Ārambhakathā

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Ārambhakathā

Trình bày nguyên nhân của việc phát sanh tạng


Vô tỷ pháp (Abhidhamma)
1. Pāricchattakamūlamhi
Piṇḍukambala nāmake
Silāsane sannisinno
Ādiccova yugandhare
2. Cakkavalasahassehi
Dasahāgamma sabbaso
Sannisinnena devanaṃ
Gaṇena parivārito
3. Mātaraṃ pamukhaṃ katvā
Tassā paññāya tejasā
Ābhidhammakathāmaggaṃ
Devanaṃ sampavattayi.

1. Đức Phật ngự trên thạch tọa, được thành tựu bởi bảo ngọc
mani Piṇḍukambala, dưới gốc cây san hô như thể một mặt
trời trên đỉnh núi Yugandhara.
2. Tất cả chư thiên đến từ mười ngàn thế giới đến hội họp vây
quanh đức Phật một cách đông đủ.
3. Đức Phật đưa thiên tử Santusita, người từng là thân mẫu
khi Ngài còn là bồ tát, thành trưởng nhóm trong tất cả chư
thiên và Phạm thiên đó, rồi thuyết giảng bảy bộ Vô tỷ pháp
đến tất cả chư thiên và phạm thiên liên tục trong suốt mùa an
cư, do năng lực của trí tuệ toàn giác.

Trong thời kỳ, đếm ngược từ tiền kiếp này (Bhaddakala) trở đi 4
a tăng kỳ với 100 ngàn đại kiếp, đức Phật của tất cả chúng ta
trải qua thời kỳ bồ tát có tên là đạo sĩ Sumedha, lúc có dịp hội
ngộ với đức Phật Dīpaṅkara, đức bồ tát đã phát sanh tịnh tín
một cách mãnh liệt, cúi đầu dưới chân của Ngài và thỉnh đức
Phật Dipaṃkara ngự đi qua. Trong dịp đó Ngài suy xét trong
tâm rằng nếu Ngài cần quả vị A-la-hán sẽ được như sự mong
muốn, nhưng tự mình suy xét thấy rằng Ngài là bậc thượng
nhân, việc sẽ đạt được đạo quả và níp-bàn chỉ cho riêng mình
Ngài thì lợi ích không lớn, lợi ích lớn lao hơn là đưa chúng sanh
cùng thấy níp-bàn.

Tính từ kiếp là đạo sĩ Sumedha trở đi cho đến kiếp tái sanh Ngài
có tên là Vessantara, Ngài đã tạo ba mươi pháp ba-la-mật, có
bố thí đến bờ kia, bố thí đến bờ trên, bố thí đến bờ cao thượng
v.v... Và hành năm pháp đại thí (mahāparicāga) là: bố thí tài sản
(dhanaparicāga) là việc từ bỏ tài sản vàng bạc và địa vị như
vương quyền hay là bậc Chuyển luân vương; bố thí con cái
(puttaparicāga) là sự từ bỏ con cái để bố thí; bố thí vợ
(bhariyaparicāga) là sự từ bỏ vợ để bố thí; bố thí thân thể
(aṅgaparicāga) là sự từ bỏ thân thể để bố thí; bố thí mạng sống
(jīvitaparicāga) là sự từ bỏ mạng sống để bố thí để được thành
tựu ba hạnh là: lợi ích cho chúng sanh (lokatthacariya) sự thực
hành để cho tất cả chúng sanh trong thế gian nhận được sự an
lạc; lợi ích cho thân quyến (ñātatthacariya) là sự thực hành để
cho tất cả thân quyến nhận được sự an lạc; hạnh toàn giác
(budhatthacariya) là sự thực hành để cho thành bậc toàn giác.

Từ khi ngài tử từ kiếp là thái tử Vessantara rồi đã tái sanh thành
thiên tử Setaketu trong cõi trời Đâu suất có tuổi thọ tính theo
năm của cõi Đâu suất được 4000 năm, nếu tính theo tuổi thọ
của cõi Da-ma thì được 8000 năm, nếu tính theo tuổi thọ của
cõi Đao lợi thì được 16000 năm, nếu tính theo tuổi thọ của cõi
Tứ đại thiên vương thì được 32000 năm, và nếu tính theo tuổi
thọ của cõi Nhân loại thì được 57 koti và 6 triệu năm. Thiên tử
Setaketu này đã thọ hưởng thiên sản ở cõi Đâu suất với sự an
lạc đầy đủ tối thượng, và sự vinh quang tuyệt mỹ tối thượng,
hơn tất cả chư thiên. Cho tới lúc tất cả chư thiên và phạm thiên
cùng nhau triệu thỉnh Ngài hạ sanh làm người nhân loại để giác
ngộ thành bậc toàn giác.
Bồ tát khi được tất cả chư thiên và phạm thiên thỉnh mời như
vậy, trước khi nhận lời thỉnh mời, Ngài suy xét năm điều đại
quán (pañcamahāvilokana) là:
1. Thời (Kāla): suy xét tuổi thọ của tất cả nhân loại, dù trong
thời kỳ tuổi thọ của người nhân loại tăng nhiều hơn một trăm
ngàn năm hay trong thời kỳ tuổi thọ của nhân loại suy giảm ít
hơn một trăm năm, trong cả hai thời kỳ đó đức Phật sẽ không
xuất hiện. Thời kỳ thích hợp là đức Phật toàn giác xuất hiện
trong thế gian và suy xét rằng tuổi thọ của nhân loại trong thời
đó được xác định là trụ trong 100 năm.
2. Châu (Dīpa): suy xét rằng trong tất cả bốn châu thì thấy rằng,
ba châu khác không phải là nơi sanh của bậc toàn giác. Tất cả
bậc toàn giác chỉ sanh ra trong Nam Thiện Bộ châu.
3. Quốc độ (Desa): từ đó Ngài đã suy xét thấy rằng quốc độ thọ
sanh phải là quốc độ trung tâm là nơi sanh của tất cả bậc thánh
nhân, có bậc toàn giác v.v... và thành Kāpilavatthu là nơi cao
quý trong vùng quốc độ trung tâm đó.
4. Dòng dõi (Kula): rồi Ngài suy xét dòng dõi thọ sanh rằng,
theo thông thường bậc toàn giác chỉ thọ sanh trong hai dòng
dõi là Khattiya và Brāhmaṇa mà thế gian cho rằng là dòng dõi
cao thượng. Vào thời bấy giờ, thế gian chế định rằng dòng dõi
Khattiya cao thượng hơn dòng dõi Brāhmaṇa và thấy rằng Ngài
sẽ thích hợp sanh trong dòng dõi Khattiya. Đức vua
Suddhodana trị vì thành Kapilavatthu là dòng dõi Sakya tiếp nối
huyết thống từ đức vua Sammata là không khác biệt, không có
dòng dõi khác đến xen vào trong sự tiếp nối huyết thống nên
thích hợp làm cha của đức bồ tát.
5. Người mẹ (Matuāyupariccheda): ngài suy xét rằng thông
thường người sẽ là thân mẫu bồ tát đó, ắt phải thực hành ba-
la-mật trọn vẹn đến trăm ngàn đại kiếp. Từ lúc bắt đầu sanh ra
cũng giữ gìn ngũ giới trong sạch không vấy bẩn một cách liên
tục, thấy rằng có nàng Mahāmāyādevī là hoàng hậu của vua
Suddhodana có ba-la-mật đủ đầy, rồi suy xét tiếp theo rằng tuổi
thọ người mẹ của hoàng hậu Mahāmāyā sẽ chấm dứt khi nào.
Khi đã biết rồi nhận lời thỉnh mời của tất cả chư thiên và phạm
thiên. Ngài tử từ khu vườn Hoan Lạc trong cõi Đâu suất tái tục
vào bụng của hoàng hậu Mahāmāyādevī trong thời gian
āsāḷhanakkhatta là ngày trăng tròn tháng tám. Khi đủ 10 tháng
rồi cũng hạ sanh từ trong bụng thân mẫu của bồ tát trong thời
gian visākhanakkhatta là ngày trăng tròn tháng sáu.
Khi được 16 tuổi, đã hưởng ngai vàng cùng với nàng Yasodhara
làm chánh hậu và xung quanh có 40,000 tỳ nữ trong cả ba lâu
đài là Ramma cao 5 tầng, Suramma cao 7 tầng, Subha cao 9
tầng theo cả ba mùa là mùa mưa, mùa lạnh và mùa nóng theo
thứ tự tùy mỗi mùa, cả ba tòa lâu đài này chưa có vị vua nào
trước đó từng ngự đến.

Khi thọ hưởng ngai vàng với sự an lạc trong thời gian 13 năm
Ngài đã thấy cả 4 hiện tượng là: người già; người bệnh; người
chết và tu sĩ, Ngài đã từ bỏ ngai vàng để thoát khỏi sự ràng
buộc của thế tục. Ngài đã thực hành khổ hạnh trong 6 năm
nhưng không thành tựu trí giác ngộ, Ngài cũng từ bỏ sự thực
hành đó để thực hành con đường trung đạo, trong lúc Ngài ngự
dưới gốc cây tên là Ajapāla, nàng Sujātā đã đem cơm đề hồ vào
cúng dường.

Sau khi nhận đồ cúng dường, Ngài đã đi đến bờ sống Nerañjarā
thọ dụng cơm đề hồ chia thành 49 vắt. Vào xế chiều, Ngài ngự
đi theo con đường đã được chư thiên trang hoàng để cúng
dường dẫn đến cội cây Assattha, khi đi giữa đường Ngài gặp
một người cắt cỏ thuộc dòng Bà La Môn tên là Sotthiya đã cúng
dường đến Bồ Tát 8 bó cỏ. Khi ngự đến cội cây Assattha hướng
Nam, Ngài đứng gần cội cây Assattha đó, suy niệm để trải 8 bó
cỏ làm thành bảo tọa châu báu, lúc đó, mặt đất phía Nam dịch
chuyển lún xuống, Ngài ngự đi con đường phía Tây Bắc theo
thứ tự mặt đất ở hướng đó cũng lún xuống như vậy, rồi Ngài
ngự đi phía Đông, mặt đất ở hướng đó đứng vững như bình
thường, Ngài trải 8 bó cỏ đó, xuất hiện thành bảo tọa châu báu
đã thành tựu do bảy loại pha lê. Ngài ngự lên trên bảo tọa châu
báu đó và nguyện rằng: “Lúc nào chưa thành tựu được trí giác
ngộ sẽ không bao giờ thay đổi oai nghi”, rồi Ngài suy xét và bắt
đầu tiến hành thiền định. Trong khoảng thời gian giữa lúc mặt
trời chưa kịp lặn về phía Tây, Ngài đã chiến thắng được thiên
ma. Trong canh đầu, Ngài thành tựu được Túc mạng minh,
trong canh giữa Ngài thành tựu được Thiên nhãn minh, trong
canh cuối Ngài thành tựu được Lậu tận minh, sau cùng Ngài đắc
chứng quả vị toàn giác không nơi nào sánh bằng trong cả ba
cõi.

Sau khi đắc chứng được quả vị toàn giác, Phật ngài thuyết giảng
giáo pháp cho chúng sanh hữu duyên gồm tất cả chư thiên,
nhân loại cùng phạm thiên. Khi đã được sáu mùa an cư, đức
Phật thị hiện song thông để nhiếp phục ngoại đạo phía dưới
gốc cây xoài tên là Gaṇḍa gần thành Sāvatthi khi đã thị hiện
song thông, đức Phật đi đến cõi trời Đao lợi bằng ba bước chân
rồi ngự trên tảng đá Piṇḍukaṃbala đã trình bày trong lời dịch
được nói ở phần trước.

Tạng Vô tỷ pháp đức Phật thuyết giảng suốt mùa an cư này


chia ra làm ba trường hợp là:
- Phần đức Phật trình bày cho tất cả chư thiên và phạm thiên
đó gọi là phần chi tiết bởi vì việc trình bày đó rất chi tiết.
- Phần đức Phật trình bày cho Ngài Sāriputta ở rừng cây
Candana gọi là phần tóm tắt bởi vì sự trình bày đó rất tóm tắt,
- Còn tạng Vô tỷ pháp do Ngài Sāriputta thuyết giảng cho 500 vị
đệ tử của Ngài đã từng là 500 con dơi đến từ kiếp quá khứ gọi
là phần không quá tóm tắt cũng không quá chi tiết (mức độ vừa
phải) bởi vì sự trình bày đó là phần trung bình, tức là không quá
tóm tắt cũng không quá chi tiết.

Vô tỷ pháp hiện hữu trong cõi Nhân loại cho đến bây giờ là
phần gọi là không quá tóm tắt không quá chi tiết mà ngài
Sāriputta đã trình bày lại đó. Vô tỷ pháp được hiện hữu trong
thế gian này do nương hai hay ba nhân gọi là Nidāna.
Hai nhân đó là: nhân đắc chứng (Adhigamanidāna) đó là 30
pháp ba-la-mật, 5 pháp đại thí, 3 hạnh. Khi nói theo thời tính từ
đức Phật Dīpaṅkara thọ ký cho đức bồ tát đến khi đắc chứng
được quả vị toàn giác. Lúc Ngài ngự ở bảo tọa giác ngộ là nhân
thuyết pháp (Desanānidāna) đó là việc thuyết giảng kinh
chuyển pháp luân.

Ba nhân đó là nhân xa (Dūrenidāna) nguyên nhân sâu xa đó là


việc được đức Phật thọ ký từ đức Phật chánh giác Dīpaṅkara
cho đến kiếp làm thiên tử Setaketu trong cõi Đâu suất.

Nhân không xa không gần (Avidūrenidāna) nguyên nhân không


gần không xa đó là kiếp làm thiên tử Setaketu cho đến khi
thành tựu bậc chánh đẳng chánh giác lúc ngự ở bảo tọa giác
ngộ. Nhân gần (Santikenidāna) nguyên nhân gần đó là việc
thuyết giảng Vô tỷ pháp trong cõi Đao lợi.

Theo lịch sử đã nói đây cho thấy rằng Vô tỷ pháp này đầy đủ
bởi hai và ba nhân như đã nói là pháp không phải xuất hiện chỉ
trong thời này. Thời kỳ nào Đức chánh đẳng chánh giác xuất
hiện trong thế gian, thời đó cũng có Vô tỷ pháp hiện hữu và
ngoài Đức chánh đẳng chánh giác có trí tuệ toàn tri ra, không có
người nào có thể trình bày cho phát sanh được. Dù cho người
đó là đạo sĩ độc cư hay là thánh đệ tử của bậc chánh đẳng
chánh giác cũng vậy. Nếu không được nghe pháp từ đức Phật
trước đó cũng không thể trình bày được. Chính do điều đó,
những vị giáo thọ sư chú giải cũng trình bày lại trong chú giải
phân tích Liên quan tương sanh
(Paṭiccasamuppadavibhaṅgaatthakathā) rằng: “Ayaṃ
abhidhammo nāma na adhunā kato nāpi bāhiraka isīhi vā
devatāhi vā bhāsito sabbaññujinabhāsito pana ayaṃ”, - Vô tỷ
pháp ấy không phải là pháp nên xuất hiện trong đời này và là
pháp dù cho là tất cả đạo sĩ ngoại giáo, là tất cả thánh đệ tử của
đức Phật, hay tất cả chư thiên phạm thiên cũng không thể nào
trình bày được. Vô tỷ pháp ấy là pháp đặc biệt chỉ có riêng bậc
Chánh đẳng chánh giác mới trình bày đặng.

Do đó tất cả những vị Sādhujanabuddhamāmaka khi được biết


lịch sử về sự hiện hữu của Vô tỷ pháp (abhidhamma) như đã
nói đây, xin chư hiền nhân giác ngộ, tinh tấn học hỏi với đức tin
trong sạch để cho có sự hiểu biết thuần thục, lợi ích cho ta và
lợi ích cho Phật giáo tiếp nối về sau.

__________()__________

Bhikkhu Saddhammajotika Dhammācariya


ABHIDHAMMATTHASAṄGAHA

You might also like