Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Mười tám cách để phân biệt người nói chánh pháp (Dhammavādi) Và Mười tám cách để phân

biệt người nói phi pháp (Adhammavādi)

Lúc bấy giờ, đại đức Sāriputta Mahāthera sau khi nghe tin các vị tỳ khưu Kosambi đã đến
bèn đi đến Đức Phật, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một nơi hợp lẽ. Rồi trưởng lão bạch với
Đức Phật: “Bạch Đức Thế Tôn! Nghe nói rằng các vị tỳ khưu xung đột ở Kosambi đã đến tại
Sāvatthi. Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con nên cư xử với họ như thế nào?” Đức Phật nói: “Này
Sāriputta! Trong trường hợp ấy con nên trú trong Chánh pháp.”

Đại đức Sāriputta hỏi:“Bạch Đức Thế Tôn! Làm sao con có thể biết được điều gì là chánh
pháp và điều gì là phi chánh pháp?” Câu hỏi này là nguyên nhân khiến Đức Phật thuyết giảng
mười tám đặc tánh của phi chánh pháp (adhamma) và mười tám đặc tánh của chánh pháp
(dhamma).

Mười tám đặc tánh của phi chánh pháp (Adhamma-vatthu)


Này Sāriputta! Con có thể biết được người thuyết phi chánh pháp qua mười tám đặc tánh ở
đây trong chánh pháp này. Vị tỳ khưu cho rằng:
1. Điều phi pháp cho là chánh pháp.
2. Chánh pháp cho là phi pháp.
3. Không phải luật cho là luật.
4. Đúng luật cho là phi luật.
5. Phi Phật ngôn cho là Phật ngôn.
6. Phật ngôn cho là phi Phật ngôn.
7. Pháp hành của Đức Phật cho là không phải của Đức Phật
8. Điều Đức Phật không thực hành cho là pháp hành của Đức Phật.
9. Điều Đức Phật không ban hành cho là điều học do Đức Phật dạy.
10. Điều học do Đức Phật dạy cho rằng không phải của Đức Phật.
11. Không phải tội cho là tội.
12. Tội cho là không phải tội.
13. Tội nhỏ cho là tội lớn.
14. Tội lớn cho là tội nhỏ.
15. Tội có thể sám hối cho là không thể sám hối.
16. Tội không thể sám hối cho là có thể sám hối.
17. Trọng tội cho là không phải trọng tội.
18. Không phải trọng tội cho là trọng tội.
“Này Sāriputta! Qua mười tám đặc tánh này con có thể biết được thuyết phi chánh pháp.”

Mười tám đặc tính của người thuyết chánh pháp (Dhamma-vatthu) “Này Sāriputta! Người
thuyết chánh pháp có thể biết được qua mười tám đặc tánh. Ở đây, trong giáo pháp này, vị tỳ
khưu thuyết giảng rằng:

1. Điều không phải chánh pháp là phi chánh pháp.


2. Điều đúng pháp là chánh pháp.
3. Điều không phải luật là phi luật.
4. Điều đúng luật là luật.
5. Điều không phải do Đức Phật thuyết cho là không phải giáo pháp
của Đức Phật
6. Điều Đức Phật thuyết cho là giáo pháp của Đức Phật.
7. Điều gì Đức Phật không làm thì cho là không phải pháp hành của Đức Phật.
8. Điều gì Đức Phật thực hành thì cho là pháp hành của Đức Phật.
9. Điều gì Đức Phật không ban hành thì cho là không phải điều học Đức Phật dạy.
10. Điều gì Đức Phật ban hành thì cho là điều học Đức Phật dạy.
11. Không có tội cho là không có tội.
12. Có tội cho là có tội.
13. Tội nhỏ cho là tội nhỏ.
14. Tội lớn cho là tội lớn.
15. Tội có thể sám hối cho là có thể sám hối.
16. Tội không thể sám hối cho là không thể sám hối.
17. Trọng tội cho là trọng tội.
18. Không phải trọng tội cho là không phải trọng tội.
“Này Sāriputta! Qua mười tám đặc tánh này con có thể biết được người thuyết giảng chánh
pháp.” Đức Phật dạy như vậy.

Pli-Tv-Kd10

Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền
thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền
tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có
tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến;
chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo
sư của mình.
Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này là
bất thiện; Các pháp này là đáng chê; Các pháp này bị các người có trí chỉ
trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”,
thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng!
an3.65

—Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng bốn Ðại giáo pháp, hãy nghe và suy nghiệm
kỹ, Ta sẽ giảng.
- Xin vâng, bạch Thế Tôn!
Các Tỷ-kheo ấy vâng lời Thế Tôn, Thế Tôn giảng như sau
1.—Này các Tỷ-kheo, có thể có Tỷ-kheo nói: “Này Hiền giả, tôi tự thân nghe
từ miệng Thế Tôn, tự thân lãnh thọ, như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như
vậy là lời dạy của vị Ðạo Sư”. Này các Tỷ-kheo, các Ngươi không nên tán
thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy
báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so
sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật. Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu
với Luật, nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật,
thời các Ngươi có thể kết luận: “Chắc chắn những lời này không phải là lời
Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm”. Và này các Tỷ kheo, các Ngươi
hãy từ bỏ chúng. Khi đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, nếu
chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận:
“Chắc chắn những lời này phải là lời dạy của Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ
giáo chơn chánh”. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Ðại giáo pháp thứ nhất, các
Ngươi hãy thọ trì.
2. Này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo nói: “Tại trú xứ kia, có Tăng chúng ở
với các vị Thượng tọa, với các Thủ chúng. Tôi tự thân nghe từ miệng Tăng
chúng, tự thân lãnh thọ, như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy
của vị Ðạo Sư”. Này các Tỷ-kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên
hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi
chữ, mỗi mỗi câu, phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đem
đối chiếu với Luật, nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với
Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: “Chắc chắn những lời này không phải là
lời Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm”. Và này các Tỷ-kheo, các
Ngươi hãy từ bỏ chúng. Khi đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật,
nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết
luận: “Chắc chắn những lời này phải là lời dạy của Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy
đã thọ giáo chơn chánh”. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Ðại giáo pháp thứ hai,
các Ngươi hãy thọ trì.
3. Này các Tỷ-kheo, có thể có vị Tỷ-kheo nói: “Tại trú xứ kia có nhiều Tỷ-
kheo Thượng tọa ở, những vị này là bậc đa văn, gìn giữ truyền thống, trì
pháp, trì luật, trì pháp yếu. Tôi tự thân nghe từ miệng những vị Thượng tọa
ấy, tự thân lãnh thọ, như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của
vị Ðạo Sư”. Này các Tỷ-kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy
báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ,
mỗi mỗi câu, phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đem đối
chiếu với Luật. Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, và nếu chúng
không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể
kết luận: “Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy
đã thọ giáo sai lầm”. Và, này các Tỷ-kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng. Khi
đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, nếu chúng phù hợp với Kinh,
tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: “Chắc chắn những lời ấy
phải là lời dạy của Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh”. Này các
Tỷ-kheo, như vậy là Ðại giáo pháp thứ ba, các Ngươi hãy thọ trì.
4. Này các Tỷ-kheo, có thể có Tỷ-kheo nói: “Tại trú xứ kia, có một vị
Thượng tọa, vị này là bậc đa văn, gìn giữ truyền thống, trì pháp, trì luật, trì
pháp yếu. Tôi tự thân nghe từ Thượng tọa, tự thân lãnh thọ; như vậy là Pháp,
như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của vị Ðạo Sư”. Này các Tỷ-kheo, các
Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy.
Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, cần phải được
học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật. Khi đem so
sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, và nếu chúng không phù hợp với Kinh,
không tương ứng với Luật, thời các ngươi có thể kết luận: “Chắc chắn những
lời này không phải là lời của Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm”.
Và này các Tỷ-kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng. Khi đem so sánh với Kinh,
đem đối chiếu với Luật, nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luật,
thời các ngươi có thể kết luận: “Chắc chắn những lời ấy phải là lời dạy của
Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh”. Này các Tỷ-kheo, như vậy
là Ðại giáo pháp thứ tư, các Ngươi hãy thọ trì.
Này các Tỷ-kheo, bốn Ðại giáo pháp này, các Ngươi hãy thọ trì.

THAM GIA LỚP VẤN ĐÁP

* Akāsapaññatti: Chế định về hư không.


6. Hư không chế định (Ākāsa paññatti): là những danh từ dùng để diễn tả những
chỗ trống, kẻ hở, hư không như hang, hố, huyệt, ao, đầm, ..

Sự chế định này dựa trên khái niệm căn cứ khoảng không, do nương nhờ khoảng
trống của tứ đại không dính liền với nhau.

Ví dụ:

Khái niệm về hang, động, giếng, hầm, hố, v.v...

6.2.1. Sắc Giao Giới (Ākāsa-dhātu)


sắc hư không

Có tất cả mười sắc phi thực tính (Anipphannarūpa). Sắc pháp thứ nhất được gọi là sắc giao
giới. Tức là sắc pháp (Rūpa) này chia ranh giới giữa những nhóm sắc
pháp (Rūpa). Sắc pháp sẽ được xử lý thành nhóm trong
phần thứ tư của chương này. Sắc giao giới này chia ranh
giới hay phân tách một nhóm này với một nhóm khác.
Thật ra, khi những nhóm sắc pháp gặp nhau, tuy rằng
chúng chạm vào nhau, nhưng vẫn có một khoảng trống ở
giữa chúng, tức là sự chia cách giữa chúng. Sự chia cách
giữa những nhóm sắc pháp đó thì được gọi là sắc giao
giới (Ākāsa-rūpa). Nó không phải chỉ là không gian. Nó
không được tạo ra bởi cái gì cả. Nó không có sự tồn tại
thật sự. Sự trống rỗng hay sự trống vắng giữa hai hay
nhiều nhóm sắc pháp thì được gọi là sắc giao giới hay sắc
hư không (Ākāsa-rūpa).

Thật ra, có bốn loại không gian (Ākāsa):


1. Không gian không bị vướng mắc (Ajjhattākāsa);
2. Không gian bị giới hạn hay bị phân cách
(Paricchinnākāsa);
3. Khái niệm không gian vô tận
(Ākāsānañcāyatana);
4. Không gian giao giới (Ākāsa-dhātu).

1. Loại thứ nhất là không gian rộng mở. Từ Pāḷi là


Ajjhattākāsa, có nghĩa là không gian không bị vướng
mắc. Điều đó chỉ đơn giản có nghĩa là không gian mở
rộng: như hiện tại, chúng ta thấy không gian giữa trái đất
và bầu trời. Những không gian mở rộng thì được gọi là
Ajjhattākāsa.
2. Rồi thì loại tiếp theo được gọi là không gian bị giới
hạn hay bị phân cách. Đó là không gian giữa những cửa
sổ và những cánh cửa hay trong những cái lọ hay cái bình
và vân vân. Không gian đó được gọi là không gian bị giới
hạn (Paricchinnākāsa).
3. Loại không gian thứ ba là khái niệm về không gian
làm đối tượng cho tâm thiền vô sắc (Arūpāvacara) thứ
nhất; trong Pāḷi, nó được gọi là Ākāsānañcāyatana. Đối
tượng của tâm vô sắc (Arūpāvacara) thứ nhất là khái
niệm không gian vô tận. Đó là cái không gian có được khi
dời bỏ đi đối tượng Kasiṇa hay ấn tướng Kasiṇa.
4. Loại cuối cùng là không gian giao giới (Ākāsadhātu) này. Loại thứ hai và loại thứ tư thì
khác nhau.
Loại thứ hai là không gian bị giới hạn, tức là không gian
bị giới hạn bởi những vật khác: như bởi một cánh cửa,
một cái cửa sổ, một cái lọ, một cái bình, một cái lỗ.
Khoảng không gian trong một cái lỗ thì được gọi là bị
giới hạn. Loại thứ tư là không gian giao giới. Tức là nó
ngăn chia hay tách rời những nhóm sắc pháp khác nhau.
Cái này được gọi là sắc giao giới ở đây, tức là loại cuối
cùng.

Nhóm tiếp theo là dựa vào thời gian cho quả. Và


chúng ta cũng có bốn loại nghiệp (Kamma). Tất cả các
bạn đã quen thuộc với bốn loại nghiệp này. Chúng là:
1. Hiện báo nghiệp (Diṭṭhadhammavedanīyakamma),
2. Sanh báo nghiệp (Upapajjavedanīya-kamma),
3. Hậu báo nghiệp (Aparāpariyavedanīya-kamma),

4. Vô hiệu nghiệp (Ahosi-kamma)

Như vậy, nhóm bốn loại nghiệp này được sắp xếp
theo thời gian cho quả:
1. Loại nghiệp (Kamma) thứ nhất cho quả trong
kiếp sống này.
2. Loại nghiệp (Kamma) thứ hai cho quả trong kiếp
sống tiếp theo.
3. Loại nghiệp (Kamma) thứ ba cho quả từ kiếp
sống thứ ba cho đến khi vòng luân hồi (Saṃsāra)
kết thúc.
4. Loại thứ tư không cho quả. Loại này chẳng qua
chỉ là ba loại trên khi chúng trở nên vô hiệu.

Một Trăm Cây Thương

LUÂN HỒI Sướng Hay Khổ...???


Trong Samyuttaranikaya Sattisatasutta Đức Phật dạy rằng: "Có một người bị đâm 100 ngọn giáo
vào lúc sáng, lúc trưa và lúc chiều, họ đã bị 100 ngọn giáo mỗi ngày 3 lần được 100 năm, nếu họ
chịu đựng tiếp đau khổ này rồi sẽ được giải thoát khỏi vòng luân hồi tử sanh. Như Lai nói rằng
chịu đựng đau khổ, đau đớn của họ xứng đáng, bởi vì khởi đầu của chúng sanh đã bị đâm bằng
cây giáo, cây rìu, gậy chắc chắn hẳn không biết được là bao nhiêu ngọn giáo đâm."
Nguồn: https://suttacentral.net/sn56.35/vi/minh_chau
Bhik Gandhasārābhivam̐ so
PHÁP TRỢ ĐẠO - BODHIPAKKHIYA DHAMMA

BỒ TÁT(Bodhisatta) LÀ GÌ?
Định nghĩa chữ Bodhisatta (tiếng Pāli) hay Bodhisattva (tiếng Sanskrit).
Định nghĩa thứ 1: Bodhisattva là người có trí tuệ hay là người sở hữu trí tuệ, “bodhi” có nghĩa trí
tuệ và “sattva” có nghĩa là chúng sinh. Như vậy, Bodhisattva theo nguyên ngữ là chúng sinh có
trí tuệ. Điều này có nghĩa là Bodhisattva luôn luôn thông minh sáng suốt, có trí tuệ dù Ngài sinh
vào kiếp sống nào. Đôi khi Bodhisattva sinh làm con Vật, nhiều lần sinh làm con người. Nhưng
dầu sinh làm người hay súc vật, Bodhisattva luôn luôn có trí tuệ.
Định nghĩa thứ 2: Bodhisatta có nghĩa là người chắc chắn sẽ trở thành Phật, cuối cùng Ngài sẽ trở
thành Phật. Trong ý nghĩa này chữ "Bodhi” có nghĩa là hiểu, biết, hay giác ngộ. Giác ngộ ở đây
có nghĩa là giác ngộ thành một vị Phật. “Satta” có nghĩa là chúng sinh. Vậy Bodhisatta theo nghĩa
thứ hai là một chúng sinh chắc chắn sẽ trở thành Phật hay đạt sự giải thoát, hoặc đạt quả Phật.
Định nghĩa thứ 3: Bodhisatta là người có lòng mong muốn mãnh liệt hay ước nguyện mãnh liệt
thấy rõ Tứ Diệu Đế, hoặc là người có mong muốn mãnh liệt vào sự đạt thánh đạo. Có nghĩa là
Ngài có ước nguyện mãnh liệt trở thành một vị Phật. Theo nghĩa này thì chữ satta có nghĩa là
người có ước muốn mãnh liệt hay có hạnh nguyện trở thành Phật. Như vậy, người có hạnh
nguyện trở thành Phật được gọi là Bodhisatta. Khi Bodhisatta có hứng khởi trở thành một vị Phật
thì Ngài có sự mong muốn mãnh liệt hay say mê vào đạo quả Phật. Ngài thật sự muốn trở thành
Phật. Như vậy, theo định nghĩa thứ 3 này, Bồ Tát là người có lòng mong muốn mãnh liệt vào sự
giải thóat hay mong muốn mãnh liệt vào sự trở thành một vị Phật.
Trong Phật Giáo Nguyên Thủy, Bodhisatta được xem là một vấn đề rất nghiêm túc. Và trở thành
một vị Bồ Tát là một điều thật sự rất khó khăn. Muốn trở thành một vị Bodhisatta, trước tiên phải
có hạnh nguyện thành Phật, và Bodhisatta phải nói lên hạnh nguyện trước mặt một vị Phật còn
hiện tiền và phải được vị Phật này tiên đoán hay thọ ký là sẽ trở thành một vị Phật trong tương
lai. Sau khi được thọ ký, vị có hạnh nguyện Bồ Tát này phải phát triển và tích lũy Pārāmī (ba la
mật) hay những đặc tính cần thiết để trở thành một vị Phật. Muốn được một Đức Phật thọ ký và
tiên đoán sẽ trở thành một vị Phật, người có hạnh nguyện đó phải cần có tám đức tính hay điều
kiện.
SILANANDA SAYADAW
HIỂU BIẾT TRỌN VẸN

You might also like