Dāna Và Caga

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Một số nét đáng chú ý liên quan đến Dāna

Điều thiết yếu nhất liên quan đến chữ Dānapāramī (Bố thí Ba-lamật) là bất cứ cái gì
được cho đi hay bất cứ hành động cho nào, đều
được gọi là Dāna. Có hai loại bố thí.
1. Puññavisayadāna - Phước cảnh bố thí là bố thí như là một việc
phước
2. Lokavisayadāna - Thế gian cảnh thí là bố thí theo kiểu thế gian.
ố thí với niềm tin trong sạch là những hành động phước và chỉ
những sự bố thí như vậy mới tạo thành Bố thí Ba-la-mật.
Những vật thí được cho vì thương, giận, sợ hãi, hoặc ngu si...và
ngay cả đưa ra hình phạt, đưa ra án tử là sự trao cho theo cách thế
gian. Chúng không tạo thành Bố thí Ba-la-mật.
Dāna (Bố thí) & Pariccāga (Dứt bỏ hay Xả ly)
Liên quan đến việc bố thí, sẽ rất hữu ích nếu biết được điểm khác
nhau và điểm giống nhau giữa Bố thí (Dāna) và Dứt bỏ (Pariccāga).
Trong bổn sanh Mahāhaṃsa của bộ Asītinipāta có nêu ra mười
phận sự của một vị vua, đó là bố thí, trì giới, dứt bỏ, chánh trực, hoà
nhã, tự chế, vô sân, độ lượng, nhẫn nại và không độc tài. Trong đó
chúng ta thấy rằng bố thí và dứt bỏ được liệt kê riêng.
Theo Chú giải bộ Jātaka, có mười vật thí: đồ ăn, thức uống, phương
tiện đi lại (gồm có dù che, dép), hoa, bột thơm, dầu thơm, giường, chỗ
ngụ và những vật tạo ra ánh sáng. Tác ý xui khiến cho những vật thí
này tạo nên sự bố thí. Tác ý kèm theo sự cho đi bất cứ vật nào trong
những vật thí này được xem là dứt bỏ. Như vậy sự khác biệt ở đây
nằm ở những loại vật thí khác nhau.
Nhưng Phụ chú giải của bộ Jātaka, khi trích dẫn các quan điểm của
nhiều vị thầy đã nói rằng “Cho vật thí với ao ước được hưởng quả
lành trong những kiếp sống tương lai là Bố thí. Phát lương cho người
giúp việc hoặc người phục vụ, v.v… để đổi lấy lợi ích trong đời sống
hiện tại là dứt bỏ.
Câu chuyện chứng minh sự khác biệt giữa bố thí và dứt bỏ được mô
tả trong bộ Chú giải của Hạnh Tạng (Cariyāpitika) và trong bài Chú
giải của Bổn sanh Terasanipata được tóm tắt như sau: Bồ-tát có một
thời là vị Bà-la-môn uyên bác, tên là Akitti. Khi cha mẹ qua đời, vị ấy
được kế thừa nhiều của cải tích lũy. Đầy đạo tâm, vị ấy suy xét như
vầy: “Cha mẹ và tổ tiên của ta đã tích lũy số của cải to lớn như vậy mà
từ bỏ chúng và ra đi. Với ta, ta sẽ tập trung vào của cải này rồi ra đi.”
Sau khi được vua cho phép, vị ấy sai đánh trống khắp nơi công bố sẽ
có cuộc bố thí vĩ đại suốt bảy ngày. Vị ấy đích thân cho đi tất cả của
cải của mình nhưng vẫn còn lại khá nhiều.
Vị ấy thấy rằng không cần đứng ra để điều khiển cuộc bố thí. Thế
nên mở rộng cửa nhà, cửa kho báu và kho ngũ cốc để mọi người đến
lấy bất cứ thứ gì mà họ thích. Vị ấy từ bỏ đời sống thế tục và xuất gia.
Trong câu chuyện trên, sự phân phát của cải do Bồ-tát đích thân
làm trong bảy ngày đầu tiên là hành động bố thí, còn sự từ bỏ số của
cải còn lại là hành động dứt bỏ. Bốn điều kiện cần có để tạo thành sự
bố thí là:
(1) Người cho.
(2) Vật cho.
(3) Người nhận.
(4) Tác ý cho.
Sự phân phát vật thí của bậc trí tuệ Akitti trong bảy ngày đầu tiên
đã hội đủ bốn điều kiện trên. Do đó nó được gọi là bố thí. Sau bảy
ngày phân phát, vị ấy bỏ lại của cải để mọi người tự do đến lấy - cách
cho như vậy mới được xem là dứt bỏ.
Trong công việc hằng ngày không phải là làm việc phước, khi
chúng ta cho cái gì đến ai đó, chúng ta chỉ nói rằng chúng ta “cho”,
tiếng Pāḷi là “deti”. Nhưng khi chúng ta dứt ra một phần của cải của
chúng ta với ý nghĩa rằng: “Ai muốn lấy nó thì cứ lấy, không muốn thì
cứ để đó”. Đó không phải là sự cho đi mà là sự từ bỏ hay dứt bỏ, tiếng
Pāḷi là cāga, không phải dāna.
Tóm lại, khi chúng ta trao quyền sở hữu tài sản của chúng ta cho
một người, nó được xem là cho đi hay hành động bố thí. Khi chúng ta
từ bỏ ước muốn sở hữu tài sản của chúng ta, nó được xem là sự dứt bỏ
hay từ bỏ (Như người ta dẹp bỏ cái gì đó mà không còn hữu dụng
nữa).
Một cách phân biệt khác nữa là: trao đến những bậc phạm hạnh là
bố thí; cho đến những người có địa vị thấp hơn là dứt bỏ. Như vậy khi
một vị vua thực hành10 phận sự hay 10 vương pháp, cúng dường vật
thí đến các vị tỳ khưu phạm hạnh, các Bà-la-môn, v.v… việc làm ấy là
bố thí. Khi vị ấy cho vật thí đến những người ăn xin thấp kém, nó
được xem là dứt bỏ.
Dāna và Pariccāga giống nhau điểm nào?
Dầu Dāna và Pariccāga được kể riêng trong mười nhiệm vụ của
một vị vua, nhưng theo sự thật rốt ráo thì hai từ này không khác nhau.
Khi có dāna thì có thể có pariccāga. Khi có pariccāga thì có thể có
dāna. Lý do, khi cho vật gì đến người nhận dầu người ấy ở gần hoặc
xa, đó là hành động dāna. Khi ý nghĩa về quyền sở hữu bị loại bỏ
trong tâm (vào lúc cho) thì sự từ bỏ này là pariccāga. Như vậy, bất cứ
khi nào người ta cho một cái gì thì trước đó luôn có ý nghĩ “Ta sẽ
không dùng nó nữa”, ám chỉ sự pariccāga. Do đó, trong các việc
phước, pariccāga luôn luôn đi kèm với dāna.
Trong bộ Phật sử cũng vậy, bàn về 10 pháp Ba-la-mật, Đức Phật
chỉ đề cập Bố thí Ba-la-mật, không nói đến dứt bỏ Ba-la-mật, bởi vì
dứt bỏ được bao gồm trong bố thí. Vì bộ Phật sử chỉ bàn về Chân đế
(không xét đến những cách sử dụng Tục đế), việc bố thí đến người
nhận, bất kể địa vị bậc cao, trung bình hoặc thấp đều được xem là Bố
thí Ba-la-mật. Thật không thích hợp, khi nói rằng cúng dường đến bậc
phạm hạnh là bố thí và cho người có địa vị thấp hơn là dứt bỏ.
Tương tự, trong Tăng chi bộ và những bộ kinh Pāli khác, chúng ta
tìm thấy sự liệt kê bảy đức tánh của một bậc Thánh như sau: Tín, Giới,
Tuệ, Dứt bỏ, Đa văn, Tàm và Quý. Chỉ có, dứt bỏ (cāga) trong bản
liệt kê mà không có đề cập đến bố thí ở đây. Vì nó được hiểu ngầm
rằng bố thí được bao gồm trong dứt bỏ.
Đây là những ví dụ mà trong đó bố thí và dứt bỏ được đề cập đến
mà không có sự phân biệt và với ý nghĩa đồng nhất.

Nơi mà ‘Dāna’ được gọi là ‘Pariccāga’

Dù hành động bố thí nào cũng có thể được mô tả chung là Bố thí


Ba-la-mật, nhưng những sự bố thí vĩ đại (có đặc tính phi thường) được
mô tả trong Kinh tạng là những sự Dứt bỏ vĩ đại - Mahāpariccāga.
Những sự Dứt bỏ vĩ đại bao gồm năm loại từ bỏ vật sở hữu được liệt
kê khác nhau trong các bộ Chú giải.
Các bộ Chú giải của các bộ kinh Sīlakkhandha, Mūlapaṇṇāsa và
Aṅguttara (trong phần giải thích về ý nghĩa của chữ Tathāgata) đã liệt
kê năm loại dứt bỏ vĩ đại như sau:
1. Dứt bỏ tứ chi.
2. Dứt bỏ mắt.
3. Dứt bỏ của cải.
4. Dứt bỏ vương quốc.
5. Dứt bỏ vợ con.
Chú giải bộ Mūlapaṇṇāsa (Trong bài nói về bài kinh Cūḷasīhanāda
Sutta) nêu ra một bản liệt kê khác như sau:
1. Dứt bỏ tứ chi.
2. Dứt bỏ vợ con.
3. Dứt bỏ vương quốc.
4. Dứt bỏ thân mạng.
5. Dứt bỏ mắt.
Phụ chú giải của bộ Visuddhimagga liệt kê như sau:
1. Dứt bỏ thân mạng.
2. Dứt bỏ mắt.
3. Dứt bỏ tài sản.
4. Dứt bỏ vương quốc.
5. Dứt bỏ vợ con.
Phụ chú giải của bộ Mahāvagga thuộc Dīgha Nikaya - Trường bộ
kinh (Trong phần giải thích về bài kinh Mahāpadāna) đã liệt kê như
sau:
1. Dứt bỏ tứ chi.
2. Dứt bỏ mắt.
3. Dứt bỏ thân mạng.
4. Dứt bỏ vương quốc.
5. Dứt bỏ vợ con.
Chú giải của bộ Itivuttaka (trong phần giải thích bài kinh đầu tiên
của phẩm Dukanipāta, Dutiyavagga) đã liệt kê như sau:
1. Dứt bỏ tứ chi.
2. Dứt bỏ thân mạng.
3. Dứt bỏ của cải.
4. Dứt bỏ vợ con.
5. Dứt bỏ vương quốc.
Chú giải của bộ Buddhavaṁsa liệt kê như sau:
1. Dứt bỏ tứ chi.
2. Dứt bỏ thân mạng.
3. Dứt bỏ của cải.
4. Dứt bỏ vương quốc.
5. Dứt bỏ vợ con.
Chú giải của bộ Vessantara Jātaka liệt kê như sau:
1. Dứt bỏ của cải.
2. Dứt bỏ tứ chi.
3. Dứt bỏ con.
Phụ chú giải của bộ Mahāvagga thuộc Dīgha Nikaya - Trường bộ
kinh (Trong phần giải thích về bài kinh Mahāpadāna) đã liệt kê như
sau:
1. Dứt bỏ tứ chi.
2. Dứt bỏ mắt.
3. Dứt bỏ thân mạng.
4. Dứt bỏ vương quốc.
5. Dứt bỏ vợ con.
Chú giải của bộ Itivuttaka (trong phần giải thích bài kinh đầu tiên
của phẩm Dukanipāta, Dutiyavagga) đã liệt kê như sau:
1. Dứt bỏ tứ chi.
2. Dứt bỏ thân mạng.
3. Dứt bỏ của cải.
4. Dứt bỏ vợ con.
5. Dứt bỏ vương quốc.
Chú giải của bộ Buddhavaṁsa liệt kê như sau:
1. Dứt bỏ tứ chi.
2. Dứt bỏ thân mạng.
3. Dứt bỏ của cải.
4. Dứt bỏ vương quốc.
5. Dứt bỏ vợ con.
Chú giải của bộ Vessantara Jātaka liệt kê như sau:
1. Dứt bỏ của cải.
2. Dứt bỏ tứ chi.
3. Dứt bỏ con.
Tuy mỗi cách liệt kê ở trên có khác nhau chút ít về đối tượng dứt
bỏ, nhưng điều cần lưu ý là những điểm quan trọng thì giống nhau, đó
là những vật ngoài thân và thân mạng của chính mình. Trong những
vật ngoài thân, chúng ta thấy những vật tách biệt với thân, đó là sự dứt
bỏ của cải, dứt bỏ vợ con rất yêu dấu với chính mình. Dứt bỏ vương
quốc là kho báu quan trọng nhất của chính mình. Về sự dứt bỏ thân
thể, có hai cách: Cách không gây nguy hiểm tính mạng, tức là sự dứt
bỏ tứ chi (aṅgapariccāga) và cách còn lại nguy hiểm đến tính mạng,
tức là sự dứt bỏ mắt (nayanapariccāga) hay sự dứt bỏ cuộc sống
(jivitaparaccāga) và sự từ bỏ thân mạng (attapariccāga). Ở đây việc
bố thí mắt hoặc cho cả thân thể đều được xem là bố thí thân mạng.
Sự bố thí vĩ đại của vua Vesantara gồm bảy loại vật thí, mỗi loại có
số lượng một trăm, được Chú giải mô tả là Đại thí (Mahādāna), không
phải Đại dứt bỏ (Mahāpariccāga). Nhưng người ta có thể lý luận rằng
sự bố thí vĩ đại này có thể được xem là một trong năm sự từ bỏ vĩ đại,
tức là sự từ bỏ vĩ đại về của cải.

You might also like