnh hệ
thống chạy thử nghiệm. Đội trưởng đội thi công sẽ điều phối nhân lực theo
từng hạng mục công việc và tiến độ thực hiện để đạt kết quả cao nhất
 Chuyên gia Hãng sản xuất: Kết hợp với nhà thầu, thực hiện cài đặt, hiệu

18
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

chỉnh và chạy thử nghiệm hệ thống.


Theo yêu cầu của dự án, Nhà thầu tính toán và đề xuất nhân sự phục vụ gói thầu
như bảng sau:

STT Vị trí công việc Số lượng

1 Độ trưởng đội thi công 1

2 Cán bộ kỹ thuật 2

3 Công nhân kỹ thuật 2

Chi tiết cần thêm nhân lực tùy theo điều kiện thực tế, chúng tôi luôn sẵn sàng và
điều phối nhiều hơn nhân sự yêu cầu.
4.3. Cung cấp điện và trang thiết bị phục vụ thi công lắp đặt
Nhà thầu ký Hợp đồng sử dụng điện của Chủ đầu tư, lắp đặt đồng hồ đo đếm năng
lượng tiêu thụ và tiến hành thanh toán theo công suất tiêu thụ thực tế sau khi hoàn thành
dự án. Nhà thầu bố trí phương án dự phòng (máy phát điện …) cho trường hợp nguồn
điện thi công tại công trường không đủ hoặc có sự cố.
Nhà thầu chịu trách nhiệm chuẩn bị, cung cấp toàn bộ trang thiết bị, dụng cụ kiểm
tra, thí nghiệm phục vụ thi công đảm bảo chất lượng. Đảm bảo các thiết bị hoạt động ổn
định, tin cậy, an toàn trong công việc. Các thiết bị được sử dụng bởi nhận sự có chuyên
môn, hiểu về mục đích, cách sử dụng.
Theo nội dung của dự án, Nhà thầu đã tính toán Vật tư thiết bị chính phục vụ gói
thầu như bảng sau:

STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng

1 Đồng hồ đa năng Fluke 113 Bộ 01

2 Đồng hồ đa năng Fluke 287 True-RMS Bộ 01

3 Đồng hồ kẹp dòng Fluke 319 Bộ 02

4 Máy tính xách tay Bộ 01

5 Đồng hồ đo cách điện Kyoritsu 3005A Bộ 01

6 Máy khoan, máy vặn vít cầm tay pin Bộ 02


19
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

BOSCH

7 Đèn LED chiếu sáng cầm tay Cái 02

8 Mỏ hàn thiếc Bộ 02

Các dụng cụ, thiết bị phục vụ thi công được sắp xếp, bố trí gọn gàng, thuận tiện cho
quá trình thi công.
Trong quá trình thi công, Nhà thầu có thể sẽ bổ sung thêm dụng cụ, thiết bị thi công
nhằm đáp ứng yêu cầu công việc.
6. Công tác tổ chức mặt bằng công trường thi công
Sau khi nhân sự của nhà thầu được tham gia khóa học an toàn, được cấp chứng chỉ,
thực hiện các thủ tục, chế độ đăng ký Phiếu công tác. Nhà thầu nhận mặt bằng thi công
do nhà máy bàn giao, huy động sẵn sàng đầy đủ thiết bị, máy móc thi công đáp ứng các
yêu câu thực hiện.
Nhà thấu sẽ bố trí mặt bằng thi công hợp lý, thuận tiện cho quá trình thi công các
hạng mục cũng như toàn bộ dự án:
iv. Phòng quản lý dự án: Là nơi làm việc của chỉ huy trưởng công
trình và họp giao ban, báo cáo tiến độ, kết quả công việc thi công
hàng ngày. Tất cả tài liệu kỹ thuật, bản vẽ và biên bản được bảo
quản tại phòng quản lý
v. Kho chứa vật tư, thiết bị thi công: bố trí kho chứ vật tư, thiết bị thi
công, đảm bảo điều kiện bảo quản thiết bị, thuận tiện cho việc vận
chuyển đến nơi thi công. Tất cả các vật tư xuất nhập kho đều có
cán bộ phụ trách ghi chép và báo cáo thường xuyên với quản lý dự
án.
vi. Nhà ở của chuyên gia, kỹ sư, công nhân kỹ thuật thực hiện dự án:
Bố trí nhà ở cho chuyên gia, kỹ sư, công nhân ở bên ngoài nhà
máy, đảm bảo thuận tiện di chuyển ra/vào công trường và chấp
hành các quy định về an ninh trật tự của chủ đầu tư và chính quyền
địa phương.
vii. Kho bãi tập kết rác thải: Tất cả rác thải phế liệu trong quá trình thi
công được gom, để vào các thúng chứa rác tại vị trí thi công, cuối
ngày sẽ được phân loại và tập kết ra khu vực chứa rác thải của Nhà
máy.
viii. Bố trí rào chắn và biển báo: Sau khi nhận bàn giao mặt bằng của
Chủ đầu tư, Nhà thầu bố trí các rào chắn, căng dây ở khu vực thi
công và lắp đặt các biển báo, biển cấm theo tiêu chuẩn an toàn
hiện hành của Quốc gia và các quy định của chủ đầu tư.
20
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

7. Công tác thi công và nghiệm thu


Sau khi nhận bàn giao mặt bằng, Nhà thầu tiến hành quá trình thi công dự án.
Bước 1: Khảo sát, lập phương án thi công chi tiết trình Chủ đầu tư phê duyệt.
ix. Khảo sát chi tiết lại hệ thống hiện hữu của nhà máy, đối chiếu với
bản vẽ, tài liệu nhà máy cung cấp.
x. Lập phương án thi công chi tiết đảm bảo sát thực tế và tuân thủ các
quy định của Chủ đầu tư.
Bước 2: Tháo dỡ hệ thống UPS cũ
xi. Ngắt nguồn điện xoay chiều AC và nguồn điện một chiều DC cung
cấp cho hệ thống UPS cũ của tổ máy S1.
xii. Sử dụng đồng hồ đa năng kiểm tra lại trước khi tháo dỡ.
xiii. Đánh dấu, đặt tên cho toàn bộ cáp cấp nguồn vào/ra, cáp tín hiệu,
thanh cái trước khi tháo dỡ.
xiv. Tháo dỡ từng lần lượt từng đầu cáp, sử dụng băng dính cách điện
băng kín đầu cáp, xắp xếp cáp gọn gàng sau khi tháo dỡ.
Bước 3: Tháo dỡ toàn bộ hệ tủ UPS cũ, di chuyển khỏi nhà UPS.
xv. Sau khi tháo dỡ toàn bộ cáp, thực hiện tháo dỡ liên kết giữa các tủ.
xvi. Sử dụng xe nâng tay vận chuyển từng tủ ra khỏi nhà UPS, tập kết
tại vị trí do Chủ đầu tư chỉ định
xvii. Trong quá trình tháo dỡ hệ thống UPS cũ, không làm rơi, va đập
thiết bị, làm ảnh hưởng đến các thiết bị hay hệ thống khác không
nằm trong phạm vi công việc của dự án.
Bước 4: Cải tạo mặt bằng nhà UPS, vận chuyển hệ thống UPS mới vào vị trí lắp
đặt.
xviii. Đo kiểm kích thước vị trí đặt tủ của hệ thống UPS cũ.
xix. Cải tạo sàn nhà, vị trí lắp đặt phù hợp với kích thước chân đế của
hệ thống UPS mới.
xx. Sử dụng cẩu tự hành, nâng từng tủ của hệ thống UPS mới lên tầng
2 Nhà điều khiển trung tâm. Sau đó sử dụng xe nâng vận chuyển
các tủ vào trong nhà UPS.
Bước 5: Lắp đặt, đấu nối hoàn thiện hệ thống UPS mới.
xxi. Đặt các tủ của hệ thống UPS mới vào đúng vị trí theo bản vẽ bố trí
đã được Chủ đầu tư phê duyệt.
xxii. Liên kết cơ khí các tủ của hệ thống UPS mới. Cố định chân đế của
các tủ với sàn nhà
xxiii. Sử dụng đồng hồ đo cách điện đo đạc, kiểm tra toàn bộ cáp điện.

21
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

Cáp điện cấp nguồn vào/ra đã được sử dụng từ lâu, cần thực hiện
kiểm tra cẩn thận trước khi đấu nối vào hệ thống UPS mới.
xxiv. Đấu nối cáp cấp nguồn vào/ra cho hệ thống UPS. Kiểm tra kích
thước, loại đầu cốt và tên cáp, đảm bảo việc đấu nối đúng vị trí, kỹ
thuật.
xxv. Cáp điện sau khi đấu nối được sắp xếp gọn gàng, cố định chắc
chắn và có sơ đồ đấu nối được dán tại tủ.
Bước 6: Thay thế module truyền thông, cáp truyền thông và chỉnh sửa giao diện
DCS
xxvi. Backup chương trình.
xxvii. Thay thế module truyền thông hiện hữu giữa DCS và UPS bằng
module tương đương, đảm bảo tương thích với các thiết bị khác và
cấu hình của hệ thống DCS.
xxviii. Thay thế cáp truyền thông giữa hệ thống DCS và hệ thống UPS.
Sử dụng loại cáp có bọc chống nhiễu.
xxix. Chỉnh sửa giao diện vận hành phù hợp với hệ thống UPS mới thay
thế.
Bước 7: Nghiệm thu lắp đặt tĩnh
xxx. Nhà thầu phối hợp cùng Chủ đầu tư thực hiện nghiệm thu lắp đặt
tĩnh hệ thống.
xxxi. Kiểm tra chất lượng lắp đặt của hệ thống
xxxii. Kiểm tra công tác đấu nối của hệ thống
Bước 8: Kiểm tra, đóng điện từng phần hệ thống UPS. Cài đặt, hiệu chỉnh thông số
xxxiii. Kiểm tra lại toàn bộ cáp đấu nối của hệ thống UPS một lần trước
khi thực hiện cấp điện.
xxxiv. Sử dụng đồng hồ đa năng, đồng hồ kẹp dòng đo đạc, kiểm tra,
đóng điện từng phần cho hệ thống UPS.
xxxv. Sử dụng máy hiện sóng cầm tay theo dõi điện áp, dòng điện đầu ra
của UPS.
xxxvi. Thực hiện cài đặt, hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật bởi chuyên gia
hãng sản xuất.
Bước 9: Kiểm tra tín hiệu giữa hệ thống DCS và hệ thống UPS
xxxvii. Giao diện giám sát trên DCS và màn hình UPS có cùng sơ đồ một
sợi. Giao diện giám sát trên DCS bao gồm các tín hiệu sau:
 Trạng thái làm việc của hệ thống
 Điện áp, dòng điện đầu vào 3 pha của tủ chỉnh lưu
 Dòng điện, điện áp đầu vào nguồn DC một chiều

22
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

 Điện áp, dòng điện, tần số của tủ nghịch lưu


 Các thông số bảo vệ hệ thống UPS
 Trạm thái đóng cắt của attomat
 Lệnh khởi động/ dừng hệ thống UPS
xxxviii. Kiểm tra, đối chiếu thông số, trạng thái hoạt động thực tế của UPS
với giao diện giám sát trên DCS.
Bước 10: Chạy thử nghiệm và nghiệm thu
Vận hành, nghiệm thu hệ thống ở chế độ đơn động
xxxix. Đóng điện cấp nguồn cho từng UPS
xl. Sử dụng đồng hồ đa năng, máy hiện sóng đo điện áp đầu ra
xli. Thử nghiệm chức năng chuyển nguồn của UPS trong trường hợp
nguồn điện 3 pha đầu vào gián đoạn.
xlii. Thử nghiệm chức năng chuyển nguồn của UPS trong trường hợp
cả nguồn điện 3 pha đầu vào và nguồn điện bypass gián đoạn.
xliii. Thử nghiệm chức năng chuyển nguồn của UPS trong trường hợp
sử dụng chuyển mạch cơ khí phục vụ cho mục đích bảo trì bảo
dưỡng thiết bị.
xliv. Các thử nghiệm được đánh giá là đạt khi đầu ra UPS được cấp
nguồn liên tục, không mất điện.
Vận hành, nghiệm thu hệ thống ở chế độ liên động:
xlv. Đóng điện, cấp nguồn cho cả 2 UPS
xlvi. Thử nghiệm tính năng vận hành song song của hệ thống UPS. Sử
dụng đồng hồ đa năng, máy hiện sóng đo kiểm biên độ, góc pha,
tần số điện đầu ra của từng UPS. Khi đạt các điều kiện an toàn,
đóng attomat nối đầu ra của 2 UPS với nhau. Khi đầu ra của 2
UPS hòa đồng bộ với nhau, thử nghiệm được đánh giá là đạt.
xlvii. Thử nghiệm tính năng dự phòng nóng của hệ thống UPS. Vận
hành hệ thống UPS ở chế độ hoạt động song song, Giả lập lần lượt
từng UPS trong hệ thống gặp sự cố. Thử nghiệm được đánh giá là
đạt khi đầu ra của hệ thống UPS được cấp nguồn liên tục, không
mất điện.
xlviii. Thử nghiệm hệ thống UPS ở chế độ có tải. Sử dụng tải giả có công
suất định mức tương ứng với công suất của hệ thống UPS. Thử
nghiệm được đánh giá là đạt nếu hệ thống hoạt động ổn định trong
24h vận hành liên tục, trước khi đấu nối vào hệ thống tải thực tế
của tổ máy.
xlix. Chạy thử nghiệm hệ thống UPS theo nội dung yêu cầu của Trung
tâm ĐĐHTĐ Quốc gia (A0)

23
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

l. Vận hành kỹ thuật 72 giờ, kiểm tra độ tin cậy của hệ thống mới.
Vận hành hệ thống UPS ở chế độ hoạt động song song, có tải trong
72h liên tiếp. Sử dụng đồng hồ đa năng, đồng hồ đo dòng, máy
hiển thị sóng theo dõi điện đầu ra của hệ thống UPS.
Bước 11: Đào tạo vận hành, bàn giao đưa vào sử dụng
li. Hướng dẫn vận hành, chuyển giao công nghệ cho đơn vị tiếp nhận
và vân hành hệ thống của Chủ đầu tư
lii. Cung cấp đầy đủ, trọn bộ bản vẽ, tài liệu kỹ thuật về thiết bị:
 Datasheet thiết bị.
 Bản tính toán chọn thiết bị (Equipement sizing)
 Bản tính tiêu thụ điện năng và yêu cầu làm mát (Power Consumption & Heat
dissipation)
 Sơ đồ nguyên lý (Single line drawing)
 List các thiết bị, component của UPS (MTO)
 Bản vẽ bố trí thiết bị (General Arrangement Drawing)
 Installation Operation & Maintenance manual.
 Spare part list
 Test procedure.
 Fabrication and test schedule
IV. CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH
Nhà thầu bảo hành và cam kết bảo hành theo các yêu cầu cơ bản trong Hồ sơ mời
thầu
Thời hạn bảo hành: 12 tháng (bảo hành miễn phí toàn bộ công trình, bao gồm cả
hàng hóa và dịch vụ kỹ thuật). Trong thời gian bảo hành, có bất kỳ khiếm khuyết nào,
nhà thầu sẽ thực hiện sửa chữa, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng công trình.
Trong trường hợp nhà thầu không thực hiện trách nhiệm bảo hành, bên mời thầu
phải xử lý, sửa chữa, nhà thầu sẽ chịu chi phí sửa chữa đó.
Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản yêu cầu Nhà thầu sửa chữa
hoặc thay thế vật tư, thiết bị theo trách nhiệm bảo hành từ Chủ đầu tư, Nhà thầu không
thực hiện trách nhiệm bảo hành, Chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện hoặc thuê bên thứ ba
thực hiện, khi đó mọi chi phí liên quan do Nhà thầu chịu. Trong thời gian bảo hành,
trường hợp hàng hóa bị xác nhận là lỗi, Nhà thầu mang đi bảo hành nhưng không khắc
phục được thì Nhà thầu sẽ cấp mới lại miễn phí cho Chủ đầu tư số lượng hàng hóa đó,
thời gian chờ vật tư mới thay thế sẽ không tính vào thời gian bảo hành của thiết bị, vật tư
đó.
Trường hợp số lượng hàng hóa bị lỗi chiếm từ 5% trở lên tính trên số lượng hàng
hóa của lô hàng đã cấp, Chủ đầu tư có quyền xem xét không thanh toán tiền hàng, thu hồi
bảo lãnh thực hiện và chấm dứt hợp đồng.

24
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

V. BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG


8. Chính sách an toàn & sức khỏe
Chúng tôi xem việc quan tâm sức khỏe và an toàn lao động cho nhân viên và các
bên liên quan như một phần của việc quản lý kinh doanh. Nhân viên và các bên liên quan
có trách nhiệm đảm bảo chính sách này được giám sát và thực hiện:
 Thực hiện tất cả chính sách và qui định về an toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp
của nhà nước Việt Nam.
 Đánh giá tất cả các hoạt động và thành lập các mục tiêu để giảm các nguy cơ
đến mức có thể.
 Tất cả nhân viên có trách nhiệm thiết lập các mục tiêu nhằm liên tục cải tiến
an toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp.
 Ủng hộ việc tham gia, đánh giá và đề xuất của tất cả nhân viên nhằm tạo
nhận thức an toàn trong tất cả hoạt động.

Chúng tôi cam kết thực hiện tất cả các mục tiêu để đảm bảo sự phát triển nhằm
“Không có tai nạn”. Chính sách sẽ được xem xét lại hàng năm và truyền đạt đến tất cả
nhân viên, cổ đông và các bên quan tâm.
Trong quá trình thi công, tất cả cán bộ, nhân viên được trang bị bảo hộ lao động
(quần áo bảo hộ, giày, mũ bảo hộ, kính mắt, …) theo đúng công việc khi thực hiện.
Trước khi tham gia thi công, được huấn luyện an toàn theo quy định, hướng dẫn an
toàn, biện pháp thi công
Nghiêm cấp uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích trước và trong giờ làm
việc.
Trong thời gian thi công, tất cả công nhân tham gia đeo thẻ được nhà máy cấp phát,
chỉ đi lại trong khu vực thi công. Nghiêm cấm đi vào khu vực ngoài phạm vi mặt bằng thi
công khi chưa được phép.
25
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

9. Biện pháp quản lý


Các đội/tổ trưởng, các cán bộ kỹ thuật thi công phải tổ chức cho nhân sự, công nhân
trong đội được học an toàn theo các biện pháp thi công đã được phê duyệt.
Các đội/tổ trưởng, các cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra giám sát và nhắc nhở
mọi người về công tác an toàn lao động. Xét thấy có khả năng mất an toàn cho người và
thiết bị thì đình chỉ công việc và báo cáo cho người có trách nhiệm để có biện pháp giải
quyết trước khi tiếp tục làm việc.
Trong suốt quá trình thi công phải có đội/tổ trưởng, các cán bộ kỹ thuật chỉ đạo thực
hiện theo biện pháp đã được phê duyệt.
Đội/tổ trưởng bố trí công việc cho nhân sự thực hiện hàng ngày căn cứ vào tính chất
công việc, mức độ an toàn cho người và thiết bị, mức độ phù hợp với chuyên ngành, năng
lực. Những công việc cần phải có người canh gác thông tin liên lạc thường xuyên phải bố
trí ít nhất 02 người trở lên.
10. Làm việc trên cao
Khi làm việc ở độ cao từ 2m trở lên hoặc dưới 2m nhưng phía dưới có chướng ngại
vật, nhân sự thực hiện phải:
 Là những người được đào tạo an toàn làm việc trên cao, có độ tuổi lao động
phù hợp với quy định cuả nhà nước, có chứng nhận đủ sức khoẻ bởi cơ quan
y tế, không sử dụng chất kích thích (rượu bia...) trước và trong khi đang làm
việc trên cao.
 Tất cả thiết bị và vị trí thao tác khi làm việc trên cao phải cách điện tuyệt đối
 Sử dụng đúng, đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với chức danh công
việc thực hiện. Phải đeo dây an toàn đã được bộ phận có chức năng kiểm tra
trước khi đưa vào sử dụng và trong quá trình sử dụng.
 Tuyệt đối không móc dây an toàn vào dàn giáo, lan can. Chỉ được móc vào
dây cứu sinh, các vị trí cố định của kết cấu thép có chiều cao từ 0.9 – 1.15m
kề từ sàn thao tác trở lên hoặc vị trí móc dây phải cao hơn hoặc bằng 2/3
chiều cao của người, đảm bảo thuận tiện cho việc thao tác, thi công.
 Những dụng cụ phục vụ cho việc thi công ở trên cao phải được để gọn gàng
trong hộp, tránh rơi vãi xuống phía dưới. Không được ném vật tư, dụng cụ từ
dưới lên trên hoặc từ trên xuống. Phải có biện pháp che chắn để tránh các vật
liệu thải hoặc người rơi xuống trong quá trình thi công.
 Khi lên, xuống và di chuyển phải đúng tuyến quy định. Không leo trèo, đi lại
tùy tiện
 Kiểm tra tình trạng giàn giáo, sàn thao tác, thang…trước khi làm việc, khóa
cơ cấu bánh xe của dàn giáo.
 Phải cứ người giám sát phía dưới, sử dụng thang, xe thang, hoặc giàn giáo di
động cho phù hợp với đặt thù công việc. Xung quanh vị trí có người làm việc

26
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

trên cao trong bán kính rộng 5m, phải căng dây, đặt biển báo cấm người qua
lại.
11. Làm việc với dàn giáo
Chỉ những ai đủ các điều kiện sau mới được làm các công việc có liên quan đến
giàn giáo:
 Có độ tuổi lao động phù hợp với quy định cuả nhà nước.
 Có chứng nhận đủ sức khoẻ bởi cơ quan y tế.
 Được đào tạo chuyên môn tương ứng và được chính thức giao làm việc.
 Được huấn luyện bảo hộ lao động và có chứng chỉ kèm theo.
 Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cấp phát theo chế độ.
 Chỉ được lắp dựng các giàn giáo, giá đỡ đã được xét duyệt chính thức với
bản vẽ thiết kế và thuyết minh kèm theo. Công việc lắp dựng phải đặt dưới
sự giám sát cuả đội trưởng hay cán bộ kỹ thuật.
 Mặt bằng nơi lắp đặt giàn giáo phải ổn định. Cột đỡ giàn giáo và giá đỡ phải
được đặt thẳng đứng và được giằng neo theo đúng thiết kế. Chân cột đỡ phải
được kê đệm chống lún, chống trượt, cấm dùng gạch, đá hay ván gẫy để kê
đệm.
 Số lượng móc neo hoặc dây chằng cuả giàn giáo và giá đỡ phải tuân theo
đúng thiết kế. Không cho phép neo vào các bộ phận kết cấu có tính ổn định
kém như lan can, ban công, mái đua. . .
 Chiều rộng sàn công tác cuả giàn giáo và giá đỡ không được nhỏ hơn 1,0m.
Sàn phải được lát bàng ván sao cho bằng phẳng, đầu ván phải khít và ghìm
chắc vào sàn. Ván sàn phải bảo đảm độ bền, không mục mọt, nứt gẫy. Giữa
sàn và công trình phải chừa một khe hở 10cm.
 Nếu dùng ván rời để đặt dọc dàn giáo thì phải có chiều dài đủ để khi đặt trực
tiếp hai đầu ván lên thanh đà, mỗi đầu phải chừa ra một đoạn ít nhất là 20 cm
và được buộc hay đóng đinh chắc chắn vào thanh đà. Phải dùng nẹp giữ cho
các ván ghép không bị trượt trong khi làm việc. Sàn công tác phải có lan can
bảo vệ cao 1m gồm tay vịn ở trên cùng, ở khoảng giữa có một thanh ngang
chống lọt.
 Khi giàn giáo cao hơn 6m phải làm ít nhất hai sàn công tác. Sàn phía trên để
làm việc, sàn phía dưới để bảo vệ. Cấm làm việc đồng thời trên hai sàn trong
cùng một khoang mà không có biện pháp bảo vệ an toàn (sàn hoặc lưới bảo
vệ).
 Khi giàn giáo cao trên 12m phải dành hẳn một khoang giàn giáo để làm cầu
thang lên xuống. Cầu thang phải có độ dốc không quá 60 o và có đặt tay vịn.
Nếu giàn giáo không cao quá 12m thì có thể thay cầu thang bằng thang tựa
hay thang dây với chất lượng tốt.

27
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

 Các lối qua lại phía dưới giàn giáo và giá đỡ phải được che chắn bảo vệ phía
trên để đề phòng vật liệu, dụng cụ rơi xuống trúng người.
 Tải trọng đặt trên giàn giáo và giá đỡ phải phù hợp với thiết kế. Cấm người,
vật liệu, thiết bị tập trung vào một chỗ để tránh dẫn tới vượt quá tải trọng cho
phép.
 Tuyệt đối không cho phép các vật nặng đang cẩu chuyển va chạm vào giàn
giáo hay giá đỡ hay đặt mạnh lên mặt sàn công tác.
 Đội trưởng phải kiểm tra giàn giáo, giá đỡ để tin chắc là đủ bền trước khi cho
công nhân lên làm việc hàng ngày. Mỗi khi phát hiện thấy hiện tượng hư
hỏng cuả giàn giáo, giá đỡ phải tạm ngừng công việc và thực hiện ngay biện
pháp sửa chữa thích hợp mới được tiếp tục cho làm việc trở lại.
 Hết ca làm việc không cho phép lưu lại trên giàn dáo vật liệu, dụng cụ.
 Tháo dỡ giàn giáo phải làm theo trình tự ngược lại với lắp dựng, phải tháo
từng thanh, tháo gọn từng phần và xếp đặt chúng vào chỗ quy định. Nghiêm
cấm tháo dỡ giàn giáo bằng cách giật hay xô đổ chúng hoặc dùng dao chặt
các nút buộc.
 Một số điểm phải chú ý tuân thủ khi giàn giáo làm bằng các vật liệu khác
nhau.
 Tre làm giàn giáo phải là loại tre già, không mục, không bị dập; chân cột
phải chôn sâu 0,5m và lèn chặt, không được dùng đinh để liên kết giàn giáo
tre mà phải dùng dây buộc loại tốt.
 Gỗ làm giàn giáo phải là gỗ tốt (từ nhóm 6 trở lên) không bị mục, mọt. Giàn
giáo gỗ chịu tải trọng nặng phải liên kết bằng bulông.
 Thép ống làm giàn giáo không được cong, bẹp, nứt, lõm, thủng. Chân cột
bằng thép phải lồng vào chân đế và kê đệm đúng quy định. Giàn giáo dựng
cao đến đâu phải neo giữ chắc vào công trình đến đấy, việc neo giữ phải
tuân theo đúng chỉ dẫn cuả thiết kế.
 Nếu vị trí móc neo trùng với lô tường thì phải làm hệ thống giằng phía trong
để neo.
 Các mối liên kết bằng đai phải chắc chắn và đề phòng các thanh đà trượt trên
cột đứng.
 Dựng/ gỡ giàn giáo bằng thép cách đường dây điện không quá 5m phải báo
xin cắt điện liên tục cho đến khi hoàn tất công việc mới đóng điện trở lại.
 Phải có biện pháp bảo đảm an toàn chống sét ngay khi dựng giàn giáo kể từ
độ cao 4m trở lên, ngoại trừ trường hợp giàn giáo ở trong phạm vi bảo vệ
chống sét đã có sẵn
 Chỉ cho phép sử dụng giàn giáo treo và nôi treo nếu đáp ứng các yêu cầu sau:
 Dây treo làm bằng thép tròn, dây cáp (đối với giàn giáo treo) cáp mềm (đối
với nôi treo) và có kích thước phù hợp với thiết kế.

28
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

 Đặt giàn giáo treo và nôi treo cách phần nhô ra của công trình tối thiểu là
10cm.
 Công-xon phải cố định chắc vào công trình và không cho chúng tựa lên mái
đua hoặc bờ mái.
 Giàn giáo được neo buộc chắc vào công trình để tránh bị đu đưa trong khi
làm việc
 Trước khi sử dụng phải thử tải trọng tĩnh đối với dây treo giàn giáo với trị
số lớn hơn 25% tải trọng tính toán.
 Riêng nôi treo ngoài việc thử tải trọng tĩnh còn phải chịu thử tải trọng động ở
trạng thái nâng hạ. Khi thử tải trọng động, tải trọng thử phải lây lớn hơn 10%
trị số tính toán.
 Tải trọng treo và móc treo phải có trị số lớn hơn hai lần tải trọng tính toán và
thời gian treo thử trên dây không nhỏ hơn 15 phút.
 Kết quả thử nghiệm phải được xác nhận bằng biên bản nghiệm thu.
 Khi ngưng việc phải hạ nôi treo xuống, không được để chúng ở trạng thái
treo lơ lửng.
 Lên xuống giàn giáo treo phải dùng thang dây cố định tốt vào công trình và
có độ bền bảo đảm an toàn. Phải thường xuyên tổ chức kiểm tra tình trạng
hoàn hảo cuả chúng
12. An toàn về điện
Trong quá trình làm việc, công nhân thường xuyên tiếp xúc với nguồn điện thông
qua máy móc, thiết bị công cụ phục vụ thi công, do vậy yêu cầu phải tuân thủ nghiêm
ngặt các quy định về điện sau:
liii. Chỉ những người có nhiệm vụ mới được phép sử dụng và vận hành
các thiết bị điện và các máy móc có sử dụng nguồn năng lượng
điện.
liv. Vỏ máy và các thiết bị phải được tiếp địa chắc chắn, đúng quy
định.
lv. Khi thực hiện những công việ có liên quan về điện, phải cử người
có chuyên môn về điện. Mỗi nhóm làm việc phải có từ 2 người trở
lên.
lvi. Các cầu giao cấp điện cho thi phải đặt trong hộp bảo vệ. Khi đặt
ngoài trời, hộp bảo vệ phải có mái che và để trên giá cao 0.5m so
với mặt nền đang thi công.
lvii. Khi máy móc, thiết bị dừng làm việc hoặc dừng để sửa chữa, phải
cắt toàn bộ nguồn điện vào. Trong khi sửa chữa thì tại tủ điện đầu
vào, phải treo biển cấm đóng điện.
lviii. Tất cả các hệ thống dây cáp và dây dẫn điện phục vụ thi công phải
sử dụng loại cách điện ≥ 1000V. Vị trí đi dây được bố trí gọn

29
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

gàng, không cản trở việc đi lại, vận chuyển vật tư, thiết bị trong
quá trình thi công.
lix. Tủ điện nguồn cấp điện cho các thiết bị phải có công suất phù hợp,
có cầu giao trung gian, trang bị attomat chống rò điện và ổ cắm
chuyên dụng.
lx. Chiếu sáng đi lại ≥ 10 lux, chiếu sáng thi công ≥ 100 lux.
VI. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
13. Phòng chống cháy nổ
Đề phòng tai nạn cháy, nổ là một hệ thống các biện pháp về tổ chức và kỹ thuật
không những nhằm ngăn ngừa xảy ra cháy, nổ mà còn hạn chế cháy lan, tạo điều kiện
dập tắt đám cháy có hiệu quả và thoát người an toàn khi có cháy, nổ.
4.1. Ngăn ngừa xảy ra cháy, nổ
lxi. Tuyên truyền, vận động, giáo dục và nhắc nhở mọi người lao động
trên công trường chấp hành nghiêm chỉnh các qui định luật pháp
về phòng chống cháy nổ. Huấn luyện phòng chống cháy nổ trên
công trường.
lxii. Không sử dụng điện quá công suất, không để xảy ra chạm, chập
gây cháy nổ. Không tự ý đấu điện và sử dụng điện không đúng
mục đích.
lxiii. Không mang thiết bị, vật liệu, chất dễ cháy nổ vào khu vực công
trường nếu chưa có lệnh của chỉ huy trưởng công trường.
lxiv. Tất cả các thiết bị, vật liệu, chất dễ cháy nổ phải để đúng nơi quy
định, cách xa nguồn nhiệt, có rào chắn, biển cảnh báo và được che
chắn cẩn thận.
lxv. Khi thi công hàn, cắt, phải có biện pháp che chắn. Bình ô xy, gas
đặt xa nguồn nhiệt, cách xa nhau và cách xa vị trí thi công. Đặt
bình cứu hỏa gần vị trí thi công.
lxvi. Không tự ý đốt lửa, hút thuốc trong hiện trường làm việc.
lxvii. Lập bảng nôi quy về phòng chống cháy nổ tại nơi làm việc.
lxviii. Thành lập ban, tổ phòng chống cháy nổ do chỉ huy trưởng công
trường làm trưởng ban. Cán bộ chuyên trách an toàn làm phó ban
thường trực.
lxix. Phối hợp với lực lượng cứu hỏa của Chủ đầu tư để đảm bảo an
toàn PCCC.
lxx. Định kỳ kiểm tra công tác phòng chống cháy nổ tại công trình. Bố
trí tổ bảo vệ tại công trình và lực lượng ứng chiến khẩn cấp khi có
hỏa hoạn.
lxxi. Thực hiện bảo vật tư, thiết bị theo đúng quy định về phòng chống

30
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

cháy nổ. Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện tự dùng của công
trường, nếu nghi vấn không an toàn, yêu cầu sửa chữa ngay.
lxxii. Thực hiện nghiêm ngặt chế độ báo động cho lực lượng chữa cháy,
công an PCCC hoặc đội PCCC nơi gần nhất.
lxxiii. Áp dụng đúng các quy định về phòng chống cháy nổ trên công
trường do cơ quan có thẩm quyền và Chủ đầu tư ban hành, có xét
tới các nguy cơ gây cháy, nổ đã nêu ở trên.
4.2. Hạn chế cháy lan
- Khi công trường xảy ra cháy, nổ thì biện pháp hạn chế cháy lan là quan trọng, giúp
cho việc chữa cháy được tập trung, không cho đám cháy mở rộng.
- Cần phân vùng xây dựng, không gian theo tính cháy của vật chất.
4.2.1. Tạo điều kiện dập tắt đám cháy có hiệu quả
Đảm bảo hệ thống báo động khi có cháy hoạt động nhanh và chính xác. Thông
thường, có thể sử dụng chuông, còi hoặc kẻng kết hợp với hệ thống đèn nhấp nháy màu
đỏ để sao cho tất cả mọi người làm việc trên công trường đều nhận thấy (âm thanh phải
to hơn những tiếng ồn phát ra trên công trường). Hệ thống nút chuông báo động phải
được đặt ở những nơi có nguy cơ xảy ra cháy, nổ và được kiểm tra thường xuyên để chắc
chắn khả năng hoạt động tốt.
- Trang bị phương tiện chữa cháy bình cứu hỏa, họng nước … tại chỗ.
- Tổ chức lực lượng chữa cháy luôn sẵn sàng ứng phó kịp thời – không phải tất cả
mọi người đều tham gia chữa cháy.
- Thường xuyên kiểm tra các phương tiện và dụng cụ chữa cháy, nguồn nước và bể
nước dự trữ. Các phương tiện và dụng cụ chữa cháy phải được đặt ở những nơi có nguy
cơ cháy nổ và ở vị trí dễ dàng tiếp cận được. Phải có bảng hướng dẫn sử dụng ở nơi đặt
chúng.
4.2.2. Sơ tán người an toàn
Đây là vấn đề cần nghiên cứu kỹ lưỡng, được thể hiện ở các phương án thoát người
khi có cháy:
- Các phương án phải luôn được lập truớc khi bắt đầu công việc và được cập nhật
cho phù hợp với các giai đoạn thi công trên công trường.
- Làm cho mọi người trên công trường hiểu việc họ phải làm khi có cháy, đó là
nhanh chóng thoát ra khỏi khu vực cháy bằng thang, lối thoát người có biển chỉ dẫn rõ
ràng, ....
- Khi có cháy, đảm bảo ít nhất có 2 hướng thoát ra ngoài khác nhau với khoảng cách
tới chỗ thoát ra là ngắn nhất. Lối thoát này luôn để mở khi có người làm việc.
- Các đèn báo cháy phải đặt dọc theo các hành lang hoặc đường thoát người, có đủ
độ sáng để người công nhân không bị lẫn với ánh lửa và đi theo chúng để thoát ra ngoài.
31
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

- Cầu thang nên sử dụng vật liệu khó cháy như bằng thép có bọc nhựa cứng chống
cháy.
- Sau khi đã thoát ra phải kiểm tra số lượng công nhân để xác định việc cấp cứu nốt
người còn bị kẹt.

VII. BIỆN PHÁP VỆ SINH MÔI TRƯỜNG


Quản lý môi trường luôn là mục tiêu mà chúng tôi quan tâm thực hiện trong mọi
công trình thi công, đối với công trình này chúng tôi cũng thực hiện nội dung quản lý vệ
sinh môi trường như sau:
14. Biện pháp giảm thiểu bụi & tiếng ồn
Với các thiết bị khi làm việc có phát tiếng ồn lớn như: máy nén khí, máy phát điện
dự phòng … được bố trí tại các điểm xa nhất có thể đối với công trình thi công để giảm
thiểu tiếng ồn khi làm việc. Các máy được đặt trong nhà tạm và có các biện pháp chống
ồn như che chắn, sử dụng vách bằng các vật liệu chống chống ồn.
Khi thi công các công việc có gây nhiều bụi, Nhà thầu sẽ che chắn bụi bằng nhà, lều
bằng vải bạt giữa khu vực thi công và các khu vực khác liền kề.
Các chi tiết, thiết bị có đặc tính làm việc kín và có thể di chuyển thuận tiện sẽ được
đưa về nơi thi công tạm của Nhà thầu nhằm tránh gây bụi vào trong thiết bị. Đối với các
chi tiết, thiết bị có kích thước, trọng lượng lớn khi tháo trực tiếp tại công trình thì phải có
các biện pháp che chắn cần thiết.
Sử dụng các phương pháp và thiết bị thi công phát ra tiếng ồn, rung thấp.
Xe vận chuyển nguyên vật liệu phải đảm bảo độ ồn, chỉ nhấn còi khi cần thiết.
Giảm tối đa tiếng ồn tại nguồn: thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và đảm bảo rằng
tiếng ồn từ thiết bị ổn định.
Tuân thủ các quy định kỹ thuật khi vận hành thiết bị.
15. Biện pháp giảm tác động tiêu cực đến môi trường
Trong quá trình thi công, chuẩn bị mặt bằng khoa học, gọn gàng, thường xuyên sắp
xếp, thu dọn ngăn nắp. Vệ sinh khu vực thi công sạch sẽ khi hết ca làm việc. Khi hoàn
thành công việc, thu dọn, giao trả mặt bằng sạch sẽ và khóa phiếu công tác, bàn giao cho
đơn bị chủ quản.
Không thải chất thải rắn và dầu cặn của thiết bị xây dựng vào nguồn nước. Mọi loại
chất thải phải được thu gom và chuyển đển khu vực xử lý chất thải đúng quy định của địa
phương.
Hạn chế ô nhiễm không khí:
 Đảm bảo tất cả các xe, máy phục vụ thi công có giấy phép hoạt động hợp lệ
trong suốt thời gian thực hiện dự án

32
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

 Che chắn các bãi tập kết vật liệu, bố trí ở cuối hướng gió và có biện pháp
cách ly để ko ảnh hưởng toàn khu vực
 Bảo đảm che phủ tất cả các xe tải chuyên chở các vật liệu gây bụi tới/từ khu
vực thi công.
 Thu gom đất cát rơi vãi do vận chuyển.
Phòng ngừa các sự cố hay rò rỉ: Tuân thủ chương trình giám sát môi trường trong
khu vực nhà máy và xung quanh.
Trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động, giáo dục công nhân, thực hiện các
biển báo, nội quy lao động.
Có cán bộ chuyên trách giám sát vệ sinh môi trường, an toàn lao động và kỹ thuật
lao động.
VIII. GIÁM SÁT VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
16. Giải pháp và quản lý chất lượng trong gói thầu
Nhà thầu đề trình tiến độ thi công chi tiết, tổng thể. Cập nhật tiến độ các bước trong
quá trình mua sắm hàng hóa từ sau khi ký hợp đồng đến khi hàng về đến công trường cho
chủ đầu tư
Nhà thầu có trách nhiệm giải trình, báo cáo, cập nhật, bổ sung các vấn đề liên quan
đến thiết kế theo yêu cầu chủ đầu tư và trình đầy đủ hồ sơ để chủ đầu tư và nhà máy
trước khi xem xét chấp thuận trước khi thực hiện
Cung cấp đầy đủ thiết bị, vật tư, vật liệu, công cụ và các hệ thống thiết bị phụ trợ
cần thiết để thực hiện công việc dự án
Hàng hóa cung cấp mới 100% chưa qua sử dụng. Cung cấp đầy đủ hồ sơ giấy tờ
liên quan hàng hóa như CO, CQ, hướng dẫn lắp đặt, vận hành, thông số thiết bị, tài liệu
bảo hành, các biên bản kiểm tra xuất xưởng
Nhà thầu chịu trách nhiệm bảo quản, vận chuyển tất cả hàng hóa đến công trường
cho đến khi các bên tiến hành nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng
Công tác cung cấp đối với các thiết bị, vật tư, vật liệu phải đầy đủ, tuân thủ các
thông số, đặc tính kỹ thuật và tiêu chuẩn theo hợp đồng, hồ sơ thiết kế được chủ đầu tư
chấp thuận
Đề trình đầy đủ các tài liệu biện pháp tổ chức thi công lắp đặt, hướng dẫn lắp đặt
của nhà sản xuất, biện pháp an toàn theo yêu cầu của chủ đầu tư để nhà máy xem xét
Kiểm soát chất lượng, tiến độ của dự án, và báo cáo đầy đủ cho chủ đầu tư
Giám sát, quản lý nhà thầu phụ (nếu có) vào lao động trên công trường phục vụ cho
công việc, đảm bảo rằng họ được chỉ dẫn về phương pháp làm việc thích hợp, an toàn lao
động, vệ sinh môi trường, tuân thủ các nội quy quy định của nhà máy

33
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

Luôn tuân thủ chất lượng theo quy định hiện hành, yêu cầu thiết kế và yêu cầu của
chủ đầu tư/ nhà máy
Lập hồ sơ chất lượng, nhật ký thi công, hồ sơ hoàn công và trình chủ đầu tư xem sét
sau khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng
17. Giải pháp đảm bảo kỹ thuật tháo, lắp thiết bị
Thực hiện vận chuyển hệ thống tủ điện vào vị trí lắp đặt theo đúng quy định bằng
thiết bị phụ trợ nâng hạ phù hợp.
Lắp đặt tủ điện vào vị trí thiết kế và cố định bằng các mối hàn hoặc bu lông, đảm
bảo chắc chắc, tránh trình trạng rung lắc khi vận hành
Khi thi công đấu nối các thiết bị cần lưu ý:
 Các đầu của ống luồn dây bằng gang hoặc bằng thép không có bavia,
đảm bảo nhẵn, phẳng tránh làm trầy xước vỏ của thiết bị
 Khi chèn các dây cáp vào hộp kim loại, các dây cáp này sẽ được bảo vệ
bằng sử dụng trục lót cao su, mối nối dây cáp…
 Khi cáp ra trong ống đối với lắp đặt các dây cáp cả hai đầu cuối của
mạch sẽ không được xử lý hư hại sau đó các dây cáp này sẽ được bảo vệ
bởi ống vỏ bọc hoặc bịt nắp ở trên đó.
 Bóc cáp và làm đầu cáp:
 Sử dụng dao bóc cáp chuyên dụng, có thể điều chỉnh độ sâu cắt, tránh
trường hợp làm hỏng lớp cách điện tiếp theo.
 Sau khi cắt bỏ lớp cách điện ngoài cùng, lớp băng kim loại tiếp theo sẽ
được liên kết chặt với gland cable. Các gland cable sẽ được nối đất hai
đầu với cáp lực và một đầu với cáp điều khiển.
 Tách các đầu từng sợi cáp, kéo thẳng, đặt vào máng dẫn đến vị trí đấu
nối.
 Việc để dự phòng tiếp theo bằng cách cho lõi cáp đi quá 10 đến 20 cm
rồi quay trở lại vào các cầu đấu, cắt dây để đạt chiều dài theo ý muốn.
 Việc tuốt dây thực hiện bằng kìm tuốt dây chuyên dùng.
 Dựa trên cơ sở đấu nối để luồn các ghen chữ và ghen số theo quy định,
ép đầu cốt phù hợp với từng loại dây.
 Tiến hành đấu nối theo sơ đồ với việc sử dụng các dụng cụ phù hợp.
 Đấu cốt và đấu nối cáp lực
 Đầu cốt và dụng cụ ép đầu cốt phải tương hợp, dụng cụ này phải là dạng
mà không thể tháo ra đến khi việc ép đầu cốt đã hoàn thành theo yêu
cầu.
 Kìm ép đầu cốt sáu cạnh phải được sử dụng đối với cáp 25mm2 hoặc
lớn hơn.
 Loại đầu cốt được sử dụng phải phù hợp đối với kích cỡ dây dẫn như đã

34
BM.HA.22.05
BH: 01-01102019

được chỉ định rõ bởi Nhà sản xuất.


 Đầu cốt phải được làm bằng đồng mạ thiếc ngoại trừ đầu cốt kim loại có
thể sử dụng tại vị trí mà bề mặt là bằng nhôm.
18. Giải pháp đảm bảo chất lượng, kiểm tra & nghiệm thu sau khi lắp đặt
Nhất thiết phải đo trị số điện trở cách điện và tính thông mạch của dây và cáp trước
khi thực hiện việc đấu nối dây vào thiết bị và tủ điện.
Kiểm tra độ cách điện của dây.
Kiểm tra thông mạch.
Kiểm tra cách điện của tủ.
Kiểm tra cách điện của các động cơ.
Kiểm tra lại các công việc đấu nối không xảy ra nhầm lẫn giữa các pha.
Sau khi hoàn thiện lắp đặt và đấu nối cáp điện, dây và cáp phải được thử nghiệm
chắc chắn một lần nữa trước khi đóng điện.
Lập hồ sơ chất lượng, nhật ký thi công, hồ sơ hoàn công và trình chủ đầu tư xem sét
sau khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng

35

You might also like